You are on page 1of 2

Con cò

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Chế Lan Viên, tên thật là Phan Ngọc Hoan (1920 – 1989) quê ở Quảng Trị, là nhà thơ hàng đầu
của nền thơ Việt Nam TK 20
- Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996
- Thơ ông giàu chất triết lí suy tưởng
- Tác phẩm chính: Điêu tàn, Hoa ngày thường, Dải đất vùng trời, Chim báo bão
2. Văn bản
a) Hoàn cảnh sáng tác: 1962 là thời kì miền Bắc bước vào kế hoạch “5 năm lần thứ nhất”, xây dựng Chủ
nghĩa Xã hội, bài thơ được in trong tập “hoa ngày thường – chim báo bão” năm 1976
- Thể thơ: tự do
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
b) Bố cục: 3 đoạn
- Đoạn 1 (khổ 1): hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thuở ấu thơ
- Đoạn 2 (khổ 2): hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của con
- Đoạn 3 (khổ 3): từ hình ảnh con cò suy ngẫm thiết lí về lời ru và lòng mẹ với cuộc đời mỗi con người
c) Chủ đề: từ hình tượng con cò trong ca dao, bài thơ thể hiện những cảm xúc và suy tưởng sâu xa về tình
mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời của mỗi con người.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thuở ấu thơ
- 10 câu đầu (con còn bé … rồi lại ngủ)
+ Hình ảnh mẹ và đứa trẻ là tâm điểm của bức tranh ở đoạn đầu của cuộc đời khi con còn nằm ngửa trên nôi, mẹ
đã gửi vào những câu hát ru quen thuộc, chân trời được rộng mở bát ngát, một không gian yên bình mạnh mẽ của
quê hương. Lời ru mênh mang, dìu dặt, tha thiết, êm đềm.
- 10 câu tiếp (con cò ăn đêm … ngủ chẳng phân vân)
+ Con cò tượng trưng cho những người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn kiếm sống, nuôi chồng nuôi con dù cuộc
đời lắm gian truân , nhiều bất trắc nhưng con cứ yên lòng ngủ ngon vì đã có mẹ sẵn sàng chở che bao bục cho
con, tấm lòng của mẹ dịu dàng, ấm áp trong trẻo, tươi tắn nhưu hơi thở mùa xuân.
+ Con còn bé chưa biết cánh cò cánh vạc, chưa hiểu ý nghĩa lời ru, chưa va vấp những đắng cay của cuộc đời
nhưng mẹ tin những lời ru của mẹ với cánh cò trắng muốt vỗ cánh từ cao dao bay vào giấc ngủ của con đến với
tâm hồn ấu thơ của con một cách tự nhiên, vô thức như dòng sữa mẹ ngọt ngào, thơm mát
2. Lời ru của mẹ và hình ảnh con cò trên những chặng đường đời (khổ 2)
- Ở khổ 1, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu xuất phát thì sang đoạn 2 cánh cò đã trở thành
người bạn tuổi ấu thơ theo cùng con trên mỗi chặng đường đi tới, trở thành người bạn đồng hành của con
người trong suốt cuộc đời
- 8 câu đầu (ngủ yên … theo gót đôi chân): tác giả dùng những từ ngữ bình dị; cò đến nằm quanh nôi, trong
tổ, đắp chung đôi,… là sự gần gũi giữa cò và em bé, cò đã trở thành bạn đồng hành của con lúc con cắp
sách đến trường. Cò chính là hình ảnh của mẹ, mẹ chăm sóc cho con từng li từng tí trong cuộc sống hàng
ngày, đưa con đến trường, mẹ như là người bạn trong cuộc đời con
- 6 câu tiếp (lớn lên … câu văn): tác giả đặt ra câu hỏi tu từ giả định về tương lai của con, con làm gì ?. Ca
dao có câu: “ Mẹ nó yêu nó nó còn làm thơ”. Mẹ mong ước con trở thành thi sĩ để tiếp tục chắp cánh cho
cò bay hoài không nghỉ, con tiếp tục nối nghiệp cha mang những lời hát ru êm đềm, mang những gì tốt
đẹp nhất đến cho cuộc đời, cho con người, làm dịu mát cuộc đời.
+ Ở đâu, lúc nào cò cũng bên con bởi cò chính là mẹ của con, đó chính là sự dìu dắt nâng đỡ yêu thương chở che,
bền bỉ suốt cả đời, chính mẹ chắp cánh ước mơ cho con
3. Suy ngẫm về triết lí và ý nghĩa lời ru và tinh mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi, dồn dập, hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng của người
mẹ
- 6 câu đầu (gần con … yêu con): nghệ thuật điệp cấu trúc “dù”, “sẽ”, “vẫn”, “mãi”,… khẳng định tình cảm
của mẹ với con lúc nào, ở đâu trong bất kì hoàn cảnh nào mẹ vẫn luôn ở bên con, luôn dõi theo con, luôn
quan tâm đến con. Nghệ thuật đối lập “lên rừng xuống bể” thể hiện không gian → công việc vất vả khó
nhọc, mẹ vẫn không quản ngại vì con.
*** - 2 câu thơ “con dù lớn … theo con” mang ý nghĩa khái quát, đúc kết một chân lí, một quy luật tình cảm có ý
nghĩa bền vững – thiên nhiên, đó là tình mẫu tử dù con đã trưởng thành, đã nếm trải mọi lẽ ở đời thì bao giờ con
cũng là con của mẹ, mẹ luôn luôn mong muốn chở che, bao bọc cho con như lúc con nằm nôi.
- Con là bến bờ của mẹ, là mặt trời mang lại hơi ấm nồng nàn, mang lại sức sống trẻ trung cho mẹ nên mẹ
không thể rời xa con được. Với mẹ, con là lẽ sống tinh thần, là động lực giúp mẹ vượt lên gian khó, sống
tốt hơn, phấn đấu nhiều hơn. Tình mẫu tử là chân lí, là quy luật bất biến của cuộc đời
- 5 câu tiếp (à ơi … quanh nôi): đến gần cuối bài thơ, 2 tiếng “à ơi” mới được cất lên là lúc mẹ gửi trong
cánh cò cả cuộc đời mẹ, có khi cả những đắng cay lẫn ngọt bùi, không có hình ảnh cụ thể nào, nhưng ta
hiểu trong cánh cò kia có chất chứa cả những nông sâu của cuộc đời hơn cả chức năng “ru ngủ”. Những
câu hát của mẹ còn là giãi bày tình cảm, thổ lộ tâm tư. Câu thơ gợi ta nhớ 2 câu thơ hay của Nguyễn Duy
“Ta đi trọn kiếp con người cũng không đi hết mấy lời mẹ ru (ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
- 5 câu cuối (ngủ đi … quanh nôi): con lớn lên có cánh cò lời ru tình mẹ, có cả sắc trời xanh bát ngát cao
rộng, đó cũng là hiện thực cuộc đời này đã dành cho con tất cả
- *** Mỗi người con mang theo mình tình yêu thương của mẹ. Đó là hành trang quý báu nhất, cần thiết nhất
cho mỗi đứa con khi bước và cuộc đời. Với mẹ, mọi tình yêu, mọi sự săn sóc… mẹ đều dành cho. Đứa
con bé bỏng ngày nào cứ lớn dần lên dưới bàn tay chăm sóc tận tình của mẹ. Chỉ có điều người mẹ không
bao giờ nghĩ rằng đứa con đã khôn lớn kia đã tự chăm sóc được cho bản thân, không cần đến bàn tay mẹ
nữa. Trong tâm khảm mẹ, con dù khôn lớn vẫn là đứa con khờ dại của mẹ ngày nào. Mẹ vẫn quan tâm,
săn sóc, vẫn theo con cho đến trọn đời
III.Tổng kết
- Nghệ thuật:
+ Bài thơ được viết theo thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi, tác giả thường
xuyên sử dụng điệp từ, điệp ngữ
+ Hình tượng con cò xuyên suốt bài thơ, nó được bổ sung, biến đổi qua những hình ảnh cụ thể, sinh động, giàu
chất suy tư
+ Trong ca dao, hình ảnh co cò là mô tuýp quen thuộc, nó biểu hiện cho người nông dân lao động, vất vả, cần cù,
là biểu tượng cho người phụ nữa lam lũ, nhọc nhằn, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha và tràn đầy niềm vui trong
cuộc sống.
→ Hình ảnh con cò ẩn dụ cho tấm lòng của người mẹ
- Nội dung: khai thác hình tượng con cò trong những câu nói ru, bài thơ”Con cò” của Chế Lan Viên ngợi
ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru qua những lời hát của mẹ.

You might also like