You are on page 1of 3

- Chỉ tiêu doanh số cho vay trong kỳ:

Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong
kỳ, tính cho ngày, tháng, năm, quý.
Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt
động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân
tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt
động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân
hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của
ngân hàng là không tốt.
- Chỉ tiêu dư nợ cho vay:
Phản ánh tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất
định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay bao gồm tổng dư nợ
cho vay ngắn hạn, trung hạn. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn
chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng
dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho
vay hay mở rộng thị phần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém.
Tuy nhiên tổng dư nợ cao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của
ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt
động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro
của ngân hàng, hoặc mức dư nợ cao, hoặc tốc độ tăng trưởng nhanh do mức
lãi suất cho vay của ngân hàng thấp hơn so với thị trường dẫn đến tỷ suất lợi
nhuận giảm.
- Tỷ lệ thu nợ (%) = (doanh số thu nợ/doanh số cho vay)*100
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng.
Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân
hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.
- Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = doanh số thu nợ/dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng
nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style
Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-
rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-
para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-
size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-
theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-
font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-
bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
table.MsoTableGrid {mso-style-name:"Table Grid"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-
tstyle-colband-size:0; mso-style-unhide:no; border:solid windowtext 1.0pt; mso-border-
alt:solid windowtext .5pt; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-border-insideh:.5pt
solid windowtext; mso-border-insidev:.5pt solid windowtext; mso-para-margin:0cm; mso-
para-margin-bottom:.0001pt; text-align:justify; mso-pagination:widow-orphan; font-
size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";}
Tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100
Tổng dư nợ cho vay
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi
đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng
không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ.
Các khoản nợ quá hạn bao gồm:
- Nợ cần chú ý
- Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ nghi ngờ
- Nợ có khả năng mất vốn
Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ
đúng hạn theo cam kết. Tỷ lệ này cao phản ánh tình hình tín dụng của PGD có
chất lượng thấp.
Tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu X 100


Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ không lành mạnh, nợ khó đòi, nợ không
thể đòi,…) là khoản mang các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các
cam kết này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn
đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi.
+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị
phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Các khoản nợ xấu bao gồm:
- Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ nghi ngờ
- Nợ có khả năng mất vốn
Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của
các Ngân hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn
ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng.

You might also like