You are on page 1of 44

MỤC LỤC

I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ...................................................................................................1


I.1. Lý do đầu tư.................................................................................................................1
a. Vị trí địa lý:...................................................................................................................1
I.2. Mục tiêu của dự án......................................................................................................4
I.3. Căn cứ pháp lý............................................................................................................4
II. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CHỦ ĐẦU TƯ......................................................................7
II.1. Hình thức đầu tư.........................................................................................................7
II.2. Chủ đầu tư..................................................................................................................7
III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ HIỆN TRẠNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT VÀ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................................................8
III.1. Địa điểm xây dựng.....................................................................................................8
III.2. Hiện trạng địa hình, địa chất và điều kiện tự nhiên:..................................................8
III.3. Đánh giá chung:.......................................................................................................10
IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC................................................................11
IV.1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế......................................................................11
IV.2. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:..........................................................................................12
IV.3. Cơ cấu tổ chức không gian:....................................................................................13
IV.4. Quy hoạch sử dụng đất:..........................................................................................13
IV.5. Giải pháp qui hoạch:...............................................................................................14
IV.6. Giải pháp kiến trúc:.................................................................................................15
V. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT.................................................................................................19
V.1. Giải pháp kết cấu.....................................................................................................19
V.2. San lấp mặt bằng.....................................................................................................21
V.3. Giải pháp giao thông................................................................................................21
22
V.4. Giải pháp cấp điện ngoài nhà..................................................................................22
V.5. Giải pháp cấp nước ngoài nhà:................................................................................23
V.6. Giải pháp thoát nước mưa ngoài nhà......................................................................24
V.7. Giải pháp thoát nước thải ngoài nhà:......................................................................25
V.8. Giải pháp cấp điện trong nhà...................................................................................26
V.9. Giải pháp cấp thoát nước trong nhà........................................................................27
V.10. Giải pháp phòng cháy chữa cháy..........................................................................29
V.11. Trạm xử lý nước thải:.............................................................................................30
VI. HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN...............34
VI.1. Hình thức tổ chức quản lý dự án............................................................................34
VI.2. Tiến độ thực hiện dự án:.........................................................................................34
VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:..................................................................35
VII.1. Căn cứ đánh giá ....................................................................................................35
VII.2. Nguồn gây ô nhiễm................................................................................................35
VII.3. Các biện pháp xử lý tác động của dự án đối với môi trường................................36
VII.4. Kết luận ................................................................................................................37
VIII. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:................................................................................................38
VIII.1. Căn cứ xác định Tổng mức đầu tư.......................................................................38
VIII.2. Thành phần của vốn đầu tư:.................................................................................39
VIII.3. Tổng hợp vốn đầu tư.............................................................................................40
IX. HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN................................................................................40
X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................41
I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
I.1. Lý do đầu tư
a. Vị trí địa lý:
Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là
đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên
giang. Vị trí địa lý của đảo được tóm tắt như sau: mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia
láng giềng Cam-Pu-Chia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên
Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.. Đảo Phú Quốc cùng
với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ
huyện đảo có tổng diện tích 593,05 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn
Dương Đông, tọa lạc ở phía Tây Bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Khoảng cách từ Phú
Quốc đến thủ đô 10 nước Đông Nam Á khoảng 02 giờ bay của hàng không dân dụng.
Do đó, mở ra những triển vọng tốt đẹp trong phát triển thương mại và du lịch trên đảo.
Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía
Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc - Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là
49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông - Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với
chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km.
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió
mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh
Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được
một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu.
Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì
bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác
như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… Phú Quốc là nơi có tiềm năng
lớn để khai thác phát triển kinh tế.
Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng,
cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng
không lẫn hàng hải rất thuận tiện nên du khách có thể yên tâm đến cũng như đi lại trên
đảo mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.
Trong vòng một thập niên trở lại đây, những nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm
đến “hòn đảo ngọc giữa biển khơi” này ngày một đông, diện mạo của Phú Quốc cũng từ
đó mà từng bước khởi sắc.
b. Đơn vị hành chính:
Phú Quốc được chia thành 7 xã, 2 thị trấn là:
1. Thị trấn Dương Đông
2. Thị trấn An Thới
3. Xã Dương Tơ
4. Xã Cửa Cạn
Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
1
5. Xã Gành Dầu
6. Xã Cửa Dương
7. Xã Bãi Thơm
8. Xã Hòn Thơm
9. Xã Hàm Ninh
Về mặt hành chính, ngoài đảo Phú Quốc còn có các đảo nhỏ lân cận khác và 2
quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một huyện của tỉnh Kiên Giang: huyện đảo Phú
Quốc với tổng diện tích là 58.283 ha. Trong đó, quần đảo Thổ Chu nằm xa đảo Phú
Quốc nhất (tương tương khoảng cách từ Rạch Giá ra Phú Quốc).
c. Dân số:
- Theo thống kê dân số của huyện Phú Quốc năm 2007 là 88.220 người.
- Dự báo đến năm 2020 dân số huyện Phú Quốc là 200.000 ÷ 230.000 người.
d. Sự phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và định hướng phát triển:
Việc triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư
phát triển đảo Phú Quốc trong thời gian qua bước đầu đã đạt kết quả khá tốt. Kinh tế -
xã hội của huyện đảo đạt mức tăng trưởng khá và duy trì ổn định. Đời sống đại bộ phận
nhân dân trên đảo tiếp tục được cải thiện, nâng cao, hoạt động du lịch có sự khởi sắc
đáng mừng, sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Hiện nay, huyện Phú Quốc đã được Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương phê
duyệt quy hoạch chuyên ngành cho 6 lĩnh vực: du lịch, giao thông, cấp điện, thuỷ lợi,
bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, thương mại. Đề án tổng thể bảo vệ môi
trường đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt. Theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, toàn đảo Phú
Quốc có 2.300 ha đất xây dựng đô thị, 100 ha đất công nghiệp, 3.800 ha đất phát triển
du lịch, 1.020 ha đất vui chơi giải trí – thể dục thể thao, 600 ha đất xây dựng dân cư
nông thôn. Về công tác lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, đã phê
duyệt khu đô thị Suối Lớn và 8 khu chức năng của đô thị với diện tích 418,23 ha. Đang
triển khai lập quy hoạch cụm công nghiệp cảng Vịnh Đầm với quy mô 150 ha. Phê
duyệt 26 khu và cụm du lịch với diện tích 604 ha. Tiếp tục tổ chức lập quy hoạch 26
khu du lịch với diện tích 1.415 ha. Phê duyệt 02 khu di tích lịch sử - văn hoá với tổng
diện tích 29,61 ha… Riêng về đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch, toàn huyện Phú
Quốc hiện có 1.500 buồng lưu trú, trong đó có 90 phòng đạt tiêu chuẩn 3 – 4 sao.
Sân bay quốc tế Dương Tơ đã được khởi công xây dựng vào tháng 11/2008, giai
đoạn trước mắt sẽ thi công các hạng mục đường cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay,
dự kiến hoàn thành vào nửa cuối năm 2012. Về cảng biển, đang triển khai xây dựng
cảng An Thới, dự kiến sẽ đưa vào hoạt động trong đầu năm 2010. Các khu cảng Vịnh
Đầm, bãi Đất Đỏ đang triển khai lập quy hoạch và chuẩn bị đầu tư. Đối với hệ thống
cảng sông, đang triển khai xây dựng cảng sông thị trấn Dương Đông với quy mô 6,23

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
2
ha. Ngoài ra huyện còn triển khai thi công hệ thống đường vòng quanh đảo dài 132 km.
Về cấp điện, Công ty Điện lực 2 đang triển khai lắp đặt thêm 5 tổ máy phát diesel, nâng
công suất phát điện lên 15MW. Tập đoàn Than và Khoáng sản đã tiến hành khảo sát
chọn địa điểm dự án và đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt
điện than, Công ty Điện lực 2 cũng đã cùng với tư vấn nước ngoài khảo sát và chọn
xong phương án hướng tuyến cáp ngầm của dự án cáp điện ngầm 110KV xuyên biển Hà
Tiên – Phú Quốc. Hệ thống cấp nước, xử lý nước thải đang được đẩy nhanh tiến độ thực
hiện...
Quá trình đầu tư phát triển của Phú Quốc đã mang lại nhiều kết quả tích cực
đáng ghi nhận. Bộ mặt đô thị của huyện đảo ngày càng hiện đại hơn, đời sống nhân dân
tiếp tục được nâng cao, nguồn vốn thu hút đầu tư trong và ngoài nước đã, đang và sẽ
tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn
nữa. Vừa qua, Chính phủ tiếp tục cho phép lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của
đảo Phú Quốc với một tầm nhìn lớn hơn, xa hơn, toàn diện hơn chắc chắn sẽ giúp Phú
Quốc phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, sớm phát triển thành một trung tâm du lịch sinh
thái và nghỉ dưỡng chất lượng cao tầm cỡ khu vực và thế giới.
Phú Quốc đang tập trung huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế
trong nước và quốc tế, nhằm khai thác hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế, để hướng tới
việc thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng cao và bền vững. Dẫu biết rằng, chặng
đường phía trước còn nhiều gian truân, nhưng với những gì đã và đang có, Phú Quốc
luôn tin chắc vào một tương lai sán lạn đang mở ra đối với huyện đảo này.
Thế mạnh lớn nhất của Phú Quốc là kinh tế biển và du lịch, vì vậy mục tiêu tiên
quyết của Phú Quốc là phát triển kinh tế biển gắn với việc bảo vệ Tài nguyên môi
trường sinh thái và môi trường xã hội. Không phải chờ đợi, ngay trong năm nay, Phú
Quốc sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đồng thời tiếp tục
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn; phát triển các ngành và các lĩnh vực khác để phục vụ phát triển du lịch. Lẽ
đương nhiên, các vấn đề giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm, Phú Quốc sẽ không xem nhẹ.
Một trong những vấn đề an sinh xã hội lớn cần được quan tâm là giáo dục.
Nhưng giáo dục ở Phú Quốc lại chưa được đầu tư đúng mức. Cũng có đủ các trường từ
mầm non đến THPT, mạng lưới bố trí khá phù hợp, nhưng giáo dục ở Phú Quốc thiếu
thốn cả về cơ sở vật chất lẫn bộ máy quản lý. Ngoài hai trường mầm non, 11 trường tiểu
học, bốn trường THCS và hai trường THPT, Phú Quốc còn tới bảy trường phổ thông cơ
sở ghép ba bậc học, từ mầm non đến THCS, trong đó hai xã đảo Hòn Thơm, Thổ Chu,
mỗi xã đều có một trường như thế. Còn khi lên THPT, học sinh phải vào "đất liền", tức
trung tâm huyện đảo Phú Quốc để học. Trường lớp ghép nhiều bậc học đã đành, các
trường lại có nhiều điểm lẻ. Trường PTCS Cửa Cạn, Gành Dầu có ba điểm lẻ, Bãi
Thơm có năm điểm lẻ, còn PTCS Hàm Ninh có tới tám điểm lẻ.
Năm học 2009-2010 Huyện Phú Quốc có 18.783 học sinh đến trường, tại 28 đơn
vị trường học và có 70 điểm trường.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
3
I.2. Mục tiêu của dự án
- Với mục đích hỗ trợ một phần cho huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) tạo lập
cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học đạt chuẩn quốc gia, Tổng công ty Đầu tư
phát triển Nhà và Đô thị đang xúc tiến đầu tư xây dựng Trường PTTH Bãi Thơm tại địa
bàn xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), cách thị trấn Dương Đông
khoảng 20 km về hướng Đông Bắc. Trường có tổng diện tích xây dựng khoảng 3.500
m2/tổng diện tích đất 41.334 m2, được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học các
môn văn hóa, đồng thời thực hiện giảng dạy thêm các môn năng khiếu như: thể dục,
nhạc, hoạ, ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật,……phù hợp với khả năng, nhu cầu phát triển
của thế hệ trẻ một cách toàn diện về thể chất và năng khiếu.
- Xây dựng công trình trường THPT Bãi Thơm – Phú Quốc nhằm tăng thêm cơ
sở vật chất trường lớp, xây dựng dãy phòng học 4 tầng phục vụ nhu cầu phát triển
trường học đến năm 2025, góp phần phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
ươm mầm những thế hệ trẻ và tài năng của đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
- Đầu tư và xây mới trường THPT Bãi Thơm thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang nhằm đào tạo các thế hệ học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em của nhân
dân trên địa bàn, phục vụ thiết thực văn hoá-xã hội của huyện. Góp phần đào tạo nguồn
nhân lực cho tỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển, nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế
- Dự án đầu tư mang nhiều ý nghĩa kinh tế xã hội về phát triển đô thị hóa, góp
phần ổn định nâng cao đời sống cho người dân.
I.3. Căn cứ pháp lý
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định một số nội dung của
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng; Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/2/2007 hướng dẫn một số nội dung về
lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
4
- Thông tư 05/2007/TB-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Quyết định số 957/QĐBXD ngày 29/09/2009 về việc công bố định mức chi phí
quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt;
- Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 hướng dẫn chế độ thu, nộp và
sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư;
- Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng công bố kèm theo văn
bản số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2008 của Bộ Xây dựng.

- Định mức xây dựng cơ bản các công trình trên biển và hải đảo ban hành kèm
theo Quyết định số 19/2000/QĐ-BXD ngày 09/10/2000 của Bộ Xây dựng.

- Đơn giá xây dựng cơ bản các công trình trên biển và hải đảo ban hành kèm
theo Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 07/06/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang.

- Đơn giá xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 1446/QĐ-UBND
ngày 05/09/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

- Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 08/07/2008 của UBND tỉnh Kiên


Giang về việc ban hành Bảng quy định đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình xây
dựng và các vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Quyết định 1442/QĐ-UBND ngày 06/06/2009 về việc điều chỉnh dự toán xây
dựng công trình.

- Căn cứ trích đo địa chính Khu đất số 02/TĐBĐ, tỷ lệ 1/5000, đã ký ngày 20


tháng 02 năm 2008.

- Các bản đồ quy hoạch trường phổ thông trung học Bãi Thơm, xã Bãi Thơm,
huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

- Bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/500 khu đất quy hoạch trường phổ thông trung
học Bãi Thơm.

- Văn bản số 441/UBND-VHXH của UBND tỉnh Kiên Giang về việc tiếp nhận
tài trợ đầu tư xây dựng Trường Trung học phổ thông Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
5
- Nghị quyết 307/NQ-HĐQT ngày 22/05/2009 về việc chấp thuận chủ trương tài
trợ để đầu tư xây dựng Trường Trung học phổ thông Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang.

- Quyết định 2568/QĐ-UBND của UBND huyện Phú Quốc ngày 13/10/2009 về
việc xin phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất Trường Trung học phổ thông
Bãi Thơm, quy mô 5,2686 ha, tỷ lệ 1/500 thuộc xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang.

- Hợp đồng kinh tế số 590/HĐ-GDPQ giữa Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
Phú Quốc và Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng HUD-CIC về
việc tư vấn lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình trường THPT Bãi Thơm.

- Các quy định hiện hành về quản lý trường học.

- Các văn bản khác có liên quan...

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
6
II. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
II.1. Hình thức đầu tư
- Dự án Trường THPT Bãi Thơm được thực hiện dưới hình thức đầu tư xây dựng mới.
II.2. Chủ đầu tư
II.2.1. Giới thiệu về Chủ đầu tư:
- Tên cơ quan chủ đầu tư : PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ QUỐC.
- Địa chỉ trụ sở chính : Số 79 Nguyễn Trung Trực, thị trấn Dương Đông, huyện Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang .
- Điện thoại : 0773.846 660. Fax : 0773.846 660
II.2.2. Trách nhiệm và quyền hạn chủ đầu tư
a) Trách nhiệm của Chủ đầu tư dự án:
- Thống nhất quản lý mặt bằng toàn bộ khu vực thực hiện dự án, quản lý các
mốc cao độ, chỉ giới đường đỏ, quản lý việc xây dựng đối với các công trình trong
phạm vi dự án.
- Thống nhất quản lý tiến độ thực hiện dự án.
- Không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Lập cam kết bảo vệ môi trường với Sở Tài nguyên môi trường .
- Thoả thuận phòng cháy chữa cháy với cơ quan chức năng.
b) Quyền hạn của Chủ đầu tư dự án.
- Được khiếu nại, tố cáo khi bị người khác xâm phạm quyền quản lý mặt bằng
dự án và làm ảnh hưởng xấu đến khu đất được giao.
- Được bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.
- Được huy động mọi nguồn vốn và chủ động sử dụng vốn theo mục đích xây
dựng.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
7
III. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ HIỆN TRẠNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA
CHẤT VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
III.1. Địa điểm xây dựng
* Vị trí - Trường THPT Bãi Thơm – Phú Quốc được xây dựng nằm trong khuôn
viên đất có diện tích 41.334 m². Nằm trên địa bàn xã Bãi Thơm huyện Phú Quốc, cách
thị trấn Dương Đông khoảng 20Km về hướng Đông Bắc.
* Giới hạn khu đất
+ Hướng Đông : Giáp mũi tàu.
+ Hướng Bắc : Giáp đường Dương Đông – Gành Dầu.
+ Hướng Tây : Giáp đất trồng tiêu.
+ Hướng Nam : Giáp đường liên xã.
III.2. Hiện trạng địa hình, địa chất và điều kiện tự nhiên:
a) Địa hình:
- Hiện trạng trên là một rừng cây thuộc khu quản lý rừng quốc gia và một số hộ
dân trên địa bàn.
- Khu vực nằm trên vùng đối thấp có địa hình dốc theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam, độ chênh cao từ điểm đầu đến điểm cuối khu đất khoảng 15m. Trường dự kiến
được xây dựng trên vùng rừng cây. Vì vậy trước khi thi công công trình cần phải san lấp
mặt bằng cục bộ.
b) Điều kiện tự nhiên:
- Huyện Phú Quốc – Tỉnh Kiên Giang nằm trong khu vực miền Tây Nam Bộ, là
vùng có khí hậu ôn hòa, có hai mùa rõ rệt.
c) Nhiệt độ – độ ẩm:
- Nhiệt độ ít thay đổi trong năm. Tháng 4, 5 có nhiệt độ cao nhất, tháng 10, 11
có nhiệt độ thấp nhất:
- Nhiệt độ bình quân năm khoảng : 27o
- Nhiệt độ cao tuyệt đối : 35o
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm : 12o
- Độ ẩm bình quân năm khoảng : 77% – 78%
- Độ ẩm thấp nhất trong năm : 60%
- Độ ẩm lớn nhất trong năm : 90%
d) Chế độ bốc hơi:

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
8
Lượng bốc hơi cả năm đạt tới 1.300 – 1.400mm. Mùa khô có lượng bốc hơi lớn
nhất, có khi đạt 150 - 200mm một tháng. Về mùa mưa lượng bốc hơi giảm rõ rệt đến
cuối mùa mưa chỉ đạt 50 – 70mm một tháng
e) Chế độ nắng gió:
Số giờ nắng trong năm đạt 1.800 -2.000 giờ và phân phối đều trong năm. Số
giờ nắng bình quân ngày từ 5 – 6giờ. Hướng gió chính là gió Tây Nam.
f) Chế độ mưa:
Một năm chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ cuối
tháng 5 đến đầu tháng 11, với lượng mưa lớn mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5
năm sau, với lượng mưa nhỏ có tháng hầu như không có mưa.
 Lượng mưa bình quân năm : 4000 mm
 Lượng mưa năm cao nhất : 4500 mm
 Lượng mưa năm thấp nhất : 3000 mm
g) Thuỷ văn:
Vào mùa khô mực nước ngầm sâu từ khoảng 8,5m kể từ mặt đất, rất thuận tiện cho
việc thi công xây dựng
h) Hiện trạng dân cư và lao động:
Hiện trạng khu đất không có nhà ở, dân cư sinh sống
i) Hiện trạng sử dụng đất:
Đất chủ yếu là đất rừng
j) Hiện trạng công trình:
Hiện trạng khu đất không có công trình xây dựng.
k) Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:
* Hiện trạng nền
- Hiện trạng đất nền khu vực dự án phần lớn là đất rừng quốc gia và 03 thửa đất
canh tác của 03 hộ dân, khu đất có địa thế dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ dốc tự
nhiên trung bình khoảng 2-3%.
* Hiện trạng thoát nước mưa
- Khu đất quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa. Phương án đề xuất sử
dụng máy bơm hút nước từ giếng khoan.
* Hiện trạng mạng lưới và các công trình giao thông
- Cổng chính thuộc hướng Đông công trình giáp mũi tàu giao cắt của hai đường
đi Dương Đông – Gành Dầu và đường Liên xã. Tại hướng này rất thuận tiện cho khả
năng tiếp cận công trình.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
9
* Hiện trạng cấp thoát nước sinh hoạt
- Khu đất chưa có hệ thống cấp thoát nước.
* Hiện trạng cấp điện
- Khu đất quy hoạch chưa có hệ thống điện lưới quốc gia. Đề xuất sử dụng máy
phát điện tạm thời chạy bằng dầu diesel. Khi có mạng lưới điện từ điện lực sẽ đấu nối
vào dự án.
III.3. Đánh giá chung:
* Thuận lợi
• Khu vực thiết kế chủ yếu là đất vườn, có thể chuyển đổi chức năng sử dụng.
• Có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và tận dụng các lợi điểm về vị trí, hiện
trạng và địa chất thủy văn.
• Có khả năng đầu tư thuận lợi khi xây dựng không phải đền bù nhiều.
* Khó khăn
Khu vực có địa hình có độ dốc khá lớn, độ chênh cao nhiều.
Khu vực xây dựng thuộc vùng hải đảo, khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu từ
đất liền tới nơi xây dựng.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
10
IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC
IV.1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế
Trong tính toán và thiết kế công trình, sử dụng Quy chuẩn Xây dựng, tiêu chuẩn
kỹ thuật và Quy phạm hiện hành, bao gồm:
− Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01 : 2008/BXD được ban hành theo
Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 04 năm 2008;
− TCVN 4605 : 1988 Kỹ thuật nhiệt – Kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế;
− TCXD 45 : 78 Nền nhà và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;
− TCVN 3978 : 1984 Trường học phổ thông – Tiêu chuẩn thiết kế;
− 20 TCN : 1987 Kết cấu xây dựng và nền – Nguyên tắc cơ bản về thiết kế;
− TCXDVN 338 : 2005 Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế;
− TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế;
− TCVN 356 : 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế;
− TCVN 5573 : 1991 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế;
− Nền móng công trình. Châu Ngọc Ẩn. Nhà xuất bản Xây dựng. Hà Nội- 2008;
− TCXD 95 : 1983 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng bên ngoài công trình XD;
− 11 TCN – 18 & 19 : 84 Quy phạm trang bị điện;
− TCVN 4756 : 1989 Quy phạm nối đất và nối không;
− TCVN – 25 : 1991 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình dân dụng;
− TCVN – 27 : 1991 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng –
Tiêu chuẩn thiết kế;
− TCVN – 29 : 1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng;
− 20 TCN 46 : 1984 Chống sét cho nhà và công trìnhXD. Tiêu chuẩn thiết kế
thi công;
− TCVN 5738 : 1993 Hệ thống chữa cháy yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và
sử dụng;
− TCVN 2622 : 7895 Phòng cháy chữa cháy cho công trình – yêu cầu thiết kế;
− TCVN 5760 – 1993 Hệ thống chữa cháy yêu cầu chung để thiết kế lắp đặt;
− TCVN 4088 : 85 TCVN 4605 : 1988 Tiêu chuẩn khí hậu dùng trong xây dựng;
− TCVN 4474 : 1987 Thoát nước bên trong. Tiêu chẩn thiết kế;
− TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong. Tiêu chẩn thiết kế;

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
11
− TCVN 5687 : 1992 Thông gió điều tiết không khí và sưởi ấm – Tiêu chuẩn
thiết kế;
− TCVN 5945 : 1995 Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam – Xử lý nước thải công
trình;
− 20 TCN 51 : 84 Tiêu chuẩn thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình
– Tiêu chuẩn thiết kế;
− TCXDVN 33 : 2006 Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu
chuẩn thiết kế;
− TCVN 2622 : 1995 Cấp nước chữa cháy;
− TCXDVN 104 : 2007 Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế;
− 22TCN 233 : 95 Áo đường cứng đường ôtô – Tiêu chuẩn thiết kế;
− 22TCN 334 : 06 Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm
trong kết cấu áo đường;
− TCVN 4252 : 88 Quy trình thiết lập tổ chức xây dựng và thiết kế thi công ;
− TCVN 4447 : 87 Công tác đất;
− TCXDVN 33:2006 Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới đường ống và công trình
cấp nước;
− TCXDVN 51:2008 Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới đường ống và công trình
thoát nước;
− Các tài liệu tiêu chuẩn quy chuẩn hiện hành khác có liên quan.
IV.2. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
BẢNG CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
DIỆN TÍCH XD DT SÀN XD
STT HẠNG MỤC (M2) (M2) TỈ LỆ %
TỔNG DIỆN TÍCH KHU ĐẤT 41334,82 100,00
TỔNG DT XD CÔNG TRÌNH
A
(TÍNH THEO HC MÁI) 3046,37 7,37
TỔNG DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG 5647,03
1 KHỐI PHÒNG HỌC 470,92 1498,66
DT TẦNG 1 381,10
DT TẦNG 2 371,86
DT TẦNG 3 371,86
DT TẦNG 4 373,84
2 KHỐI THỰC HÀNH 470,92 1498,66
DT TẦNG 1 381,10
DT TẦNG 2 371,86
DT TẦNG 3 371,86
DT TẦNG 4 373,84

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
12
3 KHỐI HIỆU BỘ 352,44 965,67
DT TẦNG 1 341,44
DT TẦNG 2 330,98
DT TẦNG 3 293,25
4 HÀNH LANG CẦU 27,72 97,18
DT TẦNG 1 34,26
DT TẦNG 2 31,46
DT TẦNG 3 31,46
5 KHỐI NỘI TRÚ HỌC SINH 514,00 428,16
6 KHỐI NỘI TRÚ GIÁO VIÊN 300,25 252,00
7 KHỐI NHÀ ĐA NĂNG 395,62 392,20
8 KHÁN ĐÀI 121,50 121,50
9 NHÀ BẢO VỆ 16,60 16,60
10 NHÀ XE 236,40 236,40
11 TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 120,00 120,00
12 TRẠM ĐIỆN 10,00 10,00
13 TRẠM BƠM 10,00 10,00
B ĐƯỜNG NỘI BỘ, SÂN TRƯỜNG, SÂN TDTT 12048,43 29,15
1 ĐƯỜNG NỘI BỘ, SÂN TRƯỜNG 7600,96
2 ĐƯỜNG CHẠY THỂ DỤC, SÂN TDTT 4447,47
C PHẦN ĐẤT CÒN LẠI TRỒNG CÂY XANH 26240,02 63,48
MẬT ĐỘ XÂY DỰNG (%) 7,37
HỆ SỐ SỬ DỤNG ĐẤT 0,14

IV.3. Cơ cấu tổ chức không gian:


Nhìn chung các dãy trường học và các công trình phụ trợ như hiệu bộ, thí
nghiệm thực hành, nhà đa năng, nhà nội trú của giáo viên, hệ thống TDTT, ký túc xá
học sinh được kết nối với nhau qua hệ thống đường giao thông nội bộ rất thuận tiện cho
việc đi lại. Các đường giao thông hiện trạng cùng đường dự kiến khu vực có lộ giới lớn
đảm bảo cho học sinh và các phương tiện ra vào dễ dàng không gây ùn tắc.
- Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học, sinh hoạt, vui chơi giải trí của
giáo viên và học sinh trong trường.
- Không gian cảnh quan kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, kết nối
thuận lợi với hệ thống khu vực xung quanh.
- Tuân thủ những qui định quy chuẩn xây dựng của nhà nước và tỉnh thành cùng
những yêu cầu đặt thù riêng của huyện đảo Phú Quốc.
IV.4. Quy hoạch sử dụng đất:
IV.4.1. Dự kiến cơ cấu quỹ đất xây dựng:
Với cơ cấu tổ chức không gian như trên, cụ thể cơ cấu quỹ đất xây dựng của khu
quy hoạch được phân bổ như sau:

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
13
- Dãy nhà học được bố trí theo hướng Đông Tây để tránh hướng nắng trực tiếp
chiếu vào phòng học.
- Sân thể dục là một sân bóng và đường chạy thể dục xung quanh được bố trí theo
trục Bắc Nam tránh hướng nắng trực tiếp khi sử dụng.
- Phần đất dự trữ phát triển dãy phòng học nằm phía Tây sân trường tạm giữ lại
hiện trạng cây xanh.
IV.4.2. Các yêu cầu về quản lý xây dựng
Để quá trình triển khai xây dựng các hạng mục công trình của dự án đảm bảo
được các mục tiêu ban đầu đồng thời đảm bảo các tiêu chí của trường học, đảm bảo các
tổ chức và bố cục không gian của khu qui hoạch theo đúng thiết kế đã được phê duyệt,
quá trình quản lý quy hoạch xây dựng tại khu qui hoạch cần tuân thủ theo một số yêu
cầu sau:
- Đảm bảo các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng công trình theo đúng các
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đồ án đã đề ra.
- Về công trình kỹ thuật đảm bảo được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ
thuật của đồ án về quy mô, khối lượng, công suất, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ trong
quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình kiến trúc.
- Các công trình được xây dựng theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành của Nhà
nước nhằm đảm bảo điều kiện ở, sinh hoạt, học tập bên trong của cán bộ giáo viên, học
sinh.
IV.4.3. Phân kỳ đầu tư, xác định danh mục các công trình ưu tiên đầu tư:
Giai đoạn đầu:
Xây dựng dãy phòng học bốn tầng, nhà hiệu bộ, sân trường, hàng rào, nhà để
xe, cổng vào và các công trình phục vụ giáo viên.
Giai đoạn sau:
Xây dựng dãy nhà đa năng, nhà ở nội trú giáo viên, sân thể dục thể thao, dãy phòng học
bốn tầng và các công trình còn lại.
IV.5. Giải pháp qui hoạch:
Trường THPT Bãi Thơm được bố trí theo trục Đông Tây với mặt chính hướng
ra khu đất được qui hoạch làm công viên (hướng Đông của khu đất được quy hoạch làm
trường học).
Bao gồm các hạng mục công trình:
− 02 khối phòng học.
− 01 khối hiệu bộ.
− 01 khối nhà đa năng.
− 01 khối nội trú giáo viên.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
14
− 01 khối nội trú học sinh.
− 01 sân thể dục thể thao.
− Và các hạng mục công trình phụ như: nhà bảo vệ, nhà xe, cổng tường rào...
Hệ thống giao thông nội bộ được bố trí làm hai trục chính chạy song song với
đường liên xã và đường Dương Đông- Gành Dầu đảm bảo kết nối hợp lý giữa các hạng
mục công trình và phòng cháy chữa cháy.
Hệ thống sân bãi được bố trí đảm bảo phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí và
những hoạt động thể dục thể thao, chào cờ v.v…
Hiện trạng khu đất là rừng cây nên khi xây dựng trường học cố gắng giữ được
hiện trạng hệ thực vật của khu đất.
IV.6. Giải pháp kiến trúc:
IV.6.1. Hạng mục: Khối phòng học- thí nghiệm-thực hành (2 khối)
Công trình sử dụng hệ khung bê tông cốt thép toàn khối
Với chiều cao tổng thể là 17,4m công trình được thiết kế 4 tầng, mỗi tầng cao
3,6m.
Trục giao thông sử dụng hành lang bên cho các tầng và giao thông theo phương
đứng được thiết kế 2 thang bộ cho mỗi khối đáp ứng thoát người tối đa và đảm bảo
khoảng cách thoát hiểm cho các phòng học.
Khối phòng học bao gồm các chức năng:
− 12 phòng học : 55,38 m2/phòng;
− 01 phòng thí nghiệm lý : 64,24m2/phòng;
− 01 phòng thí nghiệm hoá : 64,24m2/phòng;
− 01 phòng thí nghiệm sinh : 64,24m2/phòng;
− 04 phòng chuẩn bị : 23,36m2/phòng;
− 02 phòng lab : 55,38 m2/phòng;
− 02 phòng tin học : 55,38m2/phòng;
− 01 phòng thực hành nữ công gia chánh : 55,38 m2/phòng;
− 01 phòng thực hành cơ-điện : 64,24m2/phòng;
− Khu vệ sinh cho mỗi tầng : 27,7m2;
IV.6.2. Hạng mục: Khối nhà hiệu bộ
Công trình sử dụng hệ khung bêtông cốt thép toàn khối
Công trình được thiết kế 3 tầng với chiều cao tổng thể là 12,15m, mỗi tầng cao
3,6m.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
15
Tầng trệt được để trống bố trí sảnh đón tiếp trang trọng kết hợp với khu vực
thông tin.
Trục giao thông sử dụng hành lang giữa cho các tầng và giao thông theo phương
đứng được thiết kế 01 thang bộ đáp ứng thoát người tối đa và đảm bảo khoảng cách
thoát hiểm cho các phòng.
Ngoài ra khối hiệu bộ được bố trí thêm sảnh giải lao cho giáo viên.
Khối hiệu bộ bao gồm các chức năng:
− Sảnh đón và khu vực thông tin : 314,6 m2;
− Phòng hiệu trưởng : 15,16 m2;
− Phòng tiếp khách, thường trực : 13,2 m2;
− Phòng họp : 30,36 m2;
− Phòng giáo viên : 30,36 m2;
− Kho dụng cụ học phẩm : 13,20 m2;
− 02Văn phòng : 13,20 m2;
− 02 Phòng nghỉ giáo viên : 13,20 m2;
− Phòng truyền thống : 71,68 m2;
− Thư viện : 142,86 m2;
− Văn phòng đoàn : 15,30 m2;
− Y tế : 29,20 m2;
− Kho dụng cụ : 29,20 m2;
− Vệ sinh 1 : 27,6 m2;
− Vệ sinh 2 : 13,8 m2;
IV.6.3. Hạng mục: Nhà đa năng:
Công trình cấp 4 sử dụng hệ cột bê tông cốt thép kết hợp tường gạch chịu lực.
Với chiều cao 9,1m công trình được thiết kế mái dốc 1 phương.
Đây là công trình đa năng kết hợp nhiều mục đích sử dụng như: hội trường, thể
dục thể thao trong nhà v.v…
Sử dụng hành lang hai bên đảm bảo thoát người khi có sự cố.
- Khu vực khán phòng : 241,2 m2 ;
- Sân khấu : 27,2 m2 ;
- Kho : 9,8 m2 ;
- Vệ sinh : 9,8 m2 ;
IV.6.4. Hạng mục: Nhà nội trú giáo viên:
Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
16
Công trình cấp 4 sử dụng hệ cột bêtông cốt thép kết hợp tường gạch chịu lực.
Công trình được thiết kế bố cục hình chữ L, mái dốc 1 phương với chiều cao
6,4m.
Sử dụng hành lang bên.
Công trình bao gồm các chức năng:
− 04 phòng (dành cho GV độc thân) : 18,8 m2/phòng ;
− 02 phòng (dành cho GV có gia đình) : 18,8 m2/phòng ;
− Bếp : 24 m2 .
IV.6.5. Hạng mục: Nhà nội trú học sinh (2 khối)
Công trình cấp 4 sử dụng hệ cột bêtông cốt thép kết hợp tường gạch chịu lực.
Công trình được thiết kế với bố cục tuyến, mái dốc 1 phương với chiều cao
6,41m.
Sử dụng hành lang bên.
Sân chung.
Với 12 phòng : 18,8 m2/phòng (không tính diện tích vệ sinh và sàn nước)
IV.6.6. Hạng mục: Khu thể dục thể thao
Bao gồm sân thể dục thể thao, khán đài và đường chạy thể dục.
Công trình bao gồm các chức năng:
- Khán đài : 118,32 m2 ;
- Vệ sinh : 12,96 m2 ;
- Sân thể thao : 2200 m2 ;
- Đường chạy thể dục : 1178,2 m2 .
IV.6.7. Hạng mục: Nhà bảo vệ
Công trình sử dụng khung bê tông cốt thép kết hợp với cổng trường tạo thành bố
cục hài hoà, đảm bảo tầm nhìn quan sát, với diện tích sử dụng 15m2.
IV.6.8. Hạng mục: Nhà xe
Công trình sử dụng khung thép chịu lực, với thiết kế nhẹ nhàng đơn giản nhưng
vẫn đảm bảo mỹ quan cho toàn khu, diện tích chung 270m2.
IV.6.9. Hạng mục: Cổng tường rào
Cổng trường sử dụng hệ khung bêtông cốt thép kết hợp với nhà bảo vệ tạo thành
tổng thể hài hoà.
Lối đi chính sử dụng cổng sắt lùa có ray trượt, lối đi phụ sát nhà bảo vệ sử dụng
cửa một cánh, tiện cho việc quản lý.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
17
Hàng rào chia hai loại:
− Loại 1(mặt chính của trường học): 97,6 m ;
− Loại 2 (phần còn lại) : 775 m.
IV.6.10. Hạng mục: Sân chơi, cột cờ
Bố trí hai sân, sân trước dùng làm nơi để xe và tạo không gian cảnh quan quảng
trường trước khối nhà hiệu bộ và khối phòng học; sân sau được dùng làm sân chào cờ.
Sân sử dụng gạch lát bêtông ép kích thước 400x400mm, tổng diện tích 5048,428 m2.
Cột cờ được làm bằng inox cao 9m.
IV.6.11. Hạng mục: Xử lý nước thải
Được bố trí ở vị trí có cao độ thấp nhất của khu đất thuận lợi cho việc thu gom
nước thải của các khu nhà, có diện tích 50 m2 (5x10m).
IV.6.12. Sân vườn cây xanh
Để đất tự nhiên, xây dựng bó vỉa nhằm qui hoạch vườn hoa, cây xanh và trồng
cây cho bóng mát như: cây Phượng, cây Bàng, cây Viết …. Cỏ và vườn hoa do nhà
trường và học sinh tự trồng, tạo một số đường đi nhỏ và vườn cây, dùng để thực hành
và giúp các em làm quen với thiên nhiên.
Trường học được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, phù hợp theo xu
hướng phát triển của thời đại mà vẫn không phá đi cảnh quan chung của khu vực. Màu
xanh của kính kết hợp với những mảng màu trắng và nâu đỏ tạo thành một chỉnh thể
thống nhất và hài hoà với hiện trạng rừng cây của khu vực;
Các hạng mục trong trường học được phân bố hợp lý cho từng chức năng theo
yêu cầu. Sử dụng hình khối và màu sắc mạnh mẽ, năng động thích hợp với kiến trúc
trường học. Toàn bộ các khối chức năng được nối kết với nhau thành một chỉnh thể
thống nhất qua cách xử lý các trục giao thông, các thanh tuyến hợp lý và màu sắc tạo
nên sự linh hoạt, năng động cho cụm công trình;
Công trình sử dụng sơn nước cho trong và ngoài nhà.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
18
V. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
V.1. Giải pháp kết cấu
V.1.1. Vật liệu sử dụng cho kết cấu công trình
Bảng 1. Bê tông các loại sử dụng cho kết cấu công trình
Số TT Cấp độ bền (Mác) Kết cấu sử dụng
Móng, cột, dầm, sàn, cầu thang khu nhà hiệu
1 B20 (M250)
bộ + khối nhà học
Móng, cột, dầm, sàn nhà đa năng + nhà lưu
2 B15 (M200)
trú, nhà xe, nhà bảo vệ
3 B10 (M150) Lót móng
4 Vữa xi măng- cát B5(M75) Vữa xi măng xây, tô trát tường nhà
Vữa xi măng B10 (M150) có Vữa xi măng tô trát bể nước các loại, chèn
5
phụ gia chuyên dụng khe, lỗ giáo thi công tường biên nhà
Bảng 2: Cốt thép sử dụng cho kết cấu công trình
Số TT Loại thép Đặc tính/ kết cấu sử dụng
1 Thép CIII, Ra=3650 (kg/cm2) Cốt thép có D>=10 mm
2 Thép CI, Ra=2350 (kg/cm2) Cốt thép có D<10 mm
3 Thép CT3, Ra=2400 (kg/cm2) Thép kết cấu, bản mã các loại.
Bảng 3. Vật liệu cho kết cấu bao che, ngăn chia không gian
Số TT Loại vật liệu Đặc tính/ kết cấu sử dụng
1 Vữa xây, trát tường Gạch rỗng 4-6 lỗ có hệ số rỗng >35%
2 Kính cho cửa Sử dụng kính cường lực, chiều dày tối thiểu 4 mm
3 Khuôn cửa Sử dụng khung cửa gỗ, hợp kim hoặc thép-nhựa
V.1.2. Giải pháp kết cấu khung
V.1.2.1. Khối nhà học:
- Sàn nhà: Sàn nhà vượt nhịp 4,0 m, chiều dày sàn theo chu vi ô sàn là
thk=(4,0+7,3)*2/180=0,012 m, chọn chiều dày sàn thk=120 mm; đối với các ô sàn hành
lang chọn chiều dày sàn thk=100 mm;
- Dầm phụ: Dầm phụ vượt nhịp 5,4m, 3,6m và 4,2m chọn hdp=400 mm có
l/h=5400/400=13,5;
- Dầm chính: Dầm chính khung nhà vượt nhịp L=4,0m chọn h=400 mm có
l/h=4000/300=13,3; nhịp L=7,3m chọn h=600 mm có l/h=7300/600=12,2; ở vị trí dầm
conson chọn h=300 mm;
Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
19
- Cột nhà: Hàng cột biên sàn hành lang chọn b x h=200x200 (mm), các cột chính
chọn b x h=200x400(mm),
V.1.2.2. Nhà hiệu bộ + Khối thực hành + Thư viện:
- Sàn nhà: Sàn nhà vượt nhịp 4,0 m, chiều dày sàn theo chu vi ô sàn là
thk=(4,0+3,0)*2/180=0,078 m, chọn chiều dày sàn thk=100 mm; Sàn nhà vượt nhịp 6,0
m, chiều dày sàn theo chu vi ô sàn là thk=(4,0+6,0)*2/180= 111 m, chọn chiều dày sàn
thk=120 mm
- Dầm chính: Dầm chính khung nhà vượt nhịp L=4,0m chọn h=400 mm có
l/h=4000/300=13,3;
- Cột nhà: Chọn cột có tiết diện b x h=200x300 (mm) và b x h=200x400(mm),
V.1.2.3. Nhà đa năng, nhà ở nội trú
- Dầm chính: Dầm chính khung nhà vượt nhịp L=4,0m chọn h=400 mm có
l/h=4000/400=10; nhịp L=6,0m chọn h=450 mm có l/h=6000/450=13,3;
- Cột nhà: các cột chọn b x h=200x200(mm),
V.1.3. Giải pháp nền móng công trình
V.1.3.1. Đặc điểm địa chất công trình
a) Đặc điểm cấu tạo địa chất công trình
Trong phạm vi khảo sát nền dưới móng công trình gồm 3 lớp đất với phân bố
như sau:
+ Lớp 1: Lớp sét pha lẫn bụi, màu vàng lẫn nâu vàng, trạng thái dẻo mềm:
Chiều dày trung bình 6,0 m, Sức chịu tải quy ước Ro=1,3 kg/cm2;
+ Lớp 2: Lớp sét pha lẫn bụi, màu xám trắng lẫn nâu vàng, trạng thái dẻo
cứng: Chiều dày trung bình 2,5 m, Sức chịu tải quy ước Ro=1,8 kg/cm2;
+ Lớp 3: Lớp laterit màu nâu đỏ, trạng thái cứng: Chiều dày trung bình 1,5 m+
Lớp 4: Đá nền bazan.
b) Nước dưới đất:
Nước dưới đất nằm ở độ sâu cách mặt đất tự nhiên 8,5 m.
c) Nhận xét chung về địa chất công trình: Điều kiện địa chất khu vực xây dựng
công trình tương đối thuận lợi cho xây dựng công trình.
V.1.3.2. Đặc điểm nền móng và tải trọng
Nền đất dưới móng công trình tương đối tốt với chiều dày >6m, tải trọng công
trình truyền xuống móng không lớn. Vì vậy phương án móng hợp lý về mặt kỹ thuật và
kinh tế đối với công trình là phương án móng nông trên nền đất tự nhiên (Móng băng
cho khối nhà chính và móng đơn cho các khối nhà phụ).
Chi tiết móng xem trong bản vẽ kết cấu.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
20
Cấu tạo nền tầng trệt: Nền tầng trệt khi thi công được tưới nước đầm kỹ, trộn
với đá dăm, đầm chặt k=0,92.
V.2. San lấp mặt bằng
− Tổng diện tích ranh khu vực thiết kế : 4,13ha. Trong đó diện tích san lấp
mặt bằng là : 12976,3 m2.
− Cao độ tự nhiên theo bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/500.
− Cao độ thiết kế theo cao độ quy hoạch tỷ lệ 1/500.
− Chiều dày bóc hữu cơ là 10cm
− Khối lượng san lấp tính theo phương pháp lưới ô vuông kích thước
10x10m
− Khối lượng :
Khối lượng đào : 5053,14 m3
Khối lượng đắp : 1365,0 m3
Khối lượng bốc hữu cơ : 441,4 m3
− Taluy đào nền đào 1:1; taluy nền đắp 1:1,5
V.3. Giải pháp giao thông
V.3.1. Mặt bằng, trắc dọc và trắc ngang :
− Mặt bằng tuyến theo quy hoạch tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt
− Cao độ thiết kế tim đường theo quy hoạch tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt
− Cao độ tự nhiên theo bản đồ đo đạc hiện trạng tỷ lệ 1/500.
− Mặt đường thiết kế dốc 1 mái. Độ dố ngang mặt đường i = 2%
− Taluy nền đắp 1:1,5, nền đào 1:1
− Chiều dày bốc hữu cơ 10cm
V.3.2. Kết cấu mặt đường :
− Lớp bê tông xi măng đá mi M200, dày 15cm
− Lớp cấp phối đá dăm 0x4 dày 10cm, đầm chặt K=0,98
− Nền đất san phẳng tạo mui luyện, lu lèn K=0,90
V.3.3. Kết cấu sân trường:
− Lớp BT đá mi M200 dày 10cm
− Lớp cát gia cố xi măng 8% dày 5cm

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
21
V.3.4. Cấu tạo bó vỉa :
− Bê tông bó vỉa đá 1x2 M250
− Bê tông lót đá 1x2 M150, dày 6cm
BẢNG THỐNG KÊ ĐƯỜNG
BỀ RỘNG ĐƯỜNG
CHIỀU DIỆN
STT TÊN ĐƯỜNG LÒNG DÀI TÍCH
VỈA HÈ VỈA HÈ
ĐƯỜNG (M) (M2)
(M) (M)
(M)
1 ĐƯỜNG N1 - 4 - 226,58 -
2 ĐƯỜNG N2 - 4 - 25,54 -
3 ĐƯỜNG N3 - 4 - 269,5 -
4 ĐƯỜNG N4 - 3 - 73,71 -
TỔNG 595,33 2.307
V.4. Giải pháp cấp điện ngoài nhà
V.4.1. Tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng điện
− Sinh hoạt: 1500KW/người.năm.
− Học tập: 0,1KW/ người.năm.
− Công trình công cộng: 40% sinh hoạt.
− Chiếu sáng đường: Đèn sodium công suất 150W.
Tổng nhu cầu sử dụng điện khu quy hoạch gồm nhu cầu dùng điện sinh hoạt và
công trình công cộng: 130 kW.
V.4.2. Nguồn và lưới điện
Vị trí nguồn: chọn máy phát làm nguồn tạm thời. Chờ lưới điện quốc gia trung thế
22KV hoàn thiện, chọn nguồn cấp điện lấy từ lưới trung thế của địa phương theo quy
hoạch.
Bố trí Trạm biến áp: Bố trí trạm biến áp phòng với nguồn cấp điện là máy phát
điện công suất 120KW.
V.4.3. Thống kê vật liệu
− Tuyến mương cáp hạ thế 0,4kv: 643 m.
− Tổng công suất trạm biến áp phân phối: 150 KW.
− Cáp ngầm chiếu sáng: 856 m.
− Trụ đèn chiếu sáng: 29 cột.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
22
V.5. Giải pháp cấp nước ngoài nhà:
V.5.1. Chỉ tiêu cấp nước:
- Tiêu chuẩn nước cấp cho công trình khu vệ sinh trường: 20l/hs/ngày, cho nhu cầu
dùng nước sinh hoạt là : 180-200 (l/người/ngđ).
- Số người ở nội trú là : 192 người
- Số học sinh trong trường : 500 học sinh
- Tiêu chuẩn dùng nước : 200 l/người.ngày cho các khu ở
Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10 l/s theo TCVN 2622 – 1995, số đám
cháy xảy ra đồng thời là 1 đám cháy.
Có 3 khu nhà gồm có khu trường học, khu nội trú giáo viên, khu nội trú học
sinh. Mỗi khu có một bể chứa nước ngầm phục vụ riêng biệt cho khu nhà đó. Dung tích
bể chứa tính toán cho khu trường học cung cấp đủ nhu cầu dùng nước lớn nhất và
nguồn nước cấp chữa cháy trong 3 giờ khi nguồn nước cấp từ mạng lưới ngưng hoạt
động tạm thời.
V.5.2. Nguồn nước:
- Trong giai đoạn đầu của dự án sử dụng nguồn nước ngầm giếng khoan trực
tiếp đặt trong khuôn viên trường học. Trong giai đoạn sau, khi mạng lưới đường ống
cấp nước của Huyện Phú Quốc được triển khai lắp đặt trên đường Gành Dầu qua dự án
thì giếng khoan này sẽ được bỏ, đường ống cấp nước trong trường học sẽ được đấu nối
vào tuyến ống cấp nước trên đường Gành Dầu qua đồng hồ tổng và cung cấp toàn bộ
nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho Trường học Bãi Thơm.
V.5.3. Mặt bằng và phương án tuyến:
V.5.3.1. Mặt bằng:
- Theo hồ sơ thiết kế hạng mục San nền và Đường giao thông, Trường Trung Học
Phổ Thông Bãi Thơm có địa hình thuận lợi cho hệ thống cấp nước khu vực.
V.5.3.2. Phương án tuyến:
- Xây dựng tuyến ống D100 để dẫn vào bể chứa nước đến các khu nhà.
- Lắp đặt các van khóa trên các trục để tiện quản lý, thuận tiện cho việc vận hành
và bảo dưỡng, sửa chữa.
- Hệ thống cấp nước được xây dựng cách mặt đất 0,7m – 1,0m và cách móng công
trình >1,5m.
V.5.3.3. Hệ thống cấp nước chữa cháy:
- Lưu lượng cấp nước chữa cháy q = 10 l/s theo TCVN 2622 – 1995, số đám cháy
xảy ra đồng thời là 1 đám cháy. Dựa vào hệ thống cấp nước của khu Trường
Trung Học Phổ Thông Bãi Thơm, bố trí 2 họng lấy nước trong khu dự án để phục
vụ cấp nước khi có cháy xảy ra.
Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
23
V.5.4. Kết cấu chịu lực chính:
- Ống có đường kính ∅100 sử dụng ống thép và các phụ tùng đi kèm.
- Tất cả các phụ tùng van, tê, cút trên đường ống đều phải có bục đỡ, bục đỡ được
đúc bê tông đá 1x2 mác 200.
BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG ỐNG
STT HẠNG MỤC KHỐI LƯỢNG
1 Ống D100 496 m
2 Ống thép D50 145 m
2 Trụ cứu hỏa 04 trụ
3 Giếng khoan 01 bộ
V.6. Giải pháp thoát nước mưa ngoài nhà
V.6.1. Phương án thiết kế:
V.6.1.1. Đặc điểm mặt bằng:
- Theo hồ sơ thiết kế hạng mục San nền và Đường giao thông, Trường Trung Học
Phổ Thông Bãi Thơm có địa hình thuận lợi cho thoát nước mưa, địa hình có độ
dốc lớn, độ chênh cao giữa điểm đầu và điểm cuối khu quy hoạch khoảng 15 mét.
V.6.1.2. Phương án tuyến:
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế xây dựng mới đặt một bên đường do toàn
bộ hệ thống đường trong dự án được thiết kế dốc 1 mái và hệ thống thoát nước
mưa tách riêng với hệ thống thoát nước bẩn, các cống băng ngang đường là cống
tròn ∅300.
- Hệ thống thu gom nước mưa được xây dựng là tuyến mương hở B400.
- Đường ống thoát nước mưa được chọn có đường kính và độ dốc đảm bảo làm
việc với vận tốc có thể tự làm sạch.
- Tuyến ống thoát nước mưa của toàn bộ dự án là tuyến ống tự chảy.
V.6.2. Kết cấu chịu lực chính:
- Mương thu nước B400 có nắp đan kín được sử dụng cho các ống nhánh để tránh
chôn quá sâu
- Cống tròn dùng cống bê tông ly tâm đúc sẵn hoặc tương đương. Cống dưới lòng
đường đạt tiêu chuẩn H30-X80.
- Bê tông đúc cống là BT đá 1x2 mác 300, bê tông gối đỡ đá 1x2 mác 200.
- Hố ga dùng cho cống và mương có đáy là bê tông đá 4x6 mác 100, thành xây
gạch thẻ dày 200 vữa xi măng mác 75, tô trát mặt trong và ngoài bằng vữa xi
măng mác 100 dày 15.
Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
24
- Tất cả các hố ga trên hệ thống nước mưa đều có nắp đan. Nắp đan được làm bằng
bê tông cốt thép xung quanh gia cố bằng thép góc L40x40x4 để tránh sứt mẻ
trong quá trình quản lý. Đan nắp hố ga và gờ kê nắp đan làm bằng bê tông cốt
thép đá 1x2 mác 200.
- Hố ga đặt tại các giao điểm của ống thoát hoặc tại vị trí ống đổi hướng.
BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG
STT HẠNG MỤC KHỐI LƯỢNG
1 Cống BTLT ∅300 155 m
2 Cống BTLT ∅400 10 m
3 Cống BTLT ∅600 34 m
4 Mương hở 400 1324 m
5 Hố ga 24 cái
V.6.3. Kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án:
- Dự án được chờ kết nối với hệ thống thoát nước mưa trên đường, trong giai đoạn
đầu sẽ thóat vào hệ thống mương đất hiện hữu chạy dọc đường liên xã.
V.7. Giải pháp thoát nước thải ngoài nhà:
V.7.1. Phương án thiết kế:
V.7.1.1. Đặc điểm tổng mặt bằng:
- Theo hồ sơ thiết kế hạng mục San nền và Đường giao thông, Trường Trung Học
Phổ Thông Bãi Thơm có địa hình thuận lợi cho thoát nước, địa hình có độ dốc
lớn, độ chênh cao giữa điểm đầu và điểm cuối khu quy hoạch khoảng 15 mét.
V.7.1.2. Phương án tuyến:
- Quy hoạch mạng lưới đường ống uPVC thiết kế mới nối từ các khối công trình
sau bể xử lý tự hoại ra hệ thống thoát nước thải đô thị tập trung đổ dồn về trạm xử
lý nước thải của khu dự án có công suất 25 m3/ngàyxđêm với diện tích khoảng 50
m2. Sau khi xử lý sẽ được đổ vào hệ thống thoát nước mưa khu vực.
- Thiết kế hệ thống thoát nước thải tách riêng với hệ thống cống thoát nước mưa.
- Đường ống thoát nước thải được chọn có kích cỡ và độ dốc đảm bảo làm việc với
vận tốc có thể tự làm sạch. Tuyến ống thoát nước thải của toàn bộ khu đô thị là
tuyến ống tự chảy.
V.7.2. Kết cấu chịu lực chính:
- Cống thoát nước thải dùng ống Þ200 uPVC.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
25
- Hố ga có kích thước mặt bằng thông thuỷ là 800x800 có đáy là bê tông đá 4x6
mác 100, thành và đáy đổ BT mác 200 dày 200 quét bitum mặt trong, đổ bê tông
đá 1x2 mác 150 vét tạo dòng .
- Hố ga đặt tại các giao điểm của ống thoát hoặc tại vị trí ống đổi hướng.
- Đan nắp hố ga và gờ kê nắp đan làm bằng bê tông cốt thép đá 1x2 mác 200.
BẢNG KÊ KHỐI LƯỢNG ỐNG
STT HẠNG MỤC KHỐI LƯỢNG
1 Ống ∅200uPVC 612 m
2 Hố ga 26 cái
V.7.3. Kết nối hạ tầng ngoài dự án :
- Toàn bộ lượng nước thải của dự án sau khi được xử lý cục bộ qua bể tự hoại được
thóat vào tuyến mương đất hiện hữu trên đường Liên xã. Khi hệ thống thóat nước
thải riêng của huyện Phú Quốc được xây dựng, toàn bộ nước thải của trường học
sẽ được đấu nối vào hệ thống này.
V.8. Giải pháp cấp điện trong nhà
V.8.1. Nguồn và hệ thống điện:
Nguồn điện lấy từ lưới điện hạ thế 220/380v của Điện Lực địa phương cấp điện
cho công trình.
Hệ thống điện của công trình là hệ thống 3 pha 5 dây, dây bảo vệ tiếp đất đi riêng,
độc lập với dây trung tính làm việc.
Toàn bộ hệ thống điện hạ thế của công trình được đi âm trên trần, sàn và tường.
V.8.2. Tính toán phụ tải :
Tại các phòng cũng như hành lang và vệ sinh, tuỳ theo công năng mà chọn độ
chiếu sáng cho phù hợp, đối với phòng học là 200lux, đối với cầu thang, hành lang là
50lux.
Hệ thống thông thoát tại các phòng đều dùng quạt gắn trần có bộ điều tốc để điều
chỉnh theo nhu cầu sử dụng cũng như tuỳ từng mùa mà điều chỉnh lượng gió cho phù
hợp.
V.8.3. Bảo vệ hệ thống an toàn điện:
Mỗi phòng học được cấp điện bởi một mạch điện riêng và có 2 CB tự động bảo vệ,
1 CB tự động đặt tại tủ điện tầng và 1 CB tự động đặt tại phòng học, nhằm đảm bảo tính
liện tục cấp điện mỗi khi có sự cố về điện cũng như dễ quản lý và sửa chữa trong quá
trình sử dụng.
Các vỏ thiết bị bằng kim loại đều phải được tiếp đất an toàn.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
26
Hệ thống tiếp đất an toàn và hệ thống tiếp đất chống sét là 2 hệ thống riêng biệt với
nhau và phải cách nhau ít nhất là 5 mét.
Điện trở tiếp đất an toàn cho hệ thống yêu cầu phải nhỏ hơn hoặc bằng 4ohm, nếu
không đạt thì dùng hóa chất giảm điện trở suất của đất để xử lý cho tới khi đạt yêu cầu.
V.8.4. Hệ thống chống sét:
Hệ thống chống sét sử dụng cho khối nhà học và khối nhà hiệu bộ sử dụng hệ
thống kim thu sét truyền thống.
Hệ thống chống sét cho các khối nhà đa năng, nội trú giáo viên, nội trú học sinh sử
dụng hệ thống thu sét qua lưới dây thu sét tiêu tán dòng sét qua kết cấu công trình dẫn
xuống bãi tiếp địa.
Hệ thống tiếp địa được sử dụng chung với hệ thống nối đất công trình
V.9. Giải pháp cấp thoát nước trong nhà
V.9.1. Nguồn nước cấp
Sử dụng nguồn nước ngầm trực tiếp, khi mạng lưới cấp nước đô thị triển khai đến
khu quy hoạch thì đấu nối vào nguồn nước của khu qua đồng hồ vào bể chứa.
V.9.2. Nhu cầu dùng nước
1. Đối tượng dùng nước
Các loại đối tượng dùng nước gồm có:
• Nước dùng cho khu vệ sinh trường học .
• Nước dùng cho khu ở nội trú của học sinh và giáo viên.
• Nước cấp cho chữa cháy.
2. Chỉ tiêu và nhu cầu dùng nước
- Tiêu chuẩn nước cấp cho công trình khu vệ sinh trường: 20l/hs/ngày, cho nhu cầu
dùng nước sinh hoạt là : 180-200 (l/người/ngđ).
- Số người ở nội trú : 192 người
- Số học sinh trong trường : 500 học sinh
- Tổng nhu cầu dùng nước cho khu nhà vệ sinh xây mới đồng thời đảm bảo nhu cầu
nước cho cả trường học:
Qsh = 192x200 = 38,4 m³/ngày
Qhs = 500x20 = 10 m³/ngày
Vậy : QTổng = 38,4 + 10 = 48,4 m³/ngày
- Lượng nước cần trong ngày dùng nhiều nhất: Qng.max = 1,5xQTổng = 72,5m³/ngày
- Ngoài ra, theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, cần phải đảm bảo một lượng nước
chữa cháy cho khu vực: Qcc = 27m³.
Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
27
V.9.3. Dung tích bể chứa nước sinh hoạt kết hợp chữa cháy.
Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho khu vực trường học xây mới, đồngthời
cho toàn bộ khu trường học Bãi Thơm, bên cạnh đó cần trữ một lượng cho chữa cháy,
hệ thống cần có một bể chứa để trữ nước.
Vậy dung tích bể chứa đảm bảo cho sinh hoạt và kết hợp chữa cháy :
Wbể = 27 + 15*0,5 = 34,5 (m3)
Ngoài ra đối với khu nhà ở nội trú của học sinh và giáo viên cũng cần có bể chứa
nước cung cấp cho học sinh lẫn giáo viên sinh sống ở trong trường. chọn bể dự trữ 2 lần
nhu cầu dùng nước : Wbể = 9,6x2 = 19,2 (m3)
V.9.4. Két nước mái
Két nước được đặt trên tầng mái của trường học đặt 3 khu. Chọn bồn chứa Inox có
dung tích là 2,0m³ cho khu vệ sinh trường học dãy nhà 4 tầng và một bồn khối nhà 3
tầng.
Đối với khu nhà ở nội trú của học sinh và giáo viên và nhà đa năng mỗi block nhà
có 1 bồn chứa Inox có dung tích 1 bồn = 3m³ cho mỗi khu nhà.
V.9.5. Mạng lưới đường ống.
– Mạng lưới đường ống được phân bố dạng nhánh cấp cho từng tầng khu
nhà vệ sinh dẫn nước đến từng thiết bị vệ sinh .
– Các đường ống chính nối từ đường ống cấp nước bên ngoài dẫn vào ống
đứng.
– Các ống đứng dẫn nước lên các tầng nhà.
– Các ống nhánh phân phối nước từ ống đứng đến các dụng cụ vệ sinh.
– Xác định đường kính ống đảm bảo đạt các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật.
V.9.6. Nước thải
Ta chọn đường kính ống đứng thoát nước sàn và nước chậu rửa mặt là là ống PVC:
76(mm)
Ta chọn đường kính ống nhánh thoát nước sàn và nước chậu rửa mặt là là ống
PVC 90(mm)
V.9.7. Ống thoát phân
Ta chọn đường kính ống đứng thoát phân là ống PVC 140(mm).
Ta chọn đường kính ống nhánh thoát phân là ống PVC 110(mm).
V.9.8. Ống thông hơi
Ống thông hơi ta chọn đường kính là ống PVC 76(mm), có những chỗ đấu nối với
ống thoát phân tại mỗi tầng. Ống thông hơi phải cao hơn mái tối thiểu là 0,7 (m) để dẫn
hơi nguy hiểm, khí độc có thể gây nổ ra khỏi mạng lưới thoát nước bên trong nhà.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
28
V.9.9. Bể tự hoại
Cấu tạo bể tự hoại: bể tự hoại được thiết kế loại 3 ngăn
– Giữa 2 ngăn bố trí cửa thu nước đặt giữa chiều sâu bể khoảng 0,8 (m) và
được bố trí so le trên mặt bằng để nước chảy quanh co làm tăng hiệu quả lắng.
– Trên nóc bể ngăn chứa bố trí nắp đậy, gắn bằng vữa xi măng hoặc một
mặt bích để khi bơm cặn, thả ống hút của bơm căn xuống đáy bể và hút cặn đi.
–Nước vào và ra khỏi bể thường qua một tê để dễ dàng thông rửa, các tê
này được đặt dưới ống thông hơi, tẩy rửa và đặt sâu dưới mực nước trong bể.
V.9.10. Thoát nước mưa
Nhà vệ sinh lớp học có diện tích mái lớn nhất F = 370m2, để thoát nước mưa cho
mái và các ban công của các tầng ta thiết kế 2 ống thoát nước mưa. Ta chọn đường kính
ống thoát nước mưa là ống PVC 90mm.
V.9.11. Cấp nước chữa cháy
- Hệ thống cấp nước chữa cháy được thiết kế theo TCVN 2622 – 1995 : phòng
cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
- Tủ chữa cháy đặt cách mặt nền là 1,25 m tính từ tâm van.
- Áp lực đầu phun từ 2,5kg/cm2 trở lên và cột áp nước công tác H=10m
- Phạm vi chữa cháy 25m cho một họng chữa cháy.
- Đường ống cấp nước chữa cháy được sơn màu đỏ theo tiêu chuẩn ngành.
- Đường kính ống cấp nước chữa cháy D50 được lắp đặt bởi ống sắt tráng kẽm
chịu áp lực từ 8kg/cm2 trở lên đến các họng chữa cháy.
V.10. Giải pháp phòng cháy chữa cháy
Việc thiết kế cho hệ thống chữa cháy tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam đã được
chấp thuận sau :
- TCVN 5738-1993 hệ thống báo cháy – yêu cầu kỹ thuật kèm theo quyết định
số 1238/QĐ- ngày 13/12/1993 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường.
- TCVN 5760-1993 Yêu cầu chung về thiết kế và lắp đặt và sử dụng hệ thống
chữa cháy.
- TCVN 5739-1993 Thiết bị chữa cháy- Vòi chữa cháy tổng hợp ống cao su.
- TCVN 6160-1996 Phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng.
- Các yêu cầu theo của các tiêu chuẩn Việt Nam khác.
V.10.1. Hệ thống chữa cháy và báo cháy
Hệ thống chữa cháy và báo cháy tự động sẽ được lắp đặt cho công trình để đảm
bảo an toàn PCCC trong công trình, phù hợp các tiêu chuẩn PCCC liên quan. Các đầu
báo khói sẽ được lắp cho tất cả các sảnh thang bộ.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
29
Các nút báo cháy bằng tay sẽ được lắp đặt tại lối vào của mỗi thang thoát hiểm
và tuân theo tiêu chuẩn. Các chuông báo động sẽ được cung cấp để đảm bảo được mức
âm tại mọi vị trí trong công trình tối thiểu là 65dB(A) hay 5 dB(A) so với mức âm nền.
Các tủ báo cháy được lắp đặt phải dễ dàng cho đội cứu hoả dễ tiếp cận.
V.10.2. Bình chữa cháy lưu động:
Các bình chữa cháy lưu động loại CO2 trọng lượng 5kg hay túi cát sẽ
được lắp đặt tại các vị trí thuân tiện, dễ tiếp cận.
V.11. Trạm xử lý nước thải:
V.11.1. Cơ sở tính toán lưu lượng
- Lượng nước thải công suất thiết kế: 58m3/ngày
V.11.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống xử lý
Hệ thống xử lý nước thải phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Hệ thống phải được xử lý với quy trình khép kín, hạn chế tối đa khả năng gây ô
nhiễm mùi ra môi trường.
- Vị trí xây dựng hệ thống phải được bố trí hợp lý: cuối hướng gió chủ đạo, tại
điểm có cao trình thấp nhất của mạng thu gom nước thải.
- Hệ thống xử lý phải được thiết kế với quy trình công nghệ phù hợp và đảm bảo
xử lý hiệu quả, chi phí xử lý thấp, chất lượng nước sau xử lý đạt TCVN6772 – 2000.
- Hệ thống hoạt động với mức độ ồn thấp nhất, không gây ảnh hưởng xấu cho môi
trường khai thác.
- Thiết bị lắp đặt trong hệ thống phải đảm bảo về độ bền và chịu được các điều
kiện khắc nghiệt trong môi trường nước thải.
- Độ an toàn cao, dễ vận hành và bảo trì bảo dưỡng thiết bị.
V.11.3. Mô tả công nghệ xử lý
a. Sơ đồ công nghệ

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
30
NƯỚC
THẢI

SINH HOAÏT

MƯƠNG DẪN NƯỚC


THẢI

MƯƠNG BỂ LẮNG CÁT


TAÙCH CAÙT

Cát đem đổ MÁY NGHIỀN RÁC


bỏ

BỂ CÂN BẰNG

KHÔNG
BỂ LÀM THOÁNG
KHÍ

BỂ
BỂ LẮNG BÙN CHỨA BÙN

ÔZÔN BỂ KHỬ TRÙNG


Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
31

NGUỒN TIẾP NHẬN


b. Mô tả công nghệ
Nước thải sinh hoạt theo hệ thống ống dẫn chảy về hệ thống xử lý. Tại mương
dẫn, dòng thải này được xử lý sơ bộ trước khi vào bể lắng cát. Từ bể lắng cát, các hạt
cát và cặn được lắng tách và rơi xuống đáy, dòng thải cùng chất rắn lơ lửng có kích cỡ
lớn (phân, rác…) chảy qua máy nghiền rác CM để máy nghiền này làm giảm kích thước
của các chất rắn. Qua khỏi máy nghiền, nước thải vào bể cân bằng để được điều hòa về
lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm trước khi được bơm nước thải sang bể làm
thoáng.
Tại bể làm thoáng, nước thải được tiếp xúc với các chủng vi sinh vật hiếu khí và
được khuấyCtrộn
H đều bởi các thiết bị làm thoáng chìm SA1/2/3/4 (ejector). Quá trình xử
x y
lý chất hữu CO2mô
O Ncơ ô nhiễm trong nước thải trong B3 có thể được + HtảO + N + Tế bào mới
2 theo2 phản ứng sau:
z t
+…
CxH Vi khuẩn
hiếu khí CxHyOzNt
ON
y z t
Kết thúc quá trình xử lý tại bể này, hỗn hợp nước thải và bùn sang bể lắng bùn
thực hiện quá trình phân tách. Tại đây, hỗn hợp bùn, nước được dẫn vào ống lắng trung
tâm và chuyển động dọc ống theo chiều từ trên xuống. Ra khỏi ống lắng trung tâm,
dòng chảy đổi hướng và đi từ dưới lên với tốc độ giảm dần. Do thay đổi phương chiều
và động năng đột ngột, các hạt bùn cặn va vào thành nghiêng của bể lắng và rơi xuống
đáy. Nước trong theo máng tràn chảy sang bể tiếp xúc khử trùng. Tại đây, nước được
hòa trộn đều với ozon và được khử trùng đạt yêu cầu trước khi được bơm thoát bơm vào
nguồn tiếp nhận.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
32
Phần cát, cặn lắng dưới đáy bể lắng cát được bơm airlift đưa lên mương tách cát
để tách gạn, nước sau tách cát quay trở lại mương dẫn và về lại bể lắng. Cát tại hố chứa
sẽ định kỳ được chuyển đi khi đã đầy.
Bùn lắng dưới đáy bể lắng bùn cũng được bơm airlift bơm tuần hoàn về bể làm
thoáng để bổ sung hàm lượng vi sinh thiếu hụt cho bể này. Định kỳ, van xả bùn dư sẽ
mở để đưa bùn dư về bể chứa và phân hủy bùn
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN6772 – 2000.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
33
VI. HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC
HIỆN DỰ ÁN
VI.1. Hình thức tổ chức quản lý dự án
- Căn cứ quy chế Quản lý và đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính Phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- Căn cứ vào điều kiện năng lực của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Phú
Quốc, dự án trường THPT Bãi Thơm sẽ được quản lý thực hiện theo hình thức thành lập
Ban quản lý dự án trên cơ sở phối hợp giữa Phòng Giáo dục và Ban Quản lý các công
trình của huyện Phú Quốc. Ban Quản lý này tạm gọi là Ban Quản lý Dự án Trường học
Bãi Thơm trực tiếp quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi
trường xây dựng của dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư đến
kết thúc đầu tư, đưa dự án vào vận hành khai thác.
VI.2. Tiến độ thực hiện dự án:
- Dự án trường THPT Bãi Thơm dự kiến được thực hiện bắt đầu từ quý II năm 2010 cho
đến quý II năm 2012 và bàn giao đưa vào sử dụng đầu năm học 2012.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
34
VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG:
VII.1. Căn cứ đánh giá
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-cp ngày 09/08/2006 về quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên môi
trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập bản cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan chức năng.
- Luật số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 về Phòng cháy chữa cháy.
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật Phòng cháy chữa cháy.
VII.2. Nguồn gây ô nhiễm
VII.2.1. Giai đoạn thực hiện dự án
- Trong quá trình thi công xây dựng trường THPT Bãi Thơm có thể phát sinh các nguồn
ô nhiễm bao gồm:
+ Tiếng ồn: phát sinh chủ yếu do hoạt động của các thiết bị thi công cơ giới và
các phương tiện vận tải, chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho công tác thi
công.
+ Khí thải ổ nhiễm của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới có chứa SO2,
NO2, CO, CO2…
+ Ô nhiễm nguồn nước do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công cuốn theo
đất, cát.
+ Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn như đất cát, đá, xà bần, gỗ cốppha, sắt thép và
rác thải sinh hoạt.
VII.2.2. Giai đoạn khai thác dự án
Có thể phát sinh ra các nguồn ô nhiễm bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt: Loại nước thải này chủ yéu bị ô nhiễm do các chất cặn bã,
dầu mỡ, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Nếu không tập trung và xử lý
sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến nguồn nước bề mặt trong khu vực. Ngoài ra, chưa kể
đến lượng nước này khi tích tụ lại lâu ngày sẽ phân huỷ gây mùi hôi thối, độc hại, ảnh
hưởng đến sức khoẻ cộng đồng…

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
35
- Chất thải rắn sinh hoạt: chủ yếu là rác thải sinh hoạt thải ra từ quá trình vận
hành của trường THPT Bãi Thơm bao gồm các loại rác vô cơ (bao bìa, giấy, nilon,
nhựa…) và các loại rác thải hữu cơ.
- Bụi và tiếng ồn: các dạng bụi hoá học và tiếng ồn phát sinh ra do hoạt động
sinh hoạt và giao thông vận tải.
VII.3. Các biện pháp xử lý tác động của dự án đối với môi trường
VII.3.1. Giai đoạn thực hiện dự án
Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng trường THPT Bãi
Thơm sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Để hạn chế khói bụi trong quá trình thi công, chủ đầu tư và các đơn vi thi công
cần có tiến độ thi công và kế hoạch cung ứng vật tư thích hợp. Hạn chế việc tập kết vật
tư tập trung vào cùng một thời điểm. Trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô
nhiễm khói bụi tại khu vực công trường xây dựng, tiến hành phun nước thường xuyên
nhằm hạn chế một phần bụi và đất cát có thể theo gió phát tán vào không khí. Trong
những ngày mưa, phải có biện pháp che chắn vật liệu và thoát nước hợp lý. Khi chuyên
chở vật liệu, các xe vận tải phải được phủ kín, tránh tình trạng rơi vãi xi măng, gạch, đá,
cát ra đường. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu sẽ trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bụi và
đất cát ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
- Để khắc phục tiếng ồn, rung trong quá trình thi công: Chủ đầu tư và các đơn vị
thi công phải có kế hoạch và biện pháp thi công hợp lý. Các thiết bị thi công có tiếng ồn
và độ rung lớn không hoạt động trong thời gian từ 18 ÷ 06h hàng ngày.
- Để hạn chế nước thải trong quá trình thi công xây dựng: nước mưa và nước
thải cuốn theo vật liệu xây dựng rơi vãi sẽ được dẫn vào bể lắng trước khi thoát ra
ngoài. Tại công trường thi công xây dựng, bố trí các nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh
các lán trại để phục vụ công nhân. Sau khi kết thúc thi công, bùn tự hoại sẽ được hút đi
và tiến hành san lấp hầm tự hoại.
- Để khống chế chất thải rắn trong quá trình thi công: các loại chất thải rắn trong
quá trình xây dựng như đất, đá, xà bần, sắt thép… sẽ được tập trung tại bãi chứa quy
định. Trong thời gian định kỳ, các chất thải này sẽ được vận chuyển đến bãi thải quy
định.
VII.3.2. Giai đoạn khai thác dự án
- Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng các nguồn gây ảnh hưởng tới môi
trường là nước thải và rác thải sinh hoạt.
- Nguồn phát sinh chất thải rắn trong khu vực chủ yếu là rác giáo dục, sinh hoạt
từ học sinh và khu nhà ở giáo viên. Đa số các chất thải rắn này là chất thải không nguy
hại.
- Đặt các thùng rác ở nơi công cộng. Hàng ngày có nhân viên vệ sinh thu gom
và vận chuyển đến nơi quy định. Nhân viên vệ sinh thường xuyên quét, lau dọn.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
36
- Rác được thu gom tại điểm tập trung rác phía cổng phụ và chở về bãi trung
chuyển rác khu vực.
- Bố trí các biển báo không hút thuốc, không mang chất cháy nổ vào trong
trường học.
- Tác động của tiếng ồn ở dọc hai bên đường ngoài hàng rào. Xung quanh các
tuyến đường lớn: đường Liên xã và đường Đông Dương – Gành Dầu sử dụng cây xanh
hiện hữu giảm tiếng ồn do dòng xe gây ra nhằm đảm bảo điều kiện học tập và làm việc
cho học sinh, giáo viên.
- Giữ lại thảm cỏ, cây xanh để tăng khả năng phục hồi của đất
VII.4. Kết luận
Công trình trường THPT Bãi Thơm hầu như không ảnh hưởng đến môi trường. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện và khai thác dự án cần giám sát môi trường thường
xuyên, đặc biệt nâng cao ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
37
VIII. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ:
VIII.1. Căn cứ xác định Tổng mức đầu tư
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng, Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình. Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 7/1/2008 của chính phủ sửa
đổi nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/2/2007 hướng dẫn một số nội dung về lập,
thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định
mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
- Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm xây dựng, lắp đặt.
- Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13/11/2000 hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử
dụng lệ phí thẩm định đầu tư.
- Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng công bố kèm theo văn bản số
1776/BXD-VP ngày 16/08/2008 của Bộ Xây dựng.
- Định mức xây dựng cơ bản các công trình trên biển và hải đảo ban hành kèm theo
Quyết định số 19/2000/QĐ-BXD ngày 09/10/2000 của Bộ Xây dựng.
- Đơn giá xây dựng cơ bản các công trình trên biển và hải đảo ban hành kèm theo Quyết
định số 1006/QĐ-UBND ngày 07/06/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
- Đơn giá xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 1446/QĐ-UBND ngày
05/09/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
- Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 08/07/2008 của UBND tỉnh Kiên Giang về
việc ban hành Bảng quy định đơn giá xây dựng mới nhà ở, công trình xây dựng và các
vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Quyết định 1442/QĐ-UBND ngày 06/06/2009 về việc điều chỉnh dự toán xây dựng
công trình.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
38
- Hồ sơ thiết kế cơ sở.
- Căn cứ suất đầu tư các công trình tương tự.
- Một số văn bản khác có liên quan.
VIII.2. Thành phần của vốn đầu tư:
VIII.2.1. Chi phí xây dựng:
- Chi phí xây lắp được tính riêng cho từng công trình là toàn bộ chi phí xây dựng hoàn
chỉnh các công trình đó bao gồm việc từ xử lý gia cố nền móng đến xây dựng, hoàn
thiện, lắp đặt điện nước, ... được xác định trên cơ sở thiết kế cơ sở.
VIII.2.2. Chi phí trang thiết bị:
- Là toàn bộ chi phí mua sắm máy bơm nước, trang thiết bị phòng học, văn phòng...
VIII.2.3. Chi phí quản lý dự án
Chi phí ban quản lý dự án: xác định theo:
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công
bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
VIII.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng, giám sát, thẩm tra tính hiệu quả và tính
khả thi của dự án xác định theo:
- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công
bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
VIII.2.5. Chi phí khác:
- Các chi phí bảo hiểm xác định theo quyết định số 33/2004/QĐ-BTC ngày
14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo hiểm
xây dựng, lắp đặt.
- Các chi phí kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán xác định theo Thông tư
45/2003/TT-BTC ngày 15/05/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
-Lệ phí thẩm định dự án đầu tư xác định theo thông tư số 109/2000/TT-BTC
ngày 13/11/2000 hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư.
VIII.2.6. Chi phí dự phòng:
- Được tính bằng tỷ lệ % tổng các chi phí xây lắp, thiết bị và các chi phí khác
của công trình.
- Các chi phí trên đều được tính bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
39
VIII.3. Tổng hợp vốn đầu tư
(Chi tiết Tổng mức đầu tư xem phụ lục tính toán )

IX. HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN


- Dự án góp phần tích cực thực hiện chủ trương chính sách giáo dục của Đảng
và nhà nước, nâng cao trình độ dân trí cho xã hội nói chung và cho những khu vực hải
đảo đang trên đà đô thị hóa mạnh mẽ.
- Giải quyết bước đầu những khó khăn về mạng lưới cơ sở giáo dục cho huyện
Phú Quốc, đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của các bậc phụ huynh cho con em đến
trường.
- Với định hướng có được một cơ sở vật chất tốt, dần dần đáp ứng nhu cầu dạy
và học cho xã Bãi Thơm – huyện Phú Quốc, dự án được thực hiện sẽ giúp hoàn thiện cơ
sở vật chất, từng bước phát triển trường thành một trường THPT hướng tới đạt chuẩn

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
40
quốc gia, đáp ứng nhu cầu học sinh trên địa bàn Huyện Phú Quốc. Đào tạo thế hệ học
sinh có chất lượng tốt trên mọi mặt, đáp ứng lòng mong mỏi của các bậc phụ huynh và
của nhân dân trong vùng nói riêng và của các cấp chính quyền tỉnh nói chung.
X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Qua nội dung trình bày trên cũng như yêu cầu thực tế về phòng lớp cho ngành
giáo dục ở huyện Phú Quốc trong hiện tại và những năm tới là nhu cầu cấp bách.
- Kính đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan xem xét phê duyệt dự án
trường THPT Bãi Thơm để sớm đưa công trình vào thi công và sử dụng nhằm đạt hiệu
quả cao nhất trong giảng dạy.

Thuyết minh dự án đầu tư: Trường THPT Bãi Thơm – Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang.
41

You might also like