You are on page 1of 23

Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina

Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

CHƯƠNG 1:
PHẦN 1: CHÚA GIÊ SU TRÊN NÚI CÂY DẦU........................................................2
PHẦN 2: CÁC THỊ KIẾN VỀ TỘI ÁC CỦA CHÚNG TA. HẤP HỐI ĐỢT THỨ
NHẤT............................................................................................................................4
PHẦN 3: THỊ KIẾN VỀ CÁC VIỆC CHUỘC TỘI KINH KHỦNG, VỀ NHỮNG
TAI HẠI TỘI LỖI TRONG GIÁO HỘI, VÀ VỀ SỰ VÔ ƠN CỦA CON NGƯỜI.
HẤP HỐI LẦN HAI......................................................................................................9
PHẦN 4: CHÚA GIÊSU VÃN HỒI SINH LỰC DO CÁI NHÌN VỀ ƠN CỨU ĐỘ
CHÚNG TA. THỊ KIẾN VỀ TẤT CẢ CUỘC KHỔ NẠN MÀ NGÀI CHẤP NHẬN.
CƠN HẤP HỐI THỨ BA............................................................................................19

Trang 1
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

PHẦN 1: CHÚA GIÊ SU TRÊN NÚI CÂY DẦU

Sau khi lập phép Thánh Thể, Chúa Giêsu rời nhà Tiệc Ly với mười một tông đồ. Tâm
hồn Ngài buồn bã và nỗi buồn mỗi lúc một tăng mạnh. Ngài dẫn các tông đồ theo một
con đường vắng vẻ, vào thung lũng Josaphat, tiến về phía vườn Cây Dầu. Lúc các
Ngài ra khỏi nhà tiệc ly, tôi đã thấy mặt trăng nhô lên trên đỉnh núi, nó vẫn chưa hoàn
toàn đầy đặn.

Khi Chúa Giêsu tản bộ gần thung lũng với các môn đệ, Ngài bảo các ông rằng vào
ngày tận thế Ngài sẽ trở lại đây để phán xét thế gian, nhưng không còn thấp kém mà
đầy vinh quang. Khi đó người ta sẽ rất mực sợ hãi và kêu lên: “Núi đồi kia hỡi, hãy
đổ nhào trên chúng ta đi”. Các môn đệ không hiểu Ngài. Họ cứ nghĩ là sự mệt mỏi,
kiệt sức đã làm náo loạn tư tưởng của Ngài. Chúa Giêsu còn nói: “Đêm nay tất cả các
con sẽ vấp phạm vì Thầy; vì có lời chép lại: Ta sẽ đánh kẻ chăn, và bầy chiên sẽ phải
tan tác. Nhưng khi nào Thầy sống lại rồi, Thầy sẽ đi trước các con đến Galilê”.

Các tông đồ vây quanh Chúa Giêsu, tha thiết biểu lộ tình yêu của họ bằng nhiều cách
khác nhau, sốt sắng phản đối rằng họ sẽ không bao giờ bỏ rơi Ngài. Vì Chúa Giêsu cứ
tiếp tục nói theo chiều hướng ấy, nên Phêrô thưa cùng Chúa: “Cả khi tất cả mọi người
vấp phạm vì Thầy, phần con, con sẽ không bao giờ vấp phạm”. Chúa trả lời ông:
“Chớ gì như vậy, Thầy nói cho con hay, ngay đêm nay trước khi gà gáy, con đã chối
thầy ba lần”. Nhưng Phêrô chẳng muốn tin chuyện đó chút nào: “Dù phải chết với
Thầy, con cũng không chối Thầy”. Tất cả các vị khác cũng nói như vậy. Các ngài tiếp
tục đi nhưng thỉnh thoảng cũng dừng bước mỗi khi Chúa Giêsu trở nên buồn rầu hơn.
Phần các tông đồ, các ông tìm cách thuyết phục Ngài rằng các nỗi buồn sầu của Ngài
không có nền tảng thực tại. Các ông đã quá mệt mỏi trong sự cố gắng vô ích này, các
công còn bắt đầu hoài nghi nữa, thế là cơn cám dỗ ào đến với các ông.

Các ngài băng qua suối Cedron không phải bằng chiếc cầu nơi vài giờ sau đó Chúa
Giêsu bị dẫn đi qua như 1 kẻ tù tội, mà bằng 1 chiếc cầu khác vì họ không đi theo
đường chính mà vào vườn Giét-sê-ma-ni. Ngôi vườn cách nhà tiệc ly khoảng một
dặm rưỡi, vì từ nhà tiệc ly đến thung lũng Josaphat là ba phần tư dặm và cũng khoảng
như vậy từ Josaphat đến Giét-sê-ma-ni. Chính tại đây, trong những đêm cuối cùng,
Chúa Giêsu đã dạy dỗ các môn đệ. Người ta có thể thấy vài ngôi nhà trống, không
khóa cửa ở bên ngoài khu vườn. Ngôi vườn này thật rộng rãi, chỉ có vài bông hoa và
cây ăn trái với một hàng rào bao quanh. Nơi đây đôi khi được sử dụng như một sân

Trang 2
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

chơi hay một nơi để nghỉ ngơi cầu nguyện, nhóm tông đồ và vài người khác có chìa
khoá của khu vườn này.

Vườn Cây Dầu nhỏ hơn và được phân cách với vườn Giét-sê-ma-ni bằng một con
đường, nó luôn mở ngỏ và chỉ có một bức tường bằng đất bao quanh. Người ta thấy ở
đây nhiều hang hốc dọc sườn núi, nhiều mô đất cao và nhiều khoảng đất trồng cây
dầu ô-liu và thật dễ dàng để tìm thấy ở đây 1 nơi mai ẩn để cầu nguyện và suy gẫm.
Đây chính là chỗ hoang vắng nhất mà Chúa Giêsu đã tới cầu nguyện.

Vào khoảng 9 giờ tối Chúa Giêsu cùng với các môn đệ đã tới vườn Giét-sê-ma-ni.
Bóng đêm bao phủ mặt đất, dù cho mặt trăng đã chiếu sáng trên nền trời. Chúa Giêsu
bị đè nặng bởi nỗi buồn sầu, và Ngài loan báo sự nguy hiểm sắp tới. Các môn đệ bỡ
ngỡ kinh sợ về chuyện đó. Chúa nói với 8 người trong các ông ở lại vườn Giét-sê-ma-
ni trong khi Ngài đi lên trên để cầu nguyện. Rồi Ngài mang theo Phêrô, Giacôbê, và
Gioan tiến sâu vào vườn Cây Dầu. Nỗi buồn của Ngài lên đến tột độ, vì Ngài cảm
thấy kinh hoàng và cơn cám dỗ đang đến. Khi đó Gio-an hỏi Ngài rằng vì sao Ngài
vốn luôn an ủi họ, mà lại có thể nản lòng đến thế. Chúa Giêsu trả lời: “Linh hồn Thầy
buồn sầu đến nỗi chết được”. Và Ngài thấy từ khắp nơi khắp chốn, nỗi kinh hoàng và
cơn cám dỗ bổ nhào tới như một áng mây dày đặc những bóng ma kinh sợ. Ngài nói
với 3 tông đồ: “Các con hãy ở lại đây và tỉnh thức: hãy cầu nguyện, để khỏi sa chước
cám dỗ”. Ngài đi vài bước về bên trái, xuống 1 con dốc men theo sườn núi, và ẩn
mình bên dưới vòm đá của một cái hang sâu gần hai mét, còn các tông đồ ở lại khu
đất trũng phía bên trên. Mặt đất xuống dốc dần dần khi đi vào hang, có các loại thực
vật treo trên sườn đá rũ xuống giống như 1 cái màn che khuất, đến nỗi người ở bên
ngoài không thể nào nhận thấy người ở bên trong.

Trang 3
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

PHẦN 2: CÁC THỊ KIẾN VỀ TỘI ÁC CỦA CHÚNG TA. HẤP HỐI ĐỢT THỨ
NHẤT

Vào lúc Chúa Giêsu rời bỏ các môn đệ, tôi thấy chung quanh Người một vòng
vây rộng đầy những bóng ma khủng khiếp, mỗi lúc càng xiết lại gần. Sự buồn bã và
nỗi kinh hoàng trong tâm hồn của Ngài không ngừng tăng lên. Ngài run rẩy khi lui
vào hang cầu nguyện, như 1 người lữ hành gấp gáp tìm nơi ẩn náu nhằm tránh cơn
phong ba bão táp bất chợt đang theo sát mình, nhưng những cảnh tượng kinh hoàng
như cũng theo Ngài vào tận đây, mỗi lúc càng trở nên rõ rệt hơn. Hỡi ôi! Cái hang
động nhỏ bé này dường như đang bắt đầu tràn ngập các cảnh tượng ghê gớm và kinh
hoàng của tất cả mọi tội lỗi mà loài người đã và sẽ phạm, từ sự sa ngã của ông bà
nguyên tổ cho tới ngày tận thế, và cảnh tượng các hình phạt mà loài người xứng đáng
nhận lấy. Chính nơi đây, trên núi Cây Dầu, ông Adam và bà Evà đã tới, sau khi bị trục
xuất khỏi vườn địa đàng, các ngài đã than khóc tại chính cái hang này.

Tôi cảm thấy rằng, khi dâng mình cho phép công bình của Thiên Chúa như lễ
vật đền bồi tội lỗi của thế gian, Chúa Giêsu đã trao lại thần tính của Ngài cho sự bảo
bọc của Ba Ngôi Chí Thánh; và gồng mình trong nhân tính rất thánh thiện, rất tinh
tuyền, rất nồng nàn, và dùng sức mạnh duy nhất mà Ngài có là tình yêu mãnh liệt
không gì lay chuyển được nơi trái tim nhân loại của Ngài đề gánh chịu hết mọi nỗi
đau khổ và kinh hoàng.

Ngài ngã sấp mặt xuống đất, tâm tư nặng trĩu những nỗi sầu khổ không nói
thành lời, tất cả tội lỗi của thế gian đều phơi bày trước Người trong sự xấu xa của
chúng và dưới nhiều hình thức khôn kể xiết, Ngài đã gánh lấy chúng, và trong lời cầu
nguyện, Ngài dâng thân xác đáng kính của Ngài cho phép công bình của Chúa Cha,
để đền chuộc “món nợ khủng khiếp” ấy. Nhưng Satan, như được phong làm vua trong
những giờ phút kinh hãi này, trong lúc lấy làm vui thú vô cùng trước những cảnh
tượng khủng khiếp ấy, đã rất kích động buông xả cơn cuồng nộ vào Chúa Giêsu và đã
phô diễn trước tâm nhãn của Người những cảnh tượng mỗi lúc càng kinh khiếp, đồng
thời buông những lời như thế này vào nhân tính đáng kính của Ngài: “Ngươi còn đòi
lãnh lấy trên mình ngươi cả thứ tội này nữa hả? Người bằng lòng đền tội sao? Ngươi
đang chuẩn bị đền bù cho bấy nhiêu tội ác ấy à?”.

Lúc ấy, 1 dải sáng dài rọi xuống từ Trời cao như 1 con đường ánh lên giữa
không trung, và từ đó 1 đạo binh các thiên thần bay đến bên Chúa Giêsu để nâng đỡ

Trang 4
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

và tiếp sức cho Ngài. Hang động vẫn đầy những hình thù gây khiếp hãi do tội lỗi của
chúng ta. Chúa Giêsu đã gánh lấy các tội ác ấy, nhưng Thánh Tâm chan chứa tình yêu
toàn hảo dành cho Thiên Chúa và loài người đang tràn ngập đau khổ và nặng trĩu bởi
gánh nặng của vô số tội lỗi gớm ghiếc đó. Khi đống tội lỗi chồng chất ấy, như sóng cả
đại dương, ập qua tâm hồn của Ngài, Satan đã gợi cho Chúa, như ngày xưa trong
hoang địa, vô số chước cám dỗ, nó còn dám tạo ra cả 1 loạt các lời cáo buộc Người:
“Gánh lấy tất cả những thứ đó trên mình ngươi à? Trong khi chính ngươi cũng chả
trong sạch gì?”. Thế rồi, nó bày ra trước mắt Ngài 1 bản cáo trạng, và gán cho Ngài 1
loạt những lời cáo buộc tưởng tượng đầy trơ trẽn của âm ty địa ngục.

Nó sỉ vả Chúa Giêsu về những lầm lỗi của các môn đệ của Người, về những
gương xấu mà các ngài đã gây nên, và những xáo trộn mà Ngài đã đưa vào thế gian
khi huỷ bỏ các tập tục cổ hũ. Miệng lưỡi Satan vô cùng quỷ quyệt và gay gắt, về
khoản này chắc ngay cả những người thuộc nhóm biệt phái Pharisêu cũng chẳng thể
vượt qua nổi: Nó tố cáo Chúa Giêsu là nguyên do gây ra vụ sát hại các Anh Hài,
cũng như các khó nhọc và đau khổ cho cha mẹ của Người lúc ở Ai Cập, về chuyện đã
không cứu Gioan Tẩy Giả khỏi cái chết, đem chia rẽ vào các gia đình, bảo trợ cho các
nhân vật tai tiếng, từ chối chữa bệnh, gây thiệt hại cho cư dân thành Ghê-ra-sa bằng
cách cho phép những người bị quỷ ám lật đổ các bồn lên men rượu của họ và để cho
bọn quỷ xô nhào cả bầy heo của họ xuống biển. Nó còn tố cáo Người đã bỏ mặc gia
đình mình, phí phạm của cải của người khác; mặt khác, Satan muốn lay chuyển
Người, nó bày vẽ cho Người những ý tưởng mà hắn nghĩ rằng đã cám dỗ được những
con người bình thường phạm phải vào giờ phút cuối cùng khi rơi vào tuyệt vọng.

Nó không được cho biết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, và nó chỉ có thể
cám dỗ Người như 1 người phàm công chính nhất. Chúa Cứu Thế của chúng ta đã để
cho nhân tính lấn át vượt cả thiên tính như thế, bởi vì Người bằng lòng chịu đựng sự
cám dỗ như những linh hồn thánh thiện thường hay bị chỉ trích về những thành quả
công việc tốt lành của họ vào giờ lâm tử. Để uống cạn chén đắng, Người đã chịu để
cho ma quỷ cám dỗ nhân tính thánh thiện của Người, như hắn đã từng cám dỗ người
ta khoe khoang công trạng của mình để tôn lên giá trị của bản thân và đặt trên cả
những gì kẻ ấy có được nhờ sự kết hiệp với hy lễ của Đấng Cứu Chuộc chúng ta.
Satan làm đủ mọi cách để kết tội Chúa Giêsu, và một trong những điều đó là, hắn chỉ
trích Người đã sử dụng số tiền gia tài của Maria Madalena mà Người nhận được từ
Lazaro ở Magdala.

Trong những tội lỗi của cả thế gian mà Chúa Giêsu tự nguyện gánh lấy, tôi
cũng thấy cả tội lỗi của mình. Và từ trong vòng vây của các chước cám dỗ bao quanh
Người, 1 dòng chảy đã thoát ra và đổ dồn về phía tôi, và trong dòng chảy đó tôi thấy

Trang 5
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

rõ mồn một từng tội lỗi của mình. Trong giờ phút kinh hoàng đó, tôi đã luôn chăm
chú ngước mắt nhìn lên Đức Lang Quân Thiên Thượng, tôi khóc lóc và cầu nguyện
với Ngài, và cùng với Ngài tôi quay về phía các vị thiên thần an ủi. Hỡi ôi! Chúa
quằn quại như 1 con sâu dưới gánh nặng đau thương và khủng khiếp!

Lúc Satan buông xối xả những lời cáo buộc vào Chúa Giêsu, tôi khó khăn lắm
mới kiềm chế được cơn giận, nhưng đến lúc nó nói về việc bán tài sản của Madalena
thì tôi đã không thề giữ im lặng được nữa, và tôi đã gào lên: “Sao mi có thể trơ trẽn
đổ tội cho Người khi đem bán gia tài của Madalena? Chẳng phải chính tôi đã thấy
Người dùng số tiển Lazaro đã biếu tặng ấy để làm việc phúc đức, giải thoát 28 con nợ
đáng thương bị tống giam tại Thirza hay sao?”

Lúc đầu, Người bình thản quỳ gối cầu nguyện; nhưng chẳng bao lâu linh hồn
Người hoảng hốt trước cảnh tượng vô số các tội ác cùa loài người và những sự vô ơn
của họ đối với Thiên Chúa. Ngài bị xâm chiếm bởi nỗi kinh hoàng chí tử và nỗi đau
quá to lớn đến độ Người đã run lên và kêu lớn: “Abba, lạy Cha của con, nếu có thể
xin cho chén này lìa xa con! Lạy Cha, mọi sự với Cha đều có thể; xin cất chén này xa
khỏi con!”. Rồi Ngài hồi tâm lại thưa: “Nhưng xin theo ý Cha, chứ đừng theo ý con”.
Ý của Ngài và ý của Cha Ngài vốn là một, nhưng giờ đây Tình Yêu Cao Cả muốn
phó Ngài đơn độc cho sự yếu đuối của bản tính loài người, nên Người đã run rẩy khi
nhìn thấy cái chết.

Tôi đã thấy trong hang đầy rẫy những bóng ma khủng khiếp. Tất cả tội lỗi,
những điều tàn ác, các nét xấu xa, những điều vô ơn bội nghĩa của loài người đang
hành hạ và dày vò Người đến cùng. Người cảm thấy sự kinh hoàng của chết chóc và
nỗi khiếp đảm trước cảnh tượng của những khổ hình mà Ngài sắp phải chịu để đền tạ
tội lỗi như một con người bình thường. Chúng vây quanh, dồn ép và tấn công Người
dưới hình thù của các bóng ma gớm ghiếc. Người ngã nghiêng bên này rồi lại sang
bên khác, đan chặt đôi bàn tay vào nhau, toàn thân Người ướt đẫm mồ hôi lạnh toát,
và Người run rẩy. Rồi Người lại trụ dậy, nhưng đầu gối thì chao đảo và chắc hẳn là
khó có thể chống đỡ thân thể được. Vẻ mặt Người xanh xao, Ngài đã hoàn toàn biến
sắc, môi của Người trắng bệt và tóc tai thì dựng đứng.

Vào lúc 10 giờ rưỡi, Người trỗi dậy, chao đảo gượng bước về phía 3 vị tông
đồ. Người khó nhọc bước lên phía trái của hang động, lê thân đến chỗ đất bằng phẳng
nơi các tông đồ đang thiếp ngủ vì mệt lả, âu lo, và buồn phiền. Người đến bên họ,
như 1 người bị chìm ngập trong nỗi sầu muộn đau đớn và kinh hoàng, vội vàng chạy
đến bên những người bạn thân, nhưng lại cũng giống như 1vị mục tử nhân lành, cho
dù chính mình đang bị những hiểm nguy chực chờ, vẫn vội vàng chạy đến trông nom,

Trang 6
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

lo lắng cho sự an toàn của đoàn chiên đang bị đe doạ. Vì Người biết rằng họ cũng
đang ở trong nỗi kinh hoàng và đang bị cám dỗ. Các thị kiến ghê sợ ấy cứ đeo bám
Người ngay cả trong lúc Người đi tìm các môn đệ.

Khi Người đến nơi và thấy họ đang thiếp ngủ, Người ngã khụy xuống trên đầu
gối bên cạnh họ với 2 bàn tay đan chặt vào nhau, vì Người quá mệt mỏi, cố nén nỗi
sầu khổ và lo lắng, Người hỏi: “Simon ơi, con ngủ ư?”. Khi đó các ông thức giấc và
đỡ Người dậy, và Người nói với các ông trong tâm trạng cô đơn sầu muộn: “Các con
không thể thức được với thầy một canh giờ sao?”. Họ không biết phải nghĩ ngợi đến
điều gì khi họ thấy Ngài xanh xao biến sắc, kiệt quệ, không thề trụ vững thân mình
được nữa, Ngài run rẩy, lảo đảo ướt đẫm mồ hôi, giọng nói của Người lạc hẳn đi và
hầu như không thể nghe được nữa. Nếu không có vầng hào quang quen thuộc tỏa
quanh đầu Người, chắc họ chẳng thể nhận ra Người là Chúa Giêsu. Khi đó Gioan
thưa cùng Người rằng: “Lạy thầy, chuyện gì đã xảy ra vậy? Con có phải đi gọi các
môn đệ khác không? Chúng ta có phải trốn đi không?”. Chúa Giêsu trả lời: “Nếu
Thầy có sống, có giảng dạy, có làm phép lạ thêm 33 năm nữa cũng không thề sánh
được với những điều Thầy sắp thực hiện từ giờ cho đến sáng mai. Con đừng gọi 8
người kia làm gì, vì họ không thể thấy Thầy trong cảnh khốn cùng này mà không bị
vấp phạm, họ sẽ sa chước cám dỗ, họ sẽ quên khuấy đi nhiều chuyện, và họ sẽ mất
niềm tin vào Thầy nữa. Về phần các con, các con đã thấy Con Thiên Chúa biến hình
vinh hiển, thì các con cũng có thể thấy Ngài trong sự tăm tối và cô đơn này; nhưng
các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện, để khỏi sa chước cám dỗ, vì tâm trí thì mau
mắn nhưng xác thịt lại yếu nhược”.

Người nói những lời này là để khích lệ các ông kiên tâm bền chí nhưng đồng
thời cũng loan báo cho các ông biết cuộc giao tranh mà trong đó bản tính nhân loại
của Người sắp phải chống chọi với cái chết, và cũng cho các ông biết nguyên nhân
làm cho Người suy nhược. Trong nỗi buồn bã khôn xiết, Người nán lại nói chuyện và
ở bên các ông gần 15 phút. Rồi Người quay lại hang, nỗi kinh hoàng trong thần trí
Người lại tăng lên. Còn các tông đồ, họ giang tay về phía Người, khóc lóc đầm đìa,
ôm chầm lấy nhau và hỏi: “Như vậy là thế nào? Chuyện gì đã xảy ra cho Thầy vậy?
Trông bộ dạng của Thầy hoàn toàn cô đơn phiền muộn”. Rồi họ trùm đầu lại và bắt
đầu cầu nguyện, đầy buồn phiền và lo lắng.

Đã 1 tiếng rưỡi trôi qua kể từ khi Chúa Giêsu vào vườn Cây Dầu. Đúng như
Kinh Thánh đã ghi: “Như vậy là các con đã không thề thức được 1 giờ với Thầy?”
Nhưng lời Người nói không nên hiểu theo nghĩa đen hay theo cách tính thời gian của
chúng ta. Ba tông đồ ở với Chúa Giêsu đã cầu nguyện trước hết, nhưng rồi các ông
lại thiếp ngủ, vì các ông đã sa chước cám dỗ bởi thiếu lòng cậy trông. Tám vị môn đệ

Trang 7
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

kia, những người ở lại bên ngoài khu vườn, thì không ngủ. Nỗi đau buồn sầu khổ mà
Chúa Giêsu đã bày tỏ trong cuộc nói chuyện cuối cùng của Người đã làm cho các ông
bồn chồn lo lắng; các ông đi lang thang quanh núi Cây Dầu, tìm 1 nơi để có thể ẩn
mình trong trường hợp gặp nguy hiểm.

Thành phố Jerusalem rất yên ắng. Những người Do Thái đều ở trong nhà, bận
rộn với việc chuẩn bị mừng lễ. Nhưng tôi đã thấy ở đây đó nhiều người bạn hữu và
môn đệ của Chúa Giêsu đi lại tới lui, họ tụ lại với nhau trong bộ dạng lo lắng và rõ
ràng là đang trông ngóng vài tin tức hệ trọng nào đó. Đức Maria Mẹ của Người,
Madalena, Matta, Maria Cleophas, Maria Salome và Salome đã rời nhà tiệc ly và tới
nhà bà Maria, mẹ ông Marcô. Đức Maria đã hoảng kinh trước những lời đồn đãi, nên
muốn cùng các bạn hữu quay về thành để thăm dò tin tức của Chúa Giêsu. Lazarô,
Nicôđêmô, Giuse Arimathi và vài người bà con từ Hêbron đã đến gặp và trấn an Mẹ,
vì như họ tự quan sát và nhận thấy hay nhờ các môn đệ mà biết được những lời tiên
báo buồn thảm của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly, nên họ đã dò hỏi các người biệt phái
quen biết, nhưng họ không thể nghe ngóng được gì về chuyện người ta đang âm mưu
chờ thời cơ ra tay chống lại Chúa. Hoàn toàn không ngờ đến sự mưu phản của Juda,
họ đã trấn an Đức Mẹ rằng sự nguy hiểm chắc không quá lớn đến thế đâu và kẻ thù
của Chúa Giêsu chắc sẽ chẳng dám làm gì Người, chí ít là cho đến khi ngày lễ qua đi.
Đức Maria đã nói với họ về sự bấn loạn trong tâm trí của Juda trong những ngày cuối
cùng, và về việc hắn đã đột ngột rời bỏ nhà tiệc ly ra sao. Và Mẹ không còn nghi ngờ
gì nữa, nhất định là hắn đã đi thi hành việc phản bội lại Chúa của chúng ta, vì Mẹ
thường nhắc nhở hắn là kẻ hư hỏng. Sau đó, các thánh nữ đã trở về nhà bà Maria mẹ
của Marcô.

Trang 8
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

PHẦN 3: THỊ KIẾN VỀ CÁC VIỆC CHUỘC TỘI KINH KHỦNG, VỀ


NHỮNG TAI HẠI TỘI LỖI TRONG GIÁO HỘI, VÀ VỀ SỰ VÔ ƠN CỦA
CON NGƯỜI. HẤP HỐI LẦN HAI

Khi Chúa Giêsu trở lại hang với gánh nặng đau đớn chưa được giải tỏa, Người
ngã sấp mặt xuống đất, giang 2 tay ra, và cầu nguyện với Chúa Cha của Người,
nhưng linh hồn của Người phải chống chọi với cuộc chiến nội tâm xảy ra lần thứ 2
kéo dài gần một giờ đồng hồ. Các thiên thần đến và tỏ cho Người thấy 1 loạt các thị
kiến về những sự đau đớn khổ ải mà Người phải trải qua để chuộc tội, về vẻ đẹp đẽ
biết bao của con người là hình ảnh của Thiên Chúa trước khi sa ngã, và rồi đã biến
dạng và trở nên xấu xa thế nào khi tội lỗi đi vào thế gian. Người thấy tất cả các tội lỗi
đã bắt nguồn từ tội nguyên tổ của Adam như thế nào, thấy căn nguyên và bản chất
của dục vọng cùng hậu quả kinh khủng của nó trên tâm năng, và cũng thấy căn cơ
của sự đau khổ do hậu quả của dục vọng. Các vị cũng tỏ cho Chúa Giêsu thấy sự đền
tạ mà Người sẽ bằng lòng dâng hiến cho phép công bình của Thiên Chúa, và Người
sẽ gánh chịu đau đớn biết bao trong linh hồn và trên thể xác để đền bồi trọn vẹn
những đau khổ gây ra bởi dục vọng của con người, vì món nợ tội lỗi của toàn thể
nhân loại phải được trả bằng chính nhân tính duy nhất trong sạch vô tỳ vết – nhân
tính của Đấng là Con Thiên Chúa. Trong khi các thiên thần bày tỏ cho Người những
cảnh tượng đó bằng nhiều hình thức khác nhau, tôi cảm nhận được những gì các vị ấy
đang nói, mặc dù tôi không nghe có 1 tiếng nói nào. Chẳng miệng lưỡi nào có thể
diễn tả được nỗi kinh hoàng và thống khổ chất đầy trong linh hồn Chúa Giêsu trước
cảnh tượng vô cùng khủng khiếp của việc đền tội. Trong nỗi đau đớn quá lớn lao,
những giọt mồ hôi máu toát ra từ khắp châu thân của Người.

Trong khi nhân tính vô cùng đáng kính của Người bị vùi dập đến cùng mạt
dưới gánh nặng khủng khiếp của nỗi đau đớn, những thiên thần đã hiện ra đầy lòng
thương cảm. Và tôi cảm thấy rằng, trong một khoảng lặng, các vị tha thiết ước ao
được an ủi Người, và cầu xin trước Toà Cao vinh hiển của Thiên Chúa để được phép
làm như vậy. Dường như có lúc đã thật sự xảy ra một cuộc giao tranh giữa phép công
bình và lòng thương xót của Thiên Chúa, và chính Tình Yêu đã chịu hy sinh. Tôi
cũng được cho thấy một hình ảnh của Thiên Chúa, không giống như tôi đã từng thấy
trước đây, là đang ngồi trên ngai vinh quang, nhưng trong hình dạng sáng láng rạng
ngời. Tôi được thấy thiên tính của Chúa Con trong ngôi vị của Cha Người, và chính
vì vậy, được cuốn hút vào trong nguồn tình yêu bao bọc của Ngôi Cha, và Chúa

Trang 9
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

Thánh Thần phát xuất từ Ngôi Cha và Ngôi Con, ngôi vị ấy ở giữa hai Đấng, dẫu vậy
cả ba vẫn hợp nhất là một Thiên Chúa, nhưng thực tại này làm sao có thể diễn tả hết
được bằng lời.

Tôi có được một nhận thức bằng ý niệm nội tâm hơn là một thị kiến khả giác
và rõ rệt, là Thiên Tính của Chúa Giêsu đã lui bước và được dâng về cho Thiên Chúa
Cha, để cho tất cả mọi đau khổ đè nặng lên bản tính nhân loại của Người, dù trong
nhân tính yếu đuối Người đã cầu xin Chúa Cha tha cho Người khỏi những đau khổ
ấy. Tôi cảm thấy được điều đó vào lúc các thiên thần lòng đầy thương cảm mong
muốn an ủi xoa dịu Người, và thật sự là Người có nhận được đôi chút an ủi vào lúc
ấy, nhưng rồi chẳng bao lâu tất cả mọi niềm an ủi đều biến mất và các vị thiên thần
rời bỏ Chúa Giêsu, linh hồn Người sắp sửa phải chịu nhiều nỗi kinh hoàng mới và
không kém phần dữ dội.

Khi Đấng Cứu Chuộc của chúng ta bằng lòng cảm nghiệm và cố gắng chiến
thắng cơn hấp hối tàn khốc trên núi Cây Dầu mà mọi bản tính nhân loại đều phải
gánh chịu khi đối mặt với nỗi đau đớn và cái chết, dù nó chỉ là 1 phần của tất cả mọi
đau khổ mà Người phải chịu, thì tên cám dỗ được phép tiếp tục cản trở Người như
hắn đã làm với bất kỳ người nào khao khát hy sinh từ bỏ bản thân để được nên thánh.
Trong cơn hấp hối thứ nhất, Satan bày ra trước mắt Người sự to lớn khủng khiếp của
món nợ tội lỗi mà Người sắp trả, và thậm chí còn trơ tráo và hiểm độc đến mức tìm
cách bơi móc những khiếm khuyết trong công trình rất thánh của Đấng Cứu Chuộc.
Trong cơn hấp hối thứ hai, Chúa Giêsu được thấy 1 cách đầy đủ chi tiết ngọn ngành,
trong tất cả nỗi cay đắng , chính là việc chuộc tội đớn đau cần phải có để đền bồi cho
phép công bình của Thiên Chúa. Việc này Người được các thiên thần tỏ bày cho thấy,
chứ đâu có chuyện Satan bày tỏ cho Người thấy rằng sự đền chuộc là có thể được, và
cha của sự dối trá thất vọng đâu dám phô bày cho con người thấy các công việc của
lòng thương xót của Thiên Chúa.

Sau khi Chúa Giêsu kháng cự một cách vinh thắng tất cả các đợt công kích này
nhờ vào việc Người hoàn toàn vâng phục theo thánh ý của Chúa Cha, một chuỗi các
cảnh tượng đáng sợ mới hiện ra trước mắt của Người, chính cái cảm giác hoài nghi lo
âu mà một người trên hành trình dâng mình hy sinh luôn phải trải qua đang dấy lên
trong tâm hồn của Chúa chúng ta, đã khiến Người đặt ra một câu hỏi lớn: “Kết quả
của sự hy sinh này sẽ đem lại hoa trái gì?”. Và một bức họa khủng khiếp nhất tiên
báo về 1 tương lai lại hiện ra trước mắt Người và đè nặng những nỗi đau đớn lên Trái
Tim rất nhạy cảm của Người.

Trang 10
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

Lúc khởi đầu, khi Thiên Chúa tạo dựng nên ông Adam, Người đưa ông vào
một giấc ngủ sâu, rồi Người mở cạnh sườn ông và rút ra một xương sườn, và từ đó
tạo nên bà Evà, làm vợ ông và cũng làm mẹ của hết thảy mọi người. Rồi Người dẫn
bà đến cho Adam và ông nói: “Đây là xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Vì thế
người đàn ông sẽ từ bỏ cha mẹ mình để gắn bó với vợ mình, và cả hai nên một thân
thể”. Đây chính là bí tích Hôn Phối và có lời viết: “Đây là một bí tích cao cả, tôi nói
trong Chúa Kitô và Giáo hội”. Chúa Giêsu Kitô, một Adam thứ hai, cũng bằng lòng
để “giấc ngủ” đến với Người, giấc ngủ của cái chết trên thập giá. Và Người cũng
bằng lòng để cạnh sườn của mình bị mở toang ra, để Evà thứ hai, vị Hiền Thê trong
trắng của Người, là Giáo Hội, Mẹ Hiền của chúng ta, nhờ đó mà được hình thành.
Người quyết định ban cho vị Hiền Thê máu cứu độ, nước thanh tẩy và thần khí của
Người, ba điều tuyên chứng trên thế gian và Người cũng ban cho Hội Thánh các bí
tích thánh, để “nàng” nên một vị hôn thê tinh tuyền, vô tỳ vết và thánh thiện. Người
sẽ là Đầu của Giáo Hội và chúng ta là các chi thể của Hội Thánh, luôn vâng phục
Người. Chúng ta là xương bởi xương của Người, thịt bởi thịt của Người. Đề chịu chết
cho chúng ta, Người đã nhận lấy bản tính nhân loại, Người cũng đã rời xa Cha Hằng
Hữu để gắn bó với Hiền Thê của mình, là Giáo Hội, và trở nên một thân thể với Nàng
bằng việc nuôi dưỡng Giáo Hội qua Bí Tích Thánh Thể trên bàn tiệc thánh, nhờ đó
mà Người vẫn không ngừng kết hiệp với chúng ta. Người đã bằng lòng ở lại thế gian
cùng Hội Thánh của Người cho đến khi tất cả chúng ta được hiệp nhất với Người
trong cùng 1 đoàn chiên của Hội Thánh, và Người cũng đã phán: “Các cửa hoả ngục
sẽ không thắng nổi Hội Thánh của Ta”. Để bày tỏ tình yêu khôn tả của Người đối với
các tội nhân, Chúa Giêsu đã làm người và trở nên anh em với tất cả chúng ta, để
Người có thể gánh lấy mọi hình phạt cho các tội lỗi của chúng ta. Người đã suy tư
trong nỗi sầu khổ về sự “kếch xù” của món nợ này, và những đau đớn khôn xiết mà
Người phải gánh chịu để trả nợ. Dẫu vậy, Người vui mừng vì đã dâng mình làm lễ
vật đền tội theo thánh ý của Cha Người. Nhưng giờ đây, Người thấy trước những đau
đớn mà Người sắp phải chịu đựng, những cuộc giao tranh, và những vết thương sắp
xảy đến với Hiền Thê của Người; hay nói cách khác, Người đã thấy sự vô ơn của loài
người.

Tâm trí của Chúa Giêsu trông thấy tất cả những nỗi đau khổ mà các tông đồ,
môn đệ và bạn hữu của Người sẽ phải chịu. Sau đó, Người xem thấy Giáo Hội thời
sơ khai với số lượng tín hữu ít ỏi, và sau đó Giáo hội ngày càng tăng triển thì lại bị
chống phá bởi các bè phái ly giáo và lạc giáo. Họ đã lặp lại tội lỗi của ông Adam khi
xưa vì sự kiêu căng, và không vâng phục. Người xem thấy sự nguội lạnh, lòng tà tâm
và sự thối rữa của vô số Kitô hữu, những sự dối trá và lừa lọc của các vị thầy giảng
cao ngạo, sự phạm thánh của các linh mục bất xứng, những hậu quả chết chóc của

Trang 11
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

từng tội lỗi. Và Người thấy những kẻ ngã lòng tin cậy vì chán ghét trước sự điêu tàn
của nước Chúa nơi thế gian, nơi hang ổ của những kẻ vô ơn mà Người sẽ cứu chuộc
chúng bằng máu của Người, bằng cái giá phải trả là những nỗi đau đớn khôn xiết.

Tất cả những vụ bê bối từ bao đời nay đến tận thế - những lỗi lầm, dối trá, say
mê điên dại, ương bướng và hiểm độc - đều được bày tỏ - và Người xem thấy chúng
như những thước phim chạy qua trước mắt Người; tất cả những kẻ bội giáo, dị giáo,
những kẻ cải cách giả hình đã lừa gạt người ta bởi vẻ thánh thiện bên ngoài. Những
kẻ sửa đổi và những sự sai lạc đã lăng nhục và hành hạ Người vì Người đã không
đóng đinh theo ý chúng hay không gánh chịu những gì chúng đặt ra và tưởng tượng
Người phải làm theo đúng như vậy. Chúng tranh giành, xé rách và chia nhau tấm áo
dài không đường khâu của Giáo Hội của Ngài; nhiều kẻ còn hành hạ, sỉ vả và xua
đuổi Người; nhiều kẻ quay lưng lại với Người một cách đáng khinh bỉ, chúng lắc đầu,
từ chối cánh tay cứu vớt của Người, và lao về phía vực thằm, nơi mà rốt cuộc chúng
sẽ bị nuốt chửng ở dưới đấy. Người xem thấy vô số những con người khác không
dám công khai chối bỏ Người, nhưng lại lờ đi trong kinh khiếp trước cảnh đầy
thương tích của Hội Thánh Người, cũng như người Lêvi bỏ mặc kẻ nghèo khó sa vào
tay những tên cướp. Họ lìa bỏ vị Hôn Thê đang chịu thương tích của Người, như
những đứa con hèn nhát và kém lòng tin yêu đã bỏ rơi mẹ nó giữa đêm tối khi bọn
trộm cắp cướp của xông vào nhà nhờ sự cẩu thả hay cố ý mà nó để cửa mở. Người
trông thấy những kẻ này lắm lúc lìa bỏ Cây Nho Thật mà nương tựa vào những cây
trái hoang dại, đôi lúc lại như những con chiên lạc bị bọn chăn thuê giả mạo dẫn vào
các đồng cỏ xấu và bị bỏ mặc cho bầy sói, chúng không chịu gia nhập vào đàn chiên
của vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng đã hy sinh mạng sống vì những con chiên của Ngài.
Họ lang thang vô định giữa cát bay gió cuốn trong hoang mạc và ngoan cố nhất định
không chịu nhìn lên Thành Thánh của Người đặt ở trên núi, nơi mà không gì che
khuất được, nơi mà Ngôi Nhà của vị Hôn Thê, là Giáo Hội của Người, được xây trên
đá tảng, và Người đã hứa rằng Giáo Hội sẽ vững bền cho đến ngày tận thế. Họ xây
trên cát những căn chòi tồi tàn, rồi cứ liên tục dỡ xuống và xây lại, mà trong đó chẳng
có bàn thờ cũng chằng có hy lễ. Họ có nhiều chong chóng trên các mái nhà và đức
tin của họ cũng thay đổi theo chiều gió, do đó mà họ mâu thuẫn chống đối lẫn nhau.
Họ không bao giờ có được sự thông hiểu lẫn nhau và ý kiến của họ cũng chẳng khi
nào dứt khoát. Đôi khi, họ phá huỷ các ngôi lều của họ, và đem các tàn tích ném liệng
vào Tảng Đá Góc Tường của Giáo Hội, nhưng vẫn không làm cho Giáo Hội lay
chuyển.

Chẳng có gì ngoài bóng tối trong căn chòi của họ, nhiều kẻ trong số họ, thay vì
tiến bước về phía Cây Nến đặt trên Giá trong Ngôi Nhà của Hiền thê của Chúa Kitô,

Trang 12
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

họ lại nhắm mắt đi loanh quanh các khu vườn bên ngoài Hội Thánh, sống vất vưởng
chỉ nhờ hít thở những làn hương dịu ngọt gần xa toả ra từ những khu vườn bên ngoài
Ngôi Nhà, họ vươn đôi tay về phía những ngẫu tượng hão huyền, và lang thang theo
các vì sao trôi nổi dẫn họ đến các giếng nước cạn khô. Ngay cả khi đến bên bờ vực
của những vách núi đá, họ cũng không thèm nghe tiếng vị Hiền Thê kêu gọi họ, và dù
sắp chết đói, họ vẫn cười nhạo, giễu cợt, mỉa mai các vị sứ giả và những người đầy tớ
được gửi đến để mời họ tham dự Bữa Tiệc Cưới. Họ ngoan cố không chịu vào Khu
Vườn, vì họ sợ kẽm gai của hàng rào. Mặc dù không có lúa gạo để làm dịu cơn đói
hay cũng chẳng có rượu để thoả cơn khát, nhưng họ vẫn say sưa với hư danh và lòng
tự tôn, lại bị mờ mắt bởi thứ ánh sáng giả hình tự tạo, thế nên họ cứ khăng khăng
tuyên bố rằng Giáo Hội của Ngôi Lời nhập thể là Giáo Hội vô hình. Chúa Giêsu đã
xem thấy toàn thể bọn họ và Người khóc thương cho họ, và bằng lòng chịu đau khổ
cho tất cả những kẻ không nhận ra Người và những kẻ không chịu vác thập giá theo
Người trong Thành Thánh được xây trên núi - Hội Thánh của Người được xây trên đá
tảng và Người đã tự hiến mình trong Bí tích Thánh Thể vì Hội Thánh của Người, và
lửa Hoả Ngục không cách nào mà phá huỷ nổi.

Giữ 1 vị trí nổi bật trong những cảnh tượng thê thảm vừa diễn ra trước tâm trí
của Chúa Giêsu, tôi thấy Satan đã lôi kéo rất nhiều linh hồn được cứu chuộc bởi Máu
Thánh của Đức Kitô và được thánh hóa bởi Dầu thánh trong các bí tích nữa. Với nỗi
đau đớn đắng cay khôn xiết, Chúa Cứu Thế Rất Thánh của chúng ta đã xem thấy tất
cả sự vô ơn, suy đồi của các Kitô Hữu đầu tiên và của các đời kế sau đó cho đến ngày
sau hết, và trong suốt quãng thời gian đó, tiếng nói của tên cám dỗ cứ lặp lại không
ngừng: “ Ngươi còn quyết định chịu đau khổ cho những kẻ tội lỗi vô ơn nữa không?”
trong khi những cảnh tượng khác nhau hiện ra cứ lần lượt tiếp diễn với một sự nhanh
chóng đến căng thẳng đã đè nặng và làm tan nát linh hồn Chúa Giêsu một cách dã
man, và nhân tính thánh thiện nơi Người đã chịu khôn thấu nỗi kinh hoàng không lời
diễn tả. Chúa Giêsu, Đấng được Thiên Chúa xức dầu tấn phong, là Con Thiên chúa,
đã chống chọi và quằn quại đến khụy gối, Người siết chặt đôi bàn tay dưới gánh nặng
của nỗi đau khổ đang bào mòn thân xác của Người. Cuộc chiến trong nội tâm của
Ngài, giữa ý chí nơi nhân tính đang hoảng sợ và muốn trốn tránh với ý chí cố gắng
chịu đựng tất cả sự đau đớn vì những con người vô ơn, đã diễn ra quá mạnh mẽ đến
nỗi toàn thân thể của Người toát ra những giọt mồ hôi máu, và chảy nhỏ giọt xuống
mặt đất. Trong nỗi đau đớn kinh hoàng, Người nhìn quanh như thể tìm kiếm sự trợ
giúp, và như muốn Trời, Đất, cùng các vị tinh tú trên trời làm chứng cho những đau
đớn của Người.

Trang 13
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

Trong nỗi thống khổ nơi linh hồn, Chúa Giêsu đã thốt lên những tiếng kêu đau
đớn. Ba vị tông đồ chợt tỉnh, lắng tai nghe và mong mỏi đến với Người; nhưng Phêrô
giữ Gioan và Giacôbê lại và nói: “ Các anh hãy ở lại đây, tôi sẽ vào với Thầy”. Tôi
thấy ông hối hả chạy đi và tiến vào hang. “Thưa thầy, chuyện gì đã xảy ra với Thầy?”
Nhưng trước cảnh tượng Chúa Giêsu người đẫm máu và phục mình trên mặt đất dưới
sự đè nặng của nỗi khiếp sợ và đau đớn chết chóc, ông lùi lại, trấn tĩnh để vượt qua
sự kinh hoảng. Chúa Giêsu không trả lời ông, và có vẻ không nhận ra sự hiện diện
của ông. Phêrô trở lại với hai vị kia; ông bảo rằng Chúa không trả lời ông mà chỉ có
những tiếng rên xiết và thở dài. Khi ấy, nỗi buồn của họ lại càng tăng lên. Họ trùm
đầu, ngồi xuống và cầu nguyện trong nước mắt.

Tôi đã trở lại bên Đức Lang Quân của tôi trong cơn hấp hối đau thương của
Người. Những thị kiến về sự vô ơn bạc bẽo trong tương lai của những kẻ mà Người
gánh lấy món nợ của họ để dâng cho Lẽ Công Bình đã hiện ra ngày càng sống động
và khủng khiếp hơn. Vài lần tôi đã nghe Người kêu lên: “Lạy Cha, con có thể chịu
đau đớn vì loại người vô ơn này sao? Lạy Cha, nếu chén đắng này không thể cất khỏi
con, và con phải uống nó, thì xin cho Thánh Ý Cha được thực hiện”

Trong những cảnh tượng hiện ra, dễ dàng nhận thấy Satan có một vị trí trong
đấy và dưới vô số những hình dạng khác nhau để biểu hiện cho những loại tội lỗi
khác nhau. Khi thì nó hiện ra dưới hình dáng một người đen đủi khổng lồ, khi thì
dưới hình hài một con cọp, khi thì như một con sói, con cáo, con rồng hay một con
mãng xà. Nhưng Satan không đội lốt giống hệt hình dạng các con vật, nhưng mang
những đặc điểm nổi bật của chúng và kết hợp với những hình thù gớm guốc khác.
Những cuộc hiện hình đầy kinh hãi này hoàn toàn không giống với hình ảnh của bất
kì sinh vật nào, nhưng mang dáng vẻ biểu trưng cho những hành động đáng khinh, sự
bất hòa mâu thuẫn, và tội lỗi - nói tóm lại là, cực kì quỷ quái. Đôi mắt thánh thiện của
Chúa Giêsu chứng kiến các hình dạng ma quái này cứ hiện ra thúc giục, lôi kéo, rồi
dày xéo vô số các linh hồn mà Người muốn cứu chuộc bằng việc đi trên con đường
Thập giá đầy đau đớn này. Lúc đầu tôi ít khi thấy con mãng xà, nhưng rồi nó hiện ra
ngay, với cái vương miện trên đầu. Loài mãng xà gớm ghiếc này có kích thước khổng
lồ, hẳn là nó có sức mạnh khôn lường, nó dẫn đầu những đội quân đông đảo thù
nghịch với Chúa Giêsu thuộc mọi lứa tuổi và dân tộc. Được trang bị đủ loại vũ khí
huỷ diệt, đôi khi chúng giằng xé nhau, rồi lại quay qua mở ra những cuộc tấn công
mới vào Đấng Cứu Thế với sự cuồng bạo tăng lên gấp đôi. Thật là một quang cảnh
ghê sợ. Chúng đổ lên Người những sự sỉ nhục trắng trợn kinh hãi, chúng rủa sả, đánh
đập, gây thương tích và dày xéo Người đến tàn tạ. Các khí giới của họ, những thanh
gươm cây giáo bay loạn lạc trên không trung, chúng phóng qua phóng lại không

Trang 14
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

ngừng từ mọi ngả, như cái néo của những người đập lúa tua tủa vung lên trong kho
thóc rộng lớn. Cơn cuồng bạo dã man của bọn người ác ôn dường như chỉ độc nhắm
vào Chúa Giêsu – Ngài là hạt lúa miến của thiên đình đã rơi xuống đất và chết đi để
muôn đời nuôi sống loài người bằng Bánh Hằng Sống.

Chúa Giêsu bị bỏ mặc giữa cơn cuồng loạn của bọn người xấu xa này, tôi thấy
vài người trong bọn chúng dường như là những kẻ đui mù, Chúa Giêsu đầy thương
tích và bầm dập như thể những cú đánh của bọn chúng là thật. Tôi thấy Người loạng
choạng nghiêng ngả, có lúc Người tự gượng dậy được, nhưng rồi lại ngã xuống, trong
khi ấy, con mãng xà vẫn đang ở giữa đám ô hợp mà nó không ngừng chỉ đạo thúc tiến
về phía Chúa Giêsu, nó quất mạnh cái đuôi của nó xuống đất, đập nát tan hay nuốt
chửng những kẻ bị nó quật xuống đất. Tôi được biết những người xuất hiện trong
những cảnh tượng này là những kẻ, dưới nhiều thể cách khác nhau, đã lăng mạ và xúc
phạm Chúa Giêsu, Đấng thật sự đang ngự trong Bí Tích Thánh Thể. Tôi thấy trong số
họ có những người đã báng bổ Mình Máu Thánh bằng mọi cách. Tôi trông thấy mà
khiếp đảm trước lối lăng mạ, xúc phạm nhắm vào Chúa của chúng ta; nào là bằng sự
chểnh mảng, thiếu tôn kính, lãnh đạm bỏ bê những bổn phận đối với Người; nào là
việc công khai khinh miệt, rủa xả và khủng khiếp nhất là việc báng bổ, phạm thánh;
cho đến việc tôn thờ các ngẫu tượng của thế gian; với tâm hồn đen tối và kiến thức
sai lạc; cuối cùng là bằng những ngộ nhận, hoài nghi, cuồng tín, thù hằn, và bách hại
công khai. Trong số những người này, tôi cũng nhìn thấy những kẻ mù loà, bại liệt,
câm điếc và có cả con nít - những kẻ mù loà đã không thấy được Sự Thật, kẻ bại liệt
đã không theo Sự Thật để tiến lên trên con đường dẫn đến sự sống đời đời, kẻ điếc đã
chẳng chịu nghe lời giáo huấn và cảnh báo của Chân Lý, kẻ câm đã chẳng buồn lên
tiếng bảo vệ Sự Thật; và cuối cùng, những đứa trẻ bị cha mẹ, thầy cô của chúng
hướng dẫn lầm lạc vì lòng họ lãng quên Thiên Chúa và mê đắm thế gian, họ được
nuôi dưỡng bằng những của ăn xa hoa của trần thế, say mê với thứ tri thức sai lệch,
và căm ghét tất cả những gì thuộc về tôn giáo. Trong số những cảnh tượng sau này,
đặc biệt là hình ảnh của các em bé đã làm tôi buồn sầu nhất, vì Chúa Giêsu yêu
thương trẻ con lắm, tôi thấy những đứa trẻ giúp lễ bất kính, thiếu lễ độ, chúng không
làm vinh danh Thiên Chúa trong những Thánh Lễ mà chúng tham dự. Tôi phát sợ khi
thấy có những linh mục, nhiều người trong bọn họ còn tự cho rằng mình có đầy đức
tin và lòng sùng đạo, mà cũng xúc phạm Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Tôi
cũng thấy nhiều vị đã tin và dạy cho dân chúng về sự Hiện Hữu Đích Thực, nhưng họ
vẫn chưa hoàn toàn khắc cốt ghi tâm mầu nhiệm này, vì họ lãng quên và bỏ bê cung
điện, cơ ngơi và ngai toà của Thiên Chúa Hẳng Sống; đó chính là nhà thờ, bàn thờ,
Nhà Tạm, chén Thánh, hào quang mặt nhật Thánh Thể, các bình hoa và những đồ

Trang 15
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

trang hoàng thánh; nói tóm lại là, những vật dụng được dùng để thờ phượng Người
hay để trang hoàng ngôi nhà của Người.

Một sự bỏ trống hoang phế hoàn toàn ngự trị khắp nơi. Tất cả đều bị bỏ phế
đến hư hại trong bụi bặm và rỉ sét. Và việc thờ phương Thiên Chúa, nếu không bị tục
hoá trong thâm tâm, thì ít cũng là bất kính từ bề ngoài. Tất cả những chuyện đó nảy
sinh chẳng phải do nghèo khó, nhưng là do sự dửng dưng, hờ hững, lười biếng, và do
mối bận tâm chẳng đâu với đâu vào những việc vô nghĩa của thế gian, và cũng do
lòng tự tôn và sự thối rữa trong tâm hồn, vì tôi đã thấy những chuyện lơ là như vậy
xảy ra ở các nhà thờ có những ông mục sư và những cộng đoàn giàu có, hay ít ra
cũng là khá giả. Tôi thấy nhiều nhà thờ khác, những thứ trang hoàng phàm tục không
thích hợp, không có tính thẩm mỹ đã thay thế những đồ trang hoàng quý giá và đáng
kính của một thời đại đạo đức hơn.

Tôi thấy thường thì những người nghèo nhất cũng có nơi trú ngụ tử tế hơn
trong các căn lều tồi tàn của họ so với vị Chúa tể của Trời Đất trong các nhà thờ của
Người. Ôi chao ! Sự đón tiếp lạnh nhạt này đã làm buồn lòng Chúa Giêsu biết bao,
Đấng đã ban mình làm của ăn cho hết thảy họ ! Chắc chắn rồi, đâu có cần phải giàu
có mới được đón nhận Người, Đấng ban thưởng gấp trăm lần cho một cốc nước mát
lạnh mà người ta dành cho kẻ đang khát, nhưng đạo đức của chúng ta mới thật là
đáng xấu hổ làm sao khi dâng nước lên cho Thiên Chúa Chí Thánh, Đấng khao khát
tâm hồn của chúng ta, chúng ta đưa Người thứ nước đục ngầu mà còn đựng trong một
cái ly bẩn thỉu ! Hậu quả của tất cả những việc bỏ bê ương ngạnh này là, tôi đã thấy,
những kẻ yếu đuối thì bị vấp phạm, Thánh Thể đáng kính thì bị báng bổ, các nhà thờ
thì hoang vắng, các linh mục thì bị khinh khi. Tình trạng ô trọc và hoang phế này
thậm chí còn lan đến tâm hồn của các tín hữu, họ đã bỏ quên “Nhà Tạm Tâm Hồn”
không được chăm sóc, thanh tẩy khi Chúa Giêsu ngự đến, cũng giống hệt cái cách mà
những người kia bỏ mặc Nhà Tạm trên Bàn Thờ vậy.

Dù tôi có nói trong cả năm trời cũng không thể kể chi tiết hết những sự xúc
phạm nhằm vào Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể mà tôi được biết trong thị kiến
này. Tôi đã thấy các tác giả của những vụ phạm thánh tấn công hội đồng vào Chúa
Giêsu, tuỳ theo những tội lỗi khác nhau chúng phạm phải mà những vũ khí chúng
dùng để tấn công Người cũng khác nhau. Tôi thấy các Kitô Hữu bất kính có ở mọi độ
tuổi, các vị linh mục lơ đễnh hay sơ suất phạm thánh, số đông những kẻ thờ ơ lạnh
nhạt, không xứng đánh lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, các binh lính xấu xa báng bổ
những vật dụng thánh, các tôi tớ của ma quỷ sử dụng Mình Thánh Chúa trong những
nghi lễ đen thờ Satan thật đáng sợ. Trong nhóm người này, tôi thấy 1 số đông những
nhà thần học bị lôi kéo theo dị giáo do tội lỗi của họ, cũng tấn công Chúa Giêsu qua

Trang 16
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

các bí tích của Hội Thánh của Người. Bằng những lời đường mật, những lời hứa hẹn
đầy cám dỗ, họ đã giật ra khỏi Thánh Tâm của Người một số đông các linh hồn mà
Người đã đổ máu ra vì họ. Ôi chao! Đó là một cảnh tượng thật sự khủng khiếp, vì tôi
thấy Giáo Hội là Thân thể của Chúa Giêsu nhưng tất cả nhóm người đó đã tách mình
ra khỏi Giáo Hội và đang cấu xé thân thể sống động của Người thành từng mảnh
nham nhở. Hỡi ôi! Người nhìn họ với vẻ thương cảm sâu sắc, buồn sầu vì như thế là
họ đã tự gây ra sự hư mất đời đời cho họ rồi. Người đã ban chính mình làm Của Ăn
cho hết thảy mọi người trong Bí Tích Thánh Thể để hiệp nhất tất cả nên một thân thề
- thân thể của Hội thánh là Hiền Thê của Người, nhưng những người ấy lại không
ngừng chia rẽ và tách biệt khỏi nhau; và giờ đây, Người thấy mình bị xâu xé và rách
mướp trong thân thể ấy. Vì công trình Tình yêu quan trọng nhất của Người là Sự hiệp
thông trong Bí tích Thánh Thể mà lẽ ra mọi người sẽ được hợp nhất nên một nơi ấy,
nhưng lại trở nên chủ điểm của sự chia rẽ bởi ác tâm của các ngôn sứ giả là những
thầy giảng giả mạo. Do đó tôi đã thấy nhiều quốc gia bị giật ra khỏi lòng yêu thương
của Người và thiếu thốn kho tàng ân sủng mà Người đã trao phó lại cho Hội Thánh
của Người. Cuối cùng, tôi thấy tất cả những kẻ ly khai khỏi Giáo Hội bị chìm đắm
trong sự bất trung, mê tín, dị giáo, những triết lý sai lạc của trần thế. Và bị thúc đẩy
bởi con mãng xà đang khoái chí nằm giữa chúng, chúng trút cơn giận dữ đang sôi sục
bằng cách quy tụ lại với nhau thành 1 đám đông lớn để tấn công Giáo Hội. Than ôi!
Và điều đó cũng như chính Chúa Giêsu bị xâu xé tan nát vậy!

Trong khi tôi đang kinh hoàng khiếp sợ vô cùng, Đức Lang Quân thiên đình
hiện ra với tôi, Người đặt tay một cách trìu mến lên trái tim tôi, và nói : “Chưa ai
từng xem thấy những điều này cả, và tim con sẽ tan vỡ trong đau đớn nếu Ta không
ban cho con sức mạnh.”

Tôi thấy máu chảy thành những giọt lớn trên khuôn mặt tái nhợt của Chúa Cứu
Thế. Tóc của Người bết lại với nhau và râu thì dính đầy máu và rối lại. Sau thị kiến
cuối cùng mà tôi vừa kể hồi nãy, Người cố, phải nói là, thoát ra khỏi hang và trở lại
với các môn đệ. Người lảo đảo trong khi bước đi. Bộ dạng của Chúa Giêsu như của
người mang đầy thương tích đang oằn mình dưới một gánh nặng ghê gớm, và Người
trượt ngã trong mỗi bước đi.

Khi Chúa Giêsu đến với 3 vị tông đồ, các ông không nằm xuống ngủ như lần
trước, nhưng trùm đầu, gục xuống trên đầu gối, trong tư thế mà người dân bản xứ cho
rằng đó là dáng vẻ của người đang trong tâm trạng đau buồn hay đang thao thức cầu
nguyện. Rồi họ đã thiếp ngủ vì kiệt sức và nỗi u sầu chế ngự. Chúa Giêsu run rẩy và
rên xiết, tiến đến gần và họ chợt tỉnh.

Trang 17
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

Và rồi, dưới ánh trăng, họ thấy Người đang đứng trước mặt họ, khuôn mặt của
Người tái mét và đầy máu, tóc của Người rối cả lên. Thoạt đầu, đôi mắt đờ đẫn của
họ không nhận ra Người, vì diện mạo của Người đổi khác một cách không thể miêu
tả được. Người đan đôi bàn tay siết chặt vào nhau, trong lúc đó các ông trỗi dậy, trìu
mến nâng đỡ Người trong vòng tay của các ông, và Người báo cho các ông với những
cung giọng đau đớn rằng ngày mai Người sẽ bị đưa vào chỗ chết - rằng trong khoảng
thời gian 1 giờ nữa, người ta sẽ bắt người, lôi Người ra trước toà án, Người sẽ bị đối
xử tàn nhẫn, bị đánh đập, hành hạ, sỉ nhục, và sau cùng là bị đặt vào một án chết khốc
liệt nhất. Người xin các ông hãy an ủi Mẹ của Người, và cả Madalena. Họ không đáp
lại, vì họ không biết phải nói gì, nhưng dáng vẻ và lời lẽ của Người làm các ông lo
ngại vô cùng, và thậm chí các ông còn nghĩ rằng tâm trí của Người đang bị mê sảng.
Khi Người muốn quay lại hang, thì Người đã không còn sức để bước đi nữa. Tôi thấy
Gioan và Giacôbê dìu Người lại hang, rồi 2 ông quay lại khi Người đã vào trong
hang. Lúc đó là vào khoảng 11 giờ 15 phút.

Trang 18
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

PHẦN 4: CHÚA GIÊSU VÃN HỒI SINH LỰC DO CÁI NHÌN VỀ ƠN CỨU
ĐỘ CHÚNG TA. THỊ KIẾN VỀ TẤT CẢ CUỘC KHỔ NẠN MÀ NGÀI
CHẤP NHẬN. CƠN HẤP HỐI THỨ BA.

Trong khi Chúa Giêsu chịu đau đớn cực độ trong cơn hấp hối này, tôi đã thấy
Đức Trinh Nữ lòng cũng tràn ngập đau khổ buồn phiền trong ngôi nhà của bà Maria,
mẹ của ông Marcô. Đức Mẹ cùng với Madalena và bà Maria đang ở trong khu vườn
của ngôi nhà, Mẹ quỳ cúi gập người, gần như quỵ xuống đất phủ phục vì đau buồn.
Nhiều lần Mẹ bị ngất đi vì trông thấy những cảnh tượng khác nhau trong cơn hấp hối
của Chúa Giêsu diễn ra trong tâm trí. Mẹ đã nhờ vài người đi dò la tin tức về Chúa
Giêsu, nhưng việc chờ tin của bọn họ quay về còn làm cho Mẹ lo lắng sốt ruột hơn,
và Mẹ cùng với Madalena và Salômê đã đi mãi tới thung lũng Josaphat. Người che
đầu và tiến bước, còn đôi tay thì thường vươn về phía núi Cây Dầu, vì tâm trí Mẹ
hiện ra hình ảnh Chúa Giêsu đẫm mồ hôi máu, và cử chỉ của Mẹ như thể Mẹ muốn
giơ đôi tay ra để lau sạch khuôn mặt cho Con của Mẹ. Tôi trông thấy những chuyển
động nội tâm này xảy ra nơi tâm trí của Mẹ đều hướng về Chúa Giêsu, Người cũng
nghĩ về Mẹ và dõi mắt hướng về Mẹ như muốn tìm sự trợ giúp nơi Mẹ. Tôi thấy cuộc
nói chuyện với nhau trong tâm trí của hai mẹ con, dưới hình thức là những tia sáng
qua lại giữa họ. Chúa Giêsu cũng nghĩ về Madalena và rất xúc động trước nỗi đau
đớn của bà và Người đã nhờ các môn đệ an ủi bà vì Người biết rằng không ai yêu
mến Ngôi Hai đáng kính cho bằng bà, ngoại trừ Người Mẹ Diễm Phúc của Người, và
Người cũng thấy trước rằng bà sẽ chịu nhiều đau khổ vì Người và sẽ không bao giờ
làm điều có lỗi với Người nữa.

Vào lúc ấy, tám vị tông đồ trở lại tán cây trong vườn Giét-sê-ma-ni, và sau một
hồi nói chuyện với nhau, cuối cùng các ông đã đi ngủ. Các ông lung lạc, nản lòng và
bị cám dỗ ghê gớm. Họ cũng đã tìm một nơi ẩn trốn đề phòng lúc nguy hiểm, và họ
cũng lo âu hỏi nhau: “Chúng ta sẽ làm gì khi bọn chúng giết Thầy? Chúng ta đều đã
từ bỏ tất cả mọi sự để đi theo Người, chúng ta nghèo nàn và không có địa vị gì trong
xã hội, chúng ta đã hoàn toàn từ bỏ chính mình cho công việc của Người, mà bây giờ
thì chính Người cũng quá sầu khổ và chán nản, đến nỗi Người còn không thể an ủi
cho chúng ta được nữa.” Những môn đệ khác lúc đầu còn rảo quanh các tuyến đường
khác nhau, nhưng khi nghe tin liên quan đến việc Chúa Giêsu đã tiên báo những điều
nguy hiểm đáng sợ sắp xảy ra đến nơi, phần lớn các ông đều trốn về Bethphagê.

Trang 19
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

Tôi thấy Chúa Giêsu vẫn còn cầu nguyện trong hang và chiến đấu với ý muốn
trốn tránh những đau đớn trong bản tính nhân loại, và hoàn toàn phó mình cho thánh
ý của Chúa Cha Hằng Hữu. Lúc ấy vực thẳm mở ra trước mặt, Người được thị kiến
thấy tầng thứ nhất của ngục tổ tông. Người thấy ông Adam và bà Evà, các tổ phụ, các
ngôn sứ, những người công chính, song thân của Mẹ Người và Gioan Tẩy Giả, tất cả
đều đang chờ đợi Người đến cái thế giới sâu thẳm này với lòng mong mỏi mãnh liệt,
cảnh tượng ấy đã làm cho Thánh Tâm đầy yêu thương cùa Người được mạnh sức và
được tiếp thêm nguồn nghị lực tươi mới. Cái chết của Người sẽ mở ra nước Thiên
Đàng cho những người đang bị cầm giữ này, cái chết của Người sẽ giải thoát họ ra
khỏi chốn tù đày này, nơi họ đang mòn mỏi chờ đợi trong niềm hy vọng khát khao !
Sau khi Chúa Giêsu ngắm nhìn những người công chính của thời Cựu ước với niềm
cảm xúc sâu xa, các thiên thần lại cho người xem thấy tất cả những đoàn người đông
đảo gồm các chính nhân trong tương lai, những con người đã nỗ lực liên kết với công
nghiệp cứu chuộc trong cuộc khổ nạn của Người, sẽ nhờ Người mà được hiệp nhất
với Chúa Cha. Đây thật là một thị kiến tuyệt đẹp và đầy an ủi, Người đã thấy Nguồn
Mạch Cứu Chuộc đã được khai mở bằng cái chết của Người, và từ đó ơn thánh hoá
và cứu rỗi tuôn trào thành những dòng chảy bất tận.

Các tông đồ, các môn đệ, các trinh nữ, những người phụ nữ thánh thiện, các
thánh tử đạo, các thánh ẩn tu và hiển tu, các vị giáo hoàng và giám mục, số đông đảo
gồm các tu sĩ nam nữ, hay nói tóm lại là, tất cả những người thánh thiện đã xuất hiện
trước mắt Người. Tất cả đều mang vòng nguyệt quế vinh quang trên đầu, và những
bông hoa để kết nên những chiếc vòng ấy thì đa dạng về hình dáng, màu sắc, hương
thơm và vẻ tuyệt mỹ, tuỳ theo những đau khổ, cố gắng, hy sinh và hãm mình khác
nhau mà họ đã tích góp được cho vinh quang đời đời. Suốt cuộc đời, tất cả việc làm,
tài đức cũng như mọi vinh thắng, cũng chỉ đến với các ngài nhờ vào sự hiệp thông
với công nghiệp vô cùng của Chúa Giêsu Kitô.

Các thánh đã tương trợ cho nhau, cùng sống theo gương mẫu của Chúa Giêsu,
vì các Ngài đã cùng uống một Nguồn Mạch duy nhất, là Bí tích Thánh Thể và cuộc
khổ nạn của Chúa Giêsu, chính điều ấy đã tạo nên một cảnh tượng đẹp đẽ gợi nhiều
cảm xúc. Không có gì nơi các ngài mà không để lại những ý nghĩa sâu xa: từ công
việc, những hy sinh đau khổ, những vinh thắng, cho đến y phục và dáng vẻ bề ngoài
của các ngài, tất cả, dù có nhiều điểm khác biệt khôn tả nhưng lại hiệp nhất một cách
hài hoà vô cùng trong sự hòa lẫn với nhau. Sự hiệp nhất trong khác biệt ấy xuất phát
bởi những tia sáng chiếu rọi xuống từ cùng một Vầng Thái Dương, là cuộc khổ nạn
của Chúa Giêsu, của Đấng là Ngôi Lời nhập thể làm người, và trong Người là Sự

Trang 20
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

Sống, là Ánh Sáng cho muôn người chiếu rọi vào bóng tối, và bóng tối sẽ chẳng
thắng được.

Đó là tập thể các vị thánh tương lai diễu hành qua tâm trí của Chúa Giêsu,
Người cảm thấy như mình đang ở giữa các tổ phụ đang đầy lòng mong mỏi, và cùng
với cộng đoàn những người thánh thiện khải hoàn, hai đoàn người hoà làm một, có
thể nói rằng, họ vây quanh Thánh Tâm đầy yêu thương của Đấng Cứu Chuộc như để
làm thành một chiếc vòng nguyệt quế vinh quang. Quang cảnh vô cùng xúc động và
đầy an ủi này đã mang lại một chút sức mạnh và nâng đỡ cho linh hồn của Chúa
Giêsu. Ôi chao! Ngài quá yêu thương các bạn hữu và các thụ tạo, tới nỗi Người sẽ vui
vẻ chấp nhận tất cả những nỗi đau đớn mà giờ đây Người đang dâng mình chịu đựng
để cứu lấy dù chỉ 1 linh hồn. Vì các thị kiến này liên đới đến tương lai, nên các hình
ảnh trong đó dàn trải ở một độ cao trong không trung.

Nhưng rồi những thị kiến đầy an ủi này đã biến đi, và các thiên thần tỏ bày
trước tâm trí của Người những cảnh tượng trong cuộc khổ nạn, những hình ảnh này
gần ngay sát mặt đất, vì nó sắp sửa xảy ra rồi. Tôi thấy rõ ràng từng cảnh trong cuộc
khổ nạn hiện ra sinh động, từ nụ hôn của Giuđa, cho đến những lời cuối cùng của
Người trên thập giá. Riêng ở thị kiến này, tôi được xem thấy tất cả những gì mà tôi
vẫn thấy trong các lần tôi chiêm ngắm cuộc khổ nạn. Sự phản bội của Giuđa, sự lẩn
trốn của các môn đệ, những lời lăng mạ thậm tệ tại dinh Anna và Caipha, tội chối
thầy của Phêrô, toà án của quan Philatô, những lời chế nhạo của Hêrôđê, việc đánh
đòn và đội mão gai, việc lên án xử tử, hành trình vác thập giá, chiếc khăn bằng vải
lanh của bà Vêrônica, cuộc đóng đinh câu rút, những lời lăng mạ của nhóm biệt phái
Pharisêu, nỗi đau đớn của Đức Mẹ, của Madalena và Gioan, nhát đòng đâm thâu qua
cạnh sườn, những sự sau cái chết - nói tóm lại là, từng việc xảy ra trong cuộc khổ nạn
đều được bày tỏ cho Người đến từng chi tiết nhỏ bé nhất. Người bằng lòng chấp nhận
mọi sự, dâng mình hy sinh tất cả vì yêu thương nhân loại. Người cũng xem thấy và
cảm nhận những đớn đau mà Mẹ của Người phải chịu đựng vào lúc ấy, sự thông phần
đau khổ trong nội tâm của Mẹ hoàn toàn đến nỗi Mẹ đã ngất đi trong vòng tay của hai
bà đạo đức.

Sau khi thị kiến về sự khổ nạn kết thúc, Chúa Giêsu đã ngã sấp mặt như 1
người sắp chết. Các vị Thiên Thần đã biến đi, tôi thấy Chúa Giêsu đổ mồ hôi máu
nhiều hơn, và thấm đẫm y phục của Người. Một sự tăm tối hoàn toàn ngự trị trong
hang, vào lúc đó tôi nhận thấy có 1 vị thiên thần khác hiện xuống với Chúa Giêsu.
Thiên thần này cao lớn hơn những Thiên thần tôi đã từng được thị kiến trước đây, có
đường nét khác biệt rõ ràng nổi bật hơn và giống con người hơn. Vị thiên thần trông
như một linh mục trong y phục là chiếc áo dài trắng, và cầm ngang ngực 1 chiếc bình

Trang 21
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

nhỏ có hình dạng giống như Chén thánh được sử dụng trong bữa Tiệc Ly. Ở tâm Chén
có 1 vật nhỏ hình trái xoan cỡ hạt đậu, toả ra thứ ánh sáng đo đỏ. Thiên thần bay là là,
chân không chạm đất. Chúa Giêsu đã trỗi dậy khi vị thiên thần giơ tay phải ra đặt vào
miệng Chúa Giêsu vật thể huyền bí ấy và cho Người uống từ Chiếc Chén phát quang,
rồi thiên thần biến đi.

Sau khi bằng lòng chấp nhận chén khổ nạn và nhận được nguồn sức mạnh mới,
Chúa Giêsu còn nán lại trong hang thêm giây lát nữa, Người chìm vào suy ngẫm
trong thanh thản và tạ ơn Cha của Người. Linh hồn Chúa Giêsu vẫn còn âu sầu lắm,
nhưng được nguồn sức mạnh siêu nhiên nâng đỡ nhiều nên Người có thể đi trở ra với
các môn đệ mà không liêu xiêu chực ngã hay oằn mình dưới sức nặng của những nỗi
đớn đau nữa. Vẻ mặt của Chúa Giêsu trông vẫn còn biến sắc và xanh xao, nhưng
bước đi của Người thì vững chãi và kiên định. Người lấy tấm vải lanh mà lau mặt và
sửa lại mái tóc đang rối vào nhau, ẩm ướt vì máu và rũ xuống xung quanh vai.

Khi Chúa Giêsu tới bên các tông đồ, Người thấy các ông, cũng như mấy lần
trước, đang trùm đầu tựa lên những mô đất cao nằm thiếp ngủ. Chúa Giêsu bảo họ
rằng đây không phải là lúc để ngủ, mà nên trỗi dậy để cầu nguyện: “Hãy tỉnh thức, đã
tới giờ Con Người phải chịu nộp vào tay người tội lỗi”, Người nói tiếp: “Hãy trỗi
dậy! Nào chúng ta đi. Hãy xem, kẻ phản bội thầy đã tới gần, giá như nó đừng sinh ra
thì hơn.” Các tông đồ trỗi dậy trong hoang mang, và lo lắng nhìn quanh. Khi các ông
đã phần nào hoàn hồn, Phêrô mới ân cần thưa: “Lạy thầy, con xin đi gọi các anh em
khác để chúng con bảo vệ thầy.” Nhưng Chúa Giêsu chỉ cho các ông thấy, ở cách xa
một quãng, trong thung lũng, bên kia suối Cedron, một toán người đông đảo có mang
khí giới, đang tiến lại gần với nhiều ngọn đuốc và Người bảo rằng một người trong số
họ là kẻ đã phản bội Người. Chúa Giêsu từ tốn nói, căn dặn các ông hãy an ủi Mẹ của
Người, và bảo: “ Chúng ta hãy đi đón họ - Thầy sẽ nộp mình vào tay kẻ thù mà không
chống cự.” Rồi Người cùng với 3 vị tông đồ rời khỏi vườn Cây Dầu, và đi trên con
đường từ vườn này dẫn đến vườn Giét-sê-ma-ni để đón đầu bọn lý hình.

Khi Đức Mẹ, với sự săn sóc của Madalena và Salome, đã hồi tỉnh, thì một vài
môn đệ đã trông thấy toán lính đang tiến đến gần nên dẫn Đức Mẹ quay về nhà bà
Maria, mẹ của ông Marcô. Bọn lý hình đi theo con đường tắt ngắn hơn con đường mà
Chúa Giêsu đã đi khi rời khỏi phòng Tiệc Ly.

Cái hang mà Chúa Giêsu đã vào cầu nguyện hồi nãy không phải là cái hang mà
Chúa Giêsu đã thường đến cầu nguyện trên núi Cây Dầu. Người thường đến một
hang nhỏ cách đó khá xa, tại nơi ấy, một ngày kia, sau khi rủa cây sung (cây vả)
không có trái khiến nó trở nên già cỗi, Người đã đến cầu nguyện trong nỗi ưu phiền

Trang 22
Thị kiến về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu theo lời kể của chân phước Anna Catarina Emmerich
Translator: lisa_hanh Editor: (1_0)(0_1)

ghê gớm, tay Người vươn ra, và tựa vào một tảng đá. Vết thân thề và đôi tay của
Người đã để lại dấu ấn trên tảng đá ấy, và sau này dấu tích đó đã được tôn kính dù
người ta không biết điều kì lạ ấy xảy ra vào thời điểm nào. Tôi đã có vài lần trông
thấy những dấu tích giống như vậy do các ngôn sứ thời Cựu Ước, do Chúa Giêsu,
Đức Mẹ, hoặc vài vị tông đồ để lại trên tảng đá, và tôi cũng từng thấy những dấu tích
của Thánh Catarina trên núi Sinai. Những dấu ấn ấy không sâu lắm, nhưng cũng
giống như dấu ấn được làm trên tảng bột nhão dầy, như thể có người tựa tay lên đó
vậy.

Trang 23

You might also like