You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN TỐT NGHIỆP 2011

Phần 1: Phần chung cho tất cả thí sinh.

Câu 1: Đây là một dạng câu hỏi mới, bám sát nội dung Sách Giáo Khoa (SGK).
Đề thi không đánh đố mà theo nhiều thí sinh thì “dễ thở”. Giống dạng đề thi tốt
nghiệp theo chương trình mới tốt nghiệp THPT năm 2009 và năm 2010. Năm
2009 đề thi ra về câu chuyện xung quanh nhân vật Hạ Du trong tác phẩm THUỐC
của nhà văn Lỗ Tấn. Đó là nêu những bàn luận xung quanh của các nhân vật trong
quán nước về nhân vật Hạ Du. Năm 2010 đề văn là nêu Cuộc đời và sự nghiệp của
tác giả Sôlôkhốp. Như vậy có thể thấy, dạng đề thi năm nay không khó và đánh đố
thí sinh. Chỉ cần có kiến thức về khả năng phát hiện ra thông tin cuối đoạn văn
trong tác phẩm “Chiếc Thuyền Ngoài Khơi Xa” là có thể làm được.

- Hướng dẫn cách trình bày:

+ Về hình thức: Nên gạch đầu dòng từng ý riêng, không nên viết thành một đoạn
văn hoàn chỉnh. Bởi làm như vậy có hai 2 lí do: Thứ nhất, sẽ khiến giáo viên chấm
bài dễ dàng hơn vì các cách trình bày rõ ràng, dễ nhìn biết được thông tin trình
bày. Thứ hai, sẽ không khiến bài viết trở nên lan man vì cách sắp xếp và trình bày
khi viết thành đoạn văn. Ưu điểm của cách trình bày này đã được nhiều Giáo viên
văn hướng dẫn trong các kì thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, cách trình bày trên chỉ mang
tính kiểm tra kiến thức về đáp án trả lời chứ chưa đòi hỏi về cách viết bài hay. Nếu
là thí sinh giỏi Văn thì nên viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, còn đối với thí sinh
trung bình thì nên áp dụng cách trình bày trên. Điểm số sẽ nắm vững 70%.

+ Về nội dung: Phải nêu được cái nhìn của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng qua đoạn văn
cuối trong đoạn trích văn bản. Không nên sa đà vào các chi tiết vụn vặt không nói
lên được cái nhìn của nhân vật Phùng – chính là cái nhìn của tác giả Nguyễn Minh
Châu. Đặc biệt không nên sáng tạo, không biết chắc chắn thì không đưa vào.

+ Bức ảnh mà nghệ sĩ Phùng chụp là một bức ảnh đen trắng, ghi lại hình ảnh chiếc
thuyền đang từ tiến vào bờ trong màn sương sớm tại một làng chài miền trung.

Câu 2: Đây là một đề bài thuộc dạng “Nghị luận về một vấn đề trong xã hội”.
Xác định được dạng bài như vậy thì cách xác định dàn bài trình bày sẽ đi đúng
hướng.

- Hướng dẫn làm bài:


+ Về nội dung: Đầu tiên phải làm rõ bằng cách khái niệm hoặc định nghĩa: Bằng
các con đường đi đến tương lai… là như thế nào. Có bao nhiêu con đường? Việc
lựa chọn con đường đến tương lai khó hay dễ, phụ thuộc điều gì? Hãy trả lời bằng
các nội dung sau: Phụ thuộc vào năng lực học tập của bản thân; Phụ thuộc vào
điều kiện gia đình; Phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu nghề nghiệp sau này.
Nhưng chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết đề bài này bởi nó đã gợi y sẵn là : Bản thân
chúng ta chính là người quyết định con đường đó. Như vậy, thí sinh chỉ việc
dựa vào đây để mà nói ra được suy nghĩ của mình là do chính bản thân mình quyết
định. Mỗi suy nghĩ chính là một luận điểm, từ đó tìm dẫn chứng đưa vào làm rõ
luận điểm đưa ra.

Có hai hình thức trình bày có thể tham khảo như sau:

+ Cách 1: “Mở cửa sổ thấy núi”: Chính là phải đưa ngay vào phần mở đầu được
vấn đề cần bàn ở đây là “ Có rất nhiều sự lựa chọn trong nghề nghiệp nhưng bản
thân chúng ta chính là người quyết định”. Cách làm này ngắn gọn nhưng nêu được
vấn đề bài viết hướng tới. Đây là cách trình bày dành cho thí sinh trung bình,
không có khả năng và kiến thức sâu để dẫn dắt vấn đề. Tuy nhiên vẫn đảm bảo
điểm số của bài làm.

+ Cách 2: Chính là từ một câu chuyện, một câu tục ngữ, một châm ngôn, một câu
nói nổi tiếng của ai đó,… mà diễn giải về sự quan trọng ở quyết định của bản thân
trong việc chọn lựa một điều gì đó. Ở đây, đòi hỏi thí sinh phải có một kiến thức
tốt về văn học, am hiểu và có kĩ năng dẫn dắt vấn đề qua một sự việc có liên quan.
Với cách là này chỉ dành cho những thí sinh giỏi văn. Thí sinh trung bình không
nên chọn cách làm này, một khi đẫn dắt không đúng, sai thì dễ dẫn đến lạc hướng
đề tài bàn luận. Bài văn lạc đề không có điểm.

II. Phần riêng cho các thí sinh.

Câu 3a. Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng được đề bài ra không
hoàn toàn khó. Nó đã được ra trong một số kì thi tốt nghiệp trong nhũng năm gần
đây. Dựa vào các câu thơ trong đoạn trích trên có thể nắm được luận điểm để triển
bày.

Nếu là một thí sinh giỏi văn thì chỉ cần dựa vào đoạn thơ rồi triển khai và viết theo
cảm nhận. Ở đây, thơ đòi hỏi những cảm nhận hay, đúng, chính xác. Đặc biệt, giáo
viên khi chấm sẽ cho điểm cao nếu trình bày đúng vấn đề và khuyến khích cách
trình bày mới, có những phát hiện hay. Vì vậy, thí sinh có học lực trung bình
không nên sáng tạo thêm vì lí do này.

Hướng dẫn giải bài:


Đoạn thơ trên có thể chia làm bốn luận điểm chính bằng 4 câu thơ nhỏ như sau.
+ Luận điểm 1: 4 câu thơ đầu: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!... Mường Lát hoa về
trong đêm hơi.
Nội dung: Bao trùm 4 câu thơ trên chính là nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng về
đoàn quân Tây Tiến và con đường hành quân họ đã đi qua như: Sông Mã, rừng núi
và những địa danh như Sài Khao, Mường Lát,…

+ Luận điểm 2: 4 câu tiếp theo: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm…Nhà ai
Pha luông mưa xa khơi.

Nội dung: Chính là sự khó khăn, gian nan, vất vả nguy hiểm của đoàn quân Tiến
Tiến khi vượt núi rừng. Bằng các từ thanh bằng thể hiện sự gian nan, nguy hiểm:
Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, ngàn thướt lên cao ngàn thước xuống,…Hành
trình vượt núi được ví như đi hình chữ V úp ngược. Đặc biệt trong 4 câu thơ
này có hình tượng “Súng ngửi trời” giống trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu (
Đầu súng trăng treo)

+ Luận điểm 3: 4 câu tiếp theo: Anh bạn dãi dầu không bước nữa…Đêm đêm
Mường Hịch cọp trêo người.

Nội dung: Chính là sự mất mát hi sinh trên con đường hành quân của đoàn quân
Tây Tiến. Hình ảnh “Gục lên súng mỹ bỏ quên đời” chính là sự hi sinh cao cả. Sự
hi sinh kiên cường và anh hùng vì độc lập dân tộc. Nơi ấy, các anh yên nghĩ vì một
lẽ sống và hi sinh trọn vẹn cho độc lập Tổ Quốc. Những nguy hiểm vẫn còn đó
rình rập nhưng các anh vẫn kiên cường : Cọp trêu người, oai linh thác gầm thét,…

+ Luận điểm 4: 2 câu còn lại

Nội dung: Chính là là những nỗi nhớ về địa danh Mai Châu với mùa nếp gặt, về
mùi khói quen thuộc rất bình dị.

Tóm lại: Bao trùm đoạn trích chính là nỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến của tác Quang
Dũng, sự mất mát hi sinh và gian nan của họ trên con đường hành quân chiến đấu.

Vì điều kiện nên tác giả chỉ hướng dẫn câu 3b. Khi giải đề Văn này chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót vì trình độ hạn chế. Mong bạn đọc đóng góp ý
kiến để bài giải trở nên hoàn chỉnh hơn.

Đà Nẵng, 17h15, ngày 2/6/2011


Người giải đề: Yumer Ngô Linh
Khoa Văn – ĐH Sư Phạm Đà Nẵng

You might also like