You are on page 1of 3

Chuyện người con gái Nam Xương

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ 16, quê ở Hải Dương
- Ông sống ở thời Lê bắt đầu khủng hoảng các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc tranh giành
quyền lợi gây ra những cuộc nội chiến kéo dài
- Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm, xin nghỉ rồi về nhà nuôi mẹ, viết sách rồi sống
ẩn dật ở Thanh Hóa, đó chính là cách phản kháng của trí thức đương thời.
2. Tác phẩm
a) Xuất xứ: “ Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 6 trên 20 truyện của tác phẩm “Truyền kì
mạn lục”
b) Thể loại: Truyện truyền kì viết bằng chữ Hán. “Truyền kì mạn lục” là ghi chép tán mạn những điều kì
lạ vẫn được lưu truyền.
- Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được gọi là thiên cổ kì bút
c) Chủ đề: Thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống
của những người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến
d) Tóm tắt :
- Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, Thùy Mị, nết na lấy chồng là Trương Sinh, nhà hào phú nhưng rất
đa nghi
- Hiểu tính chồng, nàng luôn ăn ở khuôn phép nên gia đình thuận hòa.
- Trương Sinh đi lính, Vũ Nương tiễn chồng, mong chồng trở về bình an. Ở nhà nàng sinh con, nuôi
con và chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng qua đời, nàng lo toàn chu tất.
- Dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên vách bảo là cha. Trương Sinh về nghe con nói nghi ngờ và
mắng đuổi vợ. Không phân giải được, nàng nhảy xuống sống tự vẫn và được Linh Phi cứu. Một
đêm con chỉ bóng chàng trên vách, Trương Sinh biết vợ bị oan.
- Cùng làng có Phan Lang, trước cứu rùa mai xanh, sau chạy giặc, thuyền bị đắm được Linh Phi cứu.
Vũ Nương nhớ Phan Lang trao chiếc hoa tai cho chồng là xin lập đàn giải oan. Trương Sinh lập đàn
thờ, Vũ Nương hiện về giữa dòng trong chốc lát rồi biến mất.
e) Bố cục:
- Đoạn 1: cuộc hôn nhân, sự xa cách và phẩm hạnh của Vũ Nương
- Đoạn 2: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
- Đoạn 3: cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương và Vũ Nương được giải oan.
f) Từ khó
g) Giá trị tác phẩm:
1. Giá trị hiện thực: truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ -- - Nam quyền
chà đạp lên số phận người phụ nữ (Trương Sinh)
- Phản ánh số phận con người qua số phận của người phụ nữa chịu nhiều oan khuất và bế tắc
- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho cuộc sống của người
dân càng rơi vào bế tắc.
2. Giá trị nhân đạo
- Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt nam qua nhân vật Vũ Nương
- Thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ và ước mơ khát vọng về
một cuộc sống
- Gián tiếp lên án tố cáo xã hội phong kiến bất công
3. Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng truyện trên cơ sở truyện cổ có sẵn, tác giả đã sáng tạo thêm và sắp xếp các
tình tiết cho diễn biến của truyện hợp lí, tự nhiên, tăng kịch tính , hấp dẫn, sinh động.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được xây dựng qua lời đối thoại và lời tự bạch – độc thoại
(khác với nhân vật trong truyện cổ tích)
- Sử dụng yếu tố truyền kì (kì ảo) làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm. Kết hợp các phương
thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, làm nên một áng văn xuôi sống mãi với thế giới
II. Tìm hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp của Vũ Nương
* Dung nhan: ............................................................................................................................................
* Đức hạnh: thùy mị, nết na
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung
- Mới về nhà chồng, hiểu Trương Sinh có tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép
- Khi tiễn chồng đi lính, nàng chỉ cầu mong tha thiết “Ngày về mang theo dược hai chữ bình
yên…”. Khi chồng đi lính, nàng da diết nhớ chồng, luôn thấy hình bóng chồng bên mình như
hình với bóng.
- Khi bị nghi oan, nàng nhẫn nhục cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng
- Khi sống ở thủy cung, nàng vẫn nặng tình với chồng con, quê hương
- Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo
- Thay chồng chăm sóc mẹ. Mẹ ốm, nàng thuốc thang lễ vái như với cha mẹ đẻ (“Lời người mẹ
chồng trước lúc mất đã khẳng định tấm lòng hiểu thảo của Vũ Nương”)
- Vũ nương là một người mẹ yêu thương con
- Yêu thương chăm sóc con chu đáo
- Chỉ bóng mình trên tường để dỗ dành con, để con lúc nào cũng nghĩ có cha ở bên, không thiệt
thòi tình cảm.
- Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm và tình nghĩa
- Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ,
khác nhân vật Vũ Nương trong truyện cổ tích
- Dù nhớ thương quê hương, chồng con, nàng vẫn giữ lời hứa với Linh Phi, chứng tỏ nàng vẫn
coi trọng tình nghĩa
2. Nhân vật Trương Sinh
- Là kẻ ghen tuông, mù quáng trở thành kẻ vũ phu thô bạo
- Chính là kẻ đã bức tử Vũ Nương
- Là con đẻ của chế độ Nam quyền
- Khi hiểu vợ bị oan, Trương Sinh đã lập dàn giải oan nhưng không cứu được Vũ Nương sống lại,
Trương Sinh day dứt suối đời.
3. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
a) Nguyên nhân trực tiếp
- Lời nói ngây thơ của con trẻ
- Trương Sinh ghen tuông mù quáng
- Vũ Nương quá hiền lành, nhu nhược, bất lực, bế tắc
b) Nguyên nhân gián tiếp
- Xã hội phong kiến Nam quyền
- Chiến tranh phi nghĩa
- Kẻ tòng người nghèo
4. Chi tiết cái bóng
- Qua lời nói của bé đản
- Lời 1: lúc Trương Sinh đi lính về… Ý nghĩa: thắt nút câu truyện, đẩy câu truyện thêm kịch tính
dẫn đến cái chết của Vũ Nương
- Lời 2: sau khi Vũ Nương tự tử… Ý nghĩa: mở nút câu truyện, giản oan cho Vũ Nương
• Giá trị của chi tiết cái bóng
- Lần 1: lời nói của bé Đản chứng tỏ bé Đản ngây thơ, hồn nhiên, trẻ con
+ Với Vũ Nương: yêu con tha thiết, mong con có cha bên cạnh, yêu chồng, lúc nào cũng
nghĩ đến chồng mong xum họp gia đình
+ Với Trương Sinh, đây là chứng cứ hùng hồn chứng tỏ vợ hư dẫn đến cái chết oan
nghiệt của Vũ Nương
- Lần 2: với bé Đản cũng ngây thơ, hồn nhiên
+ Với Vũ Nương là chứng cứ hùng hồn chứng tỏ Vũ Nương trong sạch, yêu chồng
thương con hết mực
+ Với Trương Sinh, đây là nỗi đau không bao giờ dứt.
5. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo
a) Các chi tiết kì ảo: Phan Lang mơ gặp rùa, cứu rùa, được Linh Phi cứu, Vũ Nương được cứu, Phan
Lang được gặp Vũ Nương, Vũ Nương trở về.
b) Ý nghĩa:
+ Thỏa mãn khát khao ngàn đời của nhân dân ta về một kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành
+ Hoàn thiện tính cách Vũ Nương: nặng tình nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tộ
tiên, khao khát được phục hồi danh dự
+ Tạo nên kết thục phần nào có hậu cho câu chuyện (có hậu nhưng không trọn vẹn)
+ Tính bi kịch của câu chuyện vẫn còn
+ Thể hiện ước mơ công bằng trong xã hội
+ Thể hiện tấm lòng yêu thương kính trọng của tác giả đối với Vũ Nương
+ Thể hiện nỗi day dứt dày vò của Trương Sinh

You might also like