You are on page 1of 11

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN VÀ BÀI TẬP

MÔN HỆ TIN HỌC PHÂN TÁN


DÀNH CHO CAO HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHÚ Ý

1. Các bài tập đều có thể tìm thấy trong quyển sách hệ tin học phân tán
2. Bài số 6 cần phải tham khảo thêm Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng số 1.2003,
trang 50-55.
3. Thuật toán của các bài tập cần tìm và chọn trong các Website trên mạng Internet.
4. Những đề tài có dấu * dành cho LHS nước ngoài. Học viên Cao học Việt Nam không được
chọn những đề tài đó.
5. Những đề tài có dấu ** được ưu tiên cho LHS nước ngoài.
6. Thông thường, phần I. là lý thuyết, phần II. là bài tập (Tương ứng với I và II dưới đây).

TIỂU LUẬN

1. Học viên tự xây dựng đề cương một cách lôgic nhất.


2. Số trang đánh máy không quá 25 trang A4 kể cả phần giải bài tập. Phần lý thuyết phải viết ít
nhất là 5 trang A4.
3. Đóng thành quyển và nộp cho Lớp trưởng.
4. Lớp trưởng cùng Thầy giáo xác định ngày bảo vệ.
5. Trình bày trong tiểu luận và tại buổi bảo vệ như là 1 báo cáo khoa học.
6. Nếu học viên nào có phần kiểm nghiệm bằng chương trình có thể kèm demo vào phụ lục của
tiểu luận.
7. Nội dung của các tiểu luận không được trùng nhau.
8. Phần text gõ trong Winword.
9. Phần hình (sơ đồ) xử lý bằng Microsoft Visio Professional 2000.
10. Đóng thành quyển và nộp cho Lớp trưởng để chuyển cho GVHD.
11. Báo cáo tiểu luận cần phải được chuẩn bị trên PowerPoint
12. Các phần của Tiểu luận bao gồm :
Bìa
Lời mở đầu
Chương I
Chương II
Chương III (nếu có)
Kết luận
Phần bài tập
Phụ lục (kết quả)
Tài liệu tham khảo
Mục lục
13. Cần phải bám sát chủ đề và yêu cầu của môn học. Không lạc đề qua các môn học khác.
14. Trình bày báo cáo chỉ ≤ 10 phút (trong bảo vệ tiểu luận)

ĐỀ TÀI

Trang 1
Đề số 1
I. Hoàn thiện kỹ thuật đảm bảo đặc tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ tin học phân tán.
II. Cho một tập hợp các giao dịch M = {T1, T2, ..., Tn}.
1. Giả sử rằng các giao dịch của M là hình thành tốt và thoả mãn các điều kiện (1) của
VI.3.1.3 (trang 261). Hãy chỉ ra rằng toàn bộ trật tự hóa hợp thức S của M là gắn bó.
2. Ta giả sử rằng các giao dịch của M là hình thành tốt và kiểm tra điều kiện (2) của giao
dịch hai pha trong VI.3.1.3. Hãy chỉ ra rằng toàn bộ trật tự hóa hợp thức S của M là gắn bó.

Gợi ý
Trong trường hợp a, ta có thể định nghĩa một trật tự hóa toàn phần trên M bằng quan hệ "<".
Điều đó có nghĩa là Ti < Tj , nếu tác động cuối cùng của Ti trong S trước tác động cuối cùng của Tj.
Giả sử rằng Sseq là trật tự hóa từng phần có được bằng cách cho thực hiện các giao dịch trong trật
tự này. Ta chỉ ra rằng S và Sseq có cùng quan hệ phụ thuộc.
Trong trường hợp 2, ta phải định nghĩa lại quan hệ "<" bằng cách sắp xếp trong S không hơn
các cái cuối của giao dịch, nhưng các cái đầu đã được mở then cài.

Bài giải

Đề số 2
I. Sự gắn bó thông tin trong các CSDL phân tán.
II. Cho một hệ thống CSDL phân tán bao gồm 5 files thường xuyên phải cập nhật (số lượng
cập nhật đủ lớn). Bạn hãy :
1. Mô hình hóa môi trường phân tán này bằng sơ đồ hoạt động.
2. Xây dựng giải thuật cho phép, khi vận hành hệ, vẫn đảm bảo gắn bó dữ liệu.

Đề số 3
I. Vai trò của trật tự hóa và vấn đề gắn bó dữ liệu.
II. Ta hãy xét một hệ đa xử lý với bộ nhớ chung, trong đó mỗi một bộ xử lý được trang bị một
bộ nhớ cục bộ hoạt động theo nguyên tắc của bộ nhớ cache. Hệ này quản lý ba đối tượng là :
1. Các biến toàn cục, được truy cập bởi nhiều tiến trình.
2. Các biến cục bộ chỉ được phép truy cập bởi một tiến trình có nhu cầu.
3. Các hằng chia xẻ được.
Mỗi ngăn nhớ của bộ nhớ chung hay cục bộ đều bao gồm một ký hiệu cho phép nhận dạng
kiểu của đối tượng chứa trong đó. Một đối tượng không thể thay đổi kiểu. Ta có cơ chế đảm bảo
việc loại trừ tương hổ cho các truy cập vào bộ nhớ chung.
Hãy cho biết nguyên lý được mô tả bởi thuật toán truy cập vào các loại đối tượng khác
nhau đó với điều kiện duy trì sự gắn bó bằng cách sử dụng ghi tức thời.

Đề số 4
I. Trình bày thuật toán gắn bó trên cơ sở dấu.
II. Đây là bài toán dựa vào thuật toán của Mullery.

Trang 2
Trong một hệ thống phân tán giả định có độ ổn định tuyệt vời, ta muốn duy trì một sự gắn bó
mạnh giữa các bản sao của một đối tượng được định vị trên các trạm khác nhau.
Thuật toán dựa trên các nguyên lý sau đây :
• Trước khi thực hiện cập nhật, một trạm nào đó cần phải yêu cầu và thống nhất với các
trạm khác.
• Khi đã có được sự thống nhất, thì trạm này tiến hành công việc cập nhật; điều này phải
tiến hành trên tất cả các bản sao; đối tượng không thể truy cập chừng nào các bản sao
còn chưa cập nhật hết.
• Các xung đột giữa các trạm được giải quyết bằng một trật tự có hệ số ưu tiên giữa các
trạm, được cố định một lần lúc khởi sự cho toàn bộ.
1. Hỏi có bao nhiêu trạng thái khác nhau cần xem xét cho mỗi bản sao.
2. Hãy tr ình bày sơ đồ hoạt động của thuật toán (đồ thị phát triển).
3. Hãy đánh giá bằng hàm của số lượng bản sao, số lượng các thông điệp cần thiết để thực
hiện một cập nhật.
4. Ta phải sửa đổi thuật toán như thế nào để chịu đựng được sự cố trên một trạm (giả sử hệ
viễn thông hoạt động tốt).

Đề số 5
I. Giải quyết vấn đề nhiều bản sao.
II. Bài toán này dựa vào thuật toán Herman.
Với thuật toán ở phần VI.4.2.2 (theo hệ ổn định), bây giờ, ta chấp nhận rằng các NSD có thể
thực hiện toàn bộ các giao dịch đã nêu.
Hãy cho biết sơ đồ tuần tự của các xử lý sau :
1. Các thao tác đọc.
2. Các thao tác cập nhật.

Đề số 6
I. Vấn đề nhiều bản sao trong điều kiện số lượng cập nhật lớn.
II. Hãy trình bày và giải thích bằng sơ đồ thuật toán xử lý :
1. Các thao tác đọc.
2. Các thao tác đọc-ghi.

Đề số 7
I. Các khả năng phân tán của hệ điều hành UNIX.
II. Hãy sửa đổi các thuật toán khác nhau để quản lý việc sao chép nhiều bản nhằm cho
phép một trạm rút lui theo ý muốn ra khỏi mạng, rồi lại vào lại trong mạng và cập nhật bản sao
vốn có của mình.
Đặc biệt, ta sẽ phải chi tiết hóa các thông điệp trao đổi giữa trạm thực hiện công việc rút ra
(hay đưa vào) và các trạm khác của mạng.

Đề số 8
I. Các khả năng phân tán của hệ điều hành UNIX.
II. Trong hệ phân tán, người ta chấp nhận có sự cố như đứt đường truyền, sụp trạm. Hoạt
động của mạng viễn thông có đặc tính như sau :
1. Hoặc giả một thông điệp truyền đi đến đích một cách trọn vẹn.

Trang 3
2. Hoặc giả một thông điệp truyền đi nhưng không đến đích, và nguồn (nơi phát) của nó
lúc này được dự phòng sau một khoản thời gian xác định.
Hãy nghiên cứu kỹ các sửa đổi nhằm đem lại cho các thuật toán khác nhau về quản lý
nhiều bản sao nhằm mục tiêu tính đến các sự cố kỹ thuật sau :
1. Chỉ có một sự cố duy nhất.
2. Khi đang xử lý một sự cố, thì sự cố khác lại đến.

Đề số 9 **
I. Hoàn thiện kỹ thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu trong Website đăng ký từ xa các tuyến du
lịch bằng ngôn ngữ PHP trên mạng INTERNET.
II. Trình bày thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.

Đề số 10 **
I. Hoàn thiện kỹ thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu trong Website đăng ký từ xa các chuyến bay
bằng ngôn ngữ ASP trên mạng INTERNET.
II. Trình bày thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.

Đề số 11 **
I. Hoàn thiện kỹ thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu trong các Websites khi cập nhật dữ liệu bằng
ngôn ngữ ASP trên mạng INTERNET.
II. Trình bày thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.

Đề số 12 **
I. Hoàn thiện kỹ thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu trong các Websites khi cập nhật dữ liệu bằng
ngôn ngữ JAVA RMI trên mạng INTERNET.
II. Trình bày thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.

Đề số 13 **
I. Hoàn thiện kỹ thuật đảm bảo gắn bó dữ liệu trong các Websites khi cập nhật dữ liệu bằng
ngôn ngữ JAVA CORBA trên mạng INTERNET.
II. Trình bày thuật toán dưới dạng sơ đồ khối.

Đề số 14 *
I. Tổng quan về hệ tin học phân tán. Sự khác nhau giữa hệ tin học phân tán và mạng máy
tính.
II. Hãy lập chương trình tạo website giới thiệu và bán các sản phẩm máy tính bằng PHP.
Hãy rút ra kết luận về những khía cạnh phân tán của PHP.

Đề số 15 *
I. Những thành phần cơ bản hệ tin học phân tán. Sự khác nhau giữa hệ tin học phân tán và
hệ tin học.
II. Hãy lập chương trình tạo website giới thiệu và bán các sản phẩm máy tính bằng ASP.
Hãy rút ra kết luận về những khía cạnh phân tán của ASP.

Đề số 16 *
I. Vấn đề thực hiện từ xa và vai trò của nó trong các hệ thống hiện đại.

Trang 4
II. Hãy lập chương trình tạo website giới thiệu và bán các sản phẩm máy tính bằng ASP.
Hãy rút ra kết luận về những khía cạnh phân tán của ASP.

Đề số 17 *
I. Trật tự từng phần và vấn đề đồng bộ hóa các tiến trình.
II. Tự mình đặt ra 1 bài toán (ví dụ giải phương trình bậc 2), lập trình giải trên máy đơn rồi
trên mạng máy tính. Hãy rút ra những kết luận quan trọng về phân tán.

Đề số 18 *
I. Đồng bộ hóa nhờ dấu.
II. Tự mình đặt ra 1 bài toán (ví dụ giải phương trình bậc 2), lập trình giải trên máy đơn
bằng PASCAL và trên ASP. Hãy rút ra những kết luận quan trọng về phân tán.

Đề số 19
I. Khái niệm tài nguyên và các chiến lược cung cấp.
II. Cho hai loại tài nguyên : tài nguyên truy cập theo kiểu loại trừ chỉ cung cấp cho một
giao dịch và tài nguyên truy cập theo kiểu chia xẻ được cung cấp cho một tập hợp bất kỳ các giao
dịch.
1. Bạn hãy trình bày thuật toán Lomet (trong tài liệu) nhằm xử lý việc cung cấp tài
nguyên của hai nhóm tài nguyên nêu trên.
2. Bạn hãy trình bày thuật toán Menasce (trong tài liệu) nhằm xử lý việc cung cấp
tài nguyên của hai nhóm tài nguyên nêu trên.
Gợi ý :
1. Ta cần đưa vào hai lệnh khác nhau cho thông điệp và hai lệnh khác nhau cho các yêu
cầu và tạo khoản cách, theo nhóm của chúng, hai tập hợp tài nguyên đã được cung cấp và đã được
thông báo. Hãy thành lập các điều kiện xung đột và hệ quả là phải định nghĩa lại quan hệ chặn thế
năng.
2. Ta hãy định nghĩa lại như trong mục 1. quan hệ chặn hiệu lực.

Đề số 20
I. Vấn đề bế tắc trong hệ tập trung và hệ phân tán.
II. Mục đích của bài tập này nhằm vào việc sắp xếp các giao dịch theo phương pháp
Lomet.
Trước hết, ta cần lưu ý là phiên bản của phương pháp này được trình bày trong phần V.3.4.1;
theo đó các giao dịch được sắp xếp theo dấu. Dấu được gắn giá trị trên các trạm nguồn của chúng
tại thời điểm mà thông điệp được xác định. Mỗi một trạm đều duy trì đồ thị cục bộ với nhiệm vụ
hình thành trật tự cho các giao dịch trước các thông điệp tương đối so với trạm này.
Bạn hãy xác định cho trạm i thuật toán cập nhật đồ thị cục bộ khi nhận thông điệp mới có đóng
dấu H(ANj) đến từ trạm j.
Ta cần phải đảm bảo rằng một thông điệp ANk nào đó như H(ANj)>H(ANk) được xếp trước
ANj ngay cả khi nó chỉ đến trạm i sau ANj. Ngoài ra, ta còn giả sử rằng mỗi trạm j có thể gửi cho
chính trạm i nhiều thông điệp AN'j, AN''j, AN'''j,...liên quan đến các giao dịch khác nhau.

Đề số 21
I. Trình bày các thuật toán cho phép phát hiện bế tắc.

Trang 5
II. Theo phương pháp Le Lann, người ta phối hợp một bộ tuần tự cho một tài nguyên găng,
ví dụ Sa, Sb, Sc,...Người ta nhóm các bộ tuần tự trên một jeton duy nhất.
Bạn hãy chứng minh rằng để triển khai một chiến lược cung cấp không có rủi ro về bế tắc,
người ta chỉ cần rút một số cho một tài nguyên cần thiết khi jeton chạy qua.

Đề số 22
I. Những vấn đề cơ bản của việc điều khiển tải.
II. Bạn hãy giả định một môi trường ARPANET và áp dụng phương pháp chọn đường
thích nghi để điều khiển tải cho mạng này.
Gợi ý : Tham khảo tài liệu từ trang 234 và tham khảo tài liệu Mạng máy tính và các hệ
thống mở của Nguyễn Thúc Hải.

Đề số 23
I. Các công cụ đồng bộ hóa các tiến trình trong hệ thống tin học.
II. Với một bộ tuần tự tuần hoàn trên vòng tròn ảo sẽ đặt ra nhiều vấn đề khi bị sự cố ở một
trạm nào đó.
1. Trạm bị sự cố không thể tự phục vụ các số mà nó đã rút được. Trong trường
hợp đó, cần phải có một giải thuật có tính chất mặc định để sắp xếp lại.
2. Khi một trạm có Jeton lại bị sự cố, nó giữ luôn jeton đó. Người hàng xóm
bên phải phải tái sinh jeton mới. Nếu trạm sự cố đã rút số, phép toán này là nguyên
nhân lờ đi người bên phải. Hay trạm trước khi sự cố đã có thể phục vụ số được rút.
3. Một trạm vào lại trong mạng cần phải tìm một giá trị thích hợp của jeton.
Bạn hãy phân tích các tình huống khác nhau và đề ra các giải pháp (chiến lược) thích hợp.

Đề số 24
I. Bài toán bải đậu xe ô tô và vấn đề đồng bộ giữa các tiến trình.
II. Bài toán này nhằm vào giải quyết vấn đề phương pháp sắp xếp các đồng hồ lô gíc.
Trong phương pháp này, trạm Si được trang bị một đồng hồ lô gíc Hi để đánh dấu vào các
thông điệp. Việc tăng đồng hồ lên được tiến hành theo hai giai đoạn :
E1 : Mỗi trạm Si phát cho tất cả các trạm một thông điệp tăng Zk khi Hi phát triển từ K - 1
đến K.
E2 : Trạm Si phát triển đồng hồ Hi của mình từ K đến K + 1, khi nó nhận được các thông
điệp Zk từ các trạm khác và khi nó đã kết thúc việc xử lý dự trữ cho thời gian K.
1. Hãy chứng minh rằng thời gian này có đặc tính thú vị sau đây :
Nếu trạm Si gửi thông điệp M trong thời gian lô gíc Hi = K, thì thông điệp này được nhận
bởi người nhận của nó Sj chậm nhất vào thời gian Hj = K +1.
2. Như là một hệ quả, vào thời điểm K +2, trạm Si biết tập hợp các thông điệp gửi về địa
chỉ của nó ở thời điểm K. Không còn các thông điệp nào đang đi trên đường với dấu K.
Điều đó cho phép triển khai các thuật toán phân tán mà tại thời gian lô gíc K + 2 các giải
thuật này xử lý tình huống xác lập bởi tập hợp các yêu cầu của thời gian K. Do vì các bộ cung cấp
có được các yêu cầu vào thời điểm K, chỉ cần đảm bảo thực hiện cùng một thuật toán và cùng một
trật tự cho các yêu cầu trong thời gian K là đủ. Nếu xảy ra xung đột, thì ta có thể sử dụng một trật
tự toàn phần được tiền định tại các trạm và một quy tắc riêng có tính chất cục bộ cho từng trạm,
đơn giản nhất là trật tự truyền các yêu cầu của chính trạm đó.

Trang 6
Trong phương pháp này, nhiều yêu cầu được truyền từ trạm Si có thể mang cùng dấu. Ta
có thể điều khiển nhịp tăng của các đồng hồ lô gíc bằng cách tác động vào thời hạn truyền các
thông điệp tăng Zk, và như thế ta có thể can thiệp vào số lượng các yêu cầu thời gian cùng dấu.
Hãy chỉ ra việc loại trừ tương hổ được xử lý như thế nào và hãy so sánh số lượng thông
điệp của phương pháp này với số lượng của phương pháp Lamport.
Hãy chỉ ra các bản sao (nhiều bản sao) được quản lý như thế nào.
3. Việc xếp hàng các đồng hồ lô gíc cũng cho phép ghi nhận các sự cố của một trạm. Thực
tế là nếu trạm Si rơi vào trạng thái hỏng tại Hi = K, thì trạm này không thể gửi được thông điệp
tăng Zk + 1. Hay nói cách khác, tất cả các trạm đều cần thông điệp này để tăng đồng hồ của chúng
tại K + 2. Do vậy, nếu trạm Si hay đường truyền giữa Si và Sj bị rơi vào sự cố tại thời điểm Hi =
K, thì các đồng hồ lô gíc không tăng nữa cho đến khi sự cố được khắc phục hoàn toàn. Hệ quả là
trạm j phát hiện sự cố trước thời điểm Hj = K + 2 cho phép quay trở về phía sau. Mỗi trạm đều có
khả năng phát hiện sự cố nhờ vào thời hạn bảo vệ và điều đó cho phép trạm không phải chờ vô
hạn thông điệp Zk. Việc bảo trì đồng hồ bảo vệ là chức năng của tầng giao vận.
Hãy chỉ ra trong giải thuật loại trừ tương hổ và trong giải thuật quản lý nhiều bản sao các
sự cố được xử lý như thế nào.

Đề số 25
I. Chiến lược cung cấp tài nguyên trong hệ phân tán.
II.
1. Hãy tưởng tượng là ta đang triển khai công tơ sự kiện phân tán trên N trạm. Giả
sử rằng trong thời gian đầu các trạm hoạt động rất ổn định và ta cài đặt trên mỗi trạm một công tơ
sự kiện cục bộ. Hãy cho biết làm thế nào một trạm có thể có giá trị "ảnh" của công tơ sự kiện trên
mỗi trạm. Hãy trình bày ý kiến của Bạn khi có một trạm bị sự cố.
2. Bây giờ ta cài đặt trên N trạm một "ảnh" của công tơ sự kiện phân tán, được tăng
một số gia truyền cho mỗi lần sự kiện đến. Bạn hãy cho biết các vấn đề gì sẽ đặt ra khi ta sử dụng
phương pháp này.

Đề số 26
I. Đồng bộ hóa bằng phương pháp trật tự.
II. Trên cơ sở kiến thức đã lĩnh hội trong phần IV.2.2, ta hãy chứng minh các quan hệ có
trước :

sản xuất thứ i → tiêu thụ thứ i→ sản xuất thứ (i + N)

Nhằm phục vụ mục đích này, ta thành lập 2 hàm nguyên thuỷ tang(E) - tăng lên 1 đơn vị
cho công tơ đếm và cho(E,i) - treo cho đến khi lớn hơn hay bằng i :

phép toán thứ i tang(E)→cho(E,i).

Đề số 27
I. So sánh việc sắp xếp theo kiểu đóng dấu và sắp xếp thông qua bộ tuần tự.
II. Mục đích bài toán là giải quyết vấn đề hợp lực giữa các người bảo vệ bãi đậu xe trong
công tác quản lý chính xác các dòng xe vào - ra.
Cho một bãi đậu xe ô tô N chổ và có ít nhất là 2 lối vào. Hành vi của ô tô là :

Trang 7
Vào bãi (vao), Đậu (dau), Ra (ra)

Việc quản lý truy cập bao gồm ghi lại số lượng xe vào E, số lượng xe ra S và kiểm tra X
mỗi khi muốn cho một xe vào bãi theo công thức :

X=N-E+S>0

Trong hệ thống này, người ta sử dụng bộ điều khiển Ci để có được số lượng vào chính xác
là Ei, số lượng ra là Si. Cho biết M là số lượng bộ điều khiển có trong hệ. Người ta muốn trang bị
cho mỗi Ci một biến Xi - số lượng chổ còn trống trong bãi nhằm mục đích có thể sử dụng điều
kiện cục bộ :

Xi > 0

để cho phép một ô tô vào bãi.


1. Hãy chứng minh rằng Xi là giá trị cực tiểu của X.
Lưu ý :
X không phải là công tơ đơn trị.
2. Ta chú ý đến kiểu quản lý các biến Xi.
a. Khi khởi động hệ thống, ta thực hiện :
Xi = N, nếu i = 0
Xi = 0, nếu i ≠ 0.
b. Khi Ci ghi một ô tô vào, ta thực hiện :

Xi := Xi - 1

c. Khi Ci ghi một ô tô ra, ta thực hiện :

Xi := Xi + 1

d. Bộ điều khiển Ci có quyền tự do thực hiện một dãy các tác động, trong đó A là số
lượng được lựa chọn chủ quan từ Xi.

X*i := Xi - A ;
Xi := A ;

gửi từ X*i cho Ci+1 modulo M.


đ. Khi nhận một thông điệp X*i+1 modulo M, Ci thực hiện :

Xi := Xi + X*i-1 modulo M

Hãy chứng minh rằng ở mọi thời điểm :

Xi ≤ X

Trang 8
và chứng minh rằng khi không có thông điệp nào đang đi trên đường, ta có :

∑ Xi = X với chỉ số i.

Chú ý :
Người bảo vệ phát một phiếu cho ô tô vào và nhận lại phiếu đó khi ô tô ra. Mỗi một người
bảo vệ Ci cầm giữ một số phiếu nhằm cho việc quản lý cục bộ của mình và chuyển cho đồng
nghiệp Ci + 1 những cái dư. Ta cũng giới thiệu phương pháp thực hiện trong chương V của Tài
liệu.
Các hành vi cơ bản cấp chổ trống :
1. Khẳng định phiếu phát là chổ còn trống
2. Gửi đi các người bảo vệ khác
3. Chờ toàn bộ khẳng định
4. Gạch chéo vào ô vừa phát phiếu
5. Phát phiếu cho ô tô
6. Gửi đi cho toàn bộ các người bảo vệ
Các hành vi cơ bản thu hồi chổ bị bận trước đó
1. Thu hồi phiếu
2. Gửi đi các người bảo vệ
3. Chờ khẳng định của tất cả những người bảo vệ
4. Gạch vào phiếu đưa vào ô tự do
Xử lý lúc rối loạn
Mất điều khiển
Khởi động lại (Kiểm kê lại số chổ còn trống)
Trình tự khởi động các người bảo vệ
Xác định tính tuần tự
Tình huống
1. Gửi đi mà không nhận được khẳng định
Vẽ sơ đồ hợp lực và các tác động qua lại giữa các người bảo vệ

Đề số 28
I. Cơ chế điều khiển việc thực hiện từ xa. Nêu ví dụ ứng dụng.
II. Nhằm đảm bảo việc liên lạc gắn bó giữa các tiến trình với nhau, bên nhận thông điệp
cần phải có khả năng phân loại các thông điệp và có các xử lý tương ứng. Bạn hãy trình bày
nguyên lý thể hiện dưới dạng giải thuật để giải quyết tình huống :
1. Trao đổi giữa hai tiến trình.
2. Trao đổi giữa n tiến trình (n>2).

Đề số 29
I. Vấn đề định danh trong hệ phân tán.
II. Giả sử rằng ta có bảng CSDL phối hợp với một hoạt động được gọi từ bên ngoài nhằm
phục vụ cho việc cập nhật thông tin hay tra cứu thông tin cần thiết. Vì điểm vào truy_van là đối
tượng được nạp lại, nó được định nghĩa như là một thủ tục, trong khi đó đối tượng được phối hợp
với cập nhật được coi là một thực thể. Hai điểm vào này được mô tả trong một phần "đặc điểm
ngoài của hoạt động".

Trang 9
Bạn hãy viết chương trình (trên ngôn ngữ giả định) cho phép việc cập nhật đó được tiến
hành có kiểm tra.

Đề số 30
I. Các biểu thức song song và phân tán trong các ngôn ngữ thuật toán.
II. Trình bày các điểm cải tiến chủ yếu để thuật toán Lamport hoạt động nhanh hơn.
Chú ý : Trình bày dưới dạng sơ đồ khối.

Đề số 31
I. Yêu cầu và đăng ký từ xa trong hệ phân tán.
II. Trình bày thuật toán đầy đủ về quá trình cập nhật thông tin vào CSDL trong mô hình
Client/Server.
Chú ý : Lấy thông tin tham khảo trên mạng.

Đề số 32
I. Điều khiển đồng thời bằng cơ chế then cài.
II. Bài toán sử dụng bộ quản lý khóa cơ bản và những điểm cần cải tiến.
[Nguyên lý các hệ CSDL phân tán, tập II]

Đề số 33 #
I. Đồng bộ tiến trình.
II. Trên cơ sở kiến thức về công tơ sự kiện, hãy chứng minh quan hệ sau đây :

Sản xuất thứ i  Tiêu thụ thứ i  Sản xuất thứ (i+N)

Gợi ý : Nhằm giải quyết vấn đề nêu trên, ta thành lập 2 hàm nguyên thuỷ :

Tang(E) - Tăng lên 1 đơn vị cho công tơ đếm


Cho(E,i) - Treo cho đến khi lớn hơn hay bằng i
Phép toán thứ i Tang(E)  Cho(E,i)

Đề số 34 #
I. Điều khiển tải.
II. Giả sử rằng ta có bảng CSDL phối hợp với một hoạt động được gọi từ bên ngoài nhằm
phục vụ cho việc cập nhật hay tra cứu thông tin cần thiết. Hãy viết chương trình trên ngôn ngữ giả
định cho phép cập nhật CSDL được tiến hành có kiểm tra.

Đề số 35 #
I. Mô hình Client/Server.
II. Hãy viết chương trình mô phỏng quá trình đồng bộ của bãi đậu xe ô tô có n cổng (n ≥
2)

Đề số 36 #
I. Hệ thống đa bộ xử lý và hệ tin học phân tán : sự khác nhau và giống nhau.
II. Hãy viết chương trình mô phỏng quá trình đồng bộ của bãi đậu xe ô tô có n cổng (n ≥
2)

Trang 10
Đề số 37
I. Vấn đề gắn bó dữ liệu trong hệ quản lý bải đỗ xe.
II. Hãy sắp xếp các message đến dựa trên đồng hồ lôgíc.

Đề số 38
I. Vai trò của việc đồng bộ hóa các tiến trình trong việc cung cấp tài nguyên trong hệ phân
tán.
II. Dựa vào lý thuyết đồ thị xác định các tập có trước.

Đề số 39
I. Trình bày nguyên lý hoạt động của vòng tròn ảo trong việc quản lý nhiều bản sao thông
tin thuộc hệ phân tán.
II. Sử dụng thuật toán Ellis xây dựng giải pháp gắn bó trên các Server ngang hàng.

Đề số 40
I. Trình bày sự khác nhau giữa gắn bó yếu và gắn bó mạnh.
II. Sử dụng thuật toán Le Lann hình thành giải pháp gắn bó trên hệ đa Server.

Đề số 41
I. Bài toán số dư tài khoản ngân hàng.
II. Phân tích vấn đề gắn bó trong hệ tập trung và hệ phân tán.

Đề số 42
I. Bài toán bãi đỗ xe ô tô với cấu trúc vòng tròn ảo của hệ phân tán.
II. Phân tích vấn đề gắn bó trong hệ tập trung và hệ phân tán.

Đề số 43
I. Thuộc tính cập nhật của hệ phân tán.
II. Trình bày thuật toán Rozenkrantz.

Đề số 44
I. Thuộc tính yêu cầu của hệ phân tán.
II. Phương pháp ấn phong bằng các biến trạng thái.

Đề số 45
I. Dự phòng bế tắc trong hệ phân tán khi cung cấp tài nguyên ở xa.
II. Trình bày thuật toán gắn bó thông tin tại các Server trên cơ sở ứng dụng bộ tuần tự tuần
hoàn.

__________________

Trang 11

You might also like