You are on page 1of 1

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực hiệu Đông Dã Tiều,
tục gọi là Chiêu Hổ, quê quán tỉnh Hải Dương
- Ông có hai tác phẩm tiêu biểu: Vũ Trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục.
2. Tác phẩm: Vũ Trung tùy bút là tùy bút viết trong những ngày mưa (tùy bút được hiểu là ghi chép
tùy hứng, tản mạn không cần hệ thống, kết cấu). Tác phẩm gồm 88 mẩu chuyện nhỏ được viết vào
đầu thể kỉ 19
3. Bố cục:
- Đoạn 1: thói ăn chơi của chúa
- Đoạn 2: thói lộng hành của quan
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thói ăn chơi của chúa Trịnh:
- Chúa cho xây dựng nhiều cung điện đình đài ở các nơi, vô cùng hao tiền tốn của.
- Những cuộc dạo chơi đèn đuối, ngắm cảnh đẹp: mỗi tháng trăng đèn kết hoa quanh hồ Tây 4 lần,
500 hoạn quan đóng giả đàn bà bán hàng, trên thuyền rộng có hát nhạc
→ Vô cùng xa hoa, tốn kém
- Tìm thu vật lạ quý hiếm: chân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch
- Điều dự báo: “mỗi khi đêm thanh…triệu bất tường” đây là âm thanh ghê rợn dự báo một điều gì đó
sắp tan tác đau thương → dự báo sự sụp đổ của một triều đại chỉ biết hưởng lạc trên mồ hôi nước
mắt và cả sương máu của nhân dân.
2. Thói lộng hành của bọn hoạn quan trong phủ chúa
- Hành động của bọn hoạn quan: dò tìm những vật quý hiếm theo hai chữ phụng thủ là để dâng chúa
nhưng buổi tối chúng cho quân cướp về. Ban ngày chúng đến bắt đền, phạt tiền hoặc phải đi tù, như
vậy chúng làm được 2 việc: chúa sùng ái, được tiền của dân, được tiếng là mẫn cán
→ Đây là bọn hoạn quan tàn ác, tác ai tác quái, vừa ăn cướp vừa la làng, hết sức bất nhân
- Truyện nhà tác giả bị chặt cây lựu và lê quý, đây là câu chuyện có thực, làm tăng sức thuyết phục.
→ Tác giả gửi gắm thái độ phê phán, bất bình một cách kín đáo
Con ơi nhớ đến câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
III.Tổng kết
- Phản ảnh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiểu của bọn quan lại thời Lê Trịnh
- Lối văn ghi chép sự việc cụ thể sinh động

You might also like