You are on page 1of 88

Hướng dẫn sử dụng MS Project

PHẦN 1
KHÁI NIỆM VỀ LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỐI VỚI MICROSOFT PROJECT 2003

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ


ÁN.
1.1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1.1.1. Khái niệm về dự án.
Dự án là một quá trình gồm các công tác có liên quan đến nhau, được thực
hiện nhằm đạt mục tiêu trong điều kiện ràng buộc về thời gian, tài nguyên và
vốn.
• Các đặc điểm của dự án.
- Mỗi dự án được thực hiện trong một thời gian nhất định, tức là có mốc
thời gian bắt đầu và mốc kết thúc.
- Một dự án có một hoặc một số mục tiêu rõ ràng.
- Mỗi dự án có thể phân chia thành 3 giai đoạn: Bắt đầu; Thực hiện: Kết
thúc.
- Mỗi dự án có các đặc điểm riêng khác nhau.
1.1.2. Các loại dự án.
- Dự án nghiên cứu và phát triển kinh tế.
- Dự án Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi.
- Dự án Đào tạo và quản lý.
- Dự án bảo dưỡng và nâng cấp lớn
- Dự án viện trợ phát triển và phúc lợi cộng đồng.
1.2. QUẢN LÝ DỰ ÁN
Quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm
tra các công việc và nguồn lực để hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra.
Các thành phần tham gia vào quản lý dự án
và các tiêu chuẩn để đánh giá dự án xây Chất
lượng
dựng được thể hiện trong sơ đồ sau:
Một dự án được coi là thành công khi đạt
được các mục tiêu sau: Dự
án
- Hoàn thành theo đúng tiến độ đã đề Thời Chi phí
ra (yêu cầu về thời gian). gian

1 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Sản phẩm của dự án phải đạt chất lượng (yêu cầu về chất lượng).
- Chi phí thực hiện dự án phải thấp nhất (yêu cầu về mặt kinh tế).
1.3. MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN.
- Dự án thực hiện trong thời gian dài.
- Dự án có độ phức tạp cao.
- Công nghệ và nguồn lực để thực hiện dự án không đầy đủ hoặc không
ổn định.
- Các rủi ro trong dự án.
- Thay đổi công nghệ và cấu trúc lại dự án.
- Phát sinh kinh phí thực hiện dự án.
1.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Khảo sát nhu cầu, ý tưởng... của việc lập dự án.
- Tiến hành nghiên cứu tiền khả thi.
- Tiến hành nghiên cứu khả thi.
- Thiết kế chi tiết dự án.
- Thực hiện dự án.
- Kết thúc, đưa vào vận hành, rút kinh nghiệm và chuẩn bị các dự án tiếp
theo.
1.5. LẬP VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN.
1.5.1. Khái niệm lập dự án.
Là quá trình chuẩn bị, sắp xếp và quản lý các công việc theo đúng tiến độ đề ra
nhằm hoàn thành các mục tiêu dự án.
Mục đích của lập dự án là sắp xếp các công việc một cách hợp lý, chuẩn bị các
nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án. Đồng thời lập dự án cũng là cơ sở để
theo dõi, kiểm soát và đánh giá quá trình thực hiện dự án.
1.5.2. Các bước cần thực hiện trong lập dự án.
- Xác định mục tiêu, phạm vi và khả năng đáp ứng tài chính của dự án.
- Tìm kiếm thông tin và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến dự án.
- Thiết lập cấu trúc và phân hạng mục các công tác.
- Thiết lập các công tác và nguồn lực thực hiện tương ứng.
- Sơ bộ ước tính và điều chỉnh thời gian, ngân sách, nguồn lực cho các
công tác và toàn bộ dự án.
- Lập tiến độ chi tiết, chuẩn bị các nguồn lực và ngân sách đi kèm để
thực hiện dự án.

Nguyen Quoc Lam  2


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Quản lý tiến độ thực tế dự án.


1.5.3. Yêu cầu lập dự án.
- Các công tác trong sự án phải chuẩn bị đầy đủ các thông tin nhưng
không nên quá chi tiết làm nó có thể trở nên phức tạp, nghĩa là phải chỉ
ra được mục đích của từng công tác và mục tiêu của toàn dự án.
- Lập dự án phải đảm bảo hợp lý, lôgíc tạo điều kiện dễ dàng cho việc
quản lý, kiểm soát tiến độ thực hiện dự án.
- Dễ dàng hiểu được mục tiêu của từng công tác và các nguồn lực phục
vụ cho công tác đó.
- Tính hiệu quả cao, có thể dễ dàng điều chỉnh, thay đổi, cập nhật.
1.5.4. Một số phương pháp lập dự án.
- Phương pháp lập dự án theo mốc thời gian (Milestone Schedule).
- Lập dự án theo cấu trúc công tác WBS (Work Breakdown Structure)
- Lập dự án theo biểu đồ ngang (Gantt Chart).
- Lập dự án theo sơ đồ mạng (Network Diagram).
1.6. LẬP TIẾN ĐỘ THEO PHƯƠNG PHÁP BIỂU ĐỒ GANTT
Tiến độ lập theo sơ đồ ngang do Henry Gantt đề ra năm 1915. Nó được xây
dựng trên hệ trục Đề các vuông góc gồm trục công việc và trục thời gian (gắn với
niên lịch). Các công việc trong một dự án cùng thời gian thực hiện và thông số
khác được biểu diễn bằng các thanh công tác. Biểu đồ ngang phản ánh mối quan
hệ tương quan về thời gian giữa các biến cố của một dự án.
Ưu điểm:
- Đơn giản, trực quan, dễ nhận biết công việc, thời gian thực hiện công
việc và tài nguyên phân bổ cho công việc.
- Thấy rõ thời gian của tổng tiến độ, các hạng mục và các công việc.
Nhược điểm:
- Không thấy việc nào là chủ yếu có tính quyết định với tổng tiến độ để
thực hiện tập trung chỉ đạo.
- Không thuận tiện để phân tích đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
của bản thân sơ đồ dự án, do đó với dự án có quy mô lớn, không thường
sử dụng sơ đồ ngang mà dùng sơ đồ mạng.
1.7. LẬP DỰ ÁN THEO SƠ ĐỒ MẠNG.
PERT (Program Evalution Review Technique) được áp dụng chính thức vào
năm 1958 trong việc hoạch định và kiểm soát hệ thống khí giới của Hải Quân Mỹ.
Sau đó áp dụng rộng rãi cho các công ty xây dựng và các loại công ty khác.

3 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Sơ đồ mạng xây dựng trên mô hình toán học bằng việc xác định một cách logic
trình tự kỹ thuật và mối quan hệ tổ chức giữa các công tác trong sản xuất, ấn định
thời gian thực hiện của các công tác và tối ưu kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực
hiện và quản lý dự án, ta có thể điều chỉnh sơ đồ mạng phù hợp với các yêu cầu
đặt ra của thực tế.
Các phương pháp phân tích sơ đồ mạng:
- Phương pháp đương Găng CPM (Critical Path Method). Phương pháp
này sử dụng mô hình xác định, theo đó thời gian các công việc là hằng
số.
- Phương pháp tổng quan và đánh giá dự án PERT (Program Evalution
and Review Technique). Phương pháp này sử dụng mô hình xác suất,
theo đó thời gian hoàn thành các công tác được cho dưới dạng hàm
phân phôi xác suất.
1.8. PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG GĂNG(CPM)
1.8.1 Một số định nghĩa quy ước.
• Sự kiện: Sự kiện là mốc đánh dấu sự bắt đầu hay kết thúc các công việc.
Trên sơ đồ mạng, sự kiện được biểu diễn bằng một vòng tròn đánh số
thứ tự chính là số của sự kiện đó.
• Công việc: Công tác là hoạt đông giữa hai sự kiện. Công tác được biểu
diễn bằng một đường có hướng nối hai sự kiện, được ký hiệu bằng các
thông tin của hai sự kiện trước và sau hoặc bằng mẫu tự.
A
i tij j

Trong đó:
i - sự kiện xuất phát.
j - sự kiện kết thúc.
A: công tác A hoặc công tác ij là một hoạt động sản xuất đặt giữa hai sự
kiện i và j.
tij : thời gian thực hiện công tác ij.
Có ba loại công tác:
- Công tác thực: là hoạt động sản xuất cần tài nguyên và thời gian thực
hiện. Công tác này thể hiện bằng mũi tên liền.
- Công tác ảo: dùng để chỉ mối quan hệ giữa các công việc, không đòi hỏi
thời gian và tài nguyên. Nó được biểu diễn bằng mũi tên đứt nét.
- Công tác chờ đợi: là công tác không cần tài nguyên nhưng đòi hỏi thời
gian. Nó được biểu diễn bằng mũi tên liền nét.
1.8.2 Một số nguyên tắc lập sơ đồ mạng.

Nguyen Quoc Lam  4


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Trong sơ đồ mạng, các số sự kiện đánh theo thứ tự tăng dần theo hướng
của mũi tên. Mỗi sự kiện đều có công tác đến và công tác đi, sự kiện khởi
công chỉ có công tác đi, sự kiện hoàn thành dự án chỉ có công tác đến.
- Các công tác riêng biệt không được ký hiệu cùng một số, nghĩa là không
cùng sự kiện bắt đầu và kết thúc.
- Không được thành lập vòng kín.
- Sơ đồ mạng phản ánh đúng trình độ kỹ thuật của công tác và quan hệ
công nghệ và tổ chức giữa chúng.
- Sơ đồ mạng cần có dạng đơn giản, tránh việc giao cắt nhau giữa các công
tác.
1.8.3 Các thông số trong sơ đồ mạng.
Các thông số trong sơ đồ mạng bao gồm:
- Thời điểm sớm để một sự kiện xãy ra EO (Earlies Occurrence of Event):
là thời điểm sớm nhất đề một sự kiện xãy ra khi các công tác trước sự
kiện đó đều hoàn thành.
- Thời điểm muộn nhất để một sự kiện xãy ra LO (Latest Occurrence of
Event): là thời điểm muộn nhất để sự kiện đó xãy ra không là ảnh hưởng
đến sự hoàn thành của dự án trong thời gian đã định.
- Thời điểm sớm nhất để một công tác bắt đầu ES (Earlies Start of an
Activity): là thời điểm sớm nhất để một công tác bắt đầu. Đó là thời gian
dài nhất tính từ sự kiện khởi công đến công tác đó:
ES của công tác ij = EO của sự kiện i
- Thời điểm muộn nhất để một công tác bắt đầu ES (Latest Start of an
Activity): là thời điểm muộn nhất để một công tác bắt đầu mà không ảnh
hưởng đến sự hoàn thành dự án trong thời gian đã định.
1.8.4 Phân tích kết quả đường Găng.
Thông qua quá trình tính toán ta xác định được:
- Thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án: là thời điểm sớm nhất để sự kiện
hoàn thành xuất hiện.
- Thời gian dự trữ của công tác F (Float): là khoảng thời gian tối đa mà một
công tác có thể chậm trễ so với kế hoạch đã định mà không ảnh hưởng
đến thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án. F chính là hiệu số giữa thời
điểm trễ nhất và thời điểm sớm nhất để công tác bắt đầu với điều kiện là
công tác trước nó hoàn thành đúng kế hoạch.
F= LSij-ESij hoặc F=LSij-EOi
- Đường Găng và công tác Găng: Công tác Găng là các công tác có dự trữ
F=0. Đường Găng là đường nối các công tác Găng đi từ sự kiện khởi
công đến sự kiện hoàn thành dự án.

5 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

• ý nghĩa của đường Găng


- Một sơ đồ mạng có thể có một hoặc nhiều đường Găng.
- Tổng thời gian các công tác nằm trên đường Găng chính là thời điểm tối
thiểu để hoàn thành dự án.
- Nếu một công tác Găng bị chậm trễ thì toàn bộ dự án bị chậm trễ. Do đó
muốn rút ngắn thời gian hoàn thành của dự án, cần rút ngắn thời gian
thực hiện các công tác nằm trên đường Găng. Tuy nhiên sau khi rút ngắn
thời gian các công tác nằm trên đường Găng thì một số các công tác
không Găng trở thành công tác Găng.
- Đối với các công tác không Găng có thể điều chỉnh để tối ưu tiến độ
nhưng với điều kiện không được vượt quá thời gian dự trữ của nó.
1.9. PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ MẠNG PERT.
Trong sơ đồ mạng bằng việc phân tích các thông số cho ta biết tình hình thi
công công trình để tìm cách lập kế hoạch chỉ đạo thực hiện.
Một trong những thông số chủ yếu của SĐM là thời hạn hoàn thành các công
việc (tij). Chất lượng của SĐM và hiệu quả của việc điều hành phụ thuộc rất lớn
vào độ chính xác của thông số thời gian. Thông số thời gian thực hiện càng chính
xác thì SĐM càng sát với thực tế, các biện pháp điều hành quản lý càng hiệu quả.
Trong SĐM CPM ta nghiên cứu SĐM với thông số thời gian là xác định. Để có
thời gian thực hiện một công việc người ta thường dựa trên định mức. Tuy nhiên
trong thực tế xây dựng, định mức chỉ có những công việc có những chi phí thời
gian đạt độ chính xác cao, còn những công việc phụ thuộc điều kiện thi công có
nhiều yếu tố ngẫu nhiên tác động (ví dụ điều kiện thời tiết, việc cung cấp nguyên
vật liệu, thiết bị...) nên thời gian thực hiện các công việc có tính xác định rất thấp.
Một kế hoạch bao gồm những yếu tố không xác định thì việc hoàn thành đúng
dự định có tính dự định. Vấn đề đặt ra là phải xử lý tình trạng không ổn định về
thời gian thế nào để rút ra được những kết luận đáng tin cậy về khả năng hoàn
thành kế hoạch, có thể sử dụng để chỉ đạo thực tế thi công. Sơ đồ mạng PERT giải
quyết vấn đề trên với việc vận dụng lý thuyết xác suất thống kê. Đó chính là ưu
điểm lớn nhất và là nội chủ yếu của SĐM PERT.
1.9.1. Sơ đồ mạng PERT
Bản chất của sơ đồ mạng PERT là đưa các yếu tố không xác định vào ước
lượng thời gian thực hiện các công việc và hoàn thành dự án. Các công việc đưa
vào SĐM không đủ dữ kiện để người ta xác định thời gian thực hiện một cách
chính xác dẫn đến thời hạn hoàn thành dự án có độ tin cậy khác nhau.
1) Ước lượng thời gian thực hiện công việc.
Trong xây dựng có các công việc đã có định mức, năng suất Nhà nước ban
hành, song cũng có những công việc chưa có định mức hoặc định mức chưa phù
hợp với thực tiễn. Khi lập kế hoạch người ta dựa trên kinh nghiệm để ước lượng

Nguyen Quoc Lam  6


Hướng dẫn sử dụng MS Project

thời gian thực hiện công việc. Vì vậy, thời gian đó không xác định, ta phải lấy thời
gian trung bình mong muốn (te) kèm theo một đại lượng đo sự không xác định của
thời gian này làm thời gian thực hiện công việc. Đại lượng đo không xác định trên
biểu thị bằng độ lệch tiêu chuẩn (σ tc) hoặc phương sai (ν tc) của thời gian.
Thời gian trung bình mong muốn là thời gian ước lượng có khoảng 50% khả
năng thực hiện công việc sớm hơn và 50% khả năng thực hiện chậm lại. Để xác
định giá trị đó mỗi công việc cần có một hàm phân bố xác suất thực hiện. Do
không có các thông tin về sự phân bố xác suất thời gian thực hiện công việc và
không thể xác định được thời gian này (nó phụ thuộc vào các biến động kéo dài
ngẩu nhiên) nên phải giả thiết một hàm phân bố xác suất phù hợp với từng hoàn
cảnh với từng trường hợp cụ thể.
Có ba ước lượng thời gian được đặt ra và nằm trong
m - đỉnh hay là mod của
nằm trong đường cong lý Xác suất
m giá trị xác suất cao nhất
thuyết (hình 1.9.1)
tung độ giá trị trung
bình

50% 50%
t

t tm t tb
Hình 1.9.1a Đường cong e
phân bố xác suất thời gian hoàn thành
công việc

♦ Thời gian lạc quan (ta): là thời gian thực hiện sớm nhất khi gặp điều kiện
đặc biệt thuận lợi.
♦ Thời gian có xác suất cao nhất (tm): là thời hạn hoàn thành công việc có
nhiều khả năng xảy ra nhất.
♦ Thời gian bi quan (tb): là thời gian tối đa (muộn nhất) hoàn thành công
việc khi gặp điều kiện khó khăn nhất.
Khi ước lượng ba giá trị thời gian này người lập kế hoạch đã lường trước
được những khó khăn thuận lợi khi thực hiện công việc.
Sau khi ước lượng ba giá trị đó làm cơ sở để thiết lập đường cong phân bố
xác suất thời gian thực hiện công việc. Đường cong giả thiết có dạng hàm β
như hình 1.9.2 Xác suất
X
X- đỉnh hay mod của giá trị tung bình
mong muốn đường cong phân bố xác suất

σ t
σ tx
x

Tx
7 Nguyen Quoc LamXác
Hình 1.9.2  suất thòi gian mong muốn T
KH
Hướng dẫn sử dụng MS Project

Thời gian trung bình mong muốn (te) được xác định theo công thức:
t a + 4t m + t b
te =
6

Độ lệch tiêu chuẩn σ tc là đại lượng đo lường sự không xác định hay là sự tản
mạn của đường cong phân bố xung quanh giá trị trung bình của nó được tính
tb − ta
theo công thức sau: σ tc =
6
2
t −t 
Phương sai là bình phương độ lệch chuẩn: ν tc = σ =  b a 
2
tc
 6 
Giá trị độ lệch chuẩn cho ta biết độ không xác định của giá trị ước lượng. Độ
lệch chuẩn càng lớn thì độ không xác định càng cao.
2) Tính các thông số thời gian trong sơ đồ mạng PERT
Sau khi xác định giá trị ước lượng trung bình mong muốn (t e) và phương sai
ν tc của thời hạn hoàn thành công việc, ta sử dụng các giá trị này để đánh thời
điểm hoàn thành sự kiện. Ta tính toán các thông số và xác định đường Găng trong
sơ đồ mạng PERT cũng giống như sơ đồ mạng CPM. Tuy nhiên trong sơ đồ mạng
PERT ngoài thời gian thực hiện công việc (giá trị thời gian trung bình mong muốn
te) còn có thêm độ lệch tiêu chuẩn và phương sai của nó. Do đó ngoài việc tính
thời điểm sớm và thời điểm muộn sự kiện như sơ đồ mạng CPM ta tính thêm
phương sai tương ứng của nó.
Thời điểm sớm của sự kiện:

 T1S = 0  ν 1S = 0
 S và phương sai sớm  S
 Tj = m a Txi (+ t e i)j  ν j = m aν xi +( ν i j)
S

Thời điểm muộn của sự kiện:

 TnM = 0  ν Mn = 0
 M và phương sai muộn  M
 Ti = m i Tnj ( − t e i)j  ν i = m aν xj +( ν i j)
M

Thời gian hoàn thành dự án là tổng số thời gian trung bình mong muốn các
công việc nằm trên đường Găng nên nó cũng là thời gian trung bình mong muốn.
Giả thiết thời gian thực hiện các công việc Găng độc với nhau thì phương sai
của thời gian thực hiện dự án là tổng các phương sai riêng của các công việc nằm
trên đường Găng. Đối với dự án có thời gian thực hiện trung bình mong muốn T x
thì phương sai của nó là:
ν Tx =Σ ν tc =Σ (σ tc)2

Nguyen Quoc Lam  8


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Tx: thời gian trung bình mong muốn cũng là thời gian trung bình mong muốn
của sự kiện cuối cùng và độ lệch tiêu chuẩn của nó (σ tc).
Độ lệch tiêu chuẩn của dự án : σ tx= νTx

Ghi chú: nếu có nhiều đường Găng thì phương sai của thời gian thực hiện
dự án sẽ là số lớn nhất trong các tổng phương sai đi theo từng đường Găng
độc lập. Phương sai của mỗi sự kiện là tổng phương sai các công việc dọc
theo đường tiêu tốn nhiều thời gian nhất dẫn đến sự kiện đó.
3) Đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch
Bài toán đặt ra là: cho trước thời hạn xây dựng công trình theo kế hoạch là
TKH tính xác suất để xây dựng công trình trong thời gian kế hoạch đó.
Sau khi xác định các giá trị Tx và σ tx theo lý thuyết ta có thể tính toán khả
năng khả năng hoàn thành dự án theo kế hoạch. Thời gian thực hiện sự kiện được
xem là một hàm phân bố với giá trị trung bình Tx và độ lệch tiêu chuẩn của nó σ tx
được xác định ở trên từ hàng loạt các đường cong phân bố riêng lẻ. Để tính được
khả năng hoàn thành thời gian TKH cần phải vẽ đường cong phân bố chuẩn mà
trung tâm là thời gian Tx.
Xác suất

Đường cong chuẩn

Tx TKH
Hình 1.9.3 Đường cong phân bố chuẩn
thời gian thực hiện dự án Tx

Xác suất hoàn thành dự án đúng kế hoạch Z được tính:


 DiÖntÝchphÇng¹ch chÐo 
Z=  DiÖntÝchd­íi .%
d­êng cong chuÈn
 

TKH − TX
Giá trị Z được tính như sau: Z = σ tx

Dùng bảng 1.9.1 để tìm xác suất gặp TKH qua Z:


Z Xác Z Xác suất Z Xác suất Z Xác
suất suất
-2 0.02 2 0.98 -0.6 0.27 0.6 0.73
-1.5 0.07 1.5 0.93 -0.5 0.31 0.5 0.69
-1.3 0.10 1.3 0.90 -1.4 0.34 0.4 0.66

9 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

-1.0 0.16 1.0 0.84 -0.3 0.38 0.3 0.62


-0.9 0.18 0.9 0.82 -0.2 0.42 0.2 0.58
-0.8 0.21 0.8 0.79 -0.1 0.46 0.1 0.54
-0.7 0.24 0.7 0.76 0 0.50 0 0.50
Xét ví dụ sau về tính toán tiến độ bằng sơ đồ mạng PERT với các giá trị cho
ở bảng sau:

Công Thời gian ước lượng


TT
việc ta tm tb te σ tc ν tc

1 1-2 8 10 14 10 3.67 13.44


2 1-3 16 24 48 27 10.67 113.78
3 2-6 20 22 30 23 8.33 69.44
4 3-4 0 0 0 0 0.00 0.00
5 3-5 10 10 12 10 3.67 13.44
6 4-5 6 15 46 19 8.67 75.11
7 4-7 26 38 54 39 13.33 177.78
8 5-7 4 12 14 11 3.00 9.00
9 6-7 30 40 64 42 15.67 245.44
10 6-8 8 14 30 16 6.33 40.11
11 7-8 22 28 40 29 10.33 106.78
12 8-9 10 12 15 12 4.17 17.36

Tính toán các thông số thể hiện trên hình 19.4


10 13,44 33 82,88
10 439,02 33 369,58
23(69,44)
4 6
10(13,44 16(40,11) 116 452,46
) 27 113,78
36 301,92 116 0,00
42(245,44 12(17,36)
0 0,00 ) 8 9
0 452,26 1 4
0(0.00) 39(177,78) 104 435,10
27(113,78) 29(106,78) 104 17,36
3 19(75,11) 7
10(13,44)
27 113,78 75 328,32
36 301,92 11(9.00) 75 124,14
5
46 188,89
64 115,14

Hình 1.9.1 Tính toán thông số sơ dồ mạng PERT

Nguyen Quoc Lam  10


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch với thời gian kế hoạch đề ra trong
bảng 1.9.2 bằng cách tính Z và tra bảng 1.9.1 để tìm xác suất gặp TKH.
Cụ thể với ví dụ này ta có : Tx=106 ngày; σ x=452,26 ; ν x=21,27;
Bảng 1.9.2
Xác suất hoàn
Sự kiện Tx σ x TKH Z
thành kế hoạch%
9 116 21,27 100 -0.75 22.5%
110 -0.28 38.8%
120 0.19 57.6%
130 0.66 74.8%
1.9.10 SƠ ĐỒ MẠNG NÚT.
Tham khảo tài liệu:
1. Giáo trình Tổ chức thi công Xây dựng - GSTS Nguyễn Huy Thanh.
2. Giáo trình Tổ chức Xây dựng I (Tổ chức, lập kế hoach và chỉ đạo thi
công) - PGS Nguyễn Đình Thám (chủ biên), Ths Nguyễn Ngọc Thanh.

11 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG II MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA MICROSOFT 2003.


2.11 MỤC ĐÍCH CHUNG CỦA MICROSOFT PROJECT 2003.
- Tổ chức lập kế hoạch và quản lý dự án.
- Lên lịch công tác.
- Chỉ định các tài nguyên và chi phí cho các công tác
- Điều chỉnh kế hoạch để thích ứng với các điều kiện ràng buộc.
- Chuẩn bị thông tin báo biểu sau cùng đến tất cả những người phê chuẩn và
thi hành kế hoạch.
- Dự trù các tác động lên tiến độ của dự án khi có sự thay đổi đe dọa đến sự
thành công của một dự án.
- Xem xét lại dự án để đối phó với các tình huống ngẫu nhiên.
- Đánh giá tài chính chung của 1 dự án.
- In ấn các bảng biểu phục vụ cho dự án.
- Làm việc và quản lý dự án theo nhóm.
2.2 KHẢ NĂNG CỦA MICROSOFT PROJECT 2003.
2.2.1 Lập kế hoạch và quản lý dự án.
- Biểu đồ ngang Gantt Chart.
- Sơ đồ mạng Network Diagram.
2.2.2 Các dạng quan sát và thể hiện dự án.
- Nhập số liệu cho các công tác trong dự án thuận tiện, có đầy đủ các dữ
liệu về các công tác và điều kiện làm việc.
- Mỗi công tác có thể cụ thể hóa với nhiều chi tiết thông tin cụ thể: thời
khoảng, ngày tháng bắt đầu, kết thúc, được phân bổ tài nguyên nào, các điều
kiện ràng buộc, mức độ ưu tiên và các chú giải cần thiết, các công tác
găng... Căn cứ vào các thông tin trên giúp ta thiết lập được các phiếu giao
việc, nhóm, tổ đội công nhân.
- Đưa ra quan sát tổng thể, biểu diễn toàn bộ biểu đồ tiến độ của dự án từ đó
có thể tìm ra các bản tiến độ hợp lý nhất.
- Có thể thiết lập, thể hiện biểu đồ tiến độ của dự án một cách sinh động.
2.2.3 Giải quyêt các vấn đề nảy sinh trong dự án.
- Có thể điều chỉnh các công tác để rút ngắn thời gian thực hiện dự án.
- Cân đối, bổ sung tài nguyên cho từng công tác trong dự án hoặc toàn thể dự
án.
- Bổ sung hoặc loại bỏ các ràng buộc các công tác.

Nguyen Quoc Lam  12


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Điều chỉnh, thay đổi các công tác nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.2.4 Quan sát và xử lý dự án.
Có thể quan sát tiến độ dưới dạng biểu đồ:
- Dạng lịch: Calendar.
- Dạng biểu đồ ngang: Gantt Chart.
- Dạng sơ đồ mạng: Network Diagram .
Các bảng dữ liệu cho các công tác như: Task Usage, Resources Usage,
Resources Sheet, Resources Graphs...
Có thể thiết lập các báo cáo:
- Tổng quan về tiến độ của dự án.
- Các công tác đang thực hiện.
- Các công việc còn lại.
- Tài chính cho các công tác và toàn bộ dự án.
- Chi phí về tài nguyên.
- Các báo cáo tổng hợp theo chuẩn của Microsoft Project 2003.
- Các báo cáo tổng hợp theo sự thiết lập của người sử dụng.
2.2.5 In báo cáo và biẻu đồ tiến độ dự án.
- Có thể in toàn phần hoặc toàn bộ tiến độ của dự án dưới dạng biểu đồ:
Calendar, Network, Gantt Chart.
- In các dạng biểu đồ cho từng tài nguyên như biểu đồ nhân lực, biểu đồ xe
máy, thiết bị, vật tư...
- In các báo cáo về công việc hoặc chi phí về tài nguyên.
- In báo cáo theo tiến độ thực tế của dự án.
2.2.6 Làm việc và quản lý dồng thời nhiều dự án.
- Microsoft Project 2003 có khả năng quản lý đồng thời nhiều dự án ở
cùng một thời điểm.
- Có thể kết nối cùng một lúc nhiề dự án có sử dụng chung một nguồn tài
nguyên.
- Khả năng quản lý dự án theo phân cấp nhóm.
2.3 CÁC YÊU CẦU TRƯỚC KHI LẬP DỰ ÁN.
- Trước khi bắt đầu một dự án mới, cần phải xác định mục đích của dự án và
các công việc nào phải hoàn thành để đạt được mục đích.
- Xác định ai sẽ làm công việc này, khả năng đáp ứng, công việc bắt đầu vào
khi nào và kéo dài trong bao lâu.

13 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Mức độ sử dụng vốn của dự án.


- Lường trước những khó khăn có thể ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án
như công nhân ốm, vật liệu không cung cấp đầy đủ, không đúng kế hoạch,
người làm thôi việc, các yếu tố khách quan khác như thời tiết, biến động
chính trị...
- Sau đó kế hoạch được điều chỉnh cho phù hợp và đưa đến những người liên
quan đến dự án.
- Việc quản lý dự án cần nhiều sự quản lý khác nhau và cần có kỹ năng phối
hợp giữa các bộ phận. Quá trình theo dõi tất cả các khía cạnh và điều chỉnh
dự án theo mục đích của nó là rất khó. Khi sử dụng Microsoft Project 2003,
ngoài việc có thể hoạch định kế hoạch, quản lý và phối hợp từ bao quát đến
chi tiết, nó còn có thể quản lý dự án một cách tự tin, chính xác và đạt các
kết quả thực tế đề ra.
• Tóm lại, trước khi lập 1 dự án bằng Microsoft Project 2003 cần chuẩn
bị các thông số sau:
- Công việc cần thực hiện là công việc gì?
- Công việc ấy thực hiện trong bao lâu?
- Dự án bắt đầu và kết thúc khi nào?
- Tài chính cho dự án, lấy ở đâu, mức độ như thế nào?
- Danh mục các công việc có trong dự án.
- Thời gian thực hiện các công việc đó (có thể tính toán hoặc ước lượng) và
thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc bắt buộc (nếu có).
- Tài nguyên sử dụng cho công việc đó (nhân công, xe máy, vật liệu và bao
gồm cả tài chính).
- Ràng buộc giữa các công việc và mức độ ưu tiên các công việc.
- Mối liên hệ của chúng và thứ tự công nghệ hay tổ chức bắt buộc.
- Lịch làm việc của dự án và lịch làm việc cho mỗi tài nguyên.
2.4 CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI SỬ DỤNG MICROSOFT PROJECT 2003
2.4.1 Yêu cầu về phần mềm.
- Phần mềm hệ thống: Windows 98, Windows 2003, Windows XP,
Windows Me, WinNT.
- Phần mền cài đặt: Microsoft Project 2003.
- Bộ gõ tiếng việt: ABC hoặc Vietkey .
2.4.2 Các từ khóa tiếng Anh trong Microsoft Project 2003
- Task: công việc, công tác.
- Duration: thời gian thực hiện.

Nguyen Quoc Lam  14


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Start: ngày tháng bắt đầu.


- Finish: ngày tháng kết thúc.
- Predecessors: công tác đị trước.
- Surcessors: công tác nối tiếp (công tác đi sau hoặc công tác phụ thuộc)
- Task list: danh sách công việc.
- Resource: tài nguyên (nhân lực, xe máy, thiết bị, vật liệu...)
- Work: hao phí lao động (công tính theo giờ hoặc ngày công)
- Unit: đơn vị sử dung tài nguyên.
- Milestone: các mốc ấn định (có duration=0)
- Recuring task: loại công tác có tính lặp đi lặp lại.
- Schedules: lịch trình của dự án.
- Std.Rate: giá chuẩn (trong giờ)
- Ovr.Rate: giá ngoài giờ
- Costluse: chi phí sử dung tài nguyên.
- Baseline Project: dự án cơ sở
- Và một số từ khác.
2.4.3 Một số chỉ dẫn trong Microsoft Project 2003
Một số giới hạn tối đa khi sử dụng Microsoft Project 2003 trong các môi trường
Windows 98, Windows 2000, Windows XP, Windows Me, WinNT.
Các đặc tính Số lượng tối đa
Các công tác trong 1 file dự án 1triệu
Tài nguyên cho một dự án 1 triệu
Số lượng phân bổ tài nguyên cho công 60.000.000 đv tài nguyên hoặc
tác 60.000.000%
Công việc phụ thuộc cho một DA Không giới hạn
Công tác đi trước Không giới hạn
Các đặc tính Số lượng tối đa
Công tác gối tiếp Không giới hạn
Phân cấp công tác tóm lược 65.535
Tổ hợp dự án 998
Cửa sổ kich hoạt 50
Lịch cơ sở Không giới hạn
Bảng in công tác theo lịch hàng tháng 4000

15 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Bảng giá tài nguyên 5


Chi phí (giá) lớn nhất. 999.999.999.999
Số giờ công tác lớn nhất 1.666.66.667 giờ
Số giờ làm việc lớn nhất của tài nguyên 999.999.999 phút
theo kiểu Work
Số giờ làm việc lớn nhất của tài nguyên 999.999.999 đơn vị
theo kiểu Matetial
Tỉ lệ trang in 10-500%
Số dòng tiêu đề Header 5 dòng
Số dòng tiêu đề Footer 3 dòng
Số dòng chú giải biểu tượng 3 dòng
Ngày sớm nhất cho phép tính toán 1-1-1984
Ngày muộn nhất cho phép tính toán 31-12-2049
Dự án cơ sở 11
Lựa chọn không liên tục các dòng dữ liệu 9

Nguyen Quoc Lam  16


Hướng dẫn sử dụng MS Project

PHẦN 2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MICROSOFT PROJECT 2000
CHƯƠNG I CÁC MENU VÀ CÁC CỬA SỔ TRONG
MICROSOFT
PROJECT 2000
1.1 MÀN HÌNH LÀM VIỆC CHÍNH CỦA MICROSOFT PROJECT 2000
Màn hình làm việc chính của Microsoft Project 2000 được tổ chức một cách
khoa học, hợp lý với các lựa chọn menu, cửa sổ, thành công cụ và các tùy chọn
của người sử dụng.
- Hệ thống menu chính.
- Các tùy chọn trên thanh công cụ dọc.
- Các biểu tượng và các phím tắt trên thanh công cụ ngang.

Thanh công cụ dọc


View Bar

Cửa sổ nhập liệu Cửa sổ thể hiện


biểu đồ ngang

Thao tác khởi động chương trình:

- Cách 1: Chọn biểu tượng chương trình trên màn hình.


- Cách 2: Start → Programs→Microsoft Project 2000
- Cách 3: Dùng tổ hợp phím tắt.

17 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

1.2 Ý NGHĨA CỦA CÁC MENU TRONG MICROSOFT PROJECT 2000.


- File: quản lý tập tin.
- Edit: soạn thảo và hiệu chỉnh.
- View: đặt các bản quan sát.
- Format: định dạng các đối tượng.
- Tools: các côgn cụ trợ giúp, điều chỉnh lịch, tùy đặt.
- Project: sắp xếp, lọc, hiển thị thông tin.
- Window: quản lý các cửa sổ.
- Help: trợ giúp.
1.3 Ý NGHĨA CỦA CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG MICROSOFT PROJECT
2000
Trong Microsoft Project 2000, ngoài việc sử dung các menu chức năng
thì việc sử dung và lựa chọn nhanh các biểu tượng trên thanh công cụ sẽ giúp
người sử dung giảm bớt các thao tác khi thực hiện.
Biểu tượng
Tên tiéng Anh ý nghĩa và chức năng
(Icons)
Open Mở một DA đã có

Save Lưu dự án

Print In ấn dự án

Priview Quan sát trang in

Cut Cắt dán đối tượng

Copy Sao chép đối tượng

Pase Dán đối tượng


Painter Thay đổi tính chất đối tượng

Undo Hủy bỏ tác vụ trước đó

Link Task Liên kết công tác

Unlink Task Hủy bỏ liên kết công tác

Nguyen Quoc Lam  18


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Biểu tượng
Tên tiéng Anh ý nghĩa và chức năng
(Icons)

Split Task Phân đoạn công tác

Task Infor Thông tin của công tác

Task Notes Các ghi chú công tác

Assign Resources Gán tài nguyên cho công tác

Zoom in Phóng to vùng quan sát

Zoom out Thu nhỏ vùng quan sát


Nhảy nhanh với công tác muốn
Go to select Task
xem biểu đồ

Copy picture Chụp cửa sổ quan sát

Help Trợ giúp sử dụng

Outdent Huỷ bỏ các công tác tóm lược

Indent Tạo công tác tóm lược

Show SubTask Đưa ra các công tác tóm lược

Hide SubTask ẩn các công tác tóm lược

Bold Chử đậm

Italic Chử nghiêng

Underline Chử gạch chân

Align left Cân trái

Align center Cân giữa

Align right Cân phải

19 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Biểu tượng
Tên tiéng Anh ý nghĩa và chức năng
(Icons)
AutoFilter Bộ lọc đa năng

Gantt Chart Wizard Các dạng biểu đồ Gantt

Ghi chú: ngoài thanh công cụ trên đây còn có các thanh công cụ khác có thể
gọi trên thanh công cụ khi cần thiết.
- Thao tác thực hiện: Menu Tools → Customizes → Toolbars → Hộp thoại
Customizes → Chọn Toolbars→ Tùy chọn các thanh công cụ ngang.

1.4 Ý NGHĨA CỦA CÁC CỬA SỔ LÀM VIỆC


Trong Microsoft Project 2000 có nhiều cửa sổ làm việc và quan sát khác nhau.
Việc ta lựa chọn các cửa sổ phụ thuộc vào từng góc độ và yêu cầu thực tế của từng
dự án.
Các cửa sổ được chọn qua Menu Views hoặc chọn trên thanh công cụ dọc
View Bar (hình dưới).

Nguyen Quoc Lam  20


Hướng dẫn sử dụng MS Project

• Ý nghĩa của cửa sổ làm việc:


- Calendar: cửa sổ làm việc với dự án dưới dạng lịch để bàn.
- Gantt Chart: cửa sổ làm việc dự án dưới dạng biểu đồ ngang.
- Network Diagram: cửa sổ làm việc dự án dưới dạng sơ đồ mạng.
- Task Usage: cửa sổ quản lý việc thực hiện các công tác.
- Tracking Gantt: cửa sổ quan sát tiến độ thực tế của dự án.
- Resource Graph: cửa sổ quản lý biểu đồ tài nguyên của dự án.
- Resource Sheet: cửa sổ quản lý nguồn tài nguyên của dự án.
- Resource Usage: cửa sổ quản lý việc phân bổ tài nguyên cho dự án.
- More View: các cửa sổ quan sát khác.
Ngoài ra thanh trạng thái đặt ở đáy màn hình cho ta biết trạng thái của
các phím đặc biệt, hiển thị các khuyến cáo và mô tả lựa chọn các menu hiện
thời khi Menu được kích hoạt (hình dưới).

21 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG II LÀM VIỆC VỚI MỘT DỰ ÁN MỚI.


2.1. TẠO MỘT DỰ ÁN MỚI.
Các thao tác thực hiện:
- Cách 1: Menu file → New hoặc chọn thanh
biểu tượng trên thanh công cụ.
- Cách 2: Chọn tổ hợp phím tắt: Ctrl + N.
- Cách 3: F11.
Khi thực hiện thao tác này xuất hiện các tùy
chọn cho người lập dự án thông qua thanh công cụ
New Project.
2.2. MỞ MỘT DỰ ÁN ĐÃ CÓ.
Các thao tác thực hiện:
- Cách 1: Menu file → Open hoặc chọn thanh
biểu tượng trên thanh công cụ.
- Cách 2: Chọn tổ hợp phím tắt: Ctrl + O.
Khi xuất hiện hộp thoại Open → chọn file dự án cần mở có định dạng *.mpp.

2.3. CHÈN THÊM MỘT FILE DỰ ÁN.


Trong quá trình làm dự án có thể có nhiều hơn một dự án được quản lý trong
cùng một file. Thao tác chèn thêm một dự án mới được thực hiện khi đã có một
file dự án hiện thời đang tồn tại.
Các thao tác thực hiện:
- Menu Insert → Project → hộp thoại Insert Project → chọn dự án cần chèn

Nguyen Quoc Lam  22


Hướng dẫn sử dụng MS Project

2.4. LƯU MỘT FILE DỰ ÁN.


Dự án có thể được lưu với các tên khác nhau và dưới file đinh dạng *.mpp.
Thao tác thực hiện:

- Cách 1: Chọn nhanh biểu tượng trên thanh công cụ.


- Cách 2: Chọn tổ hợp phím tắt Ctrl+S.
- Cách 3: Menu file → Save → đưa vào tên file dự án cần lưu.
Cách lưu trữ một dự án đã có với một tên khác:
- Menu file → Save As → đưa vào tên mới file dự án cần lưu.
2.4. ĐÓNG MỘT FILE DỰ ÁN.
Trong quá trình làm việc với Microsoft Project 2000 có thể mở đồng thời nhiều dự
án khác nhau. Để đóng mở một file dự án ta có thể làm các cách như sau:
- Cách 1: Chọn biểu tượng Close
- Cách 2: chọn tổ hợp phím Alt+F4

23 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG III THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN


3.1. THIẾT LẬP CÁC THÔNG TIN BAN ĐẦU CHO DỰ ÁN.
Các thao tác thực hiện:
- Menu File → New → Blank Project.
- Menu Project → Project Information → hộp thoại Project Information.

Các thông số trong hộp thoại Project Information:


- Start day: ngày bắt đầu dự án.
- Finish date: ngày kết thúc dự án.
Chú ý: Với một dự án không thể đồng thời ấn định thời điểm bắt đầu và kết thúc
dự án. Chỉ nên nhập 1 trong 2 thông tin trên và máy sẽ tính thông tin còn lại trên
cơ sở lịch trình của dự án.
- Schedule from: lịch trình của dự án, cho phép xác định kiểu bắt đầu hoặc kết
thúc dự án.
- Curent date: hiển thị ngày tháng hiện thời.
- Status date: quản lý tài chính dự án.
- Calendar: kiểu lịch trình dùng trong dự án.
Trong Microsoft Project 2000 co ba kiểu lịch trình:
- Standart: lịch chuẩn.
- 24 Hours: lịch 24 giờ.
- Night Shirt: lịch ca đêm.
Mặc định Standart được chọn cho dự án với quy định giờ làm việc như sau:
- Một ngày làm việc 8 tiếng (sáng 8h-12h, chiều từ 13h-5h)

Nguyen Quoc Lam  24


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Mỗi tuần làm việc 40h (5 ngày, trừ thứ bảy, chủ nhật)
Trong thực tế, tùy tính chất và yêu cầu tíên độ của mỗi dự án mà ta thiết lập
lịch cho thích hợp.
Priority: mức độ ưu tiên chung cho các công tác có trong dự án (giới hạn trong
khoảng 1000 ≥ priority ≥ 0. Mặc định mỗi công tác có mức độ ưu tiên là 500)
Chú ý: dòng câu tiếng Anh All Task begin as soon as possibles cho ta biết: tất cả
các công việc trong dự án mặc định ban đầu đúng như thời gian đã định.
Ngoài ra chúng ta cần khai báo thêm các thông tin cho dự án để phục vụ cho
việc lập các báo biểu và in ấn bằng cách:
Menu file → Properties → hộp thoại Properies → Summany → đưa vào các thông
tin cho dự án.
Các thông số trong hộp thoại Properties.
- Title: tên dự án.
- Subject: chủ đề dự án.
- Anthor: người lập dự án.
- Manager: giám đốc dự án.
- Company: tên công ty lập dự án.
3.2. QUAN SÁT VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN.
Các cửa sổ làm việc là một đinh dạng mà trong đó ta có thể nhập, quan sát,
sửa đổi, thể hiện các thông tin của dự án.
- Mỗi cửa sổ là thể hiện các tổ hợp các thông tin về dự án ở các góc độ khác
nhau. Cửa sổ có thể được thể hiện dưới dạng đơn hoặc tổ hợp.
- Cửa sổ tổ hợp thể hiện đồng thời hai cửa sổ đơn. ví dụ cửa sổ Gantt Chart kết
hợp với resources Sheet.
Các thông tin của dự án được thể hiện qua các hình vẽ trên thanh công cụ dọc
View Bar.
Biểu tượng Tên cửa sổ Nội dung

Lịch hàng tháng chỉ ra các công tác và


Calendar
khoảng thời gian thực hiện nó
Diễn tả các công việc và các thông tin có
Gantt Chart liên quan, biểu đồ ngang thể hiện các công
việc và thời gian hoàn thành.
Network Diagram Thể hiện dưới dạng mạng lưới các công tác
và sự phụ thuộc giữa chúng. Dùng khung
nhìn này để có một cách nhìn bao quát về

25 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

dự án.

Biểu tượng Tên cửa sổ Nội dung

Thể hiện danh sách các công tác đã được


gán tài nguyên và được nhóm dưới mỗi
Task Usage công việc. Dùng khung nhìn này có thể
nhìn thấy công việc được thực hiện bởi tài
nguyên cụ thể
Thể hiện danh sách các công việc và thông
Tracking Gantt tin có liên quan. Dùng khung nhìn này theo
dõi tiến độ thực hiện dự án
Thể hiện phân phối tài nguyên. Dùng
khung nhìn này thể hiện thông tin về một
Resources Graph
tài nguyên dưới dạng biểu đồ với các chi
tiết khác nhau.
Danh sách tài nguyên và thông tin liên
Resource Sheet quan. Dùng cửa sổ này để hiệu chỉnh các
thông tin cho các tài nguyên.
Thể hiện danh sách gán tài nguyên cho các
Resource Usage công tác được nhóm dưới mỗi nguồn tài
nguyên. dùng để phân bổ tài nguyên.

Cho phÐp lùa chän c¸c d¹ng quan


More View
s¸t kh¸c.

Ẩn và hiện menu View Bar:


- Cách 1: View → View Bar.
- Cách 2: Nhấp chuột vào View bar → chọn View Bar.

Nguyen Quoc Lam  26


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG IV ĐỊNH DẠNG CỬA SỔ LÀM


VIỆC.
4.1. ĐỊNH DẠNG PHÔNG CHỮ TIẾNG VIỆT
- Với cửa sổ làm việc trong Microsoft Project 2000 mặc định ban đầu là phông
chữ Arial. Do đó có thể sử dụng bộ gõ Unicode để có được phông tiếng Việt
hoặc thay đổi phông chữ để có phông tiếng Việt phù hợp với bộ gõ.
- Một số phông tiếng việt có thể sử dung thích hợp cho Microsoft Project 2000
là: Arial, Times New Roman... cho bộ gõ Unicode, hoặc .VnTime.
.VnArial, .VniTime...
• Thao tác thực hiện:
* Cách 1: Menu Format → Text Style → Hộp thoại Text Style → chọn kiểu phông
chư tiếng Việt phù hợp với bộ gõ.

Các thông số trong hộp thoại Text Style:


- Item to Change: đổi Font cho nhóm đối
tượng được chọn.
- Font: chọn kiểu Font phù hợp.
- Font Style: kiểu thể hiện Font chữ.
- Size: cỡ Font chữ.
- Underline: gạch chân Font chữ.
- Color: đặt màu cho Font.
* Cách 2: Bôi đen toàn bộ vùng nhập liệu.
Menu Format → Fonts → hộp thoại Font →
chọn Font tiếng Việt thích hợp → OK

27 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

* Cách 3: Bôi đen toàn bộ vùng nhập liệu. Đổi Font trên thanh công cụ.
4.2. ĐỊNH DẠNG THỂ HIỆN CÁC TRƯỜNG SỐ LIỆU.
Trong Microsoft Project 2000 có nhièu kiểu trường số liệu khác nhau. Về cơ
bản, thông sô thể hiên của trường là giống nhau, chỉ khác nhau ở trường số liệu.
Thao tác thể hiện:
Nhấp đúp chuột vào trường muốn định dạng (ví dụ trường Name)→ hộp thoại
Column Definition → thay đổi các thông số thể hiện trong trường → OK.
Các thông số trong hộp thoại Column
Definition.
- Field name: tên trường số liệu.
- Title: tiêu đề (ví dụ tên công việc)
- Align title: căn dòng tiêu đề (trái,
phải, giữa)
- Align data: căn dòng dữ liệu (trái,
phải, giữa).
- Width: độ rộng của trường.
- Best Fit: tự động căn độ rộng của trường.
4.3. THÊM BỚT CÁC TRƯỜNG SỐ LIỆU
Trong cửa sổ làm việc có thể tùy chọn thêm hoặc ẩn các trường số liệu phù cho
hợp với yêu cầu sử dụng.
• Chèn một trường số liệu
- Cách 1: Menu Insert → Column → hộp thoại Column Definition → trong mục
Field Name chọn trường số liệu cần chèn thêm → OK.

- Cách 2: Nhấp chuột phải vào trường cần chèn → Insert Column
• ẩn một trường số liệu.
Thao tác thực hiện: Nhấp phải vào trường cần ẩn → Hide Column
4.4. SOẠN THẢO CÔNG TÁC.

Nguyen Quoc Lam  28


Hướng dẫn sử dụng MS Project

4.4.1. Chèn thêm một công tác mới.


Để chèn thêm một công tác mới tại vị trí bất kỳ trong
dự án, ta cần đưa hộp sáng đến vị trí công tác đứng trước
nó → Menu Insert → New Task hoặc dùng phím tắt Insert.
4.4.2. Xóa công tác
- Để xóa một công tác bất kỳ trong dự án ta đưa hộp
sáng đến vị trí công tác cần xóa → Menu Edit →
Delete Task hoặc dùng phím Delete.
- Để xóa nhiều công tác cùng một lúc, ta sử dụng đồng
thời phím Ctrl hoặc Alt → Delete.
4.4.3. Sao chép, cắt, dán dữ liệu.
- Để sao chép dữ liệu → chọn vùng dữ liệu cần sao chép → Menu Edit → Copy
Cell hoặc Ctrl + C hoặc biểu tượng trên thanh công cụ.
- Để cắt dán một vùng dữ liệu → chọn vùng dữ liệu cần cắt → Menu Edit →
Cut Cell hoặc Ctrl + X hoặc chọn biểu tượng trên thanh công cụ.
- Để dán một vùng dữ liệu, thực hiện thao tác Copy Cell hoặc Cut Cell → Paste
Cell hoặc Ctrl + V hoặc biểu tượng trên thanh công cụ.
4.4.4. Undo, Redo
- Trong Microsoft Project 2000 khả năng hủy bỏ một thao tác trước đó (Undo)
hoặc lấy lại một thao tác trước đó (Redo) chỉ thực hiện một lần.
- Để hủy bỏ một thao tác trước đó → Menu Edit → Undo hoặc chọn biểu tượng
trên thanh công cụ.
- Để lấy lại một thao tác trước đó → Menu Edit → Redo hoặc sử dụng biểu
tượng trên thanh công cụ.
4.5. ĐỊNH DẠNG KIỂU THỂ HIỆN NGÀY THÁNG
Trong Microsoft Project 2000 có nhiều kiểu thể hiện ngày tháng, tùy theo
thực tế mà ta thiết lập cho phù hợp.
Thao tác thực hiện:
Menu Tools → Options → hộp thoại Options → View → Chọn Date Format →
chọn ngày tháng yêu cầu.

29 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Chú ý: Mặc định ngày tháng thể hiện theo ngày tháng hệ thống của Windows theo
kiểu mm/dd/yy (tháng/ngày/năm). Do đó để tiện với kiểu ngày tháng sử dụng ở
Việt Nam, cần thay đổi kiểu thể hiện.
Thao tác: Menu Start (của Windows) → Setting → Control Panel → Setting
Regional→ Date → chọn kiểu định dạng dd/mm/yy (ngày tháng năm) → OK.

Nguyen Quoc Lam  30


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG V CỬA SỔ GANTT


CHART

Cửa sổ Gantt Chart là cửa sổ thể hiện dự án dưới dạng biểu đồ ngang. Đây là
cửa sổ quan trọng, thường xuyên sử dụng trong quá trình nhập số liệu, chỉnh sửa
và quản lý dự án.
5.1. KHỞI ĐỘNG CỬA SỔ GANTT CHART
Khi tạo một dự án mới thì Gantt Chart mặc định luôn cả cửa sổ làm việc ban
đầu. Trong Microsoft Project 2000 có nhiều cửa sổ làm việc khác nhau, do đó từ
một cửa sổ khác ta có thể chuyển về cửa sổ Gantt Chart.
Thao tác thực hiện:
- Cách 1: Menu View → Gantt Chart
- Cách 2: chọn biểu tượng của Gantt Chart trên View Bar.
- Cửa sổ Gantt Chart chia làm hai phần phân cách bằng một vạch phân cách
đứng.

Thể hiện công tác


Nhập và chỉnh dưới dạng biểu đồ
sửa số liệu

Vạch phân cách


đứng

- Khung nhìn bên trái dùng để nhập và chỉnh sửa số liệu của dự án.
- Khung nhìn bên phải để thể hiện các công tác dưới dạng biểu đồ ngang và
các thông tin có liên quan.
5.2. Ý NGHĨA CÁC TRƯỜNG TRONG CỬA SỔ GANTT CHART

31 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Tên trường ý nghĩa Kiểu


Trường ID Đánh số thứ tự công việc Tự động
Các chú giải cho công tác Người dùng
Task Name Tên công tác Người dùng
Duration Thời khoảng Người dùng
Start Thời gian bắt đầu Người dùng
Finish Thời gian kết thúc Tự động
Predecessors Công tác đi trước Người dùng
Resources Names Tên các loại tài nguyên Người dùng
5.3. NHẬP TÊN VÀ THỜI KHOẢNG CHO CÔNG TÁC
Với một công tác đều có một tên mô tả công việc cần thực hiện và thời gian
(đã được tính toán ) tương ứng để thực hiện công việc ấy.
Ví dụ

Ghi chú:
- Mỗi công tác nhập tên không quá 255 ký tự.
- Mỗi dự án cho phép nhập không qúa 9999 công tác.
- Có thể thực hiện các thao tác chèn, sao chép, cắt, dán trong bảng dữ liệu.
5.4. GÁN THÔNG TIN CHUNG CHO CÔNG TÁC
Để gán thông tin chung cho các công tác ta thực hiện như sau:
- Cách 1: Menu Project → Task Information → Hộp thoại Task Information →
General.
- Cách 2: nhấp đúp chuột vào công tác cần gán thông tin → Hộp thoại Task
Information → General.

- Cách 3: Chọn biểu tượng trên thanh công cụ.

Nguyen Quoc Lam  32


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Trong đó:
- Name : mô tả tên công tác.
- Duration: thời gian thực hiện công tác.
- Etimated: thời gian ước lượng.
- Percent Complete: % hoàn thành công tác.
- Priority: mức độ ưu tiên công tác.
- Dates: ngày tháng bắt đầu và kết thúc công tác.
- Hide task bar: ẩn thanh thời khoảng trên biểu đồ ngang.
- Roll up Gatt bar to Summary: thể hiện đồng thời trên thanh tóm lược.
5.5. LIÊN KẾT CÁC CÔNG TÁC.
Trong dự án việc liên kết giữa các công tác phải theo một trình tự hợp lý,
giữa các công tác phải có một ràng buộc nào đó, vì vậy bắt buộc người lập dự án
phải nắm rõ thứ tự công nghệ hoặc tổ chức bắt buộc.
Mỗi công tác gồm hai loại: công tác đi trước (Predecessor) và công tác nối
tiếp hay gọi là công tác phụ thuộc (Successor). Tại một công tác hiện thời, ta phải
quyết định công tác nào sẽ trước, công tác nào là phụ thuộc.
- Tại một công tác hiện thời có thể có 1 hoặc nhièu công tác đi trước nó.
- Tại một công tác hiện thời có 1 hoăc nhiều công tác nối tiếp nó.
Công tác đi trước

Predecessor Task Công tác hiện thời


Công tác nối tiếp
Current Task
Successor Task
Quan hệ giữa các công tác

33 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Khai báo liên kết được thực hiện như sau:


- Cách1: Bôi đen các công tác cần liên kết. Chọn Menu Edit → Link Task hoặc
Ctrl + F2
- Cách 2: Bôi đen các công tác cần liên kết. Chọn biểu tượng trên thanh
công cụ.
- Cách 3: Dùng thao tác kéo thả, giữ trái chuột vào công tác liên kết sau đó thả
vào công tác cần liên kết.
5.6. KHAI BÁO THỜI GIAN TRỄ HOẶC SỚM.
Để thể hiện sự thay đổi mối quan hệ giữa hai công việc về mặt thời gian,
Microsoft Project 2000 đưa ra khái niệm về Lead Time và Lag Time.
Lead Time tức là tạo ra khoảng thời gian mà công tác đi sau sẽ bắt đầu sớm
hơn .
Ví dụ

Lag Time tức là tạo ra khoảng thời gian mà công tác đi sau sẽ bắt đầu muộn hơn.
Ví dụ:

Tùy theo mối quan hệ và tính chất của mỗi công tác mà ta ta quyết định xem
cần khai báo thời gian sớm hoặc trễ. Tại một công tác hiện thời để khai báo thời
gian sớm hoặc trễ của các công tác đứng trước đó ta làm như sau:
- Thao tác thực hiện:
Menu Project → Task Information → hộp thoại Task Information → Predecessor.
Trong trường Lag gõ số vào. Nếu:
- Số > 0 tạo ra một Lag Time (thời gian trễ).
- Số < 0 tạo ra một Lead Time (thời gian sớm).

Nguyen Quoc Lam  34


Hướng dẫn sử dụng MS Project

5.7. CÁC TÍNH CHẤT CỦA BIỂU ĐỒ GANTT CHART


5.7.1. Thanh thời khoảng (thanh công tác).
Thanh thời khoảng là thanh thể hiện thời gian cần thực hiện công tác và các
thông số liên quan khác. Mặc định thanh thời khoảng được thể hiện bằng một hộp
chữ nhật màu xanh với viều dài tương ứng với thời gian thực hiện công tác.
Thanh thời khoảng Bar là thanh thể Thanh công tác
hiện công tác trong biểu đồ ngang
Gantt. Việc thay đổt hình thức thể hiện thanh thời khoảng Bar bao gồm các thông
số sau:
- Màu sắc.
- Hình dáng.
- Kiểu thể hiện.
- Thông số khác: tên trường Resource Name, Name, Cost...
Mỗi công tác thể hiện bằng một thanh thời khoảng.
Hình dáng thanh thời khoảng có thể định dạng bởi người sử dụng. Một thanh thời
khoảng được chia làm ba vị trí:
(vị trí đầu ) Start End (vị trí cuối)
Middle(vị trí giữa)
Việc thể hiện thanh công tác tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu và quan điểm thể
hiện và quan điểm của mỗi người sử dụng. Để định dạng thanh công tác cho toàn
bộ tiến độ của dự án ta thực hiện như sau:
- Từ Menu Format → Bar Style → Hộp thoại Bar Style → Bar → lựa chọn và
thay đổi theo ý người sử dụng.

35 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

* Ý nghĩa các thông số trong hộp thoại Bar Style


Start, End (đầu cuối thanh thời khoảng)

Shape Hình dáng

Type Kiểu nét


Color Màu sắc
Middle (giữa thanh thời khoảng)

Shape Hình dáng

Partterm Ký hiệu nền

Color Màu sắc


Thao tác định dạng hình dáng cho một công tác được chọn:
Menu Format → hộp thoại Format Bar → Bar Shape → lựa chọn và thay đổi theo ý
người sử dụng.

Nguyen Quoc Lam  36


Hướng dẫn sử dụng MS Project

5.7.2. Vị trí thể hiện các trường số liệu


Với mỗi thanh công tác, ngoài việc thể hiện hình dáng nó còn cho phép thể
hiện nội dung của các trường số liệu tại vị trí được thiết lập.
Inside (trong)
Left (trái) Inside (trong) Right (phải)
Bottom(dưới)

Ví dụ: định dạng thanh công tác theo mẫu sau:

Duration
Start Name Finish
Resource Name

15 days
07/11/03 Làm móng 27/11/03
Nhân công[12]

Thao tác thực hiện:


Menu Format → Bar → hộp thoại Format Bar → Bar Text → lự chọn và thay
đổi theo yêu cầu → OK.

• ý nghĩa của các thông số trong hộp thoại Bar Style.


- Left: chọn trường Start thể hiện vị trí bên trái.
- Right: chọn trườg Finish thể hiện bên phải.
- Top: chọn trường Duraton thể hiện bên trên.
- Bottom: chọn trường Resources Name thể hiện bên dưới.

37 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Shape: thể hiện thông số đã thiết lập.


- Reset: định dạng lại theo mặc định ban đầu.
5.7.3. Thể hiện liên kết giữa các công tác.
Trong Microsoft Project 2000 việc thể hiện liên kết giữa các công tác được
thiết lập bởi người sử dụng. Tùy theo yêu cầu, tính chất và quan điểm thể hiện
biểu đồ tiến độ dự án mà lựa chọn thích hợp.
Thao tác thực hiện:
Menu Format → Layout → hộp thoại Layout → lựa chọn và thay đổi các thông số
theo yêu cầu → OK.

• ý nghĩa các thông số trong hộp thoại Layout:


- Link: kiểu liên kết giữa các công tác:
Kiểu liên kết Hình dáng liên kết
Kiểu liên kết 1

Kiểu liên kết 2

Kiểu kiên kết 3

Chú ý: kiểu số 3 là kiểu mặc định ban đầu và thương được sử dụng.
- Bars: các thông số định dạng cho thanh công tác.
+ Dates Format: định dạng ngày tháng thể hiện.
+ Bar Height: chiều cao thanh công tác.

Nguyen Quoc Lam  38


Hướng dẫn sử dụng MS Project

+ Allways Roll up Gantt Bar: thể hiện trên thanh công tác tóm lược.
+ Show Bar Slit: ẩn/hiện, ngắt quảng công tác.
+ Show Drawing: ẩn/hiện các đối tượng vẽ.
5.7.4. Thiết lập lưới biểu đồ ngang
Trong thực tế, khi tiến độ của một dự án lớn, nếu không có các lưới phụ trợ
thì việc quan sát biểu đồ tiến độ hết sức khó khăn, do đó phải thiết lập lưới biểu đồ
ngang để có thể quan sát, xử lý và in ấn biểu đồ tiến độ một cách dễ dàng.
- Thao tác thiết lập lưới biểu đồ ngang Gantt Chart:
Menu Format → Gridiines → hộp thoại Layout → lựa chọn và thay đổi các thông
số theo yêu cầu → OK.

• ý nghĩa của các thông số trong hộp thoại Gridlines:


Line to change: đối tượng cần thay đổi Nomal: kiểu thể hiện thông
thường
Gantt Rows: các lưới ngang biểu đồ Type: kiểu nét
Middle Tier Column: lưới dọc chính Color: màu thể hiện
Bottom Tier Column: lưới dọc phụ
Current Date: ngày hiện thời At interval: kiểu thể hiện ngắt
quãng
Sheet Rows: vạch phân cách giữa các công
tác. Type: kiểu nét
Sheet Column: vạch phân cách giữa các Color: màu thể hiện
trường số liệu
Title Vetical: định dạng tiêu đề đứng
Title horizontal: định dạng tiêu đề ngang.
Page Breaks: thể hiện phân trang.

39 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

5.8. CÁC BẢNG QUAN SÁT PHỤ TRỢ TRONG GANTT CHART
Cửa sổ Gantt Chart gồm 9 bảng quan sát nhập và chỉnh sửa số liệu. Tùy theo
yêu cầu mà ta chọn các bảng cho thích hợp.
- Thao tác: Menu View → Table → chọn bảng quan sát cho thích hợp.

Các bảng quan


sát phụ trong cửa
sổ Gantt Chart

• ý nghÜa cña b¶ng phô trî trong Gantt Chart:


- Cost: b¶ng tÝnh gi¸ trÞ cho c¸c c«ng viÖc.
- Entry: b¶ng nhËp d÷ liÖu cho c«ng viÖc (mÆc ®Þnh).
- HyperLink: b¶ng kÕt nèi víi c¸c dù ¸n kh¸c.
- Schudule: b¶ng lÞch tr×nh cña dù ¸n.
- Summary: b¶ng tæng kÕt dù ¸n.
- Tracking: b¶ng so s¸nh dù ¸n c¬ së (baseline) víi tiÕn ®é
thùc tÕ.
- Usage: b¶ng thÓ hiÖn c¸ch thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc.
- Variance: b¶ng so s¸nh chªnh lÖch thêi gian gi÷a dù ¸n thùc
tÕ víi dù ¸n c¬ së.
- Work: b¶ng thÓ hiÖn chi tiÕt thêi gian lµm viÖc cña c¸c c«ng
t¸c.
- More Tables...: c¸c b¶ng quan s¸t kh¸c.

Nguyen Quoc Lam  40


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG VI THIẾT LẬP CÁC TÍNH CHẤT CHO CÁC CÔNG


TÁC

6.1 MỨC ĐỘ ƯU TIÊN CHO CÁC CÔNG TÁC (PRIORITY).


Mức độ ưu tiên được thiết lập dùng để quản lý, điều chỉnh cân đối dự
án. Trong Microsoft Project 2000, các công tác gán mặc định mức độ ưu tiên
là 500. Tùy theo tính chất và tầm quan trọng của công tác mà ta thay đổi mức
độ ưu tiên.
Mức độ ưu tiên cho công tác được thiết lập trong phạm vi:
0≤ Priority≤ 1000.
Thao tác thực hiện:
Menu Project → Task Information → hộp thoại Task Information →
General → điều chỉnh mức độ ưu tiên trong Priority.

6.2 CÔNG TÁC TÓM LƯỢC VÀ CÔNG TÁC PHỤ THUỘC


Thông thường trong một dự án bao gồm nhiều hạng mục, mỗi hạng mục
chứa nhiều công tác nhỏ hơn nó và công tác này được mô tả giống như một
cây thư mục với các phân cấp khác nhau.
- Công tác tóm lược (SubTask) là công tác chứa đựng các công tác có
phân cấp nhỏ hơn.
- Công tác phụ thuộc là công tác nằm trong công tác tóm lược.
Việc tạo ra công tác tóm lược là điều cần thiết.
• Cách tạo công tác tóm lược.

41 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Cách 1: Menu Project → Outline → Indent.


- Cách 2: Chọn biểu tượng Indent trên thanh công cụ.
• Cách hủy công tác tóm lược.
- Cách 1: Menu Project → Outline → Outdent.
- Cách 2: Chọn biểu tượng Outdent trên thanh công cụ
Chú ý: khi xóa công tác tóm lược là xóa luôn các công tác phụ thuộc nằm
trong nó.
Hình ảnh công tác tóm lược:

Công tác tóm lược thể hiện và Cách thể hiện thanh thời khoảng
quản lý dưới dạng cây thư mục của công tác tóm lược

• Cách thiết lập thể hiện công tác tóm lược.


Menu Tools → Options → hộp thoại Options → View → Outline Options for.

- Indent name: đưa ra cấu trúc của dự án dưới dạng cây thư mục.
- Show Outline number: đưa ra chỉ số phân cấp cho công tác.
- Show outline symbol: đưa ra biểu tượng ngăn kéo chứa đựng các công
tác phụ thuộc.
- Show summany task: đưa ra tổng kết công tác.
- Show project summany task: đưa ra tổng kết toàn bộ dự án.
6.3 THỂ HIỆN CÁC PHÂN CẤP CÔNG TÁC.
Để hiển thị công tác phụ thuộc:
- Cách 1: Menu Project → Outline → Show Sub Task.
- Cách 2: Chọn biểu tượng trên thanh công cụ.
Để ẩn một công tác:
- Cách 1: Menu Project → Outline → Hide Sub Task.
- Cách 2: Chọn biểu tượng trên thanh công cụ.

Nguyen Quoc Lam  42


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Trong một dự án có tối đa 9 mức phân cấp công tác và tóm lược và chọn
bằng cách:
- Cách 1: Menu Project → Outline → Show → chọn mức phân cấp công
tác cần thể hiện.
- Cách 2: Chọn biểu tượng trên thanh công cụ → chọn mức phân
cấp công tác cần thể hiện.
6.4 KIỂU CÔNG TÁC.
Trong Microsoft Project 2000 có thể lựa chọn 3 kiểu công tác. Tùy theo
đặc điểm và tính chất của từng loại công tác mà ta gán các kiểu công tác
khác nhau.
- Thao tác thực hiện: Menu Project → Task Information → Hộp thoại
Information → Advanted → Task Type → chọn kiểu công tác.

Trong đó:
Kiểu công tác ý nghĩa
Fixed Duration Cố định thời khoảng
Fixed Units Cố định đơn vị (tài nguyên)
Fixed Work Cố định giờ làm việc.
Chú ý:
- Thông thường đối với các công tác ta thường chọn kiểu Fixed Duration.
- Với công tác tóm lược không xác định kiểu công tác.
- Cách thiết lập mặc định tất cả các công tác đều có kiểu Fixed Duration.
Menu Tools → Options → hộp thoại Options → Schedule → Default
Task Type → chọn kiểu công tác Fixed Duration → OK.
6.5 MỐI QUAN HỆ PHỤ THUỘC GIỮA CÁC CÔNG TÁC.
Microsoft Project 2000 quy định có bốn loại quan hệ phụ thuộc giữa các
công tác. Quan hệ thông dụng nhất là quan hệ đầu cuối (FS), tức là kết thúc
công việc đi trước sẽ xác định bắt đầu của công tác phụ thuộc.
- Mặc định cho sự liên kết giữa các công tác là Finish-to-Start.
- Việc khai báo và thay đổi mối quan hệ phụ thuộc giữa các công tác
trong hộp thoại Task Information.

43 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Thao tác: Menu Project → Task Information → hộp thoại Task


Information → Predecessor → Type → chọn kiểu quan hệ giữa các
công tác → OK.

Mối quan hệ giữa các


Ký hiệu ý nghĩa
công tác
Ngày kết thúc của công tác
đi trước sẽ xác định ngày
Finish-to-Start (FS)
bắt đầu công tác phụ
thuộc.
Ngày kết thúc của công tác
Finish-to-Finish (FF) đi trước xác định ngày kết
thúc công việc phụ thuộc.
Ngày kết thúc của công tác
đi trước sẽ xác định ngày
Start-to-Start (SS)
bắt đầu công tác phụ
thuộc.
Ngày bắt đầu của công tác
đi trước sẽ xác định ngày
Start-to-Finish (SF)
bắt đầu công tác phụ
thuộc.
Không có mối quan hệ phụ
None
thuộc

6.6 CÁC KIỂU RÀNG BUỘC CÔNG TÁC.

Nguyen Quoc Lam  44


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Trong Microsoft Project 2000 có 8 kiểu ràng buộc công tác (Constraint
Task). Tùy theo tính chất của mỗi công tác và kinh nghiệm của người lập dự
án mà mỗi công tác được gán những ràng buộc khác nhau.
- Thao tác: Menu Project → Task Information → hộp thoại Task
Information → Advanted → Contrain Type → chọn kiểu ràng buộc
công tác → OK.

• ý nghĩa của các kiểu ràng buộc công tác:


Kiểu ràng buộc ý nghĩa
As Soon as Possible Công tác không bị ràng buộc
As Late as Possible Công tác trì hoãn càng lâu càng tốt
Finish No Earlier Than Công tác này phải kết thúc sau ngày tháng chỉ định
Finish No Later Than Công tác này phải kết thúc vào ngày hoặc sớm hơn
ngày tháng chỉ định.
Must Finish On Công tác này phải kết thúc chính xác vào ngày đã
định
Must Start On Công tác này phải bắt đầu chính xác vào ngày đã định
Start No Earlier Than Công tác này bắt đầu vào ngày tháng hoặc muộn hơn
ngày tháng chỉ định
Start No Later Than Công tác phải bắt đầu trước ngày tháng chỉ định
Chú ý: Ban đầu mặc định kiểu ràng buộc công tác là As Soon As Possible.
6.7 CÔNG TÁC CÓ TÍNH CHU KỲ.

45 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Công tác có tính chu kỳ (Recurring Task) là những công tác thương
xuyên xảy ra đều đặn theo thời gian nhất định trong một phần hoặc xuyên
suốt quá trình thực hiện dự án.
Ví dụ như các cuộc họp giao ban hằng tuần, hằng tháng.
- Thao tác: Menu Insert → Recurring Task → hộp thoại Recurring Task
Information → thiết lập các thông số cho các công tác có tính chu kỳ →
OK.

• ý nghĩa của các thông số trong hộp thoại Recurring Task:


- Task Name: tên công tác có tính chu kỳ.
- Duration: thời gan thực hiện công tác.
- Recurrence Parterm: lựa chọn kiểu chu kỳ.
- Daily: hàng ngày.
- Weekly: hàng tuần.
- Monthly: hàng tháng.
- Yearly: hàng năm.
- Range of reccurrence: giới hạn xảy ra chu kỳ.
- Start: bắt đầu.
- End After: số lần xuất hiện.
- End By: thời gian kết thúc.
- Calendar: chọn lịch cho công tác có tính chu kỳ.
- Schedule ignores resource calendar: bỏ qua lịch trình tài nguyên.

Nguyen Quoc Lam  46


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Ví dụ: họp giao ban trong 3 giờ vào ngày thứ hai hàng tuần trong thời
gian 1 tháng thực hiện dự án. Như vậy tổng cộng có 4 buổi họp giao ban.

6.8 ĐỊNH DẠNG ĐƠNVỊ THỜI GIAN LÀM VIỆC CHO CÁC CÔNG
TÁC.
Thời gian thực hiện công tác có thể thể hiện theo các đơn vị khác nhau.
Việc biểu diễn đơn vị thời gian của công tác tùy thuộc vào tính chất và yêu
cầu thực tế.
- Thao tác: Menu Tools → Options → hộp thoại Options → Edit → View
options for time unit → thiết lập các thông số đơn vị thời gian → OK

Trong đó:
Định dạng Kiểu thể hiện ý nghĩa
Minutes M, min, minute Phút
Hours h, hr, hour Giờ
Days d, dy, day Ngày
Weeks W, wk, week Tuần
Months M, mon, month Tháng
Years y, yr, year Năm
6.9 CÁC CHÚ GIẢI CHO CÔNG TÁC.
Trong mỗi công tác đôi khi cần có sự chú giải chi thiết cho việc quan
sát, quản lý thêm chi tiết và phong phú đồng thời giúp người thực hiện làm
đúng theo ý đồ đã định của người lập dự án.
- Thao tác thực hiện: Menu Project → Task Information → hộp thoại Task
Information → Notes → đưa các chú giải cần thiết → OK.

47 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Nguyen Quoc Lam  48


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG VII:
CỬA SỔ RESOURCE SHEET – TÀI NGUYÊN TRONG DỰ ÁN.
7.1 CỬA SỔ RESOURCE SHEET.
Trong một dự án có nhiều loại tài nguyên, mỗi tài nguyên lại có một khả
năng và tính chất khác nhau, do đó trước khi thực hiện việc phân bổ tài nguyên
cho các công tác ta phải khai báo các tài nguyên thông qua cửa sổ tài nguyên
Resource Sheet.
- Với mỗi lọai dự án thì cần một nguồn tài nguyên khác nhau.
- Mỗi nguồn tài nguyên có thể được sử dụng cho nhiều dự án khác nhau.
- Định nghĩa, khai báo tài nguyên là cần thiết cho việc phân bổ, quan sát, quản
lý điều chỉnh ... tài nguyên 1 hay nhiều dự án.
Thao tác gọi cửa sổ Resource Sheet:
- Cách 1: Menu View → Resource Sheet.

- Cách 2: Chọn biểu tượng Resource Sheet trên View Bar.

7.2 Ý NGHĨA CÁC TRƯỜNG TRONG RESOURCE SHEET

49 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Để thực hiện và khai báo một tài nguyên ta cần khai báo các thông tin liên
quan đến tài nguyên đó qua các trường số liệu trong cửa sổ Resousce Sheet (bảng
sau).
Tên trường ý nghĩa Kiểu
Trường ID Số thứ tự tài nguyên Tự động
Chú giải cho tài nguyên Người dùng
Resource Name Tên tài nguyên Người dùng
Type Kiểu tài nguyên Người dùng
Material Label Nhãn vật liệu Người dùng
Initials Viết chữ cái đầu tên tài nguyên Tự động
Group Nhóm tài nguyên Người dùng
Số đơn vị tài nguyên tối đa có thể
Max.units Người dùng
cung cấp cho dự án
Std.Rate Giá chuẩn (trong giờ) Người dùng
Ovr.Rate Giá ngoài giờ Người dùng
Cost/Use Phí sử dụng cho một tài nguyên Người dùng
Accrue Phương pháp tính giá cả Người dùng
Base Calendar Lịch cơ sở Người dùng
Code Mã tài nguyên Người dùng
7.3 ĐỊNH NGHĨA BẢNG TÀI NGUYÊN CỦA DỰ ÁN.
Bảng tài nguyên của dự án là những tài nguyên mà đơn vị thực hiện dự án
hiện nay đang có quản lý trực tiếp. Cụ thể là:
- Số lượng và chủng loại tài nguyên (nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu...).
- Kiểu tài nguyên và số lượng tương ứng.
- Các chi phí phải trả cho tài nguyên.
Ví dụ: Khi xây dựng công trình cần phải có những tài nguyên cơ bản sau:

Nguyen Quoc Lam  50


Hướng dẫn sử dụng MS Project

7.4 PHÂN BỔ TÀI NGUYÊN CHO CÁC CÔNG TÁC.


Để các công tác trong dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra, người lập dự án cần
phải phân bổ và sử dụng tài nguyên một cách khoa học hợp lý, tránh tình trạng
thiếu hụt hoặc quá tải tài nguyên.
7.4.1 Hộp thoại Assign Resources.
Phân bổ tài nguyên cho công tác thông qua hộp thoại Assign Resources.
Thao tác với cửa sổ Gantt Chart:
- Cách 1: Menu Tools → Assign Resources → hộp thoại Assign Resources.
- Cáhc 2: Chọn tổ hợp Alt+F10 → hộp thoại Assign Resources.
- Cách 3: Nhấp biểu tượng Assign Resources trên thanh công cụ → hộp
thoại Assign Resources.

Các thông số trong hộp thoại Assign Resources :

- Resource Name: tên tài nguyên.

51 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Units: đơn vị tài nguyên được phân bổ cho công tác tương ứng. Mặc định là
1.
Chú ý: giới hạn của trường Units là: 0 ≤ Units ≤ 60.000.000
- Assign: gán (ghi lại) phân bổ tài nguyên.
- Remove: xóa phân bổ tài nguyên.
- Address: đưa tài nguyên lên email – address.
- Relapce: thay thế tài nguyên khác.
- Close: đóng hộp thoại Assign Resources.
Chú ý: Trước khi thực hiện việc phân bổ tài nguyên cần chọn công tác được phân
bổ.
Khi nút Assign trên hộp thoại Assign Resources xuất hiện một dấu kiểm tra
được đặt vào bên trái tài nguyên được phân bổ.
Có thể dùng phương pháp kéo thả để thực hiện công việc trên. Cách này có
ưu điểm là không phải chọn công tác mà tài nguyên sẽ được phân bổ. Đây là một
cách nhanh và hiệu quả để phân bổ các tài nguyên khác nhau đến nhiều công tác
tại cùng một thời điểm. Thao tác thực hiện như sau:
- Kích hộp thoại Resource Assignment.
- Chọn tài nguyên bằng cách nhấn vào trường Name.
- Định vị con trỏ chuột trong hình chử nhật màu xám ở bên trái trường Name.
Biểu tượng Resource Assignment sẽ xuất hiện bên dưới con trỏ chuột.
- Giữ nút chuột và kéo con trỏ chuột đến công tác mà tài nguyên đó đã phân
bổ. Khi kéo con trỏ chuột đến công tác đó, tất cả các tài nguyên được chọn
sẽ được phân bổ ngay lập tức.

7.4.2 Hộp thoại Task Information.


Việc phân bổ tài cho các công tác có thể thông qua hộp thoại Task
Information.
Thao tác với cửa sổ làm việc Gannt Chart:

Nguyen Quoc Lam  52


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Menu Project → Task Information → Hộp thoại Task Information →


Resources → chọn tài nguyên cần phân bổ → OK.

7.5 CHÚ GIẢI TÀI NGUYÊN.


Để mô tả tài nguyên được phân bổ cho công tác ta có thể thực hiện các ghi
chú cần thiết thông qua hộp thoại Resource Information.
Thao tác thực hiện:
- Cách 1: Menu Project → Resource Notes → hộp thoại Resource Information
→ đưa các ghi chú cần thiết → OK.
- Cách 2: Menu Project → Resource Information → hộp thoại Resource
Information → Notes → đưa các ghi chú cần thiết → OK.

7.6 BẢNG PHỤ TRỢ.

53 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Ngoài các bảng định nghĩa và khai báo tài nguyên (Entry) nằm trong cửa sổ
Resource Sheet còn có các bảng quan sát phụ trợ khác.
Thao tác thực hiện:
- Menu View → Table → chọn các bảng quan sát phụ trợ khác.
Chèn hình 7.19
ý nghĩa của bảng trong cửa sổ Resource Sheet:
Tên bảng ý nghĩa
Các thông tin tài chính của tài nguyên (giá hiện
Cost
thời, giá cơ sở, chênh giá, giá thực tế...)
Entry Bảng định nghĩa và khai báo tài nguyên
Hyperlink Liên kết với tài nguyên các dự án khác
Summary Bảng tóm lược các thông tin về tài nguyên
Usage Bảng thể hiện việc sử dụng các tài nguyên
Work Bảng thể hiện việc sử dụng các tài nguyên
More Table Các bảng quan sát khác
Chú ý:
- Mặc định ban đầu ta làm việc với bảng Entry trong cửa sổ Resource Sheet.
- Tùy theo từng góc độ và yêu cầu thực tế của dự án mà ta chọn các bảng cho
hợp lý.

Nguyen Quoc Lam  54


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG VIII THIẾT LẬP LỊCH TRÌNH CHO DỰ ÁN

Để thực hiện một dự án, ngoài việc định nghĩa và liên kết các công tác, định
nghĩa và phân bổ tài nguyên... thì việc thiết lập một lịch trình để thực hiện dự án
đúng như kế hoạch đã đề ra không kém phần quan trọng.
Trong Microsoft Project 2000 mặc định có 3 loại lịch:
- Standart: lịch chuẩn.
- Night Shift: lịch ca đêm.
- 24 hours: lịch làm việc 24 giờ.
Quy định chuẩn lịch làm việc trong Microsoft Project 2000 như sau:
- Thao tác: Menu Tools → Options → hộp thoại Options → Calendar → thay
đổi các thông số theo yêu cầu → OK.

Các thông số về thời


gian trong lịch trình
chuẩn của Microsoft
Project 2000

Trong ®ã
MÆc ®Þnh
Lùa chän ý nghÜa
(chuÈn)
Week starts on Ngày bắt đầu Sunday

55 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Lựa chọn ý nghĩa Mặc định (chuẩn)


Fiscal year start in Tháng bắt đầu trong năm January
Default start time Giờ bắt đầu thực hiện trong ngày 8: AM
Giờ kết thúc thực hiện công việc 5: PM
Defaut end time
trong ngày
Hours per day Số giờ làm việc trong 1 ngày 8.00 giờ
Hours per week Số giờ làm việc trong tuần 40.00 giờ
Day per month Số ngày làm việc trong tháng 20 ngày
Trên thực tế, với mỗi dự án có thể phải cần đến một lịch trình khác nhau.
Điều này tùy thuộc vào tiến độ, tầm quan trọng và yêu cầu cụ thể của dự án.
Microsoft Project 2000 cho phép thiết lập các lịch trình riêng cho các dự án và cho
từng tài nguyên riêng biệt.
8.1. THIẾT LẬP LỊCH CHO DỰ ÁN.
Dựa trên bộ lịch chuẩn của Microsoft Project 2000 thường không phù hợp và
không đáp ứng được về lịch trình của các kiểu loại dự án ở Việt Nam.
Ví dụ: để đáp ứng yêu cầu và điều kiện thực tế ở Việt Nam, người lập dự án
cần lập riêng một lịch trình để thực hiện dự án với tên là Lịch Việt Nam.
• Yêu cầu của Lịch Việt Nam
- Một tuần làm việc 7 ngày.
- Một ngày làm việc 8 giờ: - Sáng 7AM ÷ 11AM
- Chiều 1PM ÷ 5PM
- Nghỉ các ngày lễ, tết, quốc khánh...
• Thao tác thiết lập lịch dự án:
Menu Tools → Change Working Time → hộp thoại Change
Working Time → thiết lập các thông số cho phù hợp →
OK.
Các thông số trong hộp thoại Change WorkingTime.

Nguyen Quoc Lam  56


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- For: lựa chọn lịch cho dự án hoặc tài nguyên

- Legend: quy ước các biểu tượng thể hiện lịch dự án hoặc tài nguyên
Biểu tượng Quy ước
Thời gian làm việc

Thời gian không làm việc

Sửa đổi giờ làm việc

Sửa đổi ngày làm việc trong tuần cho ngày


nghỉ
Sửa đổi ngày làm việc thông thường

- Select Date: chỉnh sửa lịch dự án hoặc tài nguyên.

57 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Thứ bảy

Chủ
nhật

Các ngày làm


việc trong tuần

- Set select Date to: thiÕt lËp c¸c ngµy ®îc chän.

Trong ®ã:
KiÓu thiÕt lËp ý nghÜa ThÓ hiÖn
Thiết lập giờ làm việc
Use default chuẩn

Ngày không làm việc


Nonworking time

Ngày làm việc đã chỉnh


Nondefault working time sửa

Chú ý: trong một ngày có thể khai báo tối đa 5 ca làm việcvới thời
gian khác nhau.
Thao tác thiết lập Lịch Việt Nam: Menu Tools → Change WorkingTime →
Hộp thoại Change Working Time → New → hộp thoại Creat New Base Calendar
→ tạo Lịch Việt Nam → OK → thay đổi các thông số yêu cầu thiết lập lịch Việt
Nam.
Trong đó:
- Name: đặt tên lịch dự án.
- Creat new base calendar: tạo lịch cơ sở mới.
- Make a copy of calendar: tạo lịch mới từ lịch chuẩn của chương trình.

Nguyen Quoc Lam  58


Hướng dẫn sử dụng MS Project

8.2. THIẾT LẬP LỊCH CHO TÀI NGUYÊN.


Do tính chất, yêu cầu của dự án mà tài nguyên có thể có lịch thực hiện công
việc và được gọi là lịch tài nguyên. Mặc định ban đầu tất cả các tài nguyên đều
được gán lịch chuẩn Standard của Microsoft Project 2000 .
Thao tác thiết lập lịch tài nguyên: Menu Tools → Change Working Time →
hộp thoại Change Working Time → thiết lập các thông số cho phù hợp → OK.

Chú ý: các thao tác thiết lập giống như thiết lập lịch trình cho dự án.
8.3. THAY ĐỔI LỊCH CHO DỰ ÁN.
Sau khi tạo riêng cho dự án một lịch, cần đưa lịch đã thiết lập vào một hoặc
nhiều dự án.
Thao tác thực hiện: Menu Project → Project Information → hộp thoại Project
Information → Calendar → chọn lịch cần thay đổi cho dự án → OK.

59 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

8.4. QUAN SÁT LỊCH DỰ ÁN.


Việc quan sát lịch dự án thông qua biểu đồ ngang Gantt Chart.
Ví dụ: Quan sát lịch chuẩn (Standard) và lịch Việt nam (như đã thiết lập phần
trước) của dự án thông qua cửa sổ Gantt Chart.

Lịch chuẩn (nghỉ thứ 7, chủ nhật) Lịch Viet nam (làm việc thứ 7, chủ nhật)
8.5. DỰ ÁN CƠ SỞ
Trong quá trình lập và thực hiện dự án, có thể xãy ra những thay đổi do
nguyên nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy cần thiết phải thực hiện lưu dự án cơ
sở (Baseline) để làm căn cứ so sánh, đối chiếu với dự án thực tế.
8.5.1. Lưu dự án cơ sở.
- Dự án cơ sở dùng để lưu từng phần hoặc lưu tòan bộ dự án.
- Thao tác thực hiện: Menu Tools → Tracking → Save Baseline → hộp thoại
Baseline → thiết lập các thông số → OK.

Nguyen Quoc Lam  60


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Các thông số trong hộp thoại Baseline.


Lựa chọn ý nghĩa
Save Baseline Lưu dự án cơ sở
Save interim plan Lưu dự án ở các giai đoạn khác nhau
Copy Sao chép từ dự án cơ sở
Into Lưu vào dự án cơ cở
Entire project Sao lưu toàn bộ dự án
Selected tasks Sao lưu các công tác được chọn
To all summary tasks Cho tất cả các công tác tóm lược
From subtasks into selected summary Từ các công tác tóm lược nằm trong
Task(s) Công tác tóm lược được chọn
Set Default Thiết lập thông số chuẩn
Chú ý: Có thể lưu tối đa 10 dự án cơ sở (từ Baseline 1 đến Baseline 10) thông
qua lựa chọn Save Baseline.
- Lưu dự án cơ sở ở các giai đoạn khác nhau có thể lưu tối đa 10 lần.

61 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Việc quan sát dự án cơ sở có thể thông qua cửa sổ Tracking Gantt.


- Các thông tin được lưu và được so sánh giữa các dự án cơ sở.
- Baseline Duration: thời khoảng.
- Baseline Start: thời gian bắt đầu.
- Baseline Finish: thời gian kết thúc.
- Baseline Work: thời gian thực hiện dự án.
- Baseline Cost: chi phí thực hiện dự án.
8.5.2. Xóa dự án cơ sở.
Dự án cơ sở có thể xóa toàn phần hoặc xóa từng phần.
- Thao tác thực hiện:
Menu Tools → Tracking → Clear Baseline → Thiết lập các thông số → OK.

8.6. THANG THỜI GIAN TRONG TIẾN ĐỘ CỦA DỰ ÁN


- Thang thời gian (Timescale) là công cụ dùng để thể hiện
và quan sát lịch trình của dự án theo các tiêu chí khác
nhau. Khả năng thể hiện của Timescale là tùy biến và
đa dạng.
- Ta có thể thiết lập và điều chỉnh thang thời gian
(Timescale) ở các cửa sổ làm việc của Microsoft
Project 2000 thông qua hộp thoại Timescale.
- Thao tác: Menu Format → Timescale → hộp thoại
Timescale → thiết lập các thông số thể hiện lịch → OK.
Thang thời gian Timescale được chia làm 2 nấc
thời gian:
- Major scale: nấc trên.
- Minor scale: nấc dưới.
Major scale
Minor scale

Nguyen Quoc Lam  62


Hướng dẫn sử dụng MS Project

8.6.1 Major scale, Minor scale- các nấc thời gian.


- Thao tác thực hiện:
Menu Format → Timescale → hộp thoại Timescale → Timescale → thiết lập
các thông số thể hiện → OK.

Trong đó:
- Major scale: định dạng các nấc thang trên.
- Minor scale: định dạng nấc thang dưới.
- Units: đơn vị thời gian.
- Count: bước nhảy thời gian.
- Lable: nhãn thể hiện lịch trình.
- Align: căn dòng thể hiện lịch (trái, phải, giữa).
- Tick lines: vạch phân cách giữa các đơn vị thời gian.
- Size: độ rộng trường thể hiện.
- Scale separator: vạch phân cách ngang.
8.6.2 Thể hiện thời gian làm việc trên biểu đồ ngang.
Để thể hiện ngày không làm việc của dự án dưới dạng biểu đồ ngang theo
lịch đã thiết lập, ta cần thay đổi các thông số thông qua hộp thoại Timescale.
- Thao tác: Menu Format → Timescale → hộp thoại Timescale → None-
working time → thiết lập các thông số thể hiện → OK.

63 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Trong đó:
- Color: màu thể hiện ngày không làm việc.
- Pattern: nền thể hiện ngày không làm việc.
- Calendar: lịch thể hiện dự án trên biểu đồ ngang.
- Draw: lựa chọn thể hiện công tác

Lựa chọn Minh họa


Behind task bar

In front of task bars

Do not Draw

Nguyen Quoc Lam  64


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG IX: ĐƯỜNG GĂNG CỦA DỰ ÁN

Như ta đã biết, đường Găng (CriticalPath) là được đi từ sự kiện xuất phát đến
sự kiện hoàn thành có chiều dài lớn nhất. Các công việc nằm trên đường Găng gọi
là các công việc Găng. Thông qua đường găng ta biết được công việc nào là công
việc quan trọng quyết định thời gian thực hiện dự án và dùng đường Găng để điều
chỉnh tiến độ cả dự án.
Việc tìm đường Găng của dự án trong Microsoft Project 2000 được thực hiện
tự động thông qua số liệu và tính chất các công tác: thời gian thực hiện, liên kết,
ràng buộc công tác, mức độ ưu tiên, thời gian dự trữ...
9.1. TÌM ĐƯỜNG GĂNG CỦA DỰ ÁN.
Microsoft Project 2000 cho phép hiển thị đường Găng (Critical Path) của dự
án thông qua công cụ Gantt Chart Wizard.
- Thao tác thực hiện:
Menu Format → Gantt Chart Wizarrd → Hộp thoại Gantt Chart Wizard →
chọn Critical Path → Finish → Format It → Exit Wizarrd.

9.2. THỂ HIỆN ĐƯỜNG GĂNG CỦA DỰ ÁN.


Đường Găng của dự án được thể hiện qua các cửa sổ: Gantt Chart, Network
Diagram, Tracking Gantt.
Ví dụ: Đường Găng một dự án thể hiện trên cửa sổ Gantt Chart.

65 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Chú ý:
- Công tác Găng: màu đỏ (mặc định).
- Công tác không Găng: màu xanh (mặc định).
- Đường Găng: đường màu đỏ nối các công tác Găng (màu mặc định)
- Công tác Găng có thời gian dự trữ bằng 0.
Một dự án có thể có nhiều hơn một đường Găng. Cách lựa chọn như sau:
- Thao tác thực hiện: Menu Tools → Options → hộp thoại Options →
Caculation → Caculate multipe critical phaths → OK.

Tasks are critical if slack is less than or equal: công tác là công tác Găng nếu
thời gian dự trữ nhỏ hơn hoặc bằng số ngày quy định (mặc định là bằng 0)
Ví dụ: Đường găng của dự án thể hiện dưới dạng sơ đồ mạng cửa sổ Network
Diagram.

Đường găng

Công tác găng

Công tác không


Găng

9.3. TÌM ĐƯỜNG GĂNG CỦA DỰ ÁN THÔNG QUA CÔNG CỤ LỌC


Ngoài việc tìm đường Găng của dự án bằng công cụ Gantt Chart Wizard ta
có thể tìm đường Găng bằng bộ lọc Filtered. Sử dụng bộ lọc này, các công tác
găng mới hiển thị trên cửa sổ số liệu và cửa sổ biểu đồ.

Nguyen Quoc Lam  66


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Thao tác: Menu Project → Filtered → Critical → kết quả hiển thị bao gồm tất
cả các công việc Găng.

Chỉ thể hiện công tác


Găng

67 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG X: CÔNG CỤ GANTT CHART WIZARD


10.1 KHẢ NĂNG CỦA GANTT CHART WIZARD
- Gantt Chart Wizard là một công cụ mạnh, cho phép ta thiết lập nhanh các
cửa sổ quan sát theo mẫu chuẩn của chương trình Microsoft Project 2000
hoặc theo định nghĩa của người sử dụng.
- Gantt Chart Wizard có thể sử dụng được các cửa sổ làm việc như: Gantt
Chart, Tracking Chart, Detail Gantt...
- Gantt Chart Wizard gồm nhiều bước thiết lập các thông số khác nhau, do đó
tuỳ theo yêu cầu thực tế mà ta có thể bỏ qua những bước không cần thiết.
10.2 THIẾT LẬP VÀ TUỲ CHỌN TRONG GANTT CHART WIZARD
Việc thiết lập Gantt Chart Wizard được thể hiện thông qua các cửa sổ có biểu
đồ ngang. Dưới đây là trình tự các bước:
- Thao tác thực hiện:
Menu Format → Gantt Chart Wizard → hộp thoại Gantt Chart Wizard → các
bước thiết lập thông số.
• Bước 1: Kích hoạt công cụ Gantt Chart Wizard

Sử dụng công cụ
Gantt Chart Wizard
cho phép hiển thị
biểu đồ ngang đúng
như ý muốn Chọn
Next

• Bước 2: Chọn kiểu và dạng biểu đồ ngang muốn thể hiện.

Nguyen Quoc Lam  68


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Kiểu thể hiện biểu đồ


ngang được chọn
Chọn
Next

Trong đó:
- Standart: kiểu biểu đồ ngang chuẩn
- Critical Part: kiểu biểu đồ ngang có thể hiện đường Găng
- Base line: kiểu biểu đồ ngang có dự án cơ sở.
- Other: các dạng biểu đồ ngang khác.
- Custom Gantt Chart: lựa chọn bởi người sử dụng.
Chú ý: Tuỳ theo yêu cầu thực tế mà chọn kiểu biểu đồ ngang cho thích hợp.
• Bước 3:Thiết lập các thông tin thể hiện trên biểu đồ.

Các thông tin thể


hiện trên biểu đồ

Chọn
Next

Trong đó:
- Resources and dates: tài nguyên và ngày tháng.
- Resource: tài nguyên.
- Dates: ngày tháng.
- None: không thể hiện thông tin.

69 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Custom Task Information: thiết lập thông tin bởi người sử dụng.
• Bước 4: Lựa chọn hình thức liên kết giữa các công tác.

Lựa chọn thể hiện


liên kết giữa các công
tác
Chọn
Next

Trong đó:
- Yes, please: hiển thị các liên kết giữa các công việc.
- No, thank: không hiển thị các liên kết giữa các công việc.
• Bước 5: Xác nhận việc lựa chọn trên là đúng. → Format it → Exit
Wazard.

Xác nhận việc lựa


chọn

Nguyen Quoc Lam  70


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Ví dụ: Dùng công cụ Gantt Chart thiết lập các thông số trên biểu đồ ngang như
hình minh hoạ dưới đây.

Biểu đồ ngang
được thiết lập

71 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG XI:
CỬA SỔ NETWORK DIAGRAM - SƠ ĐỒ MẠNG CỦA DỰ ÁN.
11.1. CỬA SỔ NETWORK DIAGRAM.
- Trong Microsoft Project 2000, tiến độ dự án ngoài việc thể hiện bằng biểu
đồ ngang còn thể hiện dưới dạng sơ đồ mạng qua cửa sổ Network Diagram.
- Sơ đồ mạng Network Diagram cho phép người sử dụng quan sát dự án một
cách trực quan, rõ ràng, chi tiết.
- Sơ đồ mạng thể hiện thông qua số liệu đã nhập ở biểu đồ ngang.
Thao tác thực hiện:
- Cách 1: Menu View → Network Diagram.

- Cách 2: Chọn biểu tượng trên View Bar.

Chọn biểu tượng


Network Diagram
trên View Bar Dự án được thể hiện dưới
dạng sơ đồ mạng thông
qua cửa sổ Network
Diagram

11.2. CÁC KIỂU KÝ HIỆU CÔNG TÁC.


- Trong sơ đồ mạng (Network Diagram) mỗi kiểu công tác được thể hiện, ký
hiệu một cách khác nhau được gọi là hộp công tác. Mặc định các kiểu thể
hiện này do Microsoft Project 2000 quy định.

Nguyen Quoc Lam  72


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Mỗi kiểu hộp công tác có hình dáng, màu sắc, thông tin riêng... nhằm đảm
bảo một cách sinh động và chi tiết hơn sơ đồ mạng.
- Việc quan sát các thông số trong hộp thoại công tác cho các ký hiệu công
tác được thể hiện trong hộp thoại Box Style.
Thao tác thực hiện: Menu Format → Box Style → Hộp thoại Box Style → quan
sát và thiết lập các hộp công tác mẫu theo yêu cầu → OK.

Các thông số trong hộp thoại Box Style:


- Style settings for: các kiểu hộp công tác.
- Preview: hình vẽ minh hoạ cho các hộp công tác.
- Set highlight filter Style: thiết lập màu cho các công tác khi sử dụng bộ lọc.
- Show data from task ID: thiết lập từ công tác có ID được chỉ định cho các
loại công tác tương ứng được chọn.
- Data Template: thay đổi từ hộp công tác mẫu.
- Border: hình dáng và màu sắc hộp công tác.
- Show horizontal gridlines: hiển thị vạch phân cách ngang.
- Show vertical gridlines: hiển thi vạch phân cách đứng.
- Background: màu và ký hiệu nền hộp công tác.

73 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Ví dụ: Hộp công tác mẫu của công tác Găng được thiết lập mặc định trong
chương trình Microsoft Project 2000.
Các thông tin thể hiện trong hộp công tác có thể thay đổi hoặc thiết lập mới
theo yêu cầu thực tế của dự án.

Một số quy ước trong sơ đồ mạng Network Diagram.


Số
Tên tiếng Anh Ký hiệu ý nghĩa
TT

Công tác phụ


1 Noncritical
thuộc

Critical Công tác găng


2
summany tóm lược

3 Milestone Công tác mốc

Incompleted Công tác đang


4
Task thực hiện

Completed Công tác đã


5
Task hoàn thành

11.3. THIẾT LẬP HỘP CÔNG TÁC MẪU.


Ngoài việc sử dụng các hộp công tác mẫu có sẵn trong Microsoft Project
2000, người sử dụng có thể thiết lập thêm các hộp công tác mẫu mới để phù hợp
với yêu cầu thực tế.
Ví dụ: thiết lập một hộp công tác mẫu cho công tác Găng theo mẫu sau:
Hộp công tác mẫu số 1:

Nguyen Quoc Lam  74


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Thao tác: Menu Format → Box Style → hộp thoại Box Style → More Templates →
hộp thoại Data Templates → chỉnh sửa hộp công tác mẫu có sẵn hoặc tạo mới.

Các thông số trong hộp thoại Data Templates:


- New: tạo hộp công tác mới.
- Copy: tạo hộp công tác từ hộp công tác mẫu có sẵn.
- Edit: chỉnh sử hộp công tác mẫu.
- Import: dùng hộp công tác mẫu từ dự án khác.
- Delete: xoá hộp công tác mẫu.
Tạo hộp công tác mẫu 1:
- Trong hộp thoại Data Templates → New → hộp thoại Data Templates
Definition → thiết lập các thông số yêu cầu → OK → Close → OK.

75 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Các thông số trong hộp thoại Data Templates Definition:


Các lựa chọn ý nghĩa
Template name Tên hộp công tác mẫu
Format cells Định dạng hộp công tác
Choose cell(s) Gán các trường theo yêu cầu thực tế
Cell Layout... Định dạng số hàng, cột trong hộp công tác mẫu

Các lựa chọn ý nghĩa Hình dáng


Font Định dạng Font

Horizontal Căn chỉnh dòng theo phương


alignment ngang

Vertical alignment Căn chỉnh dòng theo phương đứng

Số dòng thể hiện trên hộp công tác


Limit cell text to
tương ứng với một trường

Hiển thị nhãn trong cột với tên được đưa vào bởi người sử
Show label in cell
dụng

Nguyen Quoc Lam  76


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Date format Định dạng ngày tháng

11.4. CÁC TUỲ Ý CHỌN LAYOUT.


Việc thể hiện sơ đồ mạng, ngoài thiết lập và thay đổi các hộp công tác mẫu
thì người sử dụng phải thiết lập thêm các thông số thể hiện phụ trợ khác thông qua
hộp thoại Layout.
Thao tác: Menu Format → Layout → hộp thoại Layout → thiết lập các thông số →
OK.
Các thông số trong hộp thoại Layout:
Layout mode (kiểu thể hiện)
Automatically positive all box Tự động sắp đặt vị trí hộp công tác
Allow manual positioning Cho phép sắp xếp điều chỉnh lại vị trí hộp công
tác

Box layout (thể hiện hộp công tác)


Arrangegment Phạm vi thể hiện trong hộp công tác theo các tiêu chí lựa chọn khác nhau
Căn lề cho hàng, cột (trái, giữa, phải)
Alignment

Spacing Độ rộng của hàng, cột


Căn chỉnh độ rộng và chiều cao hàng,
Height, Width cột (tự động, cố định).

Show summmary Đưa ra công tác tóm lược


Task
Adjust for page Tự động điều chỉnh, ngắt trang
break

77 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Link Style (kiểu liên kết)


Sơ đồ mạng dạng đường liên kết vuông
Rectilinear
góc
Sơ đồ mạng dạng đường liên kết chéo
Straight
góc
Show arrows Đưa ra mũi tên liên kết

Show link lables Đưa ra nhãn kiểu liên kết FS

Link Color (màu liên kết công tác)


Noncriticals Link Công tác không Găng (mặc định là màu xanh)
Critical Link Các công tác Găng (mặc định là màu đỏ)
Match predecessor box border Chỉ thị liên kết các công tác có cùng màu viền cho
công tác đi trước.

Diagram Options (các lựa chọn sơ đồ)


Back ground Color Màu nền sơ đồ mạng

Background Partern Ký hiệu màu nền sơ đồ

Nguyen Quoc Lam  78


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Show page breaks Đưa ra vạch ngắt trang


Mark in-progress and Đưa ra dấu công việc đang xử lý và đã hoàn thành.
completed
Hide all fields ID Chỉ hiển thị ID (Indentify)
Chú ý: Sau khi thực hiện các thiết lập trong hộp thoại Layout, đôi khi ta phải ra
lệnh Layout Now hoặc Layout Selected Now bằng cách Format → Layout Now.

79 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG XII:
CỬA SỔ RESOURCE GRAPH- BIỂU ĐỒ TÀI NGUYÊN
12.1 CỬA SỔ RESOURCE GRAPH
- Cửa sổ Resource Graph cho phép quan sát các biểu đồ sau khi đã thực hiện
việc định nghĩa và phân bổ tài nguyên cho dự án.
- Biểu đồ tài nguyên giúp người lập dự án có thể quan sát một cách rõ ràng
việc phân bổ tài nguyên và trên cơ sở đó thể điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thao tác thực hiện:
- Cách 1: Menu View → Resource Graph.

- Chọn biểu tượng Resource Graph trên View Bar.

Chọn tài nguyên


thể hiện dưới dạng
biểu đồ

Chọn nhanh cửa sổ


Resorce Graph
trên View Bar

Chú ý:
- Tài nguyên quá tải (Overallocated): ký hiệu bằng màu đỏ trên biểu đồ tài
nguyên.
- Tài nguyên trong phạm vi đáp ứng (Allocated): ký hiệu màu xanh trên biểu
đồ tài nguyên.
12.2 CÁC KIỂU BIỂU ĐỒ TÀI NGUYÊN

Nguyen Quoc Lam  80


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Cửa sổ Resource Graph cho phép quan sát biểu đồ tài nguyên theo các tiêu chí
lựa chọn khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu thực tế mà người sử dụng kiểu biểu đồ cho
thích hợp.
- Thao tác: Menu Format → Detail → chọn dạng biểu đồ tài nguyên cần quan
sát.

• ý nghĩa của các biểu đồ tài nguyên.


Tên biểu đồ ý nghĩa của biểu đồ
Peak Units Biểu đồ đơn vị sử dụng tài nguyên
Work Biểu đồ giờ làm việc của tài nguyên
Comulative Biểu đồ tích luỹ thời gian làm việc của tài nguyên
Overallocation Biểu đồ tài nguyên quá tải
Percent allocation Biểu đồ phần trăm sử dụng tài nguyên
Remairing availability Biểu đồ tài nguyên chưa sử dụng
Cost Biểu đồ giá tài nguyên
Comulative Cost Biểu đồ tích luỹ giá tài nguyên
Work Availabitily Biểu đồ thời gian làm việc tài nguyên
Unit Availabitily Biểu đồ sử dụng đơn vị tài nguyên
12.3 ĐỊNH DẠNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ TÀI NGUYÊN
Biểu đồ tài nguyên có nhiều hình dáng và lựa chọn thể hiện khác nhau, người sử
dụng có thể thay đổi thông qua hộp thoại Bar Style.
- Thao tác: Menu Format → Bar Style → hộp thoại Bar Style → thiết lập các
thông số thể hiện biểu đồ tài nguyên.

81 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Trong Bar Style có hai kiểu định dạng:


- All Task: định dạng cho tất cả các công việc.
- Selected Task: định dạng cho công tác được chọn.
- Overallocated resources: dạng biểu đồ tài nguyên khi quá tải.
- Allocated resources: dạng biểu đồ tài nguyên trong phạm vị đáp ứng.
Kiểu Hình dáng

Bar

Area

Step

Line

Nguyen Quoc Lam  82


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Step line

12.4 ĐỊNH DẠNG LƯỚI BIỂU ĐỒ TÀI NGUYÊN


Để việc quan sát biểu đồ tài nguyên dễ dàng và chính xác ta có thể định dạng bổ
sung lưới nền biểu đồ qua hộp thoại Gridlines.
- Thao tác thực hiện:
Menu Format → Gridlines → hộp thoại Gridlines → thiết lập các thông số →
OK.

Trong đó:
- Line to Change: các lựa chọn thiết lập.
- Nomal: thể hiện tương ứng qua kiểu nét và màu sắc.

83 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

CHƯƠNG XIII: TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN


13.1 TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
Tài chính của dự án là vấn đề cần quan tâm đặc biệt trong quá trình lập và
thực hiện dự án. Tổng chi phí toàn bộ dự án phụ thuộc tính chất của dự án và kinh
nghiệm của người lập và quản lý dự án.
Trong Microsoft Project 2000 chi phí cho dự án gồm hai loại chính:
- Fixed Cost: chi phí cố định.
- Resource Cost: chi phí tài nguyên.
- Tài chính của dự án được biểu diễn qua công thức sau:
Total Cost = Fixed Cost + Resource Cost
Thông qua việc quản lý dự án cho phép người lập dự án có thể biết được và
thiết lập các báo cáo tài chính của dự án ở các giai đoạn khác nhau cũng như thực
hiện, phân tích, đánh giá hiệu quả của dự án.
Tài chính của dự án có thể quản lý ở mức độ tổng thể hoặc mức độ chi tiết
nhất.
13.2 CHI PHÍ TÀI NGUYÊN.
Chi phí tài nguyên là chi phí phải trả khi phân bổ tài nguyên thực hiện các
công tác trong dự án.
Chi phí cho mỗi tài nguyên là khác nhau, nó phụ thuộc vào: loại tài nguyên,
mức độ công việc, giờ làm việc, lịch tài nguyên.
Chi phí tài nguyên phải trả được tính như sau:
Cost = Work*Std.Rate + Ovr.Work* Ovr.Rate+Cost/Use*Unit
Trong đó:
- Cost: chi phí tài nguyên.
- Work: số giờ làm việc của tài nguyên (trong giờ): Work=Duration*Unit.
- Std.Rate: giá chuẩn (trong giờ).
- Ovr.Work: thời gian làm việc ngoài giờ.
- Ovr.Rate: giá ngoài giờ.
- Cost/Use: chi phí sử dụng tài nguyên.
13.2.1Khai báo giá tài nguyên.
Mỗi tài nguyên có một giá khác nhau, việc khai báo thông qua cửa sổ
Resource Sheet.
Một tài nguyên bao gồm ba loại giá:
- Std.Rate: Giá chuẩn.

Nguyen Quoc Lam  84


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Ovr.Rate: giá ngoài giờ.


- Cost/Use: chi phí sử dụng tài nguyên.

13.2.2Đơn vị thời gian tính giá tài nguyên.


Có 6 lựa chọn đơn vị thời gian tính giá tài nguyên:
Kiểu lựa chọn Giá tài nguyên tính theo
$0.00/Minute 1 phút
$0.00/Hour 1 giờ
$0.00/Day 1 ngày
$0.00/Week 1 tuần
$0.00/Month 1 tháng
$0.00/Year 1 năm

Mặc định đơn vị thời gian tính cho tài nguyên là $0.00/hour. Ta có thể thay đổi
mặc định này theo lựa chọn đơn vị tính tài nguyên bằng cách:
- Menu Tools → Options → hộp thoại Options → General → General Options
for → thiết lập các thông số → OK.

Trong đó:
- Automatically add new resource and Task: tự động thêm tài nguyên mới khi
phân bổ cho công tác.
- Default standard rate: giá chuẩn.
- Default overtime rate: mặc định giá ngoài giờ.
13.2.3Đơn vị và ký hiệu tiền tệ.
Mặc định trong Microsoft Project 2000 ký hiệu đơn vị tiền tệ là $0.00/hour.
Người sử dụng có thể thiết lập cho phù hợp với ký hiệu của tiền tệ Việt Nam (ví
dụ 0 VNĐ/ngày).
- Thao tác thực hiện: Menu Tools → Options → hộp thoại Options → View
currency Options for → thiết lập các thông số → OK.

85 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

Trong đó:
- Symbol: ký hiệu tiền tệ ($. VND, đ...).
- Placement: vị trí thể hiện tiền tệ.
- Decimal digits: chữ số thập phân sau dấu phẩy.
13.2.4Lịch cơ sở tính giá tài nguyên.
- Mặc định tất cả tài nguyên tính theo giá cơ sở theo lịch chuẩn (Standard
Calendar) của dự án.
- Lịch cơ sở tài nguyên là căn cứ để so sánh và đánh giá tài chính của dự án ở
các giai đoạn khác nhau: lập dự án, thực hiện dự án, đưa dự án vào sử
dụng...
- Trong thực tế, tài nguyên dự án có thể có lịch cơ sở riêng, do đó có thể thay
thế lịch chuẩn bằng lịch cơ sở của tài nguyên.
- Thao tác thực hiện:
Cửa sổ Resource Sheet → chọn tài nguyên cần đổi lịch → trường Base Calendar
→ chọn lịch cơ sở mới tài nguyên.
13.2.5Các phương pháp tính giá tài nguyên.
Để thực hiện báo các tài chính của dự án về chi phí cho một hoặc nhiều tài
nguyên có thể thông qua các phương pháp tính giá tài nguyên.
Thao tác thực hiện:
- Cửa sổ Resource Sheet → chọn tài nguyên cần đổi
phương pháp tính giá → chọn trường Accurue At →
thay đổi phương pháp tính giá theo yêu cầu thực tế.
Trong đó:
- Start: thanh toán chi phí tài nguyên khi công việc bắt đầu thực hiện.
- Prorated: thanh toán tài nguyên theo khối lượng thực tế công việc đã thực
hiện (phương pháp tính giá tài nguyên mặc định).
- End: thanh toán chi phí tài nguyên khi công việc đã kết thúc.
Chi phí tài nguyên là chi phí phải trả cho các công tác của dự án. Chi phí này
được tính trên cơ sở các đơn giá khi ta khai báo với Microsoft Project 2000. Việc
khai báo thông qua trường Cost.
Thao tác thực hiện:
- Cửa sổ là Gantt Chart.

Nguyen Quoc Lam  86


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- Trong Menu View → chọn Table → chọn Cost → khai báo chi phí cố định
thông qua trường Fixed Cost.

• ý nghĩa các thông số trong bảng Gantt Chart → Cost.


Tên trường ý nghiã
ID Số thứ tự công tác
Task name Tên công tác
Fixed Cost Chi phí cố định
Fixed Cost Accural Phương pháp tính giá phí cố định
Total Cost Tổng chi phí dự án và các công tác khác
Baseline Giá cơ sở
Variance Chênh lệch giá cơ sở với giá thực tế
Actual Chi phí thực tế phải trả cho công tác
Remaining Chi phí công lại của công tác

13.3 BẢNG GIÁ TÀI NGUYÊN.


Mỗi loại tài nguyên có các giá khác nhau trong quá trình thực hiện dự án.
Điều này phụ thuộc vào thời gian thực hiện dự án, các biến động của tài nguyên và
của dự án, tính chất mỗi công việc.
Thao tác thực hiện:
- Cửa sổ Resource Sheet.
- Menu Project → Resource Information → hộp thoại Resource Information →
Costs → thiết lập bảng giá tài nguyên → OK.
• ý nghĩa các thông số trong bảng Costs:

87 Nguyen Quoc Lam 


Hướng dẫn sử dụng MS Project

- A (Default), B, C, D, E: các bảng giá cơ bản của mỗi tài nguyên. Mặc định
là bảng A.
- Effective date: ngày bắt đầu tính giá mới.
- Standard Rate: nhập giá chuẩn mới.
- Overtime Rate: nhập giá ngoài giờ mới.
- Per Use Cost: phí sử dụng tài nguyên mới.
- Accral Cost: phương pháp tính giá tài nguyên.

Chú ý: Mỗi bảng giá cho phép thay đổi giá 25 lần khác nhau. Tổng cộng thông
qua 5 bảng giá một tài nguyên không vượt quá 125 lần.

Nguyen Quoc Lam  88

You might also like