You are on page 1of 2

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 – Huế
- Ông la nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Tác phẩm: Trường ca mặt đường khát vọng, Đất ngoại ô, tâp thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
- Thơ ông lãng mạn, tài hoa, triết lí và trữ tình, suy tư và cảm xúc
2. Văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết vào 25 – 3 – 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền
tây Thừa Thiên Huế
- Bố cục: 3 điệp khúc lời ru của tác giả và mẹ
- Đại ý: bài thơ thể hiện tình cảm yêu con, yêu nước tha thiết của bà mẹ Tà-ôi
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình ảnh người mẹ Tà-ôi
a) Giã gạo
- Công việc: giã gạo, mục đích nuôi quân → Vất vả vì mẹ còn vừa địu co, vừa giã gạo nên công việc
càng vất vả hơn
- Tác giả miêu tả người mẹ như một người họa sĩ, nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em yên → hình ảnh
người mẹ yêu thương con, yêu thương bộ đội dù vất vả, mẹ vẫn hăng say làm việc
- Hình ảnh giấc ngủ của con cu Tai: ngủ trên lưng mẹ, lưng mẹ làm nôi, công việc lao động đưa nôi, vai
làm gối, tim mẹ hát. Giấc ngủ của em rất đặc biệt, rất đáng thương, cuộc sống của em gắn liền với
cuộc sống của mẹ; hình ảnh, nghệ thuật hoán dụ: mồ hôi, vai, lưng, tim càng thể hiện rõ hơn giấc ngủ
cực khổ của em cu Tai và tình cảm yêu thương vô bờ của người mẹ
b) Tỉa bắp
- Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ, hình ảnh người mẹ Tà-ôi cần cù, kiên nhẫn, cố gắng làm việc giữ
rừng núi mênh mông heo hút
- Nghệ thuật ẩn dụ, nghệ thuật song hành, mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho cây xanh, cho loài
người. Con là hy vọng, là tương lai, niềm ấp ủ buồn vui cho đời mẹ, con là mặt trời bé nhỏ, gần gũi,
trẻ trung thân thương ngay trên lưng mẹ
c) Chuyển lán, đạp rừng, ra chiến trường
- Hình ảnh mẹ địu em lên đường cùng tham gia chiến đấu, chuyển lán, đạp rừng, tiếp lương, tải đạn vì
sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Công việc của mẹ là công việc của người chiến sĩ, khổ thơ là khúc ca chiến đấu
- Điệp khúc 3 lời ru của tác giả (điệp liên hoàn, điệp khúc trùng điệp) vừa trùng điệp vừa biến hóa, nhấn
mạnh đan xen, hòa quyện, tạo khúc hát trữ tình đằm thắm càng nổi bật hình ảnh người mẹ Tà-ôi, vừa
yêu con, yêu dân làng, yêu đất nước, rất đảm đang, không quản gian lao khó nhọc nguy hiểm, mẹ đã
tham gia tích cực cuộc kháng chiến cứu nước, mẹ đã trở thành người mẹ chiến sĩ.
2. Ước mơ của người mẹ Tà-ôi (thể hiện qua lời ru của mẹ)
vung chày lún sân khỏe mạnh, giỏi giang tự
Cho con phát mười Ka-lưu tin và hơn mẹ rất nhiều
là người tự do (yêu con)
- Ước mơ cao đẹp, sung sướng nhất trong cuộc đời
hạt gạo trắng ngần nuôi quân, nuôi dân làng
Cho con hạt bắp lên đều cao đẹp (yêu nước)
được thấy Bác Hồ
- Mẹ ước mơ cho con, cho mẹ tất cả đều gắn chặt với công việc làm của mẹ, mẹ mong cho con khôn
lớn, nên người, được sống trong đất nước tự do, độc lập: ước mơ của mẹ đã thôi thúc, giục giã mẹ
hoàn thành tốt các việc
- Niềm mong ước gặp Bác Hồ không chỉ của mẹ Tà-ôi mà còn của nhân dân miền Nam với Bác
- Khúc hát ru vừa là ước mong, vừa là niềm tin tưởng tự hào của mẹ
III.Tổng kết
- Nghệ thuật: âm điệu nhẹ nhàng, thiết tha, kết cấu độc đáo, hình ảnh đặc sắc, kết hợp các biện pháp tu
từ
- Nội dung: ca ngợi người mẹ Tà-ôi yêu con yêu nước thiết tha
- Nhan đề bài thơ có tính khái quát không chỉ em cu Tai mà tất cả các em bé đồng bào dân tộc ở khắp
mọi miền tổ quốc đều được sống trên lưng mẹ, đều được mẹ yêu thương, chăm sóc. Nhan đề bài thơ là
một câu thơ hay, ca ngơi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

You might also like