You are on page 1of 8

Giáo án giảng văn:

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY


(Trích Đăm Săn – Sử thi Tây Nguyên)
A. Mục tiêu, nhiệm vụ:
1. Nhận thức:
- Nắm được khái niệm sử thi, đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây
dựng “kiểu nhân vật anh hùng sử thi”
- Nắm được nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
2. Kỹ năng:
- Giúp học sinh biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy
được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt việc sử thi mượn
chiến tranh để khẳng định lí tưởng về cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích lời đối thoại của các nhân vật sử
thi.
3. Giáo dục:
- Giúp học sinh nhận thức lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh,
phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. Phương tiện giảng dạy:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế, tài liệu tham khảo.
- Bài chuẩn bị của học sinh.
C. Phương pháp giảng dạy:
- Phân tích, tổng hợp, bình giảng, so sánh liên hệ…
D. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Nếu người Thái ở tây bắc tự hào về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” của
họ bao nhiêu thì đồng bào Ê đê Tây Nguyên cũng tự hào về sử thi Đam San bấy
nhiêu. Người Thái cho rằng mỗi lần hát tiễn dặn lên gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên
hái rau, anh đi cày quên cày. Người Ê Đê cho rằng người ta thích nghe truyện
Đam San, nghe mài không thôi, nghe kể liền ba bốn lần cũng không biết chán.

1
Để thấy được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu sử thi Đam San với đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây”.
I. Tiểu dẫn:
? Mời học sinh đọc phần tiểu dẫn
1. Sử thi:
? Nhắc lại định nghĩa sử thi
- Tác phẩm dân gian có quy mô lớn: dài hàng nghìn hàng vạn câu
- Ngôn ngữ có vần, nhịp
- Hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng
- Kể về những biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại
? Hinh thức diễn xướng
- Một người kể (hát), thường là già bản một mình vừa kể vừa diễn hết các
vai bằng các giọng điệu khác nhau bên bếp lửa nhà rông  tạo nên tính cố kết
cộng đồng của các dân tộc thiểu số.
? Phân loại sử thi
- Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới và muôn loài, con người
và bộ tộc thời cổ đại (Đẻ đất đẻ nước – Mường, Ẩm ệt luôn – Thái,
Cây nêu thần – Mnong)
- Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và chiến công của những tù trưởng
anh hung (Đăm Săn, Đăm Di, Xinh Nhã, Khinh Dú – Ede, Đăm Noi –
Bana…)
2. Sử thi Đăm Săn:
(Tóm tắt: sgk)
II. Đọc – hiểu khái quát:
1. Đọc phân vai:
- Người kể chuyện
- Đăm Săn
- Mtao Mxây
- Ông trời
- Dân trong nhà, dân trong làng, tôi tớ

2
 Lưu ý: giọng đọc cho thấy kịch tính của cuộc giao đấu
Hình ảnh oai dũng của Đăm Săn đối lập với sự hèn nhát của Mtao Mxây
Sự kính trọng. nể phục của dân làng đối với Đăm Săn.
2. Đoạn trích:
- Vị trí đoạn trích : Đoạn trích thuộc phần giữa của tác phẩm.
- Nội dung : Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đam San và mtao Mxây đê giành lại vợ ,
thể hiện sức mạnh của người anh hùng - niềm tự hào về của cộng đồng
III. Đọc hiểu chi tiết:
1. Cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxây:
? Trận chiến đấu giữa Đăm Săn và tù trưởng Sắt được kể - tả qua mấy chặng?
4 chặng:
- Đăm Săn khiêu chiến và Mtao Mxây đáp lại
- Cảnh hai người múa khiên
- Cảnh hai người đuổi nhau, Đăm Săn đâm không thủng đùi Mtao Mxây
vì hắn có giáp sắt che chở.
- Được ông Trời giúp sức, Đăm Săn đã giết chết được kẻ thù.
? Trong trận chiến đấu, chúng ta luôn thấy sự đối lập giữa Đăm Săn và tù
trưởng Sắt. Sự đối lập ấy được thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?

Đăm Săn Mtao Mxây


a. Đăm Săn chủ động đến tận chân cầu
thang khiêu chiến:
- Dùng những lời nói khích dụ Mtao - Bị động, sợ hãi trước Đăm Săn, do dự
Mxây xuống đấu tay đôi với mình: rụt rè không dám xuống thang nhưng
thách đọ dao, dọa đốt sàn, đốt nhà, coi vẫn trêu tức chàng: tay ta ôm vợ hai
kẻ thù không bằng con lợn, con trâu, chúng ta.
không thèm đánh trộm khi kẻ thù chưa - Sợ Đăm Săn đánh bất ngờ nên đành
chuẩn bị… phải đi xuống.
 thái độ quyết liệt nhưng cũng rất - Mặt mũi dữ tợn và hung hãn, trang bị
khôn khéo, Đăm Săn đã dụ được kẻ đầy mình nhưng tỏ ra tần ngần, do dự

3
thù quyết đấu với mình. Bên cạnh đó  hèn nhát đê tiện của một kẻ quen
thấy được nhân cách đàng hoàng, tính đánh lén
cách thẳng thắn của người anh hùng
b. Cảnh múa khiên trước trận đấu thể
hiện sức khỏe, tài năng và vẻ đẹp dũng

- Hiệp 1:
Khích, thách Mtao Mxây múa trước - Bị khích, quá tự tin vào bản thân.
 thản nhiên đứng nhìn, bình tĩnh Múa khiên như trò chơi, khiên kêu lạch
không hề sợ hãi xạch như quả mướp khô, chủ quan
ngạo mạn: tướng đánh trăm trận, quen
xéo nát đất đai thiên hạ.

- Hiệp 2 và 3: - Bước cao bước thấp, chém trượt


Thấy rõ tài nghệ kẻ thù, tự tin thể hiện khoeo chân kẻ thù, chỉ trúng cột chão
tài năng và sức khỏe của mình. trâu.
Múa khiên vừa khỏe vừa đẹp (vượt đồi
tranh, đồi ôlô, chạy vun vút qua phía
đông phía tây) - Chạy, vừa chạy vừa chống đỡ.
- Nhai được miếng trầu của Hơ Nhí,  hoảng hốt, yếu ớt, bị động.
sức khỏe tăng lên gấp bội, múa khiên
càng nhanh, mạnh, đẹp (như bão lốc,
múa trên cao, dưới thấp, cây cối chết
rụi, …)
- Đâm vào người Mtao Mxây nhưng
không thủng. Thấm mệt vừa chạy vừa
ngủ.
c. Hiệp 4: Cầu cứu sự giúp đỡ của thần
linh
- Dùng chày mòn ném vào vành tai kẻ - Giáp sắt trở nên vô dụng vì bị chày
thù, đuổi Mtao Mxây quanh chuồng mòn đâm vào vành tai (chỗ hiểm).

4
lợn, chuồng trâu, dồn hắn ngã lăn quay - Vùng chạy cùng đường, ngã lăn ra
ra đất. đất.
- Hỏi tội cướp vợ, giết chết Mtao Mxây - Giả dối cầu xin tha mạng
- Bị giết.

?Chi tiết miếng trầu của Hơ Nhí ném ra giúp Đăm Săn tăng sức mạnh và chi
tiết ông Trời hiện lên trong giấc mơ giúp chàng đánh thắng kẻ thù có ý nghĩa
gì?
- Hơ Nhí là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng thị tộc. Miếng trầu mang
ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho người anh hùng 
người anh hùng trong xã hội cổ đại không thể sống tách rời thị tộc.
- Ông Trời là vị thần bảo trợ cho thị tộc. Ông Trời giúp đỡ và chỉ giúp đỡ
cho những ai chiến đấu vì quyền lợi của thị tộc. Cần nói thêm là cả Đăm Săn và
Hơ Nhí đều có nguồn gốc thần linh. Đó chính là ngọn nguồn tài năng, sức mạnh
kì vĩ mà nhân vật có được  trong thời đại sử thi, con người không thể chiến
thắng nếu không dựa vào sự giúp sức của thần linh.
Mối quan hệ giữa con người và thần linh gần gũi, mật thiết thậm chí bình
đẳng thân tình  phản ánh dấu vết của tư duy thần thoại cổ sơ, dấu vết của xã
hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi.
Thần linh có tham gia vào việc con người nhưng chỉ đóng vai trò gợi ý, cố
vấn, không quyết định kết quả cuộc chiến. Kết quả đó hoàn toàn phụ thuộc vào
hành động của người anh hùng  biểu hiện của ý thức dân chủ công xã thời thị
tộc cổ xưa.
2. Thái độ của dân làng:
? Thái độ của dân làng trước trận chiến và sau khi Mtao Mxây bị giết?
- Dân làng không hề tham dự mà chỉ làm nền cho cuộc đấu. Sau khi Đăm
Săn chiến thắng thì dân làng của hắn lại sẵn sang, hồ hởi đi theo Đăm Săn.
? Phân tích lời đối đáp của Đăm Săn với dân làng?
- Số lần: 3 nhịp hỏi – đáp. Số 3 là con số biểu tượng cho số nhiều,
thường xuất hiện trong các tác phẩm tự sự dân gian.

5
- Mỗi lần đối đáp có sự khác nhau:
Lần 1: gõ vào 1 nhà
Lần 2: gõ vào tất cả các nhà
Lần 3: gõ vào mỗi nhà trong làng
 sự lặp lại ở sử thi có đặc điểm là lặp lại có biến đổi và phát triển. Qua 3 lần
hỏi đáp lòng trung thành tuyệt đối của nô lệ với Đăm Săn ngày càng được tô
đậm. Sau 3 lần, Đăm Săn hô gọi mọi người cùng về và diễn ra cảnh mọi người
ra về đông vui như hội.
? Ý nghĩa?
- Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng của người
anh hùng sử thi với quyền lợi. khát vọng cộng đồng. Người thắng và
thua vốn cùng tộc người, trước sống rời rạc đơn lẻ, nay hòa hợp thành
1 nhóm người đông hơn, giàu mạnh hơn. Mọi người tôn vinh Đăm Săn
vì chàng đã giúp cho khát vọng về một cuộc sống ổn định, ấm no của
họ trở thành hiện thực.
- Lòng yêu mến, tuân phục của cộng đồng với cá nhân người anh hùng
 ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng Ede – một biểu hiện quan
trọng của ý thức dân tộc.
 Người anh hùng được toàn thể cộng đồng suy tôn tuyệt đối. Qua sự chiến
thắng của cá nhân cho thấy sự vận động lịch sử của cả một cộng đồng dân tộc
người. Sự tự đánh giá của người anh hùng hoàn toàn trùng khít với sự đánh giá
của tập thể về anh ta. (He-ghen).
3. Cảnh ăn mừng chiến thắng:
? Cảnh mô tả chiến thắng có gì đặc biệt?
- Văn bản chỉ dành 1 câu nói về cái chết của Mtao Mxây nhưng lại dùng
cả 1 đoạn dài miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng. Tất thảy mọi người Ede, toàn
bộ thiên nhiên Tây Nguyên đều chung say trong men rượu mừng chiến thắng.
Không hề có cảnh đổ máu ghê rợn hay buôn làng tan tác sau cuộc chiến. Khung
cảnh mừng chiến thắng được miêu tả trong một không khí khẩn trương, dồn dập,
vui tươi, thể hiện sự giàu có, trù phú, thịnh vượng của tù trưởng Đăm Săn.

6
 Tuy viết về chiến tranh nhưng cảm hứng của tác giả dân gian lại hướng về
phía tươi đẹp của cuộc sống hòa hợp, yên vui, thịnh vượng. Điều đó nói lên tâm
lý chuộng hòa bình của một dân tộc giàu nhân ái và tính lạc quan.
? Hình ảnh Đăm Săn được miêu tả qua những chi tiết nào? Người anh hùng
biểu tượng cho điều gì?
- Hình ảnh Đăm Săn hiện lên qua cái nhìn ngưỡng mộ của nhân dân đầy
sùng kính, tự hào  sức mạnh của cả thị tộc, sự thống nhất và niềm tin
của cả cộng đồng.
- Đăm Săn: tóc dài chảy đầy nong hoa, uống không biết say, ăn không
biết no, trò chuyện không biết chán, ngực quấn chéo tấm mền chiến,
mắt long lanh, tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy. Cơ thể: bắp chân
to bằng cây xà ngang, bắp đùi bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi
thở ầm ầm như sấm dậy…ngang tàng từ trong bụng mẹ  vẻ đẹp cổ
sơ, hoang dã, mộc mạc, hồn nhiên, gần gũi với núi rừng Tây Nguyên.
4. Nghệ thuật:
a. Miêu tả nhân vật:
- Mtao Mxây: những hình ảnh so sánh đều gợi cảm giác về một thế lực
đen tối, đáng sợ (khiên tròn như đầu cú, dữ tợn như một vị thần, đi lại giữa một
đám đông mịt mù như trong sương sớm) hoặc với 1 thái độ khinh miệt, chế giễu
(khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô)
Có khi hình ảnh so sánh tạo nên sự mâu thuẫn giữa vẻ ngoài hung hăng
khoác lác với thực chất hèn nhát, thấp kém bên trong (gà mới mọc cựa kliê, gà
rừng mới mọc cựa ếcchăm).
- Đăm Săn: hàng loạt hình ảnh so sánh trong cuộc giao chiến + lối nói
phóng đại: quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung, một lần xốc tới
vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô…
 tái hiện chân dung dũng sĩ có sức mạnh phi thường, làm mờ đi hình ảnh kẻ
thù
Đoạn miêu tả ăn mừng chiến thắng, hình ảnh Đăm San hiện lên thấm đẫm
bút pháp lãng mạn, thể hiện tầm vóc lịch sử lớn lao của người anh hùng, khát

7
vọng không giới hạn của cộng đồng Ede về một tương lai hùng mạnh, thịnh
vượng.
b. Nghệ thuật so sánh:
- sử dụng nhiều nhất là biện pháp so sánh. Khi là so sánh tương đồng: như
gió lốc gào, như những vệt sao băng…, khi là so sánh tăng cấp với hàng loạt so
sánh liên tiếp (đoạn miêu tả tài múa khiên của Đăm Săn, đoạn tả đoàn người
đông đảo…), có khi là so sánh tương phản (tài múa khiên của Đăm Săn và Mtao
Mxây). Đặc biệt là so sánh đòn bẩy làm nổi bật sức mạnh, khí phách, tài trí của
người anh hùng.
- Hình ảnh làm chuẩn trong so sánh đều lấy từ thế giới tự nhiên, từ vũ trụ.
Lấy vũ trụ làm kích cỡ để đo tầm vóc người anh hùng là một cách đề cao đến
tuyệt đối sức mạnh của Đăm Săn, cũng là khát vọng chinh phục tự nhiên của
cộng đồng thị tộc nguyên thủy.
c. Giọng điệu:
Trang trọng, chậm rãi, cụ thể thích hợp với không gian diễn xướng, tạo
nên không khí linh thiêng của cả cộng đồng khi hồi tưởng về những chiến thắng
hào hùng của người anh hùng thị tộc.
IV. Tổng kết:
Ghi nhớ, sgk
V. Luyện tập:
Yêu cầu cần đạt: sử thi mượn thần linh để đề cao tài trí và sức mạnh của con
người. Điều đó có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

You might also like