You are on page 1of 5

1.

Tóm lược các nội dung cơ bản của hoạt động nhóm:

Chủ đề : Đánh giá việ ra quyết định nhóm

Mục đích, yêu cầu:

* Mục đích:

+ Nâng cao chất lượng của việc ra quyết định nhóm

+ Cung cấp một mô hình hiệu quả cho quá trình ra quyết định

+ Góp phần vào quá trình xây dựng nhóm

* Yêu cầu:

+ Mỗi nhóm cần phải có một người cố vấn

+ Thời gian xấp xỉ 1 tiếng 15 phút

Nội dung : Thước đo này đã được thiết kế cho những nhóm quản lý thật sự,
nhưng nó có thể được điều chỉnh để sử dụng trong các chương trình đào tạo để
phát triển kỹ năng nhóm. Hoạt động này đặc biệt hữu ích cho các nhóm hoạt
động ở cấp độ chính sách, bởi vì nó khảo sát được năng lực ra quyết định.

Cách thức tiến hành:

• Chuẩn bị:

+ Bảng đánh giá

+ Bảng điểm ( kết quả có thể được trình bày qua một bảng kẹp giấy hoặc
máy chiếu)

+ Bốn cấp độ của việc ra quyết định

+ Bảng tính

+ Một bảng kẹp giấy hoặc một máy chiếu có thể được sử dụng

+ Một bộ bút khác màu nên được cung cấp cho mỗi nhóm

• Thực hiện:
+ Bước 1: Giới thiệu các hoạt động và vạch ra các mục tiêu đã được liệt kê ở
trên (5 phút )

+ Bước 2: Phát các bảng đánh giá . Nhấn mạnh rằng những bảng đánh giá cần
được đánh giá theo chỉ dẫn (10 phút)

+ Bước 3: Phát các bảng điểm và tham gia tất cả các đánh giá theo hướng dẫn.
(10 phút)

+ Bước 4: Phát các bảng tính. Sau khi những người tham gia đã được đưa ra
điểm số , để họ phân tích những điểm số và xác định điểm mạnh cũng như
điểm yếu của nhóm, sử dụng bảng tính(30 phút)

+ Bước 5: Bảng ghi chú “ Bốn cấp độ của việc ra quyết định “ có thể được phát
ra như một tài liệu tham khảo để những người tham gia có thể đọc lại sau buổi
họp.

Các kết luận khi làm việc với các nhóm: Nhằm mục đích xem xét tính hiệu
quả trong việc ra quyết định của một nhóm chúng tôi đã đưa ra bảng câu hỏi.
Tiêu chí đánh giá của nhóm đang được xem xét phải thống nhất với các nhóm
tham gia khác và ghi chú lại kết quả đánh giá trông các bảng. Tất cả các cau
hỏi cần được trả lời chính xác dựa trên mối tương quan cụ thể với tình hình
thực tes của nhóm.

2.- Các vấn đề chính trong lãnh đạo: Lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng giữa
những người lãnh đạo và những người phục tùng có mong muốn về các thay
đổi và các kết quả thực sự phản ánh mục đích mà họ đã chia sẻ. Lãnh đạo
không phải là một vị trí mà nó là một mối quan hệ ảnh hưởng, mối quan hệ đa
chiều, không cưỡng bức. Khi nói đến lãnh đạo thì chúng ta không thể không đề
cập đến người phục tùng. Có lãnh đạo có nghĩa là phải có những người phục
tùng. Người phục tùng là người đi theo và chia sẻ lợi ích với người lãnh đạo.
Họ có cùng chung mục đích, viễn cảnh với người lãnh đạo và thực hiện công
việc một cách nhiệt tình, tự nguyện, không miễn cưỡng.Những người phục
tùng hữu hiệu suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ với nghị lực và lòng nhiệt tình
của mình.Những người lãnh đạo đôi khi cũng là người phục tùng. Nhà lãnh đạo
tạo ra một viễn cảnh tương lai và chia sẽ viễn cảnh đó với người phục tùng
.Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cho người khác.Họ lãnh đạo dựa vào sự ảnh
hưởng,chứ không phải là cưỡng chế.Lãnh đạo tập trung làm cho một người về
cùng một hướng.Nhà lãnh đạo đánh giá cao sự chia sẻ và phá vỡ các ranh
giới.Các nhà lãnh đạo khuyến khích người phát triển và biết chịu trách nhiệm
về hành động của mình.Lãnh đạo giúp tổ chức đạt được những thành công trên
một đoạn đường dài.Trái lại,các nhà quản trị giúp cho tổ chức liên tục đạt được
các kết quả ngắn hạn. Nhà quản trị thường đi cùng với một hệ thống cấp
bậc.Nhà quản trị sẽ cầm tay chỉ việc cho cấp dưới của mình.Và nhà quản trị
không quan tâm cấp dưới của mình có đồng tình và hết mình với công việc đó
không.Người quản trị hành động như ông chủ và họ dựa vào quyền lực vị thế
của mình.Để trở thành nhà lãnh đạo thì chúng ta cần có một số phẩm chất cá
nhân tinh tế khó nhận thấy nhưng rất mạnh mẽ như :lòng nhiệt tình,tính chính
trực ,lòng dũng cảm và khiêm tốn. Phải đam mê công việc thực sự,quan tâm
đến con người chân thật. Để trở thành nhà lãnh đạo ta cần dũng khí chấp nhận
lỗi lầm và những nghi ngại,chấp nhận rủi ro,lắng nghe và tin tưởng ,học tập
người khác.Như đã nói ở trên nhà lãnh đạo lãnh đạo người khác dựa vào sự ảnh
hưởng và để tạo sự ảnh hưởng thì hoc tập và trao dồi kiến thức chuyên
môn.Bên cạnh đó chúng ta phải biết động viên thúc đẩy người khác và hiểu
được họ đang nghỉ gì.Ngoài ra ta phải rèn luyện khả năng truyền thông của
mình để có thể truyền đạt đến người khác những điều ta muốn nói.Rèn luyện
những kỹ năng trên là con đường dẫn chúng ta đến một nhà lãnh đạo hiệu quả.
Trên tất cả, người lãnh đạo cần có sự nhất quán cũng như quyết tâm trong hành
động để đạt được mục tiêu cao nhất trong quản lý điều hành. Người lãnh
đạo không chỉ cần có năng lực chuyên môn mà cần sự hội tụ đồng thời của
nhiều yếu tố, đặc biệt là tính chuyên nghiệp của một nhà lãnh đạo.

- Bài học cho các nhà quản trị chuyên nghiệp:

Nhà quản trị thường mắc một sai lầm cơ bản, đó là: đều làm việc như một nhân
viên chứ không phải như một người lãnh đạo. Sai lầm này cũng dễ hiểu, vì nhà
quản trị đã từng là một nhân viên khôi. Nhưng khi nhận trách nhiệm mới thì họ
lại quên mất quy tắc đầu tiên của quản lý: không làm các việc cụ thể, mà tạo
điều kiện cho những người khác làm việc. Quản trị ngày nay được coi là một
quá trình cung cấp những trợ giúp và nguồn lực để nhân viên hoàn thành công
việc. Sai lầm nêu trên xảy ra ở rất nhiều tổ chức trên thế giới: Người quản trị
vẫn giữ nếp suy nghĩ như một nhân viên chứ không phải là nhà lãnh đạo. Hậu
quả còn tồi tệ hơn cả bị thất bát hay hỏa hoạn. Hậu quả là sản lượng thấp, hoạt
động kém hiệu quả, thiếu quyết tâm và thất bại trong nghề nghiệp. Vấn đề nằm
ở chỗ nhà quản trị không hiểu đầy đủ về công việc của mình. Xét cho cùng, anh
ta được bổ nhiệm làm quản lý chính vì anh ta đã từng làm việc rất tốt. Tại một
điểm nào đó trên con đường phát triển nghề nghiệp, anh ta trở thành nhà quản
trị mà không được huấn luyện kỹ càng thêm. Thiếu sót này thường xuyên xảy
ra. Những người được tin tưởng đặt vào vị trí quản lý nhưng họ lại chuẩn bị
quá ít ỏi để làm công việc này, và hậu quả thật tai hại. Có nhiều nhà quản trị
khiến được đưa lên vị trí này như phần thưởng hiển nhiên cho thành tích làm
việc của họ . Nhưng trở thành một nhà quản lý là một bước nhảy lớn. Vị trí này
đòi hỏi bạn phải từ bỏ các công việc bạn đã từng làm để chuyển sang vai trò
mới giúp đỡ mọi người làm những việc bạn mà bạn từng làm. Bạn không còn
là một kỹ sư, họa sĩ đồ họa, hay nhà báo nữa, mà hãy trở thành một kỹ sư
trưởng, một giám đốc, hay một tổng biên tập đầy sáng tạo. Đó là các vị trí quan
trọng kèm theo nhiều trách nhiệm quản lý. Bạn cần phải suy nghĩ và làm việc
một cách khác hẳn so với trước.

Các nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Họ là
những người sẽ tạo nên sự khác biệt, và vì vậy họ lĩnh trách nhiệm rất nặng nề
trong công việc. Họ phải biết cách tư duy. Và nếu bạn muốn lập kế hoạch, bạn
cần phải tư duy. Hãy đoán trước. Và với tư cách là một nhà quản trị, suy nghĩ
về các hệ quả của hành vi (điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm như vậy?) cũng như
của bất hành vi (điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm gì cả?), từ đó chuyển tư
duy thành hành động. Bên cạnh đó nhà quản trị phải biết cách truyền đạt. Ai
cũng cần phải biết họ được giao phó làm việc gì và yêu cầu đạt được những gì.
Điều đó lý giải tại sao các nhà quản lý phải trở thành những người liên tục
truyền đạt thông tin, có khả năng diễn thuyết mạch lạc, luôn lắng nghe và học
hỏi từ những gì nhìn thấy và nghe được. Để giao tiếp hiệu quả thì cần phải có
khả năng nghe và quan sát thật tốt. Hãy đi dạo qua lại các phòng làm việc. Hãy
ăn tại căng tin của công ty. Người giao tiếp tốt luôn biết đặt câu hỏi như một
công cụ để tìm hiểu những điều đang xảy ra cũng như để bày tỏ sự quan tâm
của mình. Vai trò của nhà quản trị là cũng gần giống với người huấn luyện
viên. Các nhà quản trị rời bỏ những công việc “cụ thể” như kế toán, kỹ sư, thu
mua hay các công việc khác. Họ tạo điều kiện cho nhân viên làm các công việc
đó. Điều này đòi hỏi ở họ một kỷ luật thép đối với bản thân, tại đó họ phải từ
bỏ hẳn những công việc mà họ đã rất quen thuộc để giữ vai trò là người hỗ trợ.
Nói một cách khác, bạn phải rời khỏi trận đấu để đứng bên lề sân cỏ. Điểm
khác biệt nằm ở chỗ bạn không phải là cổ động viên mà là huấn luyện viên, có
nhiệm vụ tạo điều kiện để các cầu thủ chơi hết khả năng của họ. Các nhà quản
trị được đánh giá bởi những thành tích của họ. “Hôm nay ta đã làm gì” là câu
hỏi luôn đặt ra với bất cứ nhà quản lý nào. Rất nhiều người không dành thời
gian để đánh giá lại những gì mình đã thành công và phương pháp đạt được
thành công đó. Có một yếu tố trong quản trị mà chúng ta chưa thảo luận tới: đó
là khả năng lãnh đạo. Người ta thường nói rằng nhà quản trị làm công việc
quản trị, còn người lãnh đạo truyền cảm hứng. Đúng thế, nhưng bạn không thể
là một người quản trị làm việc có hiệu quả trừ khi thực hiện được cả hai điều
đó. Nhà quản trị cần phải gắn yếu tố lãnh đạo với các kỹ năng quản lý. Điều
quan trọng nhất là ý thức lãnh đạo trong mỗi người; đó là với tâm niệm: “Tôi
có thể tạo ra một thay đổi tích cực”. Từ trong suy nghĩ, hay cá tính, hãy tạo ra ý
thức lãnh đạo người khác. Nhà quản lý cần có tham vọng lãnh đạo, và người
lãnh đạo cần tôn trọng nguyên tắc quản lý, tất cả vì mục tiêu cuối cùng.

Nhiều người cho rằng quản lý là một công việc bạc bẽo. Nhưng nếu được
chuẩn bị kỹ càng và có suy nghĩ đúng đắn, thì công việc này sẽ là lựa chọn
nghề nghiệp tuyệt vời, qua đó, người quản trị nhận thức được đầy đủ về cá tính
và năng khiếu của bản thân: đó là khả năng hoàn thành công việc thông qua nỗ
lực của những người khác. Tất cả những gì cần có để thực hiện tốt công việc
này là sự sẵn lòng học hỏi và tấm lòng tận tâm vì mục tiêu tăng trưởng và phát
triển.

You might also like