You are on page 1of 8

Tài liệu (No.

2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

THIẾT BỊ ĐO PHẢN XẠ KẾ MIỀN THỜI GIAN QUANG OTDR

Máy đo OTDR (Optical Time Domain Reflectometer) là một thiết bị quang


điện tử được sử dụng để kiểm tra đặc tính của một đường truyền sợi quang. Máy
OTDR bơm các xung quang vào trong sợi quang cần kiểm tra. Xung ánh sáng lan
truyền trong sợi quang và bị phản xạ trở lại tại điểm chỉ số phản xạ thay đổi (điều
này tương tự như máy đo TDR-Time Domain Reflectometer đo các phản xạ gây
bởi sự thay đổi trở kháng trên sợi cáp điện). Cường độ của xung phản xạ được đo
và tích hợp như một hàm thời gian và được phác họa thành hàm theo độ dài của
sợi cáp [1].

Khối phát xung Coupler


Sợi quang
Laser diode
Photodiode

Amp

Khối Lấy mẫu & ADC


điều khiển

Khối xử lý

Khối hiển thị

Hình 1: Sơ đồ khối của một thiết bị OTDR

Máy OTDR có thể sử dụng để ước lượng độ dài sợi quang và suy hao tổng
cộng trên toàn sợi, bao gồm suy hao của mối hàn và các đầu connector. Ta có công
thức n=c/v, vì vậy công thức chuyển đổi giữa thời gian và khoảng cách khi ánh

Trịnh Văn Trung 1


Tài liệu (No.2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

sáng đi và phản xạ lại máy OTDR là: L=v*t/2=(c/n)*t/2. Nó cũng được sử dụng để
xác định các điểm lỗi như đứt gãy trên sợi quang và đo suy hao phản xạ quang…

Các máy OTDR có khả năng tính toán tự động và hiển thị dạng đồ họa.Tuy
nhiên, để sử dụng và khai thác tốt một máy OTDR đòi hỏi kỹ thuật viên cần được
đào tạo tốt và có kinh nghiệm.

Đầu Mối nối Đầu Chỗ uốn Mối nối Đầu cuối
nối nóng chảy nối của cáp cơ khí của cáp

Suy hao (dB)

Khoảng cách (km)

Hình 2: Kết quả hiển thị trên máy OTDR tương ứng với

các vị trí trên đường cáp quang

OTDR thường được sử dụng để xác định đặc tính tổn hao và độ dài của các
sợi cáp quang mới xuất xưởng, kiểm tra bện cáp, kiểm tra việc lắp đặt sau khi cắt
hay hàn cáp. Ứng dụng để kiểm tra sau khi lắp đặt cáp là có nhiều khó khăn hơn
cả vì khi đó nó bị ảnh hưởng bởi khoảng cách quá dài, hoặc có quá nhiều mối hàn
ở trên một khoảng cách ngắn, hoặc các sợi quang có đặc tính quang học khác nhau
được nối với nhau…

Trịnh Văn Trung 2


Tài liệu (No.2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

OTDR có thể đo được tại nhiều bước sóng và kiểu sợi quang khác nhau.
Thông thường các bước sóng dài 1550nm và 1625nm hay được sử dụng để xác
định suy hao gây ra bởi các đầu connector hoặc các mối hàn.

Hình 3: Anritsu’s OTDR

Các thông số kỹ thuật quan trọng của OTDR bao gồm dải động (dynamic
range), vùng chết (dead zone).

• Dải động tương ứng với khoảng cách xa nhất của sợi quang mà OTDR có
thể đo được. Dải động càng cao thì phát hiện các sự kiện càng tốt hơn nhưng tỷ số
tín hiệu trên ồn SNR cũng càng cao. Dải động của các máy OTDR không có chuẩn
thống nhất, nó tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Dải động quang của một máy
OTDR được giới hạn bởi sự pha trộn các yếu tố như độ rộng xung, độ nhạy đầu
thu, công suất laser và thời gian phân tích tín hiệu.

Dải động RMS là dải động khi SNR = 1. Tính từ điểm cao nhất của tán xạ
ngược đến mức nhiễu RMS (root mean square). Dải động IEC được quy định bởi
IEC (International Electrotechnical Commission).

Trịnh Văn Trung 3


Tài liệu (No.2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

Hình 4: Các loại dải động khác nhau

Công suất xung laser càng cao và độ nhạy đầu thu càng tốt, thì sẽ làm tăng
dải đo. Chúng thường được tích hợp và được cố định sẵn trên mỗi một thiết bị
riêng lẻ. Công suất quang của laser diode cũng không thể quá cao vì nó bị giới hạn
bởi các vấn đề về tuổi thọ của laser diode, vấn đề tỏa nhiệt, đòi hỏi dòng nuôi
lớn… và các hiệu ứng phi tuyến xẩy ra trong sợi quang. Bên cạnh đó còn bị giới
hạn do sự bão hòa của các bộ nhận quang học gây ra bởi sự phản xạ Fresnel do sự
không đồng nhất như ở trong các mối nối quang học, các điểm đứt gãy, các mối
nối chất lượng thấp…

Còn độ rộng xung quang và thời gian phân tích tín hiệu là do người dùng có
thể hiệu chỉnh được và yêu cầu phải được lựa chọn thiết lập tối ưu với mỗi ứng
dụng riêng biệt. Với một xung laser dài hơn sẽ làm tăng dải động và độ phân dải
đo suy hao. Ví dụ, sử dụng một xung laser dài có thể đo được suy hao tại khoảng
cách hơn 100km, tuy nhiên trong trường hợp này các sự kiện quang chỉ có thể
phân biệt khi chúng cách nhau lớn hơn 1km chiều dài. Cách này thường được sử
dụng để xác định đặc tính của toàn bộ đường kết nối nhưng khi dùng để định vị
các chỗ bị lỗi trên sợi quang thì hiệu quả rất kém vì độ phân giải khoảng cách rất
thấp. Điều này có nghĩa rằng nếu 2 vị trí lỗi trên sợi quang mà gần nhau quá thì

Trịnh Văn Trung 4


Tài liệu (No.2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

khi đó thiết bị OTDR sẽ không phân biệt được. Các xung laser ngắn hơn sẽ cải
thiện độ phân giải khoảng cách của các sự kiện quang học nhưng cũng làm giảm
khoảng đo và độ phân giải đo tổn hao. Các xung ngắn cũng đòi hỏi băng thông của
các bộ nhận cũng phải rộng hơn. Nhưng băng thông lớn hơn thì cũng tăng ENP
(equivalent noise power) của các bộ nhận. Do vậy, đòi hỏi người sử dụng phải lựa
chọn tối ưu tuy vào từng mục đích đo. Dựa vào yêu cầu đo trên khoảng cách xa
hay đòi hỏi có độ phân giải tốt mà quyết định lựa chọn độ rộng xung thích hợp.

• Vùng chết của OTDR là một trong những thông số được quan tâm nhất đối
với người sử dụng. Khi photodiode đạt đến trạng thái bão hòa nó cần một khoảng
thời gian để hồi phục và trong khoảng thời gian này việc đo tín hiệu sẽ không
được chính xác. Nó được phân loại theo 2 loại vùng chết sự kiện (event dead zone)
liên quan đến các sự kiện quang học phản xạ và vùng chết suy giảm (attenuation
dead zone) liên quan đến các sự kiện phi phản xạ.

Vùng chết suy giảm Vùng chết sự kiện


Hình 5: Các loại vùng chết

DZ=PW*c

DZ: vùng chết

PW: độ rộng xung

Trịnh Văn Trung 5


Tài liệu (No.2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

c: Vận tốc ánh sáng

• Độ phân giải: Độ phân giải khoảng cách của OTDR liên quan nhiều đến độ
rộng xung thể hiện trên hình 5.

OTDR C C S S
5m 5m 5m

Xung
1µs

Xung
30 ns

Xung
10 ns

Hình 6: Độ rộng xung ảnh hưởng lên độ phân giải

Với xung 1µs thì các mối nối ở gần nhau bị bao phủ hết, không phân biệt
được. Khi độ rộng là 30ns thì các mối nối bắt đầu được phát hiện và khi là 10ns thì
phép phân tích đã trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, vì năng lượng nhỏ nên xung 10ns
không đi xa được.

Ngoài ra, cũng tương tự như độ phân giải khoảng cách. Độ phân giải lấy
mẫu thể hiện qua tỷ số khoảng cách/ số điểm lấy mẫu. Ví dụ, trên đoạn cáp quang

Trịnh Văn Trung 6


Tài liệu (No.2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

có chiều dài 80km có số điểm lấy mẫu là 16000 điểm. Khi đó độ phân giải lấy
mẫu là: 80km/16000 điểm lấy mẫu = 5m. Khi đó nếu có 2 khuyết tật cách nhau 3m
trên sợi quang nó sẽ không phân biết được (hình 5).

Hình 7: Độ phân giải lấy mẫu

Tóm lại, dải động của một thiết bị OTDR được cải thiện hay không quyết định chủ
yếu bởi:

• Năng lượng của xung laser (công suất xung laser và độ rộng xung)
• Sử dụng photodiode có NEP (Noise Equivalent Power) thấp và có độ tuyến
tính cao
• Tăng số điểm lấy mẫu (sampling point) khi xử lý tín hiệu

Trịnh Văn Trung 7


Tài liệu (No.2) Phản xạ kế miền thời gian quang học

Tài liệu tham khảo


[1]. http://en.wikipedia.org/wiki/Otdr (Truy cập lần cuối 5/6/2009)
[2]. Avalanche photodiode user guide, PerkinElmer.
[3]. Test and measurement OTDR, William Dave.
[4]. OTDR pocket guide, Agilent Technologies Deutschland GmbH
[5]. http://category.alldatasheet.com/index.jsp?sSearchword=OTDR
(Truy cập lần cuối 1/7/2009)
[6]. Reference guide to fiber optic testing, hãng JDSU

Trịnh Văn Trung 8

You might also like