You are on page 1of 14

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI “XÂY DỰNG VÀ THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH


KỲ VỸ PHONG NHA”
(HUẾ-QUẢNG TRỊ-QUẢNG BÌNH-HUẾ)
(2 NGÀY 1 ĐÊM)

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU:……………………………………………………………….
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1.Chương trình du lịch
1.1.1.Khái niệm về chương trình du lịch
1.1.2.Phân loại chương trình du lịch
1.1.3.Đặc điểm của chương trình du lịch
1.2.Xây dựng chương trình du lịch
1.2.1.Quy trình xây dựng chương trình du lịch
1.2.2. Nghiên cứu nhu cầu của khách
1.2.3. Xây dựng chương trình du lịch
1.2.4. Xây dựng ý tưởng chương trình
1.2.5. Mối quan hệ giữa nhu cầu khách du lịch với nội dung của chương trình
du lịch
1.2.6. Mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng với nôi dung chương trình du lịch
1.2.7. Một số điểm chú ý khi xây dựng chương trình
1.3.Thuyết minh chương trình du lịch
1.3.1.Một số nguyên tắc thuyết minh
1.3.2.Các bước xây dựng bài thuyết minh
1.3.3. Các phương pháp xây dựng bài thuyết minh và phương pháp thuyết
minh
1.3.4. Nội dung bài thuyết minh
CHƯƠNG 2:NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH KỲ VỸ PHONG NHA
2.1.Giới thiệu sơ lược về chi nhánh công ty du lịch cộng đồng tại Huế
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.3.Bộ máy tổ chức quản lý của công ty
2.1.4.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
2.1.5.Nguồn lực lao động của công ty
2.2. Xây dựng chương trình du lịch kỳ vỹ phong nha
2.2.1.Chương trình du lịch kỳ vỹ Phong Nha
2.2.2.Khảo sát điều kiện cung ứng
2.2.2.1. Khảo sát tài nguyên du lịch
2.2.2.2. Khảo sát điều kiện vận chuyển
2.2.2.3. Khảo sát điều kiện lưu trú
2.2.2.4. Khảo sát điều kiện ăn uống
2.2.2.5. Khảo sát các điều kiện khác
2.2.3. Xây dựng lịch trình chi tiết
2.2.4. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản
2.2.5. Xây dựng phương án tham quan
2.2.6. Xây dựng phương án vận chuyển
2.2.7. Xây dựng phương án lưu trú
2.2.8. Xây dựng phương án ăn uống
2.2.9. Xác định giá thành, giá bán của chương trình du lịch Kỳ Vỹ Phong Nha
2.3.Xây dựng bài thuyết minh chương trình du lịch kỳ vỹ Phong Nha
CHƯƠNG 3:BÀI HỌC KINH NGHIỆM
KẾT LUẬN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch trở thành một phương diện giao tiếp giữa người với người
nhằm xây dựng các mối quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa
các quốc gia các dân tộc trên thế giới. Du lịch đã và đang mở ra những cánh cửa
tăng cường phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về mọi lĩnh vực trên cơ sở bình
đẳng lợi ích và tôn trọng lẫn nhau giữa các đối tác, các quốc gia và du lịch cũng đưa
mọi người đến với nhau, xích lại gần nhau hơn. Du lịch đem lại cơ hội giao lưu văn
hóa giữa các cộng đồng dân tộc, tạo điều kiện cho mọi người khám phá, tìm hiểu thế
giới, vừa là phương thức quảng bá và tuyên truyền văn hóa của cộng đồng, của dân
tộc ra thế giới bên ngoài.
Việt Nam với sự phong phú da dạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch
sử và nhân văn thì Việt Nam được coi như một trong những quốc gia có tiềm năng
về phát triển du lịch. Tuy là một ngành kinh tế tương đối mới nhưng du lịch ở nước
ta đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước cũng như nhiều địa phương
Và du lịch đang dần trở thành một nhu cầu phổ biến trong cuộc sống hằng
ngày của mọi người. Đặc biệt khi cuộc sống vật chất và các điều kiện kinh tế ngày
càng gia tăng. Mặt khách chế độ nghỉ phép hằng năm, nghỉ hè, nghỉ đông và sự quan
tâm của các tổ chức, cơ quan đang tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người lao
động được tham quan, nghỉ mát, nghỉ dưỡng sức…. Từ đó làm gia tăng nhu cầu đi
du lịch nhiều hơn đó là điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh về du lịch
phát triển và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Nhưng nếu muốn vậy các công ty
du lịch phải tạo ra nhiều chương trình du lịch mới và hấp dẫn hơn và phù hợp với
khả năng, nhu cầu của người đi du lịch. Các tuyến điểm du lịch phải xây dựng sao
cho phù hợp với chương trình và trong đó thể hiện được sự nổi bật so với các
chương trình của nhiều công ty khác
Chi nhánh công ty du lịch Cộng Đồng tại Huế cũng vậy dù là một doanh
nghiệp mới vào thị trường nhưng đã đạt được những kết quả kinh doanh khả quan
,là một địa chỉ uy tín đối với khách du lịch bởi vì công ty luôn luôn tạo ra nhiều
chương trình du lịch mới và hấp dẫn để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng một cách tốt hơn
Với mong muốn tạo ra nhiều chương trình,tour du lịch ở Huế cũng như các
tỉnh khác ở miền trung và để giúp du khách khắp mọi nơi có thể cảm nhận được vẻ
đẹp của con người,thiên nhiên Việt Nam nói chung và Huế nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập tại chi nhánh công ty du
lịch Cộng Đồng tại Huế em đã quyết định chọn đề tài:
“Xây dựng và thuyết minh chương trình du lịch Kỳ vỹ Phong Nha”
2. Mục đích nghiên cứu
Nắm rõ hơn về các điểm tham quan trong chương trình và các dịch vụ lưu
trú, ăn uống, vận chuyển, giải trí và các dịch vụ bổ sung ở các địa phương tham
quan trong chương trình và nắm rõ ràng cách thiết kế chương trình du lịch nhằm
nâng cao khả năng xây dựng và thuyết minh một chương trình du lịch
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Các địa điểm tham quan ở trong chương trình du
lịch và các địa điểm nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống, vận chuyển tại các địa phương đến
trong chương trình du lịch
* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chủ yếu ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình
4.Phương pháp nghiên cứu
-Thu thập và tổng hợp các thông tin ở trên công ty, báo đài, sách vở, tạp chí
và internet
-Nhận xét, so sánh, phân tích và đánh giá
5. Bố cục khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì khóa luận có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về để tài
Chương 2: Nội dung chương trình du lịch Kỳ Vỹ Phong Nha
Chương 3: Bài học kinh nghiệm
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

1.1.Chương trình du lịch


1.1.1.Khái niệm về chương trình du lịch
Theo mục 13, điều 4 chương 1 của Luật du lịch Việt Nam:
Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được
định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi
Theo “Nghị quyết số 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn
du lịch ở Việt Nam” ban hành ngày 5 tháng 6 năm 2001:
Chương trình du lịch là lichjh trình định trước của chuyến đi du lịch do các
doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du
lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ khác và giá
bán chương trình
Theo nhóm tác giả Bộ môn Du Lịch và Khách Sạn, Đại học Kinh Tế Quốc Dân
trong “ Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành”
Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó
người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã xác định trước. Nội dung của
chương trình du lịch thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới tham quan…. Mức giá của chuyến bao
gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện
chương trình du lịch
Từ đó có thể đưa ra một định nghĩa về chương trình du lịch như sau:
Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt
trước,liên kết với nhau, đẻ thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình
tiêu dùng du lịch của khách du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và
bán trước khi tiêu dùng của khách
1.1.2.Phân loại chương trình du lịch
1.1.2.1. Ý nghĩa của việc phân loại chương trình du lịch
- Hoàn thiện nội dung chính sách sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành
- Lựa chọn các đoạn thị trường mục tiêu cho phù hợp với đặc điểm của từng
loại chương trình du lịch
- Xác định tính hấp dẫn và hiệu quả của từng loại để có chính sách đầu tư phù
hợp
- Kết hợp giữa các loại chương trình du lịch để tạo ra tính hấp dẫn của sản
phẩm lữ hành
- Phân loại chương trình du lịch để tạo ra tính hấp dẫn của sản phẩm lữ hành
- Phân loại chương trình du lịch làm cơ sở cho việc nghiên cứu sản phẩm mới
theo quan điểm của Marketing.
1.1.2.2. Cách phân loại chương trình du lịch
a. Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có ba loại chương trình du lịch
- Chương trình du lịch chủ động:Là loại chương trình mà doanh nghiệp
lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch, ấn định
các ngày thực hiện, sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch
- Chương trình du lịch bị động: Là loại chương trình du lịch mà khách tự
tìm đến với doanh nghiệp lữ hành, đề ra các yêu cầu nguyện vọng của họ. Trên cơ
sở đó doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình
- Chương trình du lịch kết hợp: Là sự kết hợp chương trình du lịch chủ
động và chương trình bị động.Doanh nghiệp lữ hành chủ động nghiên cứu thị
trường, xây dựng chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện. Thông
qua các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, khách du lịch hoặc các công ty gửi khách
sẽ tìm đến với doanh nghiệp lữ hành. Trên cơ sở chương trình du lịch sẵn có, hai bên
thỏa thuận và sau đó thực hiện chương trình
b. Căn cứ vào mức giá
- Giá trọn gói: Bao gồm hầu hết các dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong
quá trình thực hiện chương trình và giá chương trình là trọn gói
- Giá bao gồm các dịch vụ cơ bản: Bao gồm các dịch vụ chủ yếu của
chương trình của du lịch với nội dung đơn giản
- Giá tự chọn: Khách du lịch có thể chọn giá ở các cấp độ chất lượng
khách nhau, phạm vi khác nhau phụ thuộc vào giá cả của khách sạn, của các
phương tiện vận chuyển, chất lượng của hàng hóa cụ thể
c. Căn cứ vào nội dung, mục đích của chuyến đi và loại hình du lịch
- Chương trình du lịch nghỉ ngơi,giải trí và chữa bệnh
- Chương trình du lịch theo chuyên đề văn hóa, lịch sử, phong tập tập
quán…….
- Chương trình du lịch công vụ MICE
- Chương trình du lịch tàu thủy
- Chương trình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng
- Chương trình du lịch sinh thái
- Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm: leo núi, lặn biển,
đến các bản làng dân tộc
- Chương trình du lịch dắc biệt: trở lại chiến trường xưa……….
- Chương trình du lịch tổng hợp: Là các chương trình tổng hợp các thể
loại trên
d. Căn cứ vào hình thức chuyến đi
-Chương trinh du lịch cá nhân hoặc theo đoàn
- Chương trình du lịch ngắn ngày(7<ngày) hoặc dài ngày
- Chương trinhd lịch cuối tuần
- City tour……
f. Căn cứ vào phương tiện vận chuyển
- Chương trình du lịch ô tô
- Chương trình du lịch tàu thủy
- Chương trình du lịch tàu hỏa
- Chương trình du lịch xe đạp…..
Trong kinh doanh nghiệp hành quốc tế, người ta sư dụng một số thuật ngữ
đặc biệt nhằm thể hiện phạm vi cũng như phương thức tổ chức các chương trình du
lịch:
+ Căn cứ vào sự có mặt hương dẫn viên, có 2 loại: Chương trình du lịch
có hướng dẫn viên và chương trình du lịch không có hướng dẫn viên
+ Căn cứ vào số lượng khách trong đoàn có các chương trình du lịch
quốc tế độc lập cho khách lẻ và các chương trình du lịch trọn gói cho đoàn
+ Căn cứ vào phạm vi du lịch có các chương trình du lịch quốc tế và
chương trình du lịch nội địa
1.1.3.Đặc điểm của chương trình du lịch
Chương trình du lịch là sản phẩm dịch vụ du lịch. Sản phẩm du lịch chiếm tỷ
trọng lớn so với sản phẩm hàng hóa trong hoạt động kinh doanh lữ hành, tất cả các
công đoạn đều là dịch vụ… trừ một số loại hình như ăn uống, mua sắm. Việc đánh
giá chất lượng sản phẩm khó khăn ở chỗ chúng ta chỉ có thể đánh giá sau khi tiêu
thụ và dùng nó. Vì vậy nó có đặc điểm một sản phẩm dịch vụ
+Tính vô hình của sản phẩm
Tính vô hình của chương trình du lịch thể hiện ở chỗ nó không phải là thứ
có thể cân, đo, đong, đếm, sờ, nếm, thử để kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống
như khi người ta bước vào một cửa hàng, mà phải đi du lịch theo chuyến, phải tiêu
dùng nó thì mới có sự cảm nhận về chất lượng dịch vụ. Kết quả khi mua chương
trình du lịch là sự trải nghiệm về nó chứ không phải sở hữu về nó
+Tính không đồng nhất
Tính không đồng nhất thể hiện ở chỗ nó không giống nhau, không lặp lại về
chất lượng ở những chuyến du lịch khác nhau. Vì nó phụ thuộc vào những yếu tố mà
bản thân doanh nghiệp lữ hành không kiểm soát được
+Tính dễ bị sao chép, bắt chước
Các chương trình du lịch không đòi hỏi cái gì đó tinh vi và hiện đại, không
đòi hỏi vốn ban đầu cao. Hầu hết các chương trình du lịch không có sự quản lý của
nhà nước nên các doanh nghiệp khác dễ dàng bắt chước, sao chép các chương trình
của nhau. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên đổi mới các chương trình du
lịch hay tạo ra những chương trình du lịch hấp dẫn, độc đáo khác biệt so với các đối
thủ cạnh tranh là cho các công ty không thể sao chép kịp
+ Tính thời vụ cao và rất nhạy cảm
Với những thay đổi của môi trường vĩ mô. Sự dao động xảy ra giữa cung và
cầu du lịch dưới tác động của nhiều yếu tố. Sự dao dộng đó lặp đi lặp lại theo thời
gian hay mang tính quy luật trong năm
+ Tính khó bán
Nguyên nhân của tính khó bán là do các tính chất nói trên của chương trình
du lịch. Tính khó bán còn do sự cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình du
lịch bao gồm: rủi ro về chức năng của sản phẩm, rủi ro về thân thể, rủi ro về tài
chính, rủi ro về tâm lý, thời gian và xã hội
Có sự cân đối giữa cung và cầu: trước khi đưa sản phẩm các công ty lữ
hành thường nghiên cứu cung ( sản phẩm các nhà cung ứng: vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi, giải trí…). Cầu là khả năng tiêu dùng của khách hàng đối với các sản
phẩm do nhà cung cấp đưa ra
Thỏa mãn nhu cầu khách du lịch: Trên cơ sở nhu cầu và mong muốn của
khách du lịch. Ngoài ra để thỏa mãn cần có cách tổ chức hợp lý, tài nguyên du lịch
hấp dẫn, phân phối hướng dẫn viên cho phù hợp, các đơn vị cung ứng sản phẩm du
lịch phải đảm bảo chất lượng phục vụ khách một cách tốt nhất

1.2.Xây dựng chương trình du lịch


1.2.1.Quy trình xây dựng chương trình du lịch
Chương trình du lịch được xây dựng theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu nhu cầu của thị trường
Bước 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng: Tài nguyên các nhà cung cấp du
lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường…
Bước 3: Xác định khả năng và vị trí công ty lữ hành
Bước 4: Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch
Bươc 5: Xác định giới hạn, quỹ thời gian của chương trình
Bước 6: Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch
chủ yếu bắt buộc của chương trình
Bước 7: Xây dựng phương án vận chuyển
Bước 8: Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung khác
Bước 9: Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung chuyến hành trình. Chi tiết hóa
chương trình với các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí…..
Bước 10: Thử nghiệm chương trình: Thực tế, mô hình, thông tin
Bước 11: Xác định giá thành và giá bán của chương trình
Bước 12: Xây dựng phương án dự phòng, ứng cứu: Cụ thể chi tiết
Bước 13: Xây dựng các điều kiện, điều khoản, giới hạn, quy định
1.2.2. Nghiên cứu nhu cầu của khách
Nghiên cứu nhu cầu chung: chúng ta phải xác định mục đích đi du lịch của
khách hàng
Nghiên cứu thu thập nhu cầu của khách: đây là cơ sở để các doanh nghiệp du
lịch dự đoán xu hướng chỉ tiêu của du khách trong quá trình đi du lịch và khả năng
chi trả của họ
Nghiên cứu thời gian nhàn rỗi của khách nhằm tổ chức xây dựng chương
trình du lịch để thảo mãn nhu cầu của khách. Nghiên cứu tổng quỹ thời gian nhàn
rỗi dài hay ngắn để xác định chỉ tiêu và dự đoán số lượng khách
Nhu cầu chú ý lắng nghe. Khi gọi đến khách hàng, bạn là người phải thu
nhập tối thiểu hết những thông tin của cuộc nói chuyến.Điều đó có nghĩa là bạn phải
im lặng cho đến khi khách hàng trả lời xong câu hỏi của bạn. Bạn không lên ngắt lời
mà chờ họ nói xong. Bạn càng để khách hàng bày tỏ quan điểm. Khi bạn hiểu được
điều đó, bạn có thể đảm bảo rằng phần thuyết trình của bạn sẽ có thể đáp ứng được
những gì họ quan tâm và cuối cùng bạn sẽ thành công
1.2.3. Xây dựng chương trình du lịch
Mục đích chuyến đi và tuyến điểm
Quỹ thời gian nhàn rỗi và độ dài của chương trình
Thời gian thực hiện chương trình và thời điểm đi du lịch của khách
Mức giá và khả năng đáp ứng
Các dịch vụ và yêu cầu chất lượng, thói quen tiêu dùng của khách
1.2.4. Xây dựng ý tưởng chương trình
Thể hiện ở tên gọi chương trình sao cho lôi cuốn được sự chú ý và nhất thiết
trong nội dung phải thể hiện được điều mới lạ. Ý tưởng chương trình là sự kết hợp
cao nhất, sáng tạo nhất giữa nhu cầu của khách du lịch và tài nguyên. Ý tưởng mới
sẽ tạo ra một tên gọi lôi cuốn và trong một chừng mực nào đó sẽ tạo ra loại hình du
lịch mới
1.2.5. Mối quan hệ giữa nhu cầu của khách du lịch với nội dung chương trình
du lịch
Để nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch, doanh nghiệp thường tiến hành
phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu. Thông thường doanh nghiệp lữ
hành thường xác định nhu cầu của thị trường khách du lịch mục tiêu bằng cách sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu thị trường thông qua các công trình nghiên
cứu ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, thông cáo báo chí…. Phương pháp này ít
tốn kém nhưng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin, độ tin cậy và
phù hợp không cao
+ Thông qua các doanh nghiệp lữ hành gửi khách và các chuyến du lịch làm
quen (Fam Trip). Hai doanh nghiệp lữ hành gửi khách sẽ trao đổi các đoàn chuyên
gia, đại diện để tìm hiểu thị trường và xác định khả năng mỗi bên cũng như triển
vọng hợp tác.
+ Khảo sát trực tiếp bằng phiếu phỏng vấn , phiếu trưng cầu ý kiến, thuê cá
công ty Markting…. Hiệu quả cao song chi phí lớn.
Nội dung nhu cầu khá phong phú nhưng phụ thuộc vào các tiêu thức sau:
+ Động cơ, mục đích du lịch của du khách
+ Khả năng thanh toán và khả năng chi tiêu trong du lịch của khách
+ Đặc điểm kinh tế, tập quán và tiêu dùng của du khách
+ Các tiêu chí về thời gian dành cho du lịch
+ Tần số đi du lịch, thời gian trung bình cho một chuyến du lịch, các tuyến
điểm điểm du lịch ưa thích
Mối quan hệ giữa nội dung của nhu cầu với chương trinh du lịch
-Mỗi chỉ tiêu của chương trình du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp và chủ yếu
của một nội dung tương ứng trong nhu cầu của khách du lịch
-Giữa các nội dung của nhu cầu luôn có sự gắn bó chặt chẽ
-Có sự kết hợp hài hòa giữa việc xây dựng cho khách du lịch những
chương trình mà họ cần và phù hợp với việc tạo ra những cái mới, dẫn dắt, kích
thích nhu cầu của du khách.
1.2.6. Mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng với nội dung của chương trình du
lịch
Khả năng đáp ứng thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản: Tài nguyên du lịch và khả
năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch.
Để lựa chọn tài nguyên du lịch đưa vào khai thác và sử dụng trong các
chương trình thường căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch, uy tín, sự nổi tiếng của tài
nguyên du lịch và có thể đem lại những giá trị gì về mặt tinh thần cho du khách.
+ Sự phù hợp của tài nguyên du lịch đối với mục đích chương trình du lịch.
Những giá trị mà tài nguyên du lịch đem lại có đáp ứng những trông đợi của du
khách hay không, và khoảng cách cũng như các yếu tố khác có tương ứng với những
giới hạn ràng buộc của du khách hay không
+ Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên và xã hội
của khu vực có tài nguyên du lịch
Khi xác định phương án vận chuyển, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là
khoảng cách giữa các điểm du lịch, thời gian trong chương trình và hệ thống phương
tiện vận chuyển trên các tuyến điểm đó. Ngoài ra cần chú ý tới sự tiện lợi như tốc độ
vận chuyển, các dịch vụ trong qua trình vận chuyển, chất lượng vận chuyển, mức
giá….
Việc quyết định lựa chọn các khách sạn căn cứ vào những yếu tố sau:
+ Vị trí thứ hạng của khách sạn
+ Chất lượng phục vụ
+ Mức giá
+ Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp lữ hành với khách sạn
Các hoạt động vui chơi giải trí phải góp phần tạo nên sự phong phú và hấp
dẫn của chương trình
1.2.7. Một số điểm chú ý khi xây dựng chương trình du lịch
* Nguyên tắc
- Chương trình du lịch phải có tốc độ hợp ly, các không nên qua nhiều gây
mệt mỏi. Trừ trường hợp bắt buộc, sự di chuyển phải phù hợ với khả năng chịu đựng
về tâm lý, sinh lý của du khách. Cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp
- Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm
chán cho du khách
- Chú ý tới các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động đưa tiễn cuối
cùng
- Các hoạt động vui chơi giải trí vào các buổi tối trong chương trình
- Trong những chương trình cho phép, có thể đưa ra những chương trình tự
chọn cho du khách
- Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời gian, tài chính… của khách với
nội dung và chất lượng chương trình
1.3.Thuyết minh chương trình du lịch
1.3.1.Một số nguyên tắc xây dựng bài thuyết minh
- Trước hết bài thuyết minh phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần
thiết cho khách để họ có thể hiểu được những giá trị của đối tượng tham quan.
Hướng dẫn viên phải biết cách chọn những thông tin hay nhất, thiết thực nhất và hấp
dẫn nhất. Khối lượng thông tin có thể rất lớn nhưng hướng dẫn viên không thể
chuyển tải toàn bộ những thông tin đã chuẩn bị do hạn chế về mặt thời gian
- Bài thuyết minh phải mang tính logic khoa học. Nội dung của nó không trái
những két luận khoa học, các quá trình hiện tượng của hiện thực khách quan. Tư liệu
của bài thuyết minh phải được lập luận, sử dụng một cách logic và khách quan.
Thông tin phản ánh hiện thực khách quan một cách đúng đắn , các dẫn chứng đưa ra
nên kèm theo những nguồn gốc đáng tin cậy. Nội dung bài thuyêt minh nên gắn với
cuộc sống hiện tại, các thông tin về lịch sử có thể so sánh nhằm tăng sức hấp dẫn.
- Bài thuyết minh phải gắn liền với mục đích và chủ đề của chương trình
tham quan. Nhương thông tin được cung cấp phải tập trung khai thác những giá trị
của các đối tượng tham quan không đi lan man hoặc quá sâu vào những vấn đề khác
có thể làm ảnh hưởng tới tính tập trung của bài thuyết minh cũng như khả năng tiếp
nhận của khách. Nguyên tắc này đảm bảo được các thông tin được chuyển tải có
trọng tâm và nâng cao hiệu quả của bài thuyết minh
- Bài thuyết minh phải hấp dẫn. Những thông tin mang tính chất khoa học
nghiên cứu sẽ chỉ tiêp nhận một cách có hiệu quả khi chúng được chuyển tải dưới
những hình thức hấp dẫn nhất. Một điều mà hướng dẫn viên luôn luôn ghi nhớ là
khách đi du lịch với mục đích là giải trí là chủ yếu chứ không nghe giảng
1.3.2.Xây dựng nội dung bài thuyết minh
a. Phần mở đầu:
- Phải tiến hành các công việc như tự giới thiệu, giới thiệu lái xe, tỏ ra vui
mừng khi được gặp, chúc đoàn trước mỗi ngày và sau mỗi ngày. Sau đó giới thiệu
khái quát chủ đề chuyến tham quan và chương trình tham gia cả ngày cho đoàn
khách và một vài điểm tham quan nổi bật của chương trình để thu hút sự chú ý của
khách. Phần mở đầu không nên quá dài và phải hấp dẫn có thể sử dụng các câu tục
ngữ, hay các câu đùa tế nhị để phần mở đầu nhẹ nhàng và cuốn hút.
b. Phần nội dung:
- Phần nội dung này được xây dựng trên cơ sở các đối tượng tham quan và
là nội dung chủ yếu của bài thuyết minh. Những thông tin về đối tượng tham quan.
Trong phần này chỉ tập trung đi sâu vào khai thác các điểm chủ yếu sau đây:
+ Cung cấp những thông tin khai thác về đối tượng tham quan như nguồn
gốc, xuất xứ, người xây dựng, khối lượng xây dựng, tài nguyên nổi bật
+ Tập trung khai thác về giá tri ý tưởng nghệ thuật. Đây chính là phần
thăng hoa của hướng dẫn viên.
+ Hướng dẫn viên có thể đưa ra những thông tin về sự thay đổi mà đối
tượng tham quan đã trải qua trong lịch sử
+ Khi chuẩn bị thông tin về một dân tộc thiểu số hướng dẫn viên phải có
những thông tin toàn diện chi tiết về dân tộc đó.
-Ngoài những thông tin về đối tượng tham quan, có những thông tin khác
mà khách du lịch rất quan tâm. Hướng dẫn viên phải chuẩn bị những thông tin này
thậ kỹ càng có thể khéo léo lồng vào bài thuyết minh vừa cung cấp thông tin cho
khách vừa không biến bài thuyết minh thành bài giảng đơn điệu hoặc bài thuyết
minh khô khan không mấy thuyết phục. Những thông tin này chứa đựng những nội
dung thực tế, giúp cho khách hòa nhập nhanh nhất vào môi trường mới
-Nội dung bài thuyết minh phải đảm bảo phù hợp với thời gian tham quan,
giữ các vấn đề cũng như giữa các đối tượng tham quan có sự kết nối, chuyển đổi
một cách khéo léo, tránh gây ra tình trạng hẫng hụt cho khách du lịch. Các vấn đề
phải được sắp xếp một cách có khoa học để du khách có thể tiếp thu một cách dễ
dàng nhất.
c. Phần kết luận:
Phần này là sự tổng hợp các vấn đề và sơ kết chuyến tham quan, phải có sự
gói gém các vấn đề một cách thông minh và tế nhị nhất, phụ thuộc không chỉ vào
nội dung của chương tình tham quan, mà còn phụ thuộc cả vào thái độ của đoàn
khách cũng như kết quả của chuyến tham quan
1.3.3 Các phương pháp xây dựng bài thuyết minh và phương pháp thuyết minh
1.3.3.1. Phương pháp xây dựng bài thuyết minh
+Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
Định nghĩa là nêu lên đặc điểm bản chất của đối tượng một cách ngắn
gọn nhất, chính xác nhất, toàn diện nhất, khái quát nhất. Ngôn từ trong định nghĩa
thường phải được chắt lọc, cô đọng, dễ hiểu.
+Phương pháp liệt kê
Liệt kê là cách sắp xếp những đơn vị cú pháp cùng loại.
+ Phương pháp nêu ví dụ
Là cách dùng dẫn chứng có cơ sở xác thực
+Phương pháp nêu số liệu
Trong văn bản thuyết minh, ngoài việc cung cấp trí thức thì nội dung
thuyết minh cần có tính thuyết phục, để đạt được điều này thì người viết có thể dùng
các con số để thuyết minh.
+Phương pháp so sánh
So sánh là đối chiếu sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng
khác, nhằm làm rõ bản chất đối tượng. Là lấy cái đã biết so với cái chưa biết nhằm
tìm ra cái chưa biết có tính tương đồng với cái đã biết.
+Phương pháp phân loại, phân tích.
Phân loại: là chia sự vật – hiện tượng thành nhóm theo đặc điểm chung
để thuyết minh.
Phân tích: Là chia nhỏ đối tượng để thuyết minh một cách chi tiết.
1.3.3.2. Phương pháp thuyết minh
+ Phương pháp nổi bật trọng tâm, trọng điểm
Làm nổi bật điểm đặc trưng và sự khác biệt của cảnh quan, sự kiện này
với cảnh quan sự kiện khác (phân tích các yếu tố khí hậu, địa lý, văn hóa hay nhân
vật lịch sử…). Nêu bật những điểm riêng nơi khác không có (phương pháp so sánh).
Tất cả việc làm nổi bật này điều nhằm vào mục đích tạo hứng thú cho du khách
+ Phương pháp tức cảnh sinh tình
Thể hiện tình cảm và hứng thú về phong cảnh đẹp hay về một sự việc xã
hội
+ Phương pháp kết hợp hư và thực
Kết hợp giữa truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện dân gian… Với ý
nghĩa thực, giá tri đọa đức xã hội thực câu chuyện. Hư là thần thoại, là truyền
thuyết, giá trị đạo đức dân gian. Thực là ứng xử giao tiếp xã hôi. Nguyên tắc chính
khi sử dụng phương pháp này là lấy thực làm chủ đạo
+ Phương pháp hỏi đáp
Khách hỏi - Hướng dẫn viên trả lời: tránh trả lời lạc vấn đề, quên mất nội
dung chính đang trả lời cho khách, không được tránh né, từ chối.
Hướng dẫn viên đặt vấn đề - Khách trả lời: để thực hiện hình thức này ật
hiệu quả cao và gây hứng thú cho khách du lịch, người hướng dãn viên phải chuẩn
bị trước với những cách đặt vấn đề tạo ra sự hào hứng, đừng dễ dàng quá và cũng
đừng khó quá, những câu hỏi đặt ra khách trả lời được
Hướng dẫn viên tự hỏi- Tự trả lời: Đây là dạng khá đặc biệt, trong đó
người hướng dẫn viên phải mượn lời một nhân vật thứ ba và tạo dựng tiết tấu câu
chuyện thật thú vị và hấp dẫn. Thường là dạng câu chuyện không gắn với hoạt động
đời thường
+ Phương pháp tạo ấn tượng mạnh
Là phương pháp khó đòi hỏi sự kết hợp ủa nhiều kỹ năng. Phương pháp
này chia làm 8 phương pháp, kết hợp nhiều nguồn tư liệu và các nghiệp vụ hay tố
chất sẵn có của hướng dẫn viên. Sử dụng từ ngữ khái quát, độc đáo nhất để làm nổi
bật một hay nhiều điểm đặc trưng của một vùng đất, một cộng đồng dân cư tạo ấn
tượng thật sự cho du khách
+ Phương pháp minh họa
Phương pháp dùng mẫu vật thuyết minh cho bài thuyết minh. Tuy nhiên
phương pháp rất dễ gây hiệu quả ngược, rất dễ gây hiểu nhầm cho du khách.
Phương pháp này chỉ dùng cho từng trường hợp cụ thể
1.3.4. Nội dung bài thuyết minh
1.3.4.1. Miêu tả, kể chuyện, tái hiện lạ những sự kiện
Đây là cách giới thiệu theo một trình tự nội dung của các sự kiện, địa
danh, điểm du lịch và gắn với việc miêu tả từ toàn diện tới chi tiết đối tượng tham
quan mà khách đang tham quan. Hướng dẫn viên vừa theo trình tự thời gian, không
gian các nội dung vừa tái hiện lại lịch sử của vùng đất, công trình hay lễ hội qua lời
thuyết minh của hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên có thể chọn lựa các tục ngữ, ca
dao, truyền thuyết trong kho tàng văn học dân gian phong phú và đồ sộ để đưa vào
lời kể cho tăng sức cuốn hút mà vẫn giúp khách thư giãn khi tham quan
Cách kể chuyện phải tùy vào hoàn cảnh xảy ra và bám sát vào nội dung
cần thuyết minh không được luyên thuyên, không kể chuyện phím, những câu
chuyện có phần mơ hồ hay thiêu dệt lên các câu chuyện. Cần lưu ý không kể chuyện
lạc lõng gây khó chị cho khách, phương pháp thuyết minh bằng phương pháp này
tuy dễ nhưng lại rất khó vì đòi hỏi lệ thuộc vào cái duyên của người hướng dẫn viên,
chuyện kể không nhàm chán nhưng khiến khách suy nghĩ
1.3.4.2. Giới thiệu bằng minh họa và bình luận
Bắt đầu bằng việc chỉ dẫn, giới thiệu đối tượng tham quan cho khách du
lịch và minh họa cho khách hiểu về quá trình hình thành, sự thay đổi của các điểm
tham quan. Chung ta nên những phương pháp so sánh, đối chiếu với các đối tượng
khác. Ở phương pháp này chỉ dẫn và chứng minh luôn bổ sung cho nhau nhằm tăng
sức cuốn hút của đối tượng tham quan với du khách. Trong quá trình giới thiệu, chỉ
dẫn và minh họa và bình luận về đối tượng tham quan, hướng dẫn viên có thể sử
dụng xen lẫn các phương pháp thuyết minh khác khi quán sát thái độ cử chỉ của
khách du lịch sao cho việc thuyết minh lôi cuốn được khách , khách đỡ căng thẳng
hơn và làm cho buổi tham quan càng sinh động hơn.
Cần trung lập trong các vấn đề nhạy cảm, bình luận theo các câu chuyện
khách quan tâm, tranh luận nhẹ hoặc bình luận theo các vấn đề nóng mà khách quan
tâm

You might also like