You are on page 1of 23

TONNAGE 69

2 TONNAGE 69

INTERNATIONAL CONVENTION ON TONNAGE


MEASUREMENT OF SHIPS, 1969
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ĐO DUNG TÍCH TÀU, 1969
( LONDON, 23 JUNE 1969)

CÁC CHÍNH PHỦ THAM GIA CÔNG ƯỚC

MONG MUỐN thiết lập những nguyên lý và quy tắc thống nhất đối với việc xác định dung
tích của tàu thuyền hoạt động tuyến quốc tế.

CHO RẰNG biện pháp tốt nhất để đạt được mục đích này là việc ký kết công ước.

ĐÃ ĐỒNG Ý như sau:

Điều 1

Nghĩa vụ chung đối với công ước

Những chính phủ thành viên công ước có nghĩa vụ thực hiện những điều khoản của công ước
và những phụ lục kèm theo mà sẽ tạo thành những bộ phận không thể thiếu của công ước
này.
Mỗi sự đề cập đến công ước này đồng thời cũng là sự đề cập liên quan đến các phụ lục của
nó.

Điều 2:

Những định nghĩa

Nhằm mục đích của công ước này, trừ khi có những giải thích khác:

(1) “ Những quy định” có nghĩa là những quy định được nêu trong các phụ lục của công
ước này.
(2) “Chính quyền hàng hải” có nghĩa là chính phủ của quốc gia mà tàu mang cờ.

(3) “Chuyến đi quốc tế” có nghĩa là một chuyến đi biển từ một nước áp dụng công ước
này đến một cảng ở bên ngoài nước đó, hoặc ngược lại. Nhằm mục đích này, mỗi lãnh
thổ mà các quốc gia thành viên của công ước này chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế
của nó hoặc Liên Hợp Quốc đang quản lý chính quyền được xem như là một quốc gia
riêng biệt.

(4) ‘Dung tích toàn phần” có nghĩa là số đo của toàn bộ kích thước của con tàu được xác
định phù hợp với những quy định của công ước này.

(5) “ Dung tích tinh” có nghĩa là s ố đo của sức chứa có ích của con tàu được xác định phù
hợp với những quy định của công ước này.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


3 TONNAGE 69

(6) “ Tàu mới” có nghĩa là con tàu có sống chính được đặt, hoặc đang ở giai đoạn đóng
mới tương tự, vào hoặc sau ngày đi vào hiệu lực của công ước này.

(7) “Tàu hiện có” có nghĩa là con tàu không phải là tàu mới.

(8) “Chiều dài” có nghĩa là 96% của chiều dài tổng cộng của đường nước tại 85% của
chiều sâu định hình nhỏ nhất của con tàu được đo từ mặt trên của ki tàu, hoặc là chiều
dài từ phần phía trước của mũi tàu cho đến trục của bánh lái trên đường nước đó, nếu
như nó lớn hơn. Đối với những con tàu có sống chính nghiêng, đường nước dùng để
đo chiều dài con tàu phải song song với đường nước thiết kế.
(9) “ Tổ chức” có nghĩa là Tổ chức tư vấn hàng hải quốc tế.

Điều 3

Phạm vi áp dụng

(1) Công ước này được áp dụng cho những tàu sau đây hoạt động trên tuyến quốc tế;

(a) Những con tàu đã được đăng ký ở những quốc gia mà chính phủ là thành
viên của công ước.

(b) Những con tàu đã được đăng ký ở những vùng lãnh thổ mà công ước này
được mở rộng dưới điều 20; và

(c) Những con tàu chưa được đăng ký mang cờ của những quốc gia mà chính
phủ là thành viên của công ước.

(2) Công ước này được áp dụng cho:

(a) Tàu mới;

(b) Tàu hiện có mà trải qua những sự sửa đổi hoặc hoán cải mà chính quyền hàng hải
cho rằng là mức độ biến đổi trong dung tích toàn phần hiện có là đáng kể.

(c) Những tàu hiện có nếu như chủ tàu yêu cầu như vậy; và,

(d) Tất cả những tàu hiện có, 12 năm kẻ từ ngày công ước này đi vào hiệu lực, loại trừ
rằng, những tàu trên, ngoại trừ những điều đã đề cập trong phần (b) và (c) của
khoản này, sẽ được giữ lại các dung tích hiện có của chúng nhằm mục đích phạm
vi áp dụng đối với chúng của những yêu cầu có liên quan dưới những công ước
quốc tế hiện có khác.

(e) Những tàu hiện có mà công ước này đã được áp dụng phù hợp với điều khoản phụ
2(c) của điều này, sau đó sẽ không được có dung tích của chúng được xác định
phù hợp với những yêu cầu mà chính quyền hàng hải đã áp dụng đối với những
con tàu hoạt động trên tuyến quốc tế trước khi công ước này đi vào hiệu lực.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


4 TONNAGE 69

Điều 4

Loại trừ

(1) Công ước này không được áp dụng với:

(a) Tàu chiến; và,

(b) Tàu có chiều dài nhỏ hơn 24m ( 79 feet).

(2) Không có điều khoản nào ở đây được áp dụng với những con tàu chỉ hành hải trên:

(a) Vùng Hồ Lớn ở Bắc Mĩ và sông St. Lawrence lên qua phía đông của đường thẳng
kẻ từ mũi Rosier cho đến mũi West Point đảo Anticosti và quá lên phía bắc từ
ddaorAnticossti đến kinh tuyến 63.

(b) Vùng biển Caspian; và,

(c) Sông Plate, Parana và Uruguay lên qua phía đông của đường thẳng vẽ giữa Punta
Rasa ( Cabo San Antonio), Argentina và Punta del Este, Uruguay.

Điều 5:

Điều bất khả kháng

(1) Một con tàu không buộc phải tuân theo những quy định của công ước này tại thời
điểm bắt đầu chuyến đi của nó trên bất cứ tuyến đường nào sẽ không phải chịu những
quy định trên vì lý do đi chệch hướng bất kỳ so với tuyến đường dự định bởi vì thời
tiết bắt buộc hay bất kỳ nguyên nhân nào khác của sự bất khả kháng.

(2) Để áp dụng những quy định của công ước này, chính phủ thành viên của công ước
phải đưa ta sự suy xét thỏa đáng đối với bất kỳ sự đi chệch hướng hay sự trì hoãn gây
ra cho bất ký con tàu nào bởi vì thời tiết bắt buộc hay bất kỳ nguyên nhân nào khác
của sự bất khả kháng.

Điều 6

Việc xác định dung tích toàn phần và dung tích có ích phải được thực hiện bởi chính quyền
hàng hải, tuy nhiên, cũng có thể giao phó việc xác định trên cho những cá nhân hoặc tổ chức
đã được công nhận bởi chính quyền hàng hải. Trong mỗi trường hợp trên, chính quyền hàng
hải có liên quan phải thừa nhận đầy đủ trách nhiệm cho việc xác định dung tích toàn phần và
dung tích có ích.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


5 TONNAGE 69

Điều 7:

Việc cấp phát giấy chứng nhận

(1) Một giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969) phải được cấp cho mỗi con tàu, dung
tích toàn phần và dung tích có ích của nó phải được xác định phù hợp với công ước
này.

(2) Giấy chứng nhận trên phải được cấp phát bởi chính quyền hàng hải hoặc bất kì cá
nhân hay tổ chức nào được ủy quyền thích hợp bởi chính quyền hàng hải. Trong mỗi
trường hợp trên, chính quyền hàng hải phải chịu trách nhiệm đầy đủ cho giấy chứng
nhận đó.

Điều 8

Việc cấp phát giấy chứng nhận bởi một chính phủ khác.

(1) Một chính phủ thành viên có thể, theo yêu cầu của mọt chính phủ thành viên khác,
xác định dung tích toàn phần và dung tích có ích của một con tàu và cấp phát hay ủy
quyền việc cấp phát giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969) cho con tàu đó phù hợp
với công ước này.

(2) Một bản sao của giấy chứng nhận và bản sao của kết quả tính toán dung tích phải
được chuyển đến chính phủ đã yêu cầu càng sớm càng tốt.

(3) Một giấy chứng nhận được cấp phát như vậy phải chứa đựng một tuyên bố về tính
hiệu lực rằng nó đã được cập phát theo yêu cầu của chính phủ quốc gia mà tàu mang
cờ hay sắp mang cờ và nó có giá trị pháp lý và nhận được sự công nhận giống như là
giấy chứng nhận được cấp phát dưới điều 7.

(4) Không có giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969) nào được cấp phát cho những
con tàu mang cờ của những quốc gia mà chính phủ không phải là thành viên công
ước.

Điều 9

Mẫu giấy chứng nhận

(1) Giấy chứng nhận này phải được soạn thảo theo ngôn ngữ chính thức hoặc những
ngôn ngữ của quốc gia cấp phát. Nếu như ngôn ngữ đó không phải là tiếng Anh hoặc
tiếng Pháp, bản gốc phải bao gồm một bản dịch sang một trong những ngôn ngữ này.

(2) Mẫu giấy chứng nhận này phải phù hợp với mẫu đã được đưa ra trong phụ lục II

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


6 TONNAGE 69

Điều 10

Sự hủy bỏ giấy chứng nhận

(1) Tùy thuộc vào những ngoại lệ được quy định trong những quy định, giấy chứng nhận
dung tích quốc tế (1969) sẽ hết giá trị pháp lý và phải bị hủy bỏ bởi chính quyền hàng
hải nếu như những sự thay đổi xảy ra trong sự sắp đặt các hệ thống, cấu trúc, sức
chứa, việc sử dụng các không gian, tổng số hành khách mà con tàu được cho phép
chuyên chở đã được chỉ ra trong giấy chứng nhận tàu chở khách, những đường nước
chở hàng đã được ấn định hoặc mớn nước chở hàng của con tàu, tất cả những cái mà
đòi hỏi một sự gia tăng trong dung tích toàn phần hoặc dung tích có ích.

(2) Một giấy chứng nhận được cấp cho một con tàu bởi một chính quyền hàng hải sẽ hết
giá trị pháp lý khi con tàu đó chuyển sang mang cờ của một quốc gia khác, ngoại trừ
những điều quy định trong khoản (3) của điều này.

(3) Khi hoán chuyển con tàu sang mang cờ của một quốc gia mà chính phủ là thành viên
công ước, giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969) sẽ duy trì hiệu lực trong một
khoảng thời gian không vượt quá 3 tháng, hoặc cho đến ngày chính quyền hàng hải
cấp phát một giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969) khác để thay thế nó, nếu cái
nào sớm hơn. Chính phủ thành viên của quốc gia mà con tàu đã từng mang cờ cho đến
thời điểm hiện tại phải gửi đến chính quyền hàng hải càng sớm càng tốt ngay sau khi
sự hoán chuyển diễn ra một bản sao của giấy chứng nhận được mang theo bởi con tàu
tại thời điểm chuyển đổi và một bản sao của những kết quả tính toán dung tích có liên
quan.

Điều 11

Sự thừa nhận giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận được cấp phát dưới thẩm quyền của chính phủ thành viên phù hợp với công
ước này phải được chấp nhận bởi những chính phủ thành viên khác và được xem xét cho tất
cả các mục đích bao trùm bởi công ước này và nó có giá trị pháp lý giống như những giấy
chứng nhận được cấp phát bởi các chính phủ thành viên khác.

Điều 12

Sự kiểm tra

(1) Một con tàu mang cờ của quốc gia mà chính phủ là thành viên của công ước, khi ở
trong những cảng của những chính phủ thành viên khác, phải chịu sự kiểm tra của
những sĩ quan được ủy quyền thích hợp bởi những chính phủ trên. Sự kiểm tra trên
phải được giới hạn trong mục đích xác nhận:

(a) Rằng con tàu đó được cung cấp một giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969) có
giá trị pháp lý; và

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


7 TONNAGE 69

(b) Rằng những đặc tính của con tàu là phù hợp với những dữ liệu được phê chuẩn
trong giấy chứng nhận đó.

(2) Trong bất cứ trường hợp nào, hành động của việc kiểm tra trên cũng không gây ra bất
kỳ sự chậm trễ nào cho con tàu đó.

(3) Nếu việc kiểm tra để lộ ra những đặc điểm chính của con tàu khác với những gì đã
được ghi trong giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969) để dẫn đến một sự gia tăng
dung tích toàn phần hay dung tích có ích, chính phủ của quốc gia mà tàu mang cở
phải được thông báo ngay mà không được chậm trễ.

Điều 13

Miễn trừ

Sự miễn trừ của công ước này không thể được đòi hỏi để có lợi cho bất cứ con tàu nào
trừ khi nó giữ một giấy chứng nhận có giá trị pháp lý theo các điều khoản của công
ước này.

Điều 14

Những hiệp ước, công ước và thỏa thuận trước kia

(1) Tất cả những hiệp ước, công ước và những thỏa thuận khác liên quan đến vấn đề dung
tích tàu có hiệu lực tại thời điểm hiện tại giữa các chính phủ tham gia ký kết đối với
công ước này sẽ tiếp tục có đầy đủ và toàn bộ hiệu lực trong thời hạn của nó liên quan
đến:

(a) Những con tàu mà công ước này không áp dụng; và

(b) Những con tàu mà công ước này áp dụng, đối với những vấn đề mà nó không
được quy định rõ ràng.

(2) Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, những hiệp ước, hiệp định hoặc những thỏa thuận
trên mâu thuẫn với những quy định của công ước này, thì những quy định của công
ước này phải được áp dụng.

Điều 15

Sự trao đổi thông tin

Các chính phủ thành viên đảm bảo việc trao đổi và đệ trình với tổ chức:

(1) Một số lượng đầy đủ các bản mẫu của các giấy chứng nhận của họ được cấp phát theo
những điều khoản của công ước này cho việc phân phát đến các chính phủ thành viên.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


8 TONNAGE 69

(2) Các văn bản của những bộ luật, sắc lệnh, nghị định, quy định và những văn kiện
khác đã được ban hành về những vấn đề khác nhau trong phạm vi của công ước này;

(3) Danh sách các cơ quan phi chính phủ được ủy quyền để thi hành thay mặt họ trong
những vấn đề liên quan đến dung tích tàu cho việc phân phát đến các chính phủ thành
viên.

Điều 16

Việc ký kết, chấp nhận và gia nhập thành viên.

(1) Công ước này sẽ được để ngỏ cho việc ký kết trong vòng 6 tháng kể từ ngày 23 tháng
06 năm 1969, và sau đó vẫn để ngỏ cho việc gia nhập. Các chính phủ của những quốc
gia thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc, hoặc của bất kỳ cơ quan chuyên môn nào,
hoăc của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), hoặc thành viên của Tòa án
công lý quốc tế cũng có thể trở thành thành viên của công ước bằng cách:

(a) Ký kết mà không đặt điều kiện về chấp thuận;

(b) Ký kết có đặt điều kiện về chấp nhận và sau đó là chấp thuận; hoặc

(c) Tham gia.

(2) Việc chấp nhận hoặc tham gia phải được thực hiện bằng cách đệ trình một văn kiện về
việc chấp thuận hoặc tham gia lên tổ chức. Tổ chức phải thông báo đến tất cả các
chính phủ thành viên đã ký kết công ước này hoặc tham gia nó về mỗi sự chấp thuận
hoặc tham gia mới và ngày mà nó được đệ trình. Tổ chức cũng phải thông báo đến tất
cả các chính phủ thành viên mà đã ký k ết công ước này về bất kỳ sự ký kết nào đã
được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày 23 tháng 06 năm 1969.

Điều 17

Đi vào hiệu lực

(1) Công ước này sẽ đi vào hiệu lực sau 24 tháng kể từ ngày mà không ít hơn 25 chính
phủ của các quốc gia có đội tàu buôn tổng cộng của nó đóng góp không ít hơn 65%
tổng dung tích toàn phần của đội tàu buôn thế giới đã tham gia ký kết mà không đặt
điều kiện về việc phê chuẩn hoặc đệ trình những văn kiện về sự chấp thuận hoặc tham
gia phù hợp với điều 16. Tổ chức phải thông báo cho tất cả các chính phủ đã ký kết
hoặc tham gia công ước này về ngày mà nó đi vào hiệu lực.

(2) Đối với những chính phủ đã đệ trình một văn kiện về sự chấp nhận hoặc tham gia
công ước này trong vòng 24 tháng đã được đề cập trong khoản (1) điều này, việc

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


9 TONNAGE 69

thuận hoặc tham gia sẽ có hiệu lực khi công ước này đi vào hiệu lực hoặc 3 tháng kể
từ ngày đệ trình văn kiện về sự chấp thuận hoặc tham gia, lấy ngày nào muộn hơn.

(3) Đối với những chính phủ đã đệ trình một văn kiện về sự chấp thuận hoặc tham gia
công ước này sau ngày mà nó đi vào hiệu lực, thì công ước này sẽ đi vào hiệu lực 3
tháng kể từ ngày đệ trình văn kiện trên.

(4) Kể từ ngày mà tất cả các biện pháp được yêu cầu để mang một sửa đổi bổ sung đối
với công ước này đi vào hiệu lực đã được hoàn thành, hoặc tất cả những sự chấp
thuận cần thiết đã được phê chuẩn theo điều khoản phụ (b) của khoản (2) của điều 18
trong trường hợp sửa đổi đó đã được nhất trí chấp thuận, thì bất kỳ một văn kiện nào
về sự chấp thuận hoặc tham gia được đệ trình phải áp dụng công ước đã được sửa đổi.

Điều 18

Những sửa đổi bổ sung

(1) Công ước này có thể được sửa đổi dựa trên những đề nghị của một chính phủ thành
viên bằng bất kỳ thủ tục nào được định rõ trong điều này.

(2) Sửa đổi bởi sự nhất trí chấp thuận

(a) Theo yêu cầu của một chính phủ thành viên, bất kỳ sửa đổi bổ sung nào được đề
xuất bởi chính phủ thành viên đó đối với công ước này phải được trao đổi bởi tổ
chức với tất cả các chính phủ thành viên công ước cho sự xem xét với ý định về sự
nhất trí chấp thuận.

(b) Bất ký sự sửa đổi bổ sung nào như trên sẽ đi vào hiệu lực 12 tháng kể từ ngày nó
được chấp thuận bởi tất cả các chính phủ thành viên trừ khi một ngày sớm hơn đã
được chấp nhận. Một chính phủ thành viên mà không truyền đạt sự chấp thuận
hoặc từ chối của nó đối với sửa đổi lên tổ chức trong vòng 24 tháng kể từ lần trao
đổi đầu tiên bởi tổ chức sẽ được xem như là đã chấp thuận sửa đổi đó.

(3) Sửa đổi bổ sung sau sự xem xét bên trong của Tổ chức:

(a) Theo yêu cầu của một chính phủ thành viên, bất kỳ sửa đổi nào được đề xuất bởi
chính phủ thành viên đó đối với công ước này sẽ được xem xét bên trong tổ chức.
Nếu được thông qua bởi đa số 2/3 các quốc gia có mặt và bỏ phiếu trong Ủy ban
an toàn hàng hải của tổ chức, sửa đổi trên phải được truyền đạt đến tất cả các
thành viên của tổ chức và tất cả các chính phủ thành viên công ước tối thiểu là 6
tháng trước khi nó được xem xét bởi Đại hội đồng của tổ chức.

(b) Nếu được thông qua bởi đa số 2/3 của những quốc gia có mặt và bỏ phiếu trong
Đại hội đồng, sửa đổi đó sẽ được truyền đạt tới tất cả các chính phủ thành viên
công ước bởi tổ chức cho sự chấp thuận của họ.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


10 TONNAGE 69

(c) Sửa đổi trên sẽ đi vào hiệu lực 12 tháng kể từ ngày nó được chấp thuận bởi 2/3
các chính phủ thành viên công ước. Sửa đổi sẽ đi vào hiệu lực đối với tất cả những
chính phủ thành viên công ước, ngoại trừ những quốc gia mà trước khi nó đi vào
hiệu lực, đã ra một tuyên bố rằng họ đã không chấp thuận sửa đổi đó.

(d) Đại hội đồng, bằng đa số 2/3 các quốc gia có mặt và bỏ phiếu bao gôm 2/3 các
chính phủ đại diện cho Ủy ban an toàn hàng hải và có mặt và bỏ phiếu tại đại hội
đồng, có thể đề xuất một quyết định tại thời điểm thông qua rằng một sửa đổi này
là một đặc tính rất quan trọng đến nỗi mà bất cứ chính phủ thành viên nào mà ra
tuyên bố theo như điều khoản phụ (c) của khoản này và không chấp thuận sửa đổi
trong khoảng thời gian là 12 tháng kể từ ngày nó đi vào hiệu lực, sẽ không còn là
thành viên của công ước này khi thời hạn đó kết thúc. Quyết định này phải chịu sự
thông qua trước tiên của 2/3 các chính phủ thành viên.

(e) Không có điều gì trong khoản này ngăn cản chính phủ thành viên mà đã đ ề xuất
những hành động đầu tiên theo khoản này về một sửa đổi bổ sung đối với công
ước này, thực hiện những hành động thay thế như trên tại bất kỳ thời điểm nào
khi nó cảm thấy thỏa đáng phù hợp với khoản (2) và ( 4) của điều này.

(4) Sửa đổi bởi hội nghị:

(a) Theo yêu cầu của một chính phủ thành viên, được đồng tình bởi tối thiểu 1/3
các chính phủ thành viên, một hội nghị của các chính phủ sẽ được triệu tập bởi
tổ chức để xem xét sửa đổi đối với công ước này.

(b) Mỗi sự sửa đổi được thông qua bởi một hội nghị như trên và bởi đa số 2/3 các
chính phủ thành viên tham dự và bỏ phiếu sẽ được truyền đạt bởi tổ chức đến
tất cả các nước thành viên cho sự chấp thuận của họ.

(c) Sửa đổi trên sẽ đi vào hiệu lực 12 tháng kể từ ngày nó được chấp thuận bởi 2/3
các chính phủ thành viên công ước. Sửa đổi sẽ đi vào hiệu lực đối với tất cả
những chính phủ thành viên công ước, ngoại trừ những quốc gia mà trước khi
nó đi vào hiệu lực, đã ra một tuyên bố rằng họ đã không chấp thuận sửa đổi
đó.

(d) Bằng đa số 2/3 các chính phủ thành viên tham dự và bỏ phiếu, một hội nghị
được triệu tập theo điều khoản phụ (a) của khoản này có thể quyết định tại thời
điểm thông qua rằng một sửa đổi này là một đặc tính rất quan trọng đến nỗi
mà bất cứ chính phủ thành viên nào mà ra tuyên bố theo như điều khoản phụ
(c) của khoản này và không chấp thuận sửa đổi trong khoảng thời gian là 12
tháng kể từ ngày nó đi vào hiệu lực, sẽ không còn là thành viên của công ước
này khi thời hạn đó kết thúc.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


11 TONNAGE 69

(5) Tổ chức phải thông báo đến tất cả các chính phủ là thành viên của công ước về bất cứ
một sự sửa đổi nào mà đi vào hiệu lực theo những quy định của điều này, cùng với
ngày mà mỗi sửa đổi trên sẽ đi vào hiệu lực.

(6) Bất kỳ sự chấp thuận hay tuyên bố nào theo những quy định của điều này đều phải đệ
trình một văn kiện lên Tổ chức và tổ chức phải thông báo đến tất cả các chính phủ
thành viên về việc nhận được sự chấp thuận hoặc tuyên bố đó.

Điều 19

Hủy bỏ

(1) Công ước này có thể được hủy bỏ bởi bất kỳ chính phủ thành viên nào tại bất kỳ thời
điểm nào sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày công ước này đi vào hiệu lực đối vời
chính phủ đó.

(2) Việc hủy bỏ phải được thực hiện bằng cách đệ trình một văn kiện lên tổ chức và tổ
chức phải thông báo đến tất cả những thành viên công ước khác về bất kỳ một sự hủy
bỏ nào đã nhận được và ngày tiếp nhận của nó.

(3) Sự hủy bỏ sẽ đi vào hiệu lực sau 1 năm, hoặc một khoảng thời gian dài hơn như đã
được định rõ trong văn kiện về sự hủy bỏ, sau khi nó đã được tiếp nhận bởi tổ chức.

Điều 20

Những vùng lãnh thổ

(1) (a) Liên Hợp Quốc, trong trường hợp những nơi mà họ đang quản lý chính quyền
cho một vùng lãnh thổ, hoặc bất kỳ chính phủ thành viên nào chịu trách nhiệm về các
mối quan hệ quốc tế cho một vùng lãnh thổ, phải càng sớm càng tốt hội ý với những
vùng lãnh thổ trên hoặc thực hiện những biện pháp thích hợp trong một nỗ lực để mở
rộng phạm vi của công ước này lên lãnh thổ đó và tại bất kỳ thời điểm nào cũng có
thể tuyên bố rằng công ước này sẽ được áp dụng trên lãnh thổ đó bằng một thông báo
dưới dạng văn bản lên tổ chức.

( b ) Công ước này, từ ngày nhận được thông báo hoặc từ một ngày khác được định rõ
trong thông báo, sẽ được áp dụng lên lãnh thổ có tên được ghi trong đó.

(2) (a) Liên Hợp Quốc , hay bất kỳ chính phủ thành viên nào mà đã ra tuyên b ố tuân theo
những quy định trong khoản phụ (a) của khoản (1) của điều này, tại bất kỳ thời điểm
nào sau khi hết thời hạn 5 năm kể từ ngày công ước được áp dụng trên bất kỳ vùng
lãnh thổ nào, cũng có thể tuyên bố bằng một thông báo dưới dạng văn bản gửi lên tổ
chức rằng công ước này sẽ hết hiệu lực áp dụng lên bất kỳ vùng lãnh thổ nào kể trên
có tên trong thông báo.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


12 TONNAGE 69

( b ) Công ước này sẽ hết hiệu lực áp dụng lên bất kỳ vùng lãnh thổ nào được đề cập
trong thông báo trên sau 1 năm, hoặc sau một khoảng thời gian dài hơn được định rõ
trong thông báo đó, kể từ ngày thông báo trên được tiếp nhận bởi tổ chức.

(3) Tổ chức phải thông báo đến tất cả các chính phủ thành viên của công ước về sự mở
rộng phạm vi của công ước này lên tất cả những vùng lãnh thổ theo những quy định
của khoản (1) điều này, và về sự chấm dứt của bất kỳ sự mở rộng phạm vi nào kể trên
theo những quy định trong khoản (2), phải nói rõ trong mỗi trường hợp thời điểm mà
công ước đã đi vào áp dụng hoặc sẽ hết hiệu lực.

Điều 21

Lưu giữ và đăng ký

(1) Công ước này phải được đệ trình lên tổ chức và Tổng thư ký của tổ chức phải chuyển
những bản sao đã được chứng thực của nó đến tất cả những chính phủ đã ký kết và
đến tất cả những chính phủ tham gia công ước này.

(2) Ngay khi công ước này đi vào hiệu lực, các nguyên bản phải được chuyển đến Ban
thư ký của tổ chức Liên Hợp Quốc bởi Tổng thư ký của Tổ chức, để đăng ký và công
bố phù hợp với điều 102 của Hiên chương Liên Hợp Quốc.

Điều 22

Những ngôn ngữ

Công ước này được lập thành một bản sao bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, cả hai văn bản này
có tính xác thực tương đương. Những bản dịch chính thức sang tiếng Nga và tiếng Tây Ban
Nha phải được chuẩn bị và lưu giữ cùng với bản gốc đã được ký.

ĐỂ XÁC NHẬN những người ký tên dưới đây đã được ủy quyền thích hợp bởi các chính phủ
tương ứng nhằm mục đích này, đã ký kết công ước này.

THỰC HIỆN tại Luân Đôn, ngày 23 tháng 06 năm 1969.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


13 TONNAGE 69

PHỤ LỤC I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHO VIỆC XÁC ĐỊNH DUNG TÍCH


TOÀN PHẦN VÀ DUNG TÍCH CÓ ÍCH CỦA TÀU BIỂN
Quy định 1

Quy định chung

(1) Dung tích của một con tàu bao gồm dung tích toàn phần và dung tích có ích.

(2) Dung tích toàn phần và dung tích có ích phải được xác định phù hợp với những điều
khoản của những quy định này.

(3) Dung tích toàn phần và dung tích có ích của những kiểu tàu thuyền mới mà có những
đặc tính về cấu trúc, ví dụ như là làm cho những điều khoản của những quy định này
không hợp lý hoặc không thực tế phải được xác định bởi chính quyền hàng hải. Ở
những nơi mà dung tích được xác định như vậy, chính quyền hàng hải phải truyền đạt
đến Tổ chức chi tiết về phương pháp đã được sử dụng cho mục đích này, để phân phát
đến những chính phủ thành viên nhằm thông tin.

Quy định 2

Định nghĩa về các thuật ngữ được sử dụng trong những phụ lục

(1) Boong trên cùng

Boong trên cùng là boong cao nhất liên tục phơi ra cho thời tiết và sóng biển, mà có
các phương tiện cố định đóng kín thời tiết của tất cả các lỗ hổng trong vùng thời tiết
của nó, và bên dưới nó tất cả các lỗ hổng ở bên mạn tàu được lắp đặt những phương
tiện đóng kín nước. Đối với những con tàu có boong trên cùng có bậc (bị gián đoạn),
đường thẳng thấp nhất của boong phơi ra thời tiết và đường kéo dài của nó song song
với phần phía trên của boong tàu được xem như là boong trên cùng.

(2) Chiều sâu định hình

(a) Chiều sâu định hình là khoảng cách theo chiều thẳng đứng được đo từ phần trên
cùng của ki tàu đến phần mặt dưới của boong trên cùng tại mạn tàu. Đối với
những tàu làm bằng gỗ và vật liệu composite khoảng cách này được đo từ mép
dưới của đường rãnh ki tàu. Ở những nơi mà hình dáng c ủa phần dưới của của
phần giữa tàu có đặc tính hõm vào, hoặc ở nơi mà thành vỏ tàu được cố định,
khoảng cách này được đo từ điểm mà đường thẳng của mặt phẳng đáy tàu tiếp tục
hướng vào trong cắt mặt phẳng ki tàu.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


14 TONNAGE 69

(b) Đối với những con tàu có mép boong có có dạng tròn, chiều sâu định hình sẽ được
tính đến điểm giao cắt của đường thẳng định hình của boong tàu và vỏ tàu ở bên
mạn, những đường thẳng này kéo dài như thể là mép boong được thiết kế dạng
góc.

(c) Ở nơi mà boong trên cùng có cấu trúc dạng bậc thang và những phần được nâng
cao của boong vượt quá điểm mà tại đó chiều sâu định hình được tính toán, thì
chiều sâu định hình sẽ được tính toán đến đường thẳng tham khảo mở rộng từ
phần dưới của boong chạy dọc theo một đường thẳng song song với phần được
nâng cao.

(3) Chiều rộng

Chiều rộng là chiều rộng lớn nhất của con tàu, được đo ở giữa tàu đến đường thẳng
định hình của cong giang đối với những con tàu có vỏ bằng kim loại và đến mặt
ngoài của vỏ tàu nếu vỏ làm bằng những vật liệu khác.

(4) Không gian kín

Không gian kín là những không gian được giới hạn bởi thân tàu, bởi những bức vách
ngăn và vách ngăn cố định hoặc di động, bởi boong tàu hoặc vật che phủ ngoại trừ
những tấm vải bạt cố định hoặc di chuyển được. Không có sự gián đoạn nào trên thân
tàu, cũng như bất kỳ khe hở, lỗ hổng nào trên thân tàu, trên boong hoặc trên các vật
che phủ của không gian, hoặc trên bức vách ngăn và vách ngăn của không gian, cũng
như là sự thiếu vắng đi các bức vách ngăn và vách ngăn, sẽ ngăn ngừa một không
gian được tính gộp vào không gian kín.

(5) Không gian loại trừ

Bất kể những quy định trong khoản (4) của quy định này, những không gian được đề
cập đến trong những khoản phụ từ (a) đến (e) của khoản này phải được gọi là không
gian loại trừ và không được tính toán vào thể tích của những không gian kín, ngoại trừ
bất kỳ không gian nào nêu trên đáp ứng ít nhất là 1 trong số 3 điều kiện tiếp theo sau
sẽ phải được xem như là một không gian kín:

- Không gian được lắp đặt những ngăn kệ hoặc những phương tiện khác để
chằng buộc hàng hóa hoặc cất giữ.

- Những khe hở, lỗ hổng được lắp đặt với bất kỳ phương tiện đóng kín nào.

- Cấu trúc cung cấp bất kỳ khả năng nào đó để những khe hở, lỗ hổng trên
được đóng lại.

(a) (i) Một không gian trong một cấu trúc thẳng đứng đối diện với lỗ khoét cuối cùng
được kéo dài từ boong này và boong khác, ngoại trừ tấm tôn che có chiều dài

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


15 TONNAGE 69

không quá 25 mm ( 1 inch) so với với chiều dày của thanh xà ngang boong kế
tiếp, những lỗ khoét như vậy có chiều rộng tương đương hoặc lớn hơn 90% của
chiều rộng mực boong tại đường thẳng đi qua lỗ khoét đó. Quy định này sẽ được
áp dụng để loại ra từ những không gian kín chỉ những không gian nằm giữa lỗ
khoét cuối cùng thực sự và đường thẳng song song với đường thẳng hoặc mặt
phẳng của lỗ khoét tại một khoảng cách tính từ lỗ khoét đó đến 1/2 chiều rộng của
mặt boong tại đường thẳng đi qua lỗ khoét ( xem hình 1 trong phụ lục 1)

(ii) Nếu chiều rộng của một không gian, bởi vì một sự săp đặt nào đó ngoại trừ bởi
sự hội tụ của các tấm vỏ tàu bên ngoài, trở nên nhỏ hơn 90% của chiều rộng mặt
boong, chỉ những không gian nằm giữa đường thẳng đi qua lỗ khoét và đường
thẳng song song với nó được vẽ đi qua điểm mà chiều rộng theo phương ngang
của không gian trở thành tương đương, hoặc nhỏ hơn, 90% chiều rộng của mặt
boong sẽ được loại trừ từ thể tích của những không gian kín. ( xem hình 2, 3, 4
trong phụ lục 1)

(iii) Những nơi mà khoảng không gian chính giữa được để ngõ hoàn toàn ngoại
trừ mạn chắn sóng hoặc lan can chắn sóng chia cắt hai không gian bất kỳ, việc loại
trừ một hoặc cả hai không gian trên thì phải được cho phép theo những điều
khoản của khoản (a) (i) và/hoặc( a)(ii), sự loại trừ trên không được áp dụng nếu sự
chia tách giữa hai không gian nhỏ hơn tối thiểu 1/2 của mặt boong theo cách mà
chúng đã được chia cắt. ( xem hình 5 và 6 phụ lục 1)

(b) Một không gian bên dưới tấm bao phủ của boong phía trên được để ngõ ra sóng
biển và thời tiết, không có bất kỳ sự kết nối nào với những mặt được phơi ra với
thời tiết của thân tàu ngoại trừ những cột thẳng đứng cần thiết cho sự chống đỡ
của nó. Trong những không gian như vậy, lan can chắn sóng hoặc mạn chắn sóng
và những tấm màn che có thể được lắp đặt hoặc những cột thẳng đứng được lắp
đặt ở bên mạn tàu, với điều kiện là khoảng cách giữa đỉnh của lan can hoặc mạn
chắn sóng và tấm màn che không nhỏ hơn 0.75m ( 2.5 feet ) hoặc 1/3 chiều cao
của không gian đó, lấy cái nào lớn hơn. ( xem hình 7 phụ lục 1)

(c) Một không gian trong một bộ phận thẳng đứng chạy trực tiếp từ mạn này sang
mạn kia của con tàu đối diện với những lỗ khoét hai bên mạn không thấp hơn
0.75m (2.5 feet) hoặc 1/3 chiều cao của phần thẳng đứng đó, lấy cái nào lớn hơn.
Nếu lỗ khoét trong một phần thẳng đứng như trên chỉ có ở một mạn duy nhất, thì
không gian được loại trừ từ thể tích không gian kín phải được giới hạn ở phía
trong từ lỗ khoét đó đến tối đa là 1/2 của chiều rộng boong tàu đi qua lỗ khoét
(hình 8 phụ lục 1).

(d) Một không gian thẳng đứng ngay bên dưới một lỗ khoét không được che phủ của
boong phía trên, với điều kiện là lỗ khoét đó được phơi ra cho thời tiết và không
gian trên được loại trừ từ không gian kín được giới hạn đến diện tích của lỗ khoét.

(e) Một hốc lõm của đường ranh giới của vách ngăn tàu thẳng đứng được phơi ra thời
tiết và lỗ khoét của nó kéo dài từ boong này sang boong khác mà không có các
phương tiện đóng kín, với điều kiện là chiều rộng phần bên trong không được lớn

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


16 TONNAGE 69

hơn chiều rộng của lối vào và sự mở rộng của nó bên trong không gian thẳng
đứng đó không được lớn hơn 2 lần của chiều rộng lối vào ( xem hình 10 phụ lục
1).

(6) Passenger

Hành khách là bất cứ cá nhân nào ngoại trừ:

(a) Thuyền tưởng và những thành viên của thủy thủ đoàn hoặc những người được
thuê làm việc hoặc liên quan đến bất kỳ khả năng sản xuất nào đó trên con tàu
trong quá trình kinh doanh của con tàu đó; và

(b) Đứa bé dưới 1 tuổi.

(7) Không gian chở hàng

Không gian chở hàng được bao gồm trong việc tính toán dung tích có ích là những không
gian kín thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa mà từ đó hàng hóa được dỡ ra khỏi tàu,
miễn là những không gian trên đã được bao gồm trong tính toán dung tích toàn phần.
Những không gian như vậy phải được chứng thực và được đánh dấu cố định với những
chứ cái CC ( cargo compartment) được đặt tại vị trí mà chúng dễ dàng được nhìn thấy và
chiều cao không được nhỏ hơn 100 mm ( 4 inches).

(8) Kín thời tiết

Kín thời tiết có nghĩa là trong bất kỳ điều kiện sóng biển nào thì nước cũng không
thấm vào bên trong tàu.

Quy định 3

Dung tích toàn phần

Dung tích toàn phần (GT) của một con tàu phải được xác định bằng công thức sau:

GT=K1V

Trong đó: V= tổng thể tích của tất cả các không gian kín trên tàu, tính theo m3

K1=0.2+ 0.02.log10V ( hoặc được lập thành bảng trong phụ lục 2)

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


17 TONNAGE 69

Quy định 4

Dung tích có ích

(1) Dung tích có ích (NT) của con tàu phải được xác định theo công thức sau:
2
 4d   N 
NT = K 2V2   + K 3  N1 + 2 
 3D   10 

Trong công thức trên:

2
 4d 
(a) Hệ số   không được nhận lớn hơn 1;
 3D 
2
 4d 
(b) Hệ số K 2V2   không được nhận nhỏ hơn 0.25GT;
 3D 

(c) NT không được nhỏ hơn 0.3 GT, và trong đó

Vc=tổng thể tích của các không gian chở hàng,tính theo m3

K2= 0.2+0.02log10Vc ( hoặc được lập thành bảng trong phụ lục 2),

K3=1.25(GT+10)/10

D= chiều sâu định hình ở giữa tàu, được tính theo m như định nghĩa trong quy
định 2(2)

D= là mớn nước định hình ở giữa tàu, tính theo m như được định nghĩa trong
khoản 2 của quy định này,

N1= số hành khách ở trong những cabin không có quá 8 giường,

N2=con số hành khách khác,

N1+N2= tổng số hành khách con tàu được phép chuyên chở đã được chỉ rõ
trong giấy chứng nhận tàu chở khách; khi mà N1+N2 nhỏ hơn 13, thì N1 và N2
sẽ được lấy bằng 0,

GT= dung tích toàn phần của con tàu đã được xác định phù hợp với những
điều khoản của quy định 3.

(2) Mớn nước định hình (d) được đề cập trong khoản (1) của quy định này phải là một
trong những mớn nước sau:

(a) Đối với những con tàu mà công ước quốc tế về đường nước chuyên chở (Load
Line 66) có hiệu lực áp dụng, thì mớn nước này tương ứng với đường nước

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


18 TONNAGE 69

chuyên chở mùa hè ( ngoại trừ những đường nước chở gỗ) đã được ấn định phù
hợp với công ước đó;

(b) Đối với những tàu khách, mớn nước này tương ứng với đường nước phân khoang
thấp nhất được chỉ định phù hợp với công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên
biển (SOLAS) có hiệu lực hoặc những thỏa thuận quốc tế khác ở những nơi mà
nó áp dụng.

(c) Đối với những con tàu mà công ước quốc tế về đường nước chuyên chở ( Load
Line) không áp dụng nhưng đã được ấn định đường nước chở hàng tuân theo
nhưng yêu cầu của quốc gia, thì mớn nước này tương ứng với đường nước chở
hàng mùa hè đã được ấn định như vậy.

(d) Đôi với những con tàu mà không có đường nước chở hàng nào được ấn định
nhưng mớn nước của nó bị hạn chế theo những yêu cầu của quốc gia, thì mớn
nước này tương ứng với mớn nước lớn nhất được phép.

(e) Đối với những con tàu khác, mớn nước này tương ứng 75% của chiều sâu định
hình tại giữa tàu như đã được định nghĩa t ại quy định 2(2).

Quy định 5

Sự thay đổi dung tích có ích

(1) Khi những đặc tính của con tàu thay đổi, ví dụ như là V, Vc, d, N1, N2 đã được định
nghĩa trong quy định 3 và 4, bị thay đổi và ơ những nơi mà sự thay đổi trên dẫn đến
một sự gia tăng trong dung tích có ích của con tàu được xác định phù hợp với những
điều khoản trong quy định 4, thì dung tích có ích của con tàu tương ứng với những
đặc tính mới phải được xác định và áp dụng mà không được chậm trễ.

(2) Một con tàu mà đường nước chở hàng được đề cập đến trong khoản phụ (2)(a) và
(2)(b) của quy định 4 được ấn định đồng thời thì phải đưa ra cụ thể duy nhất một dung
tích có tích được xác định phù hợp với những điều khoản của quy định 4 và dung tích
đó phải là dung tích có thể áp dụng được đối với đường nước chở hàng đã được ấn
định thích hợp cho việc kinh doanh mà con tàu đó tham gia.

(3) Khi những đặc tính của con tàu thay đổi, ví dụ như là V, Vc, d, N1, N2 đã được định
nghĩa trong quy định 3 và 4 bị thay đổi hoặc là khi mà đường nước chở hàng đã được
ấn định thích hợp được đề cập trong khoản (2) của quy định này bị biến đổi bởi vì sự
thay đổi của hình thức kinh doanh mà con tàu tham gia, và ở những nơi mà sự thay
đổi trên dẫn đến một sự giảm xuống của dung tích có ích của con tàu đã được xác
định phù hợp với những điều khoản của quy định 4, một giấy chứng nhận dung tích
quốc tế (1969) kết hợp với dung tích có ích được xác đinh như vậy sẽ không được cấp

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


19 TONNAGE 69

phát cho đến khi 12 tháng trôi qua kể từ ngày mà giấy chứng nhận tạm thời được cấp
phát; quy định này sẽ không được áp dụng với điều kiện là:

(a) Nếu như con tàu chuyển đổi quốc tích sang quốc gia khác, hoặc

(b) Nếu con tàu trải qua những sự thay đổi hay hoán cải mà chính quyền hàng hải cho
rằng nó là những đặc tính quan trọng, ví dụ như là tháo dỡ kiến trúc thượng tầng
mà yêu cầu một sự thay đổi đối với đường nước chở hàng đã được ấn định, hoặc

(c) Đối với tàu chở khách được thuê trong việc chuyên chở một số lượng lớn hành
khách không cần giường trong những việc kinh doanh đặc biệt, ví dụ như, vận
chuyển người hành hương.

Quy định 6

Tính toán thể tích

(1) Tất cả những thể tích bao gồm trong tính toán dung tích toàn phần và dung tích có ích
phải được đo lường, không quan tâm đến sự lắp đặt các tấm cách nhiệt, cách điện,
cách âm hay những thứ tương tự như vậy, đến mặt trong của vỏ tàu hay bề mặt ranh
giới các cấu trúc đối với những con tàu được cấu tạo bằng kim loại, và đến mặt ngoài
của vỏ tàu hoặc mặt trong của những bề mặt ranh giới các cấu trúc đối với những con
tàu được cấu tạo bằng những vật liệu khác.

(2) Thể tích của những phần phụ thêm vào phải được tính cả vào trong tổng thể tích.

(3) Thể tích của những không gian để ngỏ ra sóng biển có thể được loại trừ từ tổng thể
tích.

Quy định 7

Phương pháp đo lường và tính toán

(1) Tất cả những phương pháp đo lường được sử dụng trong các tính toán các thể tích
phải thực hiện chính xác đến cm hoặc 1/20 foot.

(2) Các thể tích phải được tính toán bằng những phương pháp chung đã được chấp thuận
cho những không gian có liên quan và với độ chính xác có thể chấp nhận được đối với
chính quyền hàng hải.

(3) Việc tính toán phải chi tiết và đầy đủ để cho phép việc kiểm tra dễ dàng.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


20 TONNAGE 69

PHỤ LỤC 1

NHỮNG CON SỐ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG QUY ĐỊNH 2(5)

Trong những con số sau:

O= không gian loại trừ

C= không gian kín.

I= không gian được xem như là một không gian kín

Những phần được đóng lại bằng cửa hầm cũng được tính vào không gian kín.

B= chiều rộng boong tàu

Đối với những tàu có mép boong được vo tròn thì chiều rộng được đo như đã chỉ ra ở hình 11

( đối với hình 11, xem trong bản in gốc)

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


21 TONNAGE 69

PHỤ LỤC 2

HỆ SỐ K1 VÀ K2 ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG QUY ĐỊNH 3 VÀ 4(1)


V or Vc = thể tích, tính theo m3

Các giá trị hệ số K1 hoặc K2 tại những giá trị trung gian của V hoặc Vc sẽ nhận được bằng
cách nội suy tuyến tính.

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


22 TONNAGE 69

PHỤ LỤC II

GIẤY CHỨNG NHẬN DUNG TÍCH QUỐC TẾ (1969)

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM


23 TONNAGE 69

TRẦN ANH NGÂN – ĐH GTVT TPHCM

You might also like