You are on page 1of 7

Đề cương ôn tập tuyển sinh

Phần Tập làm văn


Viết bài tự luận hoàn chỉnh

Đề 1: Cảm nhận tình đồng chí, đồng đội của người lính trong bài thơ Đồng chí của

Bài làm

I. Mở bài.
1. Cách 1. Trực tiếp
- Giới thiệu đội nét về tác giả Chính Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Đồng Chí.
+ Đôi nét về tác giả
• Chính hữu vừa là một chiến sĩ,đồng thời là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.
• Chính Hữu viết không nhiều, tuy nhiên với cảm xúc chần thành của một người trong cuộc, ông đã có những
vần thơ khá hay về đề tài chiến tranh và người lính. Thơ Chính Hữu có cảm xúc dồn nén, từ ngữ mộc mạc,
giản dị mà giàu sức gợi hình, gợi cảm.
+ Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Đồng chí” : Bài thơ được viết năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội của
mình tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947, lần đầu tiên bài thơ được đăng trên tạp chí văn nghệ,
sau in trong tập thơ Đầu súng trăng treo của tác giả.
- Giới thiệu khái quát tình đồng chí, đồng đội của người lính được thể hiện trong bài thơ.
+ Đó là tình cảm bền chặt, thiêng liêng , được hình thành trên cơ sở có nhiều nét tương đồng.
+ Tình cảm ấy có những biểu hiện cụ thể, chân thành mà hết sức cảm động. Đặc biệt là có một sức mạnh
diệu kì.
- Khái quát cảm xúc: tình cảm ấy đã làm nên một nét đẹp tâm hồn đáng quý ở người lính Cụ Hồ.

2. Cách 2. Gián tiếp.


- Dẫn dắt vào bài giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Đồng chí”
+ Dẫn dắt vào bài.
 Cách 1: Sử dụng dẫn chứng có liên quan.
DC1 : “Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiêng sử vàng”
(Tố Hữu)

DC2: Đồng đội ta


Là hớp nước uống chung, là bát cơm sẻ nữa.
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa.
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà.
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau nụ cười, chia nhau cái chết
( Đồng đội_Chính Hữu)

 Cách 2. Lập luận bằng lí lẽ.


• Dân tộc ta đã trải qua những cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp rồi đế quốc MĨ xâm lược để
………………………………..
• Có biết bao các thế hệ cha anh đã bước vào cuộc chiến mà trong đó lực lượng nòng cốt có lẽ chính là những
người nông dân mặc áo lình.
• Họ đã trở thành hình tượng chủ yếu trong văn học kháng chiến với đấy đủ những phẩm chất tốt đẹp của
người lính Cụ Hồ.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Đồng chí”
- Giới thiệu khái quát tình đồng chí, đồng đội của người lính được
thể hiện trong bài thơ. Như cách 1
- Khái quát cảm xúc

II. Thân bài.


1. Luận điểm 1: Tình cảm bền chặt, thiêng liêng được hìn thành trên cơ sở có nhiều nét tương đồng ( 7 câu
đầu)
a) Hai câu đầu: chung cảnh ngộ, xuất thân.
- Chuyển ý + trích thơ.
- Phân tích.
+Sử dụng thành ngữ gợi hình, gợi cảm
• “Nước mặn đồng chua” : gợi hình ảnh những vùng đất duyên hải quanh năm lũ lụt, đất đai nhiễm mặn,
nhiễm phèn.
• “ Đất cày lên sỏi đá” : Gợi hình ảnh những vùng đồi nút trung du, đất đai cằn cỗi, bạc màu, đã sỏi nhiều hơn
cả đất.
+ Vậy là “ quê anh” , “làng tôi” , chúng ta dẫu chác xa nhau về không gian, về vị trí địa lý nhưng có
chung sự tượng đồng từ xuất thân, đó là cung ra đi từ miền quê nghèo khó. Chính là sự cùng chung sự
tương đồng về xuất thân ấy khiến cho người lính tìm được sự đồng cảm, và đó chính là điểm tương đồng
gắn bó họ với nhau.

b) Câu 3 – 4
- Chuyển ý + trích thơ
- Phân tích: Theo tiếng giọ thiêng liêng của người lính, những người nông dân mặc áo lính đã rời bỏ quê hương
đi cứu nước và họ đã gặp nhau nơi chiến trường , nơi hội tụ những tấm lòng yêu nước.

c) Câu 5 - 6
- Chuyển ý + trích thơ
- Phân tích:
+ Hình ảnh ẩn dụ kết hợp với cấu trúc thơ sóng đôi “ Súng … Đầu”→thể hiện điểm gắn kết thứ 3 của những
người lính, cùng chung nhiệm vụ, mục đích, lý tưởng của thời đại. Đó là “ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
+ Hình ảnh tả thực mà gợi cảm “ đêm rét” , “chung chăn”, chính là hơi ấm thân thương của tình người đã sưởi
ấm và giúp cho người chiến sĩ có thể vượt qua thời tiết khăc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc, chính sự sẻ chia, yêu
thương, đùm bọc ấy đã giúp cho những người lính gần nhau thêm chút nữa để từ chỗ quen nhau, trở thành “ đôi
tri kỉ”, hiêu bạn , yêu thương bạn như hiểu và yêu thương chính mình.
→ Tất cả những điểm chung ấy đã thực sự giúp cho những người nông dân mặc áo lính gần gũi với nhau
và kết tinh nơi họ một tình cảm đẹp đẽ nhất của thời đại, đó chính là tình đồng chí.

+ Câu thơ “ đồng chí” đặc biệt ngắn gọn kết thúc bằng dấy chấm cảm vang lên tựa như những tiếng gọi thân
thương của người lính. Tiêng gọi thân thương ấy là kết tinh cao đẹp nhất của tình bạn, tình người.

2. Luận điểm 2: Tình cảm ấy có những biểu hiện cụ thể, chân thành và hết sức cảm động
a) Sẻ chia cho nhau những nổi niềm riêng tư thầm kính và cả tình yêu sâu thẳm với quê hương ( câu 8 –
10)

- Chuyển ý + trích thơ


- Phân tích
+ Lựa chọn cách thể hiện ý thơ thật độc đáo: Người lính này kể về gia cảnh của người lính kia trong một tâm
trạng bâng khuân, thương nhớ “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”
+ Hai chữ “ mặc kệ” → thể hiện quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát của người lính rời xa quê hương lên đường đi
chiến đấu
• Mở rộng : Ý thơ của Chính Hữu gợi chúng ta nhớ đến hình ảnh của người vệ quốc đoàn trong bài thơ
“Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
“ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng là rơi đầy”
Vậy là, nói “ mặc kệ” , nói “ không ngoảnh lại” là một cách nói thật đặc biệt: nói không nhớ mà vẫn tạo
cảm giác lắng sâu với nỗi nhớ ắp đầy.
+ Hình ảnh hoán dụ kết hợp nhân hóa “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Diễn tả tinh tế nỗi nhớ nhung, lưu
luyến của người lính về quê hương. Câu thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết, mặn nồng của hấu phương với
tiền tuyến hay đó cũng chính là tấm lòng của người lính không nguôi thương nhớ quê hương, chỉ nói một chiều
nỗi nhớ mà người đọc vẫn cảm nhận dược có cả 2 nỗi nhớ từ 2 phía chân trời: Hậu phương dành cho tiền tuyến
và tiền tuyến luôn danh cho hậu phương , quả thật đó chính là cách thể hiện ý thơ thật kín đáo, sâu sắc và phải
chăng nổi nới ấy không những đã làm cho người lính một sức mạnh diêu kì để các anh có thể vững chắc tay
súng trước kẻ thù, bởi lẽ hơn ai hết, các anh hiểu rằng, chỉ có thể xóa nhờ nỗi nhớ ấy bằng con đường duy nhất
đó là độc lập dận tộc.
………………………………..
- Chuyển ý + trích thơ
- Phân tích
+ Hình ảnh tả thực mà gợi cảm:
• Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
• Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá
• Miệng cười buốt giá
• Chân không giày.
→ Khắc họa rõ nét hiện thực gian khổ, thiếu thốn của buổi đầu kháng Pháp. Đó là những con sốt rét rừng ghê
gớm, thiệt thòi, thiếu thốn cả quân trang, quân dụng và nó còn là cái khắc nghiệt của thời tiết nơi núi rừng Việt
Bắc.
→ Khắc họa hiện thực của chiến trường, Chính Hữu không nhằm mục đích là kể khổ, mà chủ yếu làm nền đề ca
ngợi thái độ lạc quan và tình cảm đồng chí giữa những người lính, bởi trong gian khổ thiếu thốn là vậy, người
chiến sĩ vẫn lạc quan, tươi trẻ, nụ cười vẫn luôn rạng ngời trên môi họ.
+ Hình ảnh “ miệng cười “ bất giác làm cho hiện thực khắc khổ nơi chiến trường bỗng bừng sáng bởi nime62
yêu đời tha thiết và tinh thần lạc quan đáng ngưỡng mộ.

c) Hành động rất mộc mạc, bình dị ( câu 17)


- Trong cái nắm tay ấy là chứa chan biết bao tình cảm truyền cho nhau bao hơi ấm tình người, tình đồng chí,
đồng đội thân thương, là tiếp thêm cho nhau bao nhiêu nghị lực để có thể vượt qua tất cả những thử thách nơi
chiến trường.
* Mở Rộng: chúng ta cũng đã hơn một lần bắt gặp trong thơ Lưu Quang Vũ ý nghĩa của cái nắm tay
mộc mạc ấy.
“ Phút chia tay ta bỗng nắm tay người
Điều chưa nói bàn tay đã nói”
Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, ta lại bắt gặp trong những vần thơ của Phạm Tiến Duật ý
nghĩa thiêng liêng của hành động tưởng chừng như giản dị ấy
“ Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”
3. Sức mạnh của tình đống chí.
- Chuyển ý + trích thơ
- Phân tích:
+ Hình ảnh : “Đêm rừng hoang sương muối” → Hiện thực khắc nghiệt nơi núi rừng Việt Bắc mà người lính
phải cùng nhau nếm trải.
+ Hình ảnh tả thực: “ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tơi” → tình đoàn kết, tình gắn bó keo sơn tạo nên sức mạnh
tuyệt vời để người lính vững vàng trong tư thế “ chờ giặc tới”
+ Hình ảnh “ đầu súng trăng treo” là một bức tranh đẹp về tình đồng chí kết hợp giữa bút pháp tả thực và bút
pháp lãng mạng gợi nhiều liên tưởng
• Hình ảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng mà tác giả ghi nhận được trong những đêm phục kích giặc .
• Nghĩa liên tưởng: Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến sĩ và chất thi sĩ, tất cả
hòa quyện tạo nên một biểu tượng đẹp về người lính, họ vừa là chiến sĩ, đồng thời là thi sĩ, chính là sức
mạnh của tình đồng chí đã tạo nên một biểu tượng tuyệt vời của người lính ở buổi đầu kháng Pháp.
III. Kết bài.
- Khẳng định thành công của bài thơ trong việc thể hiện tình cảm đồng chí, đồng đội thân thương.
+ thể thơ tự do, âm điệu trầm lắng, ngọt ngào như một lời thủ thỉ, tâm tình giữa những người lính, hình
ảnh tả thực gợi hình, gợi cảm, hình ảnh ẩn dụ độc đáo, đặc biệt là một sự sáng tạo đầy ắp chất thơ trong
hình ảnh kết thúc bài thơ “ đầu súng trăng treo”
- Nội dung: Tình đồng chí, đồng đội quả thật là tình cảm thiêng liêng cao đẹp nhất giữa những người
lình cụ hồ ở buổi đầu kháng Pháp, đó là một tình cảm bền chặt, thiêng liêng bắt nguồn từ nhiều điểm
tương đồng, tình cảm ấy có một sức mạnh diệu kì giúp người lính vuôt qua muôn vàn gian khổ để
chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Bày tỏ cảm xúc ( bài thơ giúp em hiểu giá trị hình ảnh người lính trong buổi đầu kháng Pháp, đặc
biệt là ở tình đồng chí, đồng đội của họ, từ đó ,em có suy nghĩ về họ và trách nhiệm của thế hệ trẻ
hôm nay đối với vận mệnh của đất nước,)
Đề 7: Cảm nhận về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương

I. Mở bài:
1. Cách 1: Trực tiếp:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương:
o Viễn Phương là 1 nhà thơ Nam Bộ. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng
văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
o Viết về đề tài ngợi ca lãnh tụ, thơ Viễn Phương thể hiện được tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc
đối với Bác Hồ bằng một giọng thơ mộc mạc, giản dị mà giàu sức biểu cảm.
o Giới thiệu khái quát về bài thơ “Viếng lăng Bác”:
 Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được viết 4-1976, trong lần đầu tiên nhà thơ ra thăm lăng
Bác khi lăng Bác vừa được khánh thành, in trong tập “Như mây mùa xuân”.
 Khái quát nội dung: bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của
nhà thơ đối với Bác trong lần đầu được ra thăm lăng Bác. Đó chính là tình cảm của cả dân tộc
dành cho Bác kính yêu.
 Khái quát cảm xúc:
2. Cách 2: Gián tiếp:
- Dẫn dắt vào bài:
• Sử dụng dẫn chứng cùng đề tài:
DC1. Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

DC2. Đố ai đếm được lá rừng,


Đố ai đếm được mấy tầng trời cao.
Đố ai đếm được vì sao,
Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.

DC3. Con ước mơ có một ngày thống nhất


Bác Hồ về tắm mát suối quê hương
Đường quê con mịn màng cát trắng
Mát bước chân Cha gian khổ dặm trường.
Viễn Phương

DC4. Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà


Miền Nam mong Bác – nỗi mong cha.
Tố Hữu

DC5. Bác đã đi rồi sao Bác ơi,


Mùa xuân đang đẹp nắng xanh trời,
Miền Nam chiến thắng mơ ngày hội,
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười.
Tố Hữu

DC6. Ôi lòng Bác vậy cư thương ta


Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Tố Hữu

DC7. Bác sống như trời đất của ta


Yêu từng ngọn núi, mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ.
Sữa để em thơ, lụa tặng già.
Tố Hữu
• Lập luận bằng lý lẽ:
- Dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ công ơn Bác Hồ vì Người đã hy sinh trọn cuộc đời mình cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Hình ảnh của Người đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận để các văn nhân, thi sĩ cất cao lời ca ngợi,
tôn vinh.
- Viễn Phương cũng góp thêm vào đề tài ấy một tiếng thơ thật sâu sắc, cảm động đó chính là bài thơ
“Viếng lăng Bác”.
- Giới thiệu khái quát bài thơ (như cách 1).
II. Thân bài
1. Nhận xét khái quát mạch cảm xúc của bài thơ:
- Bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính; là lòng biết ơn, tự hào sâu sắc xem lẫn
nỗi niềm đau xót, thương tiếc khôn nguôi của nhà thơ đối với Bác.
- Cảm xúc ấy được thể hiện qua âm điệu bài thơ có sự thay đổi linh hoạt, phù hợp với mạch cảm xúc
và được thể hiện theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác.
2. Phân tích bài thơ:
a) Khổ 1:
• Câu 1:
- Chuyển ý + trích thơ: Dòng cảm xúc của Viễn Phương được bắt đầu bằng một lời chào, một lời thưa
với Bác “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”.
- Phân tích:
 Cách xưng hô “con”-“Bác” => là cách xưng hô quen thuộc của người dân Nam Bộ, vừa thể hiện
được lòng kính trọng đồng thời là cả tình cảm gần gũi, thân thương.
 Âm điệu thơ tự sự cùng với 2 chữ “miền Nam” giàu giá trị biểu cảm => gợi tả cảm xúc, tâm trạng
ngậm ngùi, xót xa, tủi hờn của những người con miền Nam trong những bước chân muộn màng về
thăm Bác. (Mở rộng)
• Câu 2:
- Chuyển ý + trích thơ:
- Phân tích: hình ảnh “hàng tre bát ngạt trong sương sớm” là một hình ảnh thực sự thể hiện cảm úc của
Viễn Phương trước lăng Bác. Lăng BÁc vừa tôn nghiệm vừa rất đỗi thân thuộc. Về thăm lăng Bác là
tựa như về với mái ấm gia đình, về với vòng tay yêu thương của vị cha già dân tộc.
• 2 câu cuối:
- Chuyển ý + trích thơ:
- Phân tích: hình ảnh hàng tre xanh xanh Việt Nam trong bão táp mưa sa đứng thẳng hàng là 1 hình
ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo được liên tưởng từ hình ảnh tre trong sương sớm. => biểu tượng cho con
người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam với sức sống bền bỉ, quật cường với tinh thần hiên ngang, bất
khuất, không bao giờ lùi bước, gục ngã trước bất cứ hoàn cảnh nào. (và Bác của chúng ta chính là
con người Việt Nam kiên cường, bất khuất nhất).
b) Khổ 2:
- Chuyển ý + trích thơ: (nếu nói rằng VLB là bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng các hình
ảnh ẩn dụ được liên tưởng từ các hình ảnh thực một cách bất ngờ, độc đáo thì khổ 2 chính là minh
chứng cho nhận xét ấy).
- Phân tích:
 Hình ảnh ẩn dụ: “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ độc đáo được liên tưởng từ hình ảnh thật “mặt
trời trên lăng” => biểu tượng cho hình ảnh Bác kính yêu => ngợi ca công lao trời bể cua Bác đối với
dân tộc (phân tích + mở rộng)
 Khẳng định sức sống vĩnh hằng của Bác trong lòng dân tộc. /tách.
 Hình ảnh tràng hoa:
+ Hình ảnh thực: đó chính là những vòng hoa tươi mà đoàn người vào lăng viếng Bác mang theo
để kính dâng lên Người.
+ Hình ảnh ẩn dụ: tràng hoa không chỉ là những vòng hoa để mọi người vào lăng viếng Bác mà
với mỗi người, cuộc đời họ đẹp tựa như một bông hoa và họ kết thành cả 1 tràng hoa kính dâng lên Bác
=> thể hiện lòng thành kính và biết ơn vô ngần của cả dân tộc ta đối với Bác kính yêu. / tách.
 HÌnh ảnh ẩn dụ “79 mùa xuân”: 79 tuổi đời của Bác => ngợi ca công lao trời bể của Bác dành cho
dân tộc. Quả thật cả cuộc đời mình, Người đã sống đẹp tựa như những mùa xuân và chính Người đã
làm nên mùa xuân vĩ đại cho đất nước.
Bảy mươi chín mùa xuân trong sáng
Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay. (Tố Hữu)
c) Khổ 3:
- Chuyển ý + trích thơ:
- Phân tích:
 Cụm từ giàu giá trị gợi cảm “giấc ngủ bình yên” => Trông suy nghĩ của nhà thơ, Bác đang thanh
thản, say nồng trong một giấc ngủ bình yên bởi lẽ hoài bão lớn lao nhất của Người lúc sinh thời nay
đã thành hiện thực.
 Mở rộng: Ý thơ Viễn Phương bất giác gợi cho ta sự liên tưởng về những đếm không ngủ dường nhưu
đã gắn liền suốt cuộc đời hoạt động của Bác.
DC1: Một canh,…hai canh,…lại ba canh,
Trằn trọc, băn khoăn, giấc chẳng thành
(Hồ Chí Minh –Nhật kí trong tù)

DC2: Cảnh khuya như vẽ, Người chưa ngủ


Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

DC3: Đêm nay Bác ngồi đó


Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Lúc này đây, khi đất nước đã im tiếng súng, Bắc Nam đã thu về một mối, Bác mới có thể có giấc ngủ bình yên
say nồng như thế.
 Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” được liên tưởng bất ngờ từ ánh điện bàng bạc, trong vắt, dịu
dàng => không gian thơ mộng, đầy ắp ánh trăng. Trăng (tri âm tri kỉ ngày nào) đã gắn bó suốt cuộc
đời cách mạng của Bác, dường như lúc này đây cũng vào tận trong lăng để canh giấc ngủ cho Người.
 Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: Bác Hồ => thêm một lần khẳng định sự trường tồn bất diệt của Bác
trong trái tim dân tộc Việt Nam, cũng là thêm một lần Viễn Phương thể hiện lòng thành kính, biết ơn
sâu nặng đối với Bác.
 Cấu trúc câu “vẫn biết”… “mà sao” cùng với động từ “nhói” được sử dụng thật độc đáo => thể hiện
niềm đau xót dâng trào mạnh mẽ khi nhà thơ phải đúng trước một sự thật dẫu không muốn nhưng
vẫn không thể phủ nhận, đó là Bác của chúng ta vĩnh viễn không còn.
d) Khổ cuối:
- Chuyển ý + trích thơ:
- Phân tích:
 Cách nói quên thuộc, mộc mạc, chan thành của người dân nam Bộ “thương trào nước mắt” => niềm
đau xót tột cùng trong giờ phút chia tay.
 Điệp từ “muốn làm” cùng với các hình ảnh “con chim”, “cành hoa”, “cây tre trung hiếu” => thể hiện
ước nguyện tha thiết của nhà thơ là được hóa thân vào thiên nhiên quanh lăng Bác để canh giấc ngủ
cho Người.
• Mở rộng:
“Suốt cuộc đời Người có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng con canh giấc ngủ”
(Viễn Phương)
 HÌnh ảnh ẩn dụ kết hợp nhân hóa “cây tre trung hiếu” => tạo nên một kết cấu chặt chẽ cho bài thơ,
đồng thời thêm một lần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và cả niềm ước nguyện
chân thành của nhà thơ: nguyện trở thành một người con trung hiếu, xưng đáng với những gì Bác đã
hy sinh trọn vẹn cho dân tộc.
III. Kết bài:
- Khẳng định thành công của bài thơ:
 Nghệ thuật:
+ Thể thơ 8 chữ có biến đổi, âm điệu thảy đổi linh hoạt phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ.
+ Bài thơ đặc biệt thành công trong việc sáng tạo hàng loại các hình ảnh ẩn dụ được liên tưởng từ
những hỉnh ảnh thực thật bất ngờ, độc đáo, thể hiện chính xác tấm lòng, cảm xúc của nhà thơ đối với
Bác.
 Nội dung:
+ Bài thơ thực sự là tiếng lòng của thi nhân dạt dào tình cảm – là niềm kính yêu, biết ơn vô hạn,
là sự tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi lần đầu tiên Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Bày tỏ cảm xúc: Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ tiểu biểu cho tấm lòng, tình cảm của Viễn
Phương cũng là của cả dân tộc Việt Nam đối với vị cha già kính yêu. Có lẽ vì thế chăng mà bài thơ đã
tìm thấy sự đồng điệu trong trái tím độc giả ngay từ lúc ra đời.

You might also like