You are on page 1of 9

TRUYỆN KIỀU

Tác giả : NGUYỄN DU


1/ Giải nghĩa nhan đề :
- Đoạn trường tân thanh là tiếng kêu mới nghe đứt ruột.
2/ Yếu tố giúp Nguyễn Du thành công khi viết truyện Kiều :
- Gia đình có truyền thống văn học.
- Bản thân ông là một thiên tài văn học , đa sầu , đa cảm , giàu lòng nhân ái.
- Ông lưu lạc nhiều năm trên đất Bắc , làm chánh sứ sang Trung Quốc , cuộc đời
từng trải đi nhiều nơi , tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông vốn song phong phú và
niềm thương cảm sâu sắc , hiểu được nổi bất hạnh của nhân dân , nhất là
người phụ nữ , những yếu tố trên đã giúp ông thành công khi viết Truyện
Kiều.
3/ Nguồn gốc :
- Khi viết Truyện Kiều Nguyễn Du dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều Truyện” của
Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng Nguyễn Du có sáng tạo nhiều . Điều này có ý
nghĩa quyết định giá trị truyện.
4/ Bố cục : gồm ba phần :
- Gặp gỡ,đính ước.
- Gia biến lưu lạc.
- Đoàn tụ.
5/ Thể loại của truyện Kiều :
- Truyện Nôm ( truyện thơ viết chữ Nôm ), 3254 câu thơ lục bát.
6/ Đặc điểm Thuý Kiều :
- Tài sắc vẹn toàn, hiếu thảo, chung thuỷ.
7/ Giá trị truyện Kiều :
- Gồm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật :
+ Giá trị nội dung :
_ Giá trị hiện thực : bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công tàn
bạo.
_ Giá trị nhân đạo :
@ Truyện là tiếng nói (khẳng định đề cao nhân phẩm tài năng).
@ Truyện là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
@ Truyện lên án tố cáo những thế lực xấu xa tàn bạo chà đạp con người nhất là
phụ nữ.
+ Giá trị nghệ thuật :
- Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các
phương diện ngôn ngữ, thể loại.
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc , từ nghệ thuật dẫn truyện
đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên , khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý con
người .
Bài:NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Tác giả :NGUYỄN DỮ
1/ Xuất xứ :
- Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ .
2/ Giải nghĩa nhan đề , “ Truyền kỳ mạn lục” là gì ?
- Truyền kỳ mạn lục là ghi chép tản mạng những câu chuyện kỳ lạ được lưu
truyền trong dân gian .
3/ Hiểu biết của em về “Truyền kỳ mạn lục”:
- Viết bằng chữ Hán .
- Có 20 truyện.
- Nội dung :
● Khai thác truyện cổ dân gian.
● Truyền thuyết lịch sử giả sử Việt Nam.
- Nhân vật chính :
● Người phụ nữ đức hạnh khao khát cuộc sống hạnh phúc nhưng các thế lực
tàn bạo , lễ giáo phong kiến bất công đẩy họ vào cảnh ngộ éo le,bất hạnh.
● Người trí thức tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc.
4/ Giá trị nội dung của người con gái Nam Xương:
- Giá trị hiện thực :
+Truyện là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công , tàn bạo.
- Giá trị nhân đạo :
+Truyện đề cao phẩm hạnh cuả người phụ nữ và khát vọng chân chính của con
người.
+Truyện là tiếng nói thương cảm trước số phận bi đát của con người , nhất là
phụ nữ.
+Truyện lên án chế độ phong kiến bất công với lễ giáo hà khắc ràn buộc chà đạp
người phụ nữ.
5/ Chi tiết cái bóng có ý nghĩa gì trong cách kể chuyện :
- Cái bóng trong truyện có ý nghĩa đặc biệt vì đâu là chi tiết tạo nên cách mở
nút, thắt nút hết sức bất ngờ.
- Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu truyện :
● Đối với Vũ Nương : những ngày chồng đi xa vì thương nhớ chồng và không
muốn con thiếu vắng bóng cha nên hắng đêm , Vũ Nương chỉ bóng mình trên
vách , nói dối con đó là cha , để vơi đi phần nào nổi nhớ chồng . Lời nói dối của
Vũ Nương có mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
● Đối với bé Đản : bé mới ba tuổi còn ngây thơ chưa hiểu biết hết những điều
phức tạp nên tin cái bóng là cha của mình.
● Đối với Trương Sinh : lời nói của bé Đản về người cha khác ( cái bóng) nảy
sinh sự nghi ngờ vợ không chung thuỷ , có thái độ ghen tuông và đây là bằng
chứng để Trương Sinh mày nhiết , đánh đuổi Vũ Nương đi và gây ra cái chết
oan ức cho nàng .
- Cái bóng là chi tiết mở nút câu truyện :
- Chính cái bóng đã làm chàng Trương hiểu ra nổi oan của vợ. Bao nghi ngờ
oan ức cho Vũ Nương đã được hoá giải nhờ cái bóng .
- Chính cái thắc nút mở nút câu truyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cái chết
Vũ Nương thêm oan ức , giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyến đầy
bất công với phụ nữ thêm sâu sắc hơn.
6/ Chi tiết kỳ ảo , giá trị và ý nghĩa :
- Phan Lang nắm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang chết đuối được Linh Phi cứu sống , gặp Vũ Nương người cùng làng
đã chết, được sứ giả của Linh Phi đưa về trần gian.
- Vũ Nương hiện ra trên bến Hoàng Giang sau khi được Trương Sinh lập đàng
giải oan.
- Đây là những yếu tố không thể nào thiếu của loại truyện truyền kỳ.
- Ý nghĩa của yếu tố kỳ ảo : hoàn chỉnh thêm nhữn nét đẹp vốn có ở Vũ Nương :
dù ở thế giới khác nhưng vẫn nặng tình , quan tâm đến chồng con , phần mộ tổ
tiên , khát khao được phục hồi danh dự.
- Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm , thể hiện ước mơ của nhân dân về sự
công bằng trong cuộc đời : người tốt dù trải qua bao oan khuất , cuối cùng
cũng được minh oan.
- Thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ đối với ngườ phụ nữ trong XHPK
bất công.
7/ “Truyền kỳ mạn lục từng được đánh giá là :
- “Thiên cổ kỳ bút” (là án văn lạ ngàn đời.)
8/ Đặc điểm Vũ Nương :
- Thuỳ mị , nết na, tư dung tốt đẹp.
- Người phụ nữ đảm đan , người vợ chung thuỷ , con dâu hiếu thảo.
- Chịu nhiều đau khổ , oan khuất , bất hạnh.

Bài TRUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH


Tác giả : PHẠM ĐÌNH HỔ
1/ Xuất xứ :
- Trích “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ.
2/ Giải nghĩa nhan đề :
- “Vũ trung tuỳ bút” là tuỳ bút viết trong những ngày mưa.
3/ Hiểu biết của em về “vũ trung tuỳ bút”:
- Tác phẩm xuất sắc của Phạm Đình Hổ viết khoảng đầu đời Nguyễn.
- Có 88 mẫu truyện nhỏ.
- Thể loại :
+Tuỳ bút ( ghi chép tuỳ hứng , tản mạng không cần hệ thống kết cấu ).
- Nội dung :
+Bàn về các lễ nghi phong tục tập quán.
+Những việc xảy ra trong xã hội , viết về các nhân vật , di tích lịch sử , khảo
cứu về địa dư ( nhất là vùng Hải Dương quê ông ).
+Các nội dung được trình bày giản dị sinh động hấp dẫn.
- Giá trị :
+Có giá trị văn chương đặc sắc.
+Cung cấp tài liệu quí về địa lý , sử học , xã hội học.

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ


Tác giả :NGÔ GIA VĂN PHÁI ( DÒNG HỌ NGÔ THÌ )
1/ Giải nghĩa nhan đề :
+ “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” là :
- Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê .
- Viết bằng chữ Hán , gồm 17 hồi.
- Thể loại : tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
- Nội dung : ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm
Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
2/ Đặc điểm người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ :
- Bậc kỳ tài , có trí tuệ sáng suốt , nhạy bén , mưu lược.
- Có tầm nhìn xa trông rộng , hành động mạnh mẽ quyết đoán.
- Tài vùng binh như thần.

LỤC VÂN TIÊN


Tác giả: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1/ Thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
2/ Học thuộc 6 câu cuối của Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
3/ Cho hai câu thơ lục bát sau và hãy cho biết hai câu thơ ấy thể hiện
phẩm chất gì?
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trong người cảm ơn”.
- Hai câu thơ trên thể hiện phẩm chất:
● Nụ cười của người anh hùng làm việc nghĩa một cách vô tư không phụ lợi.
● Tính cách: hào hiệp , trong nghĩa khinh tài.
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
- Hai câu thơ trên thể hiện phẩm chất :
● Thấy việc nghĩa mà không làm thì đó không phải là một người anh hùng.
● Tính cách : hào hiệp.
4/ Nêu những tính cách giống nhau giữa Lục Vân Tiên và Ngư Ông . Chép
những câu thơ thể hiện tính cách ấy:
- Tính cách giống nhau: Hào hiệp sẵn sàng giúp đỡ người một cách vô tư không
vụ lợi.
- Vân Tiên:
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trong người trả ơn”
- Ngư Ông :
“Ngư rằng: “ lòng lão chẳng mơ”
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?”
5/ Đặc điểm Lục Vân Tiên:
- Văn võ song toàn .
- Dũng cảm hào hiệp.
- Trọng nghĩa , khinh tài .
- Chính trực , nhân đạo.
6/ Đặc điểm Kiều Nguyệt Nga:
- Trọng ơn nghĩa .
- Hiếu thảo
- Chung thuỷ

ĐỒNG CHÍ
Tác giả : CHÍNH HỮU
1/ Vì sao Chính Hữu thành công khi viết bài “Đồng chí”:
- Bản thân ông là người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Điều
đó đã tạo cho ông vốn sống phong phú, tình cảm chân thành , nên ông thành
công khi viết bài “đồng chí”.
2/ Chủ đề của bài thơ là:
- Ca ngợi hình ảnh người lính và tình đồng chí keo sơn gắn bó của người lính tong
thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ khó khăn.
3/ Vì sao Chính Hữu đặt tên bài thơ nói về tình đồng đội là “ đồng chí”:
- Đồng chí là cùng chí hướng , lý tưởng , là cách xưng hô của những người cùng
đoàn thể cách mạng, là tên gọi của một tình cảm mới .
- Đặt tên bài thơ như thế là nhằm nhấn mạnh tình đồng chí là bản chất cách
mạng của tình đồng đội, thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
* CHÚ Ý: Câu thơ “Đầu súng trăng treo” ở khổ một của bài.
4/ Đầu súng trăng treo , bút pháp hiện thực kết cấu lãng mạng bay bổng
tương phản:
Súng Trăng

Gần Xa
Hiện thực Lãng mạn
Chất chiến đấu Chất trữ tình
Chiến sĩ Thi sĩ
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
1/ Nhận xét về nhan đề bài thơ:
- Vẻ khác lạ ở hai chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định
và thể hiện cách nhìn , cách khai thác hiện thực của tác giả : khai thác chất
thơ từ hiện thực khốc liệt ở chiến trường ( trên tuyến đường Trường Sơn
thời chống Mỹ) qua hình ảnh những chiếc xe không kính , chất thơ của tuổi
trẻ hiên ngang vượt qua bao gian khó , thiếu thốn , hiểm nguy để tiến đến
thắng lợi .
*CHÚ Ý: khổ thơ cuối của bài

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ


1/ Tại sao Huy Cận lại thành công khi viết thơ:
- Huy Cận thành công khi viết thơ này là nhờ chuyến đi thực tế ở vùng mỏ
Quảng Ninh thuộc vùng biển Hòn Gai. Tận mắt ngắm nhìn biển cả , con
người mới , cảm nhận khí thế lao động hăng say của ngư dân nên cảm xúc
nảy nở và ông cho ra đời bài đoàn thuyền đánh cá.

BẾP LỬA
1/ Cho câu thơ “Nhóm bếp lửa ấp yêu nống đượm” , em hãy chép hết
các câu thơ còn lại và nêu ý nghĩa hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ em
vừa chép:
Hình ảnh bếp lửa liên tưởng đến cuộc sống tần tảo vất vả và tình yêu
thương của bà giánh cho cháu và mọi người.

ÁNH TRĂNG
1/ Giải nghĩa nhan đề :
- Ánh trăng chỉ là ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lõi vào những nơi
khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai
trái và hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của chính
mình, nhắc mọi người sống ơn nghĩa thuỷ chung với thái độ “Uống nước
nhớ nguồn”.

LÀNG
1/ Tác giả đặt tên truyện là “Làng” chứ không phải là “Làng chợ Dầu”
vì:
- Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập chỉ nằm trong
phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặc tên là “Làng” vì truyện đã khai thác
một tình cảm bao trùm , phổ biến của mọi người trong thời kỳ đầu kháng
chiến chống Pháp , đó là tình yêu quê hương đất nước . Do Đó , tình yêu làng ,
yêu nước không chỉ là tình cảm riêng của ông Hai mà còn là tình cảm chung
của mọi người.
2/ Nêu tình huống và ý nghĩa tình huống của truyện:
- Đặt nhân vật vào tình huống gây cấn: Ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc
để thử thách lòng yêu làng và yêu nước của ông Hai. Nhờ tình huống này mà
tình yêu làng của ông Hai được bộc lộ sâu sắc mãnh liệt qua diễn biến tâm
trạng của ông.
3/ Đặc điểm của ông Hai:
Yêu nước , yêu làng , yêu kháng chiến , trung thành với cách mạng.

LẶNG LẼ SAPA
1/ Ý nghĩa nhan đề:
- Nói đến sapa là ta nghỉ đến một nơi nghỉ mát lý tưởng .Và “Lặng lẽ sapa” đó
chỉ lả một vẻ lặng lẽ bên ngoài , bởi ẩn đằng su nó là cuộc sống sôi nổi , nhiệt
tình của những con người mới có trách nhiệm với công việc , dất nước và mọi
người tất cả đây ngày đêm âm thầm lao động hăng say miệt mày , lặng lẽ cống
hiến công sức xây dựng quê hương . Cho nên “Lặng lẽ Sapa” nhưng Sapa
không hề lặng lẽ.
2/ Hoàn cảnh ra đời:
- Truyện ngắn “lặng lẽ sapa” do Nguyễn Thành Long viết , là kết quả chuyến
đi thực tế ở Lào Cai mùa hè năm 1970 , trích truyện ‘’giữa trong xanh”.
3/ Tại sao Nguyễn Thành long không đặt tên cụ thể cho nhân vật ?
- Nguyễn Thành Long không đặt tên cụ thể cho nhân vật nhằm thể hiện sự
cống hiến công sức để xây dựng quê hương đất nước một cách âm thầm
lặng lẽ đấy nhiệt tình sôi nổi , không chỉ là một người mà là của tất cả
những con người mới trong thời kỳ xây dựng cuộc sống mới lúc bấy giờ.

CHIẾC LƯỢC NGÀ


1/ Hoàn cảnh ra đời:
- Truyện ngắn chiếc lược ngà do Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 khi ông
hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
2/ Xuất xứ:
- Trích trong tập truyện cùng tên “chiếc lược ngà”.
3/ Tình huống truyện “chiếc lược ngà”:
Truyện xây dựng hai tình huống khà bất ngờ tự nhiên nhưng hợp lý:
●Tình huống 1:
- Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách ( chỉ biết nhau qua
tấm ảnh) . Trong lúc cha khao khát con goi “ba” thì con không nhận ba nhưng
đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thấm thiết thì lúc này cha lên dường đi
chiến đấu. Ý nghĩa : Bộc lộ tình yêu thương cha mãnh liệt.
●Tình huống 2:
- Ở căn cứ cha dồn hết tình yêu thương con vào việc làm một chiếc lược
ngà tặng con nhưng con chưa kịp nhận thì cha đã hi sinh.-> Ý nghĩa : Tình yêu
thương con sâu sắc
 Cả hai TH1 , TH2 thể hiện chủ đề tác phẩm đều ca ngợi tình phụ tử thiên
liêng bất diệt trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le mất mát.

BẾP LỬA
1/ Từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa gì ?
- Tả thực : nhóm là làm cho lủa bén vào bắt vào chất đốt dễ cháy lên.
- Nghĩa ẩn dụ : nhóm là gợi lên, khơi lên trong tâm hồn của con người bao
tình cảm tốt đẹp.
4/ Hình ảnh bếp lửa có ý nghĩa gì?
- Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh ngưới bà . Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến
hình ảnh người bà thân yêu và cuộc sống vất vả tần tảo giàu đức hi sinh và
tình yêu thương mà bà dành cho con cháu và mọi người .
- Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương ,
niềm vui sưởi ấm , san sẻ . Bếp lửa là tình bà nống ấm ,tình yêu thương thân
thuộc mà bình dị , kì diệu và thiên liêng.
5/ Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa gì ?
- Ngọn lửa là những kỷ niệm ấm nồng , niếm tin thiêng liêng kỳ diệu nâng bước
cháu trên suốt chặng đường dài.
- Là sức sống , tình yêu thương niềm tin mà bà truyền cho cháu.

You might also like