You are on page 1of 12

Tiếng Việt > Thời Sự

Quan ngại đụng độ quân sự trên biển Đông


Việt Hà, phóng viên RFA

2011-06-01

Việc Trung Quốc gây hấn trên biển đang khiến nhiều người lo ngại về khả năng một cuộc đụng độ trên
biển Đông sẽ xảy ra.

AFP PHOTO

Hải quân Philippines tăng cường tuần tra trên biển


Đông.

Những căn thẳng trên biển Đông thời gian gần đây
giữa Trung Quốc và hai nước láng giềng là
Philippine và Việt Nam cùng thái độ cứng rắn từ
phía Trung Quốc đang khiến người ta lo ngại về
khả năng một cuộc đụng độ trên biển như đã từng
xảy ra trước kia, và nếu có thì mức độ thế nào?

Giọt nước tràn ly

Những tháng đầu năm nay, tình hình biển Đông đã trở nên ngày càng căng thẳng với các vụ đụng độ liên
tiếp giữa các tàu hải giám của Trung Quốc và các tàu thăm dò của Philippine và Việt Nam. Những sự
kiện này diễn ra giữa lúc có những dấu hiệu cho thấy các nước trong khu vực bao gồm cả Trung Quốc
đang gia tăng trang bị quốc phòng. Điều này không khỏi làm người ta đặt ra câu hỏi về khả năng một
cuộc đụng độ quân sự có thể xảy ra trên biển Đông trong tương lai.

Không loại trừ khả năng một đụng độ kiểu như vậy, nhưng những nhà phân tích chính trường Trung Quốc
cho biết có nhiều người tham gia vào việc đưa ra quyết định tại Trung Quốc.

GS Carl Thayer

Sự kiện gây căng thẳng gần đây nhất khiến người ta quan ngại là vụ tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp
thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc PetroVietnam tại lô 148 nằm trong vòng 200 hải lý mà Việt Nam đòi
chủ quyền. Bộ ngoại giao Việt Nam sau đó đã có phản ứng bằng cách trao công hàm cho đại diện đại sứ
quán Trung Quốc tại Hà nội phản đối hành động này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay không để tái
diễn những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.

Tuy nhiên người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Khương Du trong một tuyên bố đăng trên trang
web của bộ này khẳng định rằng những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt
động giám sát và thực thi luật pháp hòan toàn bình thường ở khu vực biển thuộc quyền tài phán của Trung
Quốc.
Hành động này của Trung quốc chỉ như một giọt nước tràn ly bởi trước đó, các tàu cá của ngư dân Việt
Nam đi đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng sa cũng thường bị tàu Trung Quốc bắn đe dọa, thậm chí
bắt bớ và đòi tiền chuộc.

Trước đó vào tháng 3 tàu Trung Quốc cũng đã ngăn cản một tàu thăm dò của Philippines tại khu vực gần
đảo Trường sa mà Philippines cũng đòi chủ quyền.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Đông Nam Á và Việt Nam thuộc học viện quốc phòng Úc nhận
định:

“Những đòi hỏi của Trung Quốc ngày một mạnh mẽ hơn vì Trung Quốc đang thành lập ngày một nhiều
các tàu gọi là tàu hải giám. Những tàu trước là những tàu chiến cũ sơn màu trắng và ghi, còn tàu mới thì
còn có cả trực thăng. Cho nên Trung Quốc đang đối đầu với các nước khác trong khu vực không phải
bằng lực lượng quân sự mà bằng lực lượng bán quân sự. Tàu của Trung quốc còn mạnh hơn tàu Rock
Bucket của Philippines. Trong khi đó đường biển dài của Việt Nam đã làm cho Việt Nam khó mà có thể
quản lý hết được khu đặc quyền kinh tế của mình.”

Chạy đua vũ trang

Bản đồ khu vực tranh chấp trên biển Đông. AFP GRAPHIC.
Hôm 23 tháng 5, Tổng thống Philippines Aquino đã cảnh
báo với Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang
Liệt về một cuộc chạy đua vũ trang không tránh khỏi trong
khu vực nếu vẫn tiếp tục có các cuộc đụng độ giữa các nước
đòi chủ quyền trong khu vực tranh chấp gần quần đảo
Trường sa, và do đó có khả năng dẫn đến việc gia tăng xung
đột.

Một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực là điều đã được
các phân tích gia quốc tế nhìn nhận từ lâu với việc Trung
Quốc tăng chi phí quốc phòng hàng năm. Chi phí cho quốc
phòng của Trung Quốc năm 2010 đã tăng 7,5% so với năm
trước, sau khi tăng gấp đôi con số vào năm trước đó. Dự kiến ngân sách quốc phòng năm 2011 sẽ còn
tăng thêm gần 13% lên hơn 91 tỷ đô la. Nhưng đó chỉ là con số mà giới chức Trung Quốc công bố, còn
các phân tích gia quốc tế thì cho rằng thực chi cho quốc phòng của Trung Quốc có thể cao hơn thế rất
nhiều.

Mặc dù Trung Quốc khẳng định việc gia tăng trang bị quốc phòng của mình chỉ nhằm mục đích hòa bình,
nhưng các nước trong khu vực lại lo ngại về một mối đe dọa từ Trung Quốc. Giáo sư Carl Thayer nói:

“Từ năm 1997 khi Trung Quốc có ý tưởng mới về an ninh thì có nói là không sử dụng kiểu ngoại giao
pháo hạm hay bắt nạt nước khác, và Trung Quốc chỉ ra đó là cách mà Mỹ hành xử, Trung Quốc cố gắng
thuyết phục các nước Asean rằng Trung Quốc muốn sống hòa bình. Nhưng năm ngoái tất cả đã đảo
ngược và chống lại Trung Quốc, Trung Quốc mất đi những nước ủng hộ mình trước kia và một lần nữa
đặt ra vấn đề về sự đe dọa của Trung Quốc như đã xảy ra từ đầu những năm 1990.”

TQ đang đối đầu với các nước khác trong khu vực không phải bằng lực lượng quân sự mà bằng lực lượng
bán quân sự. Tàu của TQ còn mạnh hơn tàu Rock Bucket của Philippine.

GS Carl Thayer
Tổng thống Philippine hôm 23 tháng 5 đã lên tiếng nói rằng mặc dù hiện thời quân đội Philippine vẫn
không có đủ năng lực để đối đầu với quân đội Trung Quốc nhưng căng thẳng gia tăng có thể khiến
Philippines phải lo việc gia tăng quốc phòng cho mình.

Các nước trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Thái lan cũng đã và đang tích
cực tìm mua tàu ngầm trang bị cho hải quân của mình mà theo như đánh giá của giáo sư Carl Thayer thì
đây là một cuộc chạy đua vũ trang để bảo vệ khu đặc quyền kinh tế của mình.

Để bảo vệ khu đặc quyền kinh tế của mỗi nước, người ta cũng không thể quên vụ đụng độ quân sự giữa
hải quân Trung Quốc và hải quân Việt Nam ở quần đảo Trường sa vào năm 1988 khiến khoảng 70 quân
Việt Nam thiệt mạng và nhiều tàu của Việt Nam bị đánh đắm. Giáo sư Carl Thayer cho rằng các nước
trong khu vực cần phải cẩn trọng vì khả năng một vụ đụng độ tương tự như vậy không hẳn đã bị gạt ra
ngoài, Ông cho biết:

“Không loại trừ khả năng một đụng độ kiểu như vậy, nhưng những nhà phân tích chính trường Trung
Quốc cho biết có nhiều người tham gia vào việc đưa ra quyết định tại Trung Quốc. Có đến 5 cơ quan
chịu trách nhiệm với vấn đề biển, chưa kể hải quân của quân đội nhân dân Trung Quốc. các phân tích gia
cho rằng những nhà lãnh đạo Trung Quốc đang phải đối đầu với những vấn đề trong nội địa cho nên dẫn
đến những cái gọi là thái độ không chắc chắn từ phía Trung Quốc. Bởi vì rõ ràng là ở trung ương thì
lãnh đạo Trung Quốc muốn giảm nhẹ vấn đề, đi theo cách hòa bình hơn tuy nhiên chúng ta vẫn thấy các
căng thẳng xảy ra cho nên theo tôi Bắc Kinh đã mất một phần kiểm soát vấn đề ở đây.”

Đối đầu với quốc tế

Tuy nhiên theo ông thì để xảy ra một vụ đụng độ như vậy thì căng thẳng phải lên cao độ và sẽ khiến
Trung Quốc phải cân nhắc kỹ lưỡng vì sẽ phải đối đầu với không chỉ Việt Nam, Philippines mà còn một
loạt các nước lớn khác có lợi ích trong khu vực là Hoa Kỳ, Úc, Nam Hàn, và Ấn Độ.

Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell hôm 31 tháng
5 đã khẳng định quan tâm của Mỹ về an ninh và ổn định tại khu vực này:

“Chính sách của Hoa Kỳ vẫn duy trì là tránh mọi đụng độ để giải quyết các tranh chấp hay những mối đe
dọa, và Hoa Kỳ muốn thấy những tiến bộ đạt được trong các cuộc đối thoại giữa các bên. Chúng ta vẫn
tiếp tục các thảo luận thường xuyên và riêng với nhiều nước liên quan đến vấn đề biển Đông và chúng ta
sẽ tiếp tục làm như vậy trong thời gian tới.”

Việc đòi chủ quyền của Trung Quốc sẽ phá hoại nguyên tắc cả trăm năm của luật pháp quốc tế và khả
năng cho tàu Mỹ đi lại trong khu vực.

GS Carl Thayer

Những căng thẳng gần đây trên biển Đông diễn ra không lâu trước diễn đàn an ninh khu vực tổ
chức tại Singapore vào ngày 3 tháng 6 với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và lần đầu tiên có
cả bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc tham dự. Theo giáo sư Carl Thayer thì vấn đề căng thẳng trên biển
Đông chắc chắn sẽ được đưa ra bàn thảo và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates sẽ không lùi bước
trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của mình, giáo sư Carl Thayer trình bày:
“Vấn đề này năm nay sẽ được đề cập và sẽ có tranh cãi vì bộ trưởng Robert gates sẽ không lùi bước
trong việc khẳng định sức mạnh trên biển của Mỹ, bởi việc đòi chủ quyền của Trung Quốc sẽ phá hoại
nguyên tắc cả trăm năm của luật pháp quốc tế và khả năng cho tàu Mỹ đi lại trong khu vực.”

Đã có so sánh về căng thẳng trên biển đông với vụ khủng hoảng tên lửa Cuba vào đầu những năm 1960
khi Mỹ và Liên Xô đối đầu xung quanh vấn đề Cuba. Tuy nhiên theo đánh giá của giáo sư Carl Thayer thì
vụ tranh chấp trên biển Đông không thể so sánh với vụ khủng hoảng này vì không có nước nào bao gồm
cả Trung Quốc có thể triển khai tên lửa như vậy. Theo ông thì căng thẳng sẽ chỉ dừng lại ở những vụ đuổi
tàu như đã diễn ra giữa tàu hải giám Trung Quốc với các tàu của Việt nam và Philippines mà thôi.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


ASEAN đoàn kết để kìm Trung Quốc
Thứ Sáu, 03/06/2011 00:04
Nhận lời của Báo Người Lao Động, GS Carl Thayer - chuyên gia về các vấn đề Việt Nam thuộc
Học viện Quốc phòng Úc - có bài viết riêng gửi báo phân tích mưu đồ của Trung Quốc và nêu
những giải pháp các nước ASEAN cần phải hành động
Từ vụ tàu hải giám Trung Quốc quấy nhiễu, cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Việt
Nam và một số vụ tàu Trung Quốc uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam gần đây có thể thấy
rằng Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền đối với biển Đông nhằm thiết lập quyền ở vùng này,
theo ngôn ngữ của họ gọi là “quản lý biển Hoa Nam”.

Trung Quốc đang sử dụng các tàu hải giám dưới dạng dân sự nhằm tạo áp lực. Những động thái
này chứng tỏ rằng Trung Quốc muốn áp đặt luật pháp tại khu vực hàng hải mà họ cho rằng thuộc
chủ quyền của họ.

Trung Quốc nhắm tới dầu khí

Rõ ràng, Trung Quốc có rất nhiều mục tiêu qua các động thái đó. Thứ nhất, làm gia tăng phí tổn
và rủi ro đối với Việt Nam và Philippines trong các hoạt động khai thác dầu khí trên biển Đông,
qua đó hy vọng 2 nước này sẽ nhún nhường và mặc nhiên chấp nhận sự hiện diện của Trung
Quốc ở đó.

Các chiến sĩ hải quân Việt Nam chắc tay súng giữ gìn biển đảo của Tổ quốc. Ảnh: Thế Dũng
Thứ hai, Trung Quốc muốn dọa các nước thành viên ASEAN khác nhằm ngăn chặn khối này
hình thành một mặt trận đoàn kết chống lại Trung Quốc. Trung Quốc muốn các nước này sợ bị
trả đũa và vì thế không dám đối đầu Trung Quốc hoặc phải nhượng bộ Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc muốn làm suy yếu vai trò của Mỹ đối với khu vực (ASEAN). Từ vụ đụng
độ hôm 2-3 giữa tàu tuần tra Trung Quốc với các tàu thăm dò địa chấn Philippines đã “thai
nghén” sự ra đời của Hiệp định An ninh chung giữa Manila và Washington.

Theo đó, Mỹ cho biết sẽ hỗ trợ Philippines nếu các tàu quân sự của nước này bị tấn công, song
quân đội Mỹ sẽ không trú đóng trên các đảo ở biển Đông. Philippines mong muốn cam kết đó
được thực thi một khi một trong các hòn đảo của họ bị tấn công.

Và mục đích tối thượng của Trung Quốc là kiểm soát vững chắc khu vực biển Đông giàu tài
nguyên dầu khí nhằm đáp ứng cơn khát năng lượng trong nước.

Đưa vấn đề biển Đông ra quốc tế

Việt Nam cũng như Philippines đều không thể đáp trả các hành động của Trung Quốc vào lúc
này bằng giải pháp quân sự. Cách này chỉ có thể được dùng đến nếu chiến tranh leo thang.
Không một quốc gia nào trong khu vực (liên quan đến biển Đông) mạnh bằng Trung Quốc khi
đối đầu ở lĩnh vực hàng hải.

Vì vậy, các nước ở đây có thể chung sức gìn giữ hòa bình khu vực bằng cách tăng cường sức
mạnh của riêng mỗi nước để bảo vệ chủ quyền quốc gia… Việt Nam và Philippines hãy cắt cử
lực lượng tháp tùng các tàu khai thác dầu khí và cho máy bay ứng trực bảo vệ các tàu này khi có
đụng độ…

Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung cần khuyến nghị lãnh đạo cấp cao nhất của Trung
Quốc tôn trọng những cam kết trong Hiệp định Thân thiện và Hợp tác ASEAN đã ký vào năm
2002 và Tuyên bố chung về ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC).

Tốt nhất là sử dụng sự đoàn kết mạnh mẽ trong ASEAN và các phương pháp ngoại giao hữu hiệu
để phân lập Trung Quốc, buộc họ hành động cẩn trọng hơn.

Các nước ASEAN cần tạo dựng sự đồng tâm hiệp lực để ràng buộc Trung Quốc vào các cuộc
đàm phán, thảo luận đa phương; đồng thời, nên đưa vấn đề biển Đông ra Diễn đàn An ninh khu
vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cộng (ADMM+) và Hội nghị
Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit) nhằm làm giảm tín nhiệm của Trung Quốc và vạch
trần cách tuyên bố chủ quyền của nước này.

Nếu Mỹ cho thấy rõ rằng Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines được thực thi trên cụm
đảo thị tứ Kalayaan Island (một phần của quần đảo Trường Sa, Philippines tuyên bố chủ quyền
đối với cụm đảo này) thì hiệp ước đó sẽ làm thoái chí Trung Quốc, qua đó góp phần giữ gìn hòa
bình cho khu vực, bởi lẽ Trung Quốc chưa đủ mạnh về quân sự để thách thức Mỹ.
GS Carl Thayer (Dương Quang dịch)
 
  Bao Vu 
Producer, Vietnamese, Radio Australia 

P   +61 3 9626 1811   E vu.bao@abc.net.au

F +61 3 9626 1957


 

GS. Carl Thayer: Việt Nam cần phải làm gì


trong vấn đề Biển Đông?
03/06/2011 - 17:00 Bay Vút

Theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer, Việt Nam có thể đã ở vị thế tốt hơn hiện nay trong vấn
đề Biển Đông nếu như cách đây khoảng một thập niên, Việt Nam theo đuổi một đường hướng
ngoại giao khác .

• Bình chọn (0)


• Ý kiến (0)
• Chia sẻ
• Bản in

Biển hiền hòa nhưng cũng ngầm chứa bao đe dọa. Tình hình hiện nay tại Biển Đông đang khiến
nhiều người quan ngại. (iStockphoto)
Tóm lược


o Ông Carl Thayer (Carlyle A. Thayer) là giáo sư chính trị học tại Học viện Quốc
phòng Úc đồng thời là giáo sư Khoa Xã Hội học và Nhân văn tại Ðại Học New
South Wales.
o Ông là chuyên gia Việt Nam học và là nhà nghiên cứu quân sự, kiêm Giám đốc
Diễn đàn Nghiên cứu Quốc Phòng Úc.
o Giáo sư Carl Thayer là tác giả của rất nhiều tác phẩm và bài viết nghiên cứu tình
hình các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Việt Nam.

Tình hình tại vùng Biển Đông trong thời gian gần đây đã trở nên sôi động, đặc biệt từ ngày 26/5
khi các tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Sự việc
này diễn ra cách bờ biển Việt Nam 120 km và cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 600 km.

Mới đây, tin cho biết hải quân Trung Quốc đã dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam hoạt động
tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phát ngôn viên hai nước đều đã lên tiếng khẳng định chủ quyền tại những khu vực tranh chấp.

Những sự việc nghiêm trọng vừa qua đã trở thành đề tài nóng bỏng được dư luận và giới truyền
thông trong và ngoài nước theo dõi sát sao và bình luận.

Bay Vút đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, xung quanh vấn
đề Biển Đông:

Bay Vút: Thưa giáo sư, tại sao tình hình trong vùng Biển Đông lại đột nhiên trở nên căng
thẳng trong thời gian gần đây?

GS. Carl Thayer: “Trung Quốc đã thực hiện ba hành động khiến tình hình Biển Đông trở nên
căng thẳng”.

“Hôm mùng Hai tháng Ba, các tàu tuần tiễu Trung Quốc ra lệnh cho một tàu thăm dò địa chấn
Philippines phải rời vùng biển quanh khu vực ‘bãi Cỏ Rong’ (Reed Bank)”.

“Trong tháng Năm, nhà cầm quyền địa phương Trung Quốc lại đơn phương ban hành lệnh cấm
đánh bắt cá trong khu vực Biển Đông. Lệnh này đã giúp ngư dân Trung Quốc ngày càng lấn lướt
khi họ tiến vào đánh bắt thủy sản trong các ngư trường truyền thống của Việt Nam”.

“Hôm 26/5 các tàu hải giám Trung Quốc tiến lại gần một tàu thăm dò dầu khí của Tập đoàn Dầu
khí Quốc giaViệt Nam (PVN) và cố tình cắt đứt dây cáp chìm dùng để vẽ bản đồ khu vực. Phía
Trung Quốc cũng ra lệnh tàu Việt Nam phải rời khu vực này. Những động thái này của Trung
Quốc diễn ra sâu trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam và ở ngoài khơi thành phố
Nha Trang”.

“Các hành động của Trung Quốc khiến Philippines và Việt Nam phản đối
Trung Quốc phản ứng lại bằng cách tuyên bố nước này vẫn chỉ thực hiện các thẩm quyền ‘bình
thường’ của mình khi ‘quản lý’ vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc lãnh hải của mình”.

Bay Vút: Thưa Giáo sư, liệu tình hình có thể tồn tệ hơn hay không?

GS. Carl Thayer: “Tình hình có thể tồi tệ hơn nếu Trung Quốc tiếp tục hung hãn khẳng định
chủ quyền bằng cách sử dụng vũ lực chống lại các tàu thăm dò không có vũ trang. Cho tới nay
Trung Quốc vẫn sử dụng các tàu hải giám dân sự thay vì dùng chiến hạm”.

“Philippines hoặc Việt Nam có thể sẽ phái tàu bảo vệ đi kèm các tàu của mình. Điều này sẽ
khiến tình hình trở nên phức tạp hơn”.

Bay Vút: Việt Nam phải làm gì để giải quyết tình hình này?

GS. Carl Thayer: “Việt Nam đã gởi kháng thư tới Đại Sứ quán Trung Quốc.
Trước tiên Việt Nam phải tiếp tục phản đối các hành động của Trung Quốc và công khai hóa vấn
đề này. Đồng thời, Việt Nam phải hối thúc Trung Quốc mở một cuộc họp cấp cao với giới lãnh
đạo Bắc Kinh để tìm phương cách ngăn những vụ việc tương tự có thể tiếp tục xảy ra hoặc ngăn
chặn đừng để cuộc tranh chấp leo thang”.

“Thứ nhì là Việt Nam phải tìm kiếm sự hậu thuẫn từ phía Indonesia, chủ tịch hiện thời của
ASEAN. Mục đích là để quốc gia này lãnh đạo các thành viên ASEAN hình thành một lập
trường thống nhất đối với Trung Quốc trong những phiên họp sắp diễn ra trong năm nay”.

“Thứ ba là Việt Nam phải vận động những quốc gia hàng hải khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ và Úc để họ hậu thuẫn về mặt ngoại giao”.

“Thứ tư là Việt Nam phải yêu cầu mở các cuộc hội đàm với các quốc gia hàng hải thân hữu để
bàn về vấn đề duy trì chủ quyền đối với Vùng Đặc quyền Kinh tế của những nước này”.

“Thứ năm là Việt Nam phải cải thiện tàu bè để tạo thuận lợi choviệc thông tin, liên lạc giữa các
tàu thăm dò dầu khí và các nhà chức trách trong lĩnh vực hải quân và không quân. Mục đích của
việc này nhằm hộ tống bằng tàu tuần tra và yểm trợ bằng không quân cho các tàu dò tìm dầu khí
của Việt Nam nếu như những tàu này bị tàu hải giám Trung Quốc đe dọa”.

Bay Vút: Việt Nam có thể được ASEAN giúp đỡ để giải quyết tình hình hay không, thưa
ông?

GS. Carl Thayer: “Năm ngoái ASEAN và Trung Quốc đã xét duyệt Nhóm Công tác Hỗn hợp
(vốn là nhóm vẫn đang ‘sống dở chết dở’) để thực thi bản ‘Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở
biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc’ (DOC). Mặc dù DOC đã được Trung Quốc và ASEAN
ký hồi năm 2002, tuy nhiên văn kiện này chưa bao giờ được thi hành. ASEAN đang hối thúc
Trung Quốc tạo thêm điều kiện để bản quy tắc hành xử có hiệu lực hơn. Tất cả những vấn đề này
vẫn không có tiến triển và chỉ dậm chân tại chỗ”.
“Việt Nam phải cùng với Philippines và những quốc gia duyên hải khác hối thúc Trung Quốc
thực hiện thêm các biện pháp để vấn đề này tiến triển. Điều mà ASEAN có thể làm là cố tìm ra
được những động thái hành xử mà các bên liên quan có thể chấp nhận được và đưa ra những biện
pháp để xây dựng niềm tin. Cuộc xung đột về lãnh thổ và chủ quyền chỉ có thể được giải quyết
bởi các quốc gia có liên quan trực tiếp hoặc với sự đồng ý của những nước này và nhờ quốc tế
làm trọng tài phân xử”.

Bay Vút: Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Việt Nam có thể được Hoa Kỳ giúp đỡ trong vấn đề này
chứ, thưa Giáo sư?

GS. Carl Thayer: “Hoa Kỳ không theo phe nào trong vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ. Vì
vậy, tôi cho là Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp can dự vào vấn đề song phương giữa Trung Quốc với
Việt Nam. Hoa Kỳ đã chính thức đề nghị góp tay giải quyết cuộc tranh chấp. Tuy nhiên, phía
Trung Quốc đã bác bỏ đề nghị và xem đó như là sự can thiệp từ bên ngoài. Đại sứ Hoa Kỳ tại
Philippines đã lên tiếng kêu gọi các bên hãy tự kiềm chế và giải quyết vấn đề một cách hòa
bình”.

“Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền an toàn và tự do hàng hải trong hải phận quốc tế. Tuy nhiên những
hành động của Trung Quốc không đe dọa những khu vực này. Hoa Kỳ cũng sẽ chống lại bất kỳ
nước nào khác muốn thiết lập quyền bá chủ tại Biển Đông”.

“Việt Nam không thể thực sự trông mong Hoa Kỳ giúp đỡ. Việt Nam không phải là nước ký hiệp
ước đồng minh với Hoa Kỳ như là Philippines, cũng không phải là đối tác chiến lược với Hoa
Kỳ như Singapore. Mặc dù Việt Nam đã bắn tiếng muốn đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc
phòng với Hoa Kỳ, tuy nhiên Hoa Kỳ quan ngại sẽ bị ‘lừa phỉnh’ trong cuộc tranh chấp song
phương giữa Việt Nam với Trung Quốc”.

“Việt Nam đang phải trả giá vì đã nhượng bộ và chiều ý Trung Quốc trong thời gian quá dài
trong khi đó lại do dự và miễn cưỡng trong việc phát triển mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.
Nếu những mối quan hệ này đã được phát triển từ khoảng một thập niên qua thì nay Việt Nam đã
ở vị trí tốt hơn để hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề này”.

Bay Vút: Thưa Giáo sư, trong trường hợp xấu nhất là bùng nổ chiến tranh thì chính phủ
Việt Nam sẽ trông cậy vào đâu để tiến hành chiến tranh và để được giúp đỡ?

GS. Carl Thayer: “Trong trường hợp đó thì trước tiên Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào chính
mình để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, ASEAN và cộng đồng quốc tế sẽ ngay lập tức
chú ý tới Biển Đông nếu bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra. Hai bên trong cuộc xung đột
sẽ chịu áp lực rất lớn để ngừng giao tranh. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực, uy tín nước này sẽ bị
phương hại đồng thời ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, các quốc gia
chính trong khu vực sẽ xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này”.

Bay Vút: Theo ông, người dân Việt Nam nghĩ gì về cách giải quyết vấn đề Biển Đông và
biên giới của chính phủ nước này?
GS. Carl Thayer: “Biển Đông là vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam. Kể từ cuối năm 2007, tinh
thần dân tộc chống Trung Quốc của người dân Việt Nam bùng phát khi Trung Quốc thành lập
huyện Tam Sa và về vấn đề khai thác bô xít. Trách nhiệm hành chính của huyện Tam Sa này bao
trùm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (Macclesfield Bank). Quyền lợi thương
mại của người dân và các ngành nghề ở Việt Nam liên quan tới việc đánh bắt hải sản bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Một số bộ phận trong giới trí thức ủng hộ chủ trương cho rằng chính phủ
phải tỏ ra cứng rắn hơn trong việc đáp ứng các đòi hỏi của Trung Quốc. Tinh thần chống Trung
Quốc cũng xuất hiện trong một số bộ phận của giới truyền thông và các blogger. Tuy nhiên
những việc làm của họ đã bị chính quyền Việt Nam kiểm soát. Công luận nay rõ ràng đang tạo
áp lực và đòi chính quyền phải có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc”.

Bay Vút: Nhìn chung, người dân Việt Nam nghĩ gì về việc chính phủ Việt Nam quan hệ với
Trung Quốc?

GS. Carl Thayer: “Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ hồi năm 1991. Từ đó
tới nay chính phủ và Đảng Cộng sản hai nước đã phát triển mối quan hệ sâu rộng. Đường biên
giới trên đất liền đã được phân định và nay vùng biên giới hai nước đã biến đổi từ khu vực đối
đầu thành khu vực hợp tác. Công cuộc thương mại giữa biên giới hai nước đã phát triển mạnh có
lợi cho người tiêu dùng Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ đã được phân ranh và hai nước đã hợp tác với
nhau trong vấn đề ngư nghiệp. Chính phủ hai nước tiếp tục tổ chức các cuộc thảo luận cấp
chuyên gia để bàn về vấn đề Vịnh Bắc Bộ và những nguyên tắc dàn xếp những cuộc tranh chấp
hàng hải. Từ xa xưa, người dân Việt Nam đã nhận thức rằng Trung Quốc là quốc gia láng giềng
và dù muốn hay không thì họ vẫn phải chấp nhận thực tế đó”.

“Tuy nhiên hiện nay có một số vấn đề khiến nhiều người lo ngại như mức thâm thủng thương
mại giữa hai nước lên tới 13 tỷ đô-la nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, việc Trung Quốc
hiện đại hóa quân đội, việc công nhân Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam, việc đầu
tư của Trung Quốc ví dụ trong vấn đề bô xít và môi trường, hoặc việc Trung Quốc xách nhiễu
ngư dân người Việt ”.

“Thật khó mà có thể khái quát hóa suy nghĩ của người dân Việt về việc chính phủ nước này quan
hệ với Trung Quốc. Lý do là vì ở Việt Nam không có các cuộc thăm dò công luận, truyền thông
bị kiểm duyêt và những cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị ngăn cấm”.

“Tuy nhiên, rõ ràng là một bộ phận lớn trong giới có học và những người hoạt động trong các
ngành nghề liên quan tới đánh bắt hải sản muốn thấy chính phủ cương quyết hơn trong việc đối
phó với Trung Quốc. Một số người trong hàng ngũ trí thức ở Việt Nam muốn hải quân Việt Nam
được tăng cường thêm sức mạnh để có thể bảo vệ chủ quyền. Chính phủ Việt Nam đã phần nào
đáp ứng đòi hỏi của người dân qua việc cho phép giới truyền thông loan tải thêm thông tin về
quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ giữa hai nước cần phải được giải quyết một cách
khéo léo theo phương cách ngoại giao và đừng để bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm nhất thời”.

Bay Vút: Xin cám ơn Giáo sư Carl Thayer


http://www.bayvut.com.au/s%E1%BB%B1‐ki%E1%BB%87n/gs‐carl‐thayer‐vi%E1%BB%87t‐nam‐
c%E1%BA%A7n‐ph%E1%BA%A3i‐l%C3%A0m‐g%C3%AC‐trong‐v%E1%BA%A5n‐%C4%91%E1%BB%81‐
bi%E1%BB%83n‐%C4%91%C3%B4ng 

You might also like