You are on page 1of 18

DAV – MU / ov 2009

Do Thanh Hai
QUY CHẾ LÀM VIỆC
[RULES OF PROCEDURE]
-------------------------------------------------

CÁC QUY TẮC CHUG

I. Quy tắc [Rules]


Các quy tắc này không được thay đổi, và áp dụng trong suốt thời gian Hội nghị.

II. gôn ngữ [Language]


Tiếng Việt là ngôn ngữ làm việc chính thức tại Hội nghị. Các đại biểu không được
phép phát biểu chính thức cũng như đệ trình tài liệu bằng một ngôn ngữ khác tại Hội
nghị.

III. Quy tắc Xã giao [Courtesy]


Tất cả đại biểu phải thể hiện sự lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng Chủ tọa, thành viên
Ban Thư ký, và các đại biểu khác. Chủ tọa có quyền nhắc nhở và yêu cầu bất kỳ một
đại biểu nào tuân thủ các Quy chế làm việc nếu ông ta / bà ta không thực hiện đúng
những quy tắc này hoặc khi họ có thái độ không phù hợp với các quy tắc xã giao
thông thường.

IV. Tư cách [Credentials]


Sự tín nhiệm dành cho Ban thư ký và tư cách của các đại biểu phải được thông qua
trước khi Hội nghị chính thức diễn ra. Thay đổi liên quan tới quyền và hay tư cách
của bất cứ thành viên, đại biểu nào cần phải có sự chấp thuận của Tổng Thư ký của
DIR - MUN.

V. Tổng Thư ký và Ban Thư ký [Secretary General and Secreteriat]


DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
Tổng Thư ký sẽ chỉ đạo toàn bộ công tác tổ chức của Hội nghị. Ông/Bà Tổng Thư ký
có quyền lực tối cao với Ủy ban và có thể trao quyền cho các thành viên của Ban
Thư ký khi cần thiết. Tại bất kỳ thời điểm nào, Tổng Thư ký và các thành viên của
Ban Thư ký có thể đưa ra các tuyên bố miệng hoặc bằng văn bản dành cho Ủy ban.

VI. Chủ tọa [Chairpersons]


Chủ tọa là người tuyên bố mở màn và kết thúc các phiên họp của Hội nghị, điều
khiển các cuộc thảo luận, đảm bảo sự tuân thủ các Quy tắc về xử lý các Khiếu nại về
Thủ tục. Chủ tọa, với sự giúp đỡ của Ban Thư ký, là người lập danh sách các đại
biểu đăng ký phát biểu (Danh sách Phát biểu), trao quyền phát biểu, đặt giới hạn thời
gian cho tranh luận và tuyên bố các quyết định. Chủ tọa sẽ hoàn toàn kiểm soát các
hoạt động diễn ra trong phiên họp, cũng như duy trì trật tự của các phiên họp. Ngoài
ra, chủ tọa còn có quyền đưa ra các lời khuyên cho các đại biểu về hướng thảo luận.

Chủ tọa có thể hoãn hoặc đình chỉ các phiên họp, và có thể tạm thời trao quyền Chủ
tọa cho một thành viên khác của Ban Tổ chức. Trong suốt quá trình đảm nhận vai trò
của mình, Chủ tọa luôn phải tuân theo Quy chế làm việc cũng như kịp thời báo cáo
với Tổng Thư ký về các diễn biến liên quan.

VII. Các Đoàn đại biểu và Trưởng đoàn [Delegation and Head of
Delegation]
Mỗi quốc gia được đại diện bởi một đoàn đại biểu, đứng đầu là Trưởng đoàn, và có
một phiếu trong Hội nghị. Trưởng đoàn có thể là Nguyên thủ, Bộ trưởng Ngoại giao,
hoặc đại diện ngoại giao của quốc gia đó tại Tổ chức. Trưởng đoàn là người có tư
cách phát ngôn đại diện cho quốc gia. Trong trường hợp đặc biệt, Trưởng đoàn
không thể tham gia một phiên thảo luận nào đó, Phó đoàn có thể thay thế, nhưng
phải báo cáo với Tổng Thư ký, Ban Thư ký, và Chủ tọa.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
Đại diện cho các quốc gia chính thức tham gia Ủy ban còn được gọi là thành viên
của Ủy ban [members].

VIII. Sự tham gia của các nước quan sát viên [Participation of Observers]
Đại diện của các nước quan sát viên hưởng các quyền như các thành viên đầy đủ, trừ
việc họ không được phép đưa ra các Đề xuất về Nội dung Thực chất [substantial
motions], không được biểu quyết về các vấn đề thực chất [substantial voting], không
được ký hoặc biểu quyết về các Dự thảo Nghị quyết, Nghị quyết hoặc các Đề xuất
Sửa đổi.

IX. Số đại biểu cần thiết [Quorum]


Chủ tọa có thể tuyên bố khai mạc hoặc cho phép tiến hành thảo luận chỉ khi có ít
nhất một phần ba số đại biểu dự kiến tham gia Ủy ban có mặt. Việc biểu quyết hay
bỏ phiếu về các vấn đề thực chất chỉ được tiến hành khi hai phần ba số đại biểu có
mặt tại Hội nghị.

X. Các phiên họp và thời gian [Meetings and Dates of Convening]


Ủy ban họp tại địa điểm và thời gian do Tổng Thư ký DIR – MUN quyết định trên
cơ sở đề xuất của Ban Thư ký.

XI. Tham gia phiên họp [Attendance]


Các đại biểu không được vắng mặt quá hai phiên họp.

QUY TẮC VỀ CHƯƠG TRÌH GHN SỰ


[Rules Governing the Agenda]

XII. Chương trình nghị sự [Agenda]


Chương trình dự kiến của các phiên họp sẽ được Chủ tọa và Ban Thư ký soạn thảo
và sẽ được thông báo cho các đại biểu trước khi hội nghị bắt đầu.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai

XIII. Thay đổi chương trình nghị sự [Changing the Agenda]


Trước khi hội nghị được khai mạc, Chủ tọa sẽ trình chương trình nghị sự dự kiến lên
hội nghị để thông qua.

Tại buổi họp trù bị, các thành viên của Ủy ban sẽ đề xuất các điều chỉnh về trình tự
các chủ đề sẽ được thảo luận trong chương trình. Đề xuất cần có một đại biểu thứ hai
ủng hộ. Một Danh sách Phát biểu [Speaker’s List] sẽ được lập ghi rõ các đại biểu
ủng hộ và phản đối đề xuất. Chủ tọa sẽ xác định thời gian cho mỗi phát biểu. Sau khi
có ít nhất hai đại biểu phát biểu ủng hộ, hai đại biểu phản đối, đề xuất sẽ được đưa ra
biểu quyết. Nếu hai phần ba số đại biểu có mặt ủng hộ, đề xuất sẽ được thông qua.

QUY TẮC VỀ ĐIỀU HÀH TRAH LUẬ


[Rules Governing Debate]

XIV. Các phiên họp [Committee Session]

Các phiên họp sẽ bắt đầu với việc điểm danh các đại diện có mặt theo thứ tự bảng
chữ cái alphabet tên của các quốc gia. Khi tên các nước được gọi đến, các đại biểu
đại diện tuyên bố “Có mặt” [present] hoặc “Có mặt - Biểu quyết” [present and
voting]. Các đại biểu của các nước quan sát viên sẽ tuyên bố “Có mặt với tư cách
Quan sát viên” [present and observing].

Các đại biểu đến muộn sẽ chuyển cho Chủ tọa một thông báo viết tay về sự hiện diện
của họ theo quy tắc trên.

Liên quan đến các hậu quả tiếp theo của việc tuyên bố “Có mặt” hoặc “Có mặt -
Biểu Quyết”, xem ở Quy tắc XXXIII. Quyền của đại biểu đến từ các nước quan sát
viên được miêu tả trong Quy tắc VIII.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai

XV. Tuyên bố mở màn [Opening Speeches]


Trước khi bắt đầu thảo luận về một chủ đề mới, mỗi đại biểu sẽ phát biểu trong vòng
một phút rưỡi nêu rõ lập trường của quốc gia mà mình đại diện về chủ đề liên quan.
Các tuyên bố mở màn sẽ phác thảo quan điểm, các mục tiêu của các nước, các tổ
chức đó liên quan đến chủ đề đặt ra.

XVI. Tranh luận [Debate]

Sau khi các đại biểu đã trình bày Tuyên bố Mở màn, Danh sách các đại biểu phát
biểu (gọi tắt là Danh sách Phát biểu) [Speaker’s List] được lập để tiến hành Tranh
luận Chính thức [Formal Debate]. Đây là hình thức mặc định của Đàm phán. Tuy
nhiên, bằng cách đưa ra các Đề xuất trong quá trình Tranh luận Chính thức, các đại
biểu có thể chuyển sang hình thức Thảo luận Hẹp [Moderated Caucus] hay Thảo
luận Tự do [Unmoderated Caucus].

XVII. Tranh luận Chính thức [Formal Debate]


Tranh luận Chính thức là hình thức tranh luận mặc định được tiến hành dựa vào
Danh sách Phát biểu. Thứ tự phát biểu trong Danh sách Phát biểu được thực hiện
trừ khi các Đề xuất Thực chất [Substantive Motion] hay Yêu cầu về Thủ tục
[Procedural Points] được đưa ra. Trong thời gian Tranh luận Chính thức, các đại
biểu có thể đưa ra các nhận định chung về tình hình, có thể bàn thảo về bất kì văn
bản làm việc [working paper] hay dự thảo nghị quyết [draft resolution] đang được
lưu hành trong phạm vi hội nghị. Thời gian tối đa cho mỗi phát biểu do Chủ tọa
quyết định.

Ngay sau khi khai mạc phiên họp, Chủ tọa sẽ hỏi các đại biểu liệu họ có muốn
đăng ký quyền phát biểu trên Danh sách Phát biểu. Những đại biểu giơ cao bảng
tên sẽ được ghi lại trong Danh sách Phát biểu. Một khi tranh luận bắt đầu, bất kỳ
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
đại biểu nào muốn đăng ký quyền phát ngôn sẽ chuyển đề nghị bằng văn bản
[written request] tới Chủ tọa.

Sau khi một đại biểu phát biểu xong, nếu muốn phát biểu tiếp, đại biểu này sẽ phải
chuyển một đề nghị mới bằng văn bản tới Chủ tọa. Danh sách Phát biểu luôn được
để ngỏ và cập nhật liên tục để các đại biểu có thể theo dõi.

XVIII. Thảo luận Hẹp [Moderated Caucus]


Đề xuất [Motion] về Thảo luận Hẹp có thể được đưa ra trong quá trình Đàm phán
Chính thức, trước khi tranh luận kết thúc. Phía đề xuất cần phải nêu ngắn gọn mục
đích cho Thảo luận Hẹp, tổng số thời lượng dành cho hình thức tranh luận này, và
thời gian cụ thể cho từng phát biểu. Thời lượng của mỗi cuộc Thảo luận Hẹp phải
được sự chấp thuận của Chủ tọa, và không vượt quá 15 phút. Nếu có một đại biểu
khác ủng hộ Đề xuất, Đề xuất sẽ được đưa ra để biểu quyết. Không có phát biểu
ủng hộ hay không ủng hộ đối với Đề xuất và đa số thường cần thiết để thông qua
Đề xuất đó.

Trong quá trình Thảo luận Hẹp, các đại biểu có thể ra hiệu mong muốn được phát
biểu bằng cách giơ cao biển tên. Nếu không có ai muốn phát biểu, phiên họp sẽ
quay trở lại hình thức Tranh luận Chính thức.

XIX. Thảo luận Tự do [Un-moderated Caucus]


Hình thức Thảo luận Tự do có thể được đề xuất trong quá trình Tranh luận Chính
thức, trước khi tranh luận kết thúc. Trong một cuộc Thảo luận Tự do, các đại diện
có thể gặp nhau một cách không chính thức, và với Chủ tọa và Ban Thư ký để bàn
về Dự thảo Nghị quyết [Draft Resolutions], các đề xuất sửa đổi [Amendments, và
các vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, các đại biểu không có quyền rời khỏi phòng
họp trừ khi đưa ra Yêu cầu Đặc quyền Cá nhân [Point of Personal Privilege].
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
Đại biểu đề xuất Thảo luận Tự do cần phải giải thích mục đích và đưa ra thời
lượng cho cuộc Thảo luận Tự do đó. Tổng thời lượng không vượt quá 15 phút, và
phải được sự chấp thuận của Chủ tọa.

Nếu có một đại biểu khác ủng hộ Đề xuất, Đề xuất sẽ được đưa ra để biểu quyết.
Không có phát biểu ủng hộ hay không ủng hộ đối với Đề xuất và đa số thường cần
thiết để thông qua Đề xuất đó.

XX. Kết thúc Tranh luận [Closure of Debate]

Trong phiên Tranh luận Chính thức, một đại biểu có thể đưa ra Đề xuất Kết thúc
Tranh luận về vấn đề thực chất đang được bàn thảo tại Hội nghị, ngay cả khi có
một đại biểu khác muốn phát biểu. Nếu có có một đại biểu nữa ủng hộ đề xuất này,
Đề xuất sẽ được đưa ra để Biểu quyết mà không cần đưa ra thảo luận. Chủ tọa
cũng có thể đưa ra đề xuất này khi Hội nghị diễn ra quá chậm chạp hoặc quá thời
gian dự kiến và đề xuất này có hiệu lực tức khắc.

Để kết thúc cuộc đàm phán, cần phải có hai phần ba số đại biểu tham gia đồng ý.
Nếu đề xuất được thông qua, chủ tọa sẽ tuyên bố kết thúc tranh luận về vấn đề đó
dù có đạt được thỏa thuận hay chưa và lập tức chuyển sang thủ tục bỏ phiếu (về
Dự thảo Nghị quyết hoặc các Đề xuất sửa đổi đã được Chủ tọa thông qua). Một
vấn đề đã bị đóng có thể được mang ra bàn hội nghị tranh luận tiếp nếu có Đề xuất
Giới thiệu Chủ đề Tranh luận từ một đại biểu nào đó, và Đề xuất đó phải được một
đại biểu khác ủng hộ, Chủ tọa thông qua, và đa số hai phần ba số đại biểu biểu
quyết tán thành.

XXI. gừng Phiên họp [Suspension of the Meeting]


Trong Tranh luận chính thức, một đại biểu có thể đưa ra Đề xuất để gừng phiên
họp (tạm ngưng tất cả hoạt động của Ủy ban cho đến phiên họp lần sau), nói rõ
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
thời gian được triệu tập trở lại. Đề xuất này cần phải có sự đông ý của Chủ tọa.
Nếu có một đại biểu thứ hai ủng hộ Đề xuất, Đề xuất này sẽ được biểu quyết ngay
lập tức. Các đại biểu không có quyền phát biểu ủng hộ hay phản đối Đề xuất. Đa
số thường [simple majority] là cần thiết để Đề xuất được thông qua.

XXII. gừng Cuộc họp [Adjournment of the Meeting]


Trong quá trình Tranh luận Chính thức, một đại biểu có thể đưa ra Đề xuất Ngừng
Cuộc họp, sau khi đã nói rõ về mục đích của việc ngừng toàn bộ cuộc họp. Chủ tọa
có quyền tuyên bố Đề xuất trên là vô hiệu lực. Khi được coi là có hiệu lực, nếu có
một đại biểu thứ hai ủng hộ Đề xuất, Đề xuất Ngừng Cuộc họp sẽ được đưa ra
biểu quyết. Các đại biểu không có quyền phát biểu ủng hộ hay phản đối Đề xuất.
Đa số thường cần thiết để thông qua Đề xuất. Sau khi bị ngừng, Ủy ban sẽ tái triệu
tập tại cuộc họp thường kỳ lần sau vào năm sau.

CÁC QUY TẮC VỀ PHÁT BIỂU


(Rules governing Speeches)

XXIII. Phát biểu [Speeches]


Không một đại biểu nào hoặc quan sát viên nào có quyền phát biểu mà không có
sự đồng ý của Chủ tọa. Chủ tọa có quyền nhắc nhở nếu đại biểu nào đó nếu ông ta
/ bà ta phát biểu một cách không lịch sự, hoặc phát biểu không liên quan đến chủ
đề đang được thảo luận, hoặc có ngôn ngữ xúc phạm đến các đại biểu khác hay
các thành viên của Ban Thư ký. Hơn thế, Chủ tọa có thế yêu cầu đại biểu đó phải
xin lỗi.

Thời gian giới hạn cho mỗi phát biểu do chủ tọa quyết định. Nếu một đại biểu phát
biểu quá thời gian cho phép, Chủ tọa có quyền nhắc nhở và chuyển quyền phát
biểu cho một đại biểu tiếp theo.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
XXIV. hường quyền phát biểu [Yields]
Nếu một đại biểu khi được trao quyền phát biểu và kết thúc bài phát biểu sớm hơn
thời hạn cho phép, ông ta / bà ta có thể nhường thời gian còn lại theo các cách sau
đây:

hường cho chủ tọa


Nếu đại biểu không muốn nhường thời gian cho phần hỏi đáp cho các đại biểu
khác, ông ta / bà ta có thể nhường thời gian còn lại cho chủ tọa. Trong trường hợp
đó, Chủ tọa trao quyền phát biểu cho đại biểu tiếp theo.

hường cho đại biểu khác


Lượng thời gian còn lại có thể được nhường cho đại biểu khác do chính đại biểu
vừa mới phát biểu lựa chọn. Nếu đại biểu này chấp nhận, Chủ tọa cũng sẽ thông
qua. Tuy nhiên, một quyền phát biểu không được nhường quá một lần.

hường thời gian cho hỏi và đáp


Nếu đại biểu nhường thời gian phát biểu cho phần hỏi và đáp, chủ tọa sẽ chọn
những đại biểu chất vấn và mỗi đại biểu chỉ được đặt một câu hỏi. Những câu hỏi
phải liên quan đến nội dung thực chất của phát biểu trước đó. Chủ tọa có quyền
nhắc nhở hoặc dừng bất cứ một đại biểu nào nếu nội dung câu hỏi mang tính hùng
biện hoặc định hướng dư luận mà không có mục đích tìm hiểu thông tin về vấn đề
liên quan. Các đại biểu chất vấn cũng không được đưa ra bình luận hay tuyên bố.
Đại biểu được hỏi sẽ trả lời trong giới hạn khoảng thời gian còn thừa sau bài phát
biểu của mình.

Các đại biểu phải tuyên bố nhường thời gian còn thừa trước khi kết thúc bài phát
biểu. Nếu hết thời gian, chủ tọa sẽ chuyển quyền phát biểu sang đại biểu tiếp theo.

QUY TẮC VỀ CÁC YÊU CẦU VÀ ĐỀ XUẤT


DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
[Points and Motions]

XXV. Quyền Đáp lời [Right to Reply]


Khi sự tự tôn [integrity] của một quốc gia bị báng bổ bởi đại diện của một quốc
gia khác, đại biểu đại diện cho quốc gia đó có thể yêu cầu Quyền Đáp lời sau khi
bài phát biểu của đại biểu kia kết thúc. Không có khiếu nại với quyết định của Chủ
tọa về việc trao hay không trao Quyền Đáp lời. Đại biểu được trao Quyền Đáp lời
có thể phát biểu ngay lập tức trong thời gian tối đa là một phút. Quyền Đáp lời
không được trao hai lần sau một bài phát biểu.

XXVI. Yêu cầu Đặc quyền Cá nhân [Point of Personal Privilege]


Bất cứ lúc nào khi một đại biểu trên bàn đàm phán muốn rời khỏi phòng họp vì lý
do cá nhân, hoặc vì một lý do nào đó gây bất tiện hoặc cản trở khả năng tham gia
đàm phán của đại biểu đó, ông ta / bà ta đưa ra Yêu cầu Đặc quyền Cá nhân. Vì
việc sử dụng Yêu cầu Đặc quyền Cá nhân có thể ngắt lời đại biểu đang phát biểu,
nên các đại biểu chỉ nên sử dụng trong trường hợp thật cần thiết.

XXVII. Khiếu nại về Thủ tục [Point of Order]


Một đại biểu có thể đưa ra Khiếu nại về Thủ tục để phàn nàn về những trình tự
không thích hợp trong phiên đàm phán. Quyết định của người Chủ toạ sẽ phải dựa
trên Quy chế làm việc. Chủ tọa có quyền bác bỏ Khiếu nại về Thủ tục và quyết
định của Chủ tọa là cuối cùng. Khiếu nại về Thủ tục đưa ra có thể làm gián đoạn
bài phát biểu nên nó cần phải được sử dụng một cách xác đáng và trong trường
hợp thật cần thiết.

Những thắc mắc liên quan tới Quy chế làm việccó thể được chuyển đến Chủ toạ
bằng văn bản hoặc bằng cách trò chuyên trong thời gian Thảo luận Tự do.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
XXVIII. Các Đề xuất về Thủ tục [Procedural Motion] và Đề xuất về ội
dung thực chất [Substantial Motion]

Các Đề xuất về Thủ tục [procedural] và Đề xuất về Nội dung Thực chất
[substantial] có thể được đưa ra tại bất kỳ thời điểm nào trong phiên Tranh luận
Chính thức [Formal Debate]. Nếu có ít nhất một đại biểu ủng hộ việc Đề xuất, Chủ
toạ sẽ đưa Đề xuất đó ra để biểu quyết. Thứ tự ưu tiên ưu tiên cho các đề xuất
được quy định trong Quy tắc XXXVIII.

QUY TẮC VỀ CÁC VẤ ĐỀ THỰC CHẤT [Substantial Issues]

XXIX. Văn bản Làm việc [working paper]


Các đại biểu nên chuNn bị trước các Văn bản Làm việc và đệ trình các văn bản đó
để Ủy ban xem xét. Mục đích của Văn bản Làm việc là giúp cuộc họp làm việc
một cách hiệu quả. Văn bản Làm việc cần phải được soạn thảo dưới dạng Dự thảo
N ghị quyết. Văn bản Làm việc không phải là loại văn bản chính thức, và cần phải
có chữ ký của Chủ tọa để được sao chụp và phân phát cho các đoàn đại biểu. Văn
bản Làm việc được đưa ra thảo luận sẽ có số hiệu cụ thể do Ban Thư ký xác định
để tiện cho các đại biểu tham chiếu.

XXX. Dự thảo Tuyên bố chung [Draft Resolutions]


Dự thảo Tuyên bố chung cần được soạn thảo theo mẫu của Ban Thư ký.

Dự thảo Tuyên bố chung phải có sự thông qua của Chủ tọa và cần có thêm chữ ký
của ít nhất một phần ba số thành viên của Ủy ban để được lưu hành tại cuộc họp.
Khi tính toán số thành viên ký kết vào văn bản để đưa văn bản ra bàn thảo, số chữ
ký hợp lệ là tổng số chữ ký của cả Bên bảo trợ và Bên ký kết văn bản.

Sau khi Chủ tọa ký vào văn bản, văn bản đó sẽ được gọi là Dự thảo N ghị quyết.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai

N hững thành viên soạn thảo Dự thảo Tuyên bố chung và những thành viên ủng hộ
tất cả các nội dung trong Dự thảo đó được gọi là Bên Bảo trợ cho Dự thảo. Bên ký
vào Dự thảo N ghị quyết để đồng ý đưa Dự thảo ra bàn đàm phán được gọi là Bên
Ký kết [Signatory]. Chữ ký của các Bên Ký kết vào một Dự thảo Tuyên bố chung
do Bên Bảo trợ đệ trình không có nghĩa là Bên Ký kết ủng hộ nội dung ghi trong
văn bản đó và họ không có bất kỳ một nghĩa vụ nào khác liên quan đến chữ ký đó.
Việc ký tên vào Dự thảo Tuyên bố chung chỉ thể hiện mong muốn của Bên Ký kết
để đưa văn bản đó ra lưu hành trong cuộc họp.

Có thể có nhiều hơn một Dự thảo N ghị quyết có thể được đệ trình tại một thời
điểm và nó sẽ được mã hóa để tiện việc tham chiếu.

Các thành viên muốn ủng hộ Dự thảo N ghị quyết có thể thêm tên của họ vào danh
sách Bên Bảo trợ cho Dự thảo trong quá trình thảo luận. Yêu cầu cần phải được
chuyển đến Chủ tọa bằng văn bản.

XXXI. Giới thiệu Dự thảo ghị quyết[Introducing Draft Resolutions]

Khi một Dự thảo Tuyên bố chung được thông qua như theo Quy tắc XXX, và
được sao chụp và phân phát cho tất cả đại biểu, Chủ tọa sẽ tạm dừng cuộc đàm
phán trong một thời gian nhất định (tùy theo độ dài của các Dự thảo) để các đại
biểu có thời gian đọc văn bản vừa nhận được. Khi thời gian đọc kết thúc, một
trong số những Bên bảo trợ sẽ đưa ra Đề xuất Giới thiệu Dự thảo ghị quyết để
đưa Dự thảo N ghị quyết vào bàn thảo. Cần có ít nhất một đại biểu khác ủng hộ
(không biểu quyết) để thực hiện “Tiến trình Giới thiệu” [Introduction Process].
Tiến trình Giới thiệu có những bước cơ bản sau:
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
1. Một trong số những Bên Bảo trợ chủ chốt sẽ đọc to những điều khoản thực
chất [operative clauses] của Dự thảo N ghị quyết.
2. Bên Bảo trợ sẽ trả lời các câu hỏi chất vấn. Chủ tọa sẽ chọn lựa những đại biểu
chất vấn và giới hạn một câu hỏi cho mỗi đại biểu. Số lượng câu hỏi được đưa
ra và thời gian dành cho các Bên Bảo trợ trả lời được quyết định bởi Chủ tọa.
Chủ tọa cũng quyết định khi nào phần chất vấn kết thúc.
3. Chủ tọa sẽ lập một Danh sách Phát biểu [Speaker’s List] cho những đại biểu
ủng hộ và phản đối việc Giới thiệu và quyết định thời gian cho mỗi phát biểu.
Sau khi ít nhất hai đại biểu phát biểu ủng hộ và hai đại biểu phát biểu phản đối
- trong trường hợp có đại biểu phản đối) - Chủ tọa sẽ yêu cầu biểu quyết về Đề
xuất Giới thiệu Dự thảo N ghị quyết.
4. Đề xuất Giới thiệu Dự thảo N ghị quyết cần hai phần ba (2/3) số đại biểu ủng
hộ để được thông qua. Một khi được thông qua, Dự thảo N ghị quyết sẽ được
bàn thảo chính thức tại Hội nghị cho đến khi Hội nghị kết thúc thảo luận về Dự
thảo đó hoặc kết thúc thảo luận về vấn đề liên quan trong Chương trình nghị
sự.

XXXII. Đề nghị Sửa đổi [Amendments]


Một khi Dự thảo Tuyên bố Chung được được chính thức đưa ra thảo luận, nội
dung của nó có thể được sửa đổi. Một Đề nghị Sửa đổi [Amendment] là đề xuất
thêm vào, bỏ đi hay chỉnh sửa các điều khoản trong Dự thảo Tuyên bố Chung.
Không chấp nhận Đề nghị Sửa đổi đối với một Đề nghị Sửa đổi khác. Một Đề nghị
Sửa đổi sẽ không được chấp nhận nếu nó làm cho N ghị quyết vô nghĩa

Một Đề nghị Sửa đổi cần có chữ ký ủng hộ của hai thành viên và sự thông qua của
Chủ tọa để được thêm vào Danh sách những Đề nghị Sửa đổi [List of
Amendments]. Tất cả các Đề nghị sửa đổi đã được đưa ra và thông qua sẽ được bổ
sung vào Danh sách những Đề nghị sửa đổi.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
N gay sau khi tranh luận kết thúc, những Đề nghị Sửa đổi sẽ được trình bày theo
thứ tự những điều khoản liên quan được sửa đổi.

Chủ tọa sẽ yêu cầu những Bên Bảo trợ chủ yếu đọc to Đề nghị sửa đổi mà mình
đưa ra. Sau đó, Bên Bảo trợ sẽ phải trả lời những câu hỏi chất vấn. Chủ tọa sẽ
quyết định số lượng câu hỏi và thời gian dành cho hỏi và đáp.

Sau khi thời gian dành cho Hỏi và Đáp kế thúc, Chủ tọa sẽ lập một Danh sách Phát
biểu sẽ được lập ghi những đại biểu ủng hộ hoặc phản đối việc đưa sửa đổi đó vào
Dự thảo N ghị quyết và ấn định thời gian cho mỗi bài phát biểu. Sau khi ít nhất hai
đại biểu phát biểu ủng hộ và hai đại biểu phát biểu phản đối Đề xuất Sửa đổi –
trong trường hợp có nhiều hơn một đại biểu phản đối - Chủ tọa sẽ đề nghị Hội
nghị biểu quyết Đề nghị Sửa đổi đó.

Sau khi Đề xuất Sửa đổi cuối cùng được biểu quyết, Chủ tọa sẽ yêu cầu Hội nghị
bỏ phiếu về toàn bộ Dự thảo N ghị quyết.

Các Dự thảo N ghị quyết khác sẽ theo trình tự như trên nếu thời gian tranh luận
chưa kết thúc vấn đề liên quan trên Chương trình nghị sự chưa kết thúc.

- Các Sửa đổi Biên tập [Editorial Amendments]


Một Sửa đổi được coi là Sửa đổi Biên tập nếu nó không thay đổi ý nghĩa, mục đích,
hay ảnh hưởng đến nội dung thực chất của một Dự thảo Tuyên bố Chung, và được
đưa ra một cách độc lập nhằm mục đích làm sáng tỏ thêm. N hững Sửa đổi Biên
tập, nếu được tất cả các Bên Bảo trợ của Dự thảo Tuyên bố Chung đồng ý sẽ được
Chủ tọa trình vắn tắt và ngay lập tức sẽ được đưa vào Dự thảo Tuyên bố Chung
mà không cần phải thông qua bỏ phiếu chính thức, trước Sửa đổi Thân thiện và
Danh sách những Đề nghị sửa đổi.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
- Sửa đổi Thân thiện [Friendly Amendments]
Một Sửa đổi được coi là “thân thiện” nếu nó được sự ủng hộ của tất cả những Bên
Bảo trợ của Dự thảo Tuyên bố Chung và về cơ bản không thay đổi mục đích của
Dự thảo Tuyên bố Chung. Các chính sửa “thân thiện” sẽ được Chủ tọa trình bày
ngắn gọn ngay lập tức được đưa vào Dự thảo Tuyên bố Chung mà không cần
thông qua bỏ phiếu chính thức, sau các Đề xuất Sửa đổi Biên tập và trước Danh
sách Sửa đổi.

- Sửa đổi không Thân thiện [Unfriendly Amendments]


Một Sửa đổi không được các Bên Bảo trợ Dự thảo Tuyên bố Chung ủng hộ, được
coi là “không thân thiện”. Do đó, nó phải tuân theo thủ tục như đã nêu trên để có
thể được đưa vào Dự thảo N ghị quyết.

HỮG QUY TẮC VỀ VIỆC BIỂU QUYẾT


[Rules Governing Voting]

XXXIII. Biểu quyết


Mỗi thành viên có một lá phiếu để biểu quyết cho những vấn đề thủ tục cũng như
những nội dung thực chất của buổi đàm phán. Trong trường hợp có các đại biểu là
quan sát viên, những đại biểu này chỉ được bỏ phiếu về các vấn đề thủ tục.

Các đại biểu tuyên bố “Có mặt - Biểu quyết” chỉ có thể bỏ phiếu “Thuận” [Yes]
hoặc “Chống” [N o], những đại biểu tuyên bố “Có mặt” thì có thể không tham gia
vào bỏ phiếu (nghĩa là bỏ “phiếu Trắng” [Abstain]). Phiếu trắng không được chấp
nhận khi biểu quyết về các vấn đề thủ tục. Tất cả các vấn đề sẽ được biểu quyết
bằng “biển tên” [placards], trừ trường hợp Biểu quyết Lần lượt [Roll Call Vote].
Sau khi Chủ tọa tuyên bố bắt đầu thủ tục biểu quyết, không đại biểu nào được
phép rời khỏi phòng họp hoặc làm gián đoạn hoạt động đó trừ khi có Một Yêu cầu
Đặc quyền cá nhân hoặc Một Khiếu nại về Thủ tục được đưa ra.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai

Tất cả các biểu quyết ở DIR – MUN là biểu quyết về thủ tục, trừ trường hơp biểu
quyết về Dự thảo N ghị quyết và các Đề xuất Sửa đổi. Trong trường hợp biểu quyết
về một vấn đề thực chất (liên quan đến Dự thảo N ghị quyết), các đại biểu còn có
một lựa chọn khác là “Chống với Quyền được giải thích”. Thành viên biểu quyết
“Chống với Quyền được giải thích” sẽ có 30 giây sau khi biểu quyết cuối cùng để
giải thích lý do phản đối Dự thảo N ghị quyết.

XXXIV. Đa số cần thiết [Majority Required]


Chỉ có các biểu quyết về Dự thảo N ghị quyết được coi là biểu quyết về nội dung
thực chất [substantive voting]. Biểu quyết về nội dung thực chất cần hai phần ba
số đại biểu chính thức ủng hộ để được thông qua. Phiếu Trắng không ảnh hưởng
tới số lượng phiếu cần thiết để được thông qua. Trong trường hợp của Hội đồng
Bảo an, một nghị quyết để được thông qua cần phiếu Thuận của ít nhất 9 thành
viên, trong đó không có phiếu phủ quyết của một trong năm thành viên thương
trực.

XXXV. Biểu quyết Lần lượt [Roll Call Vote]

Sau khi tranh luận về Dự thảo N ghị quyết kết thúc và các Đề nghị Sửa đổi đã được
biểu quyết – trong trường hợp có Đề nghị Sửa đổi - bất kỳ đại biểu nào cũng có
thể đề nghị Biểu quyết Lần lượt về Dự thảo N ghị quyết đã được bàn thảo. Trong
trường hợp biểu quyết lần lượt và có đại biểu nào vắng mặt khi gọi tên, Chủ tọa có
thể bảo đảm quyền được gọi biểu quyết khi đại biểu đó trở lại. Khi Biểu quyết Lần
lượt, Chủ tọa có thể gọi tên các quốc gia theo thứ tự của chữ cái đầu các quốc gia
trên bảng chữ cái tiếng Anh. Tên của các quốc gia sẽ được gọi, và các đại diện sẽ
trả lời “Thuận”, “Chống”, “Chống với Quyền được giải thích”, hoặc “Phiếu
Trắng”.
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
XXXVI. Bỏ phiếu Từng phần [Motion for the Division of the Question]
Sau khi tranh luận về bất kỳ một Dự thảo N ghị quyết nào kết thúc, một đại biểu có
thể đưa ra Đề Xuất Biểu quyết Từng phần. Điều đó có nghĩa là từng điều khoản
thực chất của Dự thảo N ghị quyết sẽ được biểu quyết riêng rẽ. Tuy nhiên, các
mệnh đề của Lời nói đầu không được phân chia với mục đích Biểu quyết Từng
phần. Đề xuất này cần nhận được sự ủng hộ của đa số thường [simple majority] để
được thông qua và khi đó, Dự thảo N ghị quyết sẽ được chia thành các bộ phận để
biểu quyết. Các đại diện sẽ biểu quyết theo từng phần của Dự thảo N ghị quyết để
quyết định xem phần đó có thể được ở lại hoặc bị bỏ đi trong Bản thảo Cuối cùng
[Final Draft].

Để một phần được thông qua, cần phải có hai phần ba số thành viên của Ủy ban
ủng hộ. Các phần được thông qua sẽ được đưa vào Bản thảo cuối cùng và sẽ được
biểu quyết toàn bộ.

XXXVII. Thứ tự Ưu tiên của các Yêu cầu, Đề xuất [Precedence of Motions]

Các đề xuất và yêu cầu được xem xét theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Các Yên cầu dưới đây sẽ được ưu tiên trước tất cả các Đề xuất khác, trong mọi
hoàn cảnh, theo thứ tự sau:
- Yêu cầu Đặc quyền cá nhân (XXVI)
- Khiếu nại về Thủ tục (IXVII)
- Quyền Đáp lời (XXV)

2. Các Đề xuất liệt kê dưới đây có thứ tự ưu tiên như sau:


- Đề xuất N gừng cuộc họp (XXII)
- Đề xuất N gừng phiên họp (XXI)
- Đề xuất Thảo luận Tự do (XIV)
- Đề xuất Thảo luận Hẹp (XIII)
DAV – MU / ov 2009
Do Thanh Hai
- Đề xuất Kết thúc Tranh luận (XX)
- Đề xuất Giới thiệu Chủ đề Tranh luận (XX)
- Đề xuất Giới thiệu Dự thảo N ghị quyết (XXXI)

3. N hững Đề xuất sau đây có ưu tiên trước tất cả các Yêu cầu:
- Đề xuất Biểu quyết Từng Bộ phận (XXXVI)
- Đề xuất Biểu quyết Lần Lượt (XXXV)

You might also like