You are on page 1of 24

së gi¸o dôc - ®µo t¹o Hµ Néi

trêng thpt cæ loa


-------- --------

S¸nG kiÕn kinh nghiÖm

§Ò tµi :
øng dông phÇn mÒm sketpad 4.07 trong
viÖc gi¶ng d¹y phÐp biÕn h×nh

Ngêi thùc hiÖn: TrÇn Quèc ThÐp


Tæ to¸n Trêng THPT Cæ Loa

N¨m häc: 2008 – 2009


GV Trần Quốc Thép

Mục lục

NỘI DUNG TRANG


I.PHẦN MỞ ĐẦU:
1/Lý do chọn đề tài: 2
2/Mục tiêu nghiên cứu: 2
3/Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
4/Các phương pháp nghiên cứu: 2
II.PHẦN NỘI DUNG: 3
1/Lịch sử của vấn đề nghiên cứu: 3
2/Cơ sở lý luận của đề tài: 3
3/Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 3
4/Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu: 4
A/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 4
A.1) Ý tưởng chủ đạo và xuyên suốt. 4
A.2) Các kiến thức và kĩ năng chuẩn bị 4
A.3) Ứng dụng của GSP 4.07 khi dạy học định nghĩa, định lý,
tính chất 4
A.4) Ứng dụng của GSP 4.07 khi giải toán quĩ tích. 8
A.5) Ứng dụng của GSP 4.07 trong bài toán chứng minh với minh
họa động. 10
A.6) Ứng dụng của GSP 4.07 trong bài toán dựng hình được minh
họa động. 12
B/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
III.PHẦN KẾT LUẬN: 17
1/Kết luận: 18
2/Tài liệu tham khảo: 19

1
GV Trần Quốc Thép

I.PHẦN MỞ ĐẦU:
1/Lý do chọn đề tài:
Phép biến hình là một mảng kiến thức khó dậy, có nhiều nguyên nhân như
học sinh không thấy hấp dẫn, giáo viên thì có tâm lý ngại dậy dạng toán này vì dù
sao đây cũng là một dạng toán khó, vừa đòi hỏi tư duy cao cũng như cách trình
bày, cách diễn đạt cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn,
Một lý do quan trọng nữa là vì chỉ bằng những công cụ đơn giản không thể
làm cho học sinh hiểu được vấn đề, rất khó hình dung những tính chất rất hiến
nhiên mà thời gian trên lớp lại vô cùng hạn hẹp.
Chính vì những lý do đó mà bài giảng rất khó vào và khô khan. Học sinh
luôn có những thắc mắc như: quĩ tích có hình dáng như thế nào, tại sao lại có quỹ
tích như vậy? Dựng hình như thế nào đây?
Sketchpad thỏa mãn những yêu cầu đó, nó là công cụ để tạo ra những ví dụ
minh họa trực quan, giúp cho học sinh quan sát, giải thích và nêu ra các dự đoán về
quĩ tích. Để cho các em tự khám phá để rồi đi đến thích thú và không sợ toán biến
hình nữa. Các thầy cô cũng tiết kiệm thời gian giảng giải. Do thời gian hạn hẹp tôi
chỉ tập trung vào các vấn đề minh họa khái niệm hình học, các tính chất, các ví dụ
rất tiêu biểu trong sách giáo khoa, được “ động hóa” nhằm tăng tính hấp dẫn cho
bài giảng.
2/Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của tác giả là nghiên cứu hệ thống hóa và cung cấp những bài tập
kèm các công cụ sketchpad có sẵn dễ áp dụng khi giảng dạy phép biến hình lớp
11. Qua những bài tập và hướng dẫn đơn giản tác giả hi vọng các thầy cô có thể có
thêm nhiều phương án tham khảo việc giảng bài trực quan.
3/Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trước hết là thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy Toán làm cho học
sinh thấy đươc sự hấp dẫn của một loại toán khó, học sinh yêu thích môn biến
hình. Đồng thời khi tiến hành nghiên cứu cũng giúp bản thân nắm vững kiến thức
2
GV Trần Quốc Thép

sử dụng phần mềm dạy học, đồng thời trao đổi và học tập kinh nghiệm của các
thầy cô.
4/Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích: nghiên cứu thực trạng học sinh, nắm được kiến
thức của học sinh những khó khăn và thắc mắc của học sinh khi học biến hình.
- Phương pháp tổng hợp: sử dụng các kĩ thuật mô hình sẵn có trên internet
kết hợp với giảng dạy của bản thân, thực tế diễn ra trên lớp học cũng như các ý
kiến đóng góp của thầy cô giáo.
- Phương pháp thực nghiệm: khi giảng dạy một bài toán bằng sketchpad tôi
thấy rằng cần phải thử nghiệm cách dạy qua những lớp khác nhau thì mới rút ra
những kinh nghiệm và cải tiến phù hợp cho lớp sau.
- Phương pháp trao đổi và thảo luận: cùng nghiên cứu và cung cấp những
kết quả thảo luận với các thầy cô giáo trong tổ cũng như trên mạng intenet.
II.PHẦN NỘI DUNG:
1/Lịch sử của vấn đề nghiên cứu:
Vấn đề sử dụng sketchpad để giảng dạy không phải là một vấn đề mơi,
nhưng sketchpad thực sự rất hữu ích để dạy biến hình, có thể nói rằng nếu không
quyết tâm mang lại sự rõ ràng và yêu thích cho học sinh thì tôi không quan tâm và
sử dụng skétpad. Với sự động viên của các thầy cô trong nhà trường tôi mạnh dạn
trình bày những kết quả mình đã làm trong thời gian vừa qua.
2/Cơ sở lý luận của đề tài:
Cơ sở triết học: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của quá trình tìm ra chân lý”
Cơ sở tâm lý học: con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu
cần tư duy. Tự mình đề xuất được hướng giải quyết vấn đề.
Yêu cầu của thực tiễn: Đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần sách
giáo khoa mới. Thực hiện lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học

3
GV Trần Quốc Thép

3/Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:


Đa số học sinh rất ngại khi học mảng kiến thức này, rất lúng túng trong quá
trình phân tích để tìm ra bản chất và vận dụng kiến thức về phép biến hình. Một
điều quan trọng là học sinh thiếu phương pháp, giáo viên thì chưa đưa ra con
đường tiếp cận hợp lý.
4/Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu:
A/NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
A.1)Ý tưởng chủ đạo xuyên suốt của dạy toán biến hình:
Học sinh cần biết dựng ảnh qua một phép biến hình
Học sinh có khả năng dự đoán và giải được các bài toán quĩ tích
Trên cơ sơ hiểu được các bài toán quĩ tích học sinh có thể giải được các bài
toán dựng hình, cực trị và nhiều dạng toán còn lại
Sketchpad cần có mặt ở đâu?
Khi dạy khái niệm: minh họa cho các khái niệm, ở trình độ thứ nhất này thầy
cô hình thành những khái niệm và các ví dụ, đặc biệt là các ví dụ
Khi phát hiện ra định lí và tính chất của hình, hỗ trợ chứng minh
Dạy giải bài toán hình học đặc biệt là các bài toán quỹ tích và dựng hình.
A.2) Các kiến thức và kĩ năng chuẩn bị:
Phần mềm sketchpad GSP.407 bản tiếng anh
(www.diendantinhoc.vn/showthread.php) hoặc
GSP việt hóa bản Beta: (http://gspvn.org/gspmodels/content/view/303/49/)
Hướng dẫn sử dụng GSP (http://gspvn.org/gspmodels/content/section/8/43/)
Các mẫu và phần động: ( http://forum.mathscope.org )
A.3) Ứng dụng của GSP 4.07 khi dạy học định nghĩa, định lý, tính
chất
Hỗ trợ của sketch trong giảng dạy sẽ rất hiệu quả nếu như các thầy cô kết
hợp nhuần nhuyễn giữa dựng hình bằng tay và dựng hình bằng máy.
4
GV Trần Quốc Thép

+ Khó khăn của dạy học truyền thống là rất khó cho học sinh hình dung
được ảnh của một hình qua các phép biến hình, GSP giải quyết được điều đó.
Ví dụ 1: Phép tịnh tiến biến một đường tròn thành một đường tròn có bán
kính bằng nó.

Hướng dẫn dựng hình : Bằng thao tác tạo ảnh của M là M’, tạo vết của M’ rồi
cho M chuyển động trên đường tròn (O) điểm M’ cũng tạo nên vết là đường tròn
ảnh. Ví dụ này có hai nhiệm vụ: Một là biểu diễn quĩ tích của ảnh, hai là giúp học
sinh nhớ được ảnh của đường tròn qua phép tịnh tiến
Ví dụ 2: Phép tịnh tiến biến một đường thẳng thành một đường thẳng song song
hoặc trùng nó.

Cho đường thẳng a tịnh tiến động đến đường thẳng a’ làm học sinh rất hứng thú.
uuur
Ta hoàn toàn có thể thay đổi véctơ AA ' để thu được ảnh a’ trùng với a.
5
GV Trần Quốc Thép

Ví dụ 3: Phép quay với hình động trong hình 10 sách giáo khoa: biến hình “lá cờ”
thành hình “lá cờ”.

Ví dụ 4: phép quay là một phép dời hình.

Ví dụ 5: Cho ΔABC có 3 trung tuyến AM,BN,CP.


uuur
a) Dựng ảnh của ΔABC qua phép tịnh tiến véctơ BN
b) Chỉ ra một tam giác có 3 cạnh là 3 trung tuyến đã cho.

6
GV Trần Quốc Thép

Giải: Hình dựng như hình vẽ, tác giả đã đặt chế độ hình động để học sinh trực quan
nhìn thấy sự tịnh tiến tam giác ABC.
Dễ cho học sinh thấy được tam giác PP’C chính là tam giác có ba cạnh là ba đường
trung tuyến và từ đó có thể chứng minh được bài toán: Ba trung tuyến của một tam
giác cũng là ba cạnh của một tam giác.
A.4) Ứng dụng của GSP 4.07 khi giải toán quĩ tích.
Sketch làm tăng tính năng động và hỗ trợ suy luận dự đoán quĩ tích. Nhờ có
sketch, ta có thể hướng dẫn cho học sinh dự đoán quĩ tích ( với học sinh yếu) đồng
thời trình diễn quĩ tích, làm cho vấn đề trở lên sáng sủa hơn. Ta có ví dụ sau:
Ví dụ 6: ( khi dạy bài phép vị tự): Cho Δ ABC có đoạn BC cố định, điểm A chuyển
động trên (O,R). Tìm quĩ tích trọng tâm Δ ABC.
Giải và hướng dẫn: Các em rất khó hình dung được quĩ tích. Khi ta cho chạy hình
động sau, các em sẽ khám phá quĩ tích là đường tròn và tự đặt được câu hỏi, vị tự
như thế nào để được quĩ tích đó:

7
GV Trần Quốc Thép

Ví dụ 7: Cho hai điểm B,C cố định trên đường tròn (O;R) và một điểm A thay đổi
nằm trên đường tròn đó. Chứng minh rằng trực tâm trong tam giác ABC nằm trên
một đường tròn cố định.
Giải: học sinh đã tìm hiểu và có thể rất rõ lời giải trong sách. Nhưng khó khăn nhất
chính là ở chỗ, học sinh không hình dung được quĩ tích như thế nào. Cách giải
trong sách giáo khoa rất hàn lâm, bổ sung lời giải bằng hình động GSP rất có ích:

8
GV Trần Quốc Thép

Học sinh được mắt thấy, có thể nói sờ thấy quĩ tích của điểm H. Nếu như các em
không thực sự thấy được và hiểu lời giải, các thầy cô chỉ cần thay đổi bằng cách
gợi ý: Dễ thấy được quĩ tích của H là đường tròn. Vậy bằng phép tịnh tiến theo
uuur
véctơ nào ta có thể thu được quĩ tích đó, phải chăng véctơ AH không đổi?
Ví dụ 8: Cho hình bình hành ABCD có cạnh AB cố định và AC có độ dài không
đổi. Tìm tập hợp các đỉnh D.

Giải
C thuộc đường tròn (A;R). Suy ra quĩ tích của D là đường tròn ảnh của
uuu
r
(A;R) qua phép tịnh tiến theo véctơ BA .
Ví dụ 9: Cho đường tròn (O;R) và hai điểm AB cố định. Với mỗi điểm M di động
trên đường tròn (O) ta dựng hình bình hành AMBM’. Tìm tập hơp các đỉnh M’.

Giải: Do
AMBM’ là
hình bình
hành nên AB
cắt MM’ tại
trung điểm I
mỗi đường.
Do đó M’ là ảnh của M qua phép đối xứng tâm I. Khi M di động trên đường tròn
(O) thì M’ di động trên (O’) là ảnh của (O) qua phép đối xứng tâm I.

9
GV Trần Quốc Thép

Ví dụ 10: Cho hình thoi ABCD có hai điểm B,D thuộc đường thẳng d cố định.
Điểm A chuyển động trên (O,R). Chứng minh điểm C chuyển động trên một đường
tròn cố định.

Giải:
Do ABCD là hình thoi nên A, C đối xứng qua đường thẳng BD hay đường
thẳng d. Vậy khi A di động trên (O) thì C chuyển động trên đường thẳng (O’) là
ảnh của (O) qua phép Đd. Vì (O) cố định và d cũng cố định nên (O’) cố định.
Bắt đầu từ bài phép quay và phép đối xứng tâm, nhất là trong các tiết chữa
bài tập là cơ hội rất tuyệt vời cho các thầy cô giáo sử dụng sketchpad để trực quan
hóa cách giải bài tập.
A.5) Ứng dụng của GSP 4.07 trong minh họa động bài toán chứng
minh
Ví dụ 11: (BT 13 sgk): Cho hai tam giác vuông cân OAB và OA’B’ có chung đỉnh
O sao cho O nằm trên đoạn AB’ và nằm ngoài đoạn A’B. Gọi G và G’ lần lượt là
trọng tâm ∆ OAA’ và ∆ OBB’. Chứng minh ∆ GOG’ là tam giác vuông cân.

Giải: Xét phép quay Q( O ,900 ) : A a B; A ' a B '; O a O nên phép quay Q( O ,900 ) biến

∆ OAB thành ∆ OA’B’. Vì vậy trọng tâm G biến thành G’ qua Q( O ,900 ) . Suy ra điều

phải chứng minh. Sau khi các em học sinh giải xong ta cho minh họa động bài này,
thu được kết quả khả quan. Học sinh rất hứng thú.

10
GV Trần Quốc Thép

Hướng dẫn dựng hình động: Dựng các tam giác OAB và OA’B’ theo yêu cầu đề
bài, ∆ OAA’ tô mầu xanh ( chức năng Contruct/ Quadrilateral hoặc Ctrl – P). Sau
đó dựng cung tròn AB( như hình vẽ).

Chọn điểm M thuộc cung AB, quay OM một góc 900, chọn B’ sao cho OB’=OB’
đã dựng. Điền mầu cho ∆ BMB’ (Ctrl-P), dựng G’ cho tam giác này, che dấu điểm
M. Sau đó ta đi tạo nút chuyển động M từ A đến B. Tạo nút chuyển động tức thời
M( RESET) từ B về A. Dấu cung AB đi ta có công cụ cần làm ngay.
Ví dụ 12: (Bài 8 –Ôn tập chương) Cho đường tròn (O) có đường kính AB. Gọi C
là điểm đối xứng với A qua B và PQ là một đường kính thay đổi của (O) khác
đường kính AB. Đường thẳng CQ cắt PA và PB lần lượt tại M và N.
a) Chứng minh Q là trung điểm của CM, N là trung điểm của CQ

11
GV Trần Quốc Thép

b) Tìm quỹ tích của M,N khi PQ thay đổi:

Hướng dẫn dựng hình: Dựng đường tròn cùng với đường kính AB như điều kiện
đề bài, dựng C bằng cách lấy phép quay tâm B của điểm A.
- Chọn điểm P thuộc đường tròn và dựng PO cắt đường tròn tại Q.
- Tạo nút chuyển động cho P (Edit/ Action button), đo độ dài hai đoạn MQ và
QC. Học sinh rút ra được nhận xét QM=QC và từ đó đi chứng minh.
Đồng thời ta cho tạo vết của M để học sinh dự đoán quĩ tích.
A.6) Ứng dụng của GSP 4.07 trong bài toán dựng hình được minh
họa động.
Ví dụ 13 : Cho mộtđường tròn (O), một đường thẳng d và một đoạn thẳng AB.
uuur uuu
r
Dựng điểm C thuộc d, D thuộc O sao cho DC = AB

12
GV Trần Quốc Thép

Hướng dẫn dựng hình: Dựng đường tròn (O,R), đường thẳng d và đoạn thẳng
uuur
AB. Chọn một điểm C thuộc đoạn AB, tịnh tiến điểm O theo véctơ AC ta được
O’, vẽ đường thẳng (O’) bán kính R( bằng cách chọn tâm O’, bán kính là đoạn OR

Hướng dẫn dựng hình: Chọn C rồi B, sau đó chọn edit/ action button/ movement
thì khi di động C đến B ta sẽ được ảnh động của (O’).

13
GV Trần Quốc Thép

Hướng dẫn dựng hình: Các bạn hãy tạo các nút như hình vẽ :
- nút reset là lùi M về A, tiếp theo là lùi F về B, kết hợp 2 nút này lại với nhau
(reset + move F to B)
- Tiếp đến là tịnh tiến động M đến B đồng thời ẩn C, (move M to B +hide C)
kết thúc quá trình này là hiện C, tịnh tiến động C thành D, trong quá trình đó
vẫn ẩn dấu AD,DC và CB (present 3 actions)
- Shows object: Hiện AD, DC và CB
- Sequence 4 action: tổ hợp toàn bộ các phím lại
Cuối cùng để đảm bảo tính mĩ thuật, bạn có thể ẩn hiện toàn bộ các nút ở trên, đổi
tên nút cuối cùng là Dựng hình. Ta đã hoàn tất bài toán.
Ví dụ 14 : Cho đường tròn (O;R) và đường thẳng d cố định. Tìm điểm B trên (O)
và điểm C trên đường thẳng d sao cho ∆ ABC là tam giác đều.
Giải

14
GV Trần Quốc Thép

Dễ thấy rằng:
-Dựng đường tròn (O') ảnh của (O) qua phép quay Q(A, 600)
-Dựng giao điểm C của (O') và d
-Dựng điểm B là ảnh của C qua phép quay Q(A, -600). B, C là hai điểm cần dựng.
hướng dẫn dựng hình động:

Trước hết: dựng hình như bảng trên theo thứ tự công việc như sau:
- dựng (O,R), điểm A, và đường thẳng d

15
GV Trần Quốc Thép

- Dựng (O’, R) là ảnh của (O,R) qua Q(A, 600), dựng đường tròn (A,AO’) trên
đó có cung OO’, chọn O’ thuộc cung đó và tạo hai nút chuyển động từ
O’(thứ 2) đến O’(thứ nhất), và từ O’(thứ 2) sang O.
- (O’, R) cắt d tại C, tạo ảnh động của Q(A, -600) biến C thành B bằng cách
dựng B là ảnh của C trước, tạo một điểm B động chuyển động từ C đến
B( có thề thông qua L, là giao điểm của AB với (C1)
- Đổ màu cho cung BAC: Chọn đường tròn (A,AB), chọn B trước, C sau rồi
chọn Contruct/ arc on cirle, sau đó chọn Contruct/ Arc Interior/ Arc sector

Sau khi đổ màu xong: ta thực hiện các nút chuyển động

16
GV Trần Quốc Thép

Cuối cùng bạn ẩn toàn bộ những đường không cần thiết, bạn đã có sản phẩm như
sau:

Tất nhiên bạn hãy ẩn cả các button ẩn hiện nếu bạn muốn!
B/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
17
GV Trần Quốc Thép

Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài “ Ứng dụng GSP vào dạy toán
biến hinh”, tôi nhận thấy vấn đề này giúp ích nhiều cho học sinh trong việc học
một bộ môn rất khó khăn, giúp các em không còn “ngại ngần” giải toán biến hình
nữa, các em đã giải khá tốt những phần liên quan đến phép biến hình; say mê học
và giải bài tập. Hiệu quả này đã động viên khuyến khích tôi rất nhiều. Sau khi có
bộ công cụ này, tôi thấy cần thời gian để tiếp tục nghiên cứu và cải tiến các kĩ thuật
mới trong sketchpad.
Vì số ví dụ trong thực tế dạy học là rất nhiều, tác giả chỉ cung cấp một vài ví
dụ điển hình tiêu biểu từ dễ đến khó. Các bạn có thể thấy trình tự sắp xếp trong
cách dựng đó, mục đích chuyển từ dễ là khám phá tìm quĩ tích đến bước cuối cùng
là dựng hình có hình động. Tác giả hi vọng cách sắp xếp này giúp các thầy cô dễ
đọc và sử dụng.

III. PHẦN KẾT LUẬN:


1/ Kết luận:

Sáng kiến kinh nghiệm đã đạt được một số kết quả như sau:

i) Nghiên cứu về các ứng dụng của GSP vào giảng dạy toán: vẽ hình, sử dụng
khi dạy định nghĩa, các tính chất cũng như vận dụng trong tiết bài tập.
ii) Xây dựng 14 ví dụ tiêu biểu sử dụng phần mềm Geometer's Sketchpad nhằm
hỗ trợ dạy học ba dạng toán cơ bản của phép biến hình. Trong những ví dụ
khó đều có những hướng dẫn cụ thể về cách dựng hình. Hi
iii) Phân tích và làm rõ hiệu quả của các chương trình trên vào dạy học.
Tôi viết đề tài nhằm mục đích cùng trao đổi với các thầy cô dạy bộ môn toán
về việc sử dụng phần mềm này thế nào sao cho hiệu quả. Vì kiến thức và thời gian
còn nhiều hạn chế nên chắc rằng tài liệu có thiếu sót, tôi chân thành đón nhận sự
góp ý của Quý Thầy Cô. Xin chân thành cảm ơn.

18
GV Trần Quốc Thép

19
GV Trần Quốc Thép

2/ Tài liệu tham khảo:


1. Phương pháp dạy học môn Toán.
Tác giả : Nguyễn Bá Kim.NXB Đại học Sư phạm năm 2002.
2. Phương pháp dạy học môn Toán phần 2 - dạy học những nội dung cơ bản,
Tác giả : Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh
Cảng, Vũ Dương Thụy, Nguyễn Văn Thường. NXB Giáo dục 1994.
3. Hướng dẫn sử dụng Phần mềm hình học Geometer's SketchPad.
Tác giả : Trần Vui (chủ biên) NXB Giáo dục 2000.
4. Sách giáo khoa hình học lớp 11.
Tác giả : Văn Như Cương (chủ biên).
NXB Giáo dục 2000.
5. Sách bài tập hình học lớp 11.
Tác giả : Văn Như Cương (chủ biên), Trần Đức Huyên, Nguyễn Mộng Hy.
NXB Giáo dục 2000.
6. Sách giáo khoa thí điểm hình học lớp 11.
Tác giả : Đoàn Quỳnh (tổng chủ biên), Văn Như Cương (chủ biên), Phạm
Khắc Ban, Tạ Mân. NXB Giáo dục 2002.
7. Phép biến hình trong mặt phẳng
Tác giả : Đỗ Thanh Sơn. NXB Giáo dục 2002.
8. Các bài tập về các phép biến hình
Tác giả : Nguyễn Vĩnh Cận. NXB Giáo dục 2002.
9. Các phép biến hình trong mặt phẳng
Tác giả : Nguyễn Mộng Hy. NXB Giáo dục 2001.
10. Dạy học và sự trợ giúp của máy tính
Tác giả : Nguyễn Vũ Quốc Hưng

20
GV Trần Quốc Thép

§¸nh gi¸ cña Héi ®ång khoa häc nhµ trêng:

Ngµy…. th¸ng….. n¨m 2009


Chñ tÞch héi ®ång

§¸nh gi¸ cña Héi ®ång khoa häc ngµnh ( Së gi¸o dôc - ®µo t¹o
Hµ Néi )

Ngµy…. th¸ng….. n¨m 2009


Chñ tÞch héi ®ång

21
GV Trần Quốc Thép

22

You might also like