You are on page 1of 1

Đạo đức xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam

Trong thời đại hiện nay, việc làm từ thiện của các doanh nghiệp trong nước cũng không phải là một điều quá
xa lạ. việc làm ấy ngày càng nhiều hơn, rộng rãi hơn và không chỉ có các doanh nghiệp lớn mới làm công
việc với nghĩa cử cao đẹp đó mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng góp sức vào công việc này.
Người Việt Nam có câu “là lành đùm lá rách” , một câu ca dao thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà
việc làm ấy chính là thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Các doanh nghiệp Việt
đã thực hiện việc làm ấy bằng cách tài trợ cho các cá nhân, tổ chức gặp khó khăn về mặt vật chất như tiền
mặt, vật phẩm,… và một phần chính là tinh thần, giúp họ cảm thấy mình luôn có một vòng tay che chở, đi
theo và ủng hộ mình và vượt qua khó khăn giúp họ có thêm động lực để sống và đi lên. Một khi quyết định
làm từ thiện họ thường có mục đích là làm từ thiện để giúp tâm hồn mình thêm nhẹ nhõm, thấy cuộc đời tốt
đẹp hơn, và mang tính chất chủ quan của người chủ doanh nghiệp nhiều hơn. Có người vì lòng tin về tôn
giáo hoặc vì nhiều nguyên nhân khác, nhưng quan trọng hơn có chính là ý thức và nghĩa vụ của mình với
cộng đồng. Hoạt động từ thiện giúp các cá nhân và các tổ chức gắn kết với người gặp khó khăn với nhau
hơn và đó được xem là bước đi đúng đắn của doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động từ thiện của các doanh
nghiệp mà các gia đình đã có bữa cơm ăn, các em nhỏ có sách vở, tiền học phí và dụng cụ học tập để tới
trường, các em nhỏ không may bị dị tật bẩm sinh hay bị nhiễm chất độc da cam thêm động lực để sống và
để họ thấy họ không hề bị xã hội bỏ rơi,… những việc làm từ thiện ấy chỉ là một phần nhỏ nhoi của người
này nhưng đã là một điều lớn lao, an ủi của những người gặp khó khăn.Lấy ví dụ về việc làm ấy như công ty
SaiGon tourist tặng gần 8 tỷ đồng (năm 2006) cho quỹ từ thiện mỗi năm và đến nay các giải golf do công ty
này tồ chức đã quyên góp được 1,6 tỷ đồng (theo http://linvn.org cung cấp), công ty Đại Đồng Tiến tặng gần
5,5 tấn gạo (khoảng 55 triệu đồng) cho 387 hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại Dang Mao (YangMao) –
huyện Krông Bông cách thành phố Buôn Mê Thuột (ĐakLak) gần 100km (theo http://daidongtien.com.vn).
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng chỉ có mục đích là từ thiện mà mục đích chính đó là maketing và
theo chị Phạm Thị Bảo Trinh – trưởng bộ phận gây quỹ của Saigon’s Children Charity, một quỹ từ thiện phi
chính phủ hoạt động rất hiệu quả :” trong số các doanh nghiệp hiện nay 40% doanh nghiệp đơn thuần chỉ
làm từ thiện, 40% doanh nghiệp là maketing còn lại 20% là cả hai lý do trên.” Nhiều doanh nghiệp xem hoạt
động từ thiện để đánh bóng thương hiệu của mình nhưng một phần doanh nghiệp lấy từ thiện ra để làm trò
đùa. Gần đây, sự kiện vẫn còn nóng hổi trong “Đêm hội Hoa Hậu trái đất và Doanh nhân hướng về miển
Trung”, diễn ra ở khách sạn Queen Plaza, thành phố Hồ Chí Minh, đêm 11/11/2010. Sự kiện được đăng ký
vào danh sách kỷ lục Việt Nam với việc hơn 90 hoa hậu và doanh nhân cùng có mặt để chung tay từ thiện,
rất nhiều hiện vật được đưa ra bán đấu giá như viên Rubi khổng lồ, bộ tứ linh đã được các doanh nghiệp
mua nhưng sau nhiều ngày chờ đợ vẫn không thấy trả tiền và lúc đó ban tổ chức mới biệt mình bị lừa. Mà
nguyên nhân chủ yếu chính là đánh bóng thương hiệu của mình.
Việc làm từ thiện là một cử chỉ đẹp và đáng được trân trọng, thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu
thương lẫn nhau của người dân Việt Nam và cần được khuyến khích nhiều hơn. Nhưng các doanh nghiệp
hãy đến với từ thiện bằng tấm lòng của mình để việc làm từ thiện thêm ý nghĩa và đừng lấy cử chỉ cao đẹp
đó ra làm trò đùa.

Người viết bài:


Họ và tên: Dương Thành Trung
Lớp: CDQT12B
Trường: ĐH Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh
Email: trungdl@ymail.com

You might also like