You are on page 1of 2

Các dạng bài về động lực học chất điểm

1. Dạng 1: Viết phương trình chuyển động của một vật.

Bước 1: Chọn hệ quy chiếu bao gồm: gốc toạ độ, chiều dương, gốc thời gian

Lưu ý: nên vẽ hình rõ hệ quy chiếu

Nên chọn: gốc toạ độ ở vị trí xuất phát, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian
là lúc xuất phát (nếu 2 vật trước sau thì chọn vật xuất phát trước)

Bước 2: Xác định các yếu tố ban đầu x0, v0, t0, a

x0: vị trí ban đầu, đo bằng khoảng cách từ gốc toạ độ đến vị trí xuất phát (nếu trùng thì
bằng 0)
v0: vận tốc ban đầu, cần lưu ý đến chiều chuyển động có trùng với chiều dương hay
không; chuyển động đều vận tốc ban đầu bằng vận tốc trung bình.
t0: thời điểm ban đầu, đo bằng khoảng thời gian từ gốc thời gian đến thời điểm xuất phát
(nếu trùng thì bằng 0, trước âm, sau dương)
a: gia tốc chuyển động (2 bước xác định dấu: xác định chuyển động nhanh (a,v cùng dấu)
hay chậm (a,v trái dấu) dần đều; xác định chiều chuyển động để biết dấu v) (thẳng đều a
= 0)
Bước 3: Thay số vào phương trình tổng quát:

x = x0 + v0(t - t0) + ½ a(t - t0)2

v = v0 + a(t - t0)

(Ví dụ)

2. Dạng 2: Bài toán gặp nhau

Bước 1: Viết phương trình chuyển động của 2 vật

Bước 2: Lúc 2 vật gặp nhau: x1 = x2 à giải ra t (thời điểm gặp nhau)

Bước 3: Thay vào phương trình x1 để có vị trí gặp nhau

(Ví dụ)

3. Dạng 3: Tìm đại lượng còn thiếu trong các công thức:

s =| vt | (thẳng đều); s =| ½ at2 + v0t | (thẳng biến đổi đều) ; s = ½ at2 (rơi tự do không
vận tốc đầu) à không dùng lẫn lộn

v = v0 + at à a = (v - v0)/t
v2 - v02 = 2as (dùng khi không có t, chỉ cho chuyển động 1 chiều)

các công thức trong chuyển động tròn đều

Bước 1 : Xác định đại lượng nào còn thiếu, đại lượng nào đã có.

Bước 2: Liệt kê các công thức liên quan đến đại lượng còn thiếu. Dựa vào các dữ kiện đã
biết xem có thể sử dụng công thức nào.

bước 1)

Bước 3: Từ công thức đã có, suy ra công thức tính trực tiếp. Thay số.

Nếu không đủ thì thử xem có thể đi tìm các dữ kiện còn thiếu được không (lại trở lại Ví
dụ

4. Dạng 4: Xác định quãng đường rơi trong giây thứ t, giây cuối.

Quãng đường giây thứ t = quãng đường đi trong t giây đầu - quãng đường đi trong (t - 1)
giây đầu = ½ at2 - ½ a(t - 1)2
Quãng đường đi trong giây cuối:
Bước 1: Từ s = h = ½ at2 à t = tcđ

Bước 2: Tính quãng đường đi trong giây thứ t

Ví dụ

5. Dạng 5: Từ đồ thị, viết phương trình chuyển động

Bước 1: Xác định loại chuyển động: thẳng đều, nhanh dần đều dựa vào đồ thị

Bước 2: Xác định ít nhất 2 điểm trên đồ thị có toạ độ rõ ràng

Bước 3: Áp dụng công thức

Thẳng đều: v = (x2 - x1)/(t2 - t1) à thay v, x1, t1 vào x = x0 + vt để tìm ra x0.
Biến đổi đều: a = (v2 - v1)/(t2 - t1) hoặc thay x, t vào x = 1/at2 để tìm a

You might also like