You are on page 1of 3

Các vùng du lịch ở Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bước tới: menu, tìm kiếm

Bản đồ các vùng du lịch ở Việt Nam.PNG

Các vùng du lịch Việt Nam là tiêu chí phân vùng trên cơ sở tuyến hay điểm du lịch và
dựa trên sự liên kết những điểm tương đồng hay các điểm du lịch. Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020 chia ra 7 vùng du lịch thay vì 3 vùng như chiến lược đến
năm 2010, các vùng du lịch gồm: Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông
Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng
Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.[1][2]

Mục lục
[ẩn]

• 1 Các tiêu chí phân vùng du lịch (Việt Nam)


• 2 Các vùng du lịch ở Việt Nam
o 2.1 Vùng trung du, miền núi phía Bắc
o 2.2 Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
o 2.3 Vùng bắc Trung Bộ
o 2.4 Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
o 2.5 Vùng Tây Nguyên
o 2.6 Vùng Đông Nam Bộ
o 2.7 Vùng Tây Nam Bộ
• 3 Tham khảo

• 4 Chú thích

[sửa] Các tiêu chí phân vùng du lịch (Việt Nam)


• Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.

• Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch.

• Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội
truyền thống.

• Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình
quân đầu người.

• Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ
thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.

[sửa] Các vùng du lịch ở Việt Nam


[sửa] Vùng trung du, miền núi phía Bắc

• Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ,
Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn
và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với Trung
Quốc và Thượng Lào
• Các địa bàn trọng điểm: TP. Lào Cai - Sa Pa - Phan Xi Păng; TP. Điện Biên Phủ
và phụ cận; TP. Lạng Sơn và phụ cận Đền Hùng, vùng ATK.

[sửa] Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

• Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
• Các địa bàn trọng điểm: thủ đô Hà Nội và phụ cận, Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long -
Bái Tử Long.

[sửa] Vùng bắc Trung Bộ

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông Tây và hệ thống
biển, đảo Bắc Trung Bộ. Các địa bàn trọng điểm: Huế và phụ cận; Kim Liên - Vinh - Cửa
Lò - Cầu Treo.
[sửa] Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

• Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ.

Các địa bàn trọng điểm: Đà Nẵng - Quảng Nam, Nha Trang - Ninh Chữ, Phan Thiết -
Mũi Né.

[sửa] Vùng Tây Nguyên

Gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng gắn với Tam giác phát
triển Việt Nam - Lào - Campuchia Các địa bàn trọng điểm: TP Đà Lạt và phụ cận, TP.
Buôn Mê Thuột và phụ cận; Khu vực Bờ Y- TX. Kon Tum - TP. Pleiku.

[sửa] Vùng Đông Nam Bộ

• Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du
lịch xuyên Á.

Các địa bàn trọng điểm: Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh, Vũng Tàu - Côn Đảo.

[sửa] Vùng Tây Nam Bộ

• Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu,
Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần
Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông.

Các địa bàn trọng điểm: Khu vực TP.Cần Thơ và phụ cận; Hà Tiên - Phú Quốc; Khu vực
Đồng Tháp Mười.

You might also like