You are on page 1of 3

Chọn Icu Ics Ir Isd In Im Icw Isc cho ACB, MCCB, CB

Glossary:

EDW: ElectroDynamic Withstand


SCPD: Short circuit protection device
IEC: International Electrotechnical Commission
BS: British Standard
CT: Current transformers
CU: control Unit
MSB: Main Switchboard
BBT: Busbar Trunking
MV: Medium Voltage (1kV to 36kV)
Isc: Short-circuit current
Isc(D1): Short-circuit current at the point D1 is installed
Usc: Short-circuit voltage
MCCB: Moulded case circuit-breaker
BC: Breaking Capacity
Icu(*): Ultimate Breaking Capacity
IcuD1(*): Ultimate Breaking Capacity of D1
Ue: Rated operational voltage
Ui: Rated insulation voltage
Uimp: Rated impulse withstand voltage
In: Rated operational current
Ith: Conventional free air thermal current
Ithe: Conventional enclosed thermal current
Iu: Rated uninterrupted current
Icm: Rated short-circuit making capacity
Icu: Rated ultimate short-circuit breaking capacity
Ics: Rated service breaking capacity
Icw: Rated short time withstand current
Ir: Adjustable overload setting current
1.05 x Ir: Conventional non-tripping current

Tìm hiểu thêm một số ý sau:

Mình đã làm việc với MCB và MCCB khá nhiều nên xin trả lời cho bạn thắc mắc này. Một CB
bất kỳ (MCB, MCCB, ACB,...) thì có các thông số cơ bản sau đây:
- Dòng định mức In: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25, ... Với các dòng định mức lớn của các CB lớn
như MCCB hay ACB, dòng này sẽ đi kèm với các máy biến áp điện lực có công suất tương
ứng. Ví dụ: trạm 200kVA - 315A, trạm 250kVA - 400A, trạm 315kVA - 500A, ...
- Thông số sơ bản thứ hai là characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB.
Đây chính là thông số quan trong nhất cho việc chọn CB nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện.
Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này.
- Thông số thứ ba là Icu hay còn gọi là ultimated current là khả năng chịu đựng dòng điện
lớn nhất của tiếp điểm CB trong thời gian 1 giây. Ví dụ Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu
đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây/ Thông số này cho biết độ bền tiếp điểm
của CB. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự.
- Thông số thứ tư là thông số lần đóng ngắt. Ví dụ bạn ngắt CB rồi bật CB lên lại thì gọi là 1
lần đóng ngắt. CB thông thường cũng quy định số lần này. Các MCB có quy định là từ 7500
đến 10000 lần, MCCB thì hơn 10000 lần. ACB thì khỏng 8000 lần tùy theo hãng. 
Ngoài ra còn rất nhiều thông số khác nữa áp dụng cho CB. Tuy nhiên trong các thiết kế
người ta thường dùng thông số In và Icu. Theo tôi hai thông số này không đủ quy định về
chủng loại CB. Thông số thứ hai chính là thông số quan trong nhất của CB. Đây chính là chỉ
số ID chính thức của các CB.

******************************

+ Ultimate breaking capacity(kA), Icu : khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố
của thiết bị.
+ Service breaking capacity(%Icu), Ics : khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị
đó, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. VD, cùng là hãng LS(LG cu) co hai loai
MCCB, loai co Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng
hãng có thể làm được đến đâu.

***********************

Lâu nay tôi vẫn muốn trình bày các bạn thế nào là Icu và thế nào là Ics mà chưa có dịp.
Trong một số chủ đề, tôi có trình bày về Characteristic cuver rất nhiều. Còn Icu và Ics thì
chưa có dịp nào cả. Xin trình bày một số ý như sau:
- Nếu bạn để ý về Icu thì thấy rất nhiều hãng ghi những con số khác nhau. Ở đây xin nói về
Icu theo định nghĩa của hãng Siemens. Bạn dlhm2008 đã định nghĩa chính xác tên tiếng
Anh của Icu. Ở đây tôi xin nói về bản chất của Icu. Icu là một dòng điện cực đại đi qua tiếp
điểm của CB trong vòng 1 giây mà không làm hỏng tiếp điểm này. Ví dụ một dòng Icu =
50kA, ta thấy tiếp điểm CB chịu đựng dòng này và có thể đánh giá rằng CB này rất tốt. Nói
như thế tức là giá thành CB sẽ phụ thuộc vào Icu này. Điều này hoàn toàn đúng. 
- Ics cũng đã được bạn dlhm2008 định nghĩa hoàn toàn đúng. Ở đây tôi cũng xin nói về bản
chất của Ics. Theo Siemens thì Ics chính là dòng điện lớn nhất tải qua tiếp điểm CB 3 lần với
chìều dài thời gian mỗi lần là 1 giấy mà CB không bị hư hỏng. Có hãng khác cũng định nghĩa
là Ics là dòng điện lớn nhất tải qua tiếp điểm CB trong thời gian 3 giây mà CB không bị hư
hỏng. Hai cách định nghĩa trên theo tôi điều có ý nghĩa giống nhau.
Bây giờ xin nói về giá trị thực tiễn của Icu và Ics. Trên thực tế, việc tính toán thiết kế cho
một mạng lưới bất kỳ đều tính với thời gian sự cố là 1 giây. Như thế Icu sẽ là thông số để
chọn CB đứng đúng chỗ trong mạng lưới điện. Tôi ví dụ một biến thế 22/0.4kV - 1600kVA,
duk = 6%, dòng ngắn mạch hiệu dụng ở phía hạ thế là: 1600/(duk*0.4*sqrt(3)) = 40.4kA. 
Dòng ngắn mạch cực đại tùy theo tải sẽ được nhân thêm hệ số hiệu chỉnh thừ 1.02 đến 2
lần dòng hiệu dụng. Tuy nhiên thông thường tính đến CB tổng đầu tiên sẽ bằng khoảng 1.4
đến 1.5 dòng hiệu dụng. Khi đó dòng ngắn mạch tại CB tổng sẽ tính đạt khỏng từ 57 -
61kA. Với mức tính này, rõ ràng các MCCB hay ACB có dòng Icu đạt 65kA là CB phải chọn. 
Bây giờ chỉ còn giá trị Ics, ý nghĩa của giá trị này như thế nào. Mong các bạn góp ý thêm để
chúng ta hiểu thêm về giá trị này! 
********************

duk: là điện áp ngắn mạch của biến áp. Mình đánh chữ denta Hy lạp không được! Tất nhiên
việc tính toán cho các nhánh phải có chiều dài dây dẫn, từ đó bạn tính được Xnm và Rnm.
Khi đó sẽ tính được dòng ngắn mạch hiệu dụng hệ số ngắn mạch cực đại. Từ đó ta có dòng
ngắn mạch cực đại của nhánh và sau đó sẽ tính được nên chọn máy cắt như thế nào!

Icu, và Ics thì các bác đã nói rõ rùi, nhưng trong MCCB còn có dòng (A,Ir) Adjustabli current
là dòng gì ko?

******************************

Ir là dòng chỉnh định đó. Bạn có CB 100A mà tải của ban chỉ cần 65A vậy bạn phải chỉnh Cb
xuống cho phù hợp với tải 

như vậy dòng chỉnh định Ir=(hệ số)xIn (hệ số e thấy từ 0.8-1)or(0.5-1).
e hieu rui, cảm ơn bác! 

********************************

Ah` có ai biết Isd ko?Trên ACB của Schneider đó. Isd=heso(1-2)xIr.

**************************

Icu (Ultimate breaking capacity(kA)) : là dòng ngắn mạch tối đa, nó có khả năng chịu được
dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị. 
Ics (Service breaking capacity(%Icu)) : là dòng ngắn mạch thực... 

********************************

Nói đến Atomat người ta chỉ quan tâm đến thông số kỹ thuật ( số cực, dòng định mức, dòng
chỉ định, dòng ngắn mạch) và biểu đồ Thời gian - Dòng của nó. Cấu tạo rất đơn giản nó gồm
có tay gạt, cấu trúc cơ khí, relay, buồng dập hồ quang, các đầu nối dây.... Ngoài ra nó còn
có thêm các phu kiện : AL (công tắc cảnh báo), AX ( công tắc phụ), SHT (thiết bị cắt từ xa),
UVT (tb cắt điện áp thấp), EAL (cảnh báo rò điện), TBM (nút kiểm tra), MG (công tắc cách
điện), PAL ( tiền cảnh báo), OAL (cảnh báo cắt quá dòng)...

****************************

You might also like