You are on page 1of 41

MỞ ĐẦU

Đề tài “lãnh đạo” vốn được xem là một trong vấn đề được nhiều
người quan tâm, bởi suy cho cùng sự thành công của tổ chức
phụ thuộc rất lớn vào người lèo lái con thuyền của tổ chức đó.
Một sai sót về chiến thuật của cấp dưới có thể khiến con thuyền
chông chênh giữa biển lớn nhưng rồi cũng sẽ về đích. Nhưng
một định hướng chiến lược sai lầm sẽ đưa con thuyền đi theo
một hướng khác, khi đó những nỗ lực của cấp dưới chỉ càng làm
cho con thuyền ngày càng xa rời đích đến mong muốn mà thôi.

Hình: Leadership
Theo chúng tôi, lãnh đạo là người hội tụ những đặc điểm cơ bản
sau: tham vọng và hoài bão lớn, khả năng nhạy bén và thuyết
phục, biết lắng nghe, có quyền lực, biết chấp nhận sự thay đổi,
có sức khỏe, và một nỗi cô đơn nhất định trên chặng đường làm
lãnh đạo của mình. Chặng đường này có những nấc thang cơ bản
sau: Nhân viên > Quản lý cấp trung > Lãnh đạo > Lãnh đạo giỏi
> Lãnh đạo lớn > Lãnh đạo vĩ đại.
Nếu như nhân viên là người trực tiếp thực hiện công việc, thì
quản lý cấp trung thường là không trực tiếp làm các công việc
đó. Đồng thời, họ không chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân như
1 nhân viên mà cho cả 1 tập thể họ đang quản lý. Xét về kĩ năng,
nhân viên cần nhiều kĩ năng chuyên môn, người quản lý cấp
trung cũng cần kĩ năng chuyên môn nhưng ở mức tổng quan
hơn, đồng thời họ cần nhiều hơn về kĩ năng con người & kĩ năng
tư duy. Về phạm vi công việc, họ là người tổ chức thực hiện
công việc ở tầm cao hơn, đồng thời thực hiện thêm các chức
năng lên kế hoạch, định hướng & kiểm soát. Về vai trò, họ có
thêm vai trò là người gắn kết các quan hệ con người, trung
chuyển thông tin & ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của
mình.
Quá trình phát triển từ quản lý cấp trung trở thành một nhà lãnh
đạo là sự chuyển dịch về chất từ vai trò của một người “làm việc
đúng” (do things right) thành “làm đúng việc” (do right things).
Nghĩa là, người quản lý cấp trung từ chỗ chỉ biết thực thi công
việc được giao 1 cách đúng đắn, thì bây giờ khi thành lãnh đạo
anh phải nghĩ cho được con đường đi chiến lược cho tổ chức của
mình. Và do đó, họ cần kỹ năng tư duy ở mức cao hơn nhiều so
với quản lý cấp trung, và ít tập trung vào kỹ năng chuyên môn
hơn.
Để trở thành một lãnh đạo giỏi, cần có tầm nhìn xa & nhiệt
huyết lớn; khả năng truyền thông tầm nhìn, truyền tải nhiệt
huyết xuống cấp dưới & xây dựng lòng tin đối với cấp dưới; khả
năng quản trị cuộc đời của bản thân và “vòng đời” của doanh
nghiệp; xây dựng 1 không khí làm việc thoải mái; thu thập thông
tin về doanh nghiệp dưới góc nhìn đa chiều; khả năng tập trung
cao & luôn bình tĩnh trước mọi tình huống; biết lắng nghe nhiều
nguồn ý kiến khác nhau; sự thực tế; và cuối cùng là biết chấp
nhận thất bại
Từ một nhà lãnh đạo giỏi, để trở thành một lãnh đạo lớn thì cần
phải có thêm tinh thần phụng sự xã hội với 1 cái TÂM của một
người làm kinh tế, tức là phải biết gắn kết lợi ích của tổ chức với
lợi ích của cộng đồng xã hội. Sự khác biệt cơ bản nhất được đúc
kết như sau: Họ hiện diện, họ lắng nghe, họ khuyến khích, họ
trung thực, họ khiêm nhường, họ bền gan, họ can đảm, họ cân
nhắc, và họ tôn trọng.
Làm một lãnh đạo lớn đã khó, để trở thành một lãnh đạo vĩ đại
càng khó hơn bội phần. Theo quan điểm của Jim Collins trong
quyển sách của ông “Good to Great”, điểm chung nhất tạo nên
sự khác biệt của một lãnh đạo vĩ đại là sự kết hợp đầy đối lập
giữa ý chí trong công việc và bản tính khiêm nhường. Đồng
thời, lãnh đạo vĩ đại là người biết quên đi cái tôi để vì sự trường
tồn của tổ chức, luôn ý thức tạo điều kiện tốt nhất cho người tiền
nhiệm để họ có thể đạt được những thành công lớn hơn & giữ
vững sự phát triển của tổ chức.
NỘI DUNG
I. CHÂN DUNG LÃNH ĐẠO
Khái niệm nhà lãnh đạo
Khái niệm “nhà lãnh đạo” đang bị nhầm lẫn giữa nhiều khái
niệm khác như nhà quản lý, chủ doanh nghiệp. Do đó, trước khi
tìm hiểu về “chân dung” nhà lãnh đạo, cần thống nhất cách hiểu
về khái niệm “nhà lãnh đạo”. Dù nhìn nhận theo cách nào, thì
một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm
nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng.
Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo
ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng
quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo
thực hiện tầm nhìn đó. Trong phạm vi đề án này, khái niệm nhà
lãnh đạo sẽ được hiểu theo nghĩa là người giữ vị trí điều hành
cao nhất trong doanh nghiệp, xem nhà lãnh đạo là CEO của
doanh nghiệp. Có thể ví CEO như một người nhạc trưởng của
dàn nhạc giao hưởng, người nhạc trưởng có vị trí cao nhất,
nhưng không trực tiếp tham gia cụ thể vào 1 vị trí nào đó mà
đứng ngoài để vận hành cả dàn nhạc.
Công việc của nhà lãnh đạo
Khi lãnh đạo một doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh
nghiêp thường thực hiện những hoạt động sau:

 Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và
lịch trình để đạt được mục tiêu đó.
 Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu. Nhà
lãnh đạo tập trung vào yếu tố con người. Họ kêu gọi, lôi
kéo những người dưới quyền đi theo mình, hướng tới thực
hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
 Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa
doanh nghiệp với hệ thống bên ngoài.
 Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao: Xây
dựng, thực thi chiến lược, Lập kế hoạch, phân bổ nguồn
lực, lực của công ty. Kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện
mục tiêu của doanh nghiệp.
Chân dung nhà lãnh đạo
Chúng ta có thể hình tượng hóa các tính cách của một nhà lãnh
đạo dựa trên hình mẫu 1 cơ thể người, từ đó sẽ hiểu rõ hơn chân
dung của một nhà lãnh đạo, trong thời kỳ hội nhập ngày nay.

Nhà lãnh đạo cần có tham vọng và hoài bão lớn và tầm nhìn
đủ rộng, đủ xa để hiện thức hóa hoài bão cũng mình. Ngay từ
năm 1975, Gates và người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen
đã nhìn thấy trước tương lai của ngành công nghiệp máy tính cá
nhân nằm ở “phần mềm” chứ không phải là ở “phần cứng”.
Thực tế, Gates đã rất hoang mang khi bắt gặp hình ảnh quảng
cáo cho một loại máy mới và tự hỏi mình: Đây chính là tương
lai, làm cách nào để mình có thể trở thành một phần của tương
lai đó? Một thiết bị mới có con chíp vi xử lý của Intel 8080 đóng
vai trò như một bộ não của cả chiếc máy cũng không hơn gì một
mẩu kim loại nếu không có phần mềm giúp nó hoạt động.
Nhà lãnh đạo cần có một khả năng nhạy bén thuyết phục,
nhạy bén để nắm bắt những cơ hội kinh doanh đến từ kẽ hở thị
trường, nhạy bén với những thách thức công ty sắp phải đối mặt.
Trong cuốn sách “Con đường phía trước” (The road ahead),
Bill Gates đã kể lại cảm xúc của mình lúc đó khi bắt gặp mẩu
quảng cáo cho chiếc máy Altair 8800 như sau: “Không, mình
không thể đứng ngoài chuyện này được! Người ta sẽ viết những
phần mềm thực thụ cho con chíp này. Điều này sớm hay muộn
sẽ xảy ra, mà chắc chắn là sẽ sớm và mình muốn được tham gia
ngay từ đầu. Tham gia vào những giai đoạn đầu của cuộc cách
mạng máy tính cá nhân là cơ hội nghìn năm có một, và mình
phải nắm lấy nó”.
Trong một tổ chức biết tiếp thu ý kiến, người lãnh đạo cần phải
tiếp thu và khuyến khích các giám đốc và nhân viên của mình
thu lượm những ý tưởng hay từ nhiều nguồn khác nhau. Dù
trong một cuộc họp chung của toàn công ty hay gặp riêng một
ai, một nhà lãnh đạo luôn phải thể hiện được khả năng lắng nghe
và chọn lọc thông tin của mình. Họ cần biết lắng nghe từ nhiều
chiều và nhận định ra được vấn đề cần giải quyết. Ví dụ, một
nhà quản lý của thời báo Time nhận được rất nhiều và liên tục
những bức thư từ các độc giả nữ than phiền về áp lực của công
việc và gia đình. Nhận thấy rằng đối tượng độc giả đang đối mặt
với vấn đề này ngày càng gia tăng, tạp chí đã cho ra đời một ấn
phẩm chuyên phục vụ nhóm đối tượng này, có tên là Simplicity.
Nhà lãnh đạo phải đủ tầm để thể hiện quyền lực của mình, với
cấp dưới. Đặc biệt, nhà lãnh đạo là người chấp nhận sự thay
đổi, khéo léo trong cách xử lý các tình huống quan trọng để đưa
ra những quyết định cuối cùng đúng đắn. Vào giữa những năm
1980, Andy Grove và đội ngũ giám đốc cấp cao đã quyết định
chuyển hướng toàn bộ sản phẩm trọng yếu của công ty từ con
chíp nhớ sang bộ vi xử lý. Đây là một quyết định đáng nhớ. Mọi
việc tưởng chừng như không thể thực hiện được nếu không có
tài thuyết phục của Grove khiến mọi người tin rằng ông đang
lãnh đạo họ đi đúng hướng ngay cả khi chính bản thân ông cũng
không biết chính xác về điều đó. Grove kể lại: “Anh cần phải tỏ
ra là anh chắc chắn đến trăm phần trăm. Anh phải thể hiện bằng
hành động, đừng ngại ngần hay rào đón cho những phỏng đoán
của mình. Nếu không làm được như vậy mọi hành động sẽ đi
đến thất bại.”
Ngoài tri thức, tầm nhìn và bản lĩnh, người lãnh đạo doanh
nghiệp cần biết lắng nghe, có thái độ trân trọng đối với những
đóng góp của nhân viên, biết khơi gợi ở họ tinh thần làm việc
hết lòng vì mục tiêu chung. Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch
kiêm Tổng giám đốc Coteccons Group, cho biết nhà lãnh đạo
doanh nghiệp đắc nhân tâm phải thể hiện được tầm ảnh hưởng
của mình tại doanh nghiệp, đồng thời có được sự yêu mến, tin
tưởng, tôn trọng của nhân viên và đối tác. Muốn vậy, họ phải
luôn tận tâm với công việc; nghĩ đến lợi ích của tập thể; thể hiện
sự chính trực, giản dị, rộng lượng, chân thành trong cách sống
và làm việc. “Họ cần biết lắng nghe và học hỏi để hoàn thiện
bản thân từng ngày. Quan trọng hơn, người lãnh đạo phải biết
chia sẻ quyền lực, nhìn ra tiềm năng của nhân viên để phát triển
nguồn nhân lực đúng tầm, từ đó mới mong có được đội ngũ kế
thừa xứng đáng”.
Sức khỏe là tài sản vô giá của các nhà lãnh đạo, và điều kiện bắt
buộc các nhà lãnh đạo phải có. Những chiến lược đúng đắn,
những quyết định sáng suốt, những đường lối quản lý thuyết
phục chỉ có thể được tạo ra từ một cơ thể khỏe mạnh. Ông Đặng
Văn Thành, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Sacombank vẫn duy trì
chế độ tập luyện thể thao hàng ngày, bằng việc mặc áo mưa
chạy bộ mỗi sáng. Sức khỏe tốt còn tạo nên phong thái lãnh đạo
chuyên nghiệp, đáng tin cậy của một nhà lãnh đạo.
Ngoài những “đặc điểm nhận dạng” trên, người lãnh đạo, đằng
sau những bộn bề công việc của mình, là sự một sự cô đơn nhất
định. Hầu như không có nhiều bài viết về sự cô đơn của nhà
lãnh đạo, nhưng nếu nhìn cả góc sáng, góc tối, sẽ hiểu hơn về
“đặc điểm” này.
“Cái cây tìm sự cô đơn trên cao.
Ngọn cỏ tìm điều tầm thường dưới mặt đất”.
II. CÁC CHÂN DUNG
1. Chân dung một nhân viên # Chân dung một quản lý cấp
trung
Đầu tiên là tính chất công việc, là nhân viên thì phải trực tiếp
thực hiện công việc được giao ở vị trí người thực hiện trực tiếp,
có nghĩa là bằng kiến thức được đào tạo, kết hợp kỹ năng cùng
kinh nghiệm để xử lí vấn đề. Công việc này thuần túy về chuyên
môn.
Còn người quản lí cấp trung, thì công việc chính của họ không
còn là chuyên môn đóng vai trò chính nữa mà là quản lí những
cấp dưới sẽ làm việc theo sự sắp xếp, định hướng của mình để
hoàn thành mục tiêu của tập thể.
Trách nhiệm của một nhân viên thường mang tính cá nhân, họ
chịu trách nhiệm chính từ công việc do họ đảm nhận và không
chịu trách nhiệm cho người khác. Tuy nhiên một quản lí cấp
trung, họ không những chịu trách nhiệm cho bản thân mà cho cả
một tập thể mà họ đang quản lí.
Về kỹ năng, nhân viên thường phải tập trung phát triển những
kỹ năng chuyên môn, phục vụ cho quá trình làm việc của họ.
Còn kỹ năng của một quản lí cần phát triển là những kỹ năng
con người, phát triển con người trong tổ chức và kỹ năng tư duy.
Về công việc cụ thể, người quản lí phải thực hiện được 4 chức
năng chính và 3 vai trò của mình. 4 chức năng chính đó là lên kế
hoạch, tổ chức thực hiện, định hướng, và kiểm soát trong khi đó
một nhân viên thường chỉ chú trọng đến vấn đề tổ chức thực
hiện mà thôi và anh ta cũng chỉ tổ chức thực hiện trong phạm vi
của anh, còn quản lí thì việc tổ chức thực hiện là cân nhắc sắp
xếp cho cả tập thể nhiều người.
Ví dụ, để thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cho công ty,
trưởng dự án thiết kế sẽ phải lên kế hoạch về các công việc chi
tiết như họp toàn ban giám đốc về định hướng chiến lược, khẳng
định lại tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, họp với các tổ chức tư
vấn về thương hiệu từ bên ngoài, lên kế hoạch và họp với các
cấp dưới bên trong là những người chịu trách nhiệm thiết kế,
tính toán thời gian và thứ tự thực hiện. Sau khi có kế hoạch cụ
thể, thỉ tiến hành tổ chức thực hiện công việc, chia nhỏ công
đoạn thiết kế, bố trí nhân viên phù hợp với từng công đoạn, chia
xẻ về ý tưởng và tầm nhìn để ảnh hưởng đến hướng thiết kế của
nhân viên. Trong suốt quá trình thực hiện công việc, người quản
lí phải theo sát nhân viên, định hướng họ làm đúng, phản biện,
báo cáo với cấp quản lí cao hơn tiến độ công việc và định hình
sản phẩm cho nhà quản lí cấp cao. Trong quá trình thực thi công
việc thì người quản lí cấp trung phải theo sát nhân viên, theo sát
sản phẩm thiết kế, sử dụng những thang đo hợp lí để đánh giá
công việc của từng nhân viên, trao đổi, nhắc nhở, phản biện
hoặc thực hiện các biển pháp kỷ luật để toàn bộ các nhân viên có
thể thực hiện tốt công việc, đúng định hướng, đúng thời gian để
toàn dự án hoàn thành tiến độ và đưa ra sản phẩm thành công.
Trong suốt quá trình thực hiện đó, người nhân viên sẽ tham gia
khi đã có kế hoạch hành động cụ thể và họ tham gia với vai trò
thực hiện công việc, chịu sự ảnh hưởng về định hướng thiết kế
và phải luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của người quản lí.
Chúng ta có thể thấy rất rõ sự khác nhau đó là tầm ảnh hưởng
của nhân viên nằm ở từng nhân viên. Nhưng tầm ảnh hưởng của
một nhà quản lí cấp trung là toàn bộ tập thể anh ta đang quản lí.
Thậm chí sự ảnh hưởng đó cần lan tỏa ra cấp ngang và cấp trên.
Vì sao phải như vậy? Bởi vì nhà quản lí cấp trung chịu trách
nhiệm trong một tổ chức mà tổ chức đó sẽ tương tác ngang và
tương tác dọc với các tổ chức khác trong môi trường làm việc.
Như vậy tầm ảnh hưởng của người quản lí cấp trung càng mạnh,
nhân viên của họ cũng càng có sức ảnh hưởng và dẫn tới công
việc của tổ chức/phòng ban đó sẽ càng thuận lợi khi thực hiện
công việc.
Ngoài việc thực thi 4 chức năng chính của nhà quản lí, có 3 vai
trò mà nhà quản lí cấp trung phải thực hiện được. Thứ nhất là
giữ được quan hệ con người, nhà quản lí cấp trung đóng vai trò
quan trọng trong việc kết nối những cá nhân, biết sức mạnh
điểm yếu của từng người để tạo ra một sự kết hợp tốt nhất trong
tổ chức trên nền tảng cá nhân và công việc, nhà quản lí thường
phải là người kiểm soát và xây dựng mối quan hệ cho các cá thể
khác. Ngoài ra người quản lí thường là người đại diện của tập
thể của mình để xây dựng quan hệ với các tập thể khác trong tổ
chức. Còn đối với nhân viên, việc quan hệ được xây dựng trên
nền tảng cá nhân và công việc tuy nhiên họ không thể hoặc
không quan tâm đến toàn diện các mối quan hệ trong tập thể của
họ.
Thứ hai, là vai trò trung chuyển thông tin. Nhà quản lí cấp
trung thường là người trung gian đứng giữa lãnh đạo công ty và
nhân viên cấp dưới. Vì vậy công việc của họ khác với công việc
chuyên môn của nhân viên là họ không thực hiện cụ thể một
công việc nào cả mà chỉ là người truyền đạt, chuyển tải tầm
nhìn, định hướng từ cấp trên, xây dựng kế hoạch hành động cụ
thể cho nhân viên thực hiện. và họ là người kiếm soát việc thực
hiện của các nhân viên và báo cáo tình hình và lượng hóa rủi ro
dành cho quản lí cấp trên của họ. Thông tin cần được sàn lọc,
tóm gọn, trình bày có định hướng rõ rang. Nhân viên thì vai trò
là cung cấp thông tin cụ thể nhất, chi tiết và đúng bản chất vấn
đề nhất.
Thứ ba là vai trò ra quyết định, điều này nhân viên rất ít có cơ
hội thực hiện, tuy nhiên với quản lí cấp trung, họ có quyền được
quyết định một số công việc, sự phân công, trong tập thể, miễn
phù hợp với mô hình công ty và tính chất công việc. Thương thì
quản lí câos trung có quyền quyết định chi phí và kiểm soát
ngân sách cho tổ chức mình, nên điều này cũng sẽ ảnh hưởng
đến các quyết định của họ.
2. Chân dung một quản lý cấp trung # Chân dung một lãnh
đạo
Để so sánh một nhà quản lý cấp trung và một lãnh đạo, chúng
tôi sử dụng hai hình tượng sau đây để nói về hai công việc này.
Lãnh đạo (leadership) và quản lý (management) là hai khái niệm
khác nhau, tuy nó hay được đổ đồng, lẫn lộn với nhau. Nếu ta ví
một cấu trúc tổ chức (của một doanh nghiệp, một tổ chức) như
là một sinh vật, thì phần lãnh đạo có thể ví như phần hồn (hay hệ
thần kinh), còn phần quản lý như phần thân (hay các bộ phận
còn lại) của sinh vật đó. Tất nhiên cả hai phần đều quan trọng:
nếu chỉ có thân mà không có hồn thì là “cái xác không hồn”, còn
nếu thân chết thì hồn cũng chết theo. Tuy nhiên, phần hồn, chứ
không phải phần thân, là phần xác định “tư cách” của sinh vật:
một người có thể thay gan, thay thận thì vẫn là người đó, nhưng
nếu giả sử có cách thay não, lấy não người khác lắp vào, thì sẽ
trở thành một con người khác.
Đâu là nhà quản lý cấp trung
Họ có cấp dưới – điều này là định nghĩa, không phải bàn cãi.
Nhà quản lý cấp trung đi kèm với quyền lực chính thống trong
tổ chức. Quyền lực này biểu hiện ra theo nhiều cách khác nhau
và thường thông qua các mệnh lệnh.
Độc đoán và phong cách chuyển giao
Quyền lực của nhà quản lý cấp trung được “ngưng tụ” ở ví trí
của anh ta qua thời gian và được “bảo hành” bằng chính công ty
đang trao cho anh quyền đó. Cấp dưới có nghĩa vụ làm cho và
làm theo điều anh ta bảo. Nhà quản lý cấp trung sẽ nói cho nhân
viên của mình biết cần làm gì, và cấp dưới của anh ta làm đúng
như thế, tất nhiên không phải vì cấp dưới đó toàn người máy
Asimo đáng yêu, mà đơn giản bởi chỉ có làm thế chàng nhân
viên này mới có hy vọng nhận được khoản lương như người ta
hứa với anh trong hợp đồng mà anh đã kí.
Theo Peter Ducker với câu nói kinh điển của ông: “Management
is doing things right; Leadership is doing the right things.”
Người ta nói rằng kết quả nghiên cứu của họ cho thấy những
nhà quản lý cấp trung thường có xu thế tìm kiếm sự ổn định,
thích sống một cuộc sống “thường thường” và vừa đủ. Điều này
dẫn đến hệ quả họ khá ngại rủi ro và cố gắng tránh né các xung
đột nếu có thể. Trên góc độ con người, nhìn chung họ đang lái
một con thuyền hạnh phúc.
Người lãnh đạo có những người đi theo họ
Người lãnh đạo không có cấp dưới – ít nhất là không có khi họ
thực hiện công việc lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo ở cấp độ tổ
chức cũng không hề có cấp dưới mà chỉ có những người đồng
nghiệp khác cùng đang có vai trò quản lý. Nhưng vấn đề nằm ở
chỗ họ muốn từ bỏ quyền lực chính thống mà tổ chức gán cho
họ, bởi cái họ thực sự muốn làm là lãnh đạo, tức là chỉ có những
người đi theo họ – một hành động hoàn toàn tự nguyện.
Vai trò thủ lĩnh tinh thần – chuyển đổi con người
Bảo một người khác làm một việc gì đó sẽ không thể làm cho họ
phát sinh ra ý nghĩ sẽ đi theo ta. Nhà lãnh đạo phải kêu gọi, lôi
cuốn được những con người dưới quyền kia, chỉ cho họ thấy con
đường của mình đi và dẫn đắt họ đi cùng mình.
Tập trung vào con người
Ta thường thấy nhiều nhà lãnh đạo có phẩm chất một vị lãnh tụ
tinh thần, từ Ganhdi, Fidel, cho đến Hitle và cả Bin Laden,
nhưng điều này không đồng nghĩa với một cá tính nổi trội, ầm ĩ.
Họ thường tỏ ra tốt với người khác, với một phong cách riêng
im lặng tạo độ tin tưởng cho mọi người –– một phương pháp
tương đối hiệu quả trong việc tạo dựng lòng trung thành mà
nhiều nhà lãnh đạo vĩ đại đã áp dụng.
Nhà lãnh đạo thường có cách tư duy tập trung và kết quả đạt
được, họ thực sự nhận thức tầm quan trọng của việc khuyến
khích người khác làm việc theo cách họ nhìn nhận tương lai.
Tìm kiếm rủi ro
Nhà lãnh đạo theo đuổi mục tiêu, tầm nhìn của mình, họ chấp
nhận những vấn đề đang và sẽ phải đối mặt, coi đó như một lẽ tự
nhiên và việc của họ là vượt qua để đến đích. Nói cách khác, họ
cảm thấy thoải mái khi phải đối mặt với rủi ro và nhìn nhận
những con đường người khác né tránh là một cơ hội tiềm năng
cho một lợi thế
Chúng ta có một bảng tóm tắt một số đặc trưng so sánh giữa một
nhà lãnh đạo và một nhà quản lý cấp trung. Những tiêu chí chỉ ở
mức độ tương trưng và mô tả hai thái cực của một vấn đề.
3. Chân dung một lãnh đạo # Chân dung một lãnh đạo giỏi
Một nhà lãnh đạo phải luôn là người có tầm nhìn, họ là những
người phải hiểu rõ công việc và bản thân mình. Làm việc phải
có mục đích và nhắm đến đích với tầm nhìn dẫn đường. Họ phải
là người có thể nhìn được những thứ mà người bình thường
chưa thấy. Đó là khả năng quan sát, dự đoán những việc sẽ diễn
ra chứ không phải là chỉ thấy những việc đang diễn ra. Khác biệt
có thể nhận thấy rằng, ở một nhà lãnh đạo bình thường và nhà
lãnh đạo giỏi là tầm nhìn xa. Ai cũng hướng đến một mục đích,
nhưng nhà lãnh đạo giỏi luôn có tầm nhìn rất xa, đưa ra những
chiến lược dài hạn, dự báo được nó diễn ra thế nào? Theo dõi và
tái cấu trúc tầm nhìn cho phù hợp. Nhà lãnh đạo giỏi là nhà lãnh
đạo biết lèo lái con thuyến đi đúng hướng, và họ phải biết hướng
đi nào sẽ đi tiếp theo.
Trên tập san của trường Đại học Thương mại Harvard đã viết,
“Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn giống như một hoạ sỹ tài ba,
rằng ông có khả năng vẽ cho mọi người nhìn thấy được một bức
tranh toàn cảnh, mà nơi đó ông muốn đưa mọi người đến chiêm
ngắm”. Như vậy, nhà lãnh đạo có tầm nhìn là những người nhìn
thấy rõ hơn mọi người, nhìn thấy xa hơn mọi người và nhìn thấy
khi mọi người chưa nhìn thấy.
Nhà lãnh đạo có một tầm nhìn chưa đủ, Nhà lãnh đạo giỏi luôn
có tố chất khác hơn là chỉ cho tất cả mọi người trong công ty
thấy được tầm nhìn ấy và cùng nhau đạt được tầm nhìn ấy. Nói
như vậy, một tầm nhìn của công ty mà ở đó lãnh đạo giỏi kết nối
mọi người để được tất cả mọi người trong công ty tham gia, chia
sẻ, phấn đấu… Nó trở thành như một hơi thở đồng điệu. Nó thúc
đẩy mọi người cùng chung chí hướng để đạt tới. Nó đưa đến cho
mọi người niềm tin. Và tất cả, nó là tiền đề cho một văn hoá
doanh nghiệp.
Họ luôn phân định và phân chia và những giai đoạn cụ thể
để đi đến một mục đích chung của cả doanh nghiệp hay tổ chức.
Ở một nhà lãnh đạo giỏi, họ hiểu bản thân họ, nhưng đồng thời
họ luôn quản trị được cuộc đời họ, họ biết làm người là như thế
nào? Cách sống ra sao, trái với một một lãnh đạo bình thường;
những người hiểu rỏ mình nhưng chưa chắc quản trị được cuộc
đời đó. Chưa hiểu rõ bản chất của quản trị cuộc đời mình ở đâu.
Lòng nhiệt huyết của nhà lãnh đạo bình thường, tất cả vì sự
nghiệp của cá nhân, làm công việc cần mẫm và hết lòng hết sức
vì công việc đó, họ luôn yêu công việc và làm hết tất cả vì công
việc đó. Nhưng ở một nhà lãnh đạo giỏi , người đó “có khả
năng truyền tải nhiệt huyết”. Đó là một đặc điểm đặc biệt so
với với khả năng thu hút người khác của một nhà lãnh đạo bình
thường. Đây là điều có ý nghĩa then chốt. Peter Drucker cho
rằng năng lực lãnh đạo hiệu quả hầu như không liên quan đến
khả năng lôi cuốn người khác. Drucker từng viết: “Năng lực
lãnh đạo hiệu quả không phụ thuộc vào sức lôi cuốn của một
người. Dwight Eisenhower, George Marshall và Harry Truman
đều là những tài năng lãnh đạo phi thường, thế nhưng không ai
trong số họ có sức hấp dẫn cao hơn những người bình thường
khác“. Vì vậy, đó cũng là một sự khác biệt rõ nét giữa 2 chân
dung.
Nhà lãnh đạo bình thường biết cách tạo ra áp lực trong công việc
để nhân viên làm việc hết khả năng của họ. Nếu trong trường
hợp nhân viên cảm thấy khó khăn và có phần bế tắc, họ sẵn sàng
giúp đỡ để người nhân viên này tìm được đường đi và tiếp tục
công việc. Nhưng ở một nhà lãnh đạo giỏi, họ luôn tạo cho nhân
viên một không khí làm việc thoải mái, luôn sẳn sàng giúp đỡ,
luôn cho nhân viên thấy rằng, họ và nhân viên là bạn, là những
người chủ thật sự của doanh nghiệp và cùng nhau gánh vác
những trong trách quan trọng.
Các nhà lãnh đạo giỏi xây dựng lòng tin như thế?
Công việc đầu tiên của bất kỳ nhà lãnh đạo giỏi là tạo được lòng
tin. Lòng tin hay sự tín nhiệm là sự tự tin được cấu thành bởi hai
yếu tố: tính cách và năng lực. Tính cách bao gồm tính chính
trực, động cơ và mục đích với mọi người. Năng lực bao gồm
khả năng, các kỹ năng, các kết quả. Cả hai yếu tố này đều rất
quan trọng.
Với việc tăng sự chú ý đến nguyên tắc xử thế trong xã hội của
chúng ta, mặt tính cách của lòng tin rất cần được quan tâm khi
bước vào kinh tế toàn cầu mới. Tuy nhiên, mặt khác biệt và
thường bị lờ đi của lòng tin đó là năng lực – yếu tố cần thiết
tương đương. Bạn có thể nghĩ đến một người thân thiện, trung
thực nhưng bạn vẫn không tin tưởng tuyệt đối vào anh ta nếu
anh ta làm việc không hiệu quả. Và ngược lại, một người có thể
có những kỹ năng tuyệt vời, trí thông minh và thành tích tốt tuy
nhiên anh ta lại không trung thực, thì bạn cũng sẽ không tin vào
con người đó.
Những nhà lãnh đạo giỏi nhất bắt đầu bằng việc tạo sự tin tưởng
trong các mối kinh doanh ở công ty họ. Khi một tổ chức nhận ra
rằng họ thiếu sự tín nhiệm thì những bước đi của tổ chức đó để
bù đắp lại sự thiếu hụt lòng tin sẽ mất nhiều thời gian và chi phí
hơn. Những chi phí này được xác định và các nhà lãnh đạo nhận
ra sự thiếu hụt lòng tin không phải là chỉ đơn thuần một vấn đề
xã hội mà đó là cả về vấn đề kinh tế.
Sự biến đổi thực sự bắt đầu với việc xây dựng lòng tin ở mức độ
cá nhân. Sự nổi danh của một người phản ánh trực tiếp lòng tin
của họ và nó giúp họ trong mọi tương tác và đàm phán. Khi sự
tín nhiệm của một người lãnh đạo giỏi và sự nổi danh được tăng
cao có thể giúp họ thiết lập sự tự tin nhanh chóng, doanh nghiệp
phát triển nhanh, chi phí giảm xuống.
Có 4 yếu tố cốt lõi của lòng tin và đó là 4 yếu tố liên tiếp: tính
chính trực, mục đích, khả năng, kết quả. Khi bổ sung vào sự tín
nhiệm của bạn các hành vi. Và sự kết hợp của nó với lòng tin,
kết quả của công ty sẽ cho mức độ tín nhiệm cao.
Ghi nhận thông tin dưới góc nhìn đa chiều
Nhà lãnh đạo giỏi là người phải biết lấy thông tin mình cần ở
đâu. Họ không chỉ ngồi trong văn phòng với những giấy tờ và
thông tin nhân viên đưa tới, họ trực tiếp ra ngoài và quan sát
khách hang. Đế chế Wal-Mart ngày nay đã được Sam Walton
xây dựng theo cách làm việc này. Cho dù công ty hiện nay đã rất
lớn mạnh, ông vẫn thường xuyên đi thị sát và tìm hiểu tâm lý
khách hàng để đảm bảo các nhà quản lý dưới quyền ông đã nắm
vững kỹ năng này. CEO của Apple, Steve Jobs cũng là một nhà
lãnh đạo rất gần gũi với khách hàng. Nhìn chung, các nhà lãnh
đạo giỏi là phải biết trực tiếp tìm hiểu suy nghĩ của khách hàng
bằng nhiều công cụ khác nhau như thăm dò thị trường qua các
cuộc khảo sát khách hàng để biết họ cần và muốn gì.
Khả năng sử dụng nguồn lực hiệu quả
Những nhà lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng nguồn lực một
cách hiệu quả. Họ biết tập trung vào những mục tiêu khả thi và
hiệu quả để đem lại tăng trưởng cho công ty.
Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống
Những nhà lãnh đạo giỏi luôn phải lường trước mọi nguy cơ có
thể xảy ra. Ví dụ, khi tung ra thị trường một sản phẩm mới, họ
sẽ dự đoán trước tất cả những tình huống xấu có thể như: khách
hàng không thích sản phẩm mới này, công ty đối thủ cũng tung
ra sản phẩm mới của họ cùng thời điểm hoặc có thể hoạt động
tiếp thị sản phẩm đến khách hàng chưa đạt hiệu quả như mong
muốn. Tuy nhiên, dù với lý do gì họ vẫn luôn bình tĩnh và đảm
bảo dự án vẫn hoạt động. Khác với một lãnh đạo bình thường,
có thể có những khi bất bình tĩnh, không thể giài quyết được vấn
đề do chưa làm chủ được bản thân mình.
Thực tế
Những nhà lãnh đạo giỏi thường tạo ra những mục tiêu đầy
thách thức nhưng họ biết có khả năng thực hiện chúng. Họ dựa
vào khả năng phân tích tình hình thực tế, khả năng đưa ra những
nhận định về thị trường để đưa ra những quyết định sáng suốt.
Ví dụ, hãng Motorola đã đầu tư cho một nhóm nhân viên nghiên
cứu để cho ra sản phẩm điện thoại mỏng nhất từ trước đến nay
và đã thực sự khiến khách hàng hài lòng.
Phải biết lắng nghe nhiều nguồn ý kiến
Một nhà lãnh đạo giỏi luôn phải thể hiện được khả năng lắng
nghe và chọn lọc thông tin của mình. Họ cần biết lắng nghe từ
nhiều chiều và nhận định ra được vấn đề cần giải quyết.
Ví dụ, một nhà quản lý của thời báo Time nhận được rất nhiều
và liên tục những bức thư từ các độc giả nữ than phiền về áp lực
của công việc và gia đình. Nhận thấy rằng đối tượng độc giả
đang đối mặt với vấn đề này ngày càng gia tăng, tạp chí đã cho
ra đời một ấn phẩm chuyên phục vụ nhóm đối tượng này, có tên
là Simplicity.
Ăn mừng thất bại
Thất bại là một điều bình thường trong cuộc sống bởi vì có thất
bại mới sinh ra thành công tuy nhiên, chúng ta làm gì sau khi
thất bại đó mới là điều cần học. Với những nhà lãnh đạo giỏi họ
“ăn mừng thất bại” cùng với nhân viên, đó như một thông điệp
với tất cả nhân viên rằng chúng ta sắp phải đón nhận những thử
thách mới để biến thất bại hiện tại thành thành công trong tương
lai. Với bản thân họ, họ sẽ rà soát lại để biết tại sao lại dẫn đến
thất bại này và từ đó sẽ không để lặp lại nữa. Sirley hufstedler đã
nói : “ Nếu chưa từng thất bải, có nghĩa là bạn chưa cố gắng hết
sức”
4. Chân dung một lãnh đạo giỏi # Chân dung một lãnh đạo
lớn
Từ những phân tích trên giữa một lãnh đạo giỏi và lãnh đạo bình
thường. Ta có thể thấy rằng, với vai trò là lãnh đạo, trước nhất,
điều tối quan trọng là họ phải đáp ứng được những tiêu chí để
trở thành nhà lãnh đạo, về tầm nhìn, về niềm tin, về sự chính
trực …
Nhưng điểm khác nhau để trở thành một nhà lãnh đạo lớn với
lãnh đạo giỏi là như thế nào? Hệ tư tưởng khác nhau ra sao? Họ
không chỉ vận hành doanh nghiệp họ để tạo ra lợi nhuận cho cá
nhân, cho nhân viên hay cổ đông, mà mục đích họ nhắm đến là
phục vụ xã hội. Các sản phẩm, dịch vụ họ làm ra có giúp ích gì
cho xã hội, có phụng sự được cho những nhu cầu của xã hội hay
không.
Một nhà lãnh đạo lớn là người luôn phải biết kết hợp cái chung
với cái riêng, nhưng đôi khi lại đặt cái chung lên trên tất cả. Mục
đích chính của họ là tạo ra những giá trị to lớn nhất cho xã hội
với những năng lực của một người lãnh đạo đã hội đủ. Ở một
nhà lãnh đạo lớn, chúng ta thấy ở họ hệ tư tưởng rất chuyên
nghiệp, họ không chú trọng đến cách thức vận hành mà họ luôn
vạch ra được tư tưởng lớn cho doanh nghiệp của mình, kinh
doanh phải kết hợp với đạo đức nghề nghiệp, xây dưng doanh
nghiệp họ cái “Tâm” trong kinh doanh. Một nhà lãnh đạo giỏi là
người biết vì mục đích của mình và mục đích của người khác
đồng hành cùng nhau, cả hai cùng phát triển, không triệt tiêu và
loại trừ nhau. Họ luôn xây dựng cho mình mô hình quản trị cuộc
đời, cho doanh nghiệp phải Win – Win với tất cả mọi người.
Xem họ là bạn, là những người cùng nhau chia sẽ những rủi ro,
kinh nghiệm và thị trường.
Nhà lãnh đạo lớn phải luôn tạo cho mình một ý chí quyết tâm
cao độ, nhưng đồng thời cũng xây dựng cho họ một hình ành
khiêm nhường, đức độ. Điều nay có thể hiếm thấy ở những nhà
lãnh đạo bình thường hay lãnh đạo giỏi. Lãnh đạo lớn luôn đặt
mục tiêu con người, xây dựng hoàn thiện bản thân, biến cái “tôi”
của họ thành những khát vọng cháy bỏng của toàn doanh nghiệp
hay tổ chức.
Một số tiêu chi phân tích dưới đây, một phần nào đó là sự khác
biệt giữa của một nhà lãnh đạo lớn có được so với các lãnh đạo
khác :
Họ hiện diện: Các nhà lãnh đạo lớn chú tâm đến những điều họ
đang làm ở hiện tại, chú tâm tới những người họ đang nói
chuyện. Chúng ta có thể cảm thấy sự hiện diện của các nhà lãnh
đạo lớn luôn rõ ràng, được thừa nhận, được lắng nghe chứ
không giống như khi chúng ta nói chuyện với những người luôn
để tâm đến cái không tưởng.
Họ lắng nghe: Vì họ luôn hiện diện và chú ý, các nhà lãnh đạo
lớn không chỉ nhớ rằng họ đang nói chuyện với ai mà họ còn
nhớ những điều bạn đang nói. Sau khi nói chuyện với họ, chúng
ta không phải tự nhủ rằng: “Có phải mình vừa nói chuyện với
một bức tường hay một nhà lãnh đạo biết lắng nghe ?”.
Họ khuyến khích: họ tự tin và có kiến thức vững vàng sẽ thấy
dễ dàng hơn khi khuyến khích những người khác. Họ khuyến
khích mọi người chấp nhận mạo hiểm, đứng dậy sau sai lầm,
nâng cao kỹ năng, theo đuổi mơ ước. Họ cũng giúp những người
khác tìm được sự khuyến khích riêng.
Họ trung thực: Các nhà lãnh đạo thực sự cố gắng để “tự biết”,
nói, sống và lãnh đạo một cách trung thực. Họ không nói một
điều tốt đẹp ở nơi công cộng rồi lại làm một điều sai trái và vụ
lợi. Nếu một hành vi nào đó không có đạo đức, họ sẽ tìm cách
khác để làm nó.
Họ khiêm nhường: Các nhà lãnh đạo lớn luôn luôn biết rằng,
sự ngạo mạn cũng nguy hiểm ngang với sự thiếu tôn trọng. Họ
cũng biết rằng lợi ích trước mắt thường có vẻ rất lớn nhưng cái
giá lâu dài của sự ngạo mạn rất cao. Các nhà lãnh đạo lớn luôn
luôn thể hiện sự khiêm nhường, bồi đắp các đặc điểm lãnh đạo
mà thực sự phục vụ họ và những người khác.
Họ bền gan: một nhà lãnh đạo lớn biết rằng nếu họ chấp nhận
mạo hiểm, họ sẽ chấp nhận thất bại. Họ biết rằng thất bại và khó
khăn không phải là kết thúc, mà đó đơn giản là các chướng ngại
vật phải vượt qua trên con đường của mình. Không thể tránh
khỏi sự chán nản nhất thời, nhưng rồi họ vẫn bền gan.
Họ can đảm: Họ biết rằng mọi người, bao gồm cả họ, đôi lúc sẽ
có cảm giác sợ hãi và ám ảnh. Tuy nhiên, họ không để những
ám ảnh và những điều không chắc chắn cản trở con đường theo
đuổi ước mơ. Các nhà lãnh đạo lớn có thể bị một mẩu than đá
ném vào đầu chỉ để đứng thẳng và thừa nhận rằng, bên trong
mẩu than đá đó có kim cương.
Họ cân nhắc: nhanh trí để thừa nhận những người khác, dù
bằng cách nói “xin chào” hoặc khen một công việc được làm tốt.
Cân nhắc những người khác, các nhà lãnh đạo đúng giờ trong
các cuộc họp, nhận thức về việc sử dụng thời gian, có tổ chức,
thực hiện những lời hứa và khép kín các vòng truyền thông.
Thêm vào việc cân nhắc với những người khác, họ cũng thấy rõ
con đường riêng của họ, suy nghĩ riêng và hành động riêng của
họ.
Họ tôn trọng: Các nhà lãnh đạo lớn luôn cư xử với những
người khác một cách tôn trọng và đòi hỏi sự tôn trọng ngược trở
lại. Một nhà lãnh đạo lớn không được nói hoặc đối xử bằng một
thái độ thiếu tôn trọng.
5. Chân dung một lãnh lớn # Chân dung một lãnh đạo vĩ đại
Sự kết hợp đối lập giữa ý chí trong công việc và bản tính khiêm
nhường của một nhà lãnh đạo lớn là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Ý chí trong công việc
Một nhà lãnh đạo vĩ đại là những người có ý chí và tham vọng
rất lớn, nhưng những ý chí và tham vọng này luôn vì công ty, vì
sự phát triển của doanh nghiệp kô phải vì lợi ích cá nhân. Một
quyết tâm sắt đá cùng với doanh nghiệp của mình làm những gì
cần làm để mang lại hiệu quả lâu dài tốt nhất, cho dù việc đó có
khó khăn như thế nào đi chăng nữa. Các tiêu chuẩn để xây dựng
một công ty vĩ đại, bền vững và luôn không cho phép mình bằng
lòng với kết quả thấp hơn.
Bản tính khiêm nhường
Nhà lãnh đạo vĩ đại hành động kiên quyết, lặng lẽ, bình thản và
tránh sự ồn ào trong đám đông. Hướng tham vọng vì công ty,
không vì những lợi ích cá nhân. Sự khiêm tốn, thuyết phục,
nhún nhường và dè dặt.
Một nhà lãnh đạo lớn cũng có ý chí và tham vọng lớn vì sự phát
triển doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, họ không thể trở thành
một nhà lãnh đạo vĩ đại vì thiếu bản tính khiêm nhường, thiếu sự
kết hợp đầy đối lập này. Trường hợp của Lee Iacocca là một ví
dụ, ông đã cứu Chrysler từ bên bờ vực phá sản, thực hiện một
cuộc xoay chuyển tình thế nổi tiếng nhất trong lịch sử kinh
doanh của nước Mỹ. Lợi nhuận cổ phiếu Chrysler đạt mức kỷ
lục 2,9 lần cao hơn thị trường vào khoảng thời gian nắm quyền
của ông. Tuy nhiên, sau đó ông lại chuyển hướng dồn sức để trở
thành môt trong những Tổng giám đốc nổi tiếng nhất lịch sử
kinh doanh nước Mỹ. Không thể từ bỏ được sân khấu lớn của
mình và Hội đồng quản trị buộc ông phải về hưu, trong vòng 5
năm sau khi Iaccoca về hưu, Chrysler bị nhà sản xuất Daimler-
Benz của Đức mua lại.
Trao cho người kế nhiệm điều kiện tốt nhất
Điều mà tạo nên sự khác biệt của những là lãnh đạo vĩ đại, họ
tạo một nền móng vững chắc cho người kế nhiệm và trao cho họ
những điều kiện tốt nhất để có thể đạt được những thành công
lớn hơn trong thế hệ kế tiếp.
Như trường hợp của công ty Rubbermaid, một công ty ngắn
ngày đi lên từ vô danh trở thành số một trên danh sách Những
công ty danh giá nhất nước mỹ hàng năm của tạp chí Fortune, và
sau đó, cũng nhanh chóng như vậy, tan vỡ thành một đống lộn
xộn phải nhờ Newell mua lại để tiếp tục hoạt động. Và nhân vật
chính trong câu chuyện này là một nhà lãnh đạo tài giỏi và lịch
thiệp tên là Stanley Gault. Dưới thời của ông, Rubbermaid liên
tiếp đạt sự tăng trưởng doanh thu trong suốt 40 quý liên tục, một
kết quả rất ấn tượng và rất đáng trân trọng. Tuy nhiên, Gault
không để lại một công ty có thể vẫn hoạt động tốt mà không có
ông. Những người kế nhiệm ông không chỉ đối mặt với một hệ
thống quản lý trống rỗng mà cả một chiến lược trống rỗng,
những điều này cuối cùng đã làm sụp đổ công ty.
Còn ngược lại, với trường hợp của Singapore, Lý Quang Diệu
đã chuẩn bị cho người kế nhiệm những điều kiện tốt nhất trước
khi ông rời khỏi vị trí lãnh đạo đất nước sau hơn 30 năm xây
dựng và phát triển. Và cho đến ngày nay, Singapore là một trong
những quốc gia có chỉ số thu nhập bình quân trên đầu người cao
nhất thế giớ và là một con rồng của nền kinh tế châu á.
TỔNG KẾT
Trở thành một lãnh đạo vĩ đại là một chặng đường dài. Chặng
đường đó có những nốt thăng, nốt trầm, và dĩ nhiên cũng cần có
1 điểm xuất phát, đó là từ cấp độ 1 nhân viên. Chặng đường này
có thể được tóm gọn bởi các nấc thang cơ bản sau: Nhân viên >
Quản lý cấp trung > Lãnh đạo > Lãnh đạo giỏi > Lãnh đạo lớn >
Lãnh đạo vĩ đại. Theo ngôn ngữ triết học, mỗi nấc thang này
được xem như 1 “điểm nút”, đó là sự tổng hòa các thay đổi về
lượng để dẫn đến 1 sự chuyển đối về chất.
Lãnh đạo là một nghệ thuật, vì vậy ranh giới phân định về các
nấc thang phát triển từ cấp nhân viên đến một lãnh đạo vĩ đại chỉ
mang tính tương đối. Về cơ bản, sự phân định này của chúng tôi
dựa trên các khía cạnh mà chúng tôi cho là mang tính biểu trưng
nhất. Tóm lại, chặng đường đến được bến đỗ cuối cùng là trở
thành 1 lãnh đạo vĩ đại là cả một nghệ thuật sử dụng và dung
hòa các tố chất, kĩ năng và kiến thức của một người lãnh đạo.

Nhữ ng tố chấ t quan trọ ng nhấ t củ a mộ t lã nh đạ o


Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư McShane
và Von Glinow trong giáo trình của McGraw-Hill Inc., để trở
thành một lãnh đạo, cần hội tụ 7 nhân tố sau[2]:
 Nhạy cảm: Rất cần, và là cần nhất. Thể hiện trong việc chỉ
số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ,
tình cảm, mong muốn, buồn, vui... của người xung quanh
mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc
của họ cũng bị hạn chế như mọi người.
 Chính trực: Là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực
này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố
quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không.
Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là
mình có chính trực.
 Nghị lực: Để vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngọai
cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phụ của
quần chúng chỉ là từ đây.
 Tự tin: Rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng
trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.
 Có động lực làm lãnh đạo: Đây có khi chính là tham vọng
theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng
hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm
lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ.
 Trí thông minh: Chỉ cần ở mức trung bình trở lên. Đây là lý
do vì sao người Việt hay nhìn nhận sai về lãnh đạo, hay đòi
hỏi lãnh đạo phải là người thông minh nhất, IQ cao
nhất,chuyên môn phải gỏi nhất... song thực tế lãnh đạo giỏi
không cần những điều này. Nhưng cần thiết phải có khả năng
phân tích các vấn đề và cơ hội
 Kiến thức chuyên môn: Cần có ở mức vừa phải trở lên,
chủ yếu để trợ giúp quá trình ra quyết định. Năng lực mỗi
người có hạn. Nếu lãnh đạo quá thiên về chuyên môn họ khó
có đủ quỹ thời gian cho chính việc lãnh đạo.
 Kỹ năng quản lý

 Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý


tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung
cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng
chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại
trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong
những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế
được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích
được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến
thắng.
 Nhưng một nhà quản lý giỏi còn cần phải có các tố
chất khác. Họ phải có tầm nhìn xa và phải có khả
năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng. Họ phải
là nhà cải cách và không chống lại sự thay đổi. Họ là
người dám mơ ước và dám trở nên khác biệt. Họ sẵn
sàng chấp nhận thất bại…
Quản lý là quá trình làm việc cùng với và thông qua
các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác. Quản
lý được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các
mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ
năng khác nhau. Trước tiên, nhà quản lý phải có một
vốn kiến thức nhất định về hệ thống luật và thuế trong
kinh doanh, về marketing, tài chính doanh nghiệp,
dây chuyền sản xuất, công nghệ … Đây là yêu cầu
tiên quyết vì nó gắn liền với hiệu quả của quá trình ra
quyết định. Và để trở thành một nhà quản lý tài năng
thì cần phải có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là
một số kỹ năng quan trọng mà một nhà lãnh đạo
tương cần phải có:
 • Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể
thiếu của một nhà quản lý. Lãnh đạo giỏi được thử
thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống
và con người. Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử
dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của
người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay
đổi. Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi
sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng
động. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá
trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của
họ quyết định vấn đề đó. Nếu bạn là một nhà lãnh
đạo giỏi, quyền lực sẽ tự đến với bạn, nhưng bạn
cũng phải biết khai thác quyền lực của những người
khác. Bạn phải thúc đẩy quá trình quyết định và làm
cho quá trình đó hoạt động. Đó là một bài toán khó.
 • Kỹ năng lập kế hoạch: Nhà quản lý là người ra
quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành
động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà
quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh
nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến
những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế
hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có
thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ
nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã
định. Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý
phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và
cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình
thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những
công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và
thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.
 • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết
vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau:
nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân
loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối
ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này
một cách khoé léo và hiệu quả.
 • Kỹ năng giao tiếp tốt: Càng ngày người ta càng
nhận ra sức mạnh của các mối quan hệ, cái mà có
được từ một kỹ năng giao tiếp tốt. Bạn phải thành
thạo giao tiếp bằng văn nói và cả văn viết. Bạn phải
biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ
thể, đôi mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục.
Các bản hợp đồng ngày nay có được phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng thương thuyết. Khả năng giao
tiếp tốt cũng phát huy tác dụng trong quản lý nhân sự.
Một chuyên gia về nhân sự đã từng kết luận rằng tiền
có thể mua được thời gian chứ không mua được sự
sáng tạo hay lòng say mê công việc. Mà mức độ sáng
tạo hay lòng say mê công việc lại phụ thuộc vào khả
năng tạo động lực cho nhân viên để khẳng định lòng
trung thành và sự cam kết của người lao động không
thể có được bằng việc trả lương cao. Thực tế là mức
lương cao và một văn phòng đầy đủ tiện nghi chỉ là
điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để nhà
quản lý có thể giữ một nhân viên tốt.
 Nếu bạn là một nhà quản lý và bạn nhận ra là mình
không có đầy đủ các kỹ năng cần thiết trên thì cũng
không có gì phải lo lắng. Hãy học hỏi từ những
chuyên gia cho dù bạn sẽ cảm thấy dường như vị trí
của mình thay đổi từ một nhà lãnh đạo thành một
người học việc. Tóm lại, để trở nên người quản lý
hiệu quả , chúng ta cần xác định được công việc của
một người quản lý phải làm để đạt được các much
tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân.
 Phẩm chất cần có của người lãnh đạo
 Để trở thành người lãnh đạo, bạn cần phải trải qua
một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất
cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi
trước. Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta
thường xem nhẹ điều đó và cứ giữ mãi quan niệm
chủ quan khi cho rằng họ sinh ra là để làm người
đứng đầu. Một người lãnh đạo thật sự cần phải có tư
thế đĩnh đạc, sự tự tin, khả năng thuyết phục người
khác… Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào bạn có
thể hội tụ đủ những phẩm chất đó?
 Tầm nhìn xa
 Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá
nhân rất nhiều. Anh ta dường như luôn biết cách
hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp
những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự
hay thuộc cấp của mình.
 Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách
truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác
hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng
đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh
động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự
thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn
là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
 Trong khi mọi người đều bị thuyết phục bởi tài năng
của người lãnh đạo, họ thường không nhận ra rằng
tài năng đó chỉ đóng vai trò bổ trợ cho những kinh
nghiệm mà anh ta có thể tiếp thu từ thực tiễn công
việc: khả năng lên kế hoạch và thiết lập mục tiêu cần
đạt được. Anh ta là người luôn có những giải pháp để
giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan
giải nhất bởi vì, anh ta đã nhìn rõ bản chất của sự
việc ngay cả trước khi khi bạn chỉ mới bắt đầu nghĩ
về nó.
 Sự tự tin
 Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào
chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành
từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã
từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng
trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với
sự thông minh sẵn có của anh ta. Bên cạnh đó, cho
dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì anh
ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ
những người khác.
 Tính kiên định
 Một người lãnh đạo mạnh mẽ cần phải có lập trường
vững vàng trong các quyết định của mình. Tuy nhiên,
điều này không bao gồm những tư tưởng bảo thủ,
ngoan cố không biết sửa chữa những sai lầm. Hơn
nữa, anh ta phải biết nghiêng về lẽ phải trong việc
phân xử các xung đột trong nội bộ của mình.
 Biết chấp nhận mạo hiểm
 Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải
nhận lấy thất bại. Tuy nhiên, nếu bạn là một người
lãnh đạo có tham vọng, bạn cần phải tự hỏi chính
mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay
không?

Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công,
bạn cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và
dũng cảm đương đầu với thử thách. Nếu thử thách là
quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch
“tác chiến”, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo
hiểm trong tình huống của bạn càng được giảm bớt.
 Sự kiên trì
 Người lãnh đạo không bao giờ đầu hàng khó khăn khi
chưa thật sự đối đầu với nó. Mọi thứ không phải luôn
luôn dễ dàng đối với bạn và bởi vì bạn là người đứng
đầu nên bạn cần biết thử trải nghiệm thật nhiều cho
đến khi nào thành công thì thôi.
 Sự quả quyết
 Là người đứng đầu, bạn được trông chờ trong việc
đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những
người khác thường cố gắng tránh xa nó. Cho dù
những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác
động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bạn và
những người xung quanh mình thì bạn cũng phải
chấp nhận điều đó.
 Sự cả nể, nhân nhượng trong cách đưa ra quyết định
có thể dẫn bạn đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu
dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người
lãnh đạo của bạn. Đôi khi bạn cũng cần nhẫn tâm một
chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành
động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của công
ty.
 Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân
 Bạn có sẵn sàng để làm điều đó để công việc của
mình tiến triển tốt hay không? Là một người đứng
đầu một tập thể, bạn phải tốn rất nhiều thời gian và
công sức để quản lý tốt những người dưới quyền và
công việc của mình. Thậm chí, sự bận rộn đó còn
chiếm cả những khoảng thời gian riêng tư dành cho
bản thân và gia đình bạn.
 Khả năng thích nghi
 Phương thức kinh doanh có thể hiệu quả trong hôm
nay nhưng ngày mai thì nó lại khác. Một người lãnh
đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải
biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay
đổi. Anh ta phải luôn cập nhật những kỹ năng, công
nghệ và phương pháp mới để thúc đẩy sự phát triển
trong công việc của mình.
 Để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng thật không dễ
dàng chút nào. Nó đòi hỏi bạn phải thật sự yêu thích
công việc của mình cùng với những công sức và sự
nỗ lực không ngơi nghỉ để có thể hội tụ được những
phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Hãy tự hỏi
mình vì sao những người khác cần phải lắng nghe,
tôn trọng và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn
của bạn. Chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy động lực để
hoàn thành tốt vai trò của một người lãnh đạo. Xin
chúc bạn thành công!
Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo
 Theo đúc kết của nhiều chuyên gia quốc tế, một số
nhà lãnh đạo tài năng phải có những tố chất dưới
đây.

1.Niềm say mê. Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người
luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã
hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự say mê, thi
fmột nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết
định táo bạo và tâm huyết.
 2. Sự hiểu biết và tính ham học hỏi. Điều chắc chắn
là, người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ
không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ.
Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt
động của mình, nguời lãnh đạo còn phải đọc nhiều và
luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao
kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri
thức mới.
 3. Nhìn xa trông rộng. Tố chất này khác với niềm say
mê, song ở khía cạnh nào đó, nó lại không tách biệt
khỏi niềm say mê. Nếu một người không quan tâm
đến một đối tượng, một vấn đề, một hệ thống nào đó,
thì người đó sẽ không chú tâm dành thời gian tìm
hướng giải quyết. Tuy nhiên, người lãnh đạo, ngoài
niềm say mê, còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận
và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để
từ đó vạch ra những biện pháp phù hợp.
 4. Óc sáng tạo. Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để
làm sao đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn
một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ cong việc nào,
cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc
nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất lượng đảm bảo nhất.
 5. Khả năng truyền đạt thông tin. Người lãnh đạo phải
có khả năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin để
thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe theo
và làm theo.
 6.Khả năng lập Kế hoạch và tổ chức. Người lãnh đạo
là người luôn nhìn thấy những việc cần làm và có khả
năng giúp tập thể lập kế hoạch và tổ chức việc thực
hiện.
 7.Khả năng làm việc theo nhóm. Người lãnh đạo cần
phải có khả năng hoạt động cùng những người khác,
biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở, biết sắp
xếp và bố trí công việc cho nhân viên một cách khoa
học và hợp lý, biết cách giải quyết và dàn xếp những
mâu thuẫn nội bộ.
 8. Tài xoay xở. Người lãnh đạo càn có nghị lực rất
lớn. Khi khó khắn, họ không nản chí. Khi công việc
xem ra quá khó, họ sẽ tìm cách tiếp cận khác. Họ
luôn tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề, đẻ từ đó lựa
chọn hướng đi tối ưu.
 9. Lòng dũng cảm. Người lãnh đạo là người có một
trong những công việc khắc nghiệt nhất. Giám đốc
điều hành phải luôn xác định rõ, họ là đại diện cho ai
và cần phải làm gì. Họ phải dũng cảm và cương
quyết trong các vấn đề liên quan đến sự sinh tồn và
phát triển của doanh nghiệp, như việc bổ nhiệm, sa
thải…
 10. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Người lãnh đạo tài
năng là người không trốn tránh trước thực tế giảm
sút, biết lường trước những kịch bản xấu nhất có thể
xảy ra với doanh nghiệp. Khi đó, họ cần có kế hoạch
hỗ trợ.

Những tố chất và kỹ năng cần có của nhà lãnh
đạo
 Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ
những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải trau
dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả.
Thế nhưng, nhiều người trong chúng ta xem nhẹ điều
đó và cứ giữ mãi quan niệm chủ quan khi cho rằng họ
sinh ra là để làm người đứng đầu. Hãy tự hỏi mình vì
sao những người khác cần phải lắng nghe, tôn trọng
và thực hiện theo sự điều động, hướng dẫn của bạn.
 Vì vậy nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và
kỹ năng cần có cho mình để xây dựng và phát huy
chúng một cách hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ
năng này ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh
đạo và nền tảng thành công của doanh nghiệp.

Tố chất cần có của nhà lãnh đạo

 Doanh nghiệp thành công không thể không nói đến


yếu tố nhà lãnh đạo với những tố chất cần thiết đó là
có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự
quyết đoán, dũng cảm và kiên trì
 Sự hiểu biết và ham học hỏi: Người lãnh đạo không
thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh
vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản
trong lĩnh vực hoạt động của mình, người lãnh đạo
còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để
không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập
nhật những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp
cho nhà lãnh đạo có một vốn kiến thức sâu rộng vừa
hoàn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để
phát triển doanh nghiệp.

 Tầm nhìn và sự quyết đoán: Sự thành bại của
doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo
bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của
người lãnh đạo.Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu
thế phát triển có nhiểu mới mẻ đòi hòi nhà lãnh đạo
phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ
ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt
để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Nếu không
có khả năng phán đoán tương lai thì sẽ rất khó để
đưa ra tầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong
mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp
thời và sáng suốt.
 Dũng cảm và kiên trì: Một nhà lãnh đạo tốt không
bao giờ đầu hàng khó khăn, thất bại mà quan trọng là
họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó khăn,
thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình
vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh
doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng và
nhất là người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách
và kiên trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào thành công
thì thôi. Niềm hy vọng và lòng kiên trì, không ngại khó
khăn là động lực lớn để phát triển doanh nghiệp.

Kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo

 Để trở thành một nhà lãnh đạo ưu tú, ngoài yếu tố


ngoại hình thì họ cần trang bị cho mình những kiến
thức, kỹ năng không thể thiếu như: kỹ năng quản lý
và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ
năng truyền cảm hứng và kỹ năng giao tiếp.
 Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ
năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng
tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải
quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty
cần đạt tới. Có khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì
nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi
được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.

 Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải
biết phát hiện nhân tài – người có khả năng bổ sung
những khiếm khuyết của bạn thay vì biết cách khen
ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một
cách hợp lý. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần phải
có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người
giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng
thách thức và tìm cách để thực hiện nó.
 Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm
hứng cho người khác và bạn sẽ nhận được những
điều mà bạn mong đợi khi bạn quan tâm nhiều đến
họ. Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải
hiểu nhân viên của mình, biết lắng nghe và chia sẻ
với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát
tháo. Khi có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hoàn
cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải quyết hợp tình
hợp lý.

 Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ
năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn viết, vì điều
đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có
ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của công ty.
Muốn thuyết phục được nhân viên tin mình, theo
mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông
tin. Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên,
nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến khích, động viên,
hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng
phải biết cách thương thuyết.

You might also like