You are on page 1of 4

GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Chuyên đề kinh tế

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở nước ta, từ khi chuyển đổi cơ chế hàng hóa tập trung sang cơ chế thị trường
mở cửa, đặc biệt là khi gia nhập các tổ chức trong khu vực và thế giới, nền kinh tế đất
nước đã có những chuyển biến hết sức tích cực ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, giáo dục, y tế… Không ngoại lệ, ngành Bưu chính viễn thông cũng hòa
mình vào sự phát triển đó, đóng góp không nhỏ và tạo động lực cho sự tiến bộ chung
của đất nước. Nói riêng về viễn thông, mật độ sử dụng điện thoại của người dân ngày
càng nhiều. Lượng thuê bao di động chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số thuê
bao phát triển mới với sự thống trị của 3 đại gia cung cấp dịch vụ viễn thông hiện tại
là: Mobifone, Vinaphone, Viettel. Đáng nói, năm 2010 nước ta lọt vào tóp 10 quốc
gia có số lượng thuê bao di động nhiều thế giới, đúng thứ 7 trước cả Nhật Bản và
Đức.
Với xu hướng phát triển cũng như hướng đến tiến trình hội nhập ngày càng sâu
rộng hơn, thì việc xuất hiện nhiều thương hiệu sản phẩm, dịch vụ của nhiều doanh
nghiệp trong nước và quốc tế làm cho bầu khí chung của một thị trường mới nổi như
Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú và sôi động hơn, từ đó người tiêu dùng có
được nhiều sự lựa chọn phù hợp tùy theo sở thích cũng như khả năng tài chính của
mình… Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay giữa các thương
hiệu sản phẩm và dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực và ngành hàng như: hàng tiêu
dùng, hàng sản xuất, hàng tiêu dùng công nghệ. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng di
động liên tục đưa ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi khá hấp dẫn, giảm giá
nhằm thu hút cũng như mở rộng thị phần cho mình, có thể dễ dàng nhận thấy một
nghịch lý là trong khi vật giá của các mặt hàng khác ngày càng leo thang thì lĩnh vực
viễn thông đang có chiều hướng ngược lại. Nhìn chung những tên tuổi lớn trong lĩnh
vực mạng viễn thông di động đã có được vị thế trên thương trường cũng như vị trí
nhất định trong tâm trí người tiêu dùng trong nhiều năm qua.
Bước vào thị trường mạng di động Việt Nam, Beeline Việt Nam (Beeline
VN) phải đối mặt với 6 nhà khai thác mạng khác là: Mobifone, Vinaphone, Viettel, S-
Fone, EVN Telecom, chưa kể đến công ty cổ phần Đông Dương (đối thủ cạnh tranh
tương lai). Mặc dù rất thành công ở Nga cũng như các nước Đông Âu và Trung Á
nhưng việc đương đầu của Beeline với đối thủ ở một thị trường năng động và mới mẻ
như Việt Nam không phải là chuyện đơn giản. Trong thời gian gần đây cùng với sự
trầm lắng của S-Fone, Vietnamobile – một tân binh như Beeline VN cũng tạm chưa
có chiến lược gì mới. Trong khi khi đó, đã có nhiều khách hàng thang phiền về chất
lượng phục vụ của 2 anh em đại gia nhà VNPT (Mobifone và Vinaphone). Hơn lúc
nào hết, ngay bay giờ việc nghiêm túc nhìn lại chiến lược của mình, xác định đúng
tình hình thực tế từ đó đưa ra được những chiến lược canh tranh và kinh doanh thích
hợp là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết đối với Beeline VN. Đây cũng là lý do
của sự ra đời đề tài nghiên cứu: “Phân tích chiến lược cạnh tranh và kinh doanh
của mạng di động viễn thông Beeline VN”.
SVTH: Phạm Lục Thông MSSV: 4094078 trang 1
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Chuyên đề kinh tế

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu chung
Qua việc phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với mạng di động viễn
thông Beeline VN nhằm đề ra hướng đi đúng cho chiến lược kinh doanh đặc biệt là
chiến lược cạnh tranh ở thị trường Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của mạng di động viễn thông Beeline VN.
- Phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cũng như thách thức và cơ
hội đối với mạng di động viễn thông Beeline VN.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp giúp Beeline VN có những chiến lược
kinh doanh và cạnh tranh đúng đắn và hiệu quả.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ báo chí, internet, tổng cục thống kê Việt Nam
và website của Beeline VN,…
3.2. Phương pháp luận nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp: thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá và tư duy
logic.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu lĩnh vực di động viễn thông tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi về thời gian
- Do Beeline Vn được thành lập 8/7/2008 nên số liệu sử dụng cho đề tài chủ yếu
hạn chế từ tháng 7/2008 cho đến nay.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 20/05/2011 – 20/06/2011.
4.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của mạng di dộng viễn
thông Beeline VN ở Việt Nam từ tháng 7/2008 đến nay.

SVTH: Phạm Lục Thông MSSV: 4094078 trang 2


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Chuyên đề kinh tế

PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ MẠNG DI ĐỘNG VIỄN THÔNG BEELINE VIỆT NAM

1.1. Sơ nét về Beeline


1.1.1. Sơ nét về Beeline Thế giới
1.1.2. Sơ nét về Beeline Việt Nam
1.2. Chiến lược kinh doanh của Beeline VN

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
TRONG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BEELINE VN

2.1. Những thuận lợi và khó khăn ở nội tại Beeline VN


* Những thuận lợi
* Những khó khăn
2.2. Những thuận lợi và khó khăn từ yếu tố bên ngoài
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
2.2.2. Xu hướng thị trường
2.2.3. Các yếu tố bên ngoài khác

CHƯƠNG 3
ĐIỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
CHO CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA BEELINE VN

3.1. Giải pháp về giá linh hoạt cạnh tranh


3.2. Giải pháp xây dựng thị trường mục tiêu
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
3.4. Giải pháp cho kênh phân phối
3.5. Các giải pháp khác.

SVTH: Phạm Lục Thông MSSV: 4094078 trang 3


GVHD: Nguyễn Thúy Hằng Chuyên đề kinh tế

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Kiến nghị đối với nhà nước
2.2. Kiến nghị đối với Beeline VN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Phạm Lục Thông MSSV: 4094078 trang 4

You might also like