You are on page 1of 4

Truyện Lục Vân Tiên

I. Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) – Gia Định
a) Nghị lực sống và cống hiến cho đời
- Nguyễn Đình Chiểu vào đời, cũng hăm hở và đầy khát vọng như chàng trai họ Lục buổi đầu đi thi
- Bất hạnh ập đến bất ngờ, khắc nghiệt: 27 tuổi tàn tật công danh nghẽn lối, tình duyên trắc trở, đất
nước loạn ly
- Ông sống trong hoàn cảnh nước mất nhà tan; không chịu gục ngã, ngẩng cao đầu và sống có ích đến
hơi thở cuối cùng
- Ông là tấm gương sáng trên 3 phương diện
+ Thầy giáo: danh tiếng khắp các miền lục tỉnh. Ông mất, cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang các
thế hệ học trò của 40 năm dạy học
+ Thầy thuốc: ông không tiếc sức cứu nhân độ thế
+ Nhà thơ: ông đã để lại nhiều trang thơ bất hủ
Tác phẩm nổi tiếng: Truyện Lục Vân Tiên, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
Dương Tử - Hà Mậu,…
b) Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm
- Kiên quyết giữ vững lập trường kháng chiến, tìm đến các căn cứ chống giặc, làm quân sư cho các
lãnh tụ nghĩa quân
- Viết văn thơ khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ
- Ông sống thanh cao, trong sạch, giàu lòng yêu nước.
II. Truyện Lục Vân Tiên
1. Tóm tắt truyện:
- Lục Vân Tiên là một học trò có đức có tài, giỏi văn, giỏi võ. Trên đường đi thi, chàng dẹp tan bọn
cướp Phong Lai, cứu Kiều Nguyệt Nga, được cô gái cảm phục
- Giữa đường được tin mẹ mất, Vân Tiên trở về quê chịu tang, khóc thương mẹ nên bị mù. Gặp nạn
được thần và dân cứu giúp
- Kiều Nguyệt Nga bị buộc đi cống giặc Ô Qua nhưng vẫn một lòng thủy chung với Vân Tiên, nàng tự
tử nhưng được phật bà cứu giúp
- Vân Tiên sáng mắt, thi đổ trạng, đi đánh giặc, gặp Kiều Nguyệt Nga. Hai người sống với nhau hạnh
phúc
2. Nội dung và nghệ thuật
a) Nội dung: truyện được viết ra nhằm mục đích truyền đạo lí làm người
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe
Giữ răng việc nước lành rè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
→ Đề cao đạo lí trung, hiếu, tiết, nghĩa
- Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội, nghĩa cha con, mẹ con, vợ chồng,
bạn bè, tình yêu thương cưu mang.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khốn phò nguy. Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng
tới lẽ công bằng, những điều tốt đẹp trong cuộc đời, phê phán thói bất nghĩa, bất nhân, đố kị, phản
bác (Trịnh Hâm, Bùi Kiệm)
→ Tác phẩm ra đời trong tình trạng xã hội khủng hoảng về đạo đức, kỉ cương lỏng lẻo nên đáp ứng
được khát vọng của nhân dân được nồng nhiệt đón nhận.
b) Nghệ Thuật:
- Kết cấu: theo truyền thống của thể loại truyện phương Đông, nghĩa là từng chương hồi, xoay quanh
diễn biến các nhân vật chính. Thể lục bát, mang tính chất là truyện để kể, kể thơ, nói thơ, hát Lục
Vân Tiên.
- Xây dựng nhân vật: chú trọng hành động miêu tả nội tâm, tính cách nhân vật được bộc lộ qua việc
làm, lời nói, cử chỉ, xây dựng nhân vật theo hai phe chính diện và phản diện, nhằm mục đích đề cao
đạo lí làm người.

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga


III.Tìm hiểu chung đoạn trích
1. Vị trí đoạn trích: thuộc phần đầu tác phẩm, Lục Vân Tiên lên đường đi thi, gặp toán cướp cứu
Kiều Nguyệt Nga.
2. Bố cục: 2 phần (kết cấu đoạn truyện)
- Đoạn 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh cướp
- Đoạn 2 (còn lại) : Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga.
IV. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
a) Hành động đánh cướp (14 câu đầu)
- Ghé, bẻ, xông, kêu, tả đột hữu xông, một gậy.
- Các hành động diễn ra nhanh mạnh, liên tiếp và Vân Tiên trừng trị kẻ ác công khai, minh bạch,
quang minh chính đại. Trước là quẩng mắng, vạch tội bọn cướp. Vân Tiên là người rất dũng cảm,
tài, khỏe; không chỉ đánh bằng vũ lực mà đánh bằng trí óc; đánh một cách khảng khái, quyết liệt, tự
nguyện và nhanh chóng chiến trắng.
- Hình ảnh Lục Vân Tiên đẹp như Thạch Sanh, Triệu Tử Long
b) Hành động cứu Kiều Nguyệt Nga
- Hỏi rõ sự tình, an ủi ân cần.
- Giữ đúng quan điểm lẽ sống của lễ giáo phong kiến.
- Khi Kiều Nguyệt Nga trả ơn, Lục Vân Tiên từ chối.
→ Tính cách của Vân Tiên trong việc cứu Kiều Nguyệt Nga cũng rất quang minh chính đại, lời nói dõng
dạc, đàng hoàng; mục đích cứu giúp người hoạn nạn không phải vì mong được trả ơn
• Quan niệm sống của Lục Vân Tiên:
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
- Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải anh hùng, Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga
không phải mong Nguyệt Nga trả ơn kể cả cái lạy của Nguyệt Nga, Vân Tiên cũng không nhận,
chàng coi việc giúp người là lẽ sống tự nhiên, là cách xử sự mang tinh thần nghĩa hiệp của các anh
hùng hảo hán.
- Là người trọng nghĩa khinh tài, sống nhân nghĩa, căm ghét kẻ gian tà, sẵn sàng chiến đấu chống lại
cái ác như là lẽ sống, là máu thịt của Lục Vân Tiên.
→ Tính cách Vân Tiên hiện lên thật đẹp đẽ và độc đáo.
- Qua Lục Vân Tiên tác giả muốn gửi gắm niềm tin và khát vọng của mình về người anh hùng vì
dân dẹp loạn
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Cách xưng hô khiêm nhường, lịch sự, con nhà gia giáo.
- Cách trình bày rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ được những điều thăm hỏi của Vân Tiên, thể
hiện chân thành tình cảm xúc động của mình.
- Kiều Nguyệt Nga chịu ơn Vân Tiên rất nhiều, ơn cứu mạng, ơn cứu cuộc đời trong trắng, nàng
băn khoăn không biết lấy gì trả ơn.
- Khi Vân Tiên không chịu nhận trâm, nàng đã làm bài thơ để tặng Vân Tiên và vẽ bức hình Vân
Tiên mang theo bên mình suốt đời và tự thề nguyện mãi mãi chung thủy với Vân Tiên
→ Kiều Nguyệt Nga là một cô gái khuê các, thùy mị, nết na.

Lục Vân Tiên gặp nạn


I. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích: sgk
2. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1 (8 câu đầu): Trịnh Hâm hãm hại Lục Vân Tiên
- Đoạn 2 (còn lại): Ông ngư cứu Lục Vân Tiên
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Trịnh Hâm
a) Hành động gây tội ác
- Chọn thời gian đêm khuya lặng lẽ để không ai biết, chọn không gian như tờ, khoảng trời nước mênh
mông khó lòng thoát nạn
- Mục đích: làm cho Vân Tiên bất ngờ, không kịp trở tay kêu cứu.
- Hành động: ra tay, xô ngay, hành động chớp nhoáng.
- Giả tiếng kêu giời: giả nhân giả nghĩa, che đậy tôi ác, chà trộn vào những người khóc thật.
→ Trịnh Hâm là kẻ tội ác, bất nhân, bất nghĩa, càng độc ác bất nhân hơn khi giết người bị mù mà không
thu oán.
- Hành động của Trịnh Hâm đã có tính toán, âm mưu sắp đặt từ trước kĩ càng, chặt chẽ, thật là gian
ngoan xảo quyệt
- Nghệ thuật: tác giả sắp xếp các tình tiết hợp lí, sự việc diễn biến nhanh, gọn, lời thơ giản dị, mộc
mạc.
b) Động cơ gây tội ác
- Trịnh Hâm và Vân Tiên chỉ quen nhau trên đường đi thi, khi ông quan ra đề làm thơ thấy Vân Tiên
làm bài tốt, Trịnh Hâm đã ghen ghét đố kị, quyết giết cho bằng được dù cho Vân Tiên không dự thi,
bị mù hai mắt; Trịnh Hâm thì thi đậu.
- Trước đó Trịnh Hâm đã bắt trói tiểu đồng ở trong rừng để dễ bề hãm hại Vân Tiên
→ Cái ác đã trở thành bản chất, ngấm vào máu thịt, khiến Trịnh Hâm như ác thú.
2. Nhân vật ông Ngư
Hành động cứu Lục Vân Tiên
- Vớt ngay, hơ bụng dạ, hơ mặt mày, ông đã hối hả cứu chữa Lục Vân Tiên bằng phương pháp dân
gian, ân cần chu đáo và rất cứu trọng mạng người.
- Biết Vân Tiên bị mù nhưng vẫn mời Vân Tiên ở lại.
→ Tấm lòng hào hiệp, sẵn sàng cưu mang người bị nạn
→ Sự độ lượng bao dung nhân ái.
- Ông Ngư làm việc nghĩa một cách vô tư, không tính toán, không cần trả ơn.
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn
→ Nhân nghĩa đã trở thành bản chất, lẽ sống, nhu cầu sống của ông Ngư
- Nghệ thuật: những tiếng: hối, nhơn, hẩm hút là tiếng nói của những người dân Nam Bộ thể hiện tính
cách chất phác, dễ thương
→ Tính cách và quan niệm sống của ông Ngư và Trịnh Hâm đối lập nhau như nước lửa, cuộc đời của
ông Ngư
Nước trong rửa ruột sạch trơn…
- Tác giả thông qua hình ảnh gợi tả bộc lộ tấm lòng trong sáng, lối sống đạo đức nhân nghĩa, ghét
danh lợi của ông Ngư
- Các câu thơ với những từ ngữ giàu hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, hòa hợp.
- Rày kia hứng gió, đêm này chơi trăng, nay chích mai đầm, chài kéo câu dầm
- Các từ rày, mai, kia, đêm, ngày đã thông báo thời gian bất tận triền miên
- Roi, vịnh, gió, trăng: một không gian lao xao vô tận
- Đối lập với cảnh sống chốn triều đình tù túng, gò bó, chật hẹp, hãm hại.
- Trong 12 câu có 3 từ: Vui vầy, vui thầm, vui say: thể hiện tâm hồn vui phơi phới hòa quyện cùng
thiên nhiên
- Ông Ngư đã sống theo phương châm:
Kinh luân đã sẵn trong tay
Thung dung dưới thế vui say trong trời
- Làm phương châm sống, sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hòa hợp, bầu bạn với thiên nhiên
trong tư thế hiên ngang, đàng hoàng
- Nghệ thuật: ngôn ngữ đoạn thơ thanh thoát, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, tràn đầy chất thơ, thiên nhiên
tự do phóng khoáng.
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngôn ngữ bình dị
- Nội dung: thể hiện sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa những nhân cách cao cả và những toan
tính thấp hèn thể hiện thái độ kính trọng và niềm tin với người lao động.

You might also like