You are on page 1of 16

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang 2
I CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 3
1 Căn cứ pháp lý 3
2 Thực trạng nông thôn tỉnh Phú Yên và so sánh với bộ Tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới (số liệu thống kế đến năm 2009(1)) 3
II NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU LẬP QUI HoẠCH 4
1 Nguyên tắc lập qui hoạch: 4
2 Mục tiêu qui hoạch và thực hiện qui hoạch 4
III NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH LẬP QUI HOẠCH 4
1 Nội dung qui hoạch 4
2 Yêu cầu qui hoạch 5
3 Kế hoạch thực hiện 6
4 Tư vấn lập qui hoạch và thẩm định, phê duyệt 6
IV KHÁI TOÁN VỐN THỰC HIỆN 7
1 Chi phí lập qui hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn 7
2 Chi phí lập qui hoạch chi tiết trung tâm xã 8
V GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 9
VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN 10
PHỤ LỤC

1| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


MỞ ĐẦU:
Từ đầu năm 2010, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung triển khai chương trình
mục tiêu Quốc gia và phát động cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn
mới theo bộ Tiêu chí Quốc gia;
Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020;
Về qui hoạch xây dựng, ngày 02/02/2010, Thủ tướng Chính phủ cũng đã
ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình rà soát qui hoạch
nông thôn mới với mục tiêu đến năm 2011 cơ bản phủ kín qui hoạch nông thôn
trên cả nước. Theo Chương trình đã được phê duyệt này, trong năm 2010, Uỷ
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng , các Bộ, ngành có liên quan
triển khai ngay việc tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng nông thôn mới đến
từng xã, huyện và phạm vi của tỉnh, thành phố, đánh giá mức độ đạt được so với
từng tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, trên cơ sở đó xây dựng
chương trình nông thôn mới của địa phương mình đến năm 2020 để triển khai
thực hiện.

Đồng thời, cơ bản hoàn thành việc rà soát, bổ sung, xây dựng qui hoạch
nông thôn, bao gồm: qui hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển
sản xuất, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; qui hoạch phát triển hạ tầng kinh tế
- xã hội, môi trường và các khu dân cư nông thôn.

Ở tỉnh Phú Yên hiện nay, trong tổng số 93 xã (1), chưa có xã nào đạt đủ 19
Tiêu chí nông thôn mới; phần lớn chưa được lập qui hoạch (qui hoạch kinh tế xã
hội, qui hoạch xây dựng,…), kết cấu hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội nhiều xã
còn yếu kém dẫn đến đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn còn ở
mức thấp.

Vậy, để xây dựng nông thôn mới nhằm đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc
gia về nông thôn mới; vấn đề quan tâm hàng đầu trong các kế hoạch thực hiện là
việc qui hoạch xây dựng nông thôn phải đi trước 1 bước. Theo chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ đã nêu tại các Quyết định trên là đến năm 2011 sẽ cơ bản phủ
kín qui hoạch xây dựng nông thôn trên cả nước. Như vậy, việc lập đề án qui
hoạch xây dựng này là hết sức cần thiết, cấp bách và phải thực hiện ngay nhằm
định hướng cho việc lập kế hoạch, chương trình đầu tư xây dựng khu vực nông
thôn của Tỉnh trong thời gian đến.

2| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý:


- Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt chương trình rà soát qui hoạch nông thôn mới;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020;
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
- Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia về
nông thôn mới.
- Thông tư số 32/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng Ban hành
Qui chuẩn qui hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư số 31/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ Xây dựng Ban hành
Tiêu chuẩn qui hoạch xây dựng nông thôn;
- Thông tư 21/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng Qui định việc lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý qui hoạch xây dựng nông thôn.
- Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện; qui hoạch
sử dụng đất hoặc các chương trình, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương làm căn cứ lập qui hoạch xây dựng nông thôn.

2. Thực trạng nông thôn tỉnh Phú Yên và so sánh với bộ Tiêu chí Quốc gia
về nông thôn mới (số liệu thống kế đến năm 2009(2)): Xem phụ lục số 01

3| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


II. NGUYÊN TẮC, MỤC TIÊU LẬP QUI HOẠCH:

1. Nguyên tắc:
- Qui hoạch xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng vùng và qui hoạch phát triển
ngành; gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị, các vùng kinh tế và
phù hợp với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; phải xác định cụ thể định
hướng phát triển và đặc trưng của từng khu vực nông thôn; giải quyết tốt mối
quan hệ giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây
dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu nhập thực
tế của người dân.
- Qui hoạch xây dựng nông thôn mới phải có sự tham gia của người dân,
cộng đồng dân cư, từ ý tưởng qui hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực
hiện và quản lý xây dựng.
- Qui hoạch xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp
với nguồn vốn đầu tư và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; định hướng,
giải pháp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường điểm dân
cư, hạn chế tối đa những ảnh hưởng do thiên tai, ngập lũ, nền đất yếu.
- Qui hoạch xây dựng nông thôn mới phải bảo đảm hiện đại, văn minh
nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng, miền,
từng dân tộc và ổn định cuộc sống dân cư; giữ gìn bảo tồn di sản và phát huy các
giá trị văn hoá vật thể; thích ứng với điều kiện thiên tai.

2. Mục tiêu: Đến năm 2011 cơ bản phủ kín qui hoạch xây dựng nông thôn
trên địa bàn cả nước làm cơ sở để đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để
thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.

III. NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH LẬP QUI HOẠCH:

1. Nội dung qui hoạch:


1.1 Đối với qui hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn (gọi
tắt là qui hoạch xã):
a. Phân tích và đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ
tầng kỹ thuật của xã để xác định động lực phát triển, xu thế đô thị hoá, dự báo
qui mô dân số, dự báo sử dụng quỹ đất xây dựng cho từng điểm dân cư, dự báo
những khó khăn vướng mắc trong quá trình qui hoạch xây dựng nông thôn.
b. Bố trí mạng lưới điểm dân cư nông thôn tập trung. Phân khu chức năng
đối với hệ thống các công trình công cộng, hệ thống các công trình phục vụ sản
xuất.

4| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


c. Xác định mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối giữa các điểm
dân cư nông thôn tập trung, các công trình công cộng và các công trình phục vụ
sản xuất.
d. Xác định các dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện.

1.2 Đối với qui hoạch xây dựng mới trung tâm xã, các điểm dân cư nông
thôn tập trung và các khu tái định cư nông thôn:
a. Trên cơ sở các yêu cầu đã được xác định tại qui hoạch xây dựng mạng
lưới điểm dân cư nông thôn trên địa bàn hành chính xã để xác định các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật cụ thể.
b. Xác định ranh giới, qui mô diện tích và dân số, các chỉ tiêu về đất xây
dựng, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, dịch vụ, cơ cấu sử dụng đất.
c. Xác định giải pháp qui hoạch sử dụng đất, qui hoạch hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội, bố trí các lô đất theo chức năng sử dụng với qui mô đáp
ứng yêu cầu phát triển của từng giai đoạn qui hoạch và bảo vệ môi trường.
d. Xác định vị trí và qui mô các công trình công cộng, dịch vụ và môi trường
được xây dựng mới như các công trình giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao,
thương mại, dịch vụ, điểm tập kết và trung chuyển chất thải rắn, nghĩa trang của
mỗi điểm dân cư nông thôn.
e. Các dự án ưu tiên của trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn được
lập qui hoạch.

1.3 Đối với qui hoạch xây dựng cải tạo trung tâm xã và các điểm dân cư
nông thôn tập trung hiện có:
a. Xác định mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật cần cải tạo, nâng cấp.
b. Xác định nội dung cần cải tạo, chỉnh trang, khu ở nông thôn, hệ thống
công trình công cộng, dịch vụ. Các yêu cầu mở rộng đất đai xây dựng. Các nội
dung phải đáp ứng các chỉ tiêu về qui mô dân số, cảnh quan sinh thái, môi
trường, phạm vi ranh giới.
c. Việc mở rộng trung tâm xã hoặc các điểm dân cư nông thôn tập trung phải
phù hợp với qui mô dân số, khả năng, nguồn lực phát triển trong từng giai đoạn.

2. Yêu cầu qui hoạch:


2.1 Qui cách thể hiện nội dung qui hoạch: Nội dung qui hoạch được thể hiện
bằng đồ án qui hoạch. Bản vẽ qui hoạch phải thể hiện lồng ghép các nội dung
trong cùng một bản vẽ nhưng phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng các nội dung cần
thiết của đồ án.
2.2 Áp dụng các mô hình qui hoạch xây dựng nông thôn mới: Việc lập qui
hoạch xây dựng nông thôn phải nghiên cứu tham khảo các mô hình qui hoạch
xây dựng nông thôn mới đã được xây dựng cho các khu vực, địa phương, vùng

5| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


miền trong cả nước để lập cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa
phương.

3. Kế hoạch triển khai thực hiện:


Phấn đấu thực hiện phủ kín qui hoạch nông thôn các xã trong Tỉnh trong
vòng 02 năm (năm 2010 và năm 2011)
3.1 Năm 2010:
- Quí III:
+ Tổ chức quán triệt triển khai Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày
02/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan cho lãnh đạo các
sở, ngành ở Tỉnh, UBND cấp huyện và xã;
+ Tổ chức rà soát các xã đã có đồ án qui hoạch xây dựng, điều chỉnh, bổ
sung các chỉ tiêu qui hoạch của các đồ án này đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu
của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành kèm Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ; chọn mỗi huyện, thị xã,
thành phố 1 xã chưa có qui hoạch xây dựng để làm thí điểm về qui hoạch nông
thôn mới (thực hiện xong trong tháng 9/2010);
+ Khi chọn xã thí điểm cần lưu ý chọn các xã thuộc chương trình giảm
nghèo bền vững (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính
phủ); xã thuộc các chương trình 134, 135; xã trong cận đô thị (thành phố, thị xã, thị
trấn); hoặc xã trong khu vực có động lực phát triển cao như: khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu du lịch, xã có Quốc lộ đi qua; các xã thuộc các khu giáp ranh địa giới
hành chính các Tỉnh bạn; ưu tiên các xã có kết cấu hạ tầng nông thôn lạc hậu nhằm
thực hiện mục tiêu sớm ổn định dân cư, nâng cao đời sống.
- Quí IV: Triển khai lập qui hoạch xây dựng tại các xã thí điểm.
3.2 Năm 2011:
- Quí I: Tiếp tục triển khai hoàn chỉnh việc lập qui hoạch xây dựng các xã
thí điểm. Cuối Quí I, tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và triển khai đại trà cho các
xã còn lại
- Quí II đến Quí IV: Lập qui hoạch xây dựng nông thôn cho các xã còn lại.

4 . Tư vấn lập qui hoạch, thẩm định và phê duyệt:


4.1 Chọn tư vấn lập qui hoạch: chỉ định việc lập qui hoạch cho các tổ chức
đủ năng lực kinh nghiệm và có cơ sở tiếp cận thông tin, các qui định về qui
hoạch xây dựng nông thôn.
a. Giai đoạn triển khai 9 xã thí điểm: giao cho 03 Trung tâm thuộc các Sở
sau: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mỗi
đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm thu thập số liệu và nghiên cứu lập qui hoạch 03
xã tương ứng với 3 nhóm huyện, thị xã, thành phố được phân theo vùng như
sau:
- Phân vùng 1: Tuy An, Đồng Xuân và Sông Cầu;

6| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


- Phân vùng 2: Đông Hòa, Tây Hòa và Sông Hinh;
- Phân vùng 3: thành phố Tuy Hòa, Phú Hòa và Sơn Hòa;
Tùy điều kiện và khả năng mỗi đơn vị, cấp có thẩm quyền xem xét chỉ
định vùng nghiên cứu cho mỗi đơn vị tư vấn.
b. Giai đoạn triển khai đại trà: giao trách nhiệm cho UBND các huyện, thị
xã, thành phố chọn tư vấn đủ năng lực theo qui định để chỉ định thực hiện.
4.2 Thẩm định và phê duyệt: Việc lập thẩm định, phê duyệt và quản lý
quy hoạch xây dựng nông thôn thực hiện theo quy định hiện hành về thẩm định
và phê duyệt đồ án quy hoạch nông thôn tại Nghị định số: 08/2005/ NĐ-CP
ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về quy hoạch xây dựng; Thông tư
21/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng Qui định việc lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý qui hoạch xây dựng nông thôn.

(3)
IV. KHÁI TOÁN VỐN THỰC HIỆN :
Bảng tổng hợp chi phí lập qui hoạch cho 93 xã:
TT Hạng mục lập qui hoạch Khái toán chi phí (VNĐ)
1 Qui hoạch mạng lưới điểm dân 12.462.000.000
cư nông thôn
2 Qui hoạch chi tiết trung tâm xã 7.719.000.000
Tổng cộng 20.181.000.000

(bằng chữ làm tròn: hai mươi tỷ một trăm tám mươi mốt triệu đồng)

(Xem Phụ lục bảng kê tính toán chi tiết kèm theo)

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Tuyên truyền công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các cơ chế,
chính sách có liên quan nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng khu vực nông
thôn, để người dân hiểu rõ hơn về nội dung quy hoạch xây dựng và chủ động tự
giác tham gia công tác quy hoạch xây dựng cũng như đầu phát triển theo quy
hoạch.

2. Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội
ngũ cán bộ quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và cấp xã về công tác tổ chức
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý qui hoạch xây dựng nông thôn nhằm nâng
cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương trong thực hiện qui hoạch xây

7| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


dựng nông thôn mới. Đồng thời mở lớp tập huấn cho cán bộ thuộc các cơ quan
tư vấn tại địa phương (các Trung tâm chịu trách nhiệm lập qui hoạch nêu trên..)

3. Nguồn vốn:
- Đề nghị Chính phủ hỗ trợ bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới.
- Cân đối ngân sách địa phương cấp Tỉnh và cấp huyện;
- Huy động vốn đóng góp của các doanh nghiệp và nhân dân.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:


1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất thành lập Ban chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới của Tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức lập kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới;
UBND Tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) quyết định trước ngày 10/8/2010 (trong đó
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ
đạo; Sở Xây dựng là cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn công tác lập, thẩm
định và phê duyệt qui hoạch xây dựng nông thôn).

2. Ủy ban nhân dân Tỉnh giao Ban Chỉ đạo xây dựng qui chế hoạt động
của; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới của Tỉnh; tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai thực
hiện; tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về xây dựng
nông thôn mới và các cơ chế, chính sách có liên quan; đề xuất bố trí vốn thực
hiện đề án; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đề án; tổng hợp báo cáo quá trình
thực hiện, đề xuất và kiến nghị (nếu có) và các biện pháp giải quyết vướng mắc
để báo cáo UBND Tỉnh biết để kịp thời chỉ đạo; quản lý, giám sát việc thực hiện
đề án, tổ chức tổng kết đánh giá theo từng năm và toàn bộ quá trình thực hiện.
3. Sở Xây dựng: lập kế hoạch và tổ chức triển khai các lớp tập huấn, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch xây dựng cấp huyện và
cấp xã về công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn theo chức trách
và nhiệm vụ được giao.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính cân đối ngân sách và
các nguồn kinh phí dự kiến huy động, tính toán đề xuất phương án giải quyết
kinh phí cho công tác qui hoạch xây dựng nông thôn mới nêu trên, trình UBND
Tỉnh xem xét, quyết định.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông và các
Sở, ngành liên quan khác phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành
phố chỉ đạo việc cung cấp thông tin hiện trạng và thực hiện các nội dung có liên
quan đến Sở ngành mình trong thực hiện chương trình này.

8| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


6. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã trong
Tỉnh tổ chức quán triệt trong cán bộ và nhân dân về chủ trương của nhà nước về
qui hoạch và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, chỉ đạo Văn phòng Ủy ban và
cán bộ phụ trách nắm lại tình hình, chuẩn bị đầy đủ các nội dung, báo cáo cụ thể
về thực trạng tình hình xây dựng khu vực nông thôn hiện nay ở địa phương mình
theo các Tiêu chí Chính phủ qui định để phục vụ cho công tác lập qui hoạch đạt
hiểu quả tốt.
TM. UBND TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH

Ghi chú:
(1) Toàn tỉnh có 116 xã, phường, thị trấn, trong đó có 16 phường, 7 thị trấn và 93 xã
(2) Số liệu thống kế đến năm 2009 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp,
cung cấp.
(3) Khái toán được thực hiện theo hướng dẫn định mức chi phí lập qui hoạch ban hành
kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BXD ngày 17/11/2008 của Bộ Xây dựng.

9| ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


PHỤ LỤC SỐ 01 KÈM THEO ĐỀ ÁN
Thực hiện theo Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát qui
hoạch nông thôn mới với mục tiêu đến năm 2011 cơ bản phủ kín qui hoạch nông
thôn trên Tỉnh.

KHÁI TOÁN CHI PHÍ LẬP QUI HOẠCH

1. Chi phí lập qui hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn:
- Dân số toàn Tỉnh: 91.923 người (trong đó có 74,8% dân số thuộc khu vực nông
thôn)
- Dân số tính toán bình quân trên 1 xã: (91.923 x 74,8%) ÷ 9= 7.639 người
- Định mức chi phí theo mức dân số tạm tính theo công thức nội suy:
y1+(y2-y1)x(x-x1)/(x2-x1) = 98,473 (triệu đồng)
y1 :80(triệu đồng)
y2 :115 (triệu đồng)
x1 :10.000 (người)
x2 :5.000 (người)
x :7639 (người)
Chí phí khái toán lập qui hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và hệ thống
hạ tầng kỹ thuật cho 1 xã điển hình với qui mô dân số 7.639 người:
Đơn Thành
Qui mô, Tỉ lệ giá tiền
TT Nội dung công việc Đơn vị
số lượng (%) (triệu (triệu
đồng) đồng)
1 I. Chi phí đo bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2000
Bản đồ địa hình hiện trạng TL
2
1/500 ( đã tính thuế VAT) (I)
II.Chi phí lập đồ án QH định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn và
3
hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
4 Chi phí lập đồ án QHCT người 7.639,000 98,473 98,47
5 Chi phí lập đồ án sau thuế (II) % 110 108,32
6 III.Chi phí khác
7 Chi phí Lập nhiệm vụ triệu đồng 98,473 8,000 7,878
8 Chi phí Lập nhiệm vụ sau thuế triệu đồng 7,878 110 8,666
9 Chi phí Thẩm định triệu đồng 98,473 7,000 6,893
10 Chi phí Quản lý triệu đồng 98,473 6,000 5,908
11 Chi phí công bố QHCT triệu đồng 98,473 5,000 4,924
12 Cộng (III) = (8+9+10+11) 26,391
13 Tổng cộng: (I+II+III) 134,711
Làm tròn 134,000
( Bằng chữ làm tròn: một trăm ba mười bốn triệu đồng )

Như vậy, khái toán chi phí cho việc lập qui hoạch xây dựng đồ án QH
định hướng phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn và hệ thống hạ tầng kỹ

10 | ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


thuật cho 1 xã (chưa tính đến việc lập qui hoạch trung tâm xã và các điểm dân
cư cần thiết) là: 134.000.000 đồng.

Ứng với 93 xã chi phí lập qui hoạch là:

A = 134.000.000 x 93= 12.462.000.000 đồng (bằng chữ: mười hai tỷ bốn


trăm sáu mươi hai triệu đồng)

2. Chi phí lập qui hoạch chi tiết trung tâm xã :


- Diện tích đất ở nông thôn toàn Tỉnh hiện có là 4.669ha; diện tích tính toán
bình quân cho 01 trung tâm xã điển hình lấy bằng 1/4 diện tích bình quân 1 xã.
Như vậy, diện tích tính toán cho 01 trung tâm xã là: (4.669÷116)/7=5,75 ha (1)
- Diện tích đất xây dựng các công trình công cộng tại trung tâm xã lấy bình
quân là: 02ha (2)
- Diện tích đất bình quân cho các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại
01 trung tâm xã: 02ha (3)
Tổng diện tích đất bình quân tính toán cho 1 trung tâm xã là:
(1) + (2) + (3) = 9,75 ha
- Định mức chi phí theo diện tích tạm tính theo công thức nội suy:
y1+(y2-y1)x(x-x1)/(x2-x1) = 6,245 (triệu đồng)
y1 :6,3(triệu đồng)
y2 :8,5 (triệu đồng)
x1 :10 (ha)
x2 :20 (ha)
x :9,75 (ha)
Chí phí khái toán lập qui hoạch cho 1 trung tâm xã điển hình với qui mô diện
tích là 16,54ha:
Đơn Thành
Qui mô, Tỉ lệ giá tiền
TT Nội dung công việc Đơn vị
số lượng (%) (triệu (triệu
đồng) đồng)
1 I. Chi phí đo bản đồ địa hình tỉ lệ 1/2000
Bản đồ địa hình hiện trạng TL
2
1/500 ( đã tính thuế VAT) (I)
3 II.Chi phí lập đồ án QH trung tâm xã
4 Chi phí lập đồ án QHCT người 9,750 6,245 60,89
5 Chi phí lập đồ án sau thuế (II) % 110 66,98
6 III.Chi phí khác
7 Chi phí Lập nhiệm vụ triệu đồng 60,889 8,000 4,871
8 Chi phí Lập nhiệm vụ sau thuế triệu đồng 4,871 110 5,358
9 Chi phí Thẩm định triệu đồng 60,889 7,000 4,262
10 Chi phí Quản lý triệu đồng 60,889 6,000 3,653
11 Chi phí công bố QHCT triệu đồng 60,889 5,000 3,044
12 Cộng (III) = (8+9+10+11) 16,318
13 Tổng cộng: (I+II+III) 83,296

11 | ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


Làm tròn 83,000
( Bằng chữ làm tròn: tám mươi ba triệu đồng )

Ứng với 93 xã chi phí lập qui hoạch là:

B = 83.000.000 x 93= 7.719.000.000 đồng (bằng chữ: bảy tỷ bảy trăm


mười chín triệu đồng)
Chí phí lập qui hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và trung tâm xã:

X = A + B = 12.462.000.000 + 7.719.000.000 = 20.181.000.000 đồng


(bằng chữ làm tròn: hai mươi tỷ một trăm tám mươi mốt triệu đồng)

12 | ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


PHỤ LỤC SỐ 02 KÈM THEO ĐỀ ÁN
Thực hiện theo Quyết định số 193/QĐ-TTg phê duyệt chương trình rà soát qui hoạch nông thôn mới với mục tiêu đến năm
2011 cơ bản phủ kín qui hoạch nông thôn trên Tỉnh.

Bảng đánh giá thực trạng nông thôn Tỉnh theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới:
I. QUI HOẠCH:
Theo tiêu chí nông thôn
mới ban hành kèm theo Thực trạng nông thôn tỉnh Phú Yên theo
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
Quyết định số 491/QĐ- tiêu chí nông thôn mới
TTg
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết
yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp
Tổng số đồ án qui hoạch xây dựng nông
hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công
thôn từ trước đến nay (qui hoạch điểm dân
nghiệp và dịch vụ
Quy hoạch và cư nông thôn, qui hoạch trung tâm xã, qui
- Quy hoạch hạ tầng kinh tế xã hội và
1 thực hiện quy Đạt hoạch khép kín các khu dân cư) : 92 đồ án
môi trường
hoạch với tổng diện tích đất qui hoạch là
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư
1.060,72ha; trong đó có 88,394ha đã được
mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện
triển khai thực hiện, chiếm 8,3%;
có theo hướng văn minh, bảo tồn được
bản sắc văn hóa tốt đẹp
II. HẠ TẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI:
2 Giao thông - Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được
nhựa hóa, bê tông đạt chuẩn theo cấp kỹ Hiện trạng 1.348 km.Cứng hóa 428km đạt
100%
thuật của Bộ Giao thông vận tải (theo tiêu 31,7%
chí 100%)
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được 70% Hiện trạng 7/9 huyện bê tông hóa được
cứng hóa đạt hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ 200/818km đường trục thôn xóm. Đạt
thuật của Bộ Giao thông vận tải theo tiêu 24,4%. Toàn tỉnh ước đạt 30%

13 | ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


chí 70%)
Hiện trạng 7/9 huyện chỉ cứng hóa được
- Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không
207km/781km đường ngõ xóm, đạt tỷ lệ
lầy lội vào mùa mưa (theo tiêu chí 100% 100% (70% cứng hóa)
26,5%. Toàn tỉnh ước đạt 50% trong đó
trong đó 70% cứng hóa)
cứng hóa 20%
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng Hiện trạng 7/9 huyện cứng hóa được
được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận 70% 90km/889km trục chính nội đồng, đạt tỷ lệ
tiện (theo tiêu chí 70%) 10,12%. Toàn tỉnh đạt 12%
Tăng khả năng tưới ổn định cho 12.677ha,
- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu trong đó mở rộng diện tích tưới 608 ha.
Đạt
cầu sản xuất và dân sinh Toàn tỉnh có 197 công trình thủy lợi lớn
3 Thủy lợi nhỏ các loại
Có 1.504km, đã cứng hóa 347km chiếm
- Số kênh mương do xã quản lý 70% 23,07%, tỷ lệ cứng hóa còn thấp so với tiêu
chí của chính phủ (70%)
- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ
Đạt 100% số xã có điện lưới quốc gia
thuật của ngành điện
4 Điện
- Tỷ lệ hộ sử dụng hộ sử dụng điện Tỷ lệ hộ sử dụng điện đáp ứng cho nhu cầu
98%
thường xuyên, an toàn từ các nguồn sinh hoạt và sản xuất hiện tại đạt 97,6%
Tỷ lệ trường học cấp mầm non, mẫu giáo:
- Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, 4,76%
5 Trường học mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật 80% Tỷ lệ trường học cấp tiểu học: 29,75%
chất đạt chuẩn quốc gia Tỷ lệ trường học cấp trung học cơ sở:
13,33%
- Nhà văn hóa và khu tập thể thao xã đạt Đạt tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao
Đạt
chuẩn của Bộ VH-TT-DL và Du lịch
Cơ sở vật chất
6 - Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể
văn hóa
thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT- 100% Hiện tại chưa đạt
DL

14 | ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


Toàn tỉnh có 132 chợ số chợ đạt chuẩn loại
Chợ nông
7 - Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng Đạt III thuộc nông thôn 21 cái, chiếm 15,97%,
thôn
số chợ chưa đạt chuẩn còn nhiều
- Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông Đạt Hiện có 78 điểm bưu điện văn hóa xã trên
8 Bưu điện 90 xã chiếm tỷ lệ 86,67%; có 295 điểm
- Có Internet đến thôn Đạt
truy cập internet
Số nhà tạm dột nát: 4,121 cái, chiếm tỉ lệ
- Nhà tạm, dột nát Không
2,29%
9 Nhà ở dân cư - Tỷ lệ nhà ở kiên cố 20% Tỷ lệ nhà ở kiên cố: hiện trạng đạt 11,01%
Tỷ lệ nhà ở bán kiên cố: hiện trạng đạt
- Tỷ lệ nhà ở bán kiên cố 80%
86,7%
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT:
Thu nhập bình quân của dân cư nông thôn:
- Thu nhập bình quân đầu người/năm so
10 Thu nhập 1,4 lần Đạt 7,11 Trđ. So với mức thu nhập bình
với mức bình quân chung của tỉnh
quân chung toàn tỉnh đạt 0,65 lần
11 Hộ nghèo - Tỷ lệ hộ nghèo 5% Hiện trạng 14,1%
Cơ cấu lao - Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc
12 35% Đạt 75,2%
động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
Hình thức tổ - Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt
Có Nhiều xã chưa đạt chỉ tiêu này
13 chức sản xuất động có hiệu quả
Giáo dục - Phổ cập giáo dục trung học Đạt Hiện trạng chưa đạt
IV. VĂN HÓA-XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG:
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được
tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, 85% Theo tiêu chí 85%. Hiện trạng 84%
14 học nghề)
Tỉ lệ lao động qua đào tạo (tiêu chí >35%)
hiện trạng 22,4%
15 Y tế - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức 30% Số hộ dân tham gia bảo hiểm y tế: 28,6%
bảo hiểm y tế (Theo tiêu chí 30%)

15 | ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN


Hiện có 37/90 xã, chiếm 41,11% số xã đạt
Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
chuủan quốc gia về y tế
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu
Hiện trạng đa số các xã chưa đạt tiêu chí
16 Văn hóa chuẩn lang văn hóa theo quy định của Bộ
này
VH-TT-DL
- Tỷ lệ hộ sử dđược sử dụng nước sạch
85% Đạt 53,4 (theo tiêu chí 85%)
hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
- Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về
Đạt Chưa đạt
môi trường
- Không có các hoạt động gây suy giảm
17 Môi trường môi trường và có các hoạt động phát triển Đạt Chưa đạt
môi trường xanh, sạch, đẹp
- Nghĩa trang được xây dựng theo Quy
Đạt Chưa đạt
hoạch
- Chất thải, nước thải được thu gom và
Đạt Chưa đạt
xử lý theo quy định
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ:
- Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt 55%-70%
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính
Đạt
Hệ thống tổ trị cơ sở theo quy định
chức chính trị - Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
18 Đạt
xã hội vững "trong sạch, vững mạnh" Đạt
mạnh - Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã
Đạt
đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
- An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt
An ninh, trật
19 - An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt
tự xã hội

16 | ĐỀ ÁN QUI HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN

You might also like