You are on page 1of 55

Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Trang 0
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG TRÌNH ......................................................................................................................... 3
BÁO CÁO ĐỀ DẪN ....................................................................................................................... 4
BÁO CÁO TỔNG KẾT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM TRONG
ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ................................. 5
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUY TRÌNH TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN
CÁC CẤP TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ BẰNG CÁCH TIẾP CẬN
THEO QUÁ TRÌNH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ISO ............................ 10
MỞ RỘNG MÔ HÌNH CÁC CLB, ĐỘI, NHÓM TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ ................. 18
VAI TRÕ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÂU LẠC BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG HỌC ................................................................................ 21
CÂU LẠC BỘ BÁO CHÍ - ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN ....................................................... 26
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CLB, ĐỘI, NHÓM ........ 29
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM TRONG SINH VIÊN .......................................................... 33
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN ĐH KINH TẾ HUẾ .......... 36
CLB DIỄN ĐÀN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG TRAO ĐỔI CHUYÊN
MÔN VÀ HỌC THUẬT.............................................................................................................. 39
TƢ DUY ĐỔI MỚI “HỌC ĐỂ LÀM HAY LÀM ĐỂ HỌC ???” ........................................... 43
LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG CÁC CLB – XƢƠNG SỐNG ĐOÀN HỘI................................... 46
VẤN ĐỀ CHẤP HÀNH NỘI QUY CỦA NHÀ TRƢỜNG VÀ VAI TRÕ CỦA ĐỘI VĂN
MINH GIẢNG ĐƢỜNG.............................................................................................................. 49

Trang 1
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

CHƢƠNG TRÌNH
Hội thảo đánh giá mô hình hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm
trong đào tạo tín chỉ trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Huế

THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC


7h15’ – 7h30’ Tiếp đón đại biểu
7h30’ – 7h45’ Văn nghệ chào mừng
7h45’ – 8h00’ - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Mời đoàn chủ tịch và thư ký vào vị trí làm việc
8h00’ – 8h10’ Báo cáo đề dẫn hội thảo
8h10’ – 8h20’ Báo cáo tổng kết mô hình hoạt động câu lạc bộ, đội nhóm trong
đào tạo tín chỉ tại Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế
8h20’ – 8h35’ Phát biểu chỉ đạo và tặng hoa chúc mừng
8h35’ – 9h35’ Báo cáo tham luận:
- Trường đại học sư phạm Huế
- Câu lạc bộ Bóng chuyền
- Câu lạc bộ Học làm giàu
- Trường đại học Ngoại ngữ Huế
9h35’ – 9h50’ Nghỉ giải lao
9h50’ – 10h45’ Báo cáo Tham luận và Thảo luận
- Câu lạc bộ Khiêu vũ
- Đội Công tác xã hội
10h45’ – 10h55’ Tổng kết hội thảo
11h Bế mạc

BAN TỔ CHỨC

Trang 2
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

BÁO CÁO ĐỀ DẪN


Hội thảo đánh giá mô hình hoạt động các câu lạc bộ, đội nhóm
trong đào tạo tín chỉ Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã chuyển từ mô hình đào tạo niên chế sang
mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 2008. Đây là một bước ngoặt quan trọng
mang lại những hiệu quả to lớn trong quá trình đổi mới phương thức đào tạo của Nhà
trường.
Trong học chế tín chỉ, sinh viên có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn môn học,
thời gian học và lựa chọn thầy, cô giảng dạy sao cho phù hợp nhất đối với bản thân. Tuy
nhiên, điều đó cũng có nghĩa là đoàn viên sinh viên không còn được biên chế và học tập,
sinh hoạt theo tổ chức Chi đoàn, Chi hội truyền thống mà phân tán về các lớp theo môn
học với thời gian và địa điểm học tập khác nhau. Thực trạng đó gây ra nhiều khó khăn
trong công tác thông tin, quản lý, tập hợp đoàn viên sinh viên và tổ chức các hoạt động
của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. Trước tình hình đó, nhiệm vụ của Ban Chấp hành
Đoàn trường và Ban Chấp hành Hội Sinh viên là phải xây dựng những mô hình hoạt động
phù hợp trong công tác đoàn và phong trào thanh niên, trong đó việc phát triển các câu lạc
bộ, đội nhóm sinh viên theo chuyên môn, sở thích, kỹ năng là một hướng đi mang lại hiệu
quả thiết thực trong học tập và rèn luyện của sinh viên.
Hôm nay, ngày 29 tháng 05 năm 2011, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên Trường
Đại học Kinh tế tổ chức Hội thảo “Đánh giá mô hình hoạt động các câu lạc bộ, đội
nhóm trong đào tạo tín chỉ” với các mục đích chủ yếu sau đây:
- Đánh giá toàn diện kết quả và hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, đội và
nhóm sinh viên trong đào tạo tín chỉ giai đoạn 2008 – 2011;
- Phát hiện những mô hình sáng tạo, hiệu quả để nhân rộng và làm cơ sở trong việc
xây dựng chương trình công tác Đoàn, Hội trong thời gian sắp tới;
- Thảo luận để tìm ra những hạn chế trong quá trình hoạt động của các câu lạc bộ,
đội và nhóm sinh viên làm cơ sở đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Với tinh thần đó, thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội
thảo, và kính chúc quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội
thảo của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn.

Trang 3
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

BÁO CÁO TỔNG KẾT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI NHÓM
TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ

1. Sự cần thiết phải phát triển mô hình hoạt động của các Câu lạc bộ/Đội Nhóm
Với triết lý: “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình học”,
phương thức đào tạo theo tín chỉ đã khẳng định nhiều ưu thế hơn hẳn so với phương thức
đào tạo truyền thống trước đây. Hệ thống đào tạo tín chỉ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo
xúc tiến triển khai áp dụng theo lộ trình cụ thể, với việc áp dụng thí điểm tại Đại học Bách
Khoa Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1993. Từ năm 2005, bắt đầu áp dụng thí điểm tại
các trường Đại học: Đà Lạt, Kinh tế quốc dân, dân lập Thăng Long, dân lập Phương
Đông, Đà Nẵng.., sau đó mở rộng phạm vi áp dụng tại các trường Đại học trên cả nước.
Đại học Huế cũng nằm trong lộ trình thực hiện chuyển đổi này, ngày 27 tháng 9 năm
2007; Giám đốc ĐH Huế, PGS.TS Nguyễn Văn Toàn đã ký công văn số 1124 công bố kế
hoạch triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó, khoá tuyển sinh năm học 2008 –
2009 là khóa đầu tiên ở Trường Đại học Kinh tế áp dụng hệ thống đào tạo tín chỉ.
Quá trình tham gia hệ thống đào tạo tín chỉ, đoàn viên sinh viên thường phân tán,
không tập trung thành một "đơn vị" ổn định; thời gian học tập không cố định; việc trao
đổi thông tin giữa các chi đoàn, đoàn cơ sở không bảo đảm nên việc sắp xếp thời gian và
thống nhất các nội dung hoạt động gặp khó khăn. Với hình thức đăng ký môn học tự do
trong đào tạo tín chỉ khiến mô hình sinh hoạt chi đoàn, Hội Sinh viên vốn được ràng buộc
theo lớp học truyền thống bị xáo trộn mạnh vì số lượng sinh viên thay đổi nhanh khi tham
gia các môn học khác nhau theo yêu cầu riêng. Điều này dễ dẫn đến các sinh hoạt của
Đoàn, Hội theo mô hình truyền thống có thể tạo ra tâm lý nhàm chán, kém thu hút nếu
vẫn duy trì phương thức sinh hoạt nặng về tập trung gò bó, nội dung trùng lặp theo kiểu
cũ. Câu hỏi lớn đặt ra là: Mô hình nào sẽ phù hợp cho hoạt động của Đoàn Thanh niên,
Hội sinh viên trong đào tạo tín chỉ?

Trang 4
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Trong quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi các hoạt động của Đoàn Thanh
niên, Hội sinh viên phải không ngừng sáng tạo, đổi mới trong phương thức tổ chức, các
hoạt động phải hướng tới việc đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Đồng thời hình thức hoạt
động đa dạng của các câu lạc bộ chuyên môn, câu lạc bộ kỹ năng học tập, câu lạc bộ các
kỹ năng mềm, các đội/nhóm sinh viên tình nguyện là phải dựa trên sự lựa chọn chủ động
của sinh viên. Nhìn từ góc độ này, các câu lạc bộ/đội/nhóm về chuyên ngành, về sở thích,
kỹ năng sống, hoạt động tình nguyện... dần dần thu hút một lượng đông đảo sinh viên
trong và ngoài trường tham dự. Việc thu hút sinh viên tham gia sinh hoạt tại các Câu lạc
bộ/đội nhóm đã trở thành một kênh thông tin quan trọng để Đoàn, Hội đánh giá năng lực
sáng tạo, năng lực phấn đấu của mỗi sinh viên. Chính vì vậy mà hoạt động của các câu lạc
bộ/đội/nhóm thật sự cần thiết nhằm bổ trợ và góp phần đem lại kết quả nhất định trong
đào tạo tín chỉ hiện nay.
2. Thực trạng hoạt động của các Câu lạc bộ/Đội/Nhóm trực thuộc Đoàn Thanh
niên – Hội sinh viên trƣờng Đại học Kinh tế
Từ năm học 2008 – 2009, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế chính thức chuyển
đổi hình thức đào tạo niên chế sang đào tào tín chỉ, đây chính là một bước chuyển lớn
trong các phong trào Đoàn - Hội của nhà trường. Hệ thống đào tạo tín chỉ đã tạo điều kiện
cho người học có cơ hội chứng tỏ bản thân mình hơn, chính vì vậy mô hình sinh hoạt, tập
hợp sinh viên theo nhóm các hoạt động, sở thích, năng khiếu nhận được nhiều sự quan
tâm, hưởng ứng tham gia của sinh viên. Nhận thức được vấn đề này, Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên luôn luôn khuyến khích, định hướng thành lập và phát triển các câu lạc
bộ/đội/nhóm với mục tiêu tạo ra sự đa dạng trong hoạt động, phát triển nhiều sân chơi hấp
dẫn nhằm thu hút Đoàn viên, sinh viên.
Tính đến thời điểm này, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trực tiếp quản lý 16 câu lạc
bộ/đội/nhóm theo nhiều lĩnh vực hoạt động, cụ thể như sau:
- Hoạt động xung kích, tình nguyện: Đội Công tác xã hội, Văn minh giảng đường,
Đội sinh viên tuyên truyền hiến máu tình nguyện.

Trang 5
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

- Hoạt động truyền thông:, Câu lạc bộ Báo chí, Cổng thông tin Đoàn Thanh niên,
Câu lạc bộ Diễn đàn.
- Hoạt động kỹ năng: Câu lạc bộ Kỹ năng mềm, Câu lạc bộ Học làm giàu, Câu lạc
bộ Anh văn.
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ: Câu lạc bộ Âm nhạc, Câu lạc bộ Guitar, Câu lạc bộ
Khiêu vũ, Câu lạc bộ Thời trang, Câu lạc bộ Rap-HipHop, Câu lạc bộ Kịch.
- Hoạt động thể thao: Câu lạc bộ Bóng đá, Câu lạc bộ Bóng chuyền.
Với những nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, các Câu lạc bộ/Đội/Nhóm thực sự thu
hút đông đảo sinh viên trong và ngoài trường hưởng ứng tham gia. Một minh chứng cụ
thể là số thành viên của 16 câu lạc bộ/đội/nhóm tham gia sinh hoạt đến cuối năm học
2010 – 2011 gần 954 đoàn viên, sinh viên. Thực tế cho thấy, các câu lạc bộ/đội/nhóm
luôn luôn là những đầu tàu trong các mảng hoạt động của nhà trường như tình nguyện
chung sức cùng cộng đồng, rèn luyện kỹ năng, truyền thông, văn hóa văn nghệ - thể dục
thể thao, đã góp phần xây dựng hình ảnh sinh viên Kinh tế Huế trí tuệ - năng động – bản
lĩnh – sáng tạo Đại học Huế nói riêng và xã hội nói chung.

242

Xung kíc h, tình nguyện

177 T ruyền thông


K ỹ năng
VHVN - T D T T
430
105

Biểu thống kê số lƣợng thành viên Câu lạc bộ/Đội/Nhóm năm học 2010 - 2011

Trang 6
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Hoạt động của các Câu lạc bộ/đội/nhóm tại Trường đại học Kinh tế Huế đã tạo cho
sinh viên nhiều cơ hội lựa chọn để tham gia, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất khi mới
bước chân vào giảng đường đại học. Chính sự đa dạng trong hoạt động đoàn, hội đã giúp
cho sinh viên có thể thích ứng nhanh với mô hình đào tạo trong tín chỉ, năng động hơn,
tích cực hơn trong học tập và rèn luyện bản thân. Tuy nhiên việc phát triển nhanh số
lượng các câu lạc bộ/đội/nhóm trong thời gian qua cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần
khắc phục và giải quyết sớm, cụ thể như sau:
- Kiểm soát, duy trì số lượng thành viên tham gia ổn định của các câu lạc
bộ/đội/nhóm trở nên khó khăn trong đào tạo tín chỉ, đặc biệt là về mặt thời gian.
- Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ, thủ lĩnh các đội nhóm còn thiếu và yếu kỹ năng
sinh hoạt tập thể, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập kế hoạch.
- Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất như phòng sinh hoạt, hội trường, âm thanh, ánh sáng,
sân bãi đã tạo sự bị động trong các buổi họp, sinh hoạt của các câu lạc bộ, đội nhóm.
- Chương trình hoạt động trong năm học của các câu lạc bộ/đội/nhóm chưa nhận
được sự quản lý chặt chẽ từ phía Đoàn, Hội sinh viên. Điều này dẫn đến một số hoạt động
còn mang tính chất tự phát, chưa mang tính định hướng tổng thể; chưa có được sự bảo trợ
từ phía Đoàn và Hội sinh viên.
- Sự phối kết hợp giữa các câu lạc bộ/đội/nhóm trong và ngoài trường chưa được
các thủ lĩnh thanh niên nhận thức một cách đầy đủ; sự thiếu phối kết hợp này đã không
tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng trong toàn thể sinh viên.
- Chế độ báo cáo chưa tiến hành thường xuyên. Vì vậy việc đánh giá chất lượng
hoạt động của các đơn vị là rất khó khăn và thiếu cơ sở.
3. Định hƣớng và những giải pháp trong thời gian tới.
Nhằm ổn định và phát triển mạnh mang tính chất chiều sâu của mô hình hoạt động
các Câu lạc bộ/đội/nhóm trong đào tạo tín chỉ, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên đưa ra
các định hướng và những giải pháp cơ bản sau đây:

Trang 7
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Một là, các đơn vị phải xây dựng kế hoạch hoạt động và trình cho Đoàn thanh
niên, Hội sinh viên nhà trường và đầu năm học. Trong quá trình hoạt động, số lượng
thành viên cần liên tục cập nhật theo tháng, tổng hợp và chốt danh sách vào cuối mỗi học
kỳ. Tất cả các câu lạc bộ/đội/nhóm phải ban hành quy chế hoạt động một cách rõ ràng.
Hai là, phải thường xuyên sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá quá trình hoạt động và
những thành tích của từng thanh niên trong đơn vị, làm cơ sở cho việc xét thi đua khen
thưởng và xét kết nạp Đảng viên.
Ba là, đoàn trường và hội sinh viên sẽ ban hành 01 mẫu giấy chứng nhận thống
nhất, nhằm xác nhận quá trình tham gia của các thành viên câu lạc bộ, đội nhóm vào cuối
năm thứ 4 của quá trình đào tạo. Giấy xác nhận bao gồm tiếng Anh và tiếng Việt.
Bốn là, xây dựng chế độ hỗ trợ tài chính cụ thể dành cho thủ lĩnh các câu lạc
bộ/đội/nhóm theo từng năm học dưới sự hỗ trợ trực tiếp từ phía Nhà trường và Đoàn Trường.
Năm là, tăng cường quảng bá mô hình hoạt động các câu lạc bộ/đội/nhóm trong
trên các phương tiện truyền thông của nhà trường và xã hội, đặc biệt là trong buổi học
chính trị đầu năm, đầu khóa do nhà trường tổ chức.
Sáu là, phối kết hợp với Trung hoạt động thanh thiếu nhi Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ
chức Ngày hội Cán bộ Đoàn – Hội nhằm tăng cường kỹ năng hoạt động Đoàn – Hội cho
các thủ lĩnh thanh niên.
Bảy là, đề xuất với nhà trường trang cấp 01 phòng sinh hoạt riêng biệt cho các thủ
lĩnh, ban chủ nhiệm các câu lạc bộ/đội/nhóm.
Trên đây báo cáo tổng kết và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hơn mô
hình hoạt động các câu lạc bộ/đội/nhóm trong đào tạo tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế -
Đại học Huế. Chúng tôi hy vọng rằng với sự quan tâm hỗ trợ của Nhà trường, sự định
hướng của Đoàn Trường và Hội sinh viên cộng thêm sự nổ lực không ngừng của các câu
lạc bộ/đội/nhóm, mô hình hoạt động này trong đào tạo tín chỉ sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng tích
cực, thu hút đông đảo sinh viên tham gia, góp phần khẳng định thương hiệu của Trường
Đại học Kinh tế Huế trong sinh viên và trong xã hội.

Trang 8
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUY TRÌNH TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ĐOÀN CÁC CẤP TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ BẰNG CÁCH
TIẾP CẬN THEO QUÁ TRÌNH CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ISO

Hoàng Anh Tuấn


Phó Bí thư Đoàn Trường ĐHSP Huế

1. Tựa bài
Với sứ mạnh là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình
độ đại học và sau đại học; cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ
sự nghiệp phát triển giáo dục trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đặc biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, việc
đào tạo ra các thế hệ giáo viên đạt chuẩn toàn diện của một người giáo viên nhân dân
đang là nhiệm vụ trọng yếu của các đơn vị trong nhà trường, trong đó có Đoàn Thanh
niên, một tổ chức chính trị xã hội, đại diện cho tuổi trẻ của nhà trường.
Với sự thay đổi của hình thức đào tạo từ mô hình niên chế sang đào tạo theo học chế
tín chỉ, việc hình thành các nhóm lớp theo môn học với thời gian học tập phân bổ đều
khiến cho mô hình lớp học truyền thống không phát huy hiệu quả tối ưu trong việc rèn
luyện, sinh hoạt của sinh viên. Mô hình nhóm lớp theo môn học luôn luôn biến động theo
từng học kỳ dẫn đến công tác tổ chức hoạt động đoàn cũng phải luôn luôn cải tiến, tổ
chức linh hoạt, mềm dẻo theo một quy trình cụ thể, chặt chẽ để phát huy tối đa hiệu quả
rèn luyện đoàn viên, sinh viên.
2. Tóm tắt

Trang 9
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Xây dựng hệ thống quy trình trong việc tổ chức các hoạt động của tổ chức đoàn các
cấp bằng cách tiếp cận theo quá trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 sẽ
góp phần nâng cao chất lượng của công tác tổ chức hoạt động đoàn, phát huy được hiệu
quả rèn luyện đoàn viên sinh viên, thu hút được nhiều sinh viên tham gia. Việc xây dựng
hệ thống quy trình theo hướng tiếp cận theo quá trình vào môi trường sư phạm sẽ góp
phần nâng cao tính mô phạm, sáng tạo của sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo toàn
diện, góp phần thực hiện cam kết chuẩn đầu ra của nhà trường đối với xã hội.

3. Giới thiệu
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện, đào tạo người giáo viên đáp
ứng được yêu cầu của xã hội trong thời đại mới, khi đất nước đang trong quá trình hội
nhập, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, với mô hình đào
tạo theo học chế tín chỉ hiện nay, hiệu quả của công tác giáo dục toàn diện trong đó đặc
biệt là việc tổ chức hoạt động đoàn nhằm hỗ trợ công tác học tập, nghiên cứu khoa học và
rèn luyện nghiệp vụ rất khó khăn do việc thu hút, tập trung lực lượng đoàn viên sinh viên
trong việc triển khai hoạt động rèn luyện không đạt kết quả cao. Với những thách thức và
khó khăn đó, đòi hỏi mỗi tổ chức đoàn cần phải xây dựng một hệ thống quy trình tổ chức
hoạt động đoàn chặt chẽ, khoa học để phát huy tối đa năng lực trí tuệ, để xây dựng kỹ
năng sống, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên sinh viên. Từ đó, tổ chức đoàn thực sự là
một đơn vị quan trọng trong việc giúp nhà trường thực hiện sứ mạng đào tạo ra các thế hệ
giáo viên đáp ứng nhu cầu xã hội.
Việc xây dựng quy trình theo tiêu chuẩn ISO trong việc tổ chức hoạt động của tổ
chức đoàn nhằm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho đoàn viên sinh viên sẽ giúp cho tổ
chức đoàn các cấp trong nhà trường sẽ đào tạo ra những thế hệ đoàn viên sinh viên có
chuẩn về kiến thức, nghiệp vụ và đạo đức nhà giáo. Nâng cao uy tín, chất lượng đầu ra
của sinh viên nhà trường, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các đơn vị làm công tác giáo dục
nói riêng và sự nghiệp trồng người của toàn xã hội nói chung. Ngoài ra, nó còn góp phần

Trang 10
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

nâng cao hiệu quả của công tác đổi mới phƣơng pháp dạy và học nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường đạt chuẩn đầu ra hiện nay. Bên cạnh đó, nó còn góp phần
nâng cao hình ảnh, uy tín của Trường trong công tác đào tạo giáo viên cho các tỉnh khu
vực miền Trung, Tây Nguyên đáp ứng được yêu cầu của xã hội, góp phần hạn chế tình
trạng tiêu cực đang là gánh nặng của ngành giáo dục hiện nay. Từng bước xây dựng
thƣơng hiệu, mở rộng quy mô đào tạo nhằm xây dựng trường thành một đơn vị đào tạo
có tính cạnh tranh trong cả nước và trên thế giới.
4. Dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận.
Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
nhằm đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đạt chuẩn đào
tạo của khu vực cũng như trên toàn thế giới, đòi hỏi chúng ta cần phải thúc đẩy sự nghiệp
đào tạo nguồn nhân lực theo hướng tiêu chuẩn hóa nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi
hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với lợi ích và tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng ISO, ngày nay người ta đã mở rộng phạm vi áp dụng vào cả lĩnh vực đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.
Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ với nguyên tắc đào tạo mềm dẻo đòi hỏi công
tác Đoàn cũng cần phải triển khai hoạt động một cách mềm dẻo, kế hoạch hoạt động cũng
cần phải xây dựng mềm dẻo với quy trình hoạt động chặt chẽ nhằm thu hút đông đảo
đoàn viên sinh viên tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo.
Với nguyên tắc quản lý chất lượng “Cách tiếp cận theo quá trình” (Process Approach)
của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000, kết quả mong muốn sẽ đạt được một
cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động liên quan được quản lý như một quá
trình. Để hiểu cách tiếp cận theo quá trình, có thể tham khảo mô hình dưới đây:

Trang 11
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được tiến hành theo một
trình tự hợp lí để tạo ra các kết quả/sản phẩm có giá trị cho tổ chức. Nói một cách nôm na,
quá trình là dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm hữu ích dành cho khách hàng bên
ngoài hay khách hàng nội bộ. Để hoạt động hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lí
nhiều quá trình có liên quan và tương tác lẫn nhau. Thông thường, đầu ra của một quá
trình sẽ tạo thành đầu vào của quá trình tiếp theo. Việc xác định một cách có hệ thống và
quản lí các quá trình được triển khai trong tổ chức và đặc biệt quản lí sự tương tác giữa
các quá trình đó được gọi là “cách tiếp cận theo quá trình".
4.2. Thực tiễn việc tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ của các cấp bộ đoàn
Hiện nay, với mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ, công tác tập trung đoàn viên sinh
viên để tổ chức hoạt động đoàn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động học tập, nghiên
cứu khoa học, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của các Trường thuộc khối sư phạm nói
chung và của Trường Đại học Sư phạm Huế nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, bất
cập, công tác triển khai hoạt động đến từng đoàn viên sinh viên từ cấp đoàn trường đến
chi đoàn gặp nhiều bế tắc, chồng chéo, không kịp thời dẫn đến không thu hút được nhiều

Trang 12
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

đoàn viên sinh viên tham gia. Nguyên nhân chính là do thời gian sinh hoạt tập thể không
nhiều, mô hình lớp học truyền thống gắn liền với chi đoàn không phát huy hiệu quả tối ưu
do việc hình thành các nhóm lớp môn học với sự biến động sinh viên rất lớn trong quá
trình học tập.
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả.
Xây dựng hệ thống quy trình tổ chức hoạt động đoàn các cấp theo chuẩn ISO nhằm
nâng cao hiệu quả của hoạt động đoàn, nâng cao hiệu quả rèn luyện đoàn viên, hỗ trợ cho
công tác đào tạo toàn diện của nhà trường.
Mô hình hoạt động phải được xây dựng theo quy trình chặt chẽ, phù hợp với thực
tiễn cơ sở hoạt động đoàn, hướng dẫn thực hiện cụ thể, rõ ràng.
4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.4.1. Xây dựng hệ thống quy trình tổ chức hoạt động theo cách tiếp cận quá trình
của Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000
- Nghiên cứu cách tiếp cận theo quá trình bằng cách xây dựng mô hình tổ chức hoạt
động theo nguyên tắc quản lý chất lượng.
- Từ thực tiễn tổ chức hoạt động đoàn để hệ thống hóa cách thức tổ chức hoạt động
thành hệ thống quy trình tổ chức theo cách tiếp cận của hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000:2000.
4.4.2. Xây dựng một số mô hình tổ chức hoạt động đoàn nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm tiêu biểu hiện
nay
- Mô hình tổ chức hoạt động “Ngày hội tân sinh viên hằng năm”: nhằm xây dựng
truyền thống nhà trường (thương hiệu), hỗ trợ phương pháp học tập bậc đại học, phương
pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng sống trong tân sinh viên.
- Mô hình “Ngày hội sinh viên ra trường”: nhằm xây dựng thương hiệu nhà trường,
cam kết chuẩn đầu ra của lực lượng nhà giáo tương lai với xã hội và xây dựng đội ngũ
cựu sinh viên – lực lượng sẽ tiếp tục trở lại giúp nhà trường trong công tác đào tạo.

Trang 13
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

- Mô hình “Đồng hành cùng học sinh thân yêu tương lai”: đưa sinh viên về tham gia
sinh hoạt với học sinh các trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo
giáo viên toàn diện, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho đoàn viên sinh viên
- Hội trại nghiệp vụ sư phạm: nhằm giáo dục truyền thống đoàn thanh niên, rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện kỹ năng hoạt động đoàn cho đoàn viên sinh viên
- Tập huấn kỹ năng mềm sinh viên: Rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp
cho đoàn viên sinh viên.
- Xây dựng đề án thành lập các câu lạc bộ, đội, nhóm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động, công tác tổ chức, quản lý của các câu lạc bộ, đội, nhóm góp phần nâng cao hiệu quả
của công tác học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện nghiệp vụ.
4.5. Đề xuất, kiến nghị
4.5.1. Đề xuất
- Cần phải xây dựng đề án hệ thống quy trình hoạt động đoàn thống nhất giữa các
cấp bộ đoàn.
- Nên triển khai các hoạt động không được chồng chéo, phải tuân thủ quy trình để
đảm bảo đầu ra của sản phẩm, khách hàng đó là chất lượng rèn luyện đoàn viên.
- Nâng cao công tác tuyên truyền trong việc xây dựng quy trình tổ chức hoạt động
đoàn đến từng cán bộ đoàn các cấp.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn các cấp để góp phần không ngừng đổi
mới nội dung và triển khai tổ chức hoạt động đúng theo quy trình đã xây dựng.
4.5.2. Kiến nghị
- Các cấp bộ đoàn cần nâng cao vị thế của mình trong đơn vị bằng cách xây dựng hệ
thống quy trình hoạt động cụ thể, rõ ràng và tính thiết thực, hiệu quả cao.
- Đơn vị quản lý cần tạo cơ chế pháp lý cho công tác tiếp cận, nghiên cứu và áp dụng
Hệ thống quản lý chất lượng vào công tác đoàn để tổ chức đoàn trở thành một lực lượng
tiên phong giúp nhà trường trong công tác đào tạo giáo viên hiện nay theo lộ trình đề ra.

Trang 14
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

5. Kết quả
Mô hình triển khai hoạt động đoàn xây dựng dựa trên mô hình theo cách tiếp cận
quá trình của Hệ thống Quản lý chất lượng Iso 9000:2000

HOẠT ĐỘNG ĐOÀN


QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC ĐỔI MỚI LIÊN TỤC
Mục tiêu, yêu cầu rèn luyện, giáo dục

Thành tích đạt đƣợc khi tham gia


Đoàn viên Sinh viên –
Đoàn viên Sinh viên –

Trách nhiệm của cấp


bộ đoàn triển khai

Theo dõi, Đánh giá, rút


quản lý đoàn kinh nghiệm,
viên tham gia đỗi mới cách
thức tổ chức

Đầu vào Quá trình rèn luyện

Đầu ra
Thành tích

Mô hình tổ chức hoạt động đoàn xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000
Trên cơ sở mô hình tổng quát để áp dụng vào việc xây dựng quy trình tổ chức các
hoạt động đoàn các cấp nhằm góp phần nâng cao công tác giáo dục, rèn luyện sinh viên
trở thành người giáo viên
6. Diễn dải và phân tích kết quả
Quá trình tổ chức các hoạt động đoàn là tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau, được tiến hành theo một trình tự hợp lí (từ lúc xác định mục tiêu tổ chức đến lúc tổ
chức thành công hoạt động) để tạo ra các phong trào đoàn, phong trào sinh viên có cả bề

Trang 15
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

nổi lẫn chiều sâu trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nhà giáo, cũng như
trong công tác đào tạo giáo viên cho nhà trường. Có thể diễn đạt như sau, quá trình tổ
chức các hoạt động đoàn ví như là dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm hữu ích dành
cho khách hàng bên ngoài hay khách hàng nội bộ. Để hoạt động hiệu quả, các cấp bộ
đoàn cần phải xác định cụ thể và quản lí chặt chẽ nhiều quá trình tổ chức các hoạt động có
liên quan và tương tác lẫn nhau. Thông thường, đầu ra (thành tích đạt được) của một quá
trình tổ chức hoạt động đoàn này sẽ tạo thành đầu vào (truyền thống, mục tiêu phấn đấu)
của quá trình tổ chức một hoạt động đoàn tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Website của Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam, http://www.tcvn.gov.vn/
[2]. Website của Công ty tư vấn INNOVA: http://www.iso.com.vn
[3]. Website của Trường Đại học Sư phạm Huế: http://www.dhsphue.edu.vn
[4]. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ kèm theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
“Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”
[5]. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đoàn Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế nhiệm kỳ
2009-2011.

Trang 16
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

MỞ RỘNG MÔ HÌNH CÁC CLB, ĐỘI, NHÓM TRONG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

Nguyễn Thị Phương Lan – Trường Đại học Ngoại ngữ


Trong tình hình hiện nay, các trường thành viên của Đại học Huế đang áp dụng mô
hình học theo học chế tín chỉ. Với cách học này, độ mềm dẻo và linh hoạt của chương
trình giúp người học tự học, tự nghiên cứu, và do đó, phát huy được tính chủ động, sáng
tạo của người học. Tuy nhiên, mô hình này lại tạo ra không ít khó khăn cho các công tác
Đoàn Hội. Sinh viên không còn học theo lớp niên chế, việc liên lạc để phổ biến và tổ
chức các hoạt động tập thể trở nên khó khăn hơn. Đây chính là lý do chúng ta càng cần
phải đẩy mạnh hoạt động CLB, đội, nhóm. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để mở rộng
mô hình CLB, đội, nhóm trong đào tạo tín chỉ?
Hiện nay, song song với những hoạt động khác, các mô hình CLB văn hóa, thể
thao, nghề nghiệp, kĩ năng và khởi nghiệp dần được Đoàn, Hội sinh viên các trường Đại
học chú ý đến. Các CLB này ra đời đã phần nào giải quyết được vấn đề quản lý Đoàn viên
cho các Đoàn trường và đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên. Ngoài giờ học
căng thẳng, sinh viên tham gia CLB để vui chơi, giải trí, hình thành nên thói quen sinh
hoạt theo tổ chức với những người có chung sở thích và chí hướng. Đây chính là môi
trường giúp sinh viên giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có
hiệu quả. Đồng thời cũng là nơi tạo điều kiện cho chúng ta nhận ra những điểm yếu và
bộc lộ thế mạnh cũng như những xu hướng và sở thích cá nhân... Thông qua đó, mỗi
người sẽ biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với nhu cầu phát triển để tiến tới hoàn
thiện bản thân. Đây cũng chính là quá trình khám phá năng lực tiềm ẩn bên trong mỗi
người, từ đó góp phần tạo nên sự tự tin cho sinh viên.
Hiện nay, ở trường ĐH Ngoại ngữ, các mô hình CLB, đội, nhóm đã và đang được
phát triển khá mạnh, tiêu biểu có CLB Báo chí, CLB Văn nghệ, CLB Tình nguyện, CLB
Sao Bắc Đẩu và các CLB chuyên môn trực thuộc các Khoa trong trường.
Từ thực tế hoạt động của các CLB, đội, nhóm tại trường, thiết nghĩ, để mở rộng
được CLB, đội, nhóm, trước hết, nhà trường cần có sự đầu tư hợp lý về cả nhân lực lẫn
Trang 17
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

kinh phí cho hoạt động này. Tại trường Ngoại Ngữ, vào đầu năm, các CLB, đội, nhóm
đều phải đưa ra bản dự trù kinh phí cho các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức trong năm đó.
Đoàn trường và Hội sinh viên trường, trên cơ sở các bản dự trù đó, sẽ lập ra kinh phí hoạt
động trong cả năm và đề nghị lên để Nhà trường xem xét hỗ trợ. Việc lập kế hoạch khoa
học như vậy khiến việc xin hỗ trợ được dễ dàng hơn và do đó đã phần nào giải quyết vấn
đề kinh phí hoạt động cho các CLB trong trường.
BCH Đoàn, Hội cần có sự phối hợp chặt chẽ với chủ nhiệm các CLB, đội, nhóm.
Chính phương hướng đề ra của Đoàn, Hội sẽ là kim chỉ nam để các CLB, đội, nhóm đề ra
phương thức sinh hoạt riêng cho phù hợp với tình hình chung.
Không giống như các buổi học chính khóa, CLB, đội, nhóm rèn luyện cho sinh
viên thông qua các hoạt động vừa chơi vừa học. Có thể thấy một điểm yếu của sinh viên
chúng ta hiện nay là thiếu kỹ năng mềm, cho nên việc lập ra các CLB kỹ năng là cực kỳ
cần thiết. CLB Sao Bắc Đẩu ra đời đã đáp ứng được nhu cầu này của các bạn Đoàn viên,
sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ. CLB Sao Bắc Đẩu là đầu trò trong các hoạt động tập thể
vì hội viên của CLB này được tập huấn định kỳ về các kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng
Đoàn Hội. Trong đợt tập huấn cán bộ Đoàn Hội do Đoàn trường ĐHNN tổ chức tháng 4
vừa qua, các thành viên của CLB này cũng đã tham gia tập huấn lại cho các CB Đoàn Hội
chủ chốt, tạo nên một đợt tập huấn thành công.
Đi kèm đó là những CLB, đội, nhóm về học thuật và năng khiếu. Tất cả những mô
hình này, chắc chắn đều nhận được sự quan tâm của không ít người. Vì thế, việc thành lập
CLB, đội, nhóm và đề ra cách thức hoạt động của nó không thể thoát ly nhu cầu được vui
chơi, giải trí lành mạnh và nâng cao kiến thức, kỹ năng của sinh viên.
Đồng thời, như chúng ta đều biết, CLB, đội, nhóm sinh hoạt chủ yếu dựa trên sự
điều hành của các thủ lĩnh sinh viên. Cho nên việc nâng cao kỹ năng Đoàn – Hội và các
kiến thức cho Ban chủ nhiệm là cực kỳ cần thiết. Về vấn đề này, nên chăng BCH Đoàn,
Hội cần tổ chức các đợt tập huấn định kỳ cho thủ lĩnh CLB, đội, nhóm. Qua đó trau dồi và
rèn luyện thêm cho họ bản lĩnh, tác phong và khả năng tổ chức, lãnh đạo.

Trang 18
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Mở rộng mô hình CLB, đội, nhóm không đơn giản chỉ như thế, mà chúng ta cần
biết phối hợp hoạt động giữa các CLB, đội, nhóm với nhau. Điều này đồng nghĩa với việc
thủ lĩnh các CLB cần biết học hỏi, liên kết lại để tổ chức các buổi giao lưu giữa thành
viên các đơn vị. Như thế, những người tham gia nhiều CLB sẽ không cảm thấy mệt mỏi
hay lo lắng, mà trong đầu họ sẽ luôn nghĩ ở đâu cũng là gia đình của mình.
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày một phát triển. Nhiều hoạt động không chỉ gói
gọn trong khuôn viên nhà trường mà còn vươn ra ngoài xã hội. Để bắt kịp sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ thông tin và tận dụng tối đa nguồn lực, nên chăng mỗi
trường, mỗi đơn vị tạo ra các diễn đàn sinh viên, ở đó sẽ có chỗ cho các CLB, đội, nhóm
quảng bá hình ảnh và hoạt động của mình. Đó cũng sẽ là kênh thông tin nhanh chóng, hữu
hiệu để BCN có thể trực tiếp trao đổi với thành viên. Bằng hình thức này, một mặt thúc
đẩy ở sinh viên kiến thức cơ bản về tin học và mạng máy tính, mặt khác sẽ thu hút được
số lượng lớn sinh viên tham gia, đồng thời giảm dần các hoạt động không lành mạnh trên
internet. Hiện nay, Đoàn trường và Hội sinh viên trường ĐHNN đã có một diễn đàn riêng
được nối trực tiếp với trang web của trường. Diễn đàn này do chính các bạn Đoàn viên
sinh viên trong trường lập nên, làm đề án hoạt động, xin sự thông qua của Đoàn trường để
xin ý kiến của BGH và Đảng ủy Nhà trường để đi vào hoạt động. Diễn đàn này sẽ là cầu
nối thông tin hữu ích giữa sinh viên, Đoàn Hội và Nhà trường. Ngoài ra, được sự cho
phép của BGH, Hội sinh viên trường ĐHNN đã được trang bị hệ thống phát thanh để làm
chương trình phát thanh cho toàn trường vào các giờ giải lao. Đây cũng sẽ là một kênh
thong tin tuyên truyền rất hữu ích cho các hoạt động Đoàn Hội của trường.
Trên đây là một vài ý kiến của cá nhân tôi về việc mở rộng mô hình hoạt động của
các CLB, đội, nhóm trong đào tạo tín chỉ. Mong rằng, BCH Đoàn – Hội cùng Ban giám
hiệu nhà trường sẽ có sự quan tâm đúng mức và hướng phát triển thích hợp các mô hình
CLB, đội, nhóm để tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập và rèn luyện, giúp sinh viên
phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, thúc đẩy các bạn trẻ đối đầu và tìm cách
vượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ phức tạp
khác trong cuộc sống.
Rất mong nhận dược ý kiến đóng góp của các đồng chí. Chúc Đại hội thành công
tốt đẹp. Xin chân thành cám ơn!

Trang 19
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC CÂU LẠC BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG HỌC

Trần Đức Minh


Giám đốc Công ty TNHH HiTEC

Kính thƣa quý vị đại biểu!

Thƣa hội nghị!

Vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp đã, đang và
sẽ tiếp tục được đặt ra, nhất là trong bối cảnh tỉnh Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở
thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận số 48 của Bộ Chính trị. Trong đó,
sự cần thiết tăng cường các kỹ năng cho sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng,
Trung học chuyên nghiệp... được thường xuyên đề cập để tìm ra các giải pháp hữu hiệu
đào tạo nguồn lao động phục vụ sự phát triển của tỉnh.

Từ thực tế hiện nay có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực trẻ chưa đáp ứng được
đòi hỏi của doanh nghiệp. Phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp đều được trang bị những kiến
thức chuẩn về ngành nghề mà họ được đào tạo trong các trường học, nhưng những sinh
viên mới tốt nghiệp vào công tác ở công ty thường gặp khó khăn khi tiếp cận với các thiết
bị khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Không chỉ nghiệp vụ chuyên môn mà ngay cả
khâu viết lách và diễn đạt của nhiều sinh viên ra trường vẫn còn hạn chế. Một trong
những tồn tại lớn nhất của họ hiện nay là chưa phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo,
tính chủ động trong công việc và các kỹ năng mềm (KNM) như: kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng giao tiếp, tìm kiếm thông tin, giải quyết vấn đề...

Trang 20
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển
dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn căn cứ vào yếu
tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao
động...đó là hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng
nghiệp, cách làm việc nhóm. Kỹ năng này thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm
từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây được xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành
công. Chính vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn được đào tạo chính quy, các bạn sinh
viên cũng cần phải trang bị cho mình một số kỹ năng mềm để có thể dễ dàng tìm được
những công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp chẳng hạn như những kỹ năng: giao tiếp, làm
việc nhóm, quản lý xung đột và khủng hoảng, làm chủ bản thân, thuyết trình...

Các doanh nghiệp là tế bào quan trọng của nền kinh tế. Sự lớn mạnh của các doanh
nghiệp quyết định sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Hoạt động trong môi trường
hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh
Thừa Thiên Huế nói riêng đang đứng trước nhiều thách thức. Một trong những khó khăn
mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có các kỹ
năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đây
là một lực cản mà tất cả các doanh nghiệp đều gặp và cần phải quyết tâm vượt qua.

Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong tổng số các sinh
viên tốt nghiệp hàng năm, hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40%
phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc. Vì
thực tế cũng cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến thức chuyên môn,
85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Xây dựng một xã
hội làm việc và hơn thế là làm việc chuyên nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn,
chúng ta còn phải quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng. Cần nhận thức rằng không chỉ
người lao động cần mà từ các giám đốc điều hành, nhà quản lý... cũng rất cần rèn luyện
và nâng cao kỹ năng cho bản thân. Đặc biệt với đội ngũ lao động tương lai như học sinh,
sinh viên càng nên được phổ cập và hỗ trợ để tạo thành thói quen ngay khi còn trẻ. Tuy
Trang 21
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

nhiên, ngay từ trên giảng đường đại học, không phải sinh viên nào cũng được trang bị tốt
các kỹ năng thiết yếu này. Trong khi đó, nền giáo dục Đại học Việt Nam vẫn chưa thoát
khỏi tình trạng đào tạo thiên về lý thuyết, ít trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên khiến
sinh viên sau khi ra trường rất khó có thể bắt kịp nhanh chóng với công việc.

Có nhiều con đường để tháo gỡ khó khăn trên, trong khuôn khổ bài tham luận này,
chúng tôi tập trung bàn một số giải pháp như sau:

1. Các Trường Đại học, Cao đẳng, bên cạnh việc giảng dạy các kiến thức chuyên
môn, cần có các chương trình đào tạo KNM để sinh viên tự tin khi bước vào môi trường
làm việc mới...

2. Các tổ chức Đoàn, Hội trong trường học...cần sáng tạo các mô hình hoạt động
Câu lạc bộ: CLB tiếng Anh, tiếng Pháp, CLB Bạn gái, CLB Kế toán, CLB giám đốc
tương lai, CLB Kỹ năng doanh nhân...sinh viên khi tham gia hoạt động tại các CLB sẽ
trưởng thành hơn rất nhiều, từ kỹ năng mềm như: giao tiếp, tiếng Anh...đến kỹ năng sống
như ứng xử, nhìn nhận vấn đề…, kỹ năng tư duy: phân bố logic thời gian học, hoạt động,
làm việc…đồng thời làm cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp thông qua việc:

- Cung cấp việc làm fulltime, parttime cho số sinh viên ra trường hàng năm. Tăng
cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn đang được đào tạo trong nhà
trường thông qua các đợt thực tập thực tế...

- Không chỉ giới thiệu những công việc mang tính chất lâu dài và ổn định cho
những sinh viên vừa mới hoặc chuẩn bị tốt nghiệp, các CLB, đội, nhóm cần xúc tiến, giới
thiệu những công việc bán thời gian phù hợp dành cho sinh viên chưa tốt nghiệp. Bên
cạnh đó, giới thiệu cho sinh viên năm cuối các địa điểm thực tập phù hợp.

- Thực hiện công tác hỗ trợ tuyển dụng cho Doanh nghiệp: Thu thập hồ sơ và sơ
tuyển, phỏng vấn cho phía Doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kiểm tra lại lần cuối khả
năng, trình độ của các ứng viên xuất sắc nhất.

Trang 22
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

- Ký kết với Doanh nghiệp những đơn đặt hàng dài hạn.

Để làm được những điều này, các Câu lạc bộ, Đội, Nhóm...cần phải tự khẳng định
mình, xây dựng uy tín, thương hiệu của mình để thực sự làm cầu nối giữa doanh nghiệp
và sinh viên, thông qua đó cũng có thể tạo ra nguồn kinh phí để hoạt động.

3. Tổ chức các hội thảo, sự kiện tuyển dụng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên và
doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận trực tiếp với nhau.

4. Thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề nghề nghiệp, hội thảo tuyển dụng
với nội dung phong phú, bắt kịp xu thế thay đổi của xã hội để kịp thời cung cấp thông tin,
kinh nghiệm cho sinh viên trước khi ra trường.

5. Các CLB nên phối hợp với các công ty chuyên đào tạo kỹ năng tổ chức những
chương trình hỗ trợ, đào tạo thêm về KNM cho sinh viên, góp phần phát triển, bồi dưỡng
và nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc của sinh viên.

6. Xây dựng mối quan hệ rộng, tốt đẹp với các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức
bên ngoài để có thể giới thiệu cho sinh viên những công việc phù hợp, đông thời kêu gọi
tài trợ kinh phí cho các hoạt động của các CLB, Đội, Nhóm trong nhà trường để tổ chức
các hoạt động hỗ trợ sinh viên...

7. Các doanh nghiệp có thể tham gia tài trợ và hỗ trợ CLB trong quá trình tổ chức
để được hưởng những quyền lợi đặc biệt về quảng bá hình ảnh tới số lượng sinh viên
đông đảo và cả công chúng thông qua các đơn vị truyền thông đưa tin trong suốt sự kiện,
ngoài ra là các quyền lợi về tuyển dụng như đựoc cung cấp một lượng cơ sở dữ liệu về hồ
sơ xin việc, …

Xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng không quan tâm đến việc các
Trường học đổi mới công tác quản lý như thế nào mà quan tâm đến chất lượng đào tạo
của các trường ra sao, sinh viên ra trường có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay
không? Sinh viên là một lực lượng hùng hậu, vì vậy, việc nâng cao chất lượng đào tạo cần

Trang 23
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

có sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng này cùng với sự tham gia của đoàn thanh niên, Hội
sinh viên...

Chuẩn bị một lực lượng lao động có đủ trình độ để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu
trong công việc là chìa khóa để rút ngắn khoảng cách giữa cung - cầu nhân lực và chuẩn
bị cho những đòi hỏi của thị trường nhân lực trong tương lai.

Cuối cùng, tôi xin chúc quý vị đại biểu, quý vị khách quý sức khỏe thành công,
chúc hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Trang 24
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

CÂU LẠC BỘ BÁO CHÍ - ĐỔI MỚI ĐỂ PHÁT TRIỂN

Câu lạc bộ Báo chí


Trường Đại học Kinh tế Huế
Câu lạc bộ Báo chí (CLB) có tiền thân là Hội san - được thành lập vào năm 2005
đến nay đã trải qua chặng đường dài sáu năm trưởng thành và phát triển. Với ý nghĩa là
một sân chơi bổ ích cho các sinh viên có năng khiếu và đam mê về lĩnh vực báo viết, ngay
từ khi ra đời CLB đã nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng tích cực từ đông đảo các bạn
sinh viên và Ban chấp hành Đoàn trường. Chính vì thế, trong suốt quá trình hoạt động,
CLB luôn ý thức được trách nhiệm của mình là cầu nối chuyển tải thông tin, tâm tư tình
cảm cũng như mọi mặt của đời sống sinh viên, là "Tiếng nói của sinh viên trường Đại học
Kinh tế Huế". Bước vào năm 2008, trường Đại học Kinh Tế Huế chuyển đổi hình thức
dạy và học từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, đặt ra cho các câu lạc bộ những yêu
cầu và nhiệm vụ mới trong quá trình tổ chức cũng như hoạt động.
Muốn phát triển cần phải đổi mới, đó là quy luật tất yếu. Và CLB cũng không nằm
ngoài dòng chảy ấy. Với ý thức cầu tiến, CLB đã trải qua nhiều lần tái cơ cấu về Ban chủ
nhiệm, các nhóm Biên tập nội dung, thiết kế và ban hành các quy chế hoạt động mới.
Năm học 2010 – 2011, nhìn lại con đường đã đi, đây thực sự là một năm học có ý nghĩa
của CLB, với biết bao nỗ lực của từng thành viên trong công tác đổi mới về cả hình thức
lẫn nội dung, số lượng và chất lượng tờ báo. Chúng ta hãy cùng điểm qua những sự kiện
tiêu biểu của CLB Báo chí trong năm học vừa qua:
Thứ nhất, thay đổi hệ thống nhận diện
Bắt đầu từ năm học này tên gọi xuất hiện trên các ấn phẩm của CLB đã được
chuyển thành “HCE Student’s magazine”. Hệ thống logo, câu khẩu hiệu cũng được chuẩn
hóa với mục tiêu làm cho bạn đọc ngày càng dễ dàng nhận ra những sản phẩm của CLB,
cũng như làm cho hình ảnh của CLB dễ dàng đi vào tâm thức của bạn đọc hơn.

Trang 25
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Thứ hai, ra mắt báo điện tử của CLB tại địa chỉ http://baochihce.com
Sau một thời gian tìm tòi và nghiên cứu các trang báo mạng khác, chúng tôi đã tự
phát triển một trang riêng của CLB. Đây là niềm mong mỏi của tất cả các thành viên
CLB, sự có mặt của báo điện tử giúp CLB truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách
nhanh chóng và tăng sự phản hồi của độc giả qua các tin trả lời trả lời dưới mỗi bài viết.
Có thể nói báo điện tử là một xu hướng tất yếu của thời đại số hóa.
Thứ ba, ra mắt chức năng đọc báo trực tuyến
Trên trang báo điện tử của CLB đã tích hợp tính năng độc đáo đọc báo điện tử.
Đây là bước phát triển mới và là công sức, tâm huyết của những thành viên Ban Thông tin
- truyền thông. Chức năng đọc báo trực tuyến này giúp người đọc có thể lật trang và đọc
báo như đọc báo giấy.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với những Câu lạc bộ, đội, nhóm khác của trường
CLB đã truyền tải thông tin về trường và những hoạt động tiêu biểu của sinh viên.
Bất cứ hoạt động Đoàn – Hội nào phóng viên của CLB cũng luôn theo sát để tác nghiệp.
Trong những sự kiện như Ngày hội Tân sinh viên, chuỗi sự kiện mừng ngày Nhà giáo
Việt Nam, ngày hội mừng năm Thanh niên, những sự kiện của tháng An toàn giao
thông… CLB cũng đều có mặt và để lại những bài viết có sức lan tỏa tốt.
Thứ năm, thiết kế trang bìa trau chuốt hơn
Một tờ báo muốn thu hút độc giả không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn phải
được thiết kế trên sắc diện thật đẹp mắt, do vậy CLB Báo chí đã đầu tư khá nhiều công
sức cho khâu thiết kế trang bìa. Và như mong đợi, những trang bìa của các số báo được
bạn đọc đánh giá rất cao.
Thứ sáu, ra mắt chuyên mục truyện ngắn – Love story
Những sáng tác của sinh viên được ghi lại trên những ấn phẩm của CLB đã để lại
nhiều ấn tượng đẹp trong lòng độc giả, đem đến cho người đọc những suy nghĩ, những
cảm xúc đậm chất sinh viên. Đó có thể là những chuyện tình lãng mạn, cũng có những
câu chuyện buồn, cũng có thể là những lời tri ân đến một ai đó trên đường đời…

Trang 26
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Thứ bảy, ba trăm sáu mươi độ Kinh tế


Chuyên mục thể hiện chất Kinh tế của tờ báo, đem đến cho bạn đọc những thông
tin nóng bỏng về tình hình Kinh tế trong nước và quốc tế, những phân tích sâu sắc về thực
trạng kinh tế, những xu hướng mới của người tiêu dùng, những bài viết về thương mại
điện tử, marketing, hoạt động quản lý…
Thứ tám, những bài viết về gương sáng sinh viên đều đặn xuất hiện
Những tấm gương trong học tập và rèn luyện đều được CLB ghi nhận và tiến hành phỏng
vấn. Những tấm gương này sẽ là động lực để những sinh viên khác học hỏi và noi theo.
Thứ chín, chuyên mục phóng sự bám sát đời sống và suy nghĩ của sinh viên
Những bí quyết của sinh viên trong học tập và rèn luyện, những khó khăn mà sinh
viên gặp phải (tiêu biểu là phóng sự Cuộc sống sinh viên thời bão giá). Chính những
phóng sự này góp phần phản ánh tiếng nói sinh viên của trường, để tờ báo của CLB thực
sự là “Tiếng nói sinh viên trường Đại học Kinh tế”.
Sáu năm qua, CLB đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ hết sức quý báu của Đảng Ủy,
Ban Giám Hiệu, BCH Đoàn Trường, BCH Hội Sinh viên, các CLB, đội, nhóm trong
trường Đại học Kinh tế Huế. Chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả các những cá
nhân và tổ chức đã ủng hộ CLB trong thời gian qua.
Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, định hướng từ Đảng Ủy, Ban Giám
Hiệu, BCH Đoàn Trường, BCH Hội Sinh viên Trường Đại học Kinh tế để CLB có những
bước phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Theo đà phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin chúng tôi hiểu rằng tương
lai của Báo chí phải là truyền thông đa phương tiện. Với sự cố gắng và tinh thần học hỏi
không ngơi nghỉ chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng hơn nữa để mãi là người bạn đồng hành
đáng tin cậy của sinh viên!
Xin chúc quý vị Đại biểu và các bạn sinh viên sức khỏe, thành đạt, chúc hội nghị
thành công tốt đẹp!
(Đặng Minh Hữu Chí – Chủ nhiệm CLB Báo chí)

Trang 27
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG


CỦA CÁC CLB, ĐỘI, NHÓM

Câu lạc bộ Bóng chuyền


Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế là một ngôi trường có phong trào Đoàn, Hội phát
triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm này đã có 16 CLB, Đội, Nhóm được thành lập, tạo ra
những sân chơi bổ ích, thu hút được sự quan tâm ủng hộ của đông đảo các bạn sinh viên.
Các CLB, Đội, Nhóm này là hạt nhân đoàn kết, là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động
phong trào trong trường ĐH Kinh tế Huế nói riêng cũng như trong Đại học Huế và tỉnh
Thừa Thiên - Huế nói chung. Không thể phủ nhận vai trò của các CLB, Đội, Nhóm trong
việc định hướng các hoạt động ngoài giờ cho sinh viên cũng như vai trò tích cực của nó
trong các hoạt động phong trào. Các CLB, Đội, Nhóm là nơi để sinh viên nuôi dưỡng
niềm đam mê, phát huy khả năng, năng khiếu cuả mình (VD: CLB Âm nhạc, CLB Báo
chí, CLB Kịch, CLB Bóng chuyền…); là nơi để học hỏi những kỹ năng cần thiết cho cuộc
sống cũng như cho nghề nghiệp tương lai (CLB Kỹ năng mềm, CLB Học làm giàu..); là
nơi để thoả mãn ước mơ tình nguyện “tuổi trẻ chung sức vì cộng đồng” (Đội Sinh viên
tình nguyện bảo vệ văn minh giảng đường, Đội SV tình nguyện tuyên truyền & hiến máu
nhân đạo, Đội Công tác xã hội..).. Từ lâu, các CLB, Đội, Nhóm đã tạo nên một thương
hiệu riêng cho trường ĐH Kinh tế trong cộng đồng sinh viên: đoàn kết, tự tin, năng động,
bản lĩnh, dám nghĩ dám làm…
Tuy nhiên sau một thời gian, không phải CLB, Đội, Nhóm nào cũng hoạt động có
hiệu quả. Có một thực trạng đáng buồn là buổi đầu mới thành lập, số thành viên tham gia
CLB rất đông, thế nhưng theo thời gian, số thành viên giảm dần. Cá biệt có CLB chỉ còn
lại một số thành viên trụ cột và tâm huyết với CLB, nhưng lòng nhiệt tình đó cũng nguội

Trang 28
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

lạnh dần… Hẳn trong lòng những ai quan tâm tới hoạt động Đoàn Hội sẽ không khỏi trăn
trở tìm câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB,
Đội, Nhóm? ”. Đến với buổi Hội thảo ngày hôm nay, chúng tôi xin trình bày một số quan
điểm của mình về vấn đề này.
Trước hết, trả lời cho câu hỏi “Tại sao lúc đầu sinh viên tham gia các CLB, Đội,
Nhóm đông, nhưng sau đó lại thưa thớt dần, số thành viên tích cực suy giảm?”, chúng tôi
đã có một cuộc điều tra nho nhỏ, từ đó rút ra một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, do yêu thích, tò mò, một sinh viên có thể tham gia nhiều CLB, Đội,
Nhóm. Theo kết quả chúng tôi thu thập được, trung bình một sinh viên trường ĐH Kinh tế
Huế được hỏi tham gia ít nhất 2 CLB, Đội, Nhóm, trong đó có ý định gắn bó với 1 CLB,
còn CLB còn lại chỉ tham gia cho biết.
Thứ hai, sinh viên trường ĐH Kinh tế Huế học theo học chế tín chỉ nên việc tập
trung đông đủ thành viên để sinh hoạt là rất khó khăn. Liên kết giữa BCN và thành viên
CLB, Đội, Nhóm còn hạn chế, chủ yếu thực hiện thông qua thông báo ở bảng tin và một
số kênh thông tin khác. Bên cạnh đó, giữa Ban cán sự lớp và các CLB chưa có sự liên hệ
chặt chẽ trong khâu quản lý sinh viên cũng như chưa phát huy mạnh mẽ tiếng nói của
CLB, Đội, Nhóm trong bình xét điểm rèn luyện, thi đua cho sinh viên, gây thiệt thòi cho
các bạn sinh viên ít có tiếng nói trong lớp nhưng tích cực hoạt động ở CLB. Do đó, một
số lượng thành viên không nắm bắt kịp thông tin, không thu xếp được thời gian để tham
gia sinh hoạt cùng CLB cũng như gây cảm giác không công bằng, lâu dần họ nản và có ý
muốn rời CLB.
Thứ ba, nguyên nhân nhiều bạn đưa ra nhất, đó là trước khi đăng ký vào CLB, các
bạn sinh viên có tìm hiểu qua về CLB qua thông tin từ các thành viên khác, qua BCN và
đều đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định. Tuy nhiên, sau khi vào CLB, các bạn lại thất
vọng trước cách thức tổ chức, hình thức hoạt động, phương hướng cũng như không khí
hoạt động trong CLB… Dần dần các bạn chán và ra đi là điều tất yếu xảy ra.

Trang 29
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Thứ tư , đó là tình trạng thiếu cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt của các CLB. Mặc
dù BGH Nhà trường, Đoàn trường, Hội Sinh viên đã cố gắng tạo điều kiện và có những
hỗ trợ thiết thực, hoạt động của các CLB, Đội, Nhóm vẫn còn nhiều vướng mắc do thiếu
phòng sinh hoạt, sân bãi, dụng cụ…
Thứ năm, đội ngũ BCN các CLB, Đội, Nhóm là những Đoàn viên Thanh niên trẻ,
giàu lòng nhiệt huyết nhưng kỹ năng tổ chức, quản lý, khả năng sáng tạo còn non. Việc
lựa chọn, dìu dắt nâng đỡ thế hệ BCN kế cận của các CLB, Đội, Nhóm chưa được quan
tâm đúng mức. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự hoạt động kém hiệu quả của các
CLB.
Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các CLB, Đội, Nhóm? Chúng
tôi xin phép được đưa ra một số giải pháp sau đây:
Một là, các CLB phải đổi mới cơ chế hoạt động sao cho thật năng động. Bên cạnh
đó cần phải đa dạng hoá các hoạt động một cách thiết thực, hiệu quả, không xa rời mục
tiêu hoạt động của CLB mình. Về lịch hoạt động, cần phải linh động, không nên cố định
cứng để tất cả thành viên có thể tham gia. Về môi trường hoạt động trong CLB, BCN cần
phải tạo ra không khí dân chủ đoàn kết, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tạo cho
thành viên cảm giác được lắng nghe và được xây dựng, có cơ hội thể hiện bản thân và
cảm giác trưởng thành khi tham gia CLB. Từ đó các thành viên có ý thức tự giác xây
dựng và gắn bó với CLB.
Hai là, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa CLB, Đội, Nhóm và lớp. Ban cán sự các lớp
trở thành kênh thông tin đắc lực nối liền giữa BCN và thành viên. Đồng thời các CLB
chịu trách nhiệm nắm bắt tình hình hoat động của các thành viên, phối hợp vơí ban cán sự
lớp trong các đợt bình xét thi đua để tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các sinh
viên.
Ba là, về phía Đoàn trường, Hội Sinh viên, các CLB, Đội, Nhóm trong nội bộ
trường ĐH Kinh tế nói riêng cũng như giữa các trường thành viên trong ĐH Huế nói
chung nên tổ chức các buổi giao lưu để thắt chặt tình đoàn kết, giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Trang 30
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Ban chủ nhiệm các CLB nên tổ chức các buổi tập huấn, toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm quản
lý, kỹ năng xử lý tình huống để tạo cho thế hệ sau khả năng quản lý, sáng tạo, thúc đẩy
hoạt động CLB ngày càng đi lên. Ban chủ nhiệm cần phải đoàn kết, dám nghĩ dám làm,
vô vị lợi và có tinh thần trách nhiệm cao. Quan trọng nhất, phải giữ chữ “TÍN” đối với các
thành viên.
Bốn là, tuy mỗi CLB đều có quỹ hoạt động riêng, tuy nhiên nguồn quỹ này không
thể trang trải hết mọi chi phí. Hơn nữa, thành viên CLB là sinh viên nên vẫn còn giới hạn
về mặt tài chính. Do vậy, BCN các CLB, Đội, Nhóm cũng rất mong nhận được sự hỗ trợ
động viên kịp thời từ BGH Nhà trường, Đoàn trường, Hội Sinh viên cũng như các cá
nhân, tổ chức có quan tâm.
Bản thân tôi cũng là một người trẻ, một sinh viên được rèn luyện và lớn lên trong
môi trường CLB. Bởi vậy, tôi hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và
phát triển phong trào Đoàn Hội. Tuy học chưa rộng, hiểu chưa sâu, nhưng tôi cũng xin
mạnh dạn đưa ra một số quan điểm như trên với mong muốn được góp phần nhỏ bé của
mình trong phong trào chung của sinh viên ĐH Kinh tế Huế. Rất mong sau buổi hội thảo
ngày hôm nay, hoạt động Đoàn Hội của chúng ta sẽ tiến lên một tầm cao mới.
Bản tham luận của tôi xin phép được kết thúc tại đây. Xin cảm ơn quý vị đại biểu
và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Chúc hội thảo của chúng ta hôm nay thành công tốt đẹp!
Xin chân thành cảm ơn!

Trang 31
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM TRONG SINH VIÊN

Câu lạc bộ C4S2


Trường Đại học Kinh tế Huế

Thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ nhờ 25% là do trình độ chuyên môn,
bằng cấp, hay chứng chỉ, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ
được trang bị. Mặc dù vậy, các trường Đại học ở nước ta vẫn chưa được đưa bộ môn đào
tạo kỹ năng mềm trở thành môn học chính khóa, vì thế thuật ngữ này vẫn còn xa lạ đối
với nhiều sinh viên Việt Nam.
Kỹ năng mềm của sinh viên: Thiếu và yếu
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành khá thành công chương
trình cải cách giáo dục Phổ thông cơ sở. Công tác này nhận được nhiều kết quả tốt, cách
dạy và học của giáo viên, học sinh phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, tại các trường
Đại học, Cao đẳng, việc cải cách chưa thể hiện được hiệu quả rõ nét. Chương trình học
không có nhiều thay đổi. Sinh viên vẫn học những môn mang nặng tính lý thuyết. Đặc
biệt, sinh viên Việt Nam rất thiếu kiến thức về kỹ năng mềm.
Có những sinh viên học rất tốt các môn trong trường Đại học nhưng khi làm việc
lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người đáp ứng được
yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Điều đó đặt ra câu hỏi cho chất lượng giáo dục trong các
trường Đại học hiện nay.
Kỹ năng mềm là khái niệm để chỉ khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời
gian, vượt qua khủng hoảng, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, đổi mới v.v… Đó là những bí
quyết quyết định thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn. Đây là một kỹ năng đóng

Trang 32
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

vai trò quan trọng khi sinh viên ra trường, chính thức công tác tại các cơ quan. Thế nhưng
việc đưa môn học này vào giảng dạy vẫn chưa được nhiều trường Đại học quan tâm.
Cần thiết đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên
Trong khi việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trường Đại học trên thế giới rất được
chú trọng, thì quá trình giảng dạy môn học này ở nước ta vẫn chưa thực sự được tiến
hành. Có chăng cũng chỉ là trong một buổi ngoại khóa, nhà trường mời diễn giả tới phổ
biến sơ lược kiến thức cho sinh viên. Những buổi học như vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu
rất nhỏ của sinh viên, trong khi những nội dung của môn học này còn rất mới mẻ với các
bạn.
Những sinh viên du học nước ngoài khi về nước có khả năng lãnh đạo và làm việc
nhóm nổi bật hơn nhiều so với các bạn được đào tạo trong nước. Điều đó cho thấy, khi
được thay đổi phương pháp giáo dục thì sinh viên Việt Nam có thể phát triển tốt hơn các
thể mạnh về tư duy, sáng tạo và sự năng động của mình. Thiết nghĩ, tiến hành đưa
kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong thời
kỳ hội nhập. Tuy nhiên để việc đào tạo thực sự có hiệu quả, cần phải tiến hành từng bước,
đồng loạt, đặc biết là đào tạo chất lượng diễn giả. Đó thực sự là vấn đề nên lưu tâm trong
lúc này.
Và sớm nhận thấy được nhu cầu đó của đông đảo các bạn sinh viên, từ cuối năm
2008 Đoàn trường và Hội sinh viên trường Đại học kinh tế đã ra quyết định thành lập câu
lạc bộ Kỹ năng mềm trực thuộc Hội sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế. Đây là câu lạc
bộ sinh hoạt về kỹ năng mềm đầu tiên ở các trường Đại học khu vực miền Trung. Sau hơn
hai năm đi vào hoạt động CLB cũng đã tạo ra được một sân chơi cho các ban sinh viên
được đào tạo, giao lưu, chia sẻ kỹ năng để phát triển bản thân. Các CLB đã thu hút được
một số lượng rất lớn các bạn sinh viên tham gia nhưng trên thực tế một bộ phận sinh viên
còn bị động chỉ muốn hưởng thụ mà không muốn cống hiến.
Trên thực tế là sinh viên chúng ta đang thiếu nhiều kỹ năng mềm. Họ biết được
điều đó và cũng có nhu cầu được đào tạo, rèn luyện. Nhưng tại sao đã có những tổ chức

Trang 33
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

đã mở các chương trình đào tạo kỹ năng mềm tại trường ta mà số lượng sinh viên đăng ký
tham gia đào tạo lại không cao. Thực tế chúng ta mới tổ chức đào tạo được hai khóa với
số lượng chưa đến 50 sinh viên.
Vậy lý do ở đây là tại sao?
Phải chăng sinh viên chưa tin tưởng vào các khóa học hay mức học phí đưa ra là
quá cao so với sinh viên? Theo một khảo sát mới đây của CLB Kỹ năng mềm về nhu cầu
được đào tạo kỹ năng mềm cho thấy sinh viên trường đại học kinh tế Huế trên 76% là cho
rằng mình thiếu kỹ năng mềm và 100% cho biết sẽ tham gia các khóa đào tạo này.
Qua cuộc khảo sát này cũng cho thấy có những vấn đề mà sinh viên chưa tham gia
đó là họ chưa tin tưởng vào các khóa học đó.
Lý do thứ hai là các khóa học bố trí thời gian học chưa hợp lý.
Và một lý do nữa là sinh viên nhận được sự khích lệ của giảng viên đồng thời là
muốn được đào tạo trong trường.
Từ thực tế trên, chúng tôi muốn gửi một lời tới toàn thể các bạn sinh viên có trong
hội trường ngày hôm nay một thông điệp là các bạn hãy chủ động, chủ động để thành
công.
Và để phát triển được kỹ năng mềm trong sinh viên thì:
Về phía Nhà trường: Tạo điều kiện tổ chức các chương trình giao lưu gặp gỡ giữa
sinh viên với giảng viên, các doanh nghiệp trao đổi về nhu cầu của doanh nghiệp và vai
trò của kỹ năng mềm trong công việc sau này.
Về phía CLB Kỹ năng mềm C4S2: Ngày càng phát huy hơn nữa vai trò tổ chức sân
chơi giao lưu và rèn luyện kỹ năng mềm trong sinh viên, tổ chức nhiều hơn nữa các
chương trình giao lưu và đào tạo cho các bạn sinh viên.
Và cuối cùng đó chính là các bạn sinh viên: các bạn phải chủ động để thành công.
Ngoài CLB kỹ năng mềm trường ta còn 15 CLB khác nữa đó cũng chính là môi trường để
các bạn nâng cao và phát triển bản thân ngày càng tốt hơn.

Trang 34
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN ĐH KINH TẾ HUẾ

Đội Công tác xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sinh viên Kinh tế vốn được biết đến với sự năng nổ, trẻ trung, sáng tạo, thông
minh, biết làm chủ tình hình và có óc suy đoán đáng nể. Trên phương diện học tập, sinh
viên Kinh tế không bao giờ để mình bị coi là yếu kém. Còn xét trên phương diện hoạt
động xã hội, tình nguyện thì sinh viên Kinh tế nói chung và sinh viên Kinh tế Huế nói
riêng chắc chắn cũng không thua kém bất kỳ ai. Những hoạt động từ thiện và tình nguyện
trong và ngoài trường diễn ra thường xuyên, sâu rộng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong
cộng đồng sinh viên toàn trường. Có những bạn sinh viên năm nhất mới bước chân vào
trường, còn bỡ ngỡ và lắm rụt rè nhưng đã xung phong đăng ký tham gia vào các câu lạc
bộ tình nguyện, mong đóng góp sức mình để giúp đỡ cộng đồng. Lại có anh chị sinh viên
đã ra trường vẫn thường xuyên tham gia vào các hoạt động tình nguyện của các CLB vì
một nỗi nhớ mang tên “tình nguyện”.

Tình nguyện đòi hỏi bạn phải sẵn lòng đóng góp, hy sinh một chút thời gian công
sức và kỹ năng của mình để giúp đỡ cộng đồng: đó là những cảnh đời bất hạnh, những
cuộc sống lầm than, hay những miền quê hẻo lánh cần sự giúp đỡ... Hoạt động tình
nguyện trong cộng đồng sinh viên trường ĐH Kinh tế Huế đã và đang diễn ra rất sôi nổi.
Dẫu biết rằng không thể giúp đỡ được tất cả các hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đởi
còn lắm gian truân, nhưng vẫn mong rằng, một chút nào đó, một phần bé nhỏ nào đó có
thể xoa dịu đi những nỗi đau bằng yêu thương xuất phát từ trái tim đang đập của mỗi tình
nguyện viên.

Trang 35
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Điểm qua những hoạt động mà sinh viên Kinh tế Huế đã làm được trong thời gian
qua để cùng thấy rõ hơn những gì mà các anh chị tình nguyện viên đi trước đã làm được
và lớp đàn em theo sau vẫn đang tiếp tục:

 Tiếp sức mùa thi là hoạt động thường niên diễn ra mỗi dịp kỳ thi Đại học -
Cao đẳng được tổ chức trên toàn quốc. Những buổi trưa nắng như đổ lửa đi
từng nhà dân quanh điểm thi để hỏi nhà trọ cho các sĩ tử, những buổi thức
trắng trên sân ga chờ tàu đến để hướng dẫn các em khi lần đầu xa nhà đi thi,
mệt lắm nhưng bù lại lại thấy vui khi nhìn ánh mắt bớt sợ hãi của các em,
các tình nguyện viên lại được an ủi phần nào như tìm thấy chính mình trong
đó vài năm trước. Rồi chợt mỉm cười “Rồi em cũng sẽ như chị bây giờ thôi,
cứng cáp lên nhiều rồi”.
 Hoạt động thanh niên tình nguyện giữ gìn an ninh trật tự – an toàn giao
thông. “Những cảnh sát giao thông mang màu áo xanh tình nguyện” đổ về
những nẻo đường giữa trời nắng nóng, vào buổi chiều tà chỉ với một mục
đích: đường bớt tắc và tai nạn ít đi, để ta thấy cuộc sống đôi khi cho thôi mà
không cần nhận lại.
 Tổ chức nhiều chương trình hiến máu nhân đạo. Trước mỗi đợt hiến máu,
các tình nguyện viên đến từng lớp, từng xóm trọ, từng khu phố để tuyên
truyền về nghĩa cử cao đẹp hiến máu cứu người. Và cũng không ít sinh viên
đã nhiều lần dùng chính giọt máu của mình để đóng góp vào quỹ máu nhân
đạo đang rất nghèo nàn.

 Các hoạt động xã hội tình nguyện vì trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ
khuyết tật. Cứ hàng tháng một số CLB, Đội nhóm trong trường lại tổ chức
một buổi thăm trại trẻ mồ côi, khuyết tật, cùng giao lưu, sinh hoạt với các
em. Có những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng được các
CLB cùng nhau tổ chức quyên góp ngay trong trường, các cơ quan đoàn thể
để giúp đỡ em một phần nào đó vượt lên hoàn cảnh, tiếp tục học tập tốt...

Trang 36
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

 Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh là hoạt động diễn ra mỗi dịp hè về, các
tình nguyện viên đến miền núi xa xôi, hẻo lánh, giúp đỡ bà con nơi đây cải
thiện đời sống, để cuộc sống đỡ khó khăn hơn.
Chúng ta là những sinh viên Kinh tế năng động, nhưng vẫn giữ được lửa tình
nguyện trong mình, giữ được tình thương và biết yêu, biết chia sẻ với những khó khăn
vẫn còn rất nhiều trong xã hội. Để rồi mỗi lúc nhìn lại sau lưng ta thấy mình vẫn là người
hạnh phúc và may mắn hơn nhiều người khác, bên ta vẫn còn biết bao người đang cần
được chia sẽ, cần sự yêu thương và giúp đỡ từ cộng đồng. Từ đó lại càng thôi thúc chúng
ta cố gắng phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức vươn lên học tốt.
Mối quan hệ giữa sinh viên và các hoạt động tình nguyện là rất mật thiết, chúng ta
là những người trẻ, những người tràn đầy sức sống, nhiệt huyết với cuộc đời, là lực lượng
đầy đủ tâm, tài, lực để tham gia góp phần xây dựng đất nước, xã hội ngày càng hoàn thiện
hơn.

Trang 37
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

CLB DIỄN ĐÀN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG


TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN VÀ HỌC THUẬT

Câu lạc bộ Diễn đàn


Trường đại học Kinh tế Huế

Bước vào thế kỷ XXI, con người ngày càng phát triển, càng bắt kịp khoa học công
nghệ, kinh tế xã hội qua internet. Sự phát triển sâu rộng của Internet là công cụ hữu hiệu
để học sinh, sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận, học hỏi những kiến thức chuyên
môn. Vì thế, từ khi thành lập diễn đàn sinh viên Kinh tế Huế, việc xây dựng một diễn đàn
toàn diện, đầy đủ các khía cạnh được chúng tôi trăn trở suy nghĩ và hoàn thiện dần.
CLB Diễn đàn trực thuộc Đoàn trường Đại học Kinh tế Huế được chính thức được
thành lập ngày 8-3-2009, ến nay đã qua ba năm hoạt động và phát triển. Đứng ở cương vị
những thành viên nòng cốt của diễn đàn sinh viên kinh tế Huế, chúng tôi nhận thấy Diễn
đàn sinh viên đã đem lại một nơi để tất cả sinh viên, giảng viên trường Đại học Kinh tế có
thể chia sẻ thông tin về học thuật, làm quen, giải trí và nâng cao kiến thức …Trong quá
trình hoạt động, diễn đàn luôn mong muốn trở thành cầu nối thông tin không chỉ giữa sinh
viên - nhà trường mà còn là sân chơi hữu ích để chia sẻ tin tức, giải trí, trao đổi học tập và
thảo luận chuyên môn, CLB Diễn đàn đã tổ chức khá nhiều sự kiện, đặc biệt thu hút đông
đảo sinh viên tham gia là cuộc thi Trạng Nguyên Forum với sự tham gia của hơn 200 bạn
thí sinh qua hai năm tổ chức liên tiếp. Ngoài ra, một trong những định hướng quan trọng
của diễn đàn sinh viên Kinh tế là phải phát triển lĩnh vực sách, ebook về kinh tế, tin học,
kỹ năng mềm, ngoại ngữ. Qua ba năm, hiện tại CLB Diễn đàn đã đạt được số lượng lên
đến hơn 4.500 tài liệu, slide bài tập nhóm, tài liệu tổng hợp, giáo trình đại cương, chuyên
ngành, kỹ năng, tin học, ngoại ngữ… Về trao đổi thảo luận các vấn đề kinh tế đã có gần
1.700 bài viết liên quan cùng hơn 5600 lượt bình luận. Đặc biệt, với 3 lần liên tiếp thực
hiện chương trình “Tre Già Măng Mọc” - một chương trình thực hiện việc thu thập slide

Trang 38
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

bài giảng, bài tập nhóm, tài liệu tham khảo liên quan đến việc làm bài tập nhóm, đã thu về
hơn gần 1500 tài liệu, slide của sinh viên, giảng viên trong phạm vi nhà trường. Chương
trình đã đem lại một hiệu ứng tốt và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía sinh viên, giảng
viên.
Ngoài những thành quả đạt được, trong ba năm qua, điều chúng tôi luôn ấp ủ là
làm sao đưa diễn đàn không chỉ là một nơi đơn giản chỉ là một nơi chia sẻ tài liệu học tập,
một nơi thảo luận các vấn đề kinh tế mà còn phải là nơi thảo luận mang tính chất chuyên
môn, chuyên ngành tốt nhất và lôi cuốn nhất có thể. Trong quá trình thực hiện, Diễn đàn
đã gặp không ít trở ngại, khó khăn.
Khó khăn đầu tiên và cũng là khó khăn lớn nhất, đó là diễn đàn thiếu nguồn lực tư
vấn chuyên môn. Phần lớn thành viên của CLB diễn đàn đều là những bạn trẻ sinh viên,
vấn đề trao đổi học thuật cũng chỉ là giữa sinh viên tự giải đáp với nhau. Vì thế, khi gặp
phải những câu hỏi mang tính chất kiến thức chuyên ngành, cần phải có sự hiểu biết sâu
rộng và tường tận, các thành viên tỏ ra khá lo ngại khi trả lời. Ngay cả một bài viết hỏi
đáp đơn giản được gởi lên diễn đàn, không phải thành viên nào cũng có thể am hiểu và
phúc đáp hoàn toàn chính xác.
Thứ hai, diễn đàn gặp trở ngại khi thiếu sự hỗ trợ từ phía các khoa, các giảng viên
trong quá trình chia sẻ, thảo luận kiến thức, đơn cử như các slide bài giảng, tài liệu học tập,
tham khảo,…Các nguồn tài liệu này thường được các giảng viên phân phát cho sinh viên,
phân tán ở các trang website của mỗi khoa, chứ chưa có một nguồn tập trung rõ ràng.
Ngoài những khó khăn khách quan, chúng ta cũng phải kể đến khó khăn chủ quan
đến từ chính các bạn sinh viên. Theo thống kê gần đây, diễn đàn thu hút đến hơn 80.000
thành viên, trang mạng của trường Đại học Kinh tế (http://www.hce.edu.vn) xếp hạng 776
của Việt Nam (Alexa.com – tại thời điểm ngày 01/05/2011). Với một lượng thành viên
lớn như vậy, tại sao ở các phần thảo luận kiến thức học thuật, chuyên ngành lại bị bỏ ngỏ.
Điều này có thể lí giải một phần vì các câu hỏi được đưa lên phần lớn không được giải
đáp, các chủ đề chưa thực sự lôi cuốn các thành viên.

Trang 39
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Với việc nhận thức những khó khăn trên, chúng tôi cũng xin được đưa ra những
giải pháp khắc phục như sau. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ trực
tiếp từ phía các ban, ngành liên quan.
Nguồn lực tư vấn chuyên môn được xem là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết
những khó khăn trên. Trường Đại học kinh tế Huế luôn luôn tự hào với đội ngũ giảng
viên giàu chuyên môn, kinh nghiệm, năng động, nắm bắt thông tin nhanh nhạy… CLB
Diễn đàn hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các giảng viên, đặc biệt là nguồn lực
giảng viên trẻ. Nếu có thể, mỗi giảng viên sẽ đảm nhận và chịu trách nhiệm một chuyên
mục theo chuyên môn của mình. Công việc bao gồm: chia sẻ tài liệu học tập, giải đáp thắc
mắc và trao đổi chuyên môn trong khả năng cho phép. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi
tính thường xuyên và cập nhập. Trong trường hợp với những chuyên mục thiếu hoặc
không có giảng viên hỗ trợ, CLB Diễn đàn sẽ cố gắng chủ động hỗ trợ thông tin bằng
cách chuyển thông tin thảo luận qua email cá nhân, để các giảng viên kịp thời nắm bắt.
Việc một diễn đàn sinh viên, lôi cuốn phần đông sinh viên được xem là lợi thế, có khả
năng phát triển vấn đề trao đổi học thuật chuyên môn là rất cao. Lúc này, vai trò của
giảng viên tham gia định hướng, xây dựng bài viết, câu hỏi theo hướng theo hướng tích
cực, tháo gỡ những khúc mắc, tạo nên một chủ đề sôi động, lôi cuốn sinh viên tham gia và
nâng cao được khá nhiều thông tin cho sinh viên học tập. Để có được sự hỗ trợ nhiệt tình
từ phía các giảng viên. CLB Diễn đàn hy vọng BCH Đoàn trường, BCH Liên chi đoàn
các Khoa có thể giúp đỡ trong việc phổ biến thông tin, kêu gọi sự ủng hộ đến từ các giảng
viên trong trường Đại học Kinh tế Huế nói riêng và các giảng viên đến từ các trường Đại
học thành viên của Đại học Huế nói chung.
Một hướng khác, các Khoa, các chuyên ngành, các lớp, các CLB đội nhóm nên xây
dựng các cuộc thi, tìm hiểu về các môn học, các chuyên ngành qua phương tiện online.
Diễn đàn sinh viên trường Kinh tế Huế đã tiến hành thử nghiệm và tổ chức các cuộc thi
với hình thức trên như “Tre già măng mọc”, “Trạng nguyên forum”,…không chỉ thu hút
đông đảo sinh viên tham gia mà còn mang tính quảng bá và truyền thông rất tốt và chi phí

Trang 40
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

tổ chức không cao. Với điều kiện hiện tại, tất cả các Khoa đều có thể tổ chức và CLB
Diễn đàn xin được hỗ trợ hết sức có thể từ kỹ thuật đến con người. Tuy nhiên, bên cạnh
việc tổ chức các cuộc thi trực tuyến mang tính học thuật, việc đóng góp từ phía các thầy
cô giáo là hết sức cần thiết, nên chăng có một sự chia sẻ ở mức độ cho phép để những tài
liệu đó tiếp cận được đông đảo sinh viên hơn. CLB Diễn đàn sẽ đảm nhiệm việc tải tài
liệu lên, chia sẻ và bảo mật tài liệu (nếu cần thiết).
Ngoài ra, ngoài trao đổi chuyên môn, sinh viên kinh tế sẽ phải luôn năng động,
nắm bắt được thông tin kinh tế xã hội, hiểu và có được những nhận định đúng đắn trong
nhận thức, tư tưởng, quan điểm chính trị, xã hội… Nên việc cần thiết phải có một sân
chơi, thảo luận các vấn đề nóng hổi của nhịp sống hiện đại, các vấn đề liên quan đến kinh
tế Việt nam và thế giới, từ đó thực hành những kiến thức mình đã được học từ trong sách
vở để bắt nhịp cuộc sống.
Ba năm, một thời gian không dài để xây dựng và phát triển nhưng CLB Diễn đàn
đã đạt được một số thành công bước đầu.Có được những thành công và thắng lợi đó, một
phần là nhờ vào sự chỉ đạo kịp thời và sâu sát từ BCH Đoàn trường và Hội sinh viên, sự
hỗ trợ trong hoạt động từ tất cả các CLB – Đội – Nhóm trong toàn trường. Xin gởi lời
cám ơn đến Đảng ủy – Ban giám hiệu, BCH Đoàn trường, Hội sinh viên cùng các CLB -
Đội - Nhóm đã tạo điều kiện thuận lợi và tốt nhất có thể trong các hoạt động của CLB
diễn đàn.
Chúng tôi hy vọng sự định hướng, góp ý, chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp trong
hoạt động sẽ giúp cho CLB Diễn đàn sinh viên Kinh tế Huế ngày càng phát triển hơn,
luôn là địa điểm giao lưu, học tập lành mạnh và hữu ích đối với toàn thể sinh viên và
đóng góp cho một cộng đồng internet Việt Nam một cách tích cực nhất.
Xin chúc hội nghị thành công tốt đẹp, chúc quý vị đại biểu và các bạn sinh viên sức
khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
(Ban chủ nhiệm CLB Diễn đàn)

Trang 41
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

TƢ DUY ĐỔI MỚI


“HỌC ĐỂ LÀM HAY LÀM ĐỂ HỌC ???”

Câu lạc bộ Học làm giàu


Trường Đại học Kinh tế Huế

Chất lƣợng sinh viên Việt Nam đang ở đâu?


Một trong những nguồn cung cấp nhân lực quan trọng cho đất nước là sinh viên
tốt nghiệp từ các trường Đại học, cao đẳng và dạy nghề. Tuy nhiên, cho đến nay, một thực
trạng đáng buồn là phần lớn sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà
tuyển dụng vì thiếu những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhận các vị trí công việc
mà họ dự tuyển.
Theo các chuyên gia tuyển dụng thì phần lớn sinh viên thiếu hoặc yếu các kiến
thức, kỹ năng thực hành (có thể áp dụng vào thực tế công việc) mặc dù họ đã được đào
tạo bài bản suốt mấy năm học.
Các trường Đại học Việt Nam chưa đào tạo được lực lượng lao động có trình độ
như đòi hỏi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Các cuộc điều tra do các hiệp hội thuộc
Chính phủ thực hiện cho thấy khoảng 50% sinh viên tốt nghiệp Đại học ở Việt Nam
không tìm được việc làm đúng chuyên môn, một bằng chứng cho thấy sự thiếu liên kết
nghiêm trọng giữa giảng dạy và nhu cầu của thị trường.
Có thể lấy việc Intel tìm cách thuê tuyển kỹ sư cho cơ sở sản xuất của họ ở thành
phố Hồ Chí Minh làm ví dụ minh hoạ. Khi công ty này thực hiện một cuộc kiểm tra đánh
giá theo tiêu chuẩn với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam, chỉ có 90 ứng cử viên, nghĩa là
5%, vượt qua cuộc kiểm tra, và trong nhóm này, chỉ có 40 người có đủ trình độ tiếng Anh
đạt yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận rằng đây là kết quả tệ nhất mà họ từng gặp ở
những nước mà họ đầu tư.

Trang 42
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

(Tài liệu bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy
thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa
đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó).
"Ngày nay, giáo dục đại học của ta đang tụt thấp hơn 50 bậc so với Đại học của Thái
Lan" (Tài liệu của Ban Tư tưởng - Văn hoá, Khoa giáo và Tổ chức T.Ư phục vụ nghiên cứu các
kết luận Hội nghị BCH T.Ư lần 6 khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia - 2002).

Sinh viên nghĩ gì và làm gì đối với vấn đề trên???


Đứng trước những nghiên cứu, nhận định mang tầm quốc tế, cũng như thực trạng
chất lượng đào tạo hiện nay, ngoài việc các cơ quan ban ngành, các trường - cơ sở giáo
dục đào tạo ra sức thay đổi cải cách nhằm khắc phục và nâng cao chất lượng giáo dục,
bản thân chúng ta mỗi người sinh viên cần tìm cho mình con đường, giải pháp để tự nâng
cao năng lực nghề nghiệp chuyên môn, cũng như kỹ năng làm việc, kỹ năng sống. Năm
1996 Uỷ ban quốc tế vế Giáo dục cho Thế kỷ XXI do Jaccque Delor làm Chủ tịch đưa ra
một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển tương lai của
cá nhân, dân tộc và nhân loại. Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và
đã đưa ra một tầm nhìn về giáo dục cho Thế kỷ XXI , trong đó có câu “Học để làm”.
Tuy nhiên, việc học ở trên ghế nhà trường như hiện nay lại không đủ để làm,
không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và năng lực làm việc mà xã hội đang cần. Bởi
thực chất việc học ở trên ghế nhà trường thường nặng lý thuyết, mang tính giáo điều,
công thức, thiếu tính thực tế. Và một câu nói khá quen thuộc mà sinh viên vẫn thường
được nghe từ các thầy cô của mình “Học thế này thôi nhưng ra đi làm thì chưa hẳn đã
vậy…”
Như vậy vấn đề “học để làm” đã thực sự trọn vẹn, một vài ví dụ điển hình mà khắp
nơi mọi người đều biết đó là Bill Gates – cựu chủ tịch tập đoàn Microsoft, Steven Jobs –
CEO Apple, Thomas Edison, hay Đặng Lê Nguyên Vũ… những người này thường không

Trang 43
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

hoàn thành chương trình đại học như thường hay thậm chí chỉ đến trường 3 tháng như
Thomas Edison. Những người này học ở trường không nhiều nhưng làm thì rất giỏi.
Nguyên nhân do đâu???
Theo ý kiến cá nhân tôi, những danh nhân trên không phải là người “ít học”, mà họ
chỉ ít đến trường học thôi, khi còn nhỏ Bill Gates đã đọc rất nhiều sách về các lĩnh vực, đã
từng cùng Kent Evan nghiền ngẫm tạp chí Fortune (tạp chí nổi tiếng của Mỹ về kinh
doanh) và ước mơ làm chủ thế giới hay T. Edison thuở nhỏ đã đọc hết Lịch Sử của Hy
Lạp, La Mã và Sử Thế Giới, Thánh Kinh, với các tác phẩm của Shakespeare và của các
văn sĩ, thi sĩ, sử gia danh tiếng khác. Ông có thể kể lại rành mạch các phát minh, các thí
nghiệm và tiểu sử của các đại bác học như Newton, Galileo. . . 12 tuổi ông đã bán báo dạo
trên xe lửa rồi mở ra một tờ báo ngắn tên “Diễn Đàn Hàng Tuần”…
Những bài học kinh doanh giá trị đầu tiên mà các doanh nhân này thực sự học
được không phải từ những trang sách giáo khoa dày cộm mà từ những trải nghiệm thực tế.
Nhìn lại vấn đề học để làm hay làm để học?
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn có thói nghĩ muốn làm giỏi thì phải học thật giỏi
đặc biệt có nhiều bạn còn đồng nghĩa việc học giỏi với việc bằng cấp thật tốt thật xuất
sắc, nhưng lại thiếu định hướng được cho bản thân học giỏi cái gì và học như thế nào để
kiến thức học được mang tính ứng dụng cao và thiết thực cho công việc sau này.
Riêng bản thân tôi, thiết nghĩ việc học ở trường là điều cần thiết để có những kiến
thức nền tảng. Tuy nhiên nếu học mà không làm, không ứng dụng thì không thực tiễn,
không hiệu quả. Không nên học trước rồi mới làm vì kiến thức được hấp thụ nhưng không
được thông qua thực tiễn hành động sẽ chỉ là mớ lý thuyết giáo điều, nhưng làm mà
không học thì dễ làm sai, sai rồi sửa chữa tốn nhiều thời gian và công sức. Cần kết hợp
giữa học và làm một cách thường xuyên sẽ hiệu quả hơn, làm để thấu hiểu những kiến
thức đã học, và học để có kiến thức cho việc làm hiệu quả hơn.

Trang 44
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

LIÊN KẾT HOẠT ĐỘNG CÁC CLB – XƢƠNG SỐNG ĐOÀN HỘI

Câu lạc bộ Khiêu vũ


Trường Đại học Kinh tế Huế

Các CLB, đội, nhóm trường Đại học Kinh Tế Huế lớn mạnh không ngừng về số
lượng cũng như chất lượng. Sự phát triển đó cũng nhờ vào những sinh viên năng động và
có bản lĩnh tham gia xây dựng, kết hợp chặt chẽ với nhau dưới sự giám sát và động viên
của Đoàn trường và Hội sinh viên. Hiện nay, trường ta có 16 CLB đội nhóm thuộc các
lĩnh vực:

* Nghệ thuật: Âm nhạc, Ghita, Múa, Ráp, Kịch, Khiêu vũ,


* Kĩ năng: Báo chí, Bóng chuyền, Bóng đá, C4S2, Học làm giàu, Tiếng Anh, Thời
trang…
* Xã hội: Văn minh giảng đường, Công tác xã hội, Hiến máu tình nguyện, Diễn đàn
sinh viên.
Có thể thấy rằng hoạt động của các CLB đội nhóm rất phong phú và đa dạng,
thuận tiện cho tất cả sinh viên trường lựa chọn và tham gia. Nhưng chính vì mỗi CLB đội
nhóm có tính chất và tiêu chí hoạt động riêng, nên sự riêng lẽ và âm thầm tranh nhau lợi
ích là điều không thể tránh khỏi. Vậy làm thế nào để có tiếng nói chung cho tất cả các
CLB? Giải pháp nào để cũng phát triển, cùng xây dựng một tập thể lớn mạnh, cùng vì lợi
ích chung của cả Hội sinh viên và Đoàn thanh niên chính là chủ đề mà tôi muốn cùng
thảo luận ngày hôm nay!
Dưới sự ủng hộ của Hội sinh viên trường cùng BCH Đoàn, các hoạt động tập thể
trong nhà trường, hội nhóm đã và đang hoạt động rất hiệu quả. Trong các phong trào, hoạt
động lơn như ngày hội tân sinh viên, 20/10, 20/11, ngày hội Thanh niên 26/3… các CLB,
đội, nhóm đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của các sự kiện diễn ra

Trang 45
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

trong và ngoài trường Đại học Kinh tế, góp phần quảng bá hình ảnh của sinh viên kinh tế
đến trường bạn và các doanh nghiệp. Nhưng có một điều không thể phủ nhận rằng, một
tập thể lớn mạnh, không chỉ cần sự tích cực của các thành viên giỏi, mà hơn hết đó là sự
nhiệt huyết, liên kết của tất cả các CLB đội nhóm của Đoàn và Hội để cùng tham gia, góp
ý, giúp đỡ lẫn nhau. Một CLB phát triển không có nghĩa là cả tập thể cùng phát triển,
nhưng tất cả các CLB cùng phát triển thì nó sẽ khiến cho tập thể vững mạnh. Không giúp
nhau được về mặt chuyên môn thì giúp nhau về kĩ thuật, đội hình, giao lưu…
Hoạt động của các CLB đội nhóm là những đốt sống nhỏ xuyên suốt hoạt động của
Đoàn Hội. Cần liên kết hoạt động chặt chẽ giữa các CLB với nhau và với các chi Đoàn,
liên chi Đoàn để làm xương sống của mọi hoạt động.Với sự định hướng và tham gia chặt
chẽ quản lý, điều hành của BCH Đoàn trường, BCH Hội Sinh Viên. Thống nhất mục tiêu,
phương hướng, xác định chiến lược trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn nhằm tạo ra
động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động Đoàn Hội phát triển.
Một số giải pháp liên kết các CLB đội nhóm dựa trên thực tiễn hiện nay :
- Tổ chức các buổi giao lưu giữa các CLB để tăng hiểu biết về tình hình hoạt động
cụ thể, nắm bắt tâm lý SV đối với hoạt động Đoàn Hội tìm ra hướng giải quyết.
- Thống nhất việc tổ chức sinh nhật chung: Hầu hết các CLB đội nhóm của trường
đều ra đời vào khoảng thời gian ra Tết, trùng với thời gian tháng các hoạt động thanh
niên, thiết nghĩ, tại sao các chủ nhiệm các CLB đội nhóm không thống nhất 1 ngày cùng
tổ chức kỉ niệm đề là “Ngày hội các CLB” ? Vừa tiết kiệm chi phí, tạo không khí thân mật
và cơ hội cho SV toàn trường cùng tham gia các hoat động của tất cả các câu lạc bộ và
việc đi lại tham dự của các khách mời sẽ thuận tiện hơn.
- HSV cần phát huy vai trò nòng cốt, để mỗi CLB có một lá phiếu khi quyết định
bất cứ điều gì. Vì có nhiều CLB đội nhóm, mỗi CLB sẽ có một ý kiến riêng phù hợp với
đặc tính của CLB mình, nên những hoạt động có tính chất chung, ảnh hưởng đến quyền
lợi của các CLB thì nên để các CLB cùng lên tiếng. Một số CLB có cùng tính chất thì nên
phối hợp với nhau để làm việc có hiệu quả hơn. Như trong phong trào văn nghệ, thì nên

Trang 46
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

phối kết hợp giữa âm nhạc – ghita – khiêu vũ , trong các hoạt động xã hội thì nên có sự
đồng tâm nhất trí giữa Công tác xã hội với Văn minh giảng đường, CLB Báo chí có thể
hợp tác mạnh hơn với các CLB khác và quảng bá trang mạng http://baochihce.com hơn
nữa.
- Khuyến khích và có cơ chế hoạt động của thành viên CLB này đối với CLB khác.
Một số thành viên có thể làm tốt nhiều vai trò như Chủ nhiệm Diễn đàn sinh viên cũng
đồng thời là phó Chủ nhiệm CLB CTXH, chủ nhiệm Hiến máu tình nguyện cũng là thành
viên của Diễn đàn SV và một số thành viên CLB âm nhạc cũng là thành viên của CLB
Thời trang, Rap… nên có thể thấy là sinh viên trường kinh tế rất năng động và đa tài, nếu
có cơ hội, sẽ luôn bộc lộ hết khả năng và làm tốt mọi việc được giao.
- Tổ chức buổi giao lưu chéo (CLB này sẽ thể hiện dưới hình thức của CLB khác)
làm tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các CLB. Như thời gian vừa qua, CLB Khiêu vũ đã tổ
chức hướng dẫn Khiêu vũ cho một số CLB vì thời gian có hạn, dự định sẽ phát huy vào
năm tới. Đây cũng là hoạt động mở màn cho việc nếu có ngày hội cho các CLB, thì nó sẽ
là một kĩ năng để thành viên các CLB có thể giao lưu, tìm hiểu. CLB Âm nhạc nên có sự
phối kết hợp với CLB khác để tạo lời ca tiếng hát cho mọi hoạt động, CLB Học làm giàu,
C4S2 nên có những buổi trao đổi hướng dẫn những kĩ năng sống, học làm giàu… để sinh
viên chúng ta có thể hiểu nhau hơn…
Chính việc giao lưu phối hợp và trao đổi giữa các CLB là mấu chốt để liên kết các
CLB với nhau, xóa đi những rào cản và thân thiết với nhau hơn.

Mỗi CLB như một con cá nhỏ nhoi yếu ớt nếu muốn tồn tại và phát triển thì hãy bỏ
hết tất cả những điều còn trở ngại đoàn kết hòa cùng đàn cá lớn. Liên hiệp các CLB để
cùng nhau xây dựng, hoạt động và cùng lớn mạnh hơn nữa trong mái trường Kinh Tế này.

Trang 47
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

VẤN ĐỀ CHẤP HÀNH NỘI QUY CỦA NHÀ TRƢỜNG


VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘI VĂN MINH GIẢNG ĐƢỜNG

Đội SVTN bảo vệ VMGĐ


Trường Đại học Kinh tế Huế

I. Thực trạng chấp hành nội quy trong sinh viên trƣờng Đại học Kinh tế
1. Lợi ích của nội quy và thực trạng việc chấp hành nội quy ở trƣờng ta
Vào bất kỳ một tổ chức nào chúng ta cũng thấy họ có những nội quy, quy định
riêng để hướng tất cả thành viên của họ vào một khuôn phép nào đó. Trong một môi
trường làm việc đông người, mỗi người có một suy nghĩ, tính cách, thói quen khác nhau
thì đương nhiên họ sẽ có xu hướng hành động khác nhau, lộn xộn, không có tính khoa học
nếu không có một khuôn mẫu nhất định. Để các thành viên trong tổ chức thống nhất với
nhau về tác phong, quy cách làm việc,… các tổ chức đã đặt ra những bảng nội quy, quy
định riêng cho tổ chức mình.
Là sinh viên trường Đại học Kinh tế, ngay từ những ngày đầu nhập học nhà trường
đã phổ biến rõ nội quy, quy chế của nhà trường cũng như những vấn đề khác liên quan
đến thỏa thuận giữa sinh viên và nhà trường. Tuy nhiên, trên thực tế không phải sinh viên
nào cũng chấp hành đúng nội quy nhà trường đặt ra, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh
viên chưa có ý thức tự giác trong việc chấp hành đúng các nội quy của trường, một số
sinh viên không sơ-vin, không mang bảng tên, đi dép lê đến trường… Mỗi tổ chức có một
nét đẹp riêng của mình, nét đẹp đó toát lên qua các thành viên của họ, giống như một
phong cách riêng. Ví dụ: Mọi nhân viên của taxi Mai Linh đều mặc áo sơ mi trắng và đeo
cà vạt xanh, chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần, chỉ một trong đội ngũ đó làm trái lại thì
nhìn vào sẽ làm xấu đội hình. Trong một ngôi trường có đồng phục riêng, có một nội quy
phù hợp và mọi sinh viên đều chấp hành tốt thì rõ ràng thấy đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn

Trang 48
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

rất nhiều so với một ngôi trường, tổ chức không quy định điều này. Ở trường ta, tuy
không yêu cầu đồng phục chung nhưng sinh viên phải mang áo sơ mi màu sáng, khuyến
khích mặc áo Đoàn, nếu là áo phông thì cần có cổ, như vậy trông lịch sự, đẹp và phù hợp
với bản chất của sinh viên kinh tế: trẻ trung, năng động,… Nhưng trên thực tế còn khá
nhiều sinh viên không chấp hành đúng nội quy đề ra. Để khắc phục tình trạng này nhà
trường đã có nhiều nhắc nhở, dán bảng nội quy ở mỗi giảng đường… Tuy nhiên vẫn còn
những sinh viên không làm đúng quy định, đó cũng là một lý do để đội SVTN BVVM
GĐ ra đời.
II. Vai trò, tình hình của Đội và một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành
nội quy nhà trƣờng của sinh viên
1. Vai trò của Đội.
1.1. Trong phạm vi nhà trƣờng.
Như đã đề cập, mục đích để đội SVTN BVVM GĐ ra đời là nhắc nhở việc chấp
hành nội quy nhà trường đặt ra đối với sinh viên trong trường nhằm làm nổi bật nét đẹp
văn hóa giảng đường, một phong cách riêng của Sinh viên trường Đại học Kinh tế. Đồng
ý rằng có vi phạm thì phải có xét phạt mới làm gương được cho người khác, đội đã không
chỉ nhắc nhở mà còn đánh dấu lại những sinh viên vi phạm để yêu cầu trừ điểm hạnh
kiểm cuối năm với mục đích răn đe cho lần sau và cho các sinh viên khác.
Đội SVTN BVVM GĐ là Đội đặt dưới sự điều hành và quản lí trực tiếp của Đoàn
trường, luôn hoạt động xuất sắc trong các phong trào Đoàn hội, luôn đi đầu trong hưởng
ứng phong trào của nhà trường, của Đoàn, của Hội sinh viên. Ví dụ: Hội trại 26/03, ngày
hội Tân sinh viên, tiếp đón Tân sinh viên đầu năm…
Các thành viên trong đội luôn quan tâm, giúp đỡ nhau. Sinh viên khóa trước luôn
sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm học tập, tạo điều kiện, giúp đỡ cho khóa sau học tập cũng
như hoạt động tốt hơn, là nơi để các thành viên tham gia giao lưu học hỏi các kiến thức từ
trên sách vở đến ngoài thực tế. Điều thành công nhất của đội là đã tạo nên được tình chất
đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa các thành viên với nhau.

Trang 49
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

1.2. Trên phạm vi ngoài trƣờng học.


Với tinh thần nhiệt huyết, hăng hái của tuổi trẻ, đội luôn đi đầu trong các phong
trào tình nguyện trên phạm vi địa bàn như:
+ Tiếp sức mùa thi, nhằm giúp đỡ các thí sinh tự tin hơn để bước vào phòng thi,
giúp các tân sinh viên bớt bỡ ngỡ hơn trong những ngày đầu nhập học.
+ Tham gia phòng chống và khắc phục bão lụt trên địa bàn thành phố Huế nhằm
giảm thiểu các hậu quả do thiên tai gây ra.
+ Tham gia tình nguyện an toàn giao thông.
+ Tham gia giải Việt dã.
+ Tham gia Chương trình giờ Trái đất.
+ Tham gia cổ vũ nhiệt tình cho các cuộc thi nhà trường, thành phố, nhà nước tổ
chức trên địa bàn thành phố Huế như Rung chuông vàng, Sinh viên là cử tri, Luật thuế,…
 Như vậy, Đội là tập thể thanh niên tình nguyện nhiệt tình, hăng hái trong
trường, luôn đi đầu trong mọi phong trào tình nguyện và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các
hoạt động của Đội đóng góp một vai trò quan trọng đối với nhà trường cũng như trên địa
bàn, hướng các sinh viên trong trường đi theo nội quy đề ra, đóng góp một phần quan
trọng cho các hoạt động, phong trào của nhà trường, Đoàn trường, Hội sinh viên tổ chức
thành công tốt đẹp.
2. Tình hình hoạt động của đội và các thành tích đạt đƣợc.
Đội SVTN BVVM GĐ là Đội hoạt động mạnh nhất trường về phong trào tình
nguyện. Hiện tại Đội đang hoạt động ổn định, phát triển nhanh theo thời gian từ quy mô
thành viên tới hiệu quả hoạt động. Luôn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
và đạt được nhiều thành tích, được các cấp tặng bằng khen, thư khen…
3. Một số giải pháp để Sinh viên chấp hành nội quy, quy chế tốt hơn
3.1. Về phía Đội Sinh viên tình nguyện BVVMGĐ
Hoạt động trực hằng ngày ở các giảng đường là một hoạt động quan trọng mà đội
cần hoàn thành tốt. Trên thực tế, đội có 12 nhóm chia ra trực các ngày từ thứ hai đến thứ

Trang 50
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

bảy hàng tuần. Nội dung trực gồm hai phần: đứng nhắc nhở đầu giờ ở các cầu thang lên
giảng đường và đi kiểm tra trong các lớp vào giờ giải lao giữa hai tiết đầu, tuy nhiên theo
quan sát thấy thì tình hình đi trực chưa đạt tốt lắm, thứ nhất vẫn còn một số nhóm đi trực
không thường xuyên, chưa đạt cả về số lượng lẫn chất lượng, một số nhóm trực mang tính
chất đối phó (đứng trực đầu giờ rồi về…). Qua nhận xét tình hình như vậy, tôi có những ý
kiến như sau mong rằng nó sẽ giúp ích tốt vào sự phát triển chung của đội:
Thứ nhất, yêu cầu các nhóm trực nhiệt tình hơn – để được như vậy cần phải có
khen thưởng, xét phạt rõ ràng, ví dụ: các nhóm trưởng đánh dấu các thành viên đi trực
vào các ngày trực của nhóm, tổng kết vào mỗi tuần hoặc tháng để khen thưởng hoặc tuyên
dương trước đội đồng thời nhắc nhở những thành viên tham gia không nhiệt tình (các
nhóm trưởng phải thống nhất với nhau thông qua đội trưởng).
Thứ hai, sắp xếp lịch trực các nhóm theo một hệ thống có khoa học và phải đảm
bảo các nhóm đi trực đúng lịch yêu cầu và đủ số lượng (xác định rõ lịch trực cho các
nhóm, các nhóm trưởng phải sắp xếp thành viên bắt buộc có mặt vào một trong các ngày
trực của nhóm, lập một bảng điểm cho thành viên).
Thứ ba, là thành viên đội, không kể thuộc nhóm nào, hôm nào có tiết học thì lên
đứng trực cùng nhóm khác, mỗi lần đứng trực được các nhóm trưởng trực ngày đó đánh
dấu lại để cộng điểm. Cuối mỗi tuần hay mỗi tháng (hoặc trong những buổi đi họp định
kỳ), các nhóm trưởng nộp bảng điểm để đội trưởng tuyên dương những người tích cực
trước đội, trích quỹ làm khen thưởng cho một vài thành viên tích cực nhất.
Thứ tƣ, ngoài việc khen thưởng cá nhân thì nên có những khen thưởng tập thể, vì
chỉ một người không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tất cả được, các buổi trực đông đủ là vì
sự tích cực của thành viên cả nhóm.
3.2. Về phía nhà trường:
Cần đưa ra các khung hình phạt hợp lí khi sinh viên vi phạm theo từng cấp độ.
Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm có tính chất nghiêm trọng như nói xấu nội
quy, hoặc làm trái nội quy, quy chế nhà trường.

Trang 51
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần để tình nguyện viên của Đội có thể yên tâm
hoạt động.
- Tạo điều kiện cho Đội được tham gia nhiều hoạt động bên ngoài nhiều hơn nữa
để Tình nguyện viên có đầy đủ kỹ năng hơn nữa.
Trên đây là những ý kiến của bản thân tôi về vấn đề chấp hành nội quy, quy chế
của nhà trường và vai trò của đội Sinh viên tình nguyện Bảo vệ Văn minh giảng đường.
Vì tầm nhìn còn hạn hẹp, suy nghĩ còn mang tính cá nhân nên chắc chắn vẫn còn nhiều
điều chưa đúng hay không đủ khả năng đóng góp, mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến
chỉ đạo của cấp trên. Mong rằng những ý kiến đó, nếu có thể, sẽ được áp dụng để đưa Đội
tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để mãi là một trong những cánh chim đầu đàn của
phong trào Đoàn - Hội của Trường!

Trang 52
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Ấn phẩm “Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội, nhóm


trong đào tạo tín chỉ”

Chỉ đạo nội dụng:


Ths. Nguyễn Quang Phục – Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Đại Học Huế
Biên tập:
Đặng Minh Hữu Chí – Chủ nhiệm CLB Báo chí – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Thiết kế và trình bày:
CLB Báo chí – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Xin chân thành cảm ơn Đảng Ủy, Ban giám Hiệu, BCH Đoàn, BCH Hội sinh viên trường
Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện để hội thảo diễn ra tốt
đẹp!

Xin chân thành cảm ơn các trường thành viên trong Đại học Huế; các CLB, đội nhóm của
trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã đóng góp nội dung cho ấn phẩm này!

Cảm ơn các nhà tài trợ Thành Thái, Tâm Việt Huế, Hồng Đức đã giúp đỡ và hỗ trợ cho hội
thảo!

Trang 53
Hội thảo đánh giá mô hình CLB, đội nhóm trong đào tạo tín chỉ

Trang 54

You might also like