You are on page 1of 2

Theo sự phát triển kinh tế và kỹ thuật, nước ta hiện tồn tại 4 hệ quy chiếu tọa độ Trắc địa khác

nhau
là:
• hệ quy chiếu tọa độ HN72,
• hệ quy chiếu VN-2000
• hệ quy chiếu INDIAN54 ở Miền Nam trước 1975 và
• hệ quy chiếu thế giới WGS84.
Về hệ quy chiếu mặt bằng, nước ta cũng tồn tại hai hệ quy chiếu bản đồ khác nhau là:
• hệ quy chiếu Gauss-Kruger
• hệ quy chiếu UTM.

1.1 Hệ quy chiếu toạ độ và cao độ HN-72


Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ HN-72 được bắt đầu thành lập từ 1959 và được công bố kết quả vào
năm 1972 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây:
Định nghĩa 1.1:
Hệ quy chiếu HN72 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ:
i) Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa là gốc có cao độ 0.000
met tại Hòn dấu, Hải phòng. Sau đó dùng phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định
khác, xa hơn. Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn
γ
H , theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
ii) Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do Krasovsky (Nga) xác định:
bán trục lớn a = 6 378 245 m.
độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.006693421623
(hay độ dẹt α (f) = 1 / 298.3)
và được định vị theo giá trị quy ước tọa độ trằc địa tại một điểm gốc Hà nội bao gồm một vĩ độ B, một
kinh độ L và một dị thường độ cao ζ là :
B = 21o 07' 48.134"
L = 105o 46' 40.472"
ζ = 32.370 met

Mặc dù độ tin cậy của các trị số này còn là vấn đề cần được thảo luận. nhưng một điều chắc chắn là
: các giá trị tọa độ quy ước ban đầu của điểm Hà nội đã ảnh hưởng trực tiếp tới mối tương quan giữa
Ellipsoid và QuasiGeoid của Việt nam.
Vị trí một điểm mặt đất trong hệ VN72 được xác định bằng một vĩ độ trắc địa B một kinh độ trắc
γ
địa L và một cao độ trắc địa H. Hiệu giữa cao độ trắc địa H và cao độ chuẩn H được gọi là dị thường cao
độ ζ , thể hiện cao độ của mặt QuasiGeoid so với mặt Ellipsoid: ζ =H-Hγ (1.1)
1.2. Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ INDIAN54
Hệ quy chiếu INDIAN54 là một hệ được sử dụng rông rãi ở Thái lan và ở Miền Nam Việt nam
trước 1975 và được xác định bởi định nghĩa sau đây:
Định nghĩa 1.2:
Hệ quy chiếu INDIAN54 là một hệ quy chiêu cao độ và tọa độ trắc địa tại Đông Nam Á và miền Nam
Việt nam trước 1975 gồm hai hệ:

i) Hệ quy chiếu cao độ INDIAN54 dùng cho lãnh thổ Nam Việt Nam là một mặt nước biển trung bình
được định nghĩa là gốc cao độ 0.000 m tại Mũi nai Hà tiên, Việt nam.
Quan hệ giữa cao độ Mũi nai HM và cao độ Hòn dấu HH được thể hiện qua biểu thức:
HH = HM + 0.167 m (1.2)

ii) Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa INDIAN54 là một mặt Ellipsoid kích thước Everest 1830 với:
bán trục lớn a = 6 377276.345 m
độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.006637846630
(hay độ dẹt α (f) = 1/ 300.8017)

1.3. Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ WGS84

Hệ quy chiếu WGS84 là một hệ quy chiếu thế giới (World Geodetic System) do Cơ quan Bản đồ
Bộ quốc phòng Mỹ công bố năm 1984 và được sử dụng như một hệ quy chiếu chính thức ở Mỹ và một số
nước. Hệ WGS84 được coi là một trong những hệ chuẩn xác nhất hiện nay với sai số hai bán trục và độ
lệch gốc tọa độ so với địa tâm trái đất là ± 1m. Các số đo được thực hiện qua máy thu vệ tinh GPS
(Global Positioning System) trên toàn thế giới đều được kết xuất trên hệ tọa độ này. Hệ WGS84 được xác
định bởi định nghĩa sau đây:

Định nghĩa 1.3:


Hệ quy chiếu WGS84 là một hệ quy chiêu cao độ và tọa độ trắc địa do Cơ quan Bản đồ Bộ quốc
phòng Mỹ công bố năm 1984 gồm hai hệ:
i) Hệ quy chiếu cao độ WGS84 là mặt Geoid toàn cầu được xác định bởi việc khai triển hàm điều
hoà cầu tới bậc 180 kết hợp với các số liệu đo trọng lực biển và các kết quả đo từ các vệ tinh đo cao…
ii) Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa WGS84 là một mặt Ellipsoid kích thước được Cơ quan Bản đồ Bộ
quốc phòng Mỹ DMA (Defense Mapping Agency) công bố năm 1984 với:
bán trục lớn a = 6 378135 m
độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013.
(hay độ dẹt α (f) = 1 / 298.257223563)
vận tốc góc quay quanh trục ω = 7292115x10-11rad/s
hằng số trọng trường Trái đất fM=3986005.108m3s-2

1.4. Hệ quy chiếu toạ độ và cao độ VN-2000


Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ 1994 và được công bố kết quả
vào năm 2000 trên cơ sở được xác định bởi định nghĩa sau đây:
Định nghĩa 1.1:
Hệ quy chiếu VN2000 là một hệ quy chiếu cao độ và tọa độ trắc địa gồm hai hệ:
i) Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định nghĩa là gốc có cao độ 0.000
mét tại Hòn dấu, Hải phòng. Sau đó dùng phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định
khác, xa hơn. Cao độ một điểm mặt đất bất kỳ trong hệ quy chiếu này được thể hiện bằng cao độ chuẩn
γ
H , theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
ii) Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS-84 được định vị phù hợp với
lãnh thổ Việt namvới các tham số xác định:
bán trục lớn a = 6 378 137 m.
độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013
(hay độ dẹt α (f) = 1 / 298.257223563)
vận tốc góc quay quanh trục ω = 7292115x10-11rad/s
hằng số trọng trường Trái đất fM=3986005.108m3s-2
Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện nghiên cứu Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt,
Hà nội

You might also like