You are on page 1of 11

ĐOÀN TN – HỘI SV TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.

HCM
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI CHÀO ĐỒNG CHÍ 2010
-------------------
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 09 năm 2010

NGÂN HÀNG ĐỀ THI


Cuộc thi “Chào đồng chí” – Năm 2010
PHẦN 1: KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ ĐOÀN – HỘI - TRƯỜNG

I. ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH


1. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trải qua các tên gọi khác nhau qua các thời kỳ cách mạng. Lần
lượt các tên gọi đó là gì?
2. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I diễn ra ở đâu?
3. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ I là ai?
4. Người vẽ huy hiệu Đoàn là ai?
5. Thông tin nào không đúng khi nói về cờ Đoàn?
6. Ý nghĩa của huy hiệu Đoàn là gì?
7. Bài ca “Thanh niên làm theo lời Bác” trở thành bài ca chính thức của Đoàn vào thời gian
nào?
8. Bí thư thứ I Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhiệm kỳ IX là ai?
9. Ai là người phổ nhạc cho bài Đoàn ca?
10. Khi được thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?

II. THÀNH ĐOÀN TP.HCM


1. Bí thư Thành Đoàn TP.HCM nhiệm kỳ VIII là ai?
2. Tiền thân của Thành Đoàn là đơn vị nào?
3. Hai thủ lĩnh thanh niên đầu tiên của Thành Đoàn TP.HCM là ai?
4. Bí thư Thành Đoàn TP.HCM nhiệm kỳ I là ai?
5. Khẩu hiệu “Học tập, hành động vì sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội” là khẩu hiệu của?
6. Phong trào nào sau đây không nằm trong chương trình hành động của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh TP.HCM qua các thời kỳ?
7. Trường Đoàn Lý Tự Trọng nằm ở đâu?
8. Đơn vị nào sau đây không trực thuộc Thành Đoàn TP.HCM
9. Xưởng phim truyền thống Thành đoàn – TP.HCM là tên gọi trước đây của đơn vị nào?
10. Nhà văn hóa thanh niên nằm ở đâu?

III. ĐOÀN TNCS TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM


1. Bí thư Đoàn trường ĐH Kinh Tế TP.HCM nhiệm kỳ XVI là ai?
2. Đoàn trường hiện nay có bao nhiêu Bí thư, Phó Bí thư, UVTV?
3. Đoàn trường có bao nhiêu Đoàn khoa, chi đoàn trực thuộc?
4. Các Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Kinh Tế TP.HCM nhiệm kỳ XVI là ai?
5. Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Kinh tế TP.HCM hiện nay có bao nhiêu đồng chí?
6. Nhiệm kỳ của Đoàn trường Đại học Kinh tế TP.HCM kéo dài bao lâu?
7. Chương trình nào sau đây không phải là chương trình của Đoàn trường hiện nay?
8. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chương trình hệ thống mã vạch của Đoàn trường?
9. Chuyên mục nào sau đây không phải của website Đoàn - Hội trường?
10. Danh hiệu cán bộ Đoàn - Hội xuất sắc trường Đại học Kinh tế TP.HCM hàng năm do ai
bình chọn?

IV. HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM


1. Từ khi thành lập đến nay, tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại Hội?
2.Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam hiện nay là ai?
3. Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần I diễn ra vào thời gian nào?
4. Đại hội Đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần VIII diễn ra vào thời gian nào?
5. Ngày 09/01 được chọn làm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam vào thời gian
nào?
6. Đại hội lần thứ nhất Hội sinh viên Việt Nam được tổ chức từ ngày 29 – 31/7/1955 tại Hà Nội
được xem là bước ngoặt mở đầu cho sự phát triển của phong trào sinh viên Việt Nam vì kết quả
nào?
7. Công dụng lớn nhất của thẻ Hội là gì?
8. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội sinh viên Việt Nam lần thứ 5 (11/1993) tổ chức tại thủ đô Hà
Nội đã thông qua quyết định quan trọng nhất nào?
9. Bài ca chính thức của Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
10. Tác giả bài ca chính thức của Hội sinh viên Việt Nam là ai?

V. HỘI SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


1. Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là ai?
2. Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ I là ai?
3. Công trình thanh niên Đại Hội Đại biểu Hội sinh viên Tp.HCM nhiệm kỳ III (2005- 2010) đề
ra?
4. Tổ chức Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân từ tổ chức nào?
5. Cơ sở chính Trung tâm hỗ trợ Sinh viên thành phố đặt tại đâu?
6. Chiến dịch tình nguyện hè của Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh có tên là gì?
7.Văn phòng Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh đặt tại đâu?
8. Tính đến tháng 10/2008, Hội sinh viên thành phố có bao nhiêu cơ sở Hội sinh viên cấp
trường?
9. Ngoài Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Hội sinh viên thành phố còn có 1 đơn vị thành viên trực
thuộc, đó là:
10. Khẩu hiệu hành động nhiệm kì III (2005- 2010) Hội sinh viên Thành phố là gì?

VI. HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM


1. Số lượng Câu lạc bộ/Đội/Nhóm cấp trường và cấp khoa hiện nay đang hoạt động chính thức
là bao nhiêu?
2. Trong tháng 12/2010 Hội Sinh viên trường ĐH Kinh Tế TP.HCM sẽ tổ chức Đại hội lần thứ
mấy?
3. Các tiêu chí của phong trào “Sinh viên 5 tốt” là ?
4. Điều nào sau đây sai khi nói về nhiệm vụ Ban Thư Ký Hội Sinh viên trường?
5. Cơ cấu Ban chấp hành Hội Sinh viên trường ĐH Kinh Tế TP.HCM gồm bao nhiêu đồng chí?
6. Nhiệm kỳ của Hội Sinh viên trường kéo dài mấy năm?
7. Ngày thành lập của Hội Sinh viên trường ĐH Kinh Tế TP.HCM là ngày mấy?
8. Hội Sinh viên trường ĐH Kinh Tế TP.HCM có bao nhiêu đồng chí thường trực?

VII. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN – HỘI TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM


1. Miss Kinh tế 2006 là ai?
2. Giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên trường hiện nay mang tên gì?
3. Quỹ học bổng do Hội sinh viên trường phát động và quản lý có tên gì?
4. Phong trào nào hiện nay Hội sinh viên trường đang triển khai thực hiện theo kế hoạch của
Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam?
5. Công trình thanh niên “Lầu học tự quản” đã có mặt tại mấy cơ sở?
6. Chiến dịch tình nguyện Sinh viên Kinh Tế 2008 được diễn ra trong bao nhiêu chặng?
7. Chiến dịch tình nguyện Sinh viên Kinh Tế 2010 được diễn ra trong bao nhiêu chặng?
8. Cổng thông tin chính thức của Đoàn – Hội trường là:
9. Chiến dịch tình nguyện sinh viên Kinh tế 2010 diễn ra tại mặt trận nào?
10. Hiến máu tình nguyện được tổ chức trong khoảng thời gian nào?
11. Hệ thống nhà trọ sinh viên trực tuyến ra đời vào thời gian nào?
13. Nguồn chủ yếu của học bổng Điểm sáng tương lai là nguồn nào?
14. Lễ tuyên dương thường niên cán bộ Đoàn – Hội tiêu biểu trường ĐH Kinh Tế TP.HCM
tuyên dương đối tượng nào?
15. Khẩu hiệu chương trình Tiếp sức mùa thi trường ĐH Kinh Tế TP.HCM là gì?

VIII. TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM


1. Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM được thành lập ngày tháng năm nào?
2. Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM hiện nay có bao nhiêu khoa, viện đào tạo?
3. Năm 2010, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM Chủ tịch nước trao tặng:
4. Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM có bao nhiêu ban chuyên môn?
5. Hiệu trưởng trường, chủ tịch Hội đồng trường ĐH Kinh Tế TP.HCM hiện nay là ai?
6. Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường ĐH Kinh Tế
TP.HCM, Trường ĐH Tài chính Kế toán TP.HCM, Khoa Kinh tế thuộc Trường ĐH Tổng hợp
TP.HCM vào năm nào?
7. Theo quy định của nhà trường, chuyên ngành nào bắt buộc sinh viên khi tốt nghiệp phải đạt
TOEIC 550, phân khoa tiếng Pháp là DELF B1 trở lên?
8. Thủ tướng Chính phủ đã tách ĐH Kinh Tế ra khỏi ĐH Quốc gia TP.HCM trở thành trường
ĐH Kinh Tế TP.HCM vào năm nào?
9. Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM hiện nay là một trong bao nhiêu trường trọng điểm của quốc
gia?
10. Hiện nay, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM có tổng cộng bao nhiêu phó hiệu trưởng? Kể tên?
11. Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM tổ chức cuộc vận động với chủ đề “Giảng viên, cán bộ công
chức, sinh viên trường ĐH Kinh Tế TP.HCM tích cực hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong thời gian nào?
12. Hiện nay trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu cơ sở được sử
dụng làm giảng đường học tập cho SV hệ ĐHCQ tập trung?
13. Chương trình liên kết đào tạo DBA giữa Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh với nước
nào sau đây?
14. Điểm chuẩn trúng tuyển khóa 36 – Đại học chính quy của trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

15. Học chế tín chỉ bắt đầu áp dụng từ khóa nào của đại học chính quy?

PHẦN 2: KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ VIỆT NAM

I. SỰ KIỆN LỊCH SỬ
1. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh vào
ngày tháng năm nào?
2. Nước ta chính thức mang tên Việt Nam vào thời điểm nào?
4. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được đổi tên thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam vào ngày, tháng, năm nào?
5. Tổng tuyển cử tự do trong cả nước được tổ chức, bầu ra Quốc hội và Quốc hội thông qua
Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào?
6. Hội nghị Genève về Đông Dương chính thức được khai mạc vào ngày, tháng, năm nào?
7. Phong trào Đồng Khởi nổ ra đầu tiên ngày tháng năm nào và tại đâu?
8. Hịch tướng sĩ được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn viết vào thời điểm nào?
9. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập vào ngày tháng năm nào?
10. Chiến dịch giải phóng miền Nam được đặt tên là chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày nào?
11. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 được mở đầu vào ngày nào và bằng sự
kiện gì?
12. Nguyễn Trãi viết những câu thơ sau để miêu tả khí thế áp đảo, mãnh liệt của quân ta đối với
giặc trong trận đánh nào?
“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận, tan tác chim muông”
13. Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 20 vạn quân Thanh xâm lược vào
mùa xuân Kỷ Dậu (1789) diễn ra như thế nào?
14. Trần Quang Khải đã làm bài thơ sau mừng trận thắng nào?
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu”
15. Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông diễn ra trong thời gian nào?
16. Học sinh – Sinh viên Sài Gòn biểu tình chống chính quyền bù nhìn ngày, tháng, năm nào?
17. Chiến dịch Tây Bắc diễn ra trong thời gian nào? Với mật danh là gì?
18. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào tháng 2/1930 do tổ chức nào lãnh đạo?
19. “Trận Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm
Trận Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu”
Hai câu trên ghi lại chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong trận chiến nào?
20. Trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, Nguyễn An Ninh là người đã khởi xướng và tổ
chức phong trào gì?

II. NHÂN VẬT LỊCH SỬ


1. Anh là 1 trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp bồi dưỡng ở Quảng Châu – Trung Quốc.
Anh hi sinh ở tuổi 17. Anh là ai?
2. Anh được tặng danh hiệu anh hùng quân đội với thành tích đánh 30 trận, giật 12 quả mìn, lật
nhào 8 xe cơ giới, diệt 88 tên địch trong đó có 4 tên xâm lược Mỹ khi mới 15 tuổi. Anh là ai?
3. Người anh hùng lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ với câu
nói: “Quyết hi sinh … vì Đảng … vì dân”:
4. Tác giả của lá cờ đỏ sao vàng là ai?
5. “Vạn Thắng Vương” là biệt hiệu dùng để chỉ ai?
6. Ông là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất; ông là học trò, cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; ông giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm
1976, Thủ tướng nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976. Ông có một bí danh là Tô. Ông là ai?
7. Ông là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên
của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Quân ủy
Trung ương, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt
Nam. Dương Hoài Nam là 1 bí danh của ông. Tên ông được đặt cho chiến dịch từ ngày 10/01 –
31/03/1950. Ông là ai?
8. Ai được mệnh danh là “Bố cái đại vương”?
9. Ai được mệnh danh là “Bình Tây đại nguyên soái”?
10. Ông sinh năm 1876, một trong “tứ hổ” của đất Quảng. Khi mất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
làm bài thơ điếu bằng chữ Hán và Người đã tự dịch như sau:
“Than ôi
Bể Đà Nẵng triều thảm
Đèo Hải Vân mây sầu
Tháng Tư tin buồn đến
Huỳnh Bộ trưởng đi đâu
Trông vào Bộ Nội vụ
Tài đức tiếc thương nhau
Đồng bào ba chục triệu
Đau đớn lệ rơi châu”
Ông là ai?

PHẦN 3: KIẾN THỨC VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

1. Nguyễn Sinh Cung được sinh ra ở đâu?


2. Trên đường vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh,
Phan Thiết trong thời gian nào?
3. Thẻ Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc (1992) mang tên gì?
4. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn câu:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
trong dịp nào?
5. Bài thơ sau Bác Hồ viết nhân dịp gì?
“Xuân về xin có một bài ca
Gửi chúc đồng bào cả nước ta
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi
Tin mừng thắng trận nở như hoa”
6. Bài thơ sau Bác Hồ viết nhân dịp gì?
“Năm qua thắng lợi vẻ vang,
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì Độc lập, vì Tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ đồng bào
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!”
7. Bài thơ sau Bác Hồ viết nhân dịp gì?
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!”
8. Bác Hồ lấy tên là Văn Ba trong khoảng thời gian nào?
9. Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh có tất cả bao nhiêu bài thơ?
10. Tuần báo TIME của Hoa Kỳ đã bình chọn cho chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
11. “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội. Vậy qua năm mới các cháu phải xung phong thực hành đời sống mới …”. Câu nói trên của Bác
Hồ ở trong dịp nào?
12. Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Lý Thụy trong dịp nào?
13. Đoạn văn sau Bác Hồ nói trong dịp nào: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi
nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm những gì cho nước nhà? Mình phải
làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hi sinh phấn đấu đến
chừng nào?
14. Đoạn văn sau của Bác nằm ở đâu: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, cây không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”? Với bút danh gì?
15. Giai đoạn 1931 – 1933, Nguyễn Ái Quốc bị bắt giam ở đâu?
16. Bác Hồ tham gia Đảng Cộng sản Pháp năm nào? Tại đâu?
17. Bác Hồ viết thư dặn các cháu 5 điều trong dịp nào? Thời gian nào?
1. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
18. Nguyễn Ái Quốc đã nói câu nói sau ở đâu?
“Cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực của chúng ta vào vấn đề thuộc địa cũng như
các vấn đề khác để thực hiện trong thực tế những lời giáo huấn của Lênin”
19. Điền từ còn thiếu vào câu sau: “Tôi chỉ có một sự …… tột bậc là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được
học hành.
20. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “… trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Hãy điền từ còn thiếu vào câu trên:
21. Tờ báo do Bác xuất bản tại Pháp là tờ báo gì? Xuất bản năm nào?
22. “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ …”
Đoạn văn trên trích ở đâu?
23. Câu nói của Bác Hồ: “… Người là ngọn Hải đăng soi đường cho toàn thể nhân loại bị áp
bức đi tới giải phóng …” đang nói đến ai?
24. Sài Gòn được vinh dự mang tên thành phố Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
25. Tập thơ “Nhật ký trong tù” được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng thời gian nào?
26. Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn bản thảo Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu?
27. Các nhiệm vụ chính của toàn dân được Hồ Chủ Tịch đề ra trong phiên họp đầu tiên của
Chính phủ (1946) là gì?
28. Trong kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I đ/c Hồ Chí Minh được bầu giữ chức vụ gì?
29. Trong năm 1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra mặt trận để cùng Bộ chỉ huy chiến dịch chỉ
đạo và động viên bộ đội chiến đấu, Người đã có mặt trong chiến dịch nào?
30. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951), đ/c Hồ Chí Minh được bầu giữ chức
vụ gì?
31. “Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh là học … học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân
dân, làm cho dân giàu nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà”. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói những lời trên vào ngày nào?
32. “Các cháu thanh niên gái cũng như trai hãy thực hiện tốt 3 sẵn sang xung phong hiến tất cả
tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước cho tổ quốc và chủ nghĩa xã
hội”. Đó là nội dung bức thư kêu gọi thanh niên được chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào thời điểm nào?
33. Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công và xây dựng xong vào thời gian nào?
34. “Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sang
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Đây là bài thơ nào? Viết vào thời gian nào?
35. Trên đường đi công tác ở Trung Quốc, đ/c Nguyễn Ái Quốc lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh
bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt khoảng thời gian nào?
36. Bộ chính trị BCH TW Đảng Lao động Việt Nam thông qua quyết định giữ gìn thi hài chủ
tịch Hồ Chí Minh và xây dựng lăng Chủ tịch vào thời gian nào?
37. “Hai mươi năm trước ở hang này
Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây
Lãnh đạo toàn dân ra chiến đấu
Non sông gấm vóc có ngày nay”
Bài thơ Bác viết vào thời gian nào? Nhân dịp gì?
38. “Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là Người giải phóng cho Tổ quốc và Nhân dân nô
lệ, mà còn là một nhà hiền triết vĩ đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho những người
đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi Trái đất này”. Ai đã
phát biểu những suy nghĩ của mình về Bác như vậy?
39. “Đây là viên đá đầu tiên để chuẩn bị cho tổ chức thanh niên sau này”. Đó là lời nhận định
của đ/c Nguyễn Ái Quốc về sự ra đời của tổ chức nào?
40. Lần đầu tiên Bác Hồ đến Liên Xô vào thời gian nào? Bằng phương tiện gì?

PHẦN 4: KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ KINH TẾ - VĂN HÓA – CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

I. KINH TẾ
1. “Cha đẻ” của Marketing hiện đại là ai?
2. Cuốn sách “Của cải của các dân tộc” là của tác giả nào?
3. IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), là một tổ chức của bao nhiêu quốc gia?
4. Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của APEC vào tháng năm nào?
5. Giá của một sản phẩm và dịch vụ được quyết định là dựa trên điều gì?
6. Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) được thành lập vào ngày nào?
7. Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hiện nay là ai?
8. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam quý I/2009 là bao nhiêu ?
9. Ngày Doanh nhân Việt Nam là ngày mấy ?
10. Tổ chức Thương mại Thế giới, viết tắt WTO là một tổ chức quốc tế có trụ sở đặt ở đâu?
11. OECD là tên viết tắt của cái gì ?
12. Tác giả của tác phẩm “Rich Dad, Poor Dad” là ai?
13. GS Đặng Phong được giới khoa học gọi là gì?
14. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trụ sở chính đặt tại đâu?
15. Trang web chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam là gì?
16. Siêu lừa Phố Wall là ai ?
17. Hãy cho biết năm nào Việt nam khám phá ra mỏ dầu sư tử nâu ?
18. Theo bình chọn của thesaigontimes, sự kiện quan trọng thứ 4 trong 10 sự kiện kinh tế nổi
bật 2009 là gì ?
19. Xuất khẩu café nhân của Việt nam đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế
nói rằng giá trị xuất khẩu café của Việt nam ngày càng giảm. Nhận định này có nghĩa là gì?
20. Khi một chuyên gia kinh tế nói rằng “ thị trường bất động sản đang hiện tượng bong bong”,
hàm ý của nhận định này là gì?

II. VĂN HÓA


1. “Nam thiên đệ nhất động” là tên gọi của địa danh nào sau đây?
2. Nền giáo dục đương đại của Việt nam hiện nay chịu ảnh hưởng sâu rộng nhất của nền văn
hóa?
3. Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?
4. Năm 2003 UNESCO công nhận 1 khu di tích thiên nhiên nào sau đây của Việt nam là “di sản
thiên nhiên thế giới theo tiêu chuẩn N1”?
5. Lễ hội trọi trâu của Việt Nam diễn ra hằng năm, được tổ chức ở địa phương nào?
6.“Mãi mãi tuổi 20 “ là nhật kí của liệt sĩ nào?
7. Việt Nam có những danh nhân văn hóa thế giới nào?
8. Đền Taj Mahal ở Agra (Ấn Độ) là gì ?
9. Hang động băng lớn nhất thế Giới ở đâu?
10. Cầu vượt đại dương dài nhất thế giới nằm ở nước nào?
11. Năm 2007, Việt Nam được UNESCO công nhận 1 di sản văn hóa phi vật thể, đó là di sản
nào?
12. Hồ lớn nhất thế giới là hồ nào?
13. Nơi bắt nguồn ngày lễ Valentine?
14. Tên gọi khác của Tết Thượng Nguyên là gì ?
15. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là gì ?
16. Tết Thanh Minh còn được gọi là gì ?
17. Thành An Thổ - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thuộc tỉnh nào?
18. Chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á có tên viết tắt là gì?
19. Tết Cả là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay. Tết
Cả là tên gọi khác của tết gì?
20. Bức tranh nổi tiếng "Thiếu nữ bên hoa huệ" là của họa sĩ nào?

III. CHÍNH TRỊ


1. Thủ tướng chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ai?
2. Chủ tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ai?
3. Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay là ai?
4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện nay là ai?
5. Thủ tướng Mỹ đương nhiệm là ai?
6. Bộ trưởng Tài chính Mỹ là
7. Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam hiện nay là ai?
8. Bộ trưởng Bộ văn hóa – Du lịch – Thể thao Việt Nam hiện nay là ai?
9. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam hiện nay là ai?
10. Bộ trưởng Bộ công thương Việt Nam hiện nay là ai?

IV. XÃ HỘI
1. Việt Nam bắt đầu hưởng ứng ngày môi trường thế giới vào ngày, tháng, năm nào?
2. Ngày dân số Việt Nam hàng năm là ngày nào?
3. “Bà đầm già thành Turin” là biệt danh của đội bóng nào?
4. Hoa hậu thế giới người Việt năm 2010 là:
5. Khẩu hiệu của ngành du lịch Việt Nam hiện nay?
6. Thiết kế của Rudy Roy, Ben Sexson, Daniel Oliver và Charles Pyott lúc còn là sinh viên, nằm
trong 10 phát minh làm thay đổi cà thế giới được công bố trên Popular Mechanics là gì?
7. Giải nhất cuộc thi sản phẩm phần mềm “ Trí tuệ Việt Nam 2007” thuộc về nhóm”Lá bốn
cánh” TP.HCM với sản phẩm nào?
8. Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải thưởng gì? Thuộc lĩnh vực nào?
9. “Hành trình cam 2009” của nhóm Cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến Việt Nam là cuộc đi
bộ ngắn nhằm vận động tham gia kí tên “Vì công lý” ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam,
được tổ chức vào ngày 30/04/2009 tại đâu ?
10. Vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam VINASAT-1, đã được phóng vào không gian vào
thời gian nào?

PHẦN 5: KIẾN THỨC VỀ ĐIỀU LỆ ĐOÀN – ĐIỀU LỆ HỘI

I. ĐIỀU LỆ ĐOÀN
1. Tổ chức cơ sở của Đoàn là gì?
2. Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là gì?
3. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
4. Hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp?
5. Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì?
6. Một trong những điều kiện để kết nạp đoàn viên TNCS HCM là gì?
7. Người Đoàn viên có bao nhiêu quyền, bao nhiêu nhiệm vụ?
8. Độ tuổi được xét kết nạp đoàn viên?
9. Cơ sở Đoàn có bao nhiêu quyền, bao nhiêu nhiệm vụ?
10. Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đoàn các cấp có thời gian:
11. Sắp xếp thứ tự đúng mức kỷ luật đối với cán bộ đoàn viên.
12. Sắp xếp thứ tự đúng mức kỷ luật đối với tổ chức Đoàn.
13. Việc thu nộp Đoàn phí do tổ chức nào quy định?
14. Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh hoạt động theo nguyên tắc nào?
15. Điền từ thích hợp vào dấu…: “… có quyền sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Đoàn”
16. Hình ảnh nào sau đây là biểu trưng của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh?
17. Điều nào sau đây không đúng với Điều lệ Đoàn khi nói về Ủy ban kiểm tra của Đoàn?
18. Tổ chức có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật gồm tổ chức nào?
19. Điều nào sau đây không đúng với Điều lệ Đoàn?
20. Điều nào sau đây chưa chính xác khi nói về nhiệm vụ của Ban chấp hành Đoàn các cấp?

II. ĐIỀU LỆ HỘI


1. Hình ảnh nào sau đây là biểu trưng của Hội sinh viên Việt Nam?
2. Người Hội viên có bao nhiêu quyền, bao nhiêu nhiệm vụ?
3. Hệ thống tổ chức Hội bao gồm mấy cấp?
4. Đối với các trường có số lượng sinh viên trên 10.000, số lượng ủy viên Ban chấp hành Hội
Sinh viên được qui định thế nào?
5. Khi xây dựng cơ cấu các thành viên Ban chấp hành Hội Sinh viên các cấp phải đảm bảo các
yêu cầu gì?
6. Hội Sinh viên Việt nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
7. Đại hội, Hội nghị Hội Sinh viên Việt nam các cấp có giá trị khi nào?
8. Đối tượng nào được xem xét kết nạp Hội viên Hội sinh viên Việt Nam theo điều lệ Hội?
9. Ngoài sinh viên, đối tượng nào sau đây được xem là Hội viên của tổ chức Hội sinh viên Việt
Nam?
10. Theo Điều lệ Hội, điều nào sau đây không đúng với quyền lợi của Hội viên Hội sinh viên
Việt Nam?
11. Theo Điều lệ Hội qui định về nhiệm kỳ của Đại hội Hội sinh viên các cấp, điều nào sau đây
không đúng?
12. Phạm vi hoạt động của tổ chức Hội sinh viên Việt Nam được qui định như thế nào trong
Điều lệ Hội:
13. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội sinh viên Việt Nam được qui định trong Điều lệ Hội như
thế nào?
14. Điều nào sau đây không đúng khi đề cập đến công tác kiểm tra của Hội?
15. Cán bộ, Hội viên vi phạm Điều lệ Hội, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Hội thì bị xem xét
kỷ luật với các hình thức nào sau đây?
16. Các cấp Hội vi phạm Điều lệ Hội, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Hội thì bị xem xét kỷ
luật với các hình thức nào sau đây?
17. Điều nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ của Hội sinh viên Việt Nam?
18. Điều kiện cơ bản để Câu lạc bộ Đội nhóm được phép thành lập?

PHẦN 6: KIẾN THỨC VỀ BÀI HÁT ĐOÀN – HỘI

1. “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta


Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Đây là lời bài hát nào?
2. “Sinh viên Việt Nam! Sinh viên Việt Nam
Như những cánh chim tung bay tiến quân vào khoa học
Cho ánh mắt sáng long lanh khát khao về tương lai”
Đây là lời bài hát nào?
3. “Lên rừng xuống biển
Dưới cờ Đoàn quang vinh ta tiến vào kỷ nguyên mới
Không ngại gian khổ
Những dấu chân tình nguyện chinh phục những đỉnh cao
Những dấu chân tình nguyện gợi những ước mơ xa”
Đây là lời bài hát nào?
4. “Về đồng bằng phương nam ta đắp đê ngăn cơn lũ tràn
Dạy đàn em học hành dựng căn nhà cho người neo đơn
Ta đi lên Trường Sơn mở con đường lịch sử hào hùng
Ta đi lên vùng cao giúp đồng bào trồng cây gây rừng”
Đây là lời bài hát nào?
5. “Mặt trời rực sáng trên đồng
Một ngày mới với bao niềm vui
Một màu áo xanh ngang trời
Mùa hè ơi quê hương gọi mời”
Đây là lời bài hát nào?
6. Tác giả bài hát “Hành trình nối vòng tay lớn” là ai?
7. Tác giả bài hát “Thanh niên Việt Nam” là ai?
8. Tác giả bài hát “Mãi là người thanh niên Việt Nam” là ai?
9. Tác giả bài hát “Thanh niên tình nguyện” là ai?
10. Tác giả bài hát “Sức sống tuổi trẻ” là ai?

PHẦN 7: KIẾN THỨC VỀ HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM

1. Bài hát chính thức đại hội Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam lần 6 (2010 – 2015) là bài hát
nào?
2. Ngôi sao trong biểu trưng của Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam thể hiện ý nghĩa gì?
3. Bài hát chính thức của Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam là bài hát nào sau đây?
4. Tiền thân của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức nào?
5. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có mấy chức năng?
6. Theo điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có mấy nhiệm vụ?
7. Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IV đã đề ra mấy cuộc vận động?
8. Khẩu hiệu của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là gì?

PHẦN 8: KIẾN THỨC VỀ KỸ NĂNG

I. MORSE
1. Tín hiệu SOS trong Morse được phát thế nào?
2. Tín hiệu mở đầu 1 bản tin Morse là gì ?
3. Tín hiệu kết thúc 1 bản tin Morse là gì ?
4. Tín hiệu "UEH" trong Morse được phát thế nào ?
5. Số 10 trong Morse được phát thế nào ?

II. SEMAPHORE
1. Tín hiệu SOS trong Semaphore được phát thế nào?
2. Tín hiệu mở đầu 1 bản tin Semaphore là gì ?
3. Tín hiệu kết thúc 1 bản tin Semaphore là gì ?
4. Tín hiệu "UEH" trong Semaphore được phát thế nào ?
5. Cụng cụ để phát Semaphore gồm những thứ gì?

III. LỀU TRẠI


1. Lều chữ A là lều nào sau đây?
2. Lều bánh bao dùng để ở là lều nào sau đây ?
3. Để dựng lều chữ A cơ bản thì cần ít nhất là bao nhiêu người?
4. loại dây thích hợp nhất để dựng lều là dây gì?
5. Lều chữ A cơ bản gồm các bộ phận nào?

IV. NÚT DÂY


1. Nút thuyền chài là nút nào sau đây?
2. Nút chạy là nút nào sau đây?
3. Nút thòng lọng là nút nào sau đây?
4. Nút ghế đơn là nút nào sau đây?
5. Nút nối chỉ câu là nút nào sau đây?

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

You might also like