You are on page 1of 5

1.

Khái niệm:
Bảo lãnh theo Từ Điển Tiếng Việt được hiểu là hành vi của một chủ thể tự
nguyện bảo đảm bằng uy tín hoặc tài sản của mình cho hành động, tư cách hoặc
nghĩa vụ của người khác.
Theo điều 361 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là bên được
bảo lãnh), nếu khi đến hạn mà người được bão lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo điều luật này thì, đối tượng của bảo lãnh là sự cam kết bằng uy tín,
bằng lòng tin của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ, tài sản bảo đảm chỉ xuất hiện kèm theo uy tín, lòng tin , do đó, bảo lãnh
mang cả đặc tính”bảo lãnh đối nhân” và” bảo lãnh đối vật”. Khi bên bảo lãnh dùng
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ thì có nghĩa rằng, bên
bảo lãnh đã đưa tài sản của mình để thể chấp hoặc cầm cố để bảo đảm nghĩa vụ
của bên được bảo lãnh đối vối bên nhận bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng là hành vi bảo lãnh của tổ chức tín dụng thực hiện theo
yêu cầu của khách hàng. Theo khía cạnh học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một
hình thức “tín dụng chữ kí-signature credit”, là hoạt động cấp tín dụng mà không
dùng đến vốn của ngân hàng.
Theo khoản 1, điều 2, quy chế bảo lãnh ngân hàng (ban hành kèm theo
quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN): Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản
của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc
thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách
hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên
nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả số tiền cho tổ chức tín dụng
đã được trả thay.
Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình
tài trợ ngoại thương.
2. Đặc điểm:
Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh nên nó cũng có những đặc điểm
của bảo lãnh nói chung và cũng chứa đựng những đặc điểm riêng biệt để phân biệt
với các loại hình bảo lãnh khác.
Thứ nhất, về tính chất pháp lí, bảo lãnh ngân hàng là loại giao dịch thương
mại (hay hành vi thương mại) đặc thù.
Tính thương mại thể hiện ở chỗ các tổ chức tín dụng với tư cách là một loại
thương nhân thực hiện trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Tính đặc thù thể hiện ở chỗ một mặt bảo lãnh ngân hàng do tổ chức tín
dụng thực hiện mặt khác khi thực hiện bảo lãnh các tổ chức tín dụng phải sử dụng
các kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng còn
chịu sự chi phối của một số quy tắc pháp lý riêng chỉ áp dụng cho hành vi bảo lãnh
có tính chất chuyên nghiệp.
Thứ hai, về chủ thể, hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao giờ cũng do loại chủ
thể đặc biệt là tổ chức tín dụng thực hiện. Do bảo lãnh ngân hàng là loại hình kinh
doanh có độ rủi ro cao, đòi hỏi phải có các điều kiện về vốn và về kỹ thuật chuyên
môn cao, nên chỉ có các tổ chức tín dụng mới thực hiện được.
Thứ ba, trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tính dụng không chỉ có tư cách
là người bảo lãnh (giống như bất kì người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện
nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh ngân hàng, tức là
điều kiện pháp lý ràng buộc cao hơn, chặt chẽ hơn.
Thứ tư, giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả là tạo lập hai
hợp đồng, hợp đồng bảo lãnh (giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh) và hợp
động cấp bảo lãnh (giữa tổ chức tín dụng và bên được bảo lãnh). Hai hợp đồng này
có quan hệ nhân quả với nhau ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn hoàn toàn độc lập
với nhau. Tổ chức tín dụng với tư cách là người cung cấp dịch vụ bảo lãnh đồng
thời là người cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được bảo lãnh có
hai mối quan hệ pháp lý với hai đối tác khác nhau và do đó phải hành động mang
tính độc lập trên cơ sở quyền và nghĩa vụ trong từng hợp đồng.
Thứ năm, giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là giao dịch hai bên hay
ba bên mà là giao dịch “kép”. Vì để đạt được mục đích là phát hành cam kết bảo
lãnh theo yêu cầu của khách hàng thì tổ chức tín dụng không thể không kí kết hai
hợp đồng theo thứ tự: hợp đồng cấp bảo lãnh trước rồi đến hợp đồng bảo lãnh.
Thứ sáu, bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa
trên các chứng từ. Các mối quan hệ của các bên liên quan đều phải được thể hiện
bằng văn bản, các văn bản này là bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia giao dịch và là cơ sở pháp lý ràng buộc các bên thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình đối với bên kia.
Thứ tám, bảo lãnh ngân hàng là bảo lãnh vô điều kiện (hay còn gọi là bảo
lãnh độc lập). Khi người được bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng
thì nếu bên nhận bảo lãnh xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp thì ngân hàng sẽ
phải thực hiện nghĩa vụ của mình mà không phụ thuộc vào việc bên được bảo lãnh
có khả năng tự thực hiện nghĩa vụ của họ hay không. Sự ghi nhận tính chất vô điều
kiện trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng là đảm bảo tương đối chắc chắn cho lợi
ích của người nhận bảo lãnh, đồng thời cũng là lợi thế của bảo lãnh ngân hàng so
với các hình thức bảo lãnh khác không phải do tổ chức tín dụng thực hiện.
3. Các loại hình bảo lãnh ngân hàng:
3.1 Bảo lãnh vay vốn:
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc trả nợ thay
cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ,
đúng hạn nợ vay với bên nhận bảo lãnh.
Đối tượng của loại hình bảo lãnh này là nghĩa vụ tài sản của bên đi vay đối
với bên cho vay (bao gồm nghĩa vụ phải trả tiền vay cả gốc và lãi, nghĩa vụ nộp
phạt do vi phạm hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ
khác nếu có).
Cơ sở pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh chính là hợp đồng tín
dụng. Vì thế khi hợp đồng tín dụng phát sinh hiệu lực pháp lý thì nghĩa vụ bỏa
lãnh mới phát sinh và sự bảo lãnh của tổ chức tín dụng mới có ý nghĩa thực tiễn.
3.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm thực hiện
đúng và đầy đủ nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã kí kết với bên nhận bảo
lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận
bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ
thực hiện thay.
Đối tượng làn nghĩa vụ tài sản của khách hàng đối với bên có quyền (nghĩa
vụ tài sản này phát sinh từ một hợp đồng đã có hiệu lực giữa bên nhận bảo lãnh và
bên được bảo lãnh).
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại hình bảo lãnh được sử dụng nhiều nhất
trong thực hành. Lĩnh vực thường gặp nhất của loại này là trong các hợp đồng xây
dựng, cung ứng thiết bị công nghệ… trong nước cũng như ngoài nước.
3.3 Bảo lãnh thanh toán:
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện
nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
Đối tượng là nghĩa vụ thanh toán của khác hàng đối với bên chủ nợ của họ.
Các nghĩa vụ thanh toán có thể phát sinh từ một hợp đồng (ví dụ: trả tiền mua
hàng hóa, dịch vụ…), hoặc ngoài hợp đồng (nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ nộp phạt vi
phạm hành chính…). Nghĩa vụ này là một món tiền cụ thể mà người mắc nợ phải
trả cho chủ nợ vào một thời gian nhất định trong tương lai.
3.4 Bảo lãnh dự thầu:
Là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để bảo đảm nghĩa vụ
tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi
phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên
mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Đối tượng bảo lãnh là các nghĩa vụ tài sản của bên dự thầu với bên mời
thầu khi tham gia dự thầu (bao gồm nghĩa vụ nộp tiền kí quỹ dự thầu, nộp tiền
phạt do vi phạm quy định dự thầu).
Chủ thể trong bảo lãnh dự thầu thì bao giờ bên nhận bảo lãnh cũng là bên
mời thầu, bên được bảo lãnh cũng là bên dự thầu.
3.5 Bảo lãnh chất lượng sản phẩm:
Là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc
khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp
đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng
sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Đây là một dạng cụ thể củ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tuy nhiên, đối
tượng của nó là nghĩa vụ thanh toán tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại của
khách hàng đối với bên nhận hàng hóa do khách hàng đã vi phạm điều khoản về
chất lượng sản phẩm theo hợp đồng đã kí.
Về chủ thể, khách hàng được bảo lãnh bao giờ cũng là nhà cung cấp. Bên
nhận bảo lãnh chính là người mua hàng hóa được nêu rõ trong hợp đồng cung cấp
sản phẩm cũng như trong hợp đồng cấp bảo lãnh.
3.6 Bảo lãnh đối ứng:
Là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về
việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo
lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng
với bên nhận bảo lãnh.
Đối tượng của bảo lãnh đối ứng là nghĩa vụ tài sản của khách hàng đối với
tổ chức tín dụng bảo lãnh (bao gồm việc hoàn trả số tiền đã được bên bảo lãnh trả
thay, nghĩa vụ thanh toán tiền phí dịch vụ bảo lãnh…).
Chủ thể là cả bể bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đều là các tổ chức tín dụng
được phép hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Cả hai chủ thể này có chung một khách
hàng là bên được bảo lãnh, mặt dù đối tượng của hành vi bảo lãnh là khác nhau.
3.7 Xác nhận bảo lãnh:
Là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với
bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên
bảo lãnh đối với khách hàng.
Đối tượng của nó là nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên nhận
bảo lãnh. Nghĩa vụ này phát sinh từ cam kết bảo lãnh giữa bên bảo lãnh bới bên
nhận bảo lãnh, khi bên nhận bảo lãnh có lý do để nghi ngờ bên bảo lãnh về khả
năng tài chính và khả năng thực hiện vai trò người bảo lãnh.
Chủ thể, cả bên xác nhận bảo lãnh và bên được xác nhận bảo lãnh đều là tổ
chức tín dụng được phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng, tuy nhiên, tư
cách pháp lý lại khác nhau. Bên xác nhận bảo lãnh là bên cung cấp dịch vụ bảo
lãnh hay có vai trò là người bảo lãnh, còn bên được xác nhận bảo lãnh là khách
hàng được cung cấp dịch vụ hay có tư cách là người được bảo lãnh. Do vậy nên
xác nhận bảo lãnh còn được gọi là bảo lãnh của bảo lãnh.
3.8 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước:
Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm
nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên
nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền
ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ
thực hiện thay.
Đối tượng là nghĩa vụ tài chính hoàn trả số tiền mà bên nhận bảo đã ứng
trước khi tới hạn hoàn trả mà bên được bảo lãnh không thực hiện đúng.
Bảo lãnh ngân hàng bằng việc cam kết chi trả khi xảy ra các biến cố vi
phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ
bảo lãnh đã tạo ra một sự bảo đảm chắc chắn cho người nhận bảo lãnh, do dó nó là
chất xúc tác cho việc đẩy mạnh kinh tế trong nước và giao lưu quốc tế được ký kết
một cách thuận lợi.
Bảo lãnh ngân hàng được xem là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý
nghĩa đặt biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cẩu phát triển và mở rộng sản
xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của các
doanh nghiệp.

You might also like