You are on page 1of 24

Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.

vn 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG


CANH TÁC
.1 Vị trí, vai trò của môn hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp Việt
Nam
.1.1 Bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
Giai đoạn 1975 – 1985:
Sau thống nhất đất nước, chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam lúc bấy
giờ theo học thuyết phát triển kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, nông dân phải
làm ăn theo phương thức tập thể với sự ra đời hàng loạt tập đoàn sản xuất, hợp
tác xã nông nghiệp. Mục tiêu của sản xuất là tự túc lương thực và cố gắng xóa
bỏ tầng lớp bóc lột trong nông thôn, thông qua bình quân ruộng đất rồi tiến lên
sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phương án sản xuất được xây dựng dựa theo kế
hoạch phát triển kinh tế tập trung có sự chỉ đạo từ cấp trên giao xuống. Khái
niêm về nông dân cá thể không được công nhận lúc bấy giờ. Theo chiến lược
này, sản xuất lúa có tăng nhưng không theo kịp đà tăng dân số (khoảng 2,3%
mỗi năm). Thêm vào đó, vai trò chủ đạo của nông dân không còn, nông dân tiên
tiến không còn phát huy được khả năng của mình.
Giai đoạn 1986 đến nay:
Qua thực tiễn quan hệ sản xuất lúc bấy giờ bộc lộ yếu kém, nền kinh tế trì
trệ. Nhận thức được vấn đề này, từ Đại hội ĐSC Việt Nam lần thứ VI năm 1986,
Đảng và Chính phủ bắt đầu có những thay đổi về chính sách quản lý nông
nghiệp. Nghị quyết 10 về khoán hộ, giao quyền sử dụng đất lâu dài, kinh tế
nhiều thành phần, công nhận vai trò của nông dân cá thể, cho vay tín dụng,
chính sách thị trường hóa mua bán nông sản phẩm vật tư nông nghiệp, chính
sách giá cả, chính sách xuất khẩu... cùng các yếu tố khác như nhiều tiến bộ kỹ
thuật được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi
giúp tăng diện tích tưới tiêu chủ động, khai hoang phục hóa các diện tích đất
chưa sử dụng đưa vào canh tác. Chính các yếu tố này, nhất là việc thay đổi
nhanh chóng và cơ bản về các chính sách nông nghiệp phù hợp đã giúp Việt
Nam tăng nhanh sản lượng lương thực, nhất là lúa ở đồng bằng sông Cửu Long,
thậm chí bắt đầu xuất khẩu gạo từ năm 1989 với số lượng hơn 1,6 triệu tấn. Giải
quyết cơ bản được bài toán lương thực tồn tại từ nhiều năm trước đó và trở
thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông
sản. Thành tựu này đã làm kinh ngạc và thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về Việt
Nam của cả thế giới.
Tuy có nhiều thành tự trong nông nghiệp nhưng đến nay vẫn có khoảng
70-80% dân số Việt Nam sống nhờ vào cây lúa. Ở Miền Bắc, hướng nghiên cứu
chú trọng cho nông dân sản xuất lúa phải chống chịu tốt với điều kiện khắc
nghiệt của môi trường như nhiệt độ thấp, hạn và bão, diện tích canh tác thấp.
Sản xuất lương thực ở Tây Nguyên và Duyên hải Trung bộ cũng thường gặp trở
ngại lớn về nước tưới và các đầu tư khác. Cố gắng để mở rộng sản xuất lúa ở
những vùng này thường đi đôi với các tác hại môi trường như tàn phá rừng, tồn

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 2

dư các loại hóa chất và thuốc trừ sâu, suy thoái nguồn tài nguyên nước, đất bị
xóa mòn và suy kiệt… Ở vùng đồng gằng sông Cửu Long, điều kiện sản xuất có
thuận lợi hơn. Nhưng độc canh cây lúa của nông dân ở đồng gằng sông Cửu
Long chỉ không đói chứ không giàu. Nông dân ở Miền Băc và Miền Trung độc
canh cây lúa có xu hướng nghèo đi, những nông dân biết đa dạng hóa trong sản
xuất thì có thu nhập khá hơn.
.1.2 Vị trí, vai trò của môn hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp Việt
Nam
Hệ thống canh tác thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng để
nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hệ thống nông nghiệp hiện đang được nhiều
nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu hệ thống canh tác hợp
lý cho từng vùng sản xuất nông nghiệp đã có vai trò tích cực trong việc tận dụng
hợp lý các nguồn lực tự nhiên, khí hậu, đất đai, cây trồng và các nguồn lực kinh
tế xã hội: lao động, vật tư, kỹ thuật, tập quán sản xuất… nhằm tăng năng suất
cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân tăng sản lượng nông nghiệp, tăng thu nhập,
cải thiện đời sống và kinh tế hộ gia đình.
Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam theo quan điểm mới, đặt vấn
đề nâng cao thu nhập ở nông thôn bằng cách sử dụng đất đai có hiệu quả theo lợi
thế so sánh tương đối từng vùng sinh thái. Nông nghiệp phải được đa dạng hóa
để vừa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước vừa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Mỗi vùng sinh thái nông nghiệp ở nước ta có những đặc điểm về điều
kiện sinh thái khác nhau và thích hợp với những hệ thống sản xuất, cây trồng vật
nuôi khác nhau. Mỗi vùng có thể chia thành những tiểu vùng nhỏ.
Chính sách mới của nước ta hiện nay đã chấp nhận đa dạng hóa trong sản
xuất nông nghiệp và chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam là đặt
trọng tâm vào phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập nông hộ và nông thôn,
bằng cách sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên tùy theo lợi thế tương đối của
từng vùng sinh thái trên cơ sở phát triển bền vững. Nông nghiệp phải được đa
dạng hóa để vừa thoả mãn nhu cầu trong nước vừa đáp ứng được thị trường xuất
khẩu.
Như vậy, nghiên cứu hệ thống canh tác thích hợp cho từng vùng và tiểu
vùng sinh thái là cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao
động để mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường được bền vững.
Việc nghiên cứu này không thực hiện theo kiểu đơn ngành mà đòi hỏi phải
nghiên cứu liên ngành – đa ngành dựa trên quan điểm hệ thống.
Môn học hệ thống canh tác sẽ trang bị phương pháp nghiên cứu theo quan
điểm liên ngành, phân tích nông hộ trong mối quan hệ vận động để thiết kế hệ
thống canh tác bền vững, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, vừa
tính đến hiệu quả xã hội và môi trường nông nghiệp, hướng đến nền nông
nghiệp sinh thái bền vững trong xu thế hội nhập toàn cầu.
.2 Hệ thống và một số khái niệm cơ bản

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 3

.2.1 Các khái niệm cơ bản:


Hệ thống là tổng thể bao gồm các thành phần (phần tử) có tác động qua
lại với nhau, hoạt động cùng chung mục đích, có ranh giới rõ rệt và chịu sự thúc
đẩy của môi trường.
Phần tử là tế bào nhỏ nhất tạo nên hệ thống, nó có tính độc lập tương đối
và thực hiện một chức năng khá hoàn chỉnh.
Ví dụ: hệ sinh thái rừng là một hệ thống gồm 3 phần tử: nhóm sản xuất,
nhó tiêu thụ và nhóm phân hủy.
Sinh vật sản xuất là những cây cỏ, lá xanh chứa diệp lục, qua quá trình
quang hợp đã sử dụng năng lượng mặt trời, chất dinh dưỡng (khoáng, nước,
CO2…) tổng hợp các chất hữu cơ (sinh khối) làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ
và là nguyên liệu cho sinh vật phân hủy.
Sinh vật tiêu thụ là các động vật sinh sống bằng các sản phẩm của sinh vật
sản xuất một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Sinh vật phân hủy là sinh vật (nấm, vi khuẩn…) sống bằng cách phân hủy
các chất hữu cơ như chất thải của sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ thành các
chất dinh dưỡng cung cấp cho sinh vật sản suất.
Môi trường là tập hợp các phần tử không nằm trong hệ thống nhưng có
tác động qua lại với hệ thống.
Một hệ thống chỉ có thể tồn tại và phát triển lành mạnh khi ó có quan hệ
chặt chẽ với môi trường. Môi trường phải đồng nhất với hệ thống.
Ví dụ: nếu xem hoạt động sản xuất của một nông hộ là một hệ thống thì
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng là môi trường của hệ thống.
Đầu vào: là tác động của môi trường lên hệ thống. Với một nông hộ thì
đầu vào là máy móc, nguyên vật liệu, lao động, thông tin công nghệ, giá thị
trường, nhu cầu tị trường…
Đầu ra: là tác động trở lại của hệ thống đối với môi trường. Với một nông
hộ thì đầu ra là sản phẩm, chất lượng, giá thành, phế thải…
Sự tác động qua lại của hệ thống với môi trường được biểu thị qua sơ đồ
sau:
X S Y

Trong đó: S: hệ thống


X: đầu vào
Y: đầu ra
.2.2 Các đặc điểm xác định hệ thống
Bất kỳ hệ thống nào cũng có những đặc điểm sau:

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 4

- Có mục tiêu chung: các thành phần trong hệ thống có cùng chung mục
tiêu, từ đó chức năng hoạt động của từng thành phần được xác định rõ hơn.
- Có ranh giới rõ rệt: ranh giới của hệ thống cho biết quy mô và nôi dung
hệ thống. Nó giúp xác định cái bên trong (thành phần) và các bên ngoài của hệ
thống.
- Có đầu vào – đầu ra và các mối quan hệ: hệ thống có đầu vào đầu ra, các
thành phần trong hệ thống có mối quan hệ lần nhau, hệ thống lại có mối quan hệ
với môi trường. Tất cả quy định cách vận hành của hệ thống.
- Có thuộc tính: thuộc tính xác định tính chất của hệ thống, phân biệt giữa
các hệ thống với nhau. Mỗi thành phần đều mang thuộc tính chung này và có
các đặc điểm riêng.
- Có thứ bậc: thứ bậc có được là do ranh giời của hệ thống. Mỗi hệ thống
bao giờ cũng gồm các hệ thống nhỏ bên trong (thành phần) và nằm trong một hệ
thống lớn hơn.
- Thay đổi: hệ thống có tính ổn định tương đối, nó thay đổi theo thời gian
và không gian do bị tác động của môi trường. Khi các thành phần thay đổi, hệ
thống cũng thay đổi theo.
.3 Hệ thống canh tác
.3.1 Khái niệm và thứ bậc của hệ thống canh tác
Hệ thống canh tác là hệ thống hoạt động của con người (nông dân) sử
dụng tài nguyên (tự nhiên, kinh tế, xã hội) trong một phạm vi nhất định để tạo ra
sản phẩm nông nghiệp thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người (bản thân, gia
đình, cộng động đồng và xã hội).
Hệ thống canh tác gồm 3 thành phần (hệ thống phụ): hệ thống trồng trọt,
hệ thống chăn nuôi và hệ thống thủy sản.
Hệ thống trồng trọt Hệ thống chăn nuôi

Hệ thống thủy sản

Mô hình trên cho ta thấy, ba hệ thống phụ có tác động qua lại lẫn nhau:
trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản, chăn nuôi cung cấp sức
kéo, phân hữu cơ cho trồng trọt, thủy sản cung cấp nước tưới, phân bùn ao cho
trồng trọt…
Ngoài ra, còn có những khái niệm khác, xem hệ thống canh tác đồng nhất
với hệ thống tranh trại, hệ thống nông nghiệp, như:
Hệ thống canh tác là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành
nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên,

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 5

sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực
của hộ.
Hay hệ thống canh tác là một tập hợp các đơn vị có chức năng riêng biệt
là: hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có mối liên hệ qua
lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn lực nhận từ môi trường.
Những khái niệm trên cho thấy hệ thống canh tác là một hệ thống bao
gồm nhiều hệ thống thành phần: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý
kinh tế được bố trí một cách hệ thống và ổn định phù hợp với mục tiêu trong
từng trang trại hay từng vùng nông nghiệp.
Thứ bậc của hệ thống canh tác:
Hệ thống canh tác vừa là thành phần của một hệ thống lớn hơn vừa bao
gồm những hệ thống phụ khác nhau.
- Hệ thống nông nghiệp (Agricultural system): là kết hợp của nhiều hệ
thống khác nhau ảnh hưởng lên hệ thống canh tác như chính sách, tín dụng, chế
biến, thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xã hội chính trị…
- Hệ thống canh tác (Famringsystem): là hệ thống phụ của hệ thống nông
nghiệp.
Hệ thống phụ của hệ thống canh tác (Sub system): là hệ thống trồng trọt,
hệ thống chăn nuôi và hệ thống thủy sản.
- Thành phần kỹ thuật trong hệ thống phụ: những hệ thống phụ của hệ
thống canh tác hình thành do các thành phần kỹ thuật (technical components)
khác nhau với những mối quan hệ của chúng. Như hệ thống cây trồng sẽ phụ
thuộc những đặc tính về đất, nước, cỏ dại, sâu bệnh, tập quán canh tác, bảo quản,
thị trường…
Thứ bậc của hệ thống canh tác

Hệ thống nông nghiệp

……….. Hệ thống canh tác ………..

Hệ thống chăn nuôi Hệ thống trồng trọt Hệ thống thủy sản

Đất Giống Phân Bảo vệ Quản lý …..


bón thực vật nước

Một hệ thống canh tác bền vững:

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 6

- Duy trì tính toàn vẹn về sinh học và sinh thái trong dài hạn của tài nguyên
thiên nhiên;
- Duy trì một mức hỗ trợ mong muốn cho đời sống kinh tế của một nông hộ,
một cộng đồng, hay khu vực theo chính sách xã hội;
- Tăng cường chất lượng cuộc sống.

.3.2 Thuộc tính của hệ thống canh tác


Sức sản xuất: là khả năng sản xuất ra giá trị sản phẩm trên một đơn vị tài
nguyên (đất, lao động, năng lượng, tiền vốn…). Đơn vị đo lường có thể là tấn/ha,
kg/ngày công, kg/đồng… Sức sản xuất của 1 hệ thống canh tác có thể tăng, có
thể giảm hay cân bằng theo thời gian. Hệ thống canh tác A có sức sản xuất cao
hơn hệ thống canh tác B khi tính trên đơn vị tài nguyên này nhưng có thể thấp
hơn khi tính trên đơn vị tài nguyên khác.
Khả năng sinh lợi nhuận: là hiệu quả kinh tế (cho người sản xuất và xã
hội) của một hệ thống canh tác.
Tính ổn định: của một hệ thống canh tác là khả năng duy trì sức sản xuất
khi có rủi ro như thay đổi điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế thị trường…
Tính bền vững: của một hệ thống canh tác là khả năng duy trì sức sản xuất
của hệ thống trong một thời gian dài khi chịu tác động của môi trường. Một hệ
thống được xem là bền vững nếu khi bị tác động của môi trường, sức sản xuất có
thể giảm nghiêm trọng nhưng sau đó sức sản xuất được phục hồi và duy trì ổn
định.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 7

Chương 2: MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC


2.1 Hệ thống canh tác du canh
2.1.1 Khái niệm
Hệ thống canh tác du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang
vùng khác, từ khu đất này sang khu đất khác sau khi độ phì của đất đã bị nghèo
kiệt.
Trong hệ thống canh tác du canh, nông hộ thường không xác lập quyền
đất đai của mình, biên giới giữa các cánh đồng không rõ ràng.
Hệ thống này gắn với kiểu định cư du canh và du cư du canh.
2.1.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác du canh
Trong hình thái nông nghiệp du canh, người nông dân chỉ biết lợi dụng các
điều kiện tự nhiên sẵn có để làm ra các sản phẩm mình mong muốn, khi các điều
kiện đã bị khai thác hết họ lại đi tìm chỗ khác có điều kiện tốt hơn (chủ yếu là dinh
dưỡng của đất). Trước hết, việc thay đổi nơi sản xuất này xảy ra ở những mảnh
ruộng, những khu rừng quanh nơi họ sống, đến khi những khu quanh đấy đều bị
cạn kiệt dinh dưỡng thì họ lại chuyển cả nhà đến định cư tại một nơi mới. Sau đó,
tùy thuộc khả năng phục hồi dinh dưỡng của đất nhanh hay chậm mà người ta có
thể quay về nơi ở cũ.
Thông thường, hình thái nông nghiệp du canh chỉ xảy ra ở những nơi đất dốc,
rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt. Nếu mật độ dân cư càng thưa thì chu kỳ du
canh càng thưa và ngược lại thì chu kỳ sẽ rút ngắn hơn.
Do tình trạng du canh như vậy nên người nông dân ít (hầu như không) quan
tâm tới việc phục hồi, trả lại dinh dưỡng cho đất và cũng không có biện pháp bảo
vệ đất nên thường làm cho đất bị thoái hóa, các khu rừng biến thành đồi trọc. Nạn
phá rừng hiện nay rảy ra ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta chính là hậu
quả của nền nông nghiệp du canh.
Đầu tư trong hệ thống canh tác du canh thấp, chủ yếu là đầu tư trong giai
đoạn đầu (mua cây giống, con giống), còn đầu tư cho chăm sóc hầu như không có.
Lao động trong hệ thống này thường là lao động giản đơn, chủ yếu là lao
động chân tay.
2.1.3 Những vấn đề của hệ thống
Duy trì độ phì đất
Suy giảm về hiệu quả chăn nuôi
Thiếu lao động vào lúc thời vụ và dư thừa lao động vào lúc nông nhàn
Rủi ro do hạn hán
2.1.4 Hướng phát triển của hệ thống.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 8

2.2 Hệ thống canh tác bỏ hóa


2.2.1 Khái niệm
Hệ thống canh tác bỏ hoá là một hệ thống có sự luân phiên giữa trồng trọt
và bỏ hoá trong đó hệ số sử dụng đất R = 33 - 66%, trung bình = 50%.
Đặc trưng của canh tác bỏ hoá là các hộ nông dân có mảnh vườn trồng lâu
dài, nhà ở hầu như định cư. Các nông hộ thường làm chủ đất đai còn trong hệ
thống canh tác du canh nông hộ thường không xác lập quyền đất đai của mình,
biên giới giữa các cánh đồng không rõ ràng.
Hầu hết nông dân trong hệ thống canh tác bỏ hoá dùng cuốc để canh tác.
Họ đã chú ý đến vấn đề bảo vệ đất nhằm duy trì và nâng cao năng suất. Họ cũng
canh tác trên một diện tích lớn hơn so với trồng trọt du canh trong cùng môi
trường. Cây trồng trong hệ thống bỏ hoá chủ yếu là cây công nghiệp, chiếm đến
1/2 diện tích trồng trọt.
Hệ thống bỏ hoá thay đổi theo điều kiện tự nhiên và xã hội nhưng nguyên
nhân cơ bản hình thành nên hệ thống bỏ hoá là do mở rộng diện tích cây công
nghiệp và tăng nhu cầu lương thực đã dần dần chuyển từ hệ thống canh tác du
canh sang hệ thống canh tác bỏ hoá. Người ta chưa chuyển sang hệ thống thâm
canh hơn vì thấy chưa cần thiết và chưa có lợi nhuận.
Khi trồng nhiều các cây công nghiệp và cây lương thực thì càng ít đất cho
bỏ hoá. Canh tác ở nơi xa tốn công vận chuyển do vậy tăng cường canh tác ở nơi
gần dẫn đến độ phì đất giảm để khắc phục tình trạng này đã hình thành phương
thức sản xuất phát triển các cây hàng hoá trên đất cao và thâm canh lúa ở vùng
đất thấp.
2.2.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác bỏ hóa
- Sự phân bố cây trồng theo không gian
Loại đất Loại hình sử dụng dất
Vùng lẫn đá Chăn thả trong mùa mưa
Đất cát Trồng ngô, cao lương …
Đất thịt nhẹ Lúa, ngô, bông…
Đất phù sa Lúa nước, ngô, bông…
Nguyên tắc để bố trí cây trồng theo không gian là:
+ Điều kiện địa hình và tính chất đất đai,
+ Yêu cầu sinh thái của cây trồng.
- Được thực hiện theo những phương thức trồng trọt nhất định.
Trồng thuần và trồng xen
Trồng thuần là hình thức trồng trọt trên cùng một cánh đồng trong cùng
một thời gian chỉ trồng một loại cây.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 9

Trồng xen: là hình thức trồng trọt trên cùng một cánh đồng trong cùng
một thời gian trồng từ hai loại cây trở lên. Trồng xen là một dạng của trồng lẫn
trong đó cây trồng được trồng theo hàng theo hướng.
Trồng xen sẽ giảm được rủi ro vì nông dân có một số các mảnh đất được
trồng ở các thời gian khác nhau. Trong hệ thống bỏ hoá, trồng xen là một biện
pháp truyền thống và thường có hiệu quả hơn trong việc giảm rủi ro so với hệ
thống canh tác du canh.
Trồng theo thời kỳ/mùa vụ
Trồng trọt theo mùa vụ là một biện pháp mà một loại hay nhiều loại cây
trồng được trồng trên cùng một mảnh đất ở các thời gian khác nhau có thể kéo
dài trong một vài tháng để đảm bảo được sự phân bố lao động điều hoà hơn,
giảm rủi ro và để đảm bảo tốt hơn việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia
đình.
Trồng kết hợp: giữa cây hàng hoá và cây tự cung, tự cấp
Luân canh:
Tổ chức bỏ hoá
+ Bỏ hoá lâu dài (sử dụng như đồng cỏ)
+ Bỏ hoá dài (5-20 năm)
+ Bỏ hoá trung bình (2-5 năm)
+ Bỏ hoá ngắn (1-2 năm)
- Phương thức canh tác chủ yếu vẫn là khai thác đất: Trồng trọt có tiếp tục
trên đất bỏ hoá phụ thuộc vào:
+ Độ phì của đất
+ Khả năng tái tạo độ phì trong thời kì bỏ hoá
+ Mức độ ổn định năng suất ở mức thấp
Các hình thức để khôi phục độ phì
+ Di chuyển lều ở
+ Di chuyển chuồng trại gia súc (systematic folding)
+ Bỏ hoá thảm thực vật
+ Bỏ hoá cỏ
+ Bỏ hoá với việc trồng cây phân xanh
+ Bón phân khoáng
- Chăn nuôi vẫn là ngành sản xuất thứ yếu. Mục đích của chăn nuôi
+ Hỗ trợ cho khi mùa màng thất bát, ốm đau, hỗ trợ tuổi già.
+ Khẳng định vai trò trong xã hội (càng có nhiều gia súc càng có uy
tín trong cộng đồng)
+ Cung cấp thịt và sữa cho nông hộ
+ Cung cấp sức kéo
+ Cung cấp phân bón (có ở rất ít nông hộ)

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 10

2.2.3 Những vấn đề của hệ thống


- Duy trì độ phì đất
- Suy giảm về hiệu quả chăn nuôi
- Thiếu lao động vào lúc thời vụ và dư thừa lao động vào lúc nông nhàn
- Rủi ro do hạn hán
2.2.4 Hướng phát triển của hệ thống.
- Cải tiến hệ thống
+ Cải tiến thời gian gieo trồng
+ Cải tiến mật độ gieo trồng
+ Chú trọng đến công tác trừ cỏ (chứ không phải mở rộng diện tích)
+ Chọn giống mới phù hợp
+ Cải thiện cơ sở vật chất hạ tầng (trước hết là giao thông)
+ Hỗ trợ giá và cước
+ Xem xét vấn đề cơ giới hoá
+ Chú trọng công tác thú y trong phát triển chăn nuôi
- Chuyển sang các loại hình canh tác thâm canh hơn
+ Hệ thống canh tác bỏ hoá có điều chỉnh
+ Chuyển sang canh tác ổn định
+ Xây dựng các đồng cỏ nhân tạo.
Nếu không chú ý cải tiến hệ thống thì tình trạng thoái hóa đất là hậu quả
tất yếu.
2.3 Hệ thống canh tác cố định trên đất cao
2.3.1 Khái niệm
Hệ thống canh tác cố định (hay lâu dài) trên đất cao là một hệ thống nông
nghiệp với việc canh tác cố định và định cư lâu dài và có hệ số sử dụng đất R >
70%.
Trong nhiều năm gần đây, do sức ép gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu mở
rộng diện tích đất sản xuất nên người dân vẫn phải khai thác và sản xuất trên
diện tích đất dốc. Tuy nhiên, với loại hình đất nhạy cảm này, việc canh tác
không đúng kỹ thuật, không quan tâm tới việc duy trì và cải thiện môi trường đất
khiến cho nguồn tài nguyên này lại tiếp tục rơi vào tình trạng thoái hoá.
Khác với hệ thống canh tác bỏ hoá, hệ thống canh tác này được đặc trưng
bởi:
- Sự phân chia lâu dài diện tích đất nông nghiệp và đất đồng cỏ giữa các hộ
gia đình.
- Các cánh đồng được phân ranh giới một cách rõ ràng và
- Cây hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 11

Canh tác lâu dài trên đất cao là một hoạt động bổ trợ cho canh tác có tưới
và canh tác cây lâu năm, đặc biệt là canh tác lúa nước ở thung lũng.
Những nơi trồng cây ăn quả thường dẫn đến canh tác lâu dài và ở những
nơi thiếu đất gần với những khu vực cây lâu năm thân gỗ cũng dẫn đến canh tác
lâu dài.
Mở rộng canh tác có tưới, đặc biệt là trồng lúa nước, sử dụng đất đã mang
lại hiệu quả lâu dài và cao ở khu vực khí hậu nhiệt đới vì ở đó đất có độ phì cao
hơn và có khả năng được tưới nước. Tập trung canh tác trên đất thấp là xu
hướng tất yếu ở những nơi có mật độ dân số cao.
Nhưng canh tác có tưới yêu cầu đầu tư cao và phải có nguồn nước, hơn
nữa canh tác có tưới cần nhiều lao động do vậy thu nhập của người lao động có
thể là không cao. Vì vậy việc canh tác lâu dài trên đất cao trong những năm
gần đây được mở rộng rất nhanh..
2.3.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cố định
- Bố trí cây trồng theo không gian
Bố trí cây trồng theo các loại đất khác nhau trong phạm vi một dải đất.
Nông dân thích bố trí các mảnh đất của mình được bố trí trên toàn bộ dải đất
thay vì chỉ có một mảnh đất lớn ở một nơi.
Bố trí cây trồng theo đường đồng mức: Nếu coi nhà là trung tâm thì
những vị trí gần nhà trồng các cây có giá trị kinh tế cao và những cây đáp ứng
nhu cầu hàng ngày, tiếp đến là các cánh đồng trồng cây lương thực, cây ăn quả,
đồng cỏ và cuối cùng là khu vực rừng trồng.
- Thực hiện các nguyên lý trồng trọt khác nhau
Trồng lẫn, trồng gối: Vì đất được giao là ít, lao động thì dồi dào, trồng lẫn
và trồng gối nâng cao được năng suất, giữ ẩm, giảm rủi ro, tiết kiệm phân bón và
sức kéo.
Luân canh: ở những khu vực có mùa mưa ngắn và tách biệt chỉ trồng
được một vụ một năm. Ở vùng bán khô hạn có lượng mưa cao hơn thường có xu
hướng trồng những cây có thời gian sinh trởng dài hơn ví dụ trồng ngô.
Kết hợp trồng cây hàng năm và cây lâu năm và canh tác ở thung lũng.
- Chăn nuôi được chú ý hơn nhiều so với HTCT bỏ hoá
Mục đích của chăn nuôi không chỉ cung cấp sữa, thịt mà còn cung cấp sức
kéo và phân bón. Việc tăng số lượng gia súc trong nông hộ là không quan trọng
vì diện tích chăn thả là hạn chế và cũng do canh tác lâu dài đi đôi với đất đai
thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Việc cung cấp thức ăn gia súc quyết định loại hình chăn nuôi nào là chủ
yếu và mở rộng chăn nuôi đến mức độ nào trong hệ thống canh tác lâu dài. Có
hai loại hình chăn nuôi cơ bản

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 12

Chăn nuôi trong hệ thống chăn thả quảng canh: ở những nơi diện tích
chăn thả quảng canh còn nhiều, chăn nuôi thường được tổ chức theo cách như
trong hệ thống canh tác bỏ hoá. Các biện pháp chăn nuôi ít hoặc nhiều giống
như trong hệ thống canh tác bỏ hoá.
2.3.3 Những vấn đề của hệ thống
- Chăn nuôi trong hệ thống thâm canh còn hạn chế.
Để phát triển chăn nuôi ngoài yếu tố giống và dịch vụ thú y, yếu tố thức
ăn đóng vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo có một hệ thống sản xuất thức ăn gia
súc bền vững cần 4 thành phần sau:
+ Luân canh cây lương thực và cây làm thức ăn gia súc;
+ Luân phiên cải tạo đồng cỏ chung;
+ Các cây trồng làm thức ăn gia súc có khả năng chịu rét và
+ Kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc.
Khi phát triển hệ thống cung cấp thức ăn gia súc cần nhiều nhân công
nhất là giai đoạn khi bắt đầu trồng cây thức ăn gia súc và phải sử dụng phân bón.
Điều này nhiều khi không phù hợp với phương thức trồng trọt hiện nay nên
nông dân phải cân nhắc khi quyết định phương án có hiệu quả nhất liên quan
đến việc sử dụng lao động vì:
+ Phân hoá học quá đắt đối với người nông dân
+ Việc vận chuyển phân gia súc đến các khu đất dốc là thực sự khó
khăn. Do vậy cần phải xem xét việc phát triển một hệ thống cung cấp thức
ăn gia súc thực sự tiết kiệm lao động
+ Để làm được điều này có thể cải thiện quản lý không gian các
nguồn thức ăn, luân phiên giữa rừng và bãi chăn thả trong cả năm. Vấn đề
thức ăn gia súc có thể được giảm nhẹ nếu gia súc nuôi nhốt trong chuồng
và cải tạo đồng cỏ, trồng cỏ kết hợp với cây lương thực, và cho ăn tại chỗ
(luân phiên nơi chăn thả)
- Duy trì độ phì đất còn nhiều vấn đề nan giải.
Độ phì của đất thấp vì việc chuyển đổi từ hệ thống canh tác bỏ hoá sang
canh tác lâu dài xảy ra đã lâu.
Mặc dù canh tác truyền thống không cần sử dụng nhiều lao động để phát
quang. Đốt nương để để lại một lượng tro và chất dinh dưỡng nhất định (K, Ca)
có tác dụng làm giảm độ chua của đất, với phương thức chọc lỗ bỏ hạt có tác
dụng hạn chế xói mòn. Tuy nhiên canh tác truyền thống không đi cùng với bảo
vệ đất sẽ làm cho đất ngày càng bị suy thoái do rửa trôi và xói mòn.
Như vậy hệ thống canh tác lâu dài không có khả năng để hạn chế xói
mòn mà hệ thống canh tác du canh đã tạo ra trong nhiều năm.
2.3.4 Hướng phát triển của hệ thống.
- Tiếp tục hướng dẫn, hổ trợ nông hộ trong chăn nuôi.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 13

- Áp dụng các biện pháp canh tác bảo vệ đất nhằm cải tạo đất và nâng cao
độ phì cho đất. Các biện pháp canh tác có che phủ gốc, chống xói mòn; làm
ruộng bậc thang, tiểu bậc thang hoặc canh tác theo mô hình đường đồng mức...
Như mô hình trồng cây ăn quả kết hợp cây lương thực ngắn ngày, cây thức ăn
gia súc và cây cải tạo đất; mô hình trồng cao su xen ngô, đậu đỗ, mô hình trồng
cỏ chăn nuôi trong vườn cây ăn quả, trong rừng mới trồng, mô hình cao su xen
chè... Đặc biệt, nhiều loại thực vật cải tạo đất như cây lạc lưu niên (lạc dại), đậu
mèo, đậu kiếm hay các vật liệu che phủ đất như cỏ guột tế, tàn dư cây trồng như
thân ngô, lá mía, thân lá đậu đỗ... đã được nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm
với các mô hình canh tác trên đất dốc có che phủ đất vừa giảm được độ xói
mòn, tăng độ phì nhiêu của đất, đồng thời hạn chế cỏ dại và tăng tác động của
phân bón đối với cây trồng. Tuy nhiên, để các mô hình này được đưa vào sản
xuất, các địa phương cần có cơ chế khuyến khích nông dân ứng dụng các biện
pháp bảo vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên đất dốc.
- Tiếp tục đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết đầu ra cho sản phẩm
hàng hóa.
2.4 Hệ thống canh tác cây lâu năm
2.4.1 Khái niệm
Hệ thống canh tác cây lâu năm là một dạng sử dụng đất trong đó cây thân
gỗ và cây bụi được trồng trong vòng vài thập kỉ.
Các cây trồng như mía, dứa, cây lấy sợi thường được trồng trong vòng
một vài năm nhưng không dài bằng cây bụi hoặc cây thân gỗ, trên quan điểm
quản lí trang trại chúng được coi như là những cây nông nghiệp.
So với canh tác cây hàng năm
- Cây lâu năm tạo ra một cuộc sống ổn định và tạo cơ hội để đầu tư như nhà,
xe cộ, hệ thống tưới…ở những nơi cây lâu năm được trồng người ta thường có
xu hướng xác lập quyền sở hữu đất đai.
- Hầu hết cây lâu năm thường cho giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện
tích. Điều này khuyến khích việc sử dụng phân bón và do vậy bảo vệ được độ
phì đất.
+ Vì có hiệu quả kinh tế cao cho nên một số cây lâu năm thực sự mang lại
hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng đất.
+ Hầu hết các cây lâu năm tạo ra các sản phẩm có giá trị cho nông hộ,
những sản phẩm này có thể dùng để chăn nuôi cũng có thể bán ra ở chợ địa
phương, củi đun, vật liệu cho xây dựng
- Việc trồng các cây lâu năm tạo cơ hội tốt để bảo vệ độ phì của đất vì mức
độ canh tác thường là ít hơn so với các cây hàng năm, Các cây lâu năm còn tạo
ra độ che bóng cho một số cây trồng ví dụ như cho các cây họ đậu.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 14

- Một số cây thân gỗ và cây bụi có tác dụng đến đất giống như tác dụng của
cây rừng, hơn thế nữa việc trồng các cây lâu năm còn khuyến khích việc xây
dựng các ruộng bậc thang, kiểm soát nước và các biện pháp bảo vệ đất khác.
+ Việc trồng các cây lâu năm còn tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong
việc quản lí trang trại khi trồng độc canh mà không làm suy giảm độ phì đất.
Việc trồng thuần các cây cao su, cọ dầu hoặc chè có thể được coi như loại hình
sử dụng bảo vệ đất.
+ Đối với một số cây lâu năm có thể trồng trên đất mà không sử dụng
được cho cây hàng năm, Ví dụ như đất dốc có thể trồng chuối, chè, cao su hoặc
trên đất có đá có thể trồng chè, cao su, đất khô hạn có thể trồng các cây lấy sợi
như sisal, đất mặn có thể trồng cói.
- Sản phẩm của các cây lâu năm có thể vật chuyển, cất giữ và có giá trị cao
trên một đơn vị trọng lượng, thúc đẩy việc chuyển đổi từ sản xuất tự cung, tự
cấp sang sản xuất các cây hàng hoá.
- Các cây lâu năm ít biến động về năng suất so với canh tác cây hàng năm
trong điều kiện canh tác tương tự. Sự ổn định về năng suất của các cây lâu năm
là yếu tố quan trọng đối với các hộ nông dân sản xuất nhỏ nhất trong điều kiện
canh tác nhờ nước trời năng suất không ổn định.
2.4.2 Đặc điểm chung của hệ thống canh tác cây lâu năm
- Yêu cầu lao động cao nhưng lại có thu nhập tương đối cao. Yêu cầu lao
động đối với cây lâu năm trải dài suốt cả năm. Nhưng hầu hết các biện pháp
canh tác cây lâu năm linh động hơn so với canh tác cây hàng năm. Các cây lâu
năm quan trọng như cà phê, chè, cao su đều cần rất nhiều lao động. Do vậy
chúng phù hợp với các nước đang phát triển vì các nước này giá lao động
thấp.
- Việc trồng xen các cây họ đậu và cây lương thực trong thời gian đầu
có tác dụng trong việc tăng thu nhập và cung cấp lương thực cho nông hộ cũng
như tăng độ che phủ mặt đất góp phần bảo vệ đất.
- Các cây lâu năm tạo cơ hội để mở rộng đầu tư thâm canh, cải tiến phương
pháp canh tác. Sản xuất cây lâu năm làm gia tăng sự phân tầng xã hội, có lẽ, hơn
bất cứ cây hàng hoá nào khác.
Một số nguyên tắc quản lý cây lâu năm:
- Trồng trọt nhiều tầng.
- Độc canh, trồng xen và kết hợp với chăn thả. Dưới góc độ quản lí trang trại,
độc canh nghĩa là chỉ có một loại cây được trồng trong nông hộ. Đứng về khía cạnh
nông học, độc canh là trên một cánh đồng vụ sau trồng cây trồng giống như cây
trồng vụ trước. Cả hai loại độc canh này là tương tự nhau, nhưng trong nhiều
trường hợp lại không giống nhau.Các trang trại lớn có xu hướng trồng thuần và
trồng độc canh trong khi các nông hộ nhỏ lại thích trồng xen canh bởi vì nó giúp
cho họ có thu nhập cao hơn trong thời gian ngắn.
- Các hình thức trồng xen:

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 15

+ Cây lâu năm với cây che phủ. Các cây họ đậu thân bò thường được
sử dụng để trồng xen vì chúng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ đất và
kiểm soát cỏ dại.
+ Các cây thân gỗ với các cây che bóng, thường được trồng xen vào
giai đoạn đầu. Ví dụ chuối trồng xen để che bóng cho ca cao.
+ Trồng xen các cây lâu năm có kích cỡ khác nhau.
+ Trồng xen các cây hàng năm với các cây lâu năm.
+ Kết hợp trồng cây lâu năm với việc chăn thả.
2.4.3 Những vấn đề của hệ thống
Những trở ngại khi phát triển cây lâu năm:
- Yêu cầu đầu tư ban đầu cao.
- Nhiều cây lâu năm sau khi thu hoạch một thời gian ngắn cần thiết phải chế
biến.
- Phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa người sản xuất và nhà máy chế biến.
- Những nông hộ sản xuất các cây lâu năm xuất khẩu có những cơ sở vật chất
giá trị cao như hệ thống tuới, thường phải tiến hành sản xuất một loại nông sản
trong thời gian dài.
- Yêu cầu kỹ năng lao động cao hơn, ảnh hưởng của biện pháp canh tác không
phải chỉ trong một vụ như cây hàng năm mà nhiều năm.
Ngoài ra, hệ thống này còn tồn tại những vấn đề sau:
- Cây lâu năm yêu cầu lao động tương đối cao và ít yêu cầu cơ giới hoá điều
này cho thấy rằng cây lâu năm được các nông hộ sản xuất nhỏ trồng có hiệu quả
kinh tế cao hơn ở các trang trại lớn ở đó chi phí lao động cao hơn.
- Việc sản xuất cây lâu năm đối với các hộ nông dân sản xuất nhỏ gặp nhiều
khó khăn vì:
+ Thiếu lao động và tiền để mua sắm các trang thiết bị cho việc sản
xuất cây giống.
+ Trồng nhiều loại cây lâu năm trên cùng một mảnh đất khó cho việc
thâm canh và đầu tư tiến bộ kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường.
- Đối với các hộ nông dân sản xuất lớn/trang trại:
+ Gặp rủi ro cao vì chỉ trồng một hoặc vài loại cây và phải vay vốn
ngân hàng.
+ Phụ thuộc vào nguồn lao động bên ngoài.
- Cạnh tranh sản xuất cây lâu năm giữa hộ gia đình sản xuất nhỏ và trang trại.
+ Mức độ tiếp nhận thay đổi khoa học kỹ thuật của hộ nông dân sản
xuất nhỏ chậm hơn.
+ Các hộ nông dân sản xuất nhỏ thường xa nơi chế biến do vậy chịu
chi phí vận chuyển cao.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 16

+ Đối với những sản phẩm dễ bị hư hỏng các hộ nông dân sản xuất
nhỏ thường không có điều kiện để bảo quản và chế biến.
2.4.4 Hướng phát triển của hệ thống.
- Đổi mới kỹ thuật:
Sử dụng những vật liệu nhân giống tốt hơn, chọn những giống năng suất
cao, chất lượng tốt. Phương pháp nhân giống rẻ và được áp dụng trên phạm vi
lớn.
Trồng và chăm sóc cây con ở giai đoạn đầu có hiệu quả cao, cây sinh
trưởng nhanh và chóng ra hoa kết quả.
Áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ như khoảng cách, che phủ, chắn
gió, cắt tỉa…
Áp dụng các biện pháp quản lí và bảo vệ đất tốt, che phủ, trừ cỏ, bón phân
để duy trì độ phì của đất và giữ năng suất ổn định.
Kiểm soát dịch hại.
Cải tiến các phương pháp thu hái như phương pháp hút mủ cao su hiện đại,
sử dụng các chất sinh trưởng tổng hợp để cây dứa ra quả sớm và đồng loạt
- Từ trồng lẫn sang trồng thuần và trồng xen
- Bố trí sử dụng đất theo không gian hợp lí hơn
- Từ sản xuất một cây hàng hoá sang sản xuất thương mại đa dạng hoá
- Nâng cao tầm quan trọng của cây lâu năm làm lương thực, cây ăn quả và cỏ
khô
Xu hướng phát triển các cây lâu năm
Việc trồng trọt các cây công nghiệp tiếp tục tăng ở mức độ trung bình cho
đến năm 2030 ước lượng vào khoảng 3.4% năm đối với cây cọ dầu, 2.8% đối
với cây cao su, 3.4% đối với dừa, 1.8% đối với cà phê và 3.8% đối với chè.
Đối với các nông hộ nhỏ, vấn đề chủ yếu là sản lượng và tạo thu nhập.
Những vấn đề đối với nông hộ nhỏ là: năng suất thấp, thiếu việc làm thay thế,
thiếu kĩ năng và áp dụng khoa học công nghệ, trồng trọt, chế biến sản phẩm ban
đầu và cơ chế thị trường.
Giá sản phẩm cây công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thị trường quốc tế.
Chính phủ đang cố gắng xây dựng các hợp tác xã để các nông hộ nhỏ tham gia
vào các xí nghiệp công nông nghiệp nhng còn rất nhiều khó khăn do nông dân
không nhận được thuận lợi nào từ hoạt động của các tổ chức này
Mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông của nhà nước
trong việc phổ biến khoa học công nghệ cũng không đầy đủ. Có rất ít thông tin
được chuyển giao cho các hộ nông dân sản xuất
Chiến lược phát triển các cây lâu năm
- Trồng xen để có thu nhập từ thời kì đầu và giảm rủi ro.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 17

- Đẩy mạnh chế biến ngay tại địa phương bao gồm cả sản phẩm và gỗ để nâng
cao giá trị sản phẩm và thu nhập.
- Nông hộ cũng nên giành một diện tích nhỏ để trồng các cây lương thực thực
phẩm và nuôi các tiểu gia súc như ngỗng và sử dụng các sản phẩm dư thừa và cỏ
xung quanh đồn điền.
- Thành lập các hợp tác xã, các hiệp hội theo phương pháp dần dần để tránh sự
đổ vỡ và trùng lặp chức năng và nhiệm vụ. Có lẽ là nên bắt đầu từ việc kinh doanh
ví dụ kinh doanh đầu ra và đầu vào.
2.5 Hệ thống canh tác lúa cá
2.5.1 Khái niệm
Hệ thống kết hợp giữa việc sản xuất lúa và nuôi cá. Hệ thống này có thể
hiểu nghĩa rộng, việc nuôi cá có thể là các hình thức nuôi trồng thuỷ sản khác
như tôm.
Hệ thống canh tác lúa cá phát triển khắp các vùng trong cả nước. Mô hình
này thường thấy nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
Mô hình luân canh lúa – tôm là mô hình có tính đặc thù của những vùng
nhiễm mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nét đặc thù của mô hình này
là tôm được thả nuôi trong mùa khô theo phương thức quảng canh cải tiến (khi
nguồn nước trên sông bị nhiễm mặn) và lúa được tiến hành canh tác trong mùa
mưa (nước ngọt).
2.5.2 Đặc điểm chung của hệ thống
Tăng thu nhập (giá trị của cá cao hơn lúa, bờ nuôi thả cá có thể trồng các
cây màu/cây ăn quả).
Giúp cho việc phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả (cá như là 1 thành phần của hệ
sinh thái đồng ruộng).
- Trong quá trình đấu tranh sinh tồn, cá nuôi trong ruộng lúa có thể ăn các loại
côn trùng, các loại nhện và nhiều loại thức ăn khác không phân biệt loài có lợi hay
không trong ruộng lúa.
- Trong điều kiện bình thường vai trò của côn trùng thiên địch có ý nghĩa lớn
hơn đối với sự đóng góp của cá trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên trong điều
kiện một số rầy nâu gia tăng mạnh mất cân bằng với thiên địch, vai trò của cá có
thể phát huy hơn.
2.5.3 Những vấn đề của hệ thống
- Các hoá chất sử dụng trong thâm canh lúa hầu hết gây độc cho cá và các loại
thủy sản.
- Giống (cá, tôm). Chất lượng giống không đảm bảo là một trong những
nguyên nhân dẫn đến phát sinh dịch bệnh gây tổn thất cho người nuôi.
- Thiếu vốn. Đầu tư cho nuôi trồng thủy sản chi phí cao.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 18

- Thức ăn
- Vệ sinh môi trường. Hệ thống kênh mương cho việc nuôi trồng thủy sản
chưa hoàn chỉnh, nên dễ gây ô nhiễm môi trường nuôi và dễ phát sinh dịch bệnh,
gây tổn thất cho người nuôi.
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, thủy sản chưa hoàn chỉnh. Do người dân
sản xuất còn mang tính tự phát, chủ yếu dựa vào lợi thế về đất đai và năng lực
sản xuất. Nhưng họ không biết rằng đào ao nuôi tôm không theo quy hoạch sẽ
phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên của vùng, dẫn đến những mẫu ruộng canh tác lúa
xung quanh của các hộ không có điều kiện nuôi tôm do thiếu vốn và kỹ thuật bị
thất mùa, khiến cho đất đang trồng lúa cho năng suất cao bị nhiễm phèn, nhiễm
mặn, trở thành hoang hoá và gây khó khăn cho canh tác lúa.
2.5.4 Hướng phát triển của hệ thống.
- Mô hình luân canh lúa - tôm là mô hình triển vọng cao, phù hợp với chính
sách chuyển dịch cây trồng vật nuôi, nhưng tính bền vững của mô hình chưa cao.
Để nâng cao tính bền vững của mô hình lúa – tôm cần có một chiến lược phát
triển trại giống chất lượng cao gần địa bàn nhằm đáp ứng được nhu cầu
tôm giống và tập huấn chuyển giao qui trình kỹ thuật cho người nuôi. Ngoài
ra cần nghiên cứu cải thiện phương pháp chuẩn bị ruộng tôm và giải quyết đầu
ra nhằm đảm bảo thu nhập ổn định cho người dân.
- Quy hoạch lại vùng luân canh lúa - tôm bảo đảm tính khả thi và hiệu
quả. Đông thời phải công khai quy hoạch để người dân biết và chỉ khuyến khích
sản xuất lúa - tôm ở những nơi đã được quy hoạch và đủ điều kiện rửa xả mặn
sau khi nuôi tôm để gieo cấy lúa.
- Giải pháp về hệ thống thủy lợi trước hết là tận dụng và cải tạo hệ thống
thủy nông hiện có cho mục đích nuôi tôm. Bảo vệ và sử dụng các đập ngăn mặn
đã có và xây dựng các đập mới cho các khu vực nằm sâu trong đất liền đã được
quy hoạch để trồng lúa.
2.6 Hệ thống canh tác VAC
2.6.1 Khái niệm
Là hệ thống nông nghiệp với sự kết hợp của ba thành phần chính của hệ
thống là Vườn, Ao và Chuồng nhằm tận dụng tác dụng tương hỗ của mỗi thành
phần để tăng thu nhập đồng thời giảm chi phí đầu vào.
Trong vườn kết hợp trồng nhiều loại cây theo nhiều tầng để tăng chất dinh
dưỡng cho đất. Góc vườn trồng rau, đậu đỗ một số cây gia vị, cây làm thuốc...
quanh vườn trồng cây lấy gỗ, mây, dâu, tằm...
Cạnh vườn là ao. Trong ao nuôi cá, thường kết hợp nhiều giống cá để tận
dụng thức ăn. Quanh bờ ao trồng khoai nước; một phần mặt ao thả bèo dựng làm
thức ăn cho lơn. Trên mặt ao có giàn bầu bí, giàn mướp.
Gần ao là chuồng nuôi gia súc, gia cầm, thường là lợn, gà, vịt.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 19

Vườn- Ao- Chuồng có mối quan hệ qua lại. Một phần sản phẩm trong
vườn là quanh ao, bèo thu trên mặt ao dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và nuôi
cá. Ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón cây. Một phần cá thải loại có
thể dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Ngược lại, phân chuồng dùng bón cây
trong vườn, nước phân làm thức ăn cho cá. VAC là thành phần quan trọng trong
kinh tế gia đình ở nông thôn. Trong gia đình nông dân, đồng ruộng cung cấp
lương thực, còn VAC cung cấp đại bộ phận thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày và
một phần thu nhập từ VAC chiếm trung bình 50- 70% tổng thu nhập của gia
đình. Ở mièn núi tỷ lệ này có thể chiếm 80- 90%.
Gần đây, với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình và
phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, VAC không còn bó hẹp trong
khu đất quanh nhà mà đã mở rộng ra trên phạm vi hàng chục, hàng trăm hecta, hình
thành nên những trang trại với những vườn đồi, vườn rừng, đập nước, ao hồ lớn,
những khu chăn nuôi có đủ 3 thành phần, hoặc chỉ có VA, VC, AC hoặc 4 thành
phần VACR...
2.6.2 Đặc điểm của hệ thống VAC:
VAC cung cấp ngay tại chỗ một nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú, góp
phần cải thiện bữa ăn, cải thiện dưỡng chất và đảm bảo an toàn lương thực ở các hộ
gia đình. VAC làm tăng thu nhập của gia đình, cải thiện đời sống của đông đảo
nhân dân và góp phần đáng kể vào phong trào xoá đói giảm nghèo.
VAC góp phần làm đẩy mạnh thâm canh và đa dạng hoá nông nghiệp, thực
hiền chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở nông thôn, ở vùng đồng bằng, nhờ VAC
mà tiềm năng to lớn được khai thác hợp lý hơn, sản xuất đa dạng, phong phú hơn,
đem lại thu nhập tăng gấp nhiều lần trước đây, ở vùng ven biển, nhờ làm VAC đã
tạo ra một chỗ dựa vững chắc cho các gia đình tiến lên cái tạo, khai thác những
vùng đất cát, thực hiện định canh, định cư, tổ chức trang trại trù phú, hình thành
những vùng nông thông giàu đẹp.
Kỹ thuật áp dụng trong VAC là kỹ thuật thâm canh sinh học cao. Trong
vườn trồng cây theo nhiều tầng, trồng xen, trồng gối cho cây leo lên giàn, dưới ao
nuôi nhiều loại cá theo các tầng nước khác nhau; sử dụng một cách hợp lý nhất
năng lượng Mặt Trời, thông qua quang hợp được tái tạo dưới dạng năng lượng
chứa trong sản phẩm thực vật làm thức ăn cho người và gia súc, củi đun và nguyên
liệu cho tiểu thủ công nghiệp các chất thải được đưa vào những chu trình sản xuất
mới và cũng được biến thành những sản phẩm hữu ích, với vốn đầu tư không nhiều
nhưng hiệu quả kinh tế lại cao.
Hệ thống VAC rất gần gũi và là nên tảng với nền nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp về mặt kinh tế đảm bảo được hiệu
quả lâu bền, về mặt xã hội, không làm phân hoá giàu nghèo, không bần cùng hoá
một bộ phận lớn nông dân gây ra những tệ nạn xã hội, huy động được nhiều nguồn
lao động và phát huy được những nét đẹp truyền thống của cộng đồng nông thôn;
về tài nguyên môi trường là bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của
nông thôn, hạn chế những tác động xấu đến môi trường. Đứng trên phương diện

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 20

này mà xét thì hệ thống VAC có khả năng đáp ứng được yêu cầu của một nền nông
nghiệp sạch và bền vững.
VAC góp phần bảo vệ, cải tạo môi trường, tạo cảnh quan thanh bình, tươi
đẹp, là nơi giải trí lành mạnh, nơi nghỉ dưỡng tuổi già, nơi diễn ra các hoạt động
văn hoá du lịch.
VAC là nơi giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, là nơi vừa học vừa làm, rèn
luyện kĩ năng lao động nghề vườn và giáo dục lòng yêu lao động, quí trọng thành
quả lao động cho thanh niên.
Tóm lại, VAC là một hệ sản xuất bảo vệ môi trường và phát triển nền
nông nghiệp bền vững
Việc phát triển kinh tế kết hợp với BVMT trở thành một tiêu chuẩn có tính
nguyên tắc trong mọi hoạt động kinh tế hiện nay. Về phương diện này, kinh tế
VAC đã và đang giữ một vai trò quan trọng bảo đảm sự cân bằng sinh thái, tuân thủ
các quy luật vốn có của tự nhiên, tránh nhưng can thiệp có tính thô bạo của kỹ thuật
vào các quy luật này. Điều này được thể hiện:
- VAC là một hệ sản xuất không có phế thải với chu trình tái sinh nhanh.
Các phế thải sinh hoạt gia đình của chăn nuôi dùng để bón cây ở vườn, nuôi cá ở
ao cá của ao dùng cho người và gia súc.
- Tận dụng triệt để các đặc điểm của đất đai để sản xuất của cải vật chất.
Đất vùng cao thiếu nước trồng cây chịu hạn, tạo vườn cây lấy gỗ và che phủ đất
giữ nước, chống xói mòn. Ở những vùng đất bằng trồng cây ăn quả, cây công
nghiệp; vùng đất thấp, trũng thì cải tạo thành ao nuôi các loại thủy sản.
- Hệ thống VAC do trồng xen, trồng gối, tính đa dạng sinh học cao, cân
bằng sinh thái tự nhiên được đảm bảo, ít xuất hiện sâu hại phá hoại mùa màng,
không tốn kém chi phí trừ bệnh hại, vừa kinh tế, vừa không gây ô nhiễm môi
trường.
Các mô hình VAC đều tập trung vào việc sử dụng và bảo vệ các nguồn tài
nguyên tái tạo gắn liền với cuộc sống. Đó là tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài
nguyên nước và tài nguyên đa dạng sinh học. Các loại tài nguyên này đã được
sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất, cải thiện đáng kể điều kiện sinh thái và môi
trường.
2.6.3 Những vấn đề của hệ thống
Phần lớn các mô hình VAC đều tự phát do dân tự làm nên chưa có quy
hoạch tổng thể, gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Các mô hình VAC chủ yếu mới là chú trọng phát triển sản xuất trước mắt,
nhỏ lẻ, chưa quan tâm đầy đủ đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội.
Đặc biệt tính thị trường sản xuất hàng hóa tập trung để xuất khẩu còn rất hạn chế.
Chưa có những biện pháp phù hợp, các cơ chế chính sách và sự phối hợp
liên ngành của các cấp trung ương và địa phương để nhân rộng các mô hình
VAC, đặc biệt việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân còn nhiều khó khắn.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 21

2.6.4 Hướng phát triển của hệ thống.


Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế VAC còn rất lớn, quỹ đất trồng
trọt, các vườn tạp vẫn còn nhiều, và để chuyển đổi sang các mục đích sử dụng
khác nhau cần nhiều vốn, nhưng trên thực tế, vốn cho vay để phát triển kinh tế
VAC còn rất hạn chế. Do đó, cần xây dựng một hệ thống tín dụng có kiểm soát,
tạo ra kênh tín dụng thuận lợi cho nông dân phát triển kinh tế VAC. Cần tổ chức
chuyển giao kỹ thuật và kiểm soát việc sử dụng vốn và thanh toán với ngân hàng.
Đưa việc phát triển kinh tế VAC thành một nội dung trong chủ trương xây
dựng nông thôn mới. Việc phát triển kinh tế VAC là một nội dung có ý nghĩa hết
sức quan trọng trong phát triển nông thôn toàn diện. Do đó, cần có sự hậu thuẫn
và ủng hộ cua các cấp có thẩm quyền để đưa sự phát triển kinh tế VAC thành
chiến lược xây dựng nông thôn mới.
Cần có những biện pháp tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng và thực hiện tốt liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học
và nhà kinh doanh để đảm bảo đầu ra ổn định, tạo điều kiện để nông dân an tâm
sản xuất và cải thiện điều kiện sản xuất.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 22

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CANH TÁC


3.1 Phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác.
Tiến trình nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác gồm 6 bước:
- Chọn vùng chiến lược và điểm nghiên cứu,
- Mô tả điểm nghiên cứu và nhận biết khó khăn, trở ngại,
- Đặt giả thuyết và thiết kế thí nghiệm,
- Thử nghiệm những hợp phần kỹ thuật,
- Sản xuất thử và đánh giá,
- Đưa ra sản xuất đại trà.
Trong tiến trình nghiên cứu hệ thống canh tác, ở mỗi giai đoạn đều có sự
phối hợp với nông dân, cán bộ khuyến nông và các trạm trại nghiên cứu. Kết
hợp với trạm trại nghiên cứu khởi sự từ bước đầu tiên đến giai đoạn thứ tư (thử
nghiệm những hợp phần kỹ thuật), riêng liên kết với cán bộ khuyến nông và
nông dân sẽ đi suất quá trình nghiên cứu. Vì hệ thống luôn thay đổi theo thời
gian và bước tiến triển tùy theo thành tựu của khoa học và các giải pháp kỹ thuật
thích hợp đưa vào, do vậy những phản ánh từ nông dân, cán bộ khuyến nông rất
quan trọng để nhóm nghiên cứu chọn giải pháp thích hợp đưa vào. Thêm vào đó,
từ những thông tin phản hồi, vùng chiến lược cần nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa
và cải tiến sao cho từng bước khai thác tiềm năng một cách đúng đắn thông qua
phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác.
3.1.1 Mục đích nghiên cứu.
Để xác định và hiểu rõ các nhân tố trở ngại hoặc giới hạn phát triển sản
xuất làm cơ sở đề xuất các giải pháp (thuộc nhiều lĩnh vực: chính sách, quản lý,
kỹ thuật…) nhằm cải thiện tình hình sản xuất, mang đến thu nhập cao hơn, nâng
cao đời sống nông dân.
3.1.2 Các phương pháp điều tra nghiên cứu
Các phương pháp không qua hình thức điều tra:
- Tham khảo kết quả những nghiên cứu trước: điều này giúp nhóm nghiên
cứu có được thông tin khoa học mà tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí
nghiên cứu.
- Tham khảo các dư liệu thứ cấp khác: như các loại bản đồ, không ảnh, số
liệu kí tượng thủy văn, thống kê dân số, nông nghiệp…
- Quan sát trực tiếp: đi dã ngoại, khảo sát điểm nghiên cứu theo những
hướng nhất định. Thời gian khảo sát phù hợp (sinh trưởng cây trồng, vật nuôi)
tránh những giai đoạn chuẩn bị vào mùa hoặc thu hoạch của nông dân.
Các phương pháp điều tra:
Các hình thức không thông qua điều tra sẽ giúp nhóm nghiên cứu có một
số thông tin ban đầu về địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, khi tiến hành nghiên
cứu nhóm nghiên cứu luôn phải có các cuộc điều tra của riêng mình để làm sáng
tỏ hơn những trở ngại, khó khăn của vùng nghiên cứu.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 23

Có nhiều cuộc điều tra theo hình thức phỏng vấn chính thức hoặc thông
qua phiếu điều tra. Phiếu điều tra (phiếu câu hỏi) là tập hợp các câu hỏi được
soạn sẵn. Nội dung và cơ cấu phiếu điều tra tùy thuộc vào mục đích của cuộc
phỏng vấn. Phỏng vấn bán chính thức dùng bảng kê các câu hỏi chủ chốt, người
phỏng vấn sẽ phát triển cuộc phỏng vấn tùy theo đối đáp của người được phỏng
vấn.
Có 4 phương pháp điều tra với các đối tượng khác nhau:
- Phỏng vấn những người am hiểu nhất về một nội dung nào đó.
- Phỏng vấn bán chính thức cá nhân nông dân.
- Phỏng vấn nhóm nông dân.
- Phỏng vấn chính thức cá nhân nông dân.
3.1.2.1 Phương pháp hỏi những người am hiểu sự việc (KIP):
Hỏi những người am hiểu sự việc về một chuyên đề là phương pháp thông
dụng để tìm hiểu thêm hoặc xem xét lại những thông tin đã có từ trước.
KIP (Key Informant Panel – nhóm người cung cấp thông tin chủ yếu) là
nhóm người am hiểu nhất về một chuyên đề nào đó. Họ đại diện cho nhiều lĩnh
vực khác nhau với những đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau. Những người tham
gia KIP bao gồm nông dân, người buôn bán, chủ ngân hàng, chính quyền xã,
nhân viên khuyến nông địa phương, thầy giáo… Số người lý tưởng nhất cho một
KIP là từ 7 ÷15 người.
Các bước thực hiện phương pháp KIP:
- Xác định những thông tin cần thu thập.
- Tiếp xúc với chính quyền địa phương hoặc người đứng đầu tổ chức, cơ
quan, cộng đồng để giải thích mục đích của việc thu thập và loại thông tin cần
thiết, xác định “tiêu chuẩn” và số lượng thành viên KIP.
- Tiếp xúc với những người dự kiến sẽ tham gia KIP để giải thích cho họ về
mục đích của thảo luận KIP. Xác nhận sự tham gia của họ vào nhóm và xác định
thời gian, địa điểm thảo luận nhóm.
- Thảo luận KIP. Khi tiến hành thảo luận nhóm KIP, cần xác định lại mục
đích cần đạt được của việc thu thập số liệu, mục tiêu sử dụng thông tin. Cần
nhấn mạnh lợi ích của địa phương hoặc cộng đồng khi sử dụng các thông tin từ
buổi thảo luận.
Ưu nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: đây là phương pháp thu thập thông tin nhanh, đáng tin cậy và ít
tốn kém. Phương pháp này giúp những người tham dự tích cực trong việc thu
thập và phân tích dữ liệu. Các vấn đề thường được trao đổi và hiệu quả với KIP
gồm: những sự việc có tính đại chúng hoặc có thể quan sát trực tiếp; những đặc
điểm nổi bật của cộng đồng; những vấn đề ít cần thiết đánh giá, phán đoán;
không có câu hỏi gây tranh luận, bàn cãi.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh
Bài giảng Hệ thống canh tác http://www.ebook.edu.vn 24

- Nhược điểm: những ý kiến cực đoan, khác thường hoặc những ý kiến hay
sẽ bị triệt tiêu vì cần có sự thống nhất; người điều hành cuộc thảo luận phải có
bản lĩnh để điều phối, gợi ý cho các thành viên tham gia cuộc thảo luận đưa ra
những ý kiến khách quan, trung thực, chế ngự các ý kiến cực đoan gây tranh cãi
không có lợi cho thảo luận.
3.1.2.2 Phóng vấn bán chính thức nông dân:
Đây là phương pháp sử dụng một bảng danh sách các thông tin cần thu
thập với các câu hỏi mở.
Ưu nhược điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: giúp các thành viên nhóm nghiên cứu cùng làm việc chung với
nhau để đạt được thỏa thuận sơ khởi về địa điểm sẽ tiến hành nghiên cứu; nhóm
nghiên cứu cũng có thể sắp đặt kế hoạch thí nghiệm và thu nhận phản ánh từ
nông dân; bản liệt kê những câu hỏi mở có thể gợi cho người điều tra những câu
hỏi tiếp theo về những vấn đề quan trọng.
- Nhược điểm: chỉ mang lại những thông tin định tính, tốn nhiều thời giờ;
do nhóm nghiên cứu phải tiếp xúc với từng đối tượng nên sẽ có rất ít nông dân
được phỏng vấn trong một đơn vị thời gian; cần có kinh nghiệm và kỹ năng
trong việc thực hiện phỏng vấn.
3.1.2.3 Phỏng vấn chính thức nông dân với nội dung chuyên sau:
Đây là cuộc phỏng vấn ngắn tập trung vào các câu hỏi có nội dung chuyên
sau nhưng rõ ràng về hoàn cảnh nông hộ, những khó khăn trở ngại trong sản
xuất, phát triển nông thôn. Mục tiêu cụ thể của việc khảo sát là cung cấp thông
tin cho việc thiết kế các thí nghiệm về co cấu cây trồng, vật nuôi cho một vùng
sản xuất.
Phần lớn các câu hỏi tập trung vào những giả thuyết về những trở ngại
chủ yếu cho việc thâm canh cây trồng, vật nuôi như là lao động, tiền vốn, trình
độ hiểu biết của nông dân, loại đất đai và mức độ sử dụng đất và những khó
khăn khác có thể có.

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh

You might also like