You are on page 1of 6

PHẦN NƯỚC

Câu 1: Có bao nhiêu phương pháp làm thoáng chủ yếu trong quá trình xử lý
sinh học hiếu khí? Hãy liệt kê ít nhất 4 yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm
thoáng của các phương pháp vừa nêu.

Có 2 phương pháp làm thoáng chủ yếu: phương pháp làm thoáng bằng khí nén và
phương pháp làm thoáng bề mặt.
- Làm thoáng bằng khí nén: các yếu tố ảnh hưởng:
• Kích thước bọt khí – kích thước lỗ phân phối.
• Cường độ khí trên 1 đơn vị diện tích bề mặt của lỗ phân phối.
• Độ sâu ngập nước của các lỗ phân phối khí.
• Vận tốc đi lên của các bọt khí và thời gian bọt khí ở trong nước.
• Kích thước và hình dáng của bể Aerotank.
• Cách bố trí các thiết bị làm thoáng trong bể.
• Diện tích tiếp xúc giữa bọt khí và nước.
- Làm thoáng bề mặt: các yếu tố ảnh hưởng:
• Công suất bơm nước của thiết bị hay cường độ tuần hoàn nước trong bể
Aerotank.
• Kích thước hình học của bể Aerotank.
• Đường kính của thiết bị.
• Chiều sâu ngập nước của thiết bị.
• Vận tốc tiếp tuyến của thiết bị.
• Ảnh hưởng của các chất hoạt động bề mặt

Câu 2:
a. Hãy liệt kê ít nhất 2 công trình xử lý sinh học áp dụng quá trình bùn hoạt tính lơ
lững và 2 công trình xử lý sinh học áp dụng quá trình vi sinh dính bám. Mô tả ngắn
gọn sự khác biệt giữa hai loại vi sinh phát triển bên trong các công trình này.
b. Hãy cho biết chức năng của bể điều hòa trong dây chuyền xử lý nước thải. Theo các
bạn, vị trí bể điều hòa nên đặt:
i) Đặt sau song chắn rác thô trước bể lắng cát
ii) Đặt sau bể lắng cát trước bể lắng đợt I
iii) Đặt sau bể lắng đợt I trước bể xử lý sinh học kị khí (yếm khí)
iv) Đặt sau bể sinh học kị khí và trước bể sinh học hiếu khí Aerotank

a. Liệt kê 2 trong số các công trình xử lý sinh học áp dụng quá trình bùn hoạt tính lơ lững
sau:
- Bể Aerotank
- Mương oxy hóa
- Hồ hiếu khí có thiết bị làm thoáng (hồ thổi khí nhận tạo).
- Bể xử lý kị khí có lớp cặn lơ lững (UASB).
Liệt kê 2 trong số các công trình xử lý sinh học áp dụng quá trình vi sinh dính bám sau:
- Bể lọc sinh học nhỏ giọt biophin
- Bể sinh học tiếp xúc quay (đĩa lọc sinh học quay - RBC).
- Bể lọc sinh học kỵ khí có vật liệu tiếp xúc ngập nước và không ngập nước.

Sự khác biệt giữa hai loại vi sinh phát triển bên trong các công trình này là:
• Trong các công trình này các vi sinh vật được phát triển ở dạng phân tán dưới
dạng kết bông ngay trong lòng chất lỏng (nước thải) cần xử lý. Các vi sinh vật này
sẽ phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải. Vi sinh vật dạng lơ lững này có
thể được áp dụng cho quá trình xử lý hiếu khí và kỵ khí.
• Trong các công trình này các vi sinh vật được phát triển ở dạng màng sinh học
phát triển bám dính trên các giá thể. Cũng giống như vi sinh vật dạng lơ lững vi sinh
vật dính bám này có thể được áp dụng cho quá trình xử lý hiếu khí và kỵ khí. Các vi
sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ trong nước thải.

b. Chức năng của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong
nước thải nâng cao hiệu suất của các công trình xử lý phía sau. Ví trí của bể điều hòa là
đặt sau bể lắng cát trước bể lắng đợt I

Câu 3:
Trình bày sơ đồ trạm xử lý nước mặt? Sự khác nhau giữa hệ thống xử lý nước mặt và
nước ngầm?

Câu 4:
a. Tỷ số F/M trong quá trình bùn hoạt tính lơ lững là gì? Tỉ số F/M tỉ lệ thuận với:
Sinh khối trong bể aeroten Nồng độ BOD
Thời gian lưu nước Thời gian lưu bùn
Giải thích tại sao?
b. Tại sao trong quá trình bùn hoạt tính lơ lững phải tuần hoàn bùn hoạt tính?

a. Tỷ số F/M trong quá trình bùn hoạt tính lơ lững là tỷ số thức ăn trên vi sinh vật hay tỷ
lệ giữa BOD5 có trong nước thải và bùn hoạt tính (tính bằng đơn vị mg BOD 5/mg bùn).
Tỉ số F/M trong tỉ lệ thuận với nồng độ BOD. Bởi vì theo định nghĩa F/M = BOD5/MLSS
khi BOD5 tăng thì tỷ số F/M sẽ tăng.
b. Trong quá trình bùn hoạt tính lơ lững phải tuần hoàn bùn hoạt tính là để duy trì nồng
độ bùn hoạt tính lơ lững (mật độ vi sinh vật) trong bể aerotank đáp ứng với yêu cầu xử lý
đạt ra.

Câu 5:
Hãy trình bày phương pháp xử lý chất thải bằng quá trình Hóa Lý và Sinh Học
(chỉ nêu tên và mô tả vắn tắt đặc điểm của các phương pháp).

Câu 6:
a. Tìm những điểm sai và thiếu sót trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho
khu chung cư cao tầng 200 hộ.
b. Anh, chị hãy vẽ lại sơ đồ dây chuyền công nghệ này với những điều chỉnh
đúng, hợp lý và bổ sung thêm các công trình cần thiết khác để hệ thống xử
lý nước thải được hoàn chỉnh và nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi
Nước thải
trường.
Nguồn
Bể lắng I Bể bùn hoạt tính tiếp nhận
Song chắn rác Bể lắng cát Bể lắng II
Aerotank

Thiêt bị ép bùn

Bể phân hủy bùn

Bãi chôn lấp

- Cát từ bể lắng cát phải đưa đến sân phơi cát không thể cho vào máy ép bùn vì sẽ
làm hư máy ép bùn.
- Cặn tươi (bùn tươi) từ bể lắng I phải cho qua bể phân hủy bùn trước khi đi vào
máy ép bùn.
- Bùn hoạt tính từ bể lắng II phải cho qua bể nén bùn để làm giảm độ ẩm rồi sau
đó cho vào phân hủy bùn trước khi đi vào máy ép bùn.
- Phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng II về bể Aerotank.
- Thiếu sân phơi cát, máy nghiền rác, bể nén bùn, bể khử trùng (bể tiếp xúc).
- Bể lắng cát phải nằm trước bể lắng đợt 1.

b. Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải đã cho được vẽ lại như
sau:

(Thay đổi vị trí của bể phân hủy kỵ khí bùn và thiết bị ép bùn; Bổ sung thêm các
thiết bị/công trình: máy nghiền rác, sân phơi cát, bể nén bùn, bể khử trùng).
Sân
Sân phơi
phơi cát
cát
Nước thải

Song chắn rác Bể lắng cát Bể lắng I Bể Aerotank Bể lắng II Bể


Bể khử
khử trùng
trùng

Nguồn
Máy
Máy nghiền
nghiền rác
rác Bể phân hủy bùn Bể
Bể nén
nén bùn
bùn tiếp nhận

Thiêt bị ép bùn

Bãi chôn lấp

Câu 7: Liệt kê ít nhất 3 công trình xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh
vật kỵ khí, mô tả ngắn ngọn nguyên lý và nhiệm vụ lý từng công trình.

Theo nguyên tắc hoạt động và cấu tạo công trình các bể phản ứng xử lý bùn và xử
lý nước thải trên thực tế và trong các tài liệu xử lý nước thải được phân ra như
sau:
- Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc: nước thải chưa xử lý đucợ trộn đều và liên
tục với bùn yếm khí tuần hoàn lại trong bể kín.
- Bể phản ứng vi sinh yếm khí dính bámcó trên các tấm phẳng đặt torng bể,
có dòng nước đi từ dưới lên hoặc từ trên xuống.
- Bể phản ứng vi sinh yếm khí dính bám trên các hạt cát lơ lửng trong nước
do vận tốc nước đi từ dưới lên làm dãn nở lớp cát.
- Bể phản ứng có dòng nước xử lý đi từ dưới lên qua lớp cặn lơ lửng
(UASB).
- Bể phản ứng có dòng nước đi từ dưới lên qua lớp cặn lơ lửng và lọc qua lớp
vật liệu lọc cố đinh.
- Hồ xử lý yếm khí.

Câu 8: Trình bày sơ đồ trạm xử lý nước mặt? Sự khác nhau giữa hệ thống xử
lý nước mặt và nước ngầm?

B. CHẤT THẢI RẮN


Câu 9: Trình bày các yếu tố xem xét khi lựa chọn bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh?
Các loại chất thải rắn phù hợp với biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh?

* Các yếu tố:

- CáCh khu dân cư > 500m


- Cách nguồn nước cấp > 1000m
- Đất nền không được thấm nước
- Mực nước ngầm cách mặt đất > 2m
- TÍNh toán thời gian sử dụng 15- 20 năm
- Có hệ thống tường rào an toàn.
- Không đặt ở vùng đất thấp dễ ngập nước.
- Có diện tích đất để xây dụng các công trình phụ
- Có hệ thống thu gom khí và nước rác.
- Phân lô đất cho từng loại chất thải.
- Xây dựng hệ thống quản lý và vận hành bãi rác
- Xây dựng hệ thống quản lý hậu bãi rác.

* Các chất thải phù hợp

- Là chất thải không nguy hại


- Dễ phân hủy theo thời gian

Câu 10: Có mấy hình thức ủ sinh học? Nêu những giai đoạn chính của quá
trình ủ sinh học? Ưu, nhược điểm của phương pháp xử lý chất thải rắn bằng
phương pháp sinh học.
Câu 11:
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ của các thành phần trong hệ thống quản lý chất
thải rắn.
- Sự khác nhau cơ bản giữa thành phần chất thải rắn sinh hoạt, chất thải
rắn công nghiệp và chất thải rắn độc hại.
- Mục đích của việc phân loại chất thải rắn? Các phương án phân loại?

C. KHÍ THẢI

Câu 12: Các phương pháp xử lý bụi và so sánh ưu nhược điểm của chúng.
Câu 13: Trình bày phương pháp hấp thụ khí bằng chất lỏng, cho ví dụ minh
họa?
Câu 14: Định nghĩa, ứng dụng của xử lý khí độc hại bằng phương pháp hấp
phụ bằng vật liệu rắn. Phân biệt hấp phụ vật lý, hấp phụ hóa học, cho ví dụ
minh họa?

Trả lời:

a) Định nghĩa:

Hấp phụ là một quá trình phân ly khí dựa vào ái lực của một số chất rắn đối với 1
số loại khí có mặt trong không khí nói chung và trong khí thải nói riêng, trong quá
trình đó các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật
liệu rắn.

* Ứng dụng:

Khử ẩm trong không khí

Khử độc, khử mùi

Lọc không khí

b) Phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

Hấp phụ vật lý Hấp phụ hóa học


- Gây ra do tương tác yếu - Gây ra do tương tác mạnh giữa các
giữa các phân tử. phân tử và tạo ra hợp chất bề mặt.

- Thu hồi các khí thải và tái - Do áp lực hóa học
sử dụng được vật liệu hấp
phụ - Làm biến đổi bản chất các khí nên
khó thu hồi.
- Có tính chất thuận nghịch
- Tính chất không thuận nghịch.

Ví dụ: xử lý các chất hữu cơ bay hơi bằng than hoạt tính

You might also like