You are on page 1of 128

Lược khảo Lịch sử Đô thị

BÀI GIẢNG MÔN HỌC:

LƢỢC KHẢO LỊCH SỬ ĐÔ THỊ


Số tiết: 30
Hệ: TCCN Ngành Quản lý Đô thị

Biên soạn: Ths-kts Nguyễn Dương Tử

- TC Quản lý Đô thị- Trang 1


Lược khảo Lịch sử Đô thị

CHƢƠNG 1: ĐÔ THỊ THỜI KỲ CỔ ĐẠI


1.1. Sơ lƣợc nguồn gốc đô thị
Thế giới cổ đại ra đời vào lúc chế độ công xã thị tộc tan rã và xã hội chiếm hữu nô lệ
hình thành. Nhà nước chiếm hữu nô lệ không ngừng củng cố và tập trung quyền lực vào tay
tầng lớp thống trị là chủ nô với sự hỗ trợ đắc lực của quân đội và tôn giáo.
Quá trình hình thành và phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ trên thế giới diễn ra khác nhau
tùy theo điều kiện cụ thể của từng khu vực: khoảng 3500 năm Tr.CN ở khu vực Bắc Phi
với Ai Cập cổ đại, sau đó là khu vực Lưỡng Hà ( Me1sopotamie), Tây Á, châu Á, châu Mỹ
và kết thúc ở La mã (Roma) cổ đại vào thế kỷ thứ V.
Hầu hết các quốc gia cổ đại đều hình thành và phát triển tại những lưu vực các dòng sông
lớn, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi,
thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đó là lưu vực sông Nil ở Đông Bắc châu Phi với nền
văn minh Ai Cập. Ở khu vực Tây Á, giữa 2 dòng sông Tigre và Euphrat có nền văn minh
cổ đại Babylone, Assyrie, Phenicie . . . Ở lưu vực sông Hằng có nền văn minh Nam Á cổ
đại với Ấn Độ là đại diện. Lưu vực Hoàng Hà, sông Dương Tử ở Đông Á là nơi xuất hiện
nền văn minh Trung Quốc cổ đại.
Cùng với sự xuất hiện tổ chức xã hội và Nhà nước chiếm hữu nô lệ, bên cạnh hình thức
làng nông nghiệp, hình thức cư trú dạng đô thị hình thành. Khác với làng nông nghiệp, đô
thị cổ đại nhanh chóng trở thành trung tâm chính chi phối mọi hoạt đông xã hội và là địa
bàn phát triển nền văn minh của nhân loại. Cấu trúc đô thị phản ánh rõ nét sự phân chia giai
cấp trong xã hội thông qua việc phân khu chức năng tương ứng. Một bên là khu vực dành
cho tầng lớp chủ nô, bên kia là khu vực của người nô lệ. Sự khác nhau trong cấu trúc của
các đô thị thường thể hiện thông qua kiến trúc tôn giáo. Do quan niệm về tín ngưỡng khác
nhau ở các khu vực và quốc gia cổ đại mà vị trí và mối quan hệ giữa khu vực Xây dựng
các công trình tôn giáo với khu vực dân dụng của đô thị có những điểm khác nhau.
1.2. Đô thị Ai Cập Cổ đại (3000- Thế kỷ III S.CN)
Nằm tại Đông Bắc Phi, giữa 2 biển Đại Trung Hải và Hồng Hải, là đầu mối giao thông
quan trọng giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi, giữa 2 rặng núi và sa mạc Lybia.
- Những đô thị Ai Cập cổ đại đã ra đời từ rất sớm, khoảng 3000 TCN.
Những đô thị Ai Cập cổ đại đều quy tụ dọc theo hai bên bờ sông Nile như một yếu

- TC Quản lý Đô thị- Trang 2


Lược khảo Lịch sử Đô thị

tố quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp. Thần quyền và Vương quyền cũng tác
động mạnh đến sự hình thành bộ mặt đô thị, hình thành nên những trung tâm tôn
giáo với những đền thờ hay lăng mộ lớn.
- Ngoài những quần thể kim tự tháp và đền đài với quy mô lớn được xây
dựng bằng đá còn tồn tại được đến nay, các kết quả của hoạt động xây dựng đô thị
phần lớn đã bị sa mạc và thời gian làm mất đi. Những hình thức của đô thị lúc bấy
giờ chỉ có thể hình dung được một phần qua dấu vết còn lại của một số đô thị được
xây dựng để tập trung nô lệ phục vụ cho việc xây dựng kim tự tháp.
Đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức và xây đô thị Ai Cập cổ đại thể hiện sự phân khu
chức năng đô thị 1 cách tách biệt.: khu của người sống và các khu dành cho người chết và
thần linh.
- Thành phố cho người chết: lăng mộ của các vương triều Ai Cập cổ đại, kim tự
tháp.
- Khu vực đền thờ thần Ai Cập cổ đại: đài thờ thần Mặt trời Hurus ở Abousir (2500
Tr.CN).
- Khu vực cư trú của dân đô thị: nhà nô lệ xây bằng đất nung, nhỏ, đơn giản, bó cục
tự do, mật độ xây dựng cao. Lâu đài dinh thự của Pharaon, nhà ở quý tộc , chủ nô quy mô
lớn, vật liệu xây dựng bằng đá và có bố cục chặt chẽ.
1.2.1 Thời kì Cổ Vương quốc (3500- 2000 tr.CN):
Pharaon tập trung trong tay mọi quyền lực. người Ai Cập còn đặc biệt chú trọng xây
dựng những công trình thủy lợi có quy mô lớn để phát triển nông nghiệp, đối phó úng lụt.
Các đô thị tiêu biểu: thành phố Memphis, thành phố Abudos
1.2.2 Thời kì Trung Vương quốc (2000- 1590 tr.CN):
Triều đại Pharaon thứ XII- XVI. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Ai Cập cổ
đại.
Các đô thị tiêu biểu: Téba, Cumae, Semme, Kahun
1.2.3 Thời kì Tân Vương quốc (1590- 332 tr.CN):
Triều đại Pharaon thứ XVIII- XXX. Ngoài Kim tự tháp, có nhiều tổng thể kiến trúc đền
thờ quy mô lớn.
Các đô thị tiêu biểu: thủ đô Thèbes .

- TC Quản lý Đô thị- Trang 3


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Thành Kahun, được xây dựng vào giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên trong
thời kỳ trị vì của Xê-nu-xe II, một hoàng đế của vương triều thứ XII, là 1 thành phố có mặt
bằng hình chữ nhật. Tường gạch xây bao quanh 380m x 260m, tổng diện tích khoảng 10ha.
Trong thành chia rõ thành 2 phần bởi 1 bức tường gạch, 1 phần ở phía Tây có kích thước
260 x 105m dành cho dân nô lệ, có 250 nếp nhà nhỏ xây dựng bằng đất sét nện, có 1 con
đường chạy từ Nam lên Bắc, hai đầu là 2 cửa thành cho nô lệ ra vào. Nô lệ không có quyền
có kinh tế riêng, không có quyền chăn nuôi gia súc. Khu đất phía Đông lớn hơn chia ra 2
phần Bắc và Nam. Khu đất phía Bắc dành cho tầng lớp quý tộc, có điều kiện ăn ở rộng rãi,
chỉ có khoảng 10 ngôi nhà có sân trong lớn. kiểu nhà lớn nhất có 70 phòng lớn nhỏ, có sân
trong kích thước tới 60 ô 45m. có cả nhà 2 tầng, có cầu thang đi lên tầng mái. Tường chu vi
bao quanh nhà không trổ cửa sổ, phía sân trong có hành lang cột, vật liệu xây dựng là đá
liên kết bằng vữa. Phía cựa Tây của khu vực này có 1 tòa kiến trúc lớn, được cho là Hoàng
cung. Phần phía Nam của khu vực Đông Kahun là khu vực dân trung lưu.
Nhà ở Kahun có hình thức phù hợp với điều kiện nhiệt đới, có thể dùng mái bằng để sinh
hoạt chung và để ngủ, có thể sân trong làm nghề thủ công, các phòng mát mẻ do được tổ
chức thông gió.
Từ hình thức và tổ chức các khu dân cư trong thành phố, Kahun mang những đặc điểm
sau:
- Mâu thuẫn giai cấp trong bản thân cuộc sống đô thị này rất sâu sắc, việc những
người nô lệ sống theo hình thức kiểu giam lỏng như vậy là để ngăn chặn sự nổi dậy của họ.
- Kahun có mặt bằng hình chữ nhật hướng về phương Nam, song song với đường
đi của mặt trời. đây là tập tục của người Ai Cập cổ đại chú trọng hướng Nam, nơi bắt
nguồn của sông Nile, thuật xem sao, tục quan sát mặt trời.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 4


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Hình 1: Đô thị Kahun

- TC Quản lý Đô thị- Trang 5


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 6


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Hình 2: Tượng nhân sư và kim tự tháp Gizeh


Vì chưa nhận thức được giới tự nhiên, tin rằng quy luật của cuộc sống là do thần linh chi
phối, con người chỉ sống vĩnh cửu sau khi chết, nên cuộc sống đô thị và hoạt đông xây
dựng của người Ai Cập cổ xưa có những đặc điểm sau:
- Đời sống công cộng đô thị gắn liền với các cuộc rước lễ tôn giáo, lễ vua, lễ hội
của các tầng lớp dân chúng.
- Những đại lộ chính của thủ đô, các đền thờ tôn giáo, lăng mộ, kim tự tháp có kích
thước lớn được xây dựng rất nhiều.
Nét đặc sắc của nghệ thuật quy hoạch đô thị của Ai Cập: hình thành được những quần thể
kiến trúc lớn, với sự thống nhất trong phong cách xây dựng, chia rõ đối tượng chủ yếu và
thứ yếu. Những kim tự tháp ở Gizeh, xây dựng trong những thế kỷ khác nhau, lặp lại một
quan niệm nhất định về hình thức và thế khối nhưng vẫn có sức truyền cảm rất lớn đối với
cả quần thể cũng như mỗi đơn thể.
Dấu tích đô thị Ai cập cổ đại còn lại là 1 số kim tự tháp. Chúng là biểu tượng văn hóa Ai
Cập cổ đại rực rỡ ở lưu vực sông Nil.
1.3. Đô thị Tây Á –Lƣỡng Hà cổ đại (3000- 300 Tr.CN).
Nằm giữa 2 sông Tigris và Euphrates. Đất đai phì nhiêu, nhiều kênh rạch, nông nghiệp và
chăn nuôi phát triển đã tạo điều kiện nảy nở 1 nền văn minh rực rỡ, thuộc loại sớm nhất
trên thế giới. Vùng đất trên còn gọi là Mesopotamia, nghĩa là vùng đất nằm giũa 2 con sông
“Lưỡng Hà”, ngày nay thuộc địa phận nước Iraq.
- Những đô thị vùng Luỡng Hà và Tây Á là những bằng chứng sống động

- TC Quản lý Đô thị- Trang 7


Lược khảo Lịch sử Đô thị

đánh dấu giai đoạn đầu tiên của nền văn minh loài người. Tuy vậy, đây cũng là
khu vực thường xuyên bị chiến tranh tàn phá. Thêm vào đó, với vật liệu xây dựng
chủ yếu là gạch nên hình dạng nguyên thủy của chúng rất khó xác định qua sự tàn
phá củ thời gian.
- Những đô thị Lưỡng Hà ban đầu mang tính chất trung tâm hành chính và
tôn giáo của công xã nông thôn, sau đó mới trở thành các trung tâm thương mại
trên cơ sở phát triển thủ công nghiệp và thương mại. Các thành phố được xây trên
những bệ cao nhân tạo để tránh lũ lụt. Các công trình chủ chốt của thành phố được
xây dưng với quy mô cao, rộng. Tường thành có tính chất phòng ngự rất mạnh.
Tôn giáo và thuật xem sao rất được chú trọng và thể hiện ở việc xây các công
trình tôn giáo to lớn. Hệ thống đường khá hoàn thiện, nhiều khi được lát đá và hệ
thống thiết bị kỹ thuật cấp, thoát nước tương đối được chú trọng.
Đô thị tiêu biểu: Khorsabad, Babylon, Persepolis.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 8


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Hình 1.3.1: Bản đồ tổng quan Lưỡng Hà cổ đại

Hình 1.3.2: Thành Babylon (605- 563 Tr.CN). Tháp Zigourat (tháp Babel)

- TC Quản lý Đô thị- Trang 9


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Hình 1.3.2: Vườn treo Babylon

Hình 1.3.3: Thành Babylon


Đô thị khu vực Lưỡng Hà có vai trò quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng.
1.4. Đô thị Ba Tƣ cổ đại
Nằm kề bên và ngăn cách Lưỡng Hà bởi dãy núi thấp Zargos, là cùng cao nguyên cằn
cỗi, ngày nay thuộc Iran.
1.5. Đô thị Hy Lạp và La Mã cổ
1.5.1. Đô thị Hy Lạp cổ đại:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 10


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- Trong thời kỳ đầu, nền văn minh Hy Lạp bắt đầu tại các đảo trong vùng
biển Địa Trung Hải với nền văn minh của đảo Crete chiếm địa vị chủ đạo. Như
chiếc cầu nối giữa hai thế giới Đông-Tây, Crete với thủ phủ Knossos, đã truyền bá
nền văn minh và trao đổi hàng hóa đi khắp khu vực. Vào những năm 1400 TCN,
nền văn minh tại Crete bắt đầu suy thoái và nhường bước cho những nền văn minh
mới nổi lên ở trên đất liền với các đô thị tiêu biểu như Tyrins, Mycenae.
- Từ thế kỷ thứ VIII-VI TCN, sau khi thiết lập nền Cộng hoà quý tộc và chế
độ Dân chủ chủ nô, một loạt các đô thị đã phát triển hoặc mới xuất hiện. Ngoài
những thành phố lớn tại chính quốc như Athens và Sparta, đế quốc Hy Lạp cổ đại
bấy giờ còn có nhiều đô thị nằm ở nhiều vùng khắp Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi.
- Các thành phần của đô thị Hy Lạp cổ đại:
+ Agora: là trung tâm chính trị, hành chính và thương mại của thành
phố Hy Lạp cổ đại bao gồm: quảng trường chợ, các cửa hàng, nơi sinh hoạt văn
hoá công cộng… Agora thường có hình dáng hình học và được bao quanh bởi
những hàng cột thức. Agora có xuất xứ từ Hy Lạp và sau này ảnh hưởng khá lớn
đến sự hình thành các Forum thời kỳ La Mã.
+ Acropole: là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của đô thị với các đền
thờ gắn bó với các hoạt động nghi lễ của người dân đồng thời là lớp thành phòng
vệ cuối cùng. Acrople thường chiếm lĩnh các địa thế cao, những khu đất trội lên
khỏi thành phố, gắn bó với khung cảnh thiên nhiên, tạo nên các điểm nhìn đẹp.
- Hình thái học đô thị Hy Lạp cổ đại:
+ Kiểu bố cục tự do: thường xuất hiện ở các đô thị thời kỳ đầu với
Acrople và Agora là những hạt nhân tổ hợp chính. Các thành phần khác của đô thị
tập trung xung quanh hai trung tâm này và tổ chức phù hợp với điều kiện địa hình.
+ Kiểu ô cờ (Gridion): đô thị được tổ chức theo lý thuyết về xây
dưng đô thị của kiến trúc sư và nhà quy hoạch Hypodamos. Ông chủ trương một
mặt bằng đô thị phải được suy nghĩ như là một bản thiết kế dành cho người dân, chức
năng sử dụng của nhà và không gian công cộng cần được chú ý trong quy hoạch đường
phố.
Đô thị tiêu biểu: Athens, Tyrins, Millet.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 11


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Tóm tắt những đặc điểm chính về tổ chức không gian đô thị Hi Lạp cổ đại:
Khác với cư dân Ai Cập và Tây Á, cư dân Hi lạp có ý thức tổ chức cuộc sống công đồng
đô thị thông qua các sinh hoạt công cộng. Đô thị là 1 hệ thống có bản sắc riêng của địa
phương, trong đó giữa các chức năng đô thị có mối liên hệ sử dụng và trực tiếp.
Cơ cấu chức năng đô thị Hi lạp cổ đại bao gồm 4 khu vực:
- Khu vực lưu trú
- Khu vực tôn giáo- tín ngưỡng (Acropolis)
- Khu vực sinh hoạt công cộng
- Khu vực sản xuất thủ công và nông nghiệp
Khu vực tôn giáo tín ngưỡng và khu vực sinh hoạt công cộng là 2 khu vực thỏa mãn mọi
nhu cầu cuộc sống công cộng của công đồng dân cư nên được người Hi Lạp đặc biệt quan
tâm.
Đô thị Hi Lạp có 2 dạng mặt bằng phổ biến: bố cục tự do và bố cục hình học.
1.4.2. Đô thị La Mã cổ
Văn minh La Mã (Roma) cổ đại hình thành trên bán đảo Italia. Từ 1 quốc gia thành thị
nhỏ bé xuất hiện vào thế kỷ VIII Tr.CN nằm ở biên giới phía Bắc của Hi Lạp cổ đại thành
Roma phát triển, trở thành thủ đô của đế quốc La Mã, hùng mạnh nhất trong thế giới cổ
đại.
- Hoạt động xây dựng đô thị La Mã cổ đại bắt đầu từ sự phát triển dần dần

- TC Quản lý Đô thị- Trang 12


Lược khảo Lịch sử Đô thị

của thành Rome theo lịch sử phát triển của đế chế La Mã. Vào thời kỳ đầu, các
điểm dân cư cũng như những đô thị La Mã chịu ảnh hưởng của nền văn hoá
Etruria bản địa và văn hoá Hy Lạp cổ đại. Tập quán xây dựng đô thị của người
Etruria được mô tả như sau: "Những bậc trưởng lão đã cho trâu cày một vòng tròn,
vẽ ra vòng tròn đó để làm vườn hoa, rồi chia khu đất thành phố ra làm bốn phần,
con đường hướng Bắc-Nam gọi là Cardo, con đường hướng Đông-Tây gọi là
Decumanus...". Người La Mã sau này trong thành phố cũng có hai trục đường
chính mang tên như vậy.
- Cùng với sự phát triển của La Mã, ranh giới của đế quốc đã mở rộng khắp
Tây Âu, Tiểu Á-Tế Á và Bắc Phi. Trong các cuộc chiến tranh mở rộng đất đai đó,
người La Mã đã xây dựng hàng loạt những đô thị nhỏ kiểu doanh trại về sau trở
thành những hạt nhân của các đô thị thời Trung cổ. Tại Rome, các hoàng đế La
Mã đã rất chú ý xây dựng các Forum đánh dấu triều đại trị vì của mình. Đây là nơi
dùng làm nơi hiệu triệu, hành lễ, xử phạt, chiêu đãi, diễu hành... Các Forum của
các hoàng đế đặt cạnh nhau hình thành quần thể Forum tại Rome với các Forum
như: Nerva, Romanum, Caesar, Augustus, Trajan... Dưới thời La Mã, kỹ thuật đô
thị đã đạt trình độ rất cao với những cầu dẫn nước nhiều tầng, hệ thống đường sá
La Mã hết sức bền chắc với hệ thống thoát nước hai bên.
Đô thị tiêu biểu: Rome, Timgad, Pompei.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 13


Lược khảo Lịch sử Đô thị

CHƢƠNG 2: ĐÔ THỊ THỜI KỲ TRUNG ĐẠI VÀ


PHỤC HƢNG
2.1 Bối cảnh hình thành đô thị trung đại:
Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc trong lòng chế độ chiếm hữu nô lệ là nguyên nhân cơ bản làm
tan rã và chấm dứt 1 thời kỳ lịch sử kéo dài, trong đó nổi bật đặc điểm 1 nước lớn thống trị
nhiều dân tộc và hợp nhất thành 1 nền văn hóa chung- văn hóa cổ đại. chế độ phong kiến
thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ. phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn trong lĩnh vực kinh
tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương mại đã thúc đẩy xã hội phát triển, thế giới
bước sang 1 trật tự kinh tế- xã hội mới với sự xuất hiện những quốc gia phong kiến độc lập
ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Khái niệm trung đại chỉ một giai đoạn phát triển
tương ứng với giai đoạn lịch sử phát triển hình thái xã hội phong kiến.
Ở Châu Âu, xã hội phong kiến hình thành từ thế kỉ V-XV, ở Châu Á, Phi tồn tại lâu hơn,
đến những năm đầu thế kỉ XX. Sự hình thành Nhà nước phong kiến độc lập ở Châu Âu có
ý nghĩa quan trọng trong lịch sử trung đại thế giới.
Từ thế kỷ V-XI: thời kì các lãnh chúa phong kiến chinh phục đất đai, củng cố quyền lực.
Chiến tranh liên miên làm trì trệ nền kinh tế phong kiến. Các đô thị lớn bị tàn phá, trở
thành hoang vắng, không còn là những trung tâm chính trị, kinh tế xã hội quan trọng, nơi
tập trung dân cư đông đúc chi phối sự phát triển của vùng lãnh thổ xung quanh như đã tồn
tại trong xã hội cổ đại. Đặc điểm đô thị thời kỳ này: sự phân tán rải rác trong cảnh quan
nông thôn các đô thị- pháo đài, đô thị dinh thự quy mô nhỏ.
Từ thế kỉ XI trở đi, nhà nước phong kiến độc lập khẳng định vai trò thống trị của mình,
hoạt đông sản xuất thủ công có điều kiện phát triển, kéo theo sự phát triển của thương mại,
ngoại thương làm cho vai trò kinh tế và chính trị của các đô thị tăng lên, thúc đẩy xã hội
phát triển. Nét nổi bật của đô thị thời kì này: các đô thị lớn có lịch sử phát triển từ thời cổ
đại, nhất là các đô thị thủ đô, được hồi sinh với sự tham gia tích cực của bộ máy chính
quyền phong kiến., của tôn giáo và của tầng lớp giàu có.
Các tổng thể kiến trúc đô thị độc lập có chức năng hành chính, tôn giáo được cải tạo và
xây dựng mới để trở thành hạt nhân trung tâm. Thành phố được tổ chức và xây dựng theo
các phường hội thủ công chuyên môn hóa. Ngoài cùng là vòng thành lũy, hào nước bảo vệ.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 14


Lược khảo Lịch sử Đô thị

số lượng nhiều hay ít cá phường nghề và vòng thành kế tiếp nhau phụ thuộc vào sự phát
triển và độ lớn của đô thị.
Một loại đô thị là trung tâm kinh tế thương mại, ngoại thương được hình thành và phát
triển ở những vị trí giao thông thuận lợi: đường biển, đường bộ. các trung tâm này có vai
trò quan trọng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển trên nền tảng hợp nhất sản xuất thủ
công dưới hình thức công trường thủ công và là tiền đề cho xã hội tư bản sơ khai hình
thành ở giai đoạn sau.
Tóm lại, quá trình phát triển đô thị thời kì trung đại, thiếu tính kế thừa truyền thống văn
hóa cổ đại, mà chủ yếu khai thác những truyền thống xây dựng địa phương vốn rất khác
nhau giữa các vùng và các quốc gia. Nếu văn hóa đô thị cổ đại đã định hình theo 1 mô hình
tổ chức đô thị tương đối thống nhất thì văn hóa đô thị trung đại có xu hướng đa dạng hóa
trong hình thái tổ chức không thích hợp với những biến động chính trị, kinh tế của xã hội
phong kiến, điều kiện địa lý tự nhiên và truyền thống văn hóa địa phương. Do đó, muốn
nghiên cứu tính đa dạng của hình thái đô thị trung đại thì cần phải khảo sát nhiều loại hình
đô thị, theo các giai đoạn phát triển khác nhau. Từ đó, xác định được 1 số đặc điểm chung
của quá trình phát triển đô thị trung đại.
2.2. Đô thị thời kỳ Trung Đại Châu Âu:
Tại các nước Châu Âu, chế độ phong kiến bắt đầu hình thành vào thế kỷ
thứ V sau khi đế quốc La Mã tan rã. Sự phân nhỏ châu Âu đã khiến cho đô thị
bước sang một thời kỳ tiêu điều, quy mô các thành phố co lại, sự hoang phế tràn
ngập thay cho sự sầm uất và lộng lẫy trước đó. Đêm dài Trung cổ đã tẩy sạch và
phá trụi những nền văn minh xây dựng đô thị có được từ thời Hy Lạp và La Mã
trước đó. Các qúy tộc phong kiến cát cứ trên những lãnh thổ nhỏ bằng các pháo
đài, những thành luỹ nhỏ xây dựng bằng gỗ với hào nước, cầu rút… Nhà thờ trở
thành hạt nhân đô thị, không ngừng củng cố vị trí của tôn giáo của mình trong suốt
nhiều thế kỷ.
- Đến thế kỷ thứ IX và thế kỷ thứ X, nền kinh tế châu Âu, trước hết là kinh
tế nông nghiệp, đã có những thay đổi nhất định. Nhưng Trung và Tây Âu vẫn bị
chia thành quá nhiều nước nhỏ manh mún, nên sức bật kinh tế và hoạt động xây
dựng đô thị của thời kỳ này chỉ được coi như là những dấu hiệu mở đầu. Đến thế
kỷ XI và XII diện tích phần đất châu Âu Thiên chúa giáo mở rộng đến tận ranh

- TC Quản lý Đô thị- Trang 15


Lược khảo Lịch sử Đô thị

giới của Đông La Mã trước kia. Lúc bấy giờ, châu Âu đã phát triển được một hệ
thống đô thị có mật độ lớn với mạng lưới các đường giao thông thuỷ, bộ chằng
chịt. Lịch sử phát triển và phục hưng đô thị trung thế kỷ bắt đầu bằng sự phát triển
nông nghiệp có thặng dư, sự phát triển thương nghiệp và gắn liền với những tuyến
đường buôn bán và hành hương tôn giáo.
- Trong đô thị trung thế kỷ, ba yếu tố quảng trường chợ, nhà thờ và toà thị
chính gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhìn chung, mặt bằng đô thị trung thế kỷ thường
phát triển tự do một cách hài hòa với tự nhiên theo nhu cầu phát triển của đô thị.
Mặc dù ở những thời kỳ sau, đô thị có những bước phát triển mới nhưng vẻ đẹp
của đô thị trung thế kỷ luôn tạo nên một bầu không khí cuốn hút mọi người.
Đô thị tiêu biểu: Prague, Mont Saint Miechel.
- Giai đoạn đầu thế kỉ thứ V- X:chiến tranh thường xuyên , các đô thị lớn hình thành từ
cổ đại bị tàn phá và hoan phế. Các công trình hành chính và tín ngưỡng bị tàn phá. Một số
nhà hát, đấu trường, nhà tắm được cải tạo lại thành các pháo đài, nơi trú ẩn của dân cư
trong chiến tranh. Cư dân rời bỏ đô thị lớn, phân tán về nông thôn trong các trại ấp nông
nghiệp, thuộc sự cai quản của lãnh chúa phong kiến. Với mục đích cát cứ, phòng thủ để
củng cố địa vị và quyền lực của mình đã chọn vị trí thuận lợi giữa vùng nông thôn trên đồi
cao để xây dựng những thành phố nhỏ. Cơ cấu đô thị: hthành lũy bảo vệ bao bọc ở phía
ngoài, bên trong có nhà thờ, tu viện, lâu đài, nhà kho, chuồng trại, nhà ở của cư dân thủ
công, buôn bán và nông nghiệp phụ thuộc vào lãnh chúa. Xung quanh là vùng đất canh tác
nông nghiệp có diện tích 5000ha trở lên. Ngoài cùng là vùng rừng cây rộng lớn, đồng cỏ và
đầm lầy.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 16


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Đô thị có quy mô không lớn, tổ chức không gian kiến trúc đa dạng và hài hòa với cảnh
quan thiên nhiên xung quanh. Tổng thể kiến trúc đô thị (quảng trường, đường phố) được
xây dựng theo nguyên tắc phát triển tự do tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của địa hình.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 17


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Phong cách kiến trúc phổ biến là kiến trúc dân gian địa phương, vật liệu xây dựng là gỗ,
gạch đá. Nhà thờ, tu viện, lâu đài . . . kết hợp khai thác kiến trúc cổ đại, tạo nên 1 phong
cách kiến trúc mới- kiến trúc Roman. Kiến trú Roman trở thành phong cách kiến trúc
chính thống trong giai đoạn đầu thời kỳ trung đại châu Âu.
- Giai đoạn 2, thế kỷ X-XV: nhà nước phong kiến độc lập ra đời trên cơ sở thống nhất các
bộ tộc, tập đoàn phong kiến.. thủ công, thương mại, ngoại thương phát triển, thúc đẩy các
đô thị phát triển, nâng cao vai trò của các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn có lịch sử từ thời
kì cổ đại La Mã.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 18


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 19


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 20


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 21


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 22


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Về cơ cấu chức năng đô thị:


- Khu trung tâm hành chính, chính trị có quảng trường công cộng và công trình
trọng tâm là tòa thị chính, trụ sở hội đồng của chính quyền dân sự.
- Khu trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng có quảng trường với công trình trọng tâm là
nhà thờ, tu viện Cơ đốc giáo.
- Khu trung tâm thương mại bao gồm quảng trường, chợ, đường phố chính 2 bên là
nhà ở kết hợp cửa hàng.
- Khu cư trú tổ chức trên cơ sở các phường nghề tập trung thủ công và thương mại.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 23


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Về cơ cấu không gian đô thị:


- Hình thái đô thị đa dạng, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa công trình xây dựng với
đặc điểm địa hình, cảnh quan thiên nhiên của từng địa phương.
- Mạng lưới đường phố có bố cục tự do: đường chính và phụ. Rộng từ 2-8m, đường
phố chính nối liền các quảng trường công cộng trung tâm với cổng thành.
- Bộ mặt kiến trúc đường phố và quảng trường đa dạng về chiều cao và loại hình
kiến trúc.
2.3. Đô thị thời kỳ Phục Hƣng Italia
- Quá trình phôi thai tư bản chủ nghĩa cùng với sự ra đời của phong trào
Văn nghệ Phục hưng thế kỷ XV- XVI đã đưa nghệ thuật xây dựng đô thị lên một
bước mới. Châu Âu ven Địa Trung Hải bấy giờ là trung tâm thương mại thế giới,
các đô thị có đủ vật lực và tài lực để mở rộng xây dựng đô thị trong nhiều lãnh
vực. Bộ mặt của đô thị thời kỳ Phục hưng đã thay đổi rất mạnh mẽ, số lượng và
chất lượng kiến trúc tăng lên, hình thức kiến trúc và trang trí kiến trúc phong phú.
Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù của một giai đoạn chuyển tiếp nên thành tựu lớn
nhất của văn minh xây dựng đô thị thời kỳ Phục hưng chỉ dừng lại ở việc xây dựng
quảng trường và các phương án đô thị không tưởng mà không xây dựng được một
tổng thể đô thị thực sự nào.
- Quảng trường Văn nghệ Phục hưng có quy mô lớn với các chức năng xã

- TC Quản lý Đô thị- Trang 24


Lược khảo Lịch sử Đô thị

hội, văn hoá, tinh thần là chính. Do áp dụng các nghiên cứu về toán học, hình học
và học tập phương thức xây dựng đô thị và kiến trúc Hy-La, các quảng trường thời
kỳ Phục hưng có hình dáng hình học, chú ý đến các hiệu quả phối cảnh nhằm
mang lại hình ảnh không gian hài hòa và có tính thẩm mỹ cao.
Các quảng trường tiêu biểu: quảng trường Saint Peter, quảng trường
Capitol, quảng trường Saint Mark.
- Với chủ trương trong xã hội phải có "nhà nước lý tưởng, con người lý
tưởng và đô thị lý tưởng", nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư cũng đã trình bày những
phương án riêng thể hiện quan điểm riêng của mình về một đô thị lý tưởng. Đa số
các phương án có hình dáng hình học với mạng đường tán xạ kết hợp với ô cờ và
nhiều quan điểm mới mẻ như: phải phù hợp với cơ năng của cuộc sống, phải liên
kết với môi trường tự nhiên xung quanh… nhưng nhìn chung các phương án còn
phiến diện. Một số phương án chỉ chú ý khía cạnh phòng thủ hoặc thẩm mỹ mà
không nhìn nhận một cách toàn diện đô thị như là một phạm trù kinh tế xã hội.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 25


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 26


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 27


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 28


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 29


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 30


Lược khảo Lịch sử Đô thị

CHƢƠNG 3: ĐÔ THỊ THỜI KỲ BAROCCO


3.1 Bối cảnh hình thành đô thị Barocco:
Những biến động kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra trong thế kỉ XVII- XVIII có những
thuận lợi nhất định đối với sự phát triển đô thị. Đó là sự xuất hiện và dần lớn mạnh của chủ nghĩa
tư bản châu Âu. Sự câu kết, thỏa hiệp giữa vương quyền (nhà vua), thần quyền (nhà thờ) bấy giờ
còn chiếm ưu thế trong xã hội và sức mạnh tài chính (giai cấp tư sản đang lên dưới hình thức tổ
chức nhà nước quân chủ chuyên chế đã xóa bỏ vai trò độc tôn của các lãnh chúa phong kiến và
tạo nên sức mạnh quyền lực và tài chính để xây dựng và nghiên cứu kiến trúc đô thị thời kì Phục
Hưng thế kỉ XV, XVI.
Đầu thế kỉ XVII xuất hiện trào lưu tương đối mạnh nghiên cứu, khám phá các vấn đề của
kiến trúc đô thị, trong đó có sự tham gia của không chỉ các kiến trúc sư, mà còn của nhiều người
khác. Đây thực sự là sự phát triển tiếp tục những kết quả ở mức cao hơn và mang tính chất hiện
thực hơn các ý tưởng đô thị Phục Hưng. Ở thời kì Phục Hưng, ý tưởng đô thị là những sáng tạo
độc lập của tác giả, phục vụ các nhu cầu cá nhân của các lãnh chúa. Ở thế kỷ XVII- XVIII ý
tưởng thiết kế đô thị vẫn là sáng tạo của cá nhân tác giả nhưng có sự tham gia của nhiều người
thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Đối tượng phục vụ của đô thị được thiết kế là cộng đồng
xã hội, nghĩa là con người xã hội bắt đầu được đề cao, với những nhu cầu đa dạng của cuộc sống
cộng đồng xã hội đô thị. Đô thị được người nghiên cứu thiết kế và người sử dụng quan tâm, do
đó thiết kế đô thị mang tính xã hội.
Nghiên cứu kiến trúc đô thị thời Phục Hưng mang nặng tính chất lý thuyết thì ở thời kì
này nghiên cứu đô thị phát triển theo hướng hiện thực. Thiết kế kiến trúc đô thị đã áp dụng trong
thực tế xây dựng ở châu Âu thế kỉ XVII- XVII có những đặc điểm nhất quán trong ngôn ngữ
biểu hiện đã được các nhà nghiên cứu thống nhất đặc tên là phong cách Barocco. Phong cách
Barocco không những góp phần hoàn thiện nền kiến trúc cổ điển châu Âu, mà còn ảnh hưởng
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kiến trúc đô thị cận đại ở nhiều khu vực khác
trên thế giới.
3.2 Phong cách kiến trúc đô thị Barocco
Phong cách kiến trúc Phục Hưng khai thác chủ yếu các dạng hình học đều được tạo thành
bởi đường thẳng, đường tròn và phép bố cục đối xứng đơn trục, cũng như khai thác sự thống
nhất trong sử dụng thức cột, màu sắc và chi tiết trang trí. Trái lại, phong cách Barocco tập trung

- TC Quản lý Đô thị- Trang 31


Lược khảo Lịch sử Đô thị

khai thác các đường cong cùng những biến thể đa dạng của nó. Và dựa trên nguyên tắc bố cục
đối xứng đa trục; đồng thời sử dụng nhiều thức cột, nhiều màu sắc, nhiều chi tiết trang trí kiến
trúc phức tạp. Bố cục tổng thể kiến trúc đô thị Barocco, các chi tiết kiến trúc ngoài trời như
tượng, chòi nghỉ, ghế ngồi, biển hiệu . . . thường được khai thác có kết hợp với các yếu tố thiên
nhiên như cây xanh, mặt nước, cao độ của địa hình. Phong cách kiến trúc Barocco thành công
trong việc khai thác hiệu quả hình ảnh phối cảnh hoành tráng có chiều sâu của nhiều lớp không
gian nhờ tận dụng hiệu quả của các yếu tố ánh sáng, không khí, màu sắc kết hợp với điều kiện
thiên nhiên, tham gia vào bố cục tổng thể kiến trúc đô thị cụ thể.
Sáng tạo về thẩm mỹ không gian kiến trúc đô thị thời kì Barocco đã khẳng định vẻ đẹp
của tổng thể kiến trúc đô thị và coi nó là những thành phần đặc trưng tạo nên vẻ đẹp của đô thị.
“Không phải đơn thuần là thức cột, và tỉ lệ của công trình kiến trúc riêng lẻ tạo nên vẻ đẹp của
kiến trúc đô thị. Vẻ đẹp ấy được tạo thành là nhờ việc nghiên cứu, thiết kế, trang trí các mặt
đứng, các quảng trường đường phố . . . trong 1 tương quan hợp lí về hính khối, tỉ lệ”
3.3. Các loại hình Đô thị phổ biến thời kỳ Barocco:
Các yếu tố chức năng mang ý nghĩa tạo thị của thời kì Barocco: yếu tố phòng vệ, yếu tố
hành chính- chính trị và yếu tố kinh tế.
3.3.1 Đô thị phòng vệ.
Trong 2 thế kỉ XVII- XVIII ở châu Âu yếu tố phòng thủ có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt
đối với các đô thị- pháo đài ở những vị trí chiến lước như giữa Pháp và Áo, giữa các nước Bắc
Âu và các nước vùng Baltic . . .
Thống chế Pháp Sébastien Le Prestre de Vauban (1963-1707) là kĩ sư quân sự, và là 1
chiến binh thật sự, đồng thời là tác giả của hệ thống phòng vệ đô thị được đáng giá là hữu hiệu
nhất bấy giờ.
Hệ thống phòng vệ Vauban tập trung ở vòng thành ngoài với hệ thống hào lũy và pháo
đài lối rất phức tạp. Bên trong mặt bằng thành phố thường có hình đa giác đều với số lượng cạnh
không nhiều (từ 5-6 cạnh). Do hiệu quả cao trong phòng vệ mà hệ thống thành Vauban được phổ
biến rộng khắp châu Âu và thế giới những năm sau đó.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 32


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 33


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.3.2 Đô thị- dinh thự quân chủ:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 34


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Sự xuất hiện loại đô thị mới- đô thị dinh thự quân chủ là do nhu cầu ở mức độ tiện nghi
cao về nơi cư trú, làm việc và nơi giải trì của nhà vua, triều đình và tầng lớp quý tộc thân vua.
Đây là loại đô thị mới được thiết kế và thi công hoàn chỉnh theo tinh thần của phong cách
Barocco. Trong nhiều trường hợp các đô thị -dinh thự quân chủ trở thành thủ đô mới của nhà
nước quân chủ chuyên chế. Loại đô thị dinh thự quân chủ xuất hiện nhiều và sớm nhất ở Pháp,
sau đó phát triển nhiều nước khác ở châu Âu.
Versailles là ví dụ nổi tiếng nhất trên thế giới về loại hình thành phố dinh thự quân chủ
xây dựng vào thế kỉ XVII của Pháp.
- Công trình chính là lâu đài Versailles ở vị trí trung tâm chia bố cục thành phố thành 2
phần đối xứng theo trục chính Đông –Tây. Phía Đông, tức mặt trước của lâu đài, là khu vực xây
dựng các dinh thự quý tộc. Phía Tây là vườn và công viên.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 35


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Hội tụ trước quảng trường lâu đài Versailles mang tên quảng trường Vũ khí là 3 trục đại
lộ chính. Ở giữa, nằm trên bố cục chính theo hướng Đông- Tây là đại lộ Paris rộng 93m, dài
2km. Hai bên là các đại lộ Saint Cloud rộng 75m và Sceaux rộng 70m. Bố cục dạng tia với 3 trục
đại lố chính hội tụ áp dụng ở Versailles thể hiện rõ ảnh hưởng của nguyên tắc bố cục quảng
trường Nhân dân ở khu vực Campus Martinus của Roma.
Khu vực vườn và công viên phía sau lầu đài Versailles bao gồm 2 phân riêng biệt: phần
vườn sát lâu đài ở phía trên cốt cao và phần công viên kế tiếp ở cốt thấp trãi rộng trên 1 diện tích
lớn, chiêu dài hơn 3km trước khi hòa vào hệ thống cây xanh tự nhiên của khu vực.
Các nguyên tắc thiết kế vườn, công viên không khác những nguyên tắc kiến trúc đô thị,
nghĩa là dựa trên những quy luật đối xứng, hệ trục hội tụ dạng tia, phối cảnh trung tâm, . . . Bố cụ
vườn- công viên Versailles thể hiện sự can thiệp nhân tạo trong cảnh quan tạo nên 1 phong cách
vườn- công viên Barocco hoàn chỉnh và độc đáo. Bên cạnh những đường cây, mảng cây, bồn
hoa, thảm cỏ được tổ chức theo các dạng hình học đều khác nhau, đã khai thác có hiệu quả của
ánh sáng, màu sắc, âm thanh và khéo kết hợp với mặt nước nhân tạo, đài phun nước, tượng cùng
các chi tiết kiến trúc nhỏ, . . . để tạo nên sự hài hòa từ chi tiết đến tổng thể cảnh quan vườn và
công viên Versailles.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 36


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 37


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 38


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Mặt chính của lâu đài rộng 450m được bố cục đối xứng, lõm ở phần giữa để tạo độ sâu
của không gian mặt đứng và nhấn mạnh khối chính của công trình.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 39


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 40


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Ở Đức: hai thành phố- dinh thự quân chủ đồng thời có vai trò thủ đô là Mannheim và
Karlsruhe.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 41


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Ở Nga: thành phố Saint Péterbourg là sáng tạo đô thị quan trọng nhất.
3.3.3 Đô thị là trung tâm kinh tế:
Do tính chất đa dạng và thường là sự kết hợp của các hoạt động kinh tế khác nhau nên có
nhiều dạng đô thị là trung tâm kinh tế được hình thành ở các thế kỉ XVII- XVIII tại các nước
châu Âu. Tuy nhiên có thể phân loại đô thị này theo chức năng kinh tế như: đô thị cảng, đô thị
công nghiệp.
Ở Pháp: 1 số đô thị cảng biển được hình thành là Brest, Rochefort, Lorient trên bờ Đại
Tây Dương. Thành phố cảng Sète gắn liền với Đại Trung Hải. Các thành phố này là những trung
tâm thương mại hàng hải, gắn liền với chức năng quân sự. Nhìn chung, cấu trúc các thành phố

- TC Quản lý Đô thị- Trang 42


Lược khảo Lịch sử Đô thị

cảng của Pháp bao gồm 2 phần rõ rệt: phần thành bảo vệ được xây dựng theo nguyên tắc phòng
vệ của Vauban, phần bên trong thành được xây dựng theo các nguyên tắc quy hoạch Barocco.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 43


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Ở Anh: thành phố cảng nổi tiếng Londonderry chuyên về vải sợi được xây dựng năm
1613 trên vị trí của thành cổ mang tên Derry. Thành phố có cấu trúc đặc trưng của các đô thị
Anh, bao gồm 2 trục đường chính giao nhau vuông góc . Ở điểm giao nhau là quảng trường
chính hình vuông.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 44


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Thế kỉ XVII xuất hiện những điểm dân cư tập trung xung quanh các xưởng sản xuất- tiền
thân của thành phố công nghiệp hình thành vào cuối thế kỉ XVIII. Các thành phố công nghiệp
xuất hiện ở hầu hết các nước châu Âu, ít được chú ý quy hoạch mà phát triển tự do tùy theo nhu
cầu về nhân công làm việc tại các nhà máy. Loại đô thị này là chủ đề của giai đoạn quy hoạch
cận đại.
3.4. Quá trình phát triển của một số Đô thị tiêu biểu Châu Âu thế kỉ XVII- XVIII
3.4.1. Paris:
Paris thời trung đại là 1 thành phố lớn ở châu Âu có diện tích 440ha, dân số 100.000
người. Thành phố nằm gọn trong vòng thành bảo vệ do vua Charles V xây dựng năm 1370 bao
gồm 3 thành phần chính:
- Đảo nhỏ trên sông Seine
- Khu Latin bên bờ tả ngạn sông Seine
- Khu phố thị thủ công và thương mại bên hữu ngạn sông Seine.
Sang thế kỉ XVI, Paris phát triển vượt qua vòng thành trung đại với dân số 300.000
người. Chiến tranh tôn giáo 1589-1594 tàn phá nặng nề thành phố.
Đầu thế kỉ XVII, Henri IV tiến hành cải tạo Paris :
- Mở rộng thành trung đại về phía hữu ngạn sông Seine
- Tổ chức lại hệ thống đường phố và trang bị kỹ thuật thoát nước đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 45


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- Xây dựng mới 1 số quảng trường theo phong cách Barocco như : quảng trường
Hoàng gia theo dạng hình vuông với thức cột thông nhất bao quanh, quảng trường
Dauphine- hình tam giác, quảng trường Pháp quốc- hình bán nguyệt.
- Mở rộng cung điện Louvre

Hình 3.01 : Cung điện Louvre


Dưới thời Louis XII và Louis XIV (1661), công cuộc cải tạo do Henri IV đề xuất vẫn tiếp
tục phát triển. Dân số Paris đạt đến 400.000 người.
Thế kỉ XVII, Paris có những biến đổi lớn về kiến trúc và quy hoạch theo tinh thần của
phong cách Cổ điển- Barocco với sự tham gia của các kiến trúc sư Le Nôtre (1613-1700), Le
Vau (1612-1670), La Brun (1619-1690) , . .
Những biến đổi chính về kiến trúc và quy hoạch Paris ở thời kì này tập trung ở các khu
vực sau :
- Ở khu vực nội thành, tiếp tục cải tạo mở rộng cung điện Louvre, xây dựng mới
quảng trường Vendôme, quảng trường Người tàn phế.
- Nhiều vườn hoa và các vườn dạo công cộng được xây dựng : vườn hoa Tuileries,
Luxembourg, vườn thực vật.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 46


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- Ở khu vực ngoại ô, thành phố tiếp tục được mở rộng. Trước hết, dỡ bỏ các vòng
thành bảo vệ, thay vào đó là những đại lộ 2 bên trồng cây xanh. Nhiều khu vực cư trú
được xây dựng. Đáng kể nhất là các khu vực dinh thự của nhà vua, của các nhân vật
quan trọng trong triều đình và của giai cấp tư sản đang giàu lên.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 47


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Sau các hoạt động cải tạo và mở rộng ở thế kỉ XVII, Paris thực sự trở thành 1 thành phố
mở. Dân số Paris thế kỉ 500.000 người, diện tích 1.200ha.
Cấu trúc hình thái đô thị Paris thế kỉ XVII-XVIII có những đặc điểm sau :
- Nhiều tổng thể kiến trúc đô thị có quy mô lớn được xây dựng rải rác.
- Các tổng thể kiến trúc đô thị là những khu độc lập, được nghiên cứu thiết kế và
xây dựng hoàn chỉnh theo tinh thần của phong cách Barocco.
- Tính chất độc lập và việc xây dựng phân tán các tổng thể kiến trúc đô thị đã tạo
nên đặc điểm của cấu trúc hình thái đô thị Paris là sự xen kẽ giữa cảnh quan nông
thôn và cảnh quan đô thị, đồng thời thiếu mối liên hệ hài hòa và sự tổ chức chặt
chẽ của 1 thực thể đô thị thống nhất.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 48


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 49


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 50


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.4.2. London:
Cấu trúc đô thị London thời kì Phục Hưng bao gồm 2 thành phần chính :
- Phần Thị (City) : nằm ở cửa sông Tamise là nơi tập trung các hoạt đông kinh tế
thương mại quan trọng.
- Khu vực Westminster là trung tâm hành chính, chính trị.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 51


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Từ thế kỉ XVII, London phát triển mạnh và trở thành thành phố mở. Thành phố mở rộng
diện tích xung quanh khu vực phố Thị, biến khu vực này thành khu trung tâm chính của London.
Khác với Paris, quy hoạch London không tuân theo 1 sự điều khiển, chỉ đạo chặt chẽ của chính
quyền thành phố hay của triều đình. Công việc xây dựng chủ yếu là do các chủ tư nhân hoặc tầng
lớp quý tộc, tư sản giàu có tiến hành với quy mô không lớn và phân tán rộng khắp thành phố.
Dẫn đến tình trạng thiếu tổ chức chặt chẽ trong cấu trúc hình thái đô thị London thế kỉ XVII-
XVIII. Sự lặp lại nhiều lần các tổng thể kiến trúc đô thị được thiết kế cùng nguyên tắc (đường
phố hoặc quảng trường được bao quanh bằng các kiến trúc giống nhau) trên 1 phạm vi rọng lớn
đã tạo nên sự đơn điệu nhất định của không gian kiến trúc đô thị.
Là 1 thành phố lớn với hệ thống đường phố chật hẹp, phát triển tự do lại nhộn nhịp các
hoạt động buôn bán, Lonon thế kỉ XVIII đã bộc lộ hạn chế nhất định. Tầng lớp quý tộc Anh rời
London về các vùng nông thôn lân cận xây dựng những lâu đài, dinh thự lớn theo phong cách
Barocco. Toàn cảnh London thể hiện sự tương phản 2 hình thái tổ chức không gian đô thị hoàn
toàn khác nhau, giữa 1 bên là nội thành chật chội với hình thức kiến trúc đơn điệu và bên kia là
vùng nông thôn bao quanh, đột xuất những tổng thể kiến trúc kết hợp với công viên, cây xanh
được bố cục theo quy tắc chặt chẽ.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 52


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.5. Một số quảng trƣờng tiêu biểu


Thiết kế và xây dựng quảng trường trong các đô thị châu Âu là một trong những thành
công quan trọng của nghệ thuật kiến trúc đô thị Barocco.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 53


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường thường có các dạng mặt bằng hình học đều như tam giác, hình vuông, hình
chữ nhật, hình thang cân, hình tròn hoặc nửa tròn.
Bên cạnh những công trình kiến trúc với các chức năng cụ thể, các thành phần trang trí
khác như đài phun nước, cổng vòm và tượng chiếm vị trí quan trọng trong bố cục không gian
quảng trường. Các quảng trường là những không gian kiến trúc đặc trưng của đô thị. Chúng liên
hệ chặt chẽ với phần còn lại của đô thị thông qua hệ thống đường phố. Ở thời kì Barocco có 2
loại không gian quảng trường : không gian đơn và không gian kép. Không gian kép chính là sự
liên kết không gian của các quảng trường khác nhau tạo thành 1 tổng thể.
3.5.1 Một số quảng trường Barocco tiêu biểu ở Roma (Italia)
Quảng trường thánh Saint Pierre ở Vatican
Là tác phẩm tiêu biểu có giá trị nhất của nghệt thuật kiến trúc đô thị Barocco Italia. Công
trình chính là nhà thờ chính Saint- Pierre.
Bernini tổ chức 3 không gian có đặc tính khác nhau tạo thành tổng thể quảng trường
trước nhà thờ:
- Quảng trường hình thang cân. Mặt chính nhà htờ khép kín cạnh đáy lớn hình
thang. Ông bổ sung bậc thang rộng gồm 2 cấp ở lối vào nhà thờ.
- Quảng trường hình bầu dục có kích thước 210x60m. Bề mặt nền của quảng
trường dốc lõm về phía trung tâm, chênh nhau so với mặt nền hình thang 1,5m.
Trên đó, tổ chức 2 đài phun nước, ở giữa đặt cột tháp. Dọc 2 bên quảng trường
hình thang và bầu dục Bernini sử dụng thống nhất 1 loại kiến trúc với hàng cột
Doric cao 12m, phía trên cao 6m là phần tường chắn mái và dãy tượng trang trí.
- Không gian thứ 3 khép kín toàn bộ tổng thể quảng trường, là phần kéo dài nối
quảng trường hình bầu dục với thành phố. Thực tế, phần này không được xây
dựng.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 54


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Cách bố cục tổng thể quảng trường của Bernini đã thỏa mãn nhu cầu sử dụng của số đông
giáo dân với điều kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà thờ Saint Pierre. Ông thành công về
mặt tạo hình không gian quy hoạch của tổng thể quảng trường thông qua việc khai thác có hiệu
quả khía cạnh chuẩn bị tâm lí thụ cảm cho người sử dụng và các nguyên tắc phối cảnh ảo.
Đi từ ngoài vào, hình bầu dục của quảng trường lớn liên kết với hình thang mở về hướng
nhà thờ của quảng trường nhỏ, cùng với hàng cột Doric đơn giản và thống nhất về chiều cao 18m
tạo nên sự tập trung quan sát mặt chính của nhà thờ, đồng thời tạo cảm giác trong hình ảnh phối
cảnh nhà thờ như gần lại. Việc xử lý nền lõm của quảng trường bầu dục cũng như việc chọn hình
thang tạo cảm giác tăng độ bề thế của nhà thờ.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 55


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.5.1 Một số quảng trường Barocco tiêu biểu ở Paris –Pháp:


Quảng trường Dauphine:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 56


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Mặt bằng hình tam giác cân có kích thước cạnh 60m, chiều cao 90. công trình kiến trúc khép kín
3 mặt quảng trường trừ 2 lối vào nối từ đỉnh. Kiến trúc 3 mặt quảng trường thống nhất về chiều
cao (3 tầng) và hình thức.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 57


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Có mặt bằng hình vuông cạnh 140m. quảng trường là 1 không gian khép kín. Lối vào duy
nhât cho phương tiện ở góc Tây- Bắc của quảng trường.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 58


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường Chiến Thắng:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 59


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường hình tròn, khác với 2 quảng trường Dauphine và Hoàng Gia, quảng trường Chiến
Thắng có hình thức kiến trúc cổ điển theo phong cách Barocco và được trang trí lộng lẫy.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 60


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường Vendome:


Là ví dụ tiêu biểu và hoàn chỉnh nhất của thể loại quảng trường Barocco ở Paris. Mặt
bằng quảng trường hình vuông, bốn góc bị cắt chéo, kích thước 146x136m. được bố cục đối
xứng, có tượng Louis XIV đặt ở giữa. Mặt đứng kiến trúc quảng trường có cùng phong cách kiến
trúc cổ điển Paris. Tầng trệt là các cuốn vòm cổ điển. Hai tầng trên được tổ hợp theo phân vị
đứng bằng các thức cột

- TC Quản lý Đô thị- Trang 61


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Coranh cao 2 tầng.


3.5 Tóm tắt những đặc điểm chính về tổ chức không gian đô thị thời kì Barocco:
- Nếu tổng thể kiến trúc đô thị Barocco theo phong cách Phục Hưng thể hiện đặc tính ổn định,
tĩnh tại và mạch lạc thì phong cách Barocco lại tạo nên đặc tính động, luôn biến đổi và phức tạp.

CHƢƠNG 3: ĐÔ THỊ THỜI KỲ BAROCCO


3.1 Bối cảnh hình thành đô thị Barocco:
Những biến động kinh tế, chính trị và xã hội diễn ra trong thế kỉ XVII- XVIII có những
thuận lợi nhất định đối với sự phát triển đô thị. Đó là sự xuất hiện và dần lớn mạnh của chủ nghĩa
tư bản châu Âu. Sự câu kết, thỏa hiệp giữa vương quyền (nhà vua), thần quyền (nhà thờ) bấy giờ
còn chiếm ưu thế trong xã hội và sức mạnh tài chính (giai cấp tư sản đang lên dưới hình thức tổ
chức nhà nước quân chủ chuyên chế đã xóa bỏ vai trò độc tôn của các lãnh chúa phong kiến và
tạo nên sức mạnh quyền lực và tài chính để xây dựng và nghiên cứu kiến trúc đô thị thời kì Phục
Hưng thế kỉ XV, XVI.
Đầu thế kỉ XVII xuất hiện trào lưu tương đối mạnh nghiên cứu, khám phá các vấn đề của
kiến trúc đô thị, trong đó có sự tham gia của không chỉ các kiến trúc sư, mà còn của nhiều người
khác. Đây thực sự là sự phát triển tiếp tục những kết quả ở mức cao hơn và mang tính chất hiện
thực hơn các ý tưởng đô thị Phục Hưng. Ở thời kì Phục Hưng, ý tưởng đô thị là những sáng tạo
độc lập của tác giả, phục vụ các nhu cầu cá nhân của các lãnh chúa. Ở thế kỷ XVII- XVIII ý
tưởng thiết kế đô thị vẫn là sáng tạo của cá nhân tác giả nhưng có sự tham gia của nhiều người
thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Đối tượng phục vụ của đô thị được thiết kế là cộng đồng
xã hội, nghĩa là con người xã hội bắt đầu được đề cao, với những nhu cầu đa dạng của cuộc sống
cộng đồng xã hội đô thị. Đô thị được người nghiên cứu thiết kế và người sử dụng quan tâm, do
đó thiết kế đô thị mang tính xã hội.
Nghiên cứu kiến trúc đô thị thời Phục Hưng mang nặng tính chất lý thuyết thì ở thời kì
này nghiên cứu đô thị phát triển theo hướng hiện thực. Thiết kế kiến trúc đô thị đã áp dụng trong
thực tế xây dựng ở châu Âu thế kỉ XVII- XVII có những đặc điểm nhất quán trong ngôn ngữ
biểu hiện đã được các nhà nghiên cứu thống nhất đặc tên là phong cách Barocco. Phong cách
Barocco không những góp phần hoàn thiện nền kiến trúc cổ điển châu Âu, mà còn ảnh hưởng
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kiến trúc đô thị cận đại ở nhiều khu vực khác
trên thế giới.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 62


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.2 Phong cách kiến trúc đô thị Barocco


Phong cách kiến trúc Phục Hưng khai thác chủ yếu các dạng hình học đều được tạo thành
bởi đường thẳng, đường tròn và phép bố cục đối xứng đơn trục, cũng như khai thác sự thống
nhất trong sử dụng thức cột, màu sắc và chi tiết trang trí. Trái lại, phong cách Barocco tập trung
khai thác các đường cong cùng những biến thể đa dạng của nó. Và dựa trên nguyên tắc bố cục
đối xứng đa trục; đồng thời sử dụng nhiều thức cột, nhiều màu sắc, nhiều chi tiết trang trí kiến
trúc phức tạp. Bố cục tổng thể kiến trúc đô thị Barocco, các chi tiết kiến trúc ngoài trời như
tượng, chòi nghỉ, ghế ngồi, biển hiệu . . . thường được khai thác có kết hợp với các yếu tố thiên
nhiên như cây xanh, mặt nước, cao độ của địa hình. Phong cách kiến trúc Barocco thành công
trong việc khai thác hiệu quả hình ảnh phối cảnh hoành tráng có chiều sâu của nhiều lớp không
gian nhờ tận dụng hiệu quả của các yếu tố ánh sáng, không khí, màu sắc kết hợp với điều kiện
thiên nhiên, tham gia vào bố cục tổng thể kiến trúc đô thị cụ thể.
Sáng tạo về thẩm mỹ không gian kiến trúc đô thị thời kì Barocco đã khẳng định vẻ đẹp
của tổng thể kiến trúc đô thị và coi nó là những thành phần đặc trưng tạo nên vẻ đẹp của đô thị.
“Không phải đơn thuần là thức cột, và tỉ lệ của công trình kiến trúc riêng lẻ tạo nên vẻ đẹp của
kiến trúc đô thị. Vẻ đẹp ấy được tạo thành là nhờ việc nghiên cứu, thiết kế, trang trí các mặt
đứng, các quảng trường đường phố . . . trong 1 tương quan hợp lí về hính khối, tỉ lệ”
3.3. Các loại hình Đô thị phổ biến thời kỳ Barocco:
Các yếu tố chức năng mang ý nghĩa tạo thị của thời kì Barocco: yếu tố phòng vệ, yếu tố
hành chính- chính trị và yếu tố kinh tế.
3.3.1 Đô thị phòng vệ.
Trong 2 thế kỉ XVII- XVIII ở châu Âu yếu tố phòng thủ có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt
đối với các đô thị- pháo đài ở những vị trí chiến lước như giữa Pháp và Áo, giữa các nước Bắc
Âu và các nước vùng Baltic . . .
Thống chế Pháp Sébastien Le Prestre de Vauban (1963-1707) là kĩ sư quân sự, và là 1
chiến binh thật sự, đồng thời là tác giả của hệ thống phòng vệ đô thị được đáng giá là hữu hiệu
nhất bấy giờ.
Hệ thống phòng vệ Vauban tập trung ở vòng thành ngoài với hệ thống hào lũy và pháo
đài lối rất phức tạp. Bên trong mặt bằng thành phố thường có hình đa giác đều với số lượng cạnh
không nhiều (từ 5-6 cạnh). Do hiệu quả cao trong phòng vệ mà hệ thống thành Vauban được phổ
biến rộng khắp châu Âu và thế giới những năm sau đó.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 63


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 64


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.3.2 Đô thị- dinh thự quân chủ:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 65


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Sự xuất hiện loại đô thị mới- đô thị dinh thự quân chủ là do nhu cầu ở mức độ tiện nghi
cao về nơi cư trú, làm việc và nơi giải trì của nhà vua, triều đình và tầng lớp quý tộc thân vua.
Đây là loại đô thị mới được thiết kế và thi công hoàn chỉnh theo tinh thần của phong cách
Barocco. Trong nhiều trường hợp các đô thị -dinh thự quân chủ trở thành thủ đô mới của nhà
nước quân chủ chuyên chế. Loại đô thị dinh thự quân chủ xuất hiện nhiều và sớm nhất ở Pháp,
sau đó phát triển nhiều nước khác ở châu Âu.
Versailles là ví dụ nổi tiếng nhất trên thế giới về loại hình thành phố dinh thự quân chủ
xây dựng vào thế kỉ XVII của Pháp.
- Công trình chính là lâu đài Versailles ở vị trí trung tâm chia bố cục thành phố thành 2
phần đối xứng theo trục chính Đông –Tây. Phía Đông, tức mặt trước của lâu đài, là khu vực xây
dựng các dinh thự quý tộc. Phía Tây là vườn và công viên.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 66


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Hội tụ trước quảng trường lâu đài Versailles mang tên quảng trường Vũ khí là 3 trục đại
lộ chính. Ở giữa, nằm trên bố cục chính theo hướng Đông- Tây là đại lộ Paris rộng 93m, dài
2km. Hai bên là các đại lộ Saint Cloud rộng 75m và Sceaux rộng 70m. Bố cục dạng tia với 3 trục
đại lố chính hội tụ áp dụng ở Versailles thể hiện rõ ảnh hưởng của nguyên tắc bố cục quảng
trường Nhân dân ở khu vực Campus Martinus của Roma.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 67


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Khu vực vườn và công viên phía sau lầu đài Versailles bao gồm 2 phân riêng biệt: phần
vườn sát lâu đài ở phía trên cốt cao và phần công viên kế tiếp ở cốt thấp trãi rộng trên 1 diện tích
lớn, chiêu dài hơn 3km trước khi hòa vào hệ thống cây xanh tự nhiên của khu vực.
Các nguyên tắc thiết kế vườn, công viên không khác những nguyên tắc kiến trúc đô thị,
nghĩa là dựa trên những quy luật đối xứng, hệ trục hội tụ dạng tia, phối cảnh trung tâm, . . . Bố cụ
vườn- công viên Versailles thể hiện sự can thiệp nhân tạo trong cảnh quan tạo nên 1 phong cách
vườn- công viên Barocco hoàn chỉnh và độc đáo. Bên cạnh những đường cây, mảng cây, bồn
hoa, thảm cỏ được tổ chức theo các dạng hình học đều khác nhau, đã khai thác có hiệu quả của
ánh sáng, màu sắc, âm thanh và khéo kết hợp với mặt nước nhân tạo, đài phun nước, tượng cùng
các chi tiết kiến trúc nhỏ, . . . để tạo nên sự hài hòa từ chi tiết đến tổng thể cảnh quan vườn và
công viên Versailles.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 68


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 69


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 70


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Mặt chính của lâu đài rộng 450m được bố cục đối xứng, lõm ở phần giữa để tạo độ sâu
của không gian mặt đứng và nhấn mạnh khối chính của công trình.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 71


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 72


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Ở Đức: hai thành phố- dinh thự quân chủ đồng thời có vai trò thủ đô là Mannheim và
Karlsruhe.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 73


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Ở Nga: thành phố Saint Péterbourg là sáng tạo đô thị quan trọng nhất.
3.3.3 Đô thị là trung tâm kinh tế:
Do tính chất đa dạng và thường là sự kết hợp của các hoạt động kinh tế khác nhau nên có
nhiều dạng đô thị là trung tâm kinh tế được hình thành ở các thế kỉ XVII- XVIII tại các nước
châu Âu. Tuy nhiên có thể phân loại đô thị này theo chức năng kinh tế như: đô thị cảng, đô thị
công nghiệp.
Ở Pháp: 1 số đô thị cảng biển được hình thành là Brest, Rochefort, Lorient trên bờ Đại
Tây Dương. Thành phố cảng Sète gắn liền với Đại Trung Hải. Các thành phố này là những trung
tâm thương mại hàng hải, gắn liền với chức năng quân sự. Nhìn chung, cấu trúc các thành phố

- TC Quản lý Đô thị- Trang 74


Lược khảo Lịch sử Đô thị

cảng của Pháp bao gồm 2 phần rõ rệt: phần thành bảo vệ được xây dựng theo nguyên tắc phòng
vệ của Vauban, phần bên trong thành được xây dựng theo các nguyên tắc quy hoạch Barocco.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 75


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Ở Anh: thành phố cảng nổi tiếng Londonderry chuyên về vải sợi được xây dựng năm
1613 trên vị trí của thành cổ mang tên Derry. Thành phố có cấu trúc đặc trưng của các đô thị
Anh, bao gồm 2 trục đường chính giao nhau vuông góc . Ở điểm giao nhau là quảng trường
chính hình vuông.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 76


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Thế kỉ XVII xuất hiện những điểm dân cư tập trung xung quanh các xưởng sản xuất- tiền
thân của thành phố công nghiệp hình thành vào cuối thế kỉ XVIII. Các thành phố công nghiệp
xuất hiện ở hầu hết các nước châu Âu, ít được chú ý quy hoạch mà phát triển tự do tùy theo nhu
cầu về nhân công làm việc tại các nhà máy. Loại đô thị này là chủ đề của giai đoạn quy hoạch
cận đại.
3.4. Quá trình phát triển của một số Đô thị tiêu biểu Châu Âu thế kỉ XVII- XVIII
3.4.1. Paris:
Paris thời trung đại là 1 thành phố lớn ở châu Âu có diện tích 440ha, dân số 100.000
người. Thành phố nằm gọn trong vòng thành bảo vệ do vua Charles V xây dựng năm 1370 bao
gồm 3 thành phần chính:
- Đảo nhỏ trên sông Seine
- Khu Latin bên bờ tả ngạn sông Seine
- Khu phố thị thủ công và thương mại bên hữu ngạn sông Seine.
Sang thế kỉ XVI, Paris phát triển vượt qua vòng thành trung đại với dân số 300.000
người. Chiến tranh tôn giáo 1589-1594 tàn phá nặng nề thành phố.
Đầu thế kỉ XVII, Henri IV tiến hành cải tạo Paris :
- Mở rộng thành trung đại về phía hữu ngạn sông Seine
- Tổ chức lại hệ thống đường phố và trang bị kỹ thuật thoát nước đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 77


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- Xây dựng mới 1 số quảng trường theo phong cách Barocco như : quảng trường
Hoàng gia theo dạng hình vuông với thức cột thông nhất bao quanh, quảng trường
Dauphine- hình tam giác, quảng trường Pháp quốc- hình bán nguyệt.
- Mở rộng cung điện Louvre

Hình 3.01 : Cung điện Louvre


Dưới thời Louis XII và Louis XIV (1661), công cuộc cải tạo do Henri IV đề xuất vẫn tiếp
tục phát triển. Dân số Paris đạt đến 400.000 người.
Thế kỉ XVII, Paris có những biến đổi lớn về kiến trúc và quy hoạch theo tinh thần của
phong cách Cổ điển- Barocco với sự tham gia của các kiến trúc sư Le Nôtre (1613-1700), Le
Vau (1612-1670), La Brun (1619-1690) , . .
Những biến đổi chính về kiến trúc và quy hoạch Paris ở thời kì này tập trung ở các khu
vực sau :
- Ở khu vực nội thành, tiếp tục cải tạo mở rộng cung điện Louvre, xây dựng mới
quảng trường Vendôme, quảng trường Người tàn phế.
- Nhiều vườn hoa và các vườn dạo công cộng được xây dựng : vườn hoa Tuileries,
Luxembourg, vườn thực vật.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 78


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- Ở khu vực ngoại ô, thành phố tiếp tục được mở rộng. Trước hết, dỡ bỏ các vòng
thành bảo vệ, thay vào đó là những đại lộ 2 bên trồng cây xanh. Nhiều khu vực cư trú
được xây dựng. Đáng kể nhất là các khu vực dinh thự của nhà vua, của các nhân vật
quan trọng trong triều đình và của giai cấp tư sản đang giàu lên.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 79


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Sau các hoạt động cải tạo và mở rộng ở thế kỉ XVII, Paris thực sự trở thành 1 thành phố
mở. Dân số Paris thế kỉ 500.000 người, diện tích 1.200ha.
Cấu trúc hình thái đô thị Paris thế kỉ XVII-XVIII có những đặc điểm sau :
- Nhiều tổng thể kiến trúc đô thị có quy mô lớn được xây dựng rải rác.
- Các tổng thể kiến trúc đô thị là những khu độc lập, được nghiên cứu thiết kế và
xây dựng hoàn chỉnh theo tinh thần của phong cách Barocco.
- Tính chất độc lập và việc xây dựng phân tán các tổng thể kiến trúc đô thị đã tạo
nên đặc điểm của cấu trúc hình thái đô thị Paris là sự xen kẽ giữa cảnh quan nông
thôn và cảnh quan đô thị, đồng thời thiếu mối liên hệ hài hòa và sự tổ chức chặt
chẽ của 1 thực thể đô thị thống nhất.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 80


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 81


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- TC Quản lý Đô thị- Trang 82


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.4.2. London:
Cấu trúc đô thị London thời kì Phục Hưng bao gồm 2 thành phần chính :
- Phần Thị (City) : nằm ở cửa sông Tamise là nơi tập trung các hoạt đông kinh tế
thương mại quan trọng.
- Khu vực Westminster là trung tâm hành chính, chính trị.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 83


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Từ thế kỉ XVII, London phát triển mạnh và trở thành thành phố mở. Thành phố mở rộng
diện tích xung quanh khu vực phố Thị, biến khu vực này thành khu trung tâm chính của London.
Khác với Paris, quy hoạch London không tuân theo 1 sự điều khiển, chỉ đạo chặt chẽ của chính
quyền thành phố hay của triều đình. Công việc xây dựng chủ yếu là do các chủ tư nhân hoặc tầng
lớp quý tộc, tư sản giàu có tiến hành với quy mô không lớn và phân tán rộng khắp thành phố.
Dẫn đến tình trạng thiếu tổ chức chặt chẽ trong cấu trúc hình thái đô thị London thế kỉ XVII-
XVIII. Sự lặp lại nhiều lần các tổng thể kiến trúc đô thị được thiết kế cùng nguyên tắc (đường
phố hoặc quảng trường được bao quanh bằng các kiến trúc giống nhau) trên 1 phạm vi rọng lớn
đã tạo nên sự đơn điệu nhất định của không gian kiến trúc đô thị.
Là 1 thành phố lớn với hệ thống đường phố chật hẹp, phát triển tự do lại nhộn nhịp các
hoạt động buôn bán, Lonon thế kỉ XVIII đã bộc lộ hạn chế nhất định. Tầng lớp quý tộc Anh rời
London về các vùng nông thôn lân cận xây dựng những lâu đài, dinh thự lớn theo phong cách
Barocco. Toàn cảnh London thể hiện sự tương phản 2 hình thái tổ chức không gian đô thị hoàn
toàn khác nhau, giữa 1 bên là nội thành chật chội với hình thức kiến trúc đơn điệu và bên kia là
vùng nông thôn bao quanh, đột xuất những tổng thể kiến trúc kết hợp với công viên, cây xanh
được bố cục theo quy tắc chặt chẽ.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 84


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.5. Một số quảng trƣờng tiêu biểu


Thiết kế và xây dựng quảng trường trong các đô thị châu Âu là một trong những thành
công quan trọng của nghệ thuật kiến trúc đô thị Barocco.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 85


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường thường có các dạng mặt bằng hình học đều như tam giác, hình vuông, hình
chữ nhật, hình thang cân, hình tròn hoặc nửa tròn.
Bên cạnh những công trình kiến trúc với các chức năng cụ thể, các thành phần trang trí
khác như đài phun nước, cổng vòm và tượng chiếm vị trí quan trọng trong bố cục không gian
quảng trường. Các quảng trường là những không gian kiến trúc đặc trưng của đô thị. Chúng liên
hệ chặt chẽ với phần còn lại của đô thị thông qua hệ thống đường phố. Ở thời kì Barocco có 2
loại không gian quảng trường : không gian đơn và không gian kép. Không gian kép chính là sự
liên kết không gian của các quảng trường khác nhau tạo thành 1 tổng thể.
3.5.1 Một số quảng trường Barocco tiêu biểu ở Roma (Italia)
Quảng trường thánh Saint Pierre ở Vatican
Là tác phẩm tiêu biểu có giá trị nhất của nghệt thuật kiến trúc đô thị Barocco Italia. Công
trình chính là nhà thờ chính Saint- Pierre.
Bernini tổ chức 3 không gian có đặc tính khác nhau tạo thành tổng thể quảng trường
trước nhà thờ:
- Quảng trường hình thang cân. Mặt chính nhà htờ khép kín cạnh đáy lớn hình
thang. Ông bổ sung bậc thang rộng gồm 2 cấp ở lối vào nhà thờ.
- Quảng trường hình bầu dục có kích thước 210x60m. Bề mặt nền của quảng
trường dốc lõm về phía trung tâm, chênh nhau so với mặt nền hình thang 1,5m.
Trên đó, tổ chức 2 đài phun nước, ở giữa đặt cột tháp. Dọc 2 bên quảng trường
hình thang và bầu dục Bernini sử dụng thống nhất 1 loại kiến trúc với hàng cột
Doric cao 12m, phía trên cao 6m là phần tường chắn mái và dãy tượng trang trí.
- Không gian thứ 3 khép kín toàn bộ tổng thể quảng trường, là phần kéo dài nối
quảng trường hình bầu dục với thành phố. Thực tế, phần này không được xây
dựng.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 86


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Cách bố cục tổng thể quảng trường của Bernini đã thỏa mãn nhu cầu sử dụng của số đông
giáo dân với điều kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà thờ Saint Pierre. Ông thành công về
mặt tạo hình không gian quy hoạch của tổng thể quảng trường thông qua việc khai thác có hiệu
quả khía cạnh chuẩn bị tâm lí thụ cảm cho người sử dụng và các nguyên tắc phối cảnh ảo.
Đi từ ngoài vào, hình bầu dục của quảng trường lớn liên kết với hình thang mở về hướng
nhà thờ của quảng trường nhỏ, cùng với hàng cột Doric đơn giản và thống nhất về chiều cao 18m
tạo nên sự tập trung quan sát mặt chính của nhà thờ, đồng thời tạo cảm giác trong hình ảnh phối
cảnh nhà thờ như gần lại. Việc xử lý nền lõm của quảng trường bầu dục cũng như việc chọn hình
thang tạo cảm giác tăng độ bề thế của nhà thờ.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 87


Lược khảo Lịch sử Đô thị

3.5.1 Một số quảng trường Barocco tiêu biểu ở Paris –Pháp:


Quảng trường Dauphine:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 88


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Mặt bằng hình tam giác cân có kích thước cạnh 60m, chiều cao 90. công trình kiến trúc khép kín
3 mặt quảng trường trừ 2 lối vào nối từ đỉnh. Kiến trúc 3 mặt quảng trường thống nhất về chiều
cao (3 tầng) và hình thức.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 89


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Có mặt bằng hình vuông cạnh 140m. quảng trường là 1 không gian khép kín. Lối vào duy
nhât cho phương tiện ở góc Tây- Bắc của quảng trường.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 90


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường Chiến Thắng:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 91


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường hình tròn, khác với 2 quảng trường Dauphine và Hoàng Gia, quảng trường Chiến
Thắng có hình thức kiến trúc cổ điển theo phong cách Barocco và được trang trí lộng lẫy.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 92


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Quảng trường Vendome:


Là ví dụ tiêu biểu và hoàn chỉnh nhất của thể loại quảng trường Barocco ở Paris. Mặt
bằng quảng trường hình vuông, bốn góc bị cắt chéo, kích thước 146x136m. được bố cục đối
xứng, có tượng Louis XIV đặt ở giữa. Mặt đứng kiến trúc quảng trường có cùng phong cách kiến

- TC Quản lý Đô thị- Trang 93


Lược khảo Lịch sử Đô thị

trúc cổ điển Paris. Tầng trệt là các cuốn vòm cổ điển. Hai tầng trên được tổ hợp theo phân vị
đứng bằng các thức cột
Coranh cao 2 tầng.
3.5 Tóm tắt những đặc điểm chính về tổ chức không gian đô thị thời kì Barocco:
- Nếu tổng thể kiến trúc đô thị Barocco theo phong cách Phục Hưng thể hiện đặc tính ổn định,
tĩnh tại và mạch lạc thì phong cách Barocco lại tạo nên đặc tính động, luôn biến đổi và phức tạp.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 94


Lược khảo Lịch sử Đô thị

CHƢƠNG 4: ĐÔ THỊ CHÂU Á VÀ VIỆT NAM


4.1. ĐÔ THỊ ẤN ĐỘ:
Lòch söû kieán truùc trung coå AÁn Ñoä (bao goàm caû Pa-kystan ngaøy nay) coù theå chia laøm hai
thôøi kyø. Thôøi kyø töø theá kyû V ñeán theá kyû XIII vaø thôøi kyø töø theá kyû XIII ñeán theá kyû XVIII. Theá
kyû XIII giöõa hai thôøi kyø ñoù ñaùnh daáu baèng söï xaâm chieám ñaát nöôùc AÁn Ñoä do caùc theá löïc
phong kieán theo ñaïo Hoài ôû caùc nöôùc Trung Ñoâng vaø Caän Ñoâng tieán haønh. Sau khi ñaõ qua
nhöõng thôøi gian phaân tranh veà chính trò vaø suy thoaùi veà kinh teá vaøo theá kyû III, cuûa hai ñeá quoác
thôøi noâ leä laø Ari-dra ôû phía Nam vaø Cu-sa-ma ôû phía Baéc, AÁn Ñoä böôùc vaøo thôøi kyø phaùt trieån
ñaàu theá kyû V. Giai ñoaïn phaùt trieån ñoù cuõng baét ñaàu trong hoaøn caûnh ôû chaâu AÂu, cheá ñoä noâ leä
tan vôõ keùo theo nhöõng neàn vaên minh coå kính vaø trung taâm cuûa vaên minh theá giôùi ñaõ chuyeån
sang phía Ñoâng. Trong caùc nöôùc daãn ñaàu coù AÁn Ñoä laø nöôùc ñaõ tieáp thu ñöôïc khi taøng khoa hoïc
trieát hoïc, vaên chöông ngheä thuaät theá giôùi thôøi tieàn Trung Coå.
Khaùc vôùi Taây AÂu, AÁn Ñoä chuyeån vaøo xaõ hoäi phong kieán maø khoâng coù taùch khoûi cô sôû
kinh teá thôøi kyø tröôùc vaø neàn vaên hoùa truyeàn thoáng coå kính. Neàn noâng nghieäp luùa nöôùc laø ñaëc
ñieåm kinh teá AÁn Ñoä döôùi cheá ñoä phong kieán. Cô caáu xaõ hoäi laø nhöõng coäng ñoàng noâng nghieäp
chia ra “vac-na”vaø “giai chi” , coäng ñoàng noâng nghieäp ñoù laø söùc caûn chính treân con ñöôøng phaùt
trieån cheá ñoä noâ leä thôøi tieàn coå, coøn döôùi cheá ñoä phong kieán thì noù ñaåy luøi söï phaùt trieån thaønh
thò.
Nhöõng ñoåi thay xaõ hoäi giöõa nhöõng thôøi kyø noái tieáp nhau trong lòch söû ñaõ khoâng ñaït moät
söùc taøn phaù naøo ñeå thay theá neàn kinh teá vaø vaên hoùa AÁn Ñoä. ÔÛ nhieàu trung taâm toân giaùo ñoâng
ngöôøi vaø giaøu coù, treân caùc ñöôøng giao löu thöông nghieäp xöa vaãn phaùt trieån thuû coâng nghieäp
vaø thöông nghieäp. Ñoái vôùi theá giôùi beân ngoaøi vieäc giao löu vaãn taêng cöôøng ví nhö vôùi I-ran,
Trung AÙ,Vi-daêng-ty vaø Trung Quoác.
Tröôùc theá kyû IX, thònh trò theá löïc phong kieán vaø nhöõng nhaø tu haønh ñaïo Baø la moân, ñaïo
Phaät ñöôïc AÁn Ñoä giaùo thay theá. Ñaïo “giai-na”(1) cuõng caàn ñaïo Phaät nhöng khoâng thònh haønh
baèng vaø phaùt trieån nhieàu hôn trong caùc nhaø buoân vaø ngöôøi laøm ngheà thuû coâng lôùn. Ñaïo Phaät
ñaõ coù thôøi thònh trong giai caáp quyeàn quyù AÁn Ñoä, roài maát daàn vò trí, ñeå chuyeån sang caùc nöôùc
phöông Ñoâng nhö Xaây Lan, Mieán Ñieän, Trung Quoác, Nhaät Baûn, v.v… Ñoàng thôøi ôû AÁn Ñoä veà
cô baûn thoâi khoâng xaây thaùp, tu vieän vaø ñeàn kieåu Sai-chi-a nöõa. Kieåu ñeàn töôïng tröng nhöõng
quan nieäm môùi veà thôø cuùng caùc thaàn töôïng ñaõ trôû thaønh nhöõng coâng trình kieán truùc ñoà soä thôøi
trung coå.
Vaøo ñaàu theá kyû IX, gaàn nhö thoâi khoâng ñuïc vaøo ñaù ñeå coù coâng trình kieán truùc maø ñaõ
baét ñaàu xaây döïng baèng ñaù. Vì chæ xaây baèng ñaù, nhöõng coâng trình toân giaùo (tröø vuøng Raùt -giô-
pu-ta-na) coøn coâng trình daân duïng vaãn nhö xöa xaây baèng vaät lieäu khoâng vónh cöûu nhö goã,
gaïch, ñaát seùt v.v… ñaù laø moät trong nhöõng nguyeân nhaân laøm cho caùc coâng trình daân duïng thôøi
trung coå khoâng coøn ñöôïc tôùi ngaøy nay.
Thôøi thònh vöôïng cuûa cheá ñoä phong kieán (theá kyû X, Xi) ñaõ taäp trung nhieàu coâng cuûa
xaây ñeàn ñieän noùi leân söùc maïnh xaõ hoäi thôøi trung coå. Kieán truùc ñeàn ñieän ñaõ theå hieän quan ñieåm
trieát hoïc, toân giaùo vaø thaåm myõ cuûa cheá ñoä. Töø theá kyû III tröôùc coâng nguyeân ñeán theá kyû XII
sau coâng nguyeân, caùc di tích kieán truùc cuûa ñaïo Phaät Baø la moân vaø Giai-na coù khaù nhieàu ñeå
moät soá hoïc giaû ñaõ phaân loaïi theo kieán truùc toân giaùo.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 95


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Ñaønh raèng ñaõ phaân loaïi kieán truùc trong lòch söû theo caùc toân giaùo khaùc nhau thì laïi loaïi
boû khu vöïc kieán truùc daân duïng vaø khu vöïc thaønh thò vaø do ñoù khoâng phaùt hieän nhöõng maët cô
baûn cuûa kieán truùc vaø nhöõng ñaëc tröng ñòa phöông trong lòch söû kieán truùc. Maët khaùc chuùng ta ñaõ
hieåu raèng nhöõng coâng trình kieán truùc caùc toân giaùo khaùc nhau maø cuõng xaây trong nhöõng hoaøn
caûnh lòch söû nhö nhau thì thaáy ít khaùc nhau veà kieán truùc.
Nghieân cöùu lòch söû xaây döïng thaønh thò vaø kieán truùc daân duïng töø theá kyû V ñeán theá kyû
XIII gaàn nhö khoâng laøm ñöôïc neân chæ nhaän thöùc ñöôïc phaàn naøo qua thö tòch. Ñeán nay coøn ñieàu
chöa giaûi ñöôïc laø truyeàn thoáng duy trì trong xaây döïng thaønh thò laø nhöõng gì, keå töø thôøi mai moät
ñi moät trong nhöõng neàn vaên hoùa thaønh thò coå kính nhaát theá giôùi laø vaên hoùa Ha-ra-pa, phaùt trieån
giöõa caùc theá kyû 30 – 15 tröôùc coâng nguyeân treân phaàn loán ñaát ñai AÁn Ñoä vaø Pa-ky-stan, vôùi
nhöõng ñaëc ñieåm nhö trình ñoä trang bò kyõ thuaät ñoâ thò cao ñoái vôùi thôøi baáy giôø, xaây döïng nhaø
chia ñeàu thaønh oâ vuoâng vaén, nhaø hia ba taàng baèng gaïch nung, heä thoáng coáng toaøn thaønh phoá,
beå nöôùc vaø gieáng coâng coäng v.v…
Nghieân cöùu thö tòch ñeå hieåu kieán truùc daân gian trung coå laø vieäc raát khoù vì thôøi coå vaø
trung coå AÁn Ñoä khoâng coù thoùi quen ghi nieân ñaïi khi vieát caùc thö tòch, cho neân vieäc xaùc ñònh
nieân ñaïi giöõa caùc nhaø nghieân cöùu coù khi khaùc nhau vaøi theá kyû. Chöa noùi thö tòch löu laïi do caùc
taùc giaû laø taêng ni ñaõ vieát theo quan ñieåm thaàn hoïc vaø bieåu töôïng cuûa toân giaùo.
Tuy nhieân ñieâu khaéc vaø bích hoïa ôû nhöõng di tích khaùc nhau ñaõ ñöôïc phaùt hieän nhö ôû
Xaên-xi hay Aùt-giang-ta ñaõ cho ta moät khaùi nieäm veà hình thöùc kieán truùc baèng nhöõng vaät lieäu
khoâng beàn vöõng xöa. Moät soá di tích kieán truùc daân gian ngaøy xöa nhö ñeàn Ma-ma-la-pu-ran
ñöôïc vaøo ñaù nguyeân phieán.
Nhöõng truyeàn thoáng coå kính vaø söï hoaøn chænh tay ngheà trong kieán truùc ñaõ nhôø vaøo toå
chöùc xaõ hoäi phaân chia theo quan ñieåm saûn xuaát nhö “vac-na”vaø “gia tri” trong noâng nghieäp vaø
“se nhi” trong thuû coâng nghieäp; trong caùc toå chöùc aáy tay ngheà ñöôïc noái roõ nhöõng kinh nghieäm
thöïc teá vaø lyù luaän ñöôïc truyeàn baù goïi laø “Sin-pa-sa-stra” cho caùc ngheä nhaân trong xaây döïng,
ñieâu khaéc hoäi hoïa vaø thuû coâng nghieäp. Caùc ñieàu höôùng daãn naøy ñaõ truyeàn mieäng, tuy caùc Sin-
pa-sa-stra ñaõ thaønh vaên töø nhöõng naêm tröôùc coâng nguyeân vaø ñaõ thaønh kinh cho ngheà kieán truùc
vaø xaây döïng töø theá kyû VI sau coâng nguyeân.
Những tổ chức chuyên nghiệp “se nhi”đi tìm việc khắp đất nước Ấn Độ, có khi xây dựng
một công trình kéo dài không phải một đời người. Cứ như thế, nhiều công trình hệt như nhau về
kiểu cách và hình thức được dựng lên ở những địa phương rất xa cách nhau, nhưng vẫn mang
những đặc điểm riêng biệt của địa phương vê thiên nhiên, khí hậu, tập quán đời sống v.v…
Tuy tác động của Sin-pa-sa-stra và hoạt động của các “se-shi” đem lại một sự thống nhất
nào đó trong kiến trúc của một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa của nhiều địa phương
khác nhau cũng như điều kiện địa lý khí hậu khác nhau, nhưng cuối cùng phương thức xây dựng
như vậy tuy sinh động và kiên định đã dẫn đến xu hướng bảo thủ trong kỹ thuật xây dựng và
ngưng đọng sức sáng tạo nghệ thuật trong kiến trúc.
Một giai đoạn mới trong lịch sử kiến trúc Ấn Độ bắt đầu với chế độ phong kiến Hồi giáo
đã thịnh trị khắp nước, trừ vùng cực Nam, vào các thế kỷ XV – XVII. Với đạo Hồi xuất hiện
nhiều kiểu công trình tôn giáo như lăng mộ, nhà thời tháp hình trụ theo những truyền thống đã
quen thuộc với đạo Hồi ở Trung Á và I-ran.
Những cuộc chiến tranh không ngừng trong nội bộ cũng như chống ngoại xâm đã tác
động đến quy mô to lớn xây dựng các công trình phòng ngự và các dinh cơ kiểu “pháo đài”.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 96


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Kiến trúc vẫn dẫn đầu các nghệ thuật khác nhưng đều không phải là trung tâm đời sống văn hóa
nữa, mà là dinh cơ kiểu “pháo đài” cùng với các lăng mộ tượng trưng cho sự hùng cường của
tầng lớp phong kiến thống trị.
Trong thời gian thịnh trị của phong kiến theo Hồi giáo trên đất nước Ấn Độ, từ sự cộng
tác với các nghệ nhân xây dựng và các nhà nghệ thuật tạo hình từ các nước láng giềng sang như
Trung Á và I-ran, đã nẩy sinh nhiều công trình kiến trúc mang tính chất của những nền văn hóa
khác nhau.
Những công trình vĩ đại đã nổi lên dưới thời 2 vương quốc theo hồi giáo là vương quốc
Xuyn-tan ở Đê-li (thế kỷ XIII – XIV) và đế quốc Mô-gôn (thế kỷ XVI – SVIII). Nhưng không
kém phần vĩ đại là những công trình dựng vào các thế kỷ XV – XVI ở các xứ quân Hồi giáo
không bị lệ thuộc như Gút-gia-ra-ta, Băng-gan, Hai-đa-ra-bát, Bít-gia-pua. Ở đấy, tuy gò ép vào
những mẫu mực và kiểu cách của đạo Jslam, nhiều công trình độc đáo đã nổi lên với phong cách
địa phương.
Vào thế kỷ XVI – XVIII, xứ quân Ra-giơ-pu-tan là địa phương không bị lệ thuộc đã trở
thành trung tâm văn hóa Bắc Ấn, sau khi đế quốc Mô-gôn suy vong, nhiều dinh thự và thành
quách đã được xây dựng.
Cho đến thế kỷ XIX, ở bờ biển Cô-rô-măng-đen cực Nam Ấn Đọ, dưới quyền lực phong
kiến Ấn và các nhà tu hành Bà la môn, đã phát triển sự nghiệp xây dựng các quần thể đền kỳ vĩ
ngang tầm vóc thành phố.
Vào đầu thế kỷ XVIII, khi thực dân Châu Âu xâm nhập vào Ấn Độ, đã xuất hiện nhiều
kiểu, nhiều hình thức công trình như nhà thời đạo Gia tô, dinh thự kiẻu Gô tích, phục hưng hay
cổ điển. Trong số các công trình đầu tiên thực dân xây phải nói đến những pháo đài xây thế kỷ
XVII ở bờ biển Ấn Độ như Ma-đờ-rát, Bom-bay, Cam-cút-ta, Pông-đi-sê-rít.
Chế độ phong kiến với sự phân chia đẳng cấp kéo dài cùng với các cuộc chiến chinh phân
tranh nội bộ không dứt dẫn đến sự suy thoái, có lợi cho chủ nghĩa thực dân châu Âu, đã đánh phá
cướp bóc nhân dân Ấn Độ một thế kỷ, cuối cùng dẫn đến chế độ thuộc địa Anh và bắt đầu một
giai đoạn mới trong lịch sử kiến trúc Ấn Độ.
4.1.1 KIEÁN TRUÙC AÁN ÑOÄ TỪ THẾ KỶ V ĐẾN THẾ KỶ XIII
Ñaát nöôùc AÁn Ñoä vaøo giai ñoaïn naøy khoâng chæ laø moät quoác gia. Ñaõ thaønh laäp nhieàu
vöông quoác. Vöông quoác naøy suïp ñoå laïi thaønh laäp nhöõng vöông quoác khaùc. Vaøo theá kyû IV, ôû
ñoàng baèng soâng Gaêng, ñeá quoác Guùp-ta laø Nhaø nöôùc cuoái cuøng cuûa cheá ñoä noâ leä, trong ñoù ñaõ
xuaát hieän nhöõng yeáu toá cuûa cheá ñoä phong kieán. Thôøi kyø thònh vöôïng trieàu ñaïi Traên -ñô-ra guùp-
ta (375 – 413), ñeá quoác naøy roäng töø nuùi Hy-maõ-laïp-sôn ñeán nuùi Vinh-ñi, coù aûnh höôûng lôùn
khoâng chæ ôû AÁn Ñoä maø caû Chaâu AÙ, buoân baùn vôùi Xu-ma-tôø-ra, Gia-va, Ba-líp, aûnh höôûng lôùn
ñeán neàn vaên hoùa caùc nöôùc hieän nay nhö Cam-pu-chia, Thaùi Lan, Inñoâneâsia neáu xem di tích
kieán truùc caùc nöôùc naøy. Ñeá quoác naøy giöõ quan heä maät thieát vôùi phöông Taây, Trung Quoác, I-
ran, Trung AÙ. Töø thuû ñoâ Pa-ta-li-pu-tô-ra ñöôøng boä daãn tôùi caùc nöôùc noùi treân. Cuõng töø thuû ñoâ,
qua soâng Gaêng ra bieån AÁn Ñoä, caùc taøu buoân daãn tôùi Xaây Lan, Ai Caäp, Vi daêng ti vaø La Maõ.
ÔÛ Na-lan-ña, trung taâm hoïc ñaïo theá kyû V-VII coù vaøi nghìn hoïc sinh, coù caû ngöôøi Trung
Quoác, Nhaät Baûn v.v… Theá kyû V ñöôïc ñaùnh daáu bôûi nhöõng phaùt minh veà toaùn hoïc, thieân vaên, y
hoïc. Kyõ thuaät kyø dieäu thôøi aáy ôû Ñeâ – li coù coát saét cao treân 7 meùt, tôùi nay khoâng thaáy veát ræ,
töôïng Phaät ôû Xun-tan-gaêng-gia ñuùc ñoàng cao 2 meùt. Vaên hoïc, ñieâu khaéc phaùt trieån. Tuy phaàn
lôùn coâng trình kieán truùc thôøi aáy khoâng coøn, nhöng thö tòch cho bieát theá kyû V-VI xaây nhieàu ñeàn,
phaùo ñaøi, tu vieän phaàn lôùn baèng goã, gaïch.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 97


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Cuoái theá kyû V, do maâu thuaãn noäi boä ngaøy caøng saâu saéc, vaø söï ñaùnh phaù cuûa höng noâ,
ñeá quoác Guùp-ta suy thoaùi. Töø ñoù ñaàu thôøi kyø lòch söû môùi cuûa AÁn Ñoä vôùi cheá ñoä phong kieán
thònh trò. Maïnh nhaát coù vöông quoác Haùc-xa (theá kyû VII) ôû Baéc AÁn. ÔÛ Ñeâ Khan coù vöông quoác
Sa-lu-ki vaø Ra-stô-cu-ta (theá kyû VII – IX). Sau khi ñeá quoác Guùp-ta suy voïng, trung taâm kinh
teá, vaên hoùa chuyeån tôùi caùc nuùi Vinh-hi ôû phía Nam khoâng bò nhöõng vuï cöôùp phaù thuø ñòch, ôû
ñaây moät truyeàn thoáng vaên hoùa phong phuù coù ñaát naûy nôû.
4.1.2 XAÂY DÖÏNG THAØNH THÒ
Noùi veà xaây döïng thaønh thò thôøi trung coå AÁn Ñoä, chuùng ta bò haïn cheá trong moät soá thö
tòch vaø moät soá ít di tích thaønh thò. Phaàn lôùn thaønh thò trung coå khoâng coøn nöõa. Moät trong nhöõng
nguyeân nhaân laø trieàu ñaïi phong kieán leân thay theá trieàu ñaïi tröôùc trong öa ñoùng ngay taïi nôi cuõ
cuûa trieàu ñaïi tröôùc, maø laø xaây môùi. Khoâng ít tröôøng hôïp xung quanh nhöõng nôi ôû môùi cuûa trieàu
ñaïi môùi ñaõ phaùt trieån caû moät thaønh phoá ñaùp öùng yeâu caàu môùi vaø phong caùch môùi.
Nhöõng kinh daïy ngheà kieán truùc, thí duï nhö kinh Ma-na-xa-ca ñaõ chia caùc ñieåm daân cö
theo chöùc naêng nhö laø caûng, trung taâm haønh chính, thöông maïi hay ñieåm daân cö quaân söï v.v…
coù nhieàu quy ñònh veà xaây döïng thaønh thò nhö thaønh thò boá trí ôû ngaõ ba soâng, hay ôû treân bôø hoà
thieân nhieân hoaëc nhaân taïo; höôùng phoá xaù chính theo höôùng maët trôøi; coù quy ñònh chieàu ngang
maët ñöôøng theo coâng duïng nhö ñöôøng ñi boä, ñöôøng cho caùc ñoaøn xe thoà v.v… Tính chaát phaùo
ñaøi cuûa thaønh thò thöôøng roõ neùt.
ÔÛ kinh Ma-na-xa-ra, quy hoaïch thaønh thò ñeå loä ñieàu kieän xaõ hoäi giai caáp (xem hình soá
1) coù quy ñònh khaét khe theo giai caáp, theo ñaúng caáp vaø ngheà nghieäp, khoâng chæ trong quy
hoaïch ñoâ thò maø caû trong caùch toå chöùc ôû noùi chung, nghóa laø cho caû nöôùc. Cho nhöõng ñaúng caáp
treân, phaûi daønh nhöõng khu ñaát toát nhaát, coù vöôøn hoa, caây caûnh caùch bieät. Ngoaøi rìa thaønh phoá
laø nôi ôû cuûa ñaúng caáp bò khinh mieät goïi laø “khoâng theøm chaïm vaøo”. Coù khi xaây nhöõng laùi
buoân (ñaúng caáp Vai-xi-a) hoaëc nhöõng ngöôøi thuoäc ñaúng caáp Xu-ñôø-ra ngheøo khoå. Söï phaân
chia ñaúng caáp trong thaønh thò trung coå ñaõ xuaát hieän nhöõng ñaúng caáp môùi.
Tuøy theo ñòa vò xaõ hoäi, nhaø ôû daân cö coù quy ñònh veà soá taàng vaø chieàu cao nhaø, khuoân
khoå nhaø vaø caû vaät lieäu xaây döïng. Thí duï nhö ñaúng caáp ngheøo khoå Xu-ñôø-ra khoâng ñöôïc laøm
nhaø hôn moät taàng cao vaø khoâng ñöôïc duøng gaïch ñaù maø phaûi duøng tre, lau saäy vaø ñaát seùt . Soá
taàng cao nhaø ôû phaûi phuø hôïp vôùi ñòa vò xaõ hoäi cuûa chuû nhaø.
Ñoâ thò thôøi trung coå (tröôùc theá kyû XIII) khoâng coøn nöõa. Di tích thaønh phoá Taéc -xin (theá
kyû VI tröôùc coâng nguyeân – theá kyû V sau coâng nguyeân) laø nhöõng thaønh xaây ñaù daøy gaàn 6 meùt.
Ñeán theá kyû thöù V sau coâng nguyeân, coøn thaáy ngöï trò nhöõng nhaø tu, ñeàn thaùp vaø nhaø ôû. Ñeå
choáng vôùi nhöõng vuï cöôùp phaù töø beân ngoaøi vaø nhöõng vuï baïo ñoäng beân trong cuûa noâng daân vaøo
theá kyû IV – V, nhaø tuø bao quanh nhöõng coâng trình phoøng veä vaø gioáng nhö moät thaønh quaân söï
töø sau naêm 460, thaønh bò ñaùnh phaù vaø soá phaän cuûa noù khoâng ñöôïc bieát roõ.
Thaønh Pa-ta-li pu-tô-ra laø kinh ñoâ caùc trieàu ñaïi Moâ-ri-a vaø Guùp-ta ôû ngaõ ba soâng Gaêng
vaø soâng Soân, coøn laïi di tích phaùo ñaøi cung ñieän. Haøo saâu vaø töôøng thaønh vöõng chaéc chaïy daøi
treân bôø soâng Gaêng treân moät khu ñaát 14x15 km. Ñöôøng phoá roäng raõi, hai beân ñöôøng coù nhaø ôû
vaø caùc dinh thöï, caùc nhaø hoäi hoïp cuûa ngöôøi buoân vaø thôï thuû coâng, coâng trình theå thao vaø bieåu
dieãn vaên ngheä, cöûa haøng vaø chôï lôïp maùi. Phaàn lôùn caùc nhaø laøm baèng goã, moät soá laøm baèng

- TC Quản lý Đô thị- Trang 98


Lược khảo Lịch sử Đô thị

gaïch, nhöng khoâng nhaø naøo xaây baèng ñaù. ÔÛ trung taâm thaønh phoá, giöõa caây caûnh vaø hoà nöôùc
nhaân taïo, noåi leân laâu ñaøi baèng goã cuûa nhaø vua.
Trong soá caùc thaønh phoá môùi, thôøi naøy coù thaønh phoá Ma-ma-la-pu-ram (nay goïi laø Ma-
ha-ba-li-pu-ma) ôû phía Nam treân bôø bieån AÁn Ñoä, xaây vaøo theá kyû VII. Khoù maø töôûng töôïng
ñöôïc raèng ôû vò trí moät laøng nhoû hieän nay, giöõa nhöõng baõi nöôùc vaø troài ñaù ngaøy xöa ñaõ döïng
leân nhöõng coâng trình baèng ñaù nhö ñeàn thôø vaø moät thaønh phoá haûi caûng ñaõ laø trung taâm truyeàn
baù neàn vaên hoùa AÁn Ñoä sang caùc nöôùc Nam AÙ. Khoâng coøn giöõ ñöôïc ôû ñaây thaønh quaùch vôùi
nhöõng coång phoøng veä, nhöõng nôi canh gaùch nhö thaáy treân nhöõng phuø ñieâu ôû Xaêng-xi (theá kyû I
sau coâng nguyeân); khoâng coøn veát tích ñöôøng phoá; khoâng coøn nhöõng coâng trình maø thö tòch noùi
veà thaønh Ma-ma-la-pu-ram coøn ghi laø chôï coù maùi, laøm nôi nghæ chaân cuûa khaùch coù chuoàng
ngöïa ôû beân, vaø caû moät khu nhaø daønh cho coâng nhaân caûng, phu khuaân vaùc vaø nhöõng ngöôøi
ngheøo khoå khoâng quyeàn haønh gì ôû ñaây phuïc vuï cho nhöõng keû thuoäc ñaúng caáp treân. Ngaøy nay
ñeå ñaùnh daáu quy moâ thaønh phoá cuõ, coøn moät khu ñieän thôø röïc rôõ.
4.1.3 `KYÕ THUAÄT XAÂY DÖÏNG
Nhieàu ñaëc tröng kieán truùc daân duïng ñaõ aûnh höôûng ñeán kieán truùc cung ñình, kieán truùc
hoaønh traùng AÁn Ñoä ôû ñoàng baèng soâng Gaêng vaø soâng Anh, coù khí haäu noùng aåm, giaøu ñaát phuø sa
vaø röøng caây. Ñaõ töø laâu, vaät lieäu xaây döïng ôû ñaây laø maây goã vaø gaïch ñaát nung. Ñaù raát ít duøng
laøm vaät lieäu xaây döïng, tröø nôi khoâng coù goã vaø ñaát seùt. Ñaù raát ít duøng vaø soûi lôùn ñaõ duøng ñeå
xaây moùng nhaø.
ÔÛ caùc tænh phía Taây Baéc AÁn Ñoä, ñaù “che” ñaõ duøng töø theá kyû I sau coâng nguyeân, ôû vuøng
trung taâm, töø theá kyû V, vaø ôû vuøng cöïc Nam töø theá kyû VII khi xaây nhöõng coâng trình toân giaùo.
Nhöõng coâng trình ñuïc vaøo ñaù ñaõ phaùt trieån ôû AÁn Ñoä töø theá kyû thöù III tröôùc coâng nguyeân ñeán
ñaàu theá kyû X sau coâng nguyeân. Coù theå phaân bieät hai loaïi trong caùc coâng trình naøy: Loaïi
“Hang” khi chæ ñuïc vaøo ñaù baèng phaúng; loaïi “moät khoái”, khi caùc ngheä nhaân bieán moät taûng ñaù
lôùn thaønh moät coâng trình kieán truùc coù ba chieàu. Trong caû hai loaïi ñeàu duøng phöông phaùp cuûa
nhaø ñieâu khaéc. Nhöõng coâng trình “moät khoái” laøm vaøo theá kyû VII – VIII AÁn Ñoä laø nhöõng di tích
kieán truùc coù moät khoâng hai trong lòch söû kieán truùc theá giôùi. Treân nhöõng coâng trình kieán truùc
loaïi “hang”, nhöõng chi tieát kieán truùc vaø moâ-típ trang trí treân vaät lieäu khoâng beàn nhö goã, tre,
gaïch, ñaát seùt v.v… ñöôïc cheùp laïi moät caùch trung thaønh.
Thôøi trung coå AÁn Ñoä, goã vaãn ñöôïc duøng phoå bieán, nhaát laø nhöõng loaïi goã quyù duøng cho
nhöõng coâng trình hoaønh traùng, nhaø daân thaønh thò, noâng thoân cuõng laøm baèng goã. Khoâng laáy gì
laøm laï khi kieán truùc goã AÁn Ñoä ñaõ phaùt trieån ôû möùc cao, sôùm hôn töø laâu tröôùc khi xuaát hieän
coâng trình xaây ñaù.
ÔÛ AÁn Ñoä, duøng tre ñeå laøm nhöõng taám ñöùng, chaán song, nhöõn g boä khung nhaø, maùi nhaø
vaø coät choáng ñôõ nhöõng taám traàn nheï treân. Trong kieán truùc goã, tre ñaõ duøng ñeå noái caùc taám döôùi
hình thöùc nhöõng “con soû”.
Kieán truùc goã ñaõ duøng moät heä thoáng keát caáu duy nhaát laø coät xaø. Treân ñaàu nhöõng coät
ñöùng boán caïnh, taùm caïnh hay troøn, ñaët nhöõng xaø thöôïng ñôõ nhöõng xaø ngang, xaø doïc, nhöõng xaø
naøy ñôõ maùi baèng.
Trong kieán truùc goã, caùc “thanh” vaø “ñöùng” laø moät boä khung baèng nhöõng thanh ñöùng,
chaân noái nhau baèng nhöõng thanh ngang, giöõa caùc thanh ñaép ñaát seùt hay xaây gaïch moûng. Baèng

- TC Quản lý Đô thị- Trang 99


Lược khảo Lịch sử Đô thị

nhöõng keát caáu nhö vaäy, ñaõ xaây nhöõng coâng trình nhieàu taàng, hình thaùp nhieàu taàng, chieàu cao
caùc taàng treân giaûm daàn ñeå laøm nheï söùc ñeø treân caùc coät taàng döôùi.
ÔÛ AÁn Ñoä, ñaõ töø laâu ñaõ coù hai loái lôïp maùi baèng goã: loái maùi baèng treân coät vaø loái cuoán
voøng cung. Maùi baèng lôïp treân nhaø ôû hay treân nhöõng gian “maêng-ta-pam” ôû caùc ñaàu phía Nam,
maùi cuoán lôïp treân nhöõng thaùp hình vuoâng “goâ-pu-ram” vaø moät soá coâng trình khaùc. Maùi cuoán
lôïp treân nhöõng vì keøo goã hình voøng cung. Coù khi lôïp hình cuoán 4 hay 8 caïnh treân nhöõng coâng
trình xaây hình vuoâng nhö mieáu “vi-man” chaúng haïn.
Gaïch nung duøng nhieàu ôû phía Baéc ñeå xaây töôøng keø vaø beå chöùa nöôùc, vaät lieäu choáng
thaám ôû ñaây laø chaát döïa kieåu bi-tuym. ÔÛ phía Nam ñaát seùt ít, neân ít coâng trình xaây gaïch nung.
ÔÛ phía Baéc, cuøng vôùi gaïch nung coøn duøng nhieàu gaïch khoâng nung.
Khuoân khoå gaïch xaây 4x2x1 ñöôïc giöõ töø thôøi coå xöa, vöõa xaây coù duøng ñaát phuø sa laáy töø
soâng neân khoâng ñuû chaát keát dính. Cho neân gaïch deã daøng gôõ ra vaø duøng xaây laïi nhieàu coâng
trình cho nhieàu ñôøi ngöôøi. Nhieàu coâng trình coå xaây gaïch khoâng coøn giöõ laïi ñöôïc.
Voâi laøm vöõa khoâng duøng trong xaây döïng. Ñoâi khi duøng xaây nhöõng haøng gaïch ñaàu tieân,
sau ñoù duøng vöõa coù ñaát phuø sa. ÔÛ AÁn Ñoä ngöôøi cho raèng khoâng phaûi duøng ñeán thöù vaät lieäu
quyù giaù laø voâi ñeå laøm chaát keát dính trong xaây döïng.
Trang trí coâng trình xaây gaïch, ñaõ duøng nhieàu phöông phaùp khaùc nhau. Coù khi duøng
gaïch coù khaéc traïm tröôùc khi nung, coù khi duøng nhöõng taám saønh coù trang trí, nhaát laø ôû Baêng-
gan hay laø chaép vöõa coù ñaép hình chìm noåi.
Ñaù xaây ñaõ môû ra moät thôøi kyø môùi trong kieán truùc hoaønh traùng AÁn Ñoä; duøng ñaù voâi ôû
phía Baéc, ñaù hoa cöông vaø xa thaïch ôû phía Nam khoâng phaûi laø ít duøng ñaù ba-zan nhö ôû Baêng-
gan (hình soá 2).
Trong moät coâng trình, thöôøng duøng nhieàu loaïi ñaù hoaëc caû ñaù vaø gaïch. Trong tröôøng hôïp
aáy, ngöôøi ta phaân ñeàu boä phaän naëng ôû taàng treân vaø taïo ra nhöõng boä phaän chòu löïc vöõng chaéc ôû
phía döôùi.
Ñaù xaây vaø coâng trình ñieâu khaéc, keát hôïp laøm ngay töø giai ñoaïn phaù ñaù treân cô sôû
nhöõng boä phaän keát truùc ñaõ xaùc ñònh ñöôïc khuoân khoå ngay töø ñaàu.
Trong kieán truùc ñaù, cuõng laø heä thoáng keát caáu coät, xaø cô baûn, saøn nhaø vaø töôøng ñöùng
giöõa caùc taàng cao ñeàu döïa treân heä thoáng coät truï thaúng ñöùng baèng ñaù. Tröø vuøng OÂ-ri-xa vaø
Baêng-gan, coøn ôû vuøng nhoû thì coät truï cuõng laø boä phaän chòu löïc cô baûn trong keát caáu.
Treân maët tuoàng ñaù phaúng, traïm khaéc thöôøng theå hieän caû keát caáu khung; coøn ñaù thì
cuõng thuoøng dieãn ñaït keát caáu quen thuoäc cuûa chaát lieäu goã nhö daàm xaø, con sôn. Cho ñeán theá
kyû thöù XIX, ôû Nam AÁn ñaù coøn baét chöôùc hình thöùc goã. Trong coâng trình ñaù, thöôøng duøng ôû ñaáy
coät truï goã. Coù khi traàn ñaù ñaët treân daàm goã; daàm goã ñaët treân coät goã. Truï goã choùng hoûng, ngöôøi
ta thay baèng coät ñaù ñeõo theo hình thöùc coät goã. Coù khi khoái ñaù naëng ñöôïc mang hình daùng truï
goã thanh maûnh vôùi nhöõng con sôn ñöa ra raát nhieàu. Coøn traàn baèng ñaù laïi mang hình daùng
nhöõng daàm voâ ích, baét chöôùc goã (nhö coâng trình Ña-ra-xu-ram xaây theá kyû XI) (hình soá 3).
Xaây ñaù coù khi duøng theo loái hai doác maùi nhö lôïp baèng goã. Hình thöùc caùc thaùp “ Xi-kha-
ra” ôû ñieän thôø Nam AÁn laø baét chöôùc coâng trình goã nhieàu taàng, lôïp nhieàu maùi thaønh hình thaùp.
Trong ñieàu kieän khí haäu aåm, nhieàu saâu boï vaø nhieàu loaïi boø saùt, caùc coâng trình daân
duïng cuõng nhö coâng trình toân giaùo ñeàu ñaët treân neàn cao. Neàn cao nhaát laø ôû vuøng hay ngaäp luõ.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 100


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Caùc kieán truùc sö AÁn Ñoä ñaõ kheùo khai thaùc neàn nhaø nhö moät phöông tieän nhieàu khaû naêng bieåu
hieän vaø hoaønh traùng.
ÔÛ kieán truùc AÁn Ñoä vöõa traùt töôøng ñaõ duøng töø laâu. Vöõa che laáp caùc loaïi vaät lieäu xaây
khaùc nhau ôû moät coâng trình, ñoàng thôøi choáng nhieät vaø aåm cao. ÔÛ nhaø noâng daân, vöõa traùt ñöôïc
thay theá baèng ñaát seùt, troän rôm raï, baêm vaø traùt caû maët trong vaø maët ngoaøi nhaø. Ñaëc bieät laø vöõa
khoâng chæ duøng cho coâng trình xaây döïng ñaù nöõa. ÔÛ ñaây vöõa ñöôïc caáu taïo ñaëc bieät, ñaûm baûo caû
ñoä beàn vöõng cao caû ñoä boùng loäng laãy.
4.1.4 KIEÁN TRUÙC DAÂN DUÏNG
Nhöõng coâng trình daân duïng laøm töø tröôùc theá kyû XIII khoâng coøn giöõ ñöôïc vì laøm baèng
vaät lieäu khoâng beàn vöõng. Moät vaøi khaùi nieäm veà nhöõng coâng trình naøy ñöôïc gôïi leân ôû nhöõng
quaàn theå coâng trình ñuïc vaøo ñaù nguyeân phieán theá kyû VII ôû Ma-ma-la-pu-ram khoâng theo hình
daùng coâng trình daân duïng baèng goã hay treân nhöõng phuø ñieâu ôû Bha-hu-ta vaø Xaêng-xi (töø theá kyû
II tröôùc coâng nguyeân ñeán theá kyû I sau coâng nguyeân) cuõng nhö treân nhöõng tranh töôøng ôû AÙt -
giaêng-ta (theá kyû I tröôùc coâng nguyeân, theá kyû VII sau coâng nguyeân).
Suoát caû nhöõng thôøi ñaïi xa nhau trong nhieàu theá kyû, nhöõng di tích kieán truùc vaø ñieâu
khaéc naøy ñaõ chöùng minh raèng treân ñaát nöôùc AÁn Ñoä roäng lôùn ñaõ thònh haønh moät kieåu nhaø phaùt
sinh töø ñoàng baèng soâng Gaêng vaø soâng Anh, thôøi xa xöa. Ñoù laø kieåu Xai-chi-a bình ñoà hình chöõ
nhaät daøi coù voøm cuoán vaø kieåu Vi-ha-ra, bình ñoà hình vuoâng lôïp maùi hình thaùp.
Theo nhöõng hình maãu baèng ñaù baét chöôùc nhaø daân duïng ôû Ma-ma-la-pu-ram, caùc coâng
trình ñöôïc theå hieän coù neàn ñaù, treân ñaët khung goã, töôøng xaây gaïch hay ñaép ñaát. Töôøng traùt vöõa
caû trong laãn ngoaøi, maøu traéng vaø ñoâi ñieåm trang trí ñöôïc toâ maøu. Taát caû keát caáu maùi, khung
cöûa soå, cöûa ra vaøo vaø caùc truï daàm ñeàu baèng goã. Maùi lôïp laù ñoàng moûng vôùi nhöõng trang trí ñaàu
maùi coù khi theáp vaøng.
ÔÛ quaàn theå coâng trình naøy, coù moät coâng trình theo moät kieåu nhaø nhoû ñieån hình vôùi
khung goã, lôïp boán maùi baèng boåi coùi. Coøn nhöõng coâng trình khaùc coù hình daùng chuøa thôø Phaät,
tu vieän kieåu Xai-chi-a laø nhaø ôû vôùi bình ñoà daøi, moät ñaàu coù hình nöûa troøn, ôû taâm hình troøn
tröôùc kia coù coät goã choáng ñôõ maùi. ÔÛ ñoù nhöõng moân ñoà ñaïo Phaät ñaët baøn thôø Xaù -lî.
Cuõng ôû quaàn theå naøy, coù coâng trình phoûng theo nhaø ba boán taàng hình thaùp kieåu Vi-ha-
ra.
Kieåu nhaø nhieàu taàng naøy, theo thö tòch, ñaõ phaùt trieån thôøi coå ñaïi. Trong kinh Ma-ma-
xa-ra höôùng daän xaây nhaøvieát töø theá kyû VI kieåu nhaø nhieàu taàng caû daân duïng, caû toân giaùo
thöôøng coù bình ñoà vuoâng nhö ta thaáy ôû coâng trình Ñhar-ma-rat-gi trong quaàn theå kieán truùc Ma-
ma-la-pu-ram (hình soá 4).
Coù tu vieän vôùi nhaø cao nhieàu taàng, moät soá ñaït 60 – 90 meùt , ôû treân ñaát tu vieän coù caû ñaøi
thieân vaên. Nhaø cho caùc ngöôøi tu haønh quaây xung quanh moät saân trong noåi baät moïi hình thöùc
trang trí.
Nhieàu loaïi coâng trình coâng coäng vaø nhaø ôû, nhieàu phaùo ñaøi, dinh thöï, beänh vieän, nhaø
bieåu dieãn, kho taøng ñöôïc nhaéc ñeán trong tröôøng ca coå ñaïi Ra-ma-ya-na vaø Ma-ha-bha-ra-ta vaø
nhieàu taøi lieäu thö tòch thôøi sau.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 101


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Töø thôøi ñaïi ñoù, ngaøy nay coøn di tích A-xoâ-ky ôû Pa-ta-li-pu-tôø-ra. Theo buùt kyù cuûa Phaû-xanh,
ngöôøi Trung Quoác du haønh vaøo theá kyû V thì coâng trình baèng goã naøy ñaõ ñöùng vöõng vaøng 600
naêm roài maø vaãn loäng laãy trong nhöõng trang trí khaéc traïm vaø bích hoïa.
Saùch daïy xaây döïng Xin-pa-xa-tôø-ra coå kính nhaán maïnh ñeán vieäc boá trí nhaø ôû xung
quanh nhöõng saân trong. ÔÛ khí haäu noùng böùc naøy, ngöôøi ta öa sinh hoaïi giöõ a trôøi. Cho neân saân
trong thay caû phoøng khaùch, phoøng aên vaø caû beáp nöõa. Nhaø ôû ngöôøi quyù toäc trang trí saân trong
loäng laãy vaø coù saân rieâng cho ñaøn oâng, ñaøn baø. Phoøng ôû muoán choáng noùng phaûi môû cöûa ra
höôùng Ñoâng Baéc vaø caây coái troàng quanh nhaø. Theo quan nieäm naøy, nhaø ôû cuûa nhaân daân AÁn
Ñoä thöôøng coù hieân, loâ gia haønh lang roäng choáng noùng.
Coâng trình daân duïng ñöôïc trang trí maøu saéc vaø bích hoïa, ta coøn thaáy moät soá hình aûnh
treân moät maûnh bích hoïa coøn laïi trong di tích At-giaêng-ta taû caûnh nhaø ôû (theá kyû V – VII) nhieàu
bích hoïa ghi laïi nhöõng laâu ñaøi nhieàu taàng vôùi nhöõng phoøng roäng nhieàu coät, bao quanh laø nhöõng
haønh lang, loâgia. Nhöõng coät troøn naëng neà ñaët ôû taàng döôùi, coøn ôû taàng treân laø hình daùng nhoû
nhaén cuûa coät tre. Haøng coät troøn vaø thaáp keát thuùc taàng treân cuøng cuûa ngoâi nhaø.
Qua nhöõng maûnh bích hoïa vaø thö tòch, thaáy maøu saéc vaø bích hoïa trang trí caû nhaø daân
duïng, caû coâng trình vaên hoùa. Theo phong tuïc, phía ngoaøi nhaø sôn maøu traéng. Coät goã vaø caùc chi
tieát kieán truùc phía ngoaøi thì sôn maøu xanh da trôøi, maøu vaøng, maøu ñoû vaø nhieàu maøu loäng laãy
cuûa men saønh. Noäi thaát ñöôïc trang trí raát phong phuù. Töôøng vaø traàn khoâng chæ veõ nhöõng hình
hoa laù maø caû nhöõng caûnh sinh hoaït thoâng thöôøng. Noäi dung bích hoïa thöôøng keát hôïp nhuaàn
nhuyeãn söï saùng taïo vôùi söï quan saùt thöïc caûnh.
Qua bích hoïa At-giaêng-ta, thaáy bích hoïa AÁn Ñoä veõ treân vöõa khoâ. Töôøng queùt nöôùc daàu
moät löôït voâi, ñeå moät ñeâm sau ñoù phuû moät lôùp chaát dính goàm keo, phaân boø, rôm raï xay thaät
nhoû, treân lôùp ñoù laïi phuû moät lôùp vöõa moûng roài xoa boùng. Hoïa syõ laøm vieäc trong phoøng tranh
toái tranh saùng, beân phaûi duøng moät loaïi göông baèng kim khí ñeå chieáu aùnh saùng trôøi vaøo trong
nhaø.
4.2. ĐÔ THỊ TRUNG QUỐC:
4.2.1 Khaùi nieäm veà kieán truùc coå ñaïi Trung Quoác ( Trang 1 )
a. Giai ñoaïn 1 : Thôøi kyø Chieán quoác, Taàn, Haùn ( Tröôùc Coâ ng nguyeân 475 – 221 )
b. Giai ñoaïn 2 : Thôøi kyø Tam Quoác, Löôõng Taán, Nam Baéc Trieàu Tieân, Tuøy, Ñöôøng
( naêm 221 – 907 )
c. Giai ñoaïn 3 : Thôøi kyø Nguõ Ñaïi, Lieâu, Toáng, Kim, Nguyeân ( naêm 907 – 1368 )
d. Giai ñoaïn 4 : Thôøi Minh ñeán thôøi Thanh ( naêm 1368 – 1840 ).
4.2.2 Nhöõng ñaëc ñieån cô baûn cuûa kieán truùc coå ñaïi Trung Quoác ( trang 6 )
a. Heä thoáng khung goã hoaøn chænh vaø phöông thöùc keát caáu vaät lieäu phong phuù.
b. Hình thöùc ñoäc ñaùo cuûa quaàn theå kieán truùc.
c. Hình thöùc kieán truùc vaø trang trí kieán truùc rung ñoäng loøng ngöôøi.
d. Phong caùch daân toäc vaø phong caùch ñòa phöông muoân saéc muoân maøu.
e. Tính nghieâm chænh vaø tính linh hoaït cuûa boá cuïc thaønh thò.
f. Phong caùch ñoäc ñaùo vaø trình ñoä ngheä thuaät cao cuûa vöôøn caây.
g. Kyõ thuaät thi coâng vaø phöông phaùp thieát keá tieân tieán cuûa thôøi coå ñaïi.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 102


Lược khảo Lịch sử Đô thị

4.2.3 Tröôùc caùc kieán truùc vaø trang trí kieán truùc thôøi Nguõ – Ñaïi, Toáng, Lieâu, Kim, Nguyeân
( 907 – 1368 ) ( Trang 17 )
I. Saùch Doanh taïo phaùp thöùc.
II. Maøu saéc.
III. Trang trí goã vaø duïng cuï gia ñình.
4.2.4 Nhaø ôû thôøi Minh Thanh ( 1368 – 1840 ) ( Trang 24 ).
4.2.5 Thaønh thò thôøi Minh Thanh ( Trang 31 ).
4.2.6 Cung ñieän ñaøn mieáu, laêng taåm thôøi Minh Thanh.
4.2.7 Trang vieân thôøi Minh Thanh ( Trang 47 )
4.2.8 Đô thị thành lũy và cầu:
4.2.8.1 QUAN NIỆM XƢA VỀ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ:
Không gian đô thị của Trung Quốc thể hiện rõ nhất các quan niệm kiến trúc Trung
Hoa. Các quan niệm này gắn với trật tự xã hội, trên thực tế cũng như trên lí thuyết, với
quan niệm về cấu tạo vũ trụ và với thang bậc giá trị xã hội.
Các sách cổ cho thấy ý niệm về cách chọn điạ điểm của một đô thị. Việc lựa chọn
trước hết dựa trên sự xem xét đất đai. Để định hướng người ta quan sát bóng đổ theo mặt
trời, xem xét “âm dương” của vùng đất nhằm biết được các nguyên tắc cấu tạo vũ trụ đã
được phân định như thế nào. Người ta cũng tính đến hướng chảy của các dòng nước.
Tóm lại, việc chọn địa điểm xây dựng dựa trên thuật phong thủy.
Các quy định của thuật phong thủy (thuật này được duy trì và hoàn chỉnh dần trong
suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc cổ) được kết hợp với các xem xét thực tế để lựa chọn
địa điểm cuả một đô thị. Các yêu cầu thực tế phải được tính đến là khả năng cung cấp
lương thực và nước dùng, khả năng phòng thủ, dễ dàng thông tin, gần vùng thủ công
nghiệp, và các yếu tố văn hóa trong đó điều đầu tiên phải là giá trị linh thiêng và lịc sử
của vùng đất.
Một khi điạ điểm đô thị đã chọn và ngày giờ lành tháng tốt cho việc khởi công đã
định, trước tiên người ta xây dựng thành lũy, sau đó là miếu thờ các bậc tiền hiền, cuối
cùng là các phủ đường và nhà ở.
Các qui định cổ nhất về xây dựng đô thị có từ thời Chu, thí dụ tác phẩm Khảo công
kí thời Tây Chu ghi chép về chế độ qui hoạch kinh đô Lạc Ấp, đều coi mặt bằng đô thị
như một hình ảnh trung thực của vũ trụ được xếp đặt trật tự. Việc tìm kiếm sự hài hòa
cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của việc định hướng. Kinh đo lí tưởng là một thành hình
vuông, bốn cạnh được bao bọc bằng tường cao với 12 cửa, tương ứng với 12 tháng trong
năm. Trong thành có 9 con đường dọc và 9 con đường ngang. Mỗi công trình trong hoàng
thành có một chức năng riêng: chính giữa là hoàng cung, mở cửa ra con đường chạy giữa
một bên là đàn Xã Tắc, thờ cúng thần thổ địa (xã) và thần ngũ cốc (tắc), một bên là Thái
miếu, tông miếu thờ cúng tổ tiên và dẫn tới cửa Nam của hoàng thành. Đây cũng là con
đường để các quan lại, hoàng thân quốc thích đi vào triều kiến vua. Qua đây chứng tỏ
thời nhà Chu quân quyền đã cao hơn cả tộc quyền và thần quyền, điều này có ý nghĩa rất
lớn trong lịch sử cung điện. Hoàng cung nằm ở trung tâm kinh đô, biểu tượng của vũ trụ,
quay mặt về hướng nam và quay lưng về phía một ngôi chợ nằm ở phía Bắc hoàng thành.
Vị trí của ngôi chợ tượng trưng cho địa vị thấp kém của thương nghiệp trong quan niệm

- TC Quản lý Đô thị- Trang 103


Lược khảo Lịch sử Đô thị

của hệ tư tưởng nho giáo chính thống. Vị trí này hầu như cố định ở mọi kinh đô Trung
Hoa ở mọi thời, trừ kinh đô Trường An đời Đường.
Mặt bằng với những đại lộ Nam – Bắc và Đông – Tây chia đô thị Trung Quốc thành
những khu có chức năng kiểm soát xã hội*. Các khu này được bọc bằng tường bao thành
những ô phố nhỏ, cũng là những đơn vị hành chính để kiểm tra dân số và bắt lính, bắt
phu. Với những đơn vị phố thị đóng kín như thế đặt cạnh nhau, các đô thị Trung Quốc
không thể là những trung tâm lan tỏa các hoạt động đô thị, những công trường, những nơi
giao lưu, mà giống như một chuỗi những phần tử kiến trúc kéo dài cả hai bên dọc theo
một đường trục giữa nằm theo một hướng xác định, nhưng không có nghĩa là một sự kéo
dài liên tục. Bên trong hòang thành, nơi có nhiều cung điện và phủ đường của các bộ, vẫn
luôn luôn có những sự đứt quãng. Các quan lại khi đi vào hòang cung vẫn không được
hòan tòan muốn đi đâu thì đi. Một số quan chức chỉ có thể đi đến một số nơi nhất định,
một số khác chỉ có thể đi vào khu phục vụ, lối đi của họ được qui định chặt chẽ. Hòang
thành nằm chính giữa đã cản trở sự qua lại giữa hai khu đô thị đông và tây của kinh đô.
Tường phía đông và phía tây hòang thành ở Bắc Kinh chỉ bị dở bỏ cho công chúng qua
lại sau khi triều Thanh bị sụp đổ năm 1912.
Đô thị Trung Quốc được coi là dành cho vua quan, được xây bởi những thợ nước
được chọn lựa khéo tay nhất, vì vậy có qui mô rất to lớn và được thiết kế với một tham
vọng mà không một quốc gia phương Tây nào dám mơ tới kể từ khi đế quốc La Mã sụp
đổ cho đến cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XIX. Với diện tích rộng lớn, các thành thị
Trung Quốc thường đông dân hơn các thành thị châu Âu cùng thời đại :
- Lạc Dương (thế kỉ VI) : 500.000 dân
- Nam Kinh (thế kỉ VI) : 1.000.000 dân
- Trường An (thế kỷ VII – X) : trên 1.000.000 dân
- Hàng Châu (năm 1275) : 1.000.000 dân
- Bắc Kinh (cuối thế kỷ XVIII) : 2 hoặc 3 triệu dân, trong khi đó :
- Paris (thế kỷ XIII) : 100.000 dân
- Bizance (năm 1453) : 180.000 dân
- Paris (thế kỉ XV) : 200.000 dân
- Venise (đầu thế kỷ XV) : khoảng 200.000 dân
- Paris (năm 1784) : 620.000 dân
Tầm vóc to lớn của các đô thị Trung Quốc trong một nền kinh tế tiền công nghiệp
cho thấy tính chất quan liêu của xã hội phong kiến Trung Hoa và xã hội này đã sớm đạt
tới một sự cân bằng giữa hệ thống đô thị và môi trường nông thôn, một sự hoạt động ăn
khớp nhau giữa một bên như kho hàng, một bên như vựa lúa. Phần lớn các đô thị truyền
thống hoặc giống như thị trường cung cấp hàng hóa cần thiết cho cộng đồng nông nghiệp
xung quanh, hoặc như các đô trấn hành chính, tùy theo hòan cảnh và nhu cầu chính trị -
quân sự cụ thể. Những thay đổi kinh đô cũng được giải thích tương tự. Người ta dễ dàng
xây dựng lại một đô thị theo các hình mẫu trước đó, hoặc do một triều đại lớn lên trị vì,
hoặc do nguyên nhân dân số. Bắc Kinh củng như Trường An là những thí dụ cổ điển về
sự tái sử dụng địa điểm cũ, cải biến lại qui mô của một đô thị hành chính trong nhiều thế
kỉ. Đô thị được hình thành như một tác phẩm kết hợp thống nhất truyền thống thiết kế
mặt bằng với quan niệm kì vĩ được áp dụng cho cả quần thể công trình, chứ không riêng

- TC Quản lý Đô thị- Trang 104


Lược khảo Lịch sử Đô thị

cho một vài cái đơn lẻ. Như chúng ta sẽ thấy, không công trình nào lấn át công trình nào,
dù đó là cổng thành, tường thành hay các đài canh ở góc thành – những điểm đồ sộ và
cao nhất có chức năng bảo vệ ở mọi thành thị Trung Quốc chống lại quân địch từ bên
ngòai hoặc chống lại mọi bạo lọan đe dọa phá vỡ trật tự đương thời.
4.2.8.2 Sự ra đời của các đô thị cổ:

Sự cần thiết tự bảo vệ và củng cố phòng thủ các làng mạc bằng các lũy đất bao bọc xung
quanh xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời kì đồ đá mới. Nhưng phải đợi tới khi xuất
hiện đồ sắt, vào thời nhà Thương, thì đô thị mới ra đời.
Đô thị đầu tiên của nhà Thương mà nguời ta biết đến là ở Trịnh Châu, Hà Nam
(Zhengzhou, Henan), có thể là một kinh đô của nhà Thương (khoảng thế kỉ XVI – XIV
TCN).
Thành này hình chữ nhật, diện tích 3 km2, được bao bọc bởi một tường thành bằng các
lớp đất nện, mỗi lớp dày từ 8 đến 10 cm. Tường thành dài 7km, có 11 cửa , chiều cao còn
lại hiện nay là 5 m. Thành có vẻ như là một trung tâm chính trị và tôn giáo. Sống bên
trong tường thành là tầng lớp quyền quí, bên ngoài là tầng lớp thợ thủ công (thợ đúc, thợ
gốm, thợ đẽo đá) và nông dân. Ở Trịnh Châu đã phát hiện được nền nhà, mộ, xưởng
luyện đồng, làm đồ gốm, đồ xưởng, xưởng cất rượu.
Đô thị thứ hai là Ân Khư (Yinxù), nằm ở phía tây bắc thành phố An Dương (Anyang),
Hà Nam ngày nay, được nhà Thương đóng đô trong khoảng thế kỷ XIV – XI TCN, cũng
là một quần thể khá đồng nhất có những đặc trưng của Trịnh Châu. Thành này nằm dọc
trên bờ nam sông Hòan Thủy, còn bờ bắc được dành làm nghĩa địa. Tại đây đã phát hiện
được khu lăng mộ của các vua Thương, phần mộ của quí tộc và của bình dân, trong đó có
những mộ rất lớn chiếm diện tích từ bốn năm chục mét vuông đến bốn năm trăm mét
vuông với nhiều đồ tuẫn táng quí giá và nô lệ chôn theo. Kinh đô nhà Thương, trung tâm
đầu não của quốc gia, kiểm sóat đất nước về mặt chính trị và kinh tế, được bảo vệ bởi
một thành lũy phòng thủ, bên trong tích trữ đầy ngũ cốc và vật phẩm hàng hóa, được điều
hành bởi vua, các quan lại đạo sĩ. Tầng lớp quyền quí này có rất nhiều gia nô phục dịch;
các phường thợ thủ công và nông dân ở ngòai thành cũng phải phục vụ họ.
Những truyền thống có từ thời Thương vẫn tiếp tục tồn tại dưới thời Tây Chu, đầu thế kỉ
X TCN, nhưng vết tích của các thành thị thời kì này không còn được tìm thấy. Những
thay đổi lớn chỉ xảy ra vào thời kì đầu của nhà Đông Chu (thế kỉ VII – VI TCN)
Với sự xuất hiện các nước chư hầu thì số lượng các đô thị cũng tăng lên. Nhiều đô thị của
thời kì này đã được khai quật. Năm 1957 – 1958 một đô thị cổ có tường thành bằng đất
đã được phát hiện ở miền Nam tỉnh Sơn Tây. Thành này khá nhỏ, có một số cung điện,
các khu thủ công nghiệp nằm bên ngòai thành phố.
Một kinh đô cùng thời là Lâm Tri (Linzi) của nước Tề ở Sơn Đông (Shandong), có đến
70.000 hộ (khoảng 350.000 dân), được coi là rất lớn vào thời đó, các khu thủ công
nghiệp, ngược lại, nằm bên trong tường thành.
Kinh đô nước Triệu, Hàm Đan (Handan), ở Hà Bắc (Hebei), thế kỷ IV TCN, được tìm
thấy không đầy đủ, hình vuông, gồm 16 nền đất phẳng, cái lớn nhất có chiều cao 13,5 m.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 105


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Đô thị có tuổi kém hơn một ít là Hạ Đô (Xiadu) nước Yên ở Hà Bắc, thế kỉ IV TCN.
Thành này nằm trong số các thành nổi tiếng nhất của thời Chiến Quốc, được tìm thấy
năm 1961 – 1962; chiều dài tường thành đến 20 km, thành hình chữ nhật, gồm hai phần
vuông vức, một ở phía đông, một ở phía tây, được phân chia bởi một con kênh chạy theo
hước bắc – nam dùng để chuyên chở lương thực. Những dấu tích của bốn cửa thành, các
đường phố và các kênh vẫn còn thấy rõ. Khu thành phía đông, giàu có hơn về di tích văn
hóa, gồm nhiều khu đất, có cả khu đất trên đó là hình dáng một số cung điện, nhiều dấu
tích các xưởng thủ công (gốm, đúc vũ khí, đúc công cụ, đúc tiền, làm vật dụng bằng
xương, …) và các khu dân cư. Phía tây – bắc của khu thành phía đông này là lăng mộ của
hoàng tộc.
Những khai quật thực hiện ở những nơi nói trên cho thấy một sự tiến hóa ảnh hưởng đến
tầm vóc các đô thị và các cung điện: tầm vóc này đã lớn lên rất nhiều từ thế kỉ VITCN
đến thế kỉ III TCN. Các khai quật cũng cho phép rút ra một số kết luận sau:
1. Các đô thị được bao bọc bởi tường thành bằng đất nện rộng từ 5m đến 15m, gồm nhiều
lớp đất chồng lên nhau, mỗi lớp dày từ 4cm đến 7cm. Các cổng thành phía trên có tháp
canh, được xây dựng như những công sự phòng thủ kiên cố.
2. Phần lớn các thành hình vuông hoặc chữ nhật. Đô thị và các công trình công đều được
định hướng theo bốn phương, chủ yếu là theo trục bắc – nam.
3. Những khoảng đất cao phẳng luôn được dùng làm nền cho các công trình kiến trúc
mang tính chính trị hay tôn giáo.
4. Việc xây dựng những khu chuyện biệt là phổ biến ở các đô thị và góp phần tạo ra sự
ngăn cách xã hội đặc trưng trong nền văn minh Trung Hoa.

Đô thị thời Thương giống như một nơi khép kín về tôn giáo và hành chính, dành
riêng cho giới quyền quí và tách biệt hẳn với phần còn lại của cộng đồng. Nhưng bắt đầu
từ thế kỉ VI TCN, ngòai khu đóng kín được bảo vệ dành cho giới cầm quyền, đô thị còn
có thêm một vùng rộng hơn được bọc bởi một tường thành khác bao gồm các khu thủ
công nghiệp, nhà ở và các phố buôn bán. Có thể thấy rõ 3 đơn vị không gian riêng biệt
trong một tổ hợp đô thị mới:
1. Một không gian dành cho giới cầm quyền được bọc bởi lớp tường thành thứ nhất.
2. Các khu thủ công nghiệp và buôn bán nằm giữa tường thành thứ nhất gọi là thành
và tường thành thứ hai gọi là quách.
3. Các cánh đồng trồng trọt bên ngòai quách. Đô thị khi đó có thể trở thành nơi trú
ẩn cho những nông dân sống bên ngòai quách khi có nguy cơ đe dọa họ từ bên ngòai.
Hình thức đô thị mới này cho thấy tầm quan trọng của tầng lớp thợ thủ công và sự
chuyên môn hóa ngày càng sâu của họ khiến cho các khu thủ công nghiệp phải đặt dưới
sự kiểm soát và bảo vệ của thành phố được phòng thủ. Ngòai ra, các phố buôn bán từ nay
cũng trở thành một bộ phận quan trọng của đô thị. Các tài liệu lịch sử cũng phù hợp với
những gì khai quật được và cho thấy người ta có thể mua đồ trang sức, vải vóc, da thuộc,
muối, thuốc và nhiều đồ mỹ nghệ khác trong các cửa hàng. Tại các đô thị này còn có thể
tìm thấy nhà trọ, quán ăn, thanh lâu và sòng bạc. Việc mở rộng diện tích được che chắn

- TC Quản lý Đô thị- Trang 106


Lược khảo Lịch sử Đô thị

bởi thành lũy và hào sâu chung quanh cho thấy nhu cầu phòng thủ các đô thị ngày càng
tăng cao.
4.2.8.3 ĐÔ THỊ THỜI TẦN – HÁN (THẾ KỈ III TCN – THẾ KỈ III)
Đế quốc thống nhất của Tần Thủy Hoàng và sau đó của nhà Hán đã tiếp thu được
những thành quả đổi mới của các triều đại phong kiến trước đó. Sau khi thống nhất sáu
nước vào nước Tần năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thiên di 120.000 gia đình quyền
quí và giàu có nhất đế quốc vào kinh đô Hàm Dương, Thiểm Tây (Xianyang, Shanxi).
Mỗi khi chinh phục được một nước, ông ta cho xây lại tại Hàm Dương những cung điện,
dinh thự giống hệt những cái đã bị phá hủy tại nước vừa bị chiếm, trang trí chúng bằng
những đồ quí giá thu được và cho vào ở đấy những phụ nử bị bắt khi kinh thành của họ bị
mất. Tổng số những cung điện và dinh thự như thế ở Hàm Dương lên tới con số 145.
Kinh đô biến thành biểu tượng tập trung của tòan đế quốc, nơi giam giữ con tin bắt từ
khắp Trung Quốc và chứa dựng các yếu tố ảnh hưởng đới với từng tỉnh của nó.
Nhà Hán, ngay từ khi nắm quyền năm 206 TCN, đã sử dụng lại các đô thị của thời
Chiến Quốc và còn phỏng theo đó mà tạo ra mạng lưới hành chính của đế quốc.
Đô thị đặc trưng của thời Hán được bao bọc bởi tường thành có cửa ở bốn mặt. Bên
trong thành được chia thành nhiều khu, lấy đường phố hoặc đại lộ làm ranh giới. Mỗi khu
khoảng 100 nhà (gọi là “lí” như tên gọi một thôn) cũng được bao bởi một bức tường, chỉ
có một lối vào; mỗi nhà cũng lại có tường bao chung quanh. Từ lối vào duy nhất của khu
ở tỏa ra các lối nhỏ dẫn đến từng nhà. Dân chúng muốn ra khỏi thành phải qua ít nhất 3
cổng: cổng nhà, cổng khu ở, cổng thành. Tất cả các cổng này đều có người gác và đóng
vào ban đêm. Hệ thống này giữ dân chúng bên trong một khu tường vậy và dễ dàng cho
việc giám sát, bắt phu, bắt lính.
Đô thị thời Hán giống như sự bố trí những ngôi làng cạnh nhau tạo nên một đô thị
nông nghiệp. Có vẻ nhưng không tồn tại ở thời kì này sự đối lập hay sự phân biệt rõ ràng
giữa thành thị và nông thôn.
Trong tất cả các đô thị lớn có một khu đặc biệt được dành cho các cửa tiệm buôn
bán. Các thương nhân và thợ thủ công sống bên cạnh khu thương mại này, trong khi đó
dân trồng cấy sống gần các cửa thành để tiện đi ra làm việc trên các cánh đồng. Các công
sở hành chính nằm ở trung tâm thành.
Con số các đô thị thời Tiền Hán (206 TCN – 9 SCN) vượt quá 37.000, giảm dần vào
thời Hậu Hán (25 – 220) xuống còn khoảng 17.000. Hiện tượng này được giải thích là do
dân số tăng, tầm quan trọng của các khu ngoại ô cũng tăng theo, các đô thị lớn ra; đồng
thời, chính sách tập quyền cũng dẫn tới sự tập trung dân cư. Mặt khác, sự di dân và khai
khẩn đất mới cũng đưa tới tạo thành những đại điền trang dưới dạng các làng mạc. Hệ
thống “lí” thời Tiền Hán dần dần tan rã.
Những sự tìm kiếm và đào bới vùng đất Trường An, kinh đô cũ của nhà Tiền Hán,
được bắt đầu năm 1956. Thành đại thể hình vuông, nằm dọc bờ bắc sông Vị, nay thuộc
tây bắc thành phố Tây An, Thiểm Tây. Trường An chu vi khoảng 25 km, tường thành cao
18m, dày 16m, được xây từ năm 192 TCN đến năm 189 TCN. Mỗi cạnh tường thành có 3
cổng, mỗi cổng có 3 lối đi qua. Hoàng cung và các dinh thự của giới quyền quý nằm ở
trung tâm; còn phần phía nam kinh đô, chiếm đến 2/3 diện tích tòan thành, là các công sở
hành chính, khu thợ thủ công ở phía tây – bắc và nơi ở của dân chúng ở phía đông – bắc.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 107


Lược khảo Lịch sử Đô thị

9 khu buôn bán quan trọng nằm ở phía đông và phía tây đường trục chính nam – bắc của
thành. Trường An có 160 khu có tường vây (lí), được ngăn cách bởi những đường phố
trực giao theo hình bàn cờ. Kiểu bố cục bàn cờ được sử dụng phổ biến nhất trong qui
hoạch các đô thị về sau này.
4.2.8.4 ĐÔ THỊ THỜI TÙY – ĐƢỜNG (589 - 907)
a. THÀNH LẠC DƢƠNG
Lạc Dương là kinh đô của nhà Đông Hán, một trung tâm sầm uất trong cả thời Tam
Quốc và Lục Triều. Đô thị vào thế kỉ VI có khoảng 500.000 dân sống trong một tường
thành dài 4km theo hướng bắc – nam và 2,5 km theo hướng đông – tây. Thời kì biến
động kéo dài (229 – 589) sau khi nhà Hán mất đã không cho phép có những dự án lớn về
xây dựng đô thị và phải chờ đến khi nhà Tùy thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ VI mới
có thể bắt đầu những kế hoạch to lớn được hòan thành vào thời Đường (618 – 907).
b. THÀNH TRƢỜNG AN
Nhà Tùy chọn Trường An là kinh đô với ý đồ xây dựng thành một trung tâm có tầm
vóc không đâu sánh bằng, nhưng chỉ mới kịp thiết lập mặt bằng. Việc xây dựng và chỉnh
trang thành do nhà Đường làm trong suốt hai thế kỉ trị vì đầu tiên của triều đại này. Vị trí
Trường An trước kia đã được nhà Chu, sau đó nhà Tần và nhà Hán chọn do có nhiều ưu
thế. Những ưu thế này không chỉ ở chỗ Trường An nằm giữa một vùng trù phú và đông
dân, được kết nối với con đường bộ đi vào Trung Á cà con đường thủy đi đến Tứ Xuyên
ở phía nam và Sơn Đông ở phía đông. Cũng như trước kia, dựa vào kinh nghiệm và lịch
sử, những lập luận có tính biểu tượng đã được đưa ra và dường như chúng đóng vai trò
quyết định trong việc chọn kinh đô mới. Các triều đại lớn của Trung Quốc trên thực tế
đều thành công ở đây; rất nhiều mộ cổ ở đây cho thấy vô số mối liên hệ với quá khứ lẫy
lừng. Nhưng nhà Tùy muốn xây dựng một kinh đô hoàn toàn mới, vì vậy đã không xây
lại những gì còn sót và những gì đã bị phá hủy từ thời Hán. Một nơi mới ở phía đông –
nam kinh đô cũ được coi là vùng đất với nhiều dấu hiệu tốt đẹp : tiếp giáp vối hai bờ sông
ở phía bắc và phía đông, thuận tiện cho việc dẫn thủy.
Ngoài việc giữ nguyên vô số những đặc trưng lí tưởng của thành thời Chu, Tràng
An thời Tùy và thời Đường còn có những nét mới nhờ 2 yếu tố sau:
1 . Người chỉ huy xây dựng kinh đô nhà Tùy, một kiến trúc sư, đô thị gia và kĩ sư
nổi tiếng, không phải là người gốc Hán, đã từng đến kinh đô của nhiều quốc gia ở phía
bắc Trung Quốc và lấy cảm hứng từ những thành phố này.
2 . Đầu óc thực tế đã ngự trị trong quan niệm về xây dựng đô thị. Những nét mới
chủ yếu của Trường An là: hòang cung được đặt tựa lưng vào bức tường phía bắc của
thành; tập trung các phủ bộ của triều đình trong một khu riêng có tường bao bọc và nằm
ở phía nam hòang cung; các khu dân cư nằm ở 3 phía đông, nam và tây của tổ hợp cung
điện – phủ bộ; lập hai khu chợ không nằm ở phía bắc hoàng cung mà nằm ở phía tây và
phía đông thành để đồng thời làm kho tiếp nhận hàng hóa – thực phẩm chở vào thành từ
hai hướng tây và đông.
Mặt bằng thành Trường An chỉ đối xứng một phần. Thành dài 9,721 km từ Đông
sang Tây và 8,652 km từ Bắc xuống Nam, diện tích 84 km2 với một tường thành dài
35,5km, rộng 5m có 3 cổng ở mỗi mặt đông, tây, nam và 8 cổng ở mặt bắc. Thành được
chia là m 3 phần:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 108


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- Ở cực bắc là hoàng cung (2820m x 1492m) được bao bọc bởi một tường thành
bằng đất mà chân tường có nơi rộng tới 18m
- Ở phía nam của hoàng cung là hoàng thành (2820m x 1844) gồm các phủ hộ và
công thực của triều đình.
- Phần còn lại của thành gồm khu dân cư và khu buôn bán, bao bọc hoàng thành và
hoàng cung ở 3 mặt đông, nam và tây.
Khu hoàng cung và hoàng thành được tách biệt rõ ràng với khu dân cư và chợ búa.
Hoàng thành được bao bằng một bức tường thành ở 3 phía đông, nam và tây và ngăn
cách với hoàng cung bằng một đại lộ rộng 220m. Trục bắc – nam của thành chia cổng
Minh Đức làm 5 cửa ra vào ở chính giữa tường thành phía nam và cũng xuyên qua cổng
chính của hòang thành để đến cổng chính điện của hoàng cung. Đại lộ nằm trên trục bắc
– nam rộng từ 150m đến 155m, mỗi bên tiếp giáp với một con kênh rộng 3m. Các phố
song song với đại lộ chính này rộng 100m, được lát gạch và dẫn đến các cổng khác của
hoàng thành.
Hệ thống tổ chức các khu dân cư là một trong những đặc trưng của đô thị đời
Đường. Trục bắc – nam chia thành ngọai (phần kinh thành bên ngòai hoàng cung và
hoàng thành) thành 2 quận đông và tây, mỗi quận có cơ quan hành chính và lính canh
riêng. Có 11 đường lớn bắc – nam và 14 đường lớn đông – tây chia thành ngọai ta 108
khu dân cư hình vuông hoặc hình chữ nhật. Nhà thơ lớn Bạch Cư Dị (776 – 846), sống ở
gần tường đông của Trường An, đã viết “Vạn nhà giống một ván cờ, phố xá như những
luống rau”.
Mỗi một khu dân cư gọi là phường (fang) đều bị bao kín bằng tường riêng. Khu nhỏ
nhất, diện tích khoảng 25.000 m2, có 2 cổng ra vào, một ở phía đông, một ở phía tây và
một đường phố lớn nối thẳng từ cổng này đến cổng kia. Khu lớn nhất rộng gấp đôi hoặc
gấp bốn về diện tích với bốn cổng ở bốn mặt và 2 đại lộ thẳng góc với nhau nối từng cặp
cổng.
Khi trời tối các cổng của các khu này đều đóng và phố xá trở nên vắng vẻ. Các
phường thời Đường đã mềm dẻo hơn trong việc theo dõi lẫn nhau. Trong mỗi phường cứ
5 nhà cạnh nhau lập thành một “bảo”, mỗi nhà chịu sự giám sát của bốn nhà kia và của
những nhà láng giềng khác. Mỗi phường có một người đại diện có thẩm quyền quản lí
hành chính. Các phường đều có một mức độ tự trị nhất định, cư dân trong phường gắn bó
với nhau như một tập thể nhờ mối quan hệ huyết thống, tôn giáo hay nghề nghiệp. Bên
trong mỗi khu, ngòai nhà ở còn có chùa miếu. Dân cư gồm có quan lại, chủ đất, tăng
nhân, thương nhân, thợ thủ công và cả một số đông người nước ngòai. Các thiền viện
thường chiếm hết một nửa hoặc thậm chí cả một khu nguyên vẹn. Các đại lộ và các phố
bên trong mỗi khu rộng từ 20 m đến 40 m, đều có trồng cây. Ở góc đông – nam của thành
có một công viên bao quanh một hồ lớn, bên trong có nhiều đình quán và đường đi dạo,
chỉ được mở cho dân chúng vào chơi trong những ngày hội, còn lại quanh năm chỉ dành
cho hoàng tộc và những nhà quan lại.
Hai chợ phía đông và phía tây thành Trường An, trung tâm của thương nhân và thợ
thủ công, chiếm diện tích hai khu mỗi chợ trên một đường song song trước hòang thành.
Bốn đường phố giao nhau đã chia mỗi chợ thành 9 hình vuông, trong đó hình vuông
trung tâm là nơi đặt nhà quản lí chợ để kiểm tra cân đong, giá cả và thu thuế. Chợ mở cửa

- TC Quản lý Đô thị- Trang 109


Lược khảo Lịch sử Đô thị

vào buổi trưa bằng những tiếng trống, đóng cửa và 7h15 tối, truớc lúc mặt trời lặn, bằng
những tiếng chuông. Cả hai chợ tập hợp đến 220 dãy hàng. Các cửa hiệu buôn bán cùng
chủng loại hàng hoặc cùng một nghề thủ công được xếp chung vào một dãy. Những khai
quật tiến hành ở vị trí phố nam thuộc chợ phía tây đã tìm thấy rất nhiều tiền thời Đường,
những đồ bằng ngọc, những đồ bằng ngọc và đồ trang sức bằng pha lê, mã não.
Chợ phía tây (927m x 1031m) có những phố nằm trên bờ kênh. Các thư tịch cho biết
ở đó có những cửa hàng bán đồ trang sức, cửa hàng rượu vang của các thương nhân đến
từ Trung Á và Tây Á. Nhiều đồng tiền và đồng vàng của đế quốc La Mã phía đông được
tìm thấy trong các mộ đời Đường ở đây chứng tỏ rằng buôn bán quốc tế đã thịnh hành ở
Trường An.
Mặt bằng kinh đô rộng lớn này là mô hình của rất nhiều đô thị Trung Quốc như Lạc
Dương, Hà Nam và ở nước ngoài như kinh đô Nhật Nara xây dựng năm 710. Tương ứng
với tầm cỡ lục địa mà nó cai quản, thành Trường An đến cuối thế kỷ VII đã có một triệu
dân nội thành, nhưng phân bố không đều vì một số khu là quân trường, trường đấu ngựa
hoặc vườn cảnh cho giới quyền qúi. Các khu nhộn nhịp đều ở gần hai chợ, ở đó có một số
nhà tầng dùng làm quán ăn hay quán trà. Việc ra vào các khu dân cư dễ dàng hơn (đối với
các khu có 2 cổng và 4 cồng thay vì 1 cổng ở đời nhà Hán) cho thấy việc ngăn chia cũng
đã bớt nghiêm ngặt và việc đi lại đã tự do hơn ở thời kì này và đến đời Tống thì trở thành
chuyện bình thường.
Ngoài Trường An và Lạc Dương được xây dựng lại dưới thời Tùy và thời Đường ở
vị trí cũ của thế kỷ VI, một số trung tâm đô thị lớn khác của thời Đường cũng được tu sửa
lại, đặc biệt là các đô thị buôn bán ở lưu vực sông Dương Tử như Dương Châu (Giang
Tô) ở phía đông, Thành Đô (Tứ Xuyên) ở phía tây Trung Quốc. Ở những chỗ giao nhau
của các đường giao thông đầu tiên hình thành những chợ trời tạm thời, dần dần phát triển
thành những thị trấn cố định và đến thời Tống thì trở thành những đô thị thương mại.
* Các qui tắc định hướng đô thị Trung Quốc như mặt bằng được vẽ rõ ràng đều đặn,
các trục chính Nam – Bắc và Đông – Tây, gợi nhớ cách phân chia các thành phố La Mã.
Nhưng mặt bằng đô thị Trung Quốc lấy nơi vua ngự triều làm trung tâm kinh đô và phủ
đường của quan tỉnh làm trung tâm tỉnh thành, trong khi trung tâm các thành phố La Mã
là nghị trường, nơi biểu trưng cho lợi ích của dân chúng đô thị, quyền và vai trò của họ
trong các công việc dân sự và tôn giáo của thành phố. Sự đối ngược đó cho thấy trên bình
diện xã hội người thị dân Trung Quốc không được xem là công dân mà là đối tượng để
cai trị.

4.3. ĐÔ THỊ VIỆT NAM:


4.3.1 Nội dung triết học phương Đông trong cấu trúc đô thị cổ Việt Nam:
Việt Nam là nơi giao thoa của 2 nền văn minh lớn thịnh hành thời đó là: Nho giáo từ
Trung quốc, Phật giáo từ Ấn Độ. Việc chọn vị trí xây dựng đô thị, ngoài những yếu tố về kinh tế
giao thông thuận tiện, yếu tố về quốc phòng, đó là” Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”,
thuyết lý Tam Tài “THIÊN, ĐỊA, NHÂN”.
Ứng dụng những nguyên tắc của Thuật Phong thủy:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 110


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Thanh long: bên tả có nước chảy


Bạch hổ: bên hữu có đường dài
Chu tước: đằng trước có ao, hồ
Huyền vũ: đằng sau có gò, đống, núi non.
4.3.2 Lịch sử hình thành phát triển đô thị Việt Nam:
4.3.2.1 Thời kì sơ khởi hình thành đô thị:
Vùng Việt Trì có trung tâm hành chính kinh tế và quần cư của nước Văn Lang, đồng thời
là trạm dịch đầu tiên của người Việt Cổ. Trạm dịch có vị trí thuận lợi ở ngã ba sông Đà, sông
Hồng, sông Lô, điểm nối giữa vùng đồi núi có tài nguyên khoáng sản và vùng đồng bằng cấy lúa,
tập trung đông dân cư.
Cổ Loa là đô thị kinh thành của nhà nước Âu Lạc cổ đại, đồng thời là đô thị trạm dịch ở
giáp ranh giữa trung du và châu thổ đồng bằng sông Hồng,
Cùng với sự ra đời của nền văn hóa Sa Huỳnh, 1 số cảng thị phát triển gắn liền với việc
mua bán bằng đường biển với nước ngoài như Chiêu Cảng (Hội An), Ốc Eo (An Giang) theo
tuyến đường ven biển từ bờ biển Đông Nam Trung Quốc qua vịnh Bắc Bộ, dọc bờ biển miền
Trung đến vịnh Hà Tiên, vịnh Thái Lan. Các cảng thị sớm hình thành và phát triển do Việt Nam
có vị trí địa lý thuận lợi cho tàu thuyền quá cảnh và kết hợp thu mua lâm hải sản phong phú, quý
hiếm.

4.3.2.2 Đô thị hóa dưới thời phong kiến:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 111


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Năm 679 thời nhà Đường chinh phục lại nước ta. Khi nước Đại Việt ta giành lại tự chủ,
trung tâm kinh đô chính trị được dịch chuyển nhiều nơi từ Cổ Loa đến Hoa Lư (nhà Đinh), đến
Thiên Trường (nhà Trần), Tây Đô (nhà Hồ), Phú Xuân- Huế (nhà Nguyễn) và Thăng Long-
Đông Đô- Kẻ Chợ trên cơ sở Tống Bình, đô thị cổ Đại La và Thăng Long.
Các đô thị thương mại trạm dịch vẫn tiếp tục được hình thành như Vĩnh Bình (Lạng Sơn),
Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI-XIV, cảng thị Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Đà Nẵng), Sài
Gòn- Gia Định thế kỷ XVII-XVIII, Hải Phòng, Đà Nẵng thế kỷ XIX.
Ở các triều đại phong kiến tự chủ, nông nghiệp phát triển, nhưng do chính sách trọng nho
sĩ mà coi thường công thương nghiệp (sĩ, nông, công, thương) đồng thời lại bài ngoại, bế quan
tỏa cảng, bảo tồn 1 nền kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp nên đã kìm hãm sự phát triển kinh tế đô
thị.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 112


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Cố đô Huế- Mặt bằng Đại Nội

- TC Quản lý Đô thị- Trang 113


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Vị trí thành Huế


4.3.2.3 Đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc:
Chính sách thuộc địa nhằm chủ yếu vơ vét tài nguyên thiên nhiên quý giá và bóc lột công
nhân bản xứ rẻ mạt. Thực dân Pháp dùng chính sách “chia để trị” với tổ chức các huyện, tỉnh quy
mô nhỏ. Một mạng lưới đô thị hành chính nhỏ “lỵ sở” kèm theo đồn trú được hình thành rãi đều
khắp lãnh thổ đất nước, tuy cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, kém phát triển. Một số ít đô thị khai
khoáng hình thành ở miền Bắc, 1 số xí nghiệp công nghiệp nhẹ cung cấp sản phẩm tiêu dùng
trong nước, 1 số xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm được xây dựng như than Quảng Ninh,
dệt Nam Định, cơ khí bia rượu Hà Nội, Sài Gòn, xay xát gạo Hải Dương, Mỹ Tho, Cần Thơ,
nước mắm Phan Thiết, Nam Ô, Cát Hải, đồ gốm Thanh Hóa, Bát Tràng, đường Biên Hòa, sửa
chữa toa xe Vinh, cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, cao su Đồng Nai, sơ chế kẽm Quảng Yên,
xi măng Hải Phòng . . .
Đến năm 30 của thế kỷ XX, nổi lên vài đô thị trung bình như Hà Nội, Hải Phòng, Nam
Định, Sài Gòn, Đà Nẵng, tách biệt khỏi nông thôn. Còn lại hầu hết là đô thị hành chính nhỏ, đô
thị đồn trú dọc biên giới như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Dân số đô thị
chỉ đạt dưới 10% so với tổng dân số cả nước.
4.3.2.4 Đô thị hóa sau Cách mạng Tháng 8/1945:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 114


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Thời kỳ 1945-1975: miền Bắc gia tăng tốc độ đô thị hóa, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
đi đôi với hợp tác hóa, cơ khí hóa, thủy lợi hóa. Tại các đô thị lớn nhỏ, chính quyền các cấp xây
dựng 1 hệ thống công trình phúc lợi công cộng khá hòan chỉnh: nhà trẻ, trường học, bệnh viện,
câu lạc bộ, nhà hát, bảo tồn . . .
Miền Nam, dân cư nông thôn dồn vào ấp chiến lược, xây dựng hệ thống đường giao
thông và sân bay chiến lược. tốc độ đô thị hóa nhanh (những năm 60) thông qua việc mở rộng
đô thị cũ (Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng, Cần Thơ, Buôn Mê Thuột, Pleiku . . .) hình thành những
đô thị mới bên cạnh các căn cứ quân sự (Cam Ranh, Trà Nóc, Vị Thanh, Mộc Hóa, Đắc Tô,
Xuân Lộc, Chu Lai, Phú Bài . . .) và các ấp chiến lược theo kiểu “thị tứ” dọc các đường huyết
mạch. Tỷ lệ dân số đô thị so với tổng dân số miền Na, từ 10% tăng lên 30%, hệ thống đô thị phát
triển nhanh, nhưng mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến tranh. Cho nên, hầu hết các đô thị mang
tính chất dịch vụ chứ không mang tính sản xuất. hình thành khu công nghiệp Biên Hòa.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tập trung hoàn thiện chủ yếu ở TP Sài Gòn dự kiến
chọn làm thủ phủ của cả miền Nam. Còn lại các đô thị khác đều là bán vĩnh cửu và tạm thời,
nhất là hệ thống xử lý chất thải đô thị, và nhà ở của tầng lớp lao động. các công trình lợi ích công
cộng phục vụ đông đảo nhân dân thiếu nhiều. Ở tất cả đô thị chỉ nổi nhất là hệ thống khách sạn,
tiêm nhảy, khu ăn chơi giải trí phục vụ quân đội viễn chinh.
Để bảo vệ các căn cứ quân sự, chiến lược phân bố dân cư vào các đô thị, thị tứ là xây
dựng các khu gia binh xung quanh các sân bay, kho bom đạn, kho nhiên liệu và xây dựng dọc
các tuyến giao thông chiến lược các thị tứ cho những người di cư từ miền Bắc vào. Cấu trúc đô
thị miền Nam bao gồm các khu chức năng:
- Khu công sự, kho quân khí, quân lương, sân bay, đồn tru` và khu gia binh, tách
biệt thành 1 khu riêng.
- Khu của giới thượng lưu với những công sở, cao ốc phố khang trang cho thương
mại, vui chơi giải trí, ngân hàng, khách sạn, biệt thự.
- Khu ở người thu nhập thấp và lao đông nghèo, khu nhà ổ chuột, thiếu tiện nghi
tối thiểu ở ven đô hoặc các hẻm.
Những điểm yếu kém đô thị miền Nam thời kỳ này:
- Thiếu các cơ sở sản xuất.
- Thiếu các công trình lợi ích công cộng phục vụ quảng đại quần chúng.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 115


Lược khảo Lịch sử Đô thị

- Môi trường vệ sinh công cộng và kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn chắp vá và tạm
thời.
Thời kỳ sau năm 1975: sau giải phóng, chúng ta có 2 hệ thống đô thị mà cấu trúc không
hoàn toàn giống nhau, cần điều chỉnh cho đồng nhất, từ phân vùng kinh tế, phân bố công nghiệp
cho đến phân bố dân cư trên lãnh thổ.
Cần tăng cường hạ tầng cơ sở đô thị để tạo khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, mở rộng 1 số cảng biển xuất nhập khẩu, 1 số cửa khẩu biên giới để hòa nhập vào thị
trường khu vực, quốc tế, kết hợp chiến lược phát triển mở rộng du lịch, nghỉ dưỡng, giao tiếp
đón khách quốc tế.

CHƢƠNG 5: ĐÔ THỊ THỜI KỲ CẬN ĐẠI

5.1 Đặc điểm đô thị thời kỳ Cận đại.


-Cuối thế kỷ XVI, quan hệ sản xuất TBCN không ngừng lớn mạnh, năng suất lao động
ngày càng cao, mậu dịch thương nghiệp càng phát đạt, sự phân hoá giai cấp ngày càng mạnh mẽ.
Sau thế kỷ XVI, những đường hàng hải mới và việc chinh phục các vùng đất mới đã kích thích
sự phồn vinh của các đô thị. Đến giữa thế kỷ XVI, cách cuộc cách mạng giai cấp tư sản đã thủ
tiêu chếđộ phong kiến xây dựng chếđộ tư bản chủ nghĩa. Kinh tếđô thị rất phồn vinh nên các đô
thị cũng không ngừng lớn lên và các đô thị mới không ngừng xuất hiện.
-Những đặc điểm của đô thị thời kỳ Cận đại:
+ Đô thị phát triển trong một bối cảnh nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa đô thị và nông,
giữa trung tâm và ngoại ô, giữa tư sản và vô sản…
+ Phương thức sản xuất đại công nghiệp đã làm thay đổi bố cục, công năng, kết cấu của
đô thị.
+ Đô thị có đất đai tăng nhanh nhưng dân sốđậm đặc, điều kiện cưtrú chen chúc, điều
kiện vệ sinh và môi trường kém cỏi.
+ Trong đô thị có những ưu điểm và tồn tại những nhược điểm vềcác mặt trang thiết bị
phục vụ công cộng và giao thông.
+ Trong đô thị tồn tại một số vấn đề về thẩm mỹ kiến trúc, đô thị.
5.2 Quy hoạch và cải tạo đô thị thời kỳ Cận đại.
-Hiện trạng phát triển thiếu kiểm soát của đô thị Cận đại không chỉảnh hưởng đến người
dân đô thị mà còn tác động đến cả các nhà cầm quyền, buộc họphải tiến hành những hoạt động

- TC Quản lý Đô thị- Trang 116


Lược khảo Lịch sử Đô thị

xây dựng và cải tạo phù hợp. Trong khi tại châu Âu, công việc chính là cải tạo lại các đô thị lớn
như London và Paris thì tại Mỹ là việc quy hoạch cho các đô thị mới như NewYork và
Washington.
-Cao trào của quy hoạch cải tạo Paris diễn ra dưới thời đại Napoleon III. Một "giải pháp
ngoại khoa" được thực hiện với tư tưởng sẵn sàng phá bỏ mọi chướng ngại vật để việc cải tạo
Paris trở thành hiện thực. Dưới sự chỉđạo không mệt mỏi của Nam tước Haussmann, trong 18
năm liền (1852 - 1870), Paris đã đổi mới về cơ bản và mang hình ảnh của một đô thị lớn. Trước
tiên, Haussmann đã tạo nên những đại lộ "trơn tru như những cái xi-lanh" bằng việc mở rộng các
ngõ hẻm, phá bỏ các góc tối, tổ chức các trục đường chính kết hợp với hai tuyến vòng hình oval,
xây dựng nhiều quảng trường mới. Tiếp đến là giải quyết vấn đề giao thông đối ngoại các đại lộ
nối các khu trung tâm với hệ thống nhà ga đường sắt bên ngoài. Nhằm tạo nên một hình ảnh
Paris đẹp, trật tự và "rực rỡ quang vinh", Haussmann đã tiến hành phương pháp phân khu đại quy
mô để xây dựng lại các khu phố với kiến trúc theo kiểu sinh lợi với những dãy nhà có tầng dưới
làm cửa hàng, các tầng trên cho thuê. Haussmann cũng đã thiết lập một hệ thống cây xanh cho
Paris bằng việc chỉnh trang hai công viên rừng, xây dựng các công viên và dải cây xanh. Trong
đồ án của Haussmann, có một dự kiến lớn mà ông đã thực hiện được là việc sát nhập vùng ngoại
vi Paris với 18 xã vào thành phố Paris thể hiện một tầm nhìn xa về quy hoạch vùng trong xây
dựng đô thị.
-Trong hoạt động xây dựng đô thị Cận đại, việc xây dựng các đô thị mới tại Mỹ như
Newyork và Washington cũng là những hoạt động nổi bật. NewYork là nơi mà quy hoạch đô thị
thể hiện rõ nhất tính thực dụng của chủ nghĩa tư bản. Theo tổng mặt bằng NewYork năm 1811,
gần như toàn bộ khu vực đảo Manhattan được vạch ngang dọc bởi những tuyến đường thẳng góc
tạo nên nhiều lô phố nhưnhau. Các công trình được xây dựng dày đặc và phát triển theo chiều
cao trong điều kiện giá đất đắt đỏ. Các công viên chỉđược thêm vào sau này trong giai đoạn phát
triển sau của đô thị. Trong khi đó, Washington với vai trò là thủđô của nước Mỹ, lại có một tổng
mặt bằng theo kiểu khác. Phương án quy hoạch Washington được đề xuất bởi Charles L’Enfant,
vào năm 1791, kết hợp giữa mạng ô cờ và đường chéo tạo nên vẻ hài hoà trong kiến trúc đồng
thời nhấn mạnh hai khu vực chính của thủđô là khu vực Nhà Trắng và khu vực Capital. Với các
quảng trường và không gian xanh, quy hoạch Washington đã hấp thu văn hoá Pháp và ít nhiều
chịu ảnh hưởng của phong cách Baroque.
CHƢƠNG 6: ĐÔ THỊ THỜI HIỆN ĐẠI

- TC Quản lý Đô thị- Trang 117


Lược khảo Lịch sử Đô thị

6.1 Những lý luận đô thị Hiện đại đầu thế kỷ XX.


6.1.1 Những lý luận vềđô thị lý tƣởng không tƣởng của Charles Fourier, Robert
Owen và William Moris.
-Một đô thị theo mô hình của Charles Fourier bao gồm ba khu vực hành chính, công
nghiệp và nông nghiệp tuần tự từ trong ra ngoài. Đơn vị cơ bản của thành phố là Phalanstère
(cung điện xã hội) cao ba tầng, các khối nhà có các hành lang kín nối với nhau, có sưởi ấm trong
mùa đông và có khả năng thông gió vào mùa hè. Các cánh nhà ở giữa được dùng để cho người
dân và dùng cho các công trình có chức năng yên tĩnh, các cánh nhà bên phải dùng làm nơi tiếp
khách, các cánh nhà bên trái là các phân xưởng gây tiếng ồn được tập trung riêng. Trong Cung
điện xã hội còn bố trí nhà ăn, nơi vũ hội, nơi họp hành...
-Các "Đơn vịđô thị" của Robert Owen có dạng một hình vuông, đặt giữa các vùng đất
nông nghiệp. Toà nhà trung tâm của "Đơn vịđô thị" này là bếp nấu và các nhà ăn tập thể, phía
bên phải là toà nhà dùng làm nhà trẻ, nhà văn hoá, giảng đường…, phía bên trái có toà nhà thư
viện, trường học… Toà nhà lớn bao quanh hình vuông có bốn cạnh với ba cạnh là nhà ở gia đình,
cạnh thứ tư dùng làm nhà ngủ cho trẻ em lớn hơn ba tuổi với các phòng bảo mẫu. Bên goài nhà
là vườn, tiếp đến là các xưởng sản xuất cơ khí, kho thiết bị nông nghiệp và xa nhất là các trại xen
kẽ với nhà máy... Những "Đơn vịđô thị" này, giống như những công xã nông thôn, còn được gọi
là những "Làng Tân hoà hiệp", có thể sản xuất để tự cung tự cấp theo chếđộ phân phối.
- William Moris chủ trương phục hồi lại nền sản xuất mỹ nghệ thủ công, mong muốn xây
dựng một đời sống xã hội như thời Trung thế kỷ yên bình. Theo William Moris, đất đai phải
được hoàn toàn phi đô thị hoá, tất cả các sự tập trung dân cư phải được ngăn chặn, phải làm sao
cho các thành phố lớn biến mất và xây dựng nhiều thành phố nhỏ. Nhà cửa phải được xây dựng
phân tán, đặt cách xa nhau nhờ vậy sự tiếp cận với thiên nhiên sẽ tốt hơn.
6.1.2 Quan niệm về xây dựng đô thị của Camilo Sitte.
Camilo Sitte là người đại diện cho nền quy hoạch đô thị hữu cơ có tiếng vang nhất định ở
nhiều nước châu Âu vào cuối thế kỷ XIX. Trong cuốn sách "Nghệ thuật xây dựng đô thị" (1899)
ông đã chỉ trích thẳng thừng "chủ nghĩa cổđiển" và "hình dáng quy tắc" thường thấy đương thời
thay vào đó là một cơ cấu đô thị có sự hài hoà và linh hoạt như một cơ thể sống. Ông viết: "Một
đồ án đô thị là một tác phẩm nghệ thuật của kiến trúc, nên không thể do những uỷ ban hay những
bàn giấy tạo ra". Camilo Sitte nhiệt liệt cổđộng cho kiểu mặt bằng đô thị không quy tắc, uốn lượn
tự do như các đô thị châu Âu thời Trung cổ. Ông nhấn mạnh vai trò của điểm nhìn, tầm nhìn, đối

- TC Quản lý Đô thị- Trang 118


Lược khảo Lịch sử Đô thị

tượng quan sát và hiệu quả nghệ thuật chỉ xuất hiện khi cảnh quan đô thị luôn luôn biến hoá, thay
đổi.
6.1.3 Học thuyết Thành phố vƣờn của Ebenezer Howard.
-Vào cuối thế kỷ XIX, Ebenezer Howard lần đầu tiên đã nêu ra một học thuyết khoa học
quy hoạch đô thị Hiện đại: lý thuyết về Thành phố vườn. Thành phố vườn được xây dựng trên ba
nguyên tắc cơ bản sau: (1) Kiểm soát sự bành trướng đô thị và hạn chế việc tăng dân số lao động
đô thị, (2) Loại trừ nạn đầu cơđất, (3) Điều hoà các hoạt động sinh hoạt.
-Hệ thống Thành phố vườn của Howard bao gồm 6 thành phố vườn (mỗi thành phố có 32
000 dân) bao quanh một thành phố mẹ (có 58 000 dân). Mỗi Thành phố vườn được xây dựng
trên một khu đất 400 ha, với 2000 ha vòng ngoài là khu cây xanh và đất dùng vào mục đích nông
nghiệp. Mỗi Thành phố vườn đó hình thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm và được chia
đều bởi các đại lộlớn. Howard viết: "Sáu đại lộ lớn, mỗi đại lộ rộng 36 m, xuyên qua thành phố
xuất phát từ trung tâm, chia thành phố thành 6 phần đều nhau là các khu ở. Ở trung tâm, một
không gian vòng tròn khoảng 2,2 ha được dành cho một vườn hoa lớn. Các công trình công cộng
được đặt quanh vườn hoa này như toà thị chính, phòng hoà nhạc, hội trường, thư viện, bảo tàng
... Quanh công viên trung tâm, tại nơi cắt qua các đại lộ bố trí các Cung thủy tinh hướng về phía
công viên là nơi gặp gỡ cho công chúng vào lúc mưa gió. Đây cũng là nơi trưng bày và bán
những sản phẩm thủ công nghiệp, tiến hành những dịch vụ thương nghiệp... Hình thức kiểu vòng
tròn của nó sẽ phục vụ tiện lợi cho toàn thể dân chúng đô thị, từđây đến nhà ở xa nhất cũng chỉ
có khoảng cách 550 m… Ở giữa bán kính 550 m nói trên lại có một đại lộ cây xanh vòng tròn
rộng 128 m, là nơi đặt trường học, chỗ chơi trẻ em, nhà thờ... Các khu ởđược bố trí các nhà bếp
công cộng, vệ sinh được bảo đảm nghiêm ngặt. Một tuyến xe lửa sẽđược chạy vòng ngoài để chở
hàng đến các nhà máy, tránh được hiện tượng các xe tải chạy xuyên qua thành phố, các chất thải
hữu cơđược dùng vào nông nghiệp, không khí được bảo đảm trong lành, điện được dùng rộng
rãi... Vành ngoài của Thành phố vườn được đặt những nhà máy, xí nghiệp, không độc hại. Mỗi
Thành phố vườn là một đơn vị tự trị, nối liền với thành phốmẹ bằng 6 đường xe lửa và bản thân
các Thành phố vườn cũng được nối liền với nhau bởi một tuyến xe lửa chạy vòng tròn. Khi
Thành phố vườn đủ lớn như quy mô đã nói, một thành phố mới sẽ ra đời và cứ nối tiếp như vậy.
6.1.4 Thành phố tuyến của Soria y Mata.
-Soria y Mata có một sự say mê đặc biệt đối với vấn đề giao thông cũng như các vấn đề
khác của đô thị nên vào năm 1882, ông đã đề ra mô hình Thành phố tuyến như một hình thức đô

- TC Quản lý Đô thị- Trang 119


Lược khảo Lịch sử Đô thị

thị tương lai. Mô hình Thành phố tuyến của Mata là một hình thức phân bố dân cư theo một dải
hẹp rộng 500 m và có thể kéo dài tuỳ theo sự cần thiết. Mata chủ trương giao thông vận tải, đặc
biệt là đường sắt, là nhân tố quyết định sự hình thành đô thị. Trong khoảng 500 m rộng kéo dài,
tuỳ sựcần thiết sẽđặt đường xe chạy, đường cấp nước, đường dây điện... Hai bên là các khu ở, cứ
cách một đoạn là có một cơ cấu quản lý thị chính. Thành phố tuyến sẽ là phương cách hữu hiệu
để nối liền các điểm dân cưđô thị.
-Sơđồ nguyên tắc của Thành phố tuyến của Soria y Mata bao gồm các thành phần sau
đây: tuyến giữa là đường giao thông chính rộng 40 mét, trên trục này có đường sắt điện khí hoá;
hai dải đất hai bên dành để xây dựng nhà ở (dải đất đủ rộng để chia ra 7 lô đất hình chữ nhật theo
chiều sâu cho 7 dãy nhà), các đường thẳng góc với đường chính rộng 20 mét, các nhà có tỷ lệ
diện tích xây dựng trên diện tích khu đất là không lớn hơn 20%, mỗi nhà có vườn hoa riêng và
chỉ xây dựng chỉ 2-3 ba tầng với các kiểu đa dạng khác nhau; hai dải ngoài cùng hai bên là dành
cho cây xanh và đất nông nghiệp.
6.1.5 Thành phố công nghiệp của Tony Granier.
- Tony Granier là người đã đưa ra nhiều đề nghị cụ thể, chính xác cho một khái niệm đô
thị phù hợp với thời kỳ mới: Thành phố công nghiệp. Mô hình này có khả năng thoả mãn được
nhu cầu của con người trong thời đại công nghiệp hoá, chú ý đến cấu trúc cân đối mới thành phố
trên quan điểm kỹ thuật tiến bộ, chú ý đến cái đẹp quần thể, chú ý đến ảnh hưởng của các
phương tiện giao thông hiện đại. Thành phố công nghiệp theo Tony Granier có các chức năng
sau đây: ở, làm việc, nghỉ ngơi, văn hoá và giao thông.
- Thành phốđược dự kiến cho 35 000 dân, đặt ở phía Tây và phía Nam của thành phố cũ.
Khu vực ởở phía Tây, khu văn hoá thể dục thể thao ở phần giữa, ởvùng biên của khu ởđặt các
trường kỹ thuật và nghệ thuật, ở phía Bắc đặt bệnh viện trung tâm. Rải rác trong khu ở có bố trí
các trường học phổ thông. Khu vực phía Nam thành phố cũđặt khu công nghiệp. Một tuyến
đường xe lửa phân cách thành phố mới, thành phố cũ với khu công nghiệp, trên đó có bố trí nhà
ga chính và nhà ga hàng hoá. Khu công nghiệp đặt gần sông với những bến cảng lớn tạo điều
kiện thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hoá. Tony Granier đã bố trí cả cây xanh cho cả khu
công nghiệp. Các khu nhà ở có mặt bằng tự do, dùng cửa kính băng ngang, hòa lẫn trong không
gian cây xanh với những đường đi bộ. Thành phốđược nối liền với nhau bằng xe điện, khu dân
cư chính trải dài thành một tuyến 6 km rộng 600 m, có đủđất đai dự trữ cho cả khu nhà lẫn khu
công nghiệp, có đập thuỷđiện cung cấp điện cho toàn thành phố, các trường học được tổ chức

- TC Quản lý Đô thị- Trang 120


Lược khảo Lịch sử Đô thị

theo kiểu " trường học xanh" với nhiều cây cối, thảm cỏ...

CHƢƠNG 7: ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX


Chiến tranh thế giới I (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nặng nềở châu Âu. Sau chiến
tranh, mọi người đổ vềđô thị tạo nên một làn sóng đô thị hóa ồạt. Giao thông đô thị trở thành vấn
đề hết sức căng thẳng, những lý luận không tưởng trước đây muốn thoát ly khỏi đô thịđã không
còn chỗđứng trước thực tếđô thị cứ tiếp tục phình to ra mãi. Cùng thời gian này, cách mạng
tháng Mười thắng lợi ở Nga đã đặt nền móng cho một kiểu hoạt động xây dựng đô thị hoàn toàn
mới.
7.1 Các phƣơng án quy hoạch đô thị của Le Courbusier.
- Le Courbusier ngoài việc xây dựng một nền kiến trúc mới chống lại phái hàn lâm kinh
viện, đã coi quy hoạch đô thị là một công việc có tầm quan trọng chiến lược, sống còn đối với
văn minh nhân loại. Ông coi "quy hoạch đô thị là chìa khoá" để giải quyết mọi vấn đề kiến trúc
xây dựng. Le Courbusier là tác giả của các phương án thành phố ba triệu dân, phương án cải tạo
trung tâm Paris và nhiều phương án quy hoạch các đô thị nhiều nước trên thế giới..
- Mô hình thành phố ba triệu dân được Le Courbusier đưa ra vào năm 1922. Ông phê
phán kiểu xây dựng hỗn loạn vô chính phủ hiện tại, muốn thực hiện một cách xây dựng có quy
luật, có trật tự, chủ trương xây dựng hàng loạt, xây dựng công nghiệp hoá. Mô hình Thành phố
ba triệu dân là dưới dạng một hình chữ nhật lớn, có những trục giao thông chính và phụđan nhau
90° hoặc 45°. Ở giữa trung tâm thành phố rộng lớn 350 ha là khu vực làm việc, dịch vụ với 24
nhà chọc trời cao 60 tầng, mỗi nhà đặt cách nhau 150 mét. Bao quanh khu nhà này là khu ởđầy
cây xanh dành cho 400-600 nghìn người với các nhà cao tầng kiểu. Ngoài cùng là khu ở kiểu sân
vườn với hai triệu dân. Các khu công nghiệp, các thị trấn-vườn được đặt ở ngoại vi. Thành phố
có hai trục giao thông chính thẳng góc với nhau tạo thành hai trục quy hoạch cắt nhau ở trung
tâm đô thị, mỗi trục rộng 180 mét. Nhà ga chính đặt ở trung tâm với hệ thống giao thông cả trên
và dưới mặt đất.
7.2 Mô hình Đô thị vệ tinh của Raymond Urwin.
-Năm 1922, Raymond Urwin công bố cuốn sách "Thực tiễn quy hoạch đô thị", đặt cơ sở
nền móng cho lý thuyết thành phố vệ tinh. Mô hình này dưa trên cơsở thiết lập một mạng lưới
các đô thị nhỏ bao quanh một đô thị lớn qua đó có thểphân tán bớt dân các đô thị lớn và bảo đảm
cho trung tâm đô thị phát triển tương đối độc lập, nhằm tạo điều kiện sống có lợi hơn cho nhân

- TC Quản lý Đô thị- Trang 121


Lược khảo Lịch sử Đô thị

dân đô thị. Sơđồ hệthống Đô thị vệ tinh là một mạng lưới gồm 9-10 thành phố nhỏ bao quanh
một thành phố chính. Ở thành phố chính này có khu công nghiệp ở phía đông, khu thương
nghiệp ở chính tâm, vòng ngoài là các khu ở. Các đô thị vệ tinh đặt cách thành phố chính 40-50
km. Tuy lý thuyết thành phố vệ tinh của Raymond Urwin không có gì cách tân lắm so với Thành
phố vườn của Ebenezer Howard nhưng lại được dư luận chú ý và có một số thực tiễn chứng
minh rằng nó có thể áp dụng được ở nhiều nước, trên cơ sở bổ sung một số thành phần chức
năng đô thị cho nó.
7.3 Mô hình Đơn vịở láng giềng của Clarence Perry.
-Clarence Perry là người đã đề xuất một mô hình xây dựng đô thịđược ứng dụng nhiều
nhất trên thế giới với nhiều tên gọi khác nhau và vẫn còn giá trịđến ngày nay: Mô hình Đơn vịở
láng giềng. Đó là một đóng góp quan trọng vào nền văn hoá xây dựng đô thị Hiện đại, khai thông
một hướng phát triển đô thị hợp lý mới, luận thiết của Perry thực sựđã gây một chấn động trong
dư luận các giới chuyên môn và công chúng.
-Những nguyên tắc tổ chức cơ bản của mô hình Đơn vịở láng giềng:
+ Những Đơn vịở láng giềng được bao quanh bởi những tuyến giao thông chính, bên
trong khu ở chỉ có đường nội bộ, không được xuyên qua mà chỉcó đường cụt.
+ Bố trí và sử dụng hợp lý các công trình dịch vụ; trường học đặt gần với lõi không gian
cây xanh, trường học và nhà trẻ nối liền với các đường đi bộ, cách ly hoàn toàn các đường lớn,
khu vực nghỉ ngơi công cộng và các công trình công cộng được hợp nhóm đặt gần không gian
cây xanh. Các cửa hàng nên đặt ở vành ngoài khu ở, gần các nút giao thông công cộng.
+ Số lượng người của khu ở phù hợp với quy mô các công trình phục vụ (5000-6000 dân
tương ứng với trường học có 1000 học sinh). Ngoài ra phải chú ý đến bán kính phục vụ từ trung
tâm ra vành ngoài bán kính nên lấy khoảng 400m.
Với cách tổ chức này và việc sử dụng chung các công trình dịch vụ các mối quan hệ láng giềng
sẽ phát triển tạo nên môi trường ở tốt và sống động.
7.4 Thành phố thôn dã của Frank Lloyd Wright và Thành
phố phân tán của Eliel Saarinen.
- Thành phố thôn dã kiểu phân tán của Frank Lloyd Wright ra đời năm 1935 là một sự
phản kháng của ông về cuộc sống trong các đô thị lớn. Wright đã mô tảđô thị của mình với hồ,
sông, với các nhà ở biệt lập xây dựng trên các khu đất rộng, ngập trong cây xanh. phía Tây Bắc
thành phố có một khu trung tâm với một nhà hành chính cao đột xuất, có công viên, sân bãi thể

- TC Quản lý Đô thị- Trang 122


Lược khảo Lịch sử Đô thị

thao, vườn động vật, nhà thuỷ tạ ... Thành phố sử dụng các phương tiện giao thông hiện đại, có
nhiều đường ô tô rộng nối liền với các sân bay và các tuyến đường xe lửa. Phạm vi đi lại cho
dịch vụ, công việc làm chỉ trong khoảng 16-32 km với thời gian đi lại 10-40 phút. Khái niệm đô
thị của Wright gắn với việc đề cao cá nhân, chống lại con "quái vật cơ khí" và giải thoát con
người khỏi cách sống "cả gói".
- Thành phố phân tán của Eliel Saarinen cũng dựa trên một ý tưởng giảđịnh một cách lý
tưởng về thiên nhiên và xã hội. Saarinen cho rằng nếu thành phố ban đầu là một hình vuông đặc
thì sau 10 năm, 20, 30, 40 năm và 50 năm sau sẽ phân hoá thành từng mảng nhỏ như những
mảng thuỷ tinh vỡ hình thành nên một cấu trúc phân liệt. Saarinen đặc biệt chú ý vấn đề giao
thông giữa các thành phần trong cấu trúc vì ông cho rằng đưa nhà máy, trường đại học, viện
nghiên cứu và các nhà làm việc vào trong khu ở là không thực tế. Qua những phân tích của mình,
Saarinen cho rằng trong một chừng mực nào đó thành phố lớn có thể chấp nhận được như là một
đơn vị thống nhất nhưng với điều kiện là phải cải tạo khi nó đã suy thoái, và phải có sự phân tán
hữu cơ.
7.5 Hiến chƣơng Athens và C.I.A.M.
-C.I.A.M là tên gọi của Hiệp hội kiến trúc sư quốc tế thành lập năm 1928 còn hiến
chương Athens là một cương lĩnh có tính chất chiến lược về quy hoạch đô thị của hiệp hội được
soạn thảo năm 1933 tại Athens. Mục đích của C.I.A.M là đúc rút kinh nghiệm của kiến trúc hiện
đại, giới thiệu những ý tưởng mới, phổ biến rộng rãi tư tưởng của kiến trúc hiện đại vào đời sống
xã hội, nhằm gây một công luận phổ biến có lợi cho nền kiến trúc mới.
-Bản hiến chương về xây dựng đô thị này - căn cứ vào thực tế khủng hoảng đô thị thế
giới -đã đề xuất ra 5 đại mục chính là: Nhà ở, Giải trí, Việc làm, Giao thông và di sản lịch sử với
95 đề nghị. Phần một của bản hiến chương đã đề cập đến vấn đềĐô thị và Vùng đô thị. Phần hai
nói đến tình trạng hiện đại của các đô thị, tiến hành phê phán và đề ra phương pháp cải tạo
chúng, nêu lên điểm đầu là nhà ở (phê phán tình cảnh ở tồi tàn ở các đô thị); điểm thứ hai nói
đến vấn đề nghỉngơi (nhấn mạnh tầm quan trọng của không gian cây xanh); điểm thứ ba là công
việc làm (nêu lên việc bố trí bất hợp lý các khu vực đô thị); điểm thứ tư là những quan điểm về
giao thông (nêu lên hiện trạng và phương pháp cải tạo), điểm thứnăm bàn vềđi sản đô thị (chủ
trương cứu vãn những giá trị văn hoá). Phần ba (kết luận) đã đề ra việc thành phố phải bảo đảm
về mặt vật chất và tinh thần, tự do cá nhân, lợi ích tập thể cho cộng đồng đô thị.
7.6 Trƣờng phái quy hoạch đô thị Xô Viết những năm 1920 - 1930.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 123


Lược khảo Lịch sử Đô thị

-Sức bật mạnh mẽ của hoạt động xây dựng đô thịở Liên Xô trong những năm 1920-1930
có cơ sở kinh tế-xã hội từ việc Liên Xô đã quốc hữu hoá toàn bộđất đai lãnh thổ. Rất nhạy cảm
với sựđe doạ của các đô thị lớn, các nhà kiến trúc đô thị Xô Viết đã đề ra khái niệm "Trục phân
bố" dân cư, nhằm hạn chế việc tạo thành các đô thị lớn, tiêu diệt mâu thuẫn giữa thành phố và
nông thôn. Những trục phân bố như vậy đặt dọc theo các tuyến đường giao thông, với đầy đủ các
thành phần: các khu ở, khu văn hoá dịch vụ, khu công nghiệp và cà các khu nông nghiệp.
-Một mô hình quy hoạch đô thị quan trọng đã được đưa vào thực tiễn xây dựng thành phố
Stalingrad bởi Miliutin là quan niệm Thành phố dải, một hình thức thành phố tuyến nhưng với
những khái niệm cách tân hơn. Miliutin đã đặt thành phố trải dài theo triền sông Volga, theo thứ
tự từ bờ sông ra bên ngoài là dải nhà ở, tiếp đến là đại lộ sau đó đến dải cây xanh rộng 500 mét:
rồi đến dải đất dùng cho khu công nghiệp, ngoài cùng là đường xe lửa.
CHƢƠNG 8: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI THỜI KỲĐẦU
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II
Cuộc chiến tranh thế giới thứ II kết thúc với sự tổn thất nặng nề về mọi mặt trong đó có
đô thị, việc tái thiết các thành phố lớn trở nên cần thiết. Các nước TBCN phương Tây thời hậu
chiến đã chú ý đến vấn đề xây dựng các tiểu khu nhà ở, muốn tăng độ lớn của các đơn vị quy
hoạch để thuận lợi cho việc bố trí dịch vụvà cây xanh. Trong lãnh vực giao thông, xu hướng
chung là tiến tới phân công chức năng cho các loại đường, bố trí hệ thống đường đi bộở một số
khu vực đô thịvà tách hệ thống này khỏi những tuyến đường ô tô cao tốc, mở rộng chiều rộng
đường, giảm bớt số ngã tư, xây dựng những xa lộ cao tốc.
8.1 Hoạt động xây dựng Brasilia.
-Năm 1956, chính phủ Brasil tổ chức cuộc thi phương án quy hoạch cho thành phố thủđô
mới của đất nước này-thành phố Brasilia. Phương án đoạt giải nhất của Lucio Costa có cách tổ
chức không gian cho Brasilia độc đáo khác thường. Thành phố dự kiến cho 50 vạn dân này có
hình dáng một chiếc máy bay, hai cánh lớn bố trí các khu ở, thân máy bay là trục chính của thành
phố trên đó bốtrí nhiều công trình công cộng quan trọng, ởđỉnh bố trí quảng trường Tam quyền
hình tam giác trên đó đặt những công trình lớn đầu não của Nhà nước, phần đuôi hình máy bay
đặt nhà ga xe lửa và các xí nghiệp thủ công nghiệp.
-Năm 1958, thành phốđược khởi công và chỉ mấy năm sau đã hoàn thành về cơ bản. Trục
chính (thân máy bay) dài 6 km, trục phụ hình vòng cung (hai cánh) dài 13 km. Nơi hai trục cắt
nhau bố trí các công trình thương nghiệp, văn hoá giải trí v.v..., từđây đi theo trục chính về phía

- TC Quản lý Đô thị- Trang 124


Lược khảo Lịch sử Đô thị

Đông (đến đỉnh của máy bay) là 12 toà nhà lớn dành cho các bộ, tiếp đến là quảng trường Tam
quyền trên đặt nhà Quốc hội Brasil và hai toà nhà Ban thư kí, nhà làm việc của Tổng thống và
Toà án tối cao. Hai khu vực nhà ở lớn hai bên trục chính được tổ chức theo kiểu "siêu phường".
Việc phân cấp các tuyến đường giao thông rất rõ ràng, xe ô tô không chạy vào các khu vực ở,
đường sá giao cắt nhau lập thể. Đường xe lửa chạy qua nhà ga ở phía "đuôi máy bay" không cắt
qua thành phố. Cây xanh được bố trí men theo hai khu ở, các khu biệt thự bố trí gần hồ nước.
8.2 Hoạt động xây dựng đô thị của Le Corbusier ở Pháp và Ấn Độ.
-Đơn vị nhà ở lớn Marsailles (xây dựng 1947-1952), dài 165 mét, cao 56 mét, rộng 24
mét do Le Corbusier thiết kế thực sựđã là một thành phố, hay một thịtrấn. Ngoài chức năng ở các
phương tiện dịch vụ công cộng, văn hoá giáo dục, thểthao cũng được bố trí hợp khối vào trong
toà nhà đồ sộ này. Toàn bộ nhà có 17 tầng, dưới để trồng cây xanh ăn lan vào và để làm gara ô
tô. Ở tầng 7 và tầng 8, được đặt các dịch vụ phục vụ cấp I, tầng trên cùng có nhà trẻ, mẫu giáo,
trên mái có vườn hoa, sân chơi, đường chạy, chỗăn uống ngoài trời, 15 tầng ở gồm 337 căn hộở
với các kiểu từ căn hộđộc thân đến hộ 10 người, chứa được 1600 người.
-Việc thực hiện quy hoạch thành phố Chandigarh, thủ phủ bang Panjab ởẤn Độ của Le
Corbusier một sự kiện lớn khác trong hoạt động xây dựng đô thị thếkỷ XX. Thành phố nằm dưới
chân dãy Hymalaya, với 50 vạn dân dự kiến, đã được thiết kế dựa trên những nguyên tắc sau
đây:
+ Phân vùng công năng rõ rệt.
+ Phân loại đường giao thông hợp lý và tỷ mỉ.
+ Chú ý mối liên hệ giữa các khu vực ở-lao động-nghỉ ngơi và tôn trọng những giá trị sẵn
có của thiên nhiên, những yếu tốđặc thù của khí hậu.
+ Chú ý tác dụng xã hội quan trọng của đô thị, kiến trúc và đề cao tính chất nhân văn của
một đô thị kiểu mới.
8.4 Quá trình đô thị hoá ở Nhật Bản.
-Đặc điểm nổi bật nhất ở Nhật Bản trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II là sự phát
triển mạnh mẽ của nền văn minh công nghiệp đã dẫn đến sự hình thành các khu vực công nghiệp
lớn-liên đô thị. Trong khi dó, lí luận đô thị thay một cách chóng mặt từ những khái niệm về hiện
đại, hậu hiện đại, hiện đại mới... Trong bối cảnh đó, các kiến trúc sư Nhật Bản đã đưa ra nhiều
đồ án quy hoạch dựa trên niềm tin sâu sắc về sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật.
- Kenzo Tange trong đồ án Tokyo 60, phát triển thành phố mới Tokyo trên biển, đã đề

- TC Quản lý Đô thị- Trang 125


Lược khảo Lịch sử Đô thị

nghị "một cuộc cải tổ về cơ cấu làm cho hình dáng hướng tâm và khép kín của thành phố trở
thành một cơ cấu tuyến tính, mở và có thể kéo dài". Tokyo 60 là một thành phố tuyến vượt
ngang qua mặt vịnh, hình thành bởi những mắt xích nọ nối tiếp mắt xích kia đặt ngang trên một
hệ thống cột bê tông, từ tuyến mắt xích này toả ra các đường ngang, trên đó đặt các quần thểở. Ở
khu vực giữa mắt xích hình chữ nhật là những tuyến đường cao tốc khác mức cao và những nhà
làm việc treo trên những khối hộp bê tông thẳng đứng làm nhiệm vụ giá đỡ và giao thông thẳng
đứng. Bên dưới là những chỗđể ô tô, không gian cây xanh. Các quần thể là những khối nhà cao
tầng có dạng mái dốc gợi lên hình ảnh kiến trúc Nhật truyền thống.
8.5 Quy hoạch đô thị hiện đại ở Anh.
-Nước Anh sau đạichiến thế giới thứ II có hoạt động xây dựng đô thị mạnh mẽđể lại
nhiều kinh nghiệm và những giá trị mới cho nền văn hoá xây dựng đô thịi. Thành tựu đáng chú ý
nhất ở Anh là trong hơn ba thập kỷđầu tiên sau chiến tranh, nước Anh đã xây dựng được hơn 35
đô thị mới với ba thế hệ khác nhau.
-Thế hệđô thịđầu tiên, được xây dựng trong khoảng thời gian những năm 1946-1950, bao
gồm 14 thành phố mới, trong đó có nhiều thành phố quan trọng như Harlow, Stevenage... Các đô
thị thuộc thế hệ thứ nhất thường có sơđồ tập trung, tán xạ, ở giữa đặt một trung tâm công cộng
quan trọng. Các thành phố này đã thực sự trở thành những trung tâm tự trị quan trọng, sau đó còn
thu hút cả dân số quanh vùng trong một phạm vi 20 km. Ở thành phố này đã có sự phân chia các
khu ở thành các đơn vị láng giềng, giao thông xe hơi đi lại thuận tiện ở vành ngoài trung tâm, đã
bố trí rất nhiều bãi đỗ ô tô và trung tâm công cộng với nhiều cửa hàng chuyên môn hoá, các công
trình văn hoá, hành chính đã có sức thu hút rất mạnh.
-Thế hệđô thị thứ hai, ra đời từ những năm 1950-1961, trong đó có Cumbernauld và
Hook là những thành phố rất nổi tiếng. Quy hoạch thế hệđô thịthứ hai tiêu biểu cho một xu
hướng mới sau khi có sự phê phán các đô thị thuộc
thế hệ thứ nhất. Cumbernauld đã không có các đơn vị cơ sở nhỏ là tiểu khu mà tất cả các
vùng ởđược đặt vây quanh khu trung tâm. Sự liên hệ nhà ở-trung tâm chỉmất 20 phút đi bộ, được
thực hiện bằng một hệ thống đường đi dạo và đường đi bộtrên cao, tách khỏi đường ô tô bên
dưới là một ưu điểm đáng tham khảo, kiểu tổchức giao thông này đã làm giảm hẳn một cách
đáng kể các tai nạn giao thông Việc tổ chức giao thông nhiều tầng và tập trung các chức năng
cần thiết vào một điểm tụ lớn của khu trung tâm đã đưa đến các tiện lợi đáng kể.
-Thế hệđô thị thứ ba, ra đời sau 1961, bao gồm 13 thành phố, trong đó có những thành

- TC Quản lý Đô thị- Trang 126


Lược khảo Lịch sử Đô thị

phố trở thành trung tâm kinh tế của vùng như Irvine, Livingston… và có những thành phố trở
thành các đô thị vệ tinh làm cân bằng dân sốđô thị vùng đô thị London như Peterborough,
Northamton... Thế hệđô thị thứ ba sau chiến tranh của Anh đã rút được những kinh nghiệm từ hai
thế hệđô thị trước, những đô thị này đã ra đời dựa trên những nghiên cứu về xã hội học, chú ý tạo
khả năng thích ứng với khung cảnh đô thị mới cho người ở, sử dụng cấu trúc hạt nhân cho các
khu ở mà không sử dụng kiểu tổ chức tầng bậc theo tiểu khu cứng nhắc. Tổchức cấu trúc hạt
nhân là tổ chức dùng các đơn vịở nhỏ kết hợp với việc tạo thành các đơn vị lớn hơn có trình tự
trong quy hoạch như sau: - Đơn vị nhỏ: 20-30 nhà ởtạo thành môi trường xã hội cơ sở hay "đơn
vị liên kết xã hội mạnh". -Nhóm ở: gồm 200-400 nhà ở có các cửa hàng và trường tiểu học kèm
theo. - Quần thểở hay là "đơn vị cộng đồng xã hội", với một trung tâm công cộng đầy đủ, đặt
cách xa không quá 5 phút đi bộ. -Khu nhà ở 25 000-30 000 dân với sơđồđa tâm.
8.6 Quy hoạch đô thị Hiện đại ở Pháp.
-Xây dựng đô thị hiện đại ở Pháp từ sau chiến tranh thế giới thứ II có thểquy tụ lại ở một
số những hoạt động chính thể hiện ở việc quy hoạch - xây dựng vùng đô thị Paris và xây dựng
một sốđô thị mới như khu Défense.
-Một đầu của Défense gắn với hai tuyến giao thông có cường độ giao thông thuộc loại
cao nhất Paris đã được áp dụng một trong những biện pháp xây dựng độc đáo: toàn bộ mặt đất
được phủ bởi những bản beton cốt thép lớn, bên dưới là các tuyến đường giao thông, các chỗđỗ ô
tô và đường ống kỹ thuật chạy ngầm, bên trên là một hệ thống các nhà tháp cao. Hệ thống đường
ngầm bên dưới bản phẳng có nhiều độ sâu với cốt cao khác nhau: ởđộ sâu thứ nhất đặt các tuyến
đường ô tô buýt, chỗđỗ xe con, ởđộ sâu thứ hai và thứ ba đặt các tuyến đường ô tô, chỗđỗ xe
con, hệ thống đường ống kỹ thuật, ởđộ sâu thứ tưđặt các tuyến đường ô tô buýt. Phía trên mặt
đất, hàng loạt các nhà cao tầng đã mọc lên là trụ sởcủa nhiều hãng và công ty lớn. Khu vực nhà ở
có số tầng thấp hơn với một trung tâm thương nghiệp và nhiều dịch vụ công cộng khác.
-Việc lớn lên không ngừng của thủđô nước Pháp đã buộc phải thiết lập một dự án phát
triển dài lâu cho vùng đô thị Paris. Đó là một dự án phát triển kiểu tuyến tính, tạo thành bởi hai
dải song song chạy bên ngoài nội thành Paris từhướng Đông Nam lên phía Tây Bắc, dự kiến kéo
dài mãi đến tận thành phố cảng Havre. Cấu trúc của đồ án này cho phép vùng đô thị Paris phát
triển một cách hài hoà khi đã dự kiến một mạng lưới thành phố cũ và mới phát triển theo kiểu
tuyến tính mà hạn chế kiểu phát triển hướng tâm. Quần thểđô thị này có diện tích 12000 km² có
các thành phần cấu thành sau đây:

- TC Quản lý Đô thị- Trang 127


Lược khảo Lịch sử Đô thị

+ Nội thành Paris và các khu vực đô thị lân cận Défense, Versailles, Créteil…
+ Một trục kép lớn gồm hai mũi tên chạy song song phía trên và dưới nội thành Paris xác
định hướng phát triển chính cho vùng đô thị Paris. Trục phía trên sẽ liên kết các thành phần đô
thị Bobigny, Saint Denis, Cergy Pontoise… thành một trục đô thị thống nhất. Trục phía dưới liên
kết các thành phần đô thị sẽliên kết các đô thị Melun, Évry, Mantes… thành một trục đô thị
thống nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 Kiến trúc Việt Nam – Các dòng tiêu biểu, Nguyễn Khởi, Trƣờng Đại học Kiến
trúc Tp. Hồ Chí Minh, 1991.
2 Kiến trúc Cổ đại Châu Á, Ngô Huy Quỳnh, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin,
1999.
3. Lịch sử Đô thị, Đặng Thái Hoàng, Nhà xuất bản Xây dựng, 2000.
4. Lịch sử xây dựng Đô thị Cổ đại và Trung đại Phƣơng Tây, Nguyễn Quốc Thông,
Nhà xuất bản Xây dựng, 2000.

- TC Quản lý Đô thị- Trang 128

You might also like