You are on page 1of 148

1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CSDL: Cơ sở dữ liệu

2. HTTT: Hệ thống thông tin

3. NSNN : Ngân sách nhà nước

4. KBNN : Kho bạc Nhà nước

Chuyên đề tốt nghiệp


2

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỷ XXI và đang được chứng
kiến sự phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử của thông tin.
Công nghệ thông tin đặc biệt là tin học đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng
vào mọi lĩnh vực của đời sống nhất là lĩnh vực quản lý. Với việc được tin học
hóa, công việc quản lý trở nên đơn giản hóa, hiệu quả cao, tiết kiệm sức lao
động và nâng cao năng suất của cán bộ quản lý.
Ở Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin nhất là tin học tuy mới phát
triển từ những năm 80 của thế kỷ trước khi đất nước mở cửa hội nhập nhưng
cũng đã phát triển rất nhanh chóng. Các thành tựu của công nghệ thông tin
ngày càng được ứng dụng có hiệu quả đặc biệt trong lĩnh lực quản lý. Các cơ
quan, đơn vị tổ chức hiện nay dù là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp hay
tổ chức doanh nghiệp cũng đã và đang dần tiến hành tin học hóa công tác
quản lý của mình nhất là ở các nghiệp vụ kế toán. Bởi nếu số liệu kế toán
không chính xác thì nhà quản lý rất khó đưa ra được các quyết sách, định
hướng hoạt động cho tổ chức trong tương lai.
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, sự phát triển với tốc
độ cao của công nghệ thông tin, công tác tin học trong toàn hệ thống KBNN
nói chung, KBNN Na Hang nói riêng cũng ngày càng được củng cố và phát
triển, đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chuyên môn, đáp ứng kịp thời về thông
tin phục vụ lãnh đạo các cấp trong quản lý điều hành quỹ NSNN.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại KBNN huyện Na Hang, tỉnh Tuyên
Quang và nghiệp vụ kế toán ngân sách nhà nước, là một sinh viên Tin học
kinh tế với mục đích chính là áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế
công việc, đồng thời được sự giúp đỡ của cán bộ phòng Kế toán của Kho bạc,

Chuyên đề tốt nghiệp


3

sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Trần Thị Thu
Hà, em quyết định chọn đề tài "Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu -
chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang" để thực hiện. Trong bài
Chuyên đề tốt nghiệp này em xin được trình bày nội dung chính gồm ba
chương:
Chương 1. Tổng quan về KBNN Na Hang - Tuyên Quang và đề tài thực
hiện
Nội dung chính của phần này là giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành
của hệ thống KBNN Việt Nam, sự ra đời của KBNN huyện Na Hang và làm
rõ chức năng nhiệm vụ của toàn hệ thống KBNN cũng như của riêng KBNN
huyện Na Hang.
Sau khi tìm hiểu thực tế tại KBNN huyện Na Hang về nghiệp vụ Kế toán
NSNN và công tác tin học hoá, trong phần này em xin được trình bày những
lý do chính để bản thân quyết định chọn đề tài thực hiện và mục tiêu đề tài
cần đạt được.
Chương 2. Những vấn đề cơ bản về NSNN, kế toán thu – chi NSNN và
phát triển HTTT kế toán
Để thực hiện được đề tài đã chọn cần phải có những nhận thức về ngân sách
nhà nước, kế toán ngân sách nhà nước, phương pháp phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin. Trong chương này sẽ trình bày cụ thể những vấn đề đó.
Chương 3. Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền
mặt
Trong chương này sẽ áp dụng trực tiếp phần lý thuyết ở chương trước để
tiến hành đi sâu vào phân tích và thiết kế HTTT kế toán thu - chi NSNN bằng
tiền mặt tại KBNN Na Hang
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Trần Thị Thu Hà và các cán bộ
KBNN Na Hang đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện.

Chuyên đề tốt nghiệp


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KBNN NA HANG -TUYÊN


QUANG VÀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN

1.1. VÀI NÉT VỀ KBNN NA HANG


1.1.1 Lịch sử ra đời, chức năng và quyền hạn của KBNN
1.1.1.1 Lịch sử ra đời của hệ thống KBNN Việt Nam
Kho Bạc Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và
các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện
việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển qua hình
thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Quản lý và điều hành quỹ ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước không
những chỉ làm các nhiệm vụ tập trung nhanh chóng, đầy đủ các khoản thu và
thực hiện kịp thời các nhiệm vụ chi, mà còn có trách nhiệm tổ chức công tác
hạch toán - kế toán, theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng, hiệu quả các
khoản thu, chi của ngân sách nhà nước. Mặt khác, phải tổ chức công tác điều
hoà vốn và tạo nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi cấp bách của
nền kinh tế.
Quan điểm đúng đắn đó đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức ngay từ
những ngày đầu giành chính quyền thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945 và
ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn Tuy nhiên để có được sự phát triển toàn
diện và ổn định như ngày nay, KBNN Việt Nam đã trải qua một chặng đường
dài xây dựng và phát triển, có thể tóm tắt thành những giai đoạn cụ thể như
sau:

Chuyên đề tốt nghiệp


5

Giai đoạn 1945 – 1950: Nha Ngân khố


Để chuẩn bị cho sự ra đời và hoạt động của Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chính phủ cách mạng lâm thời quyết định thành lập ngành Tài chính của
nước Việt Nam độc lập. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là Bộ trưởng đầu tiên
của Bộ Tài chính Việt Nam. Ngân khố quốc gia lúc bấy giờ chưa được chính
thức thành lập nhưng nó là một bộ phận công việc cực kỳ quan trọng của Bộ
Tài chính nói riêng và của Chính phủ cách mạng nói chung. Những cán bộ tài
chính làm công tác ngân khố được giao nhiệm vụ trực tiếp đối phó và giải
quyết tình hình nước sôi lửa bỏng trên mặt trận tài chính - tiền tệ và ngân sách
quốc gia.
Ngày 29 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số
75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là cơ quan
chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tài chính - tiền tệ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Nha Ngân khố là:
1. Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng (ủng hộ
quân đội), tiền thu công phiếu kháng chiến;
2. Quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán được duyệt; chịu
trách nhiệm về việc xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử
dụng ngân sách; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính;
3. Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam (tiền tài chính) trong toàn quốc;
4. Đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành
của tiền Đông Dương và các loại tiền khác của địch;
5. Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi
và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay
trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh

Chuyên đề tốt nghiệp


6

Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động (1946 – 1951), Nha Ngân khố
đã gắn bó mật thiết với những thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến
giải phóng dân tộc, đồng thời hoàn thành các trọng trách được chính phủ giao
phó. Nha Ngân khố đã có công lớn trong việc xây dựng từng bước một chế độ
tiền tệ độc lập tự chủ; hạn chế dần sự thống trị và chi phối của chế độ tiền tệ
thực dân, đế quốc.
Giai đoạn 1951 – 1963: Kho Bạc Nhà nước
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL
thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời giải thể Nha Ngân khố và
Nha Tín dụng trực thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Quản lý ngân sách quốc gia và phụ trách phát hành công trái quốc gia;
2. Tổ chức huy động vốn của dân và cho vay vốn để phát triển sản xuất;
3. Quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài;
4. Quản lý vàng bạc, kim cương, đá quý và các chứng chỉ có giá;
5. Đấu tranh tiền tệ với địch.
Việc chuyển cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước từ Bộ Tài chính
sang Ngân hàng Quốc gia xuất phát từ những hoàn cảnh đặc biệt của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như tình hình tài chính - tiền tệ của ta
lúc bấy giờ.
Nhằm cụ thể hoá chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ ngân
sách nhà nước, hai tháng sau khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam,
ngày 20 tháng 7 năm 1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
107/TTg thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của Kho
bạc Nhà nước là quản lý thu chi quỹ ngân sách nhà nước.

Chuyên đề tốt nghiệp


7

Trong thời gian hơn 10 năm tồn tại và hoạt động (1951 – 1963), dưới sự
lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và Ngân hàng Quốc gia, hệ
thống Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình: Tích
cực đấu tranh với địch trên mặt trận tài chính - tiền tệ; từng bước xây dựng và
củng cố chế độ tiền tệ độc lập tự chủ. Bộ máy Kho bạc Nhà nước các cấp đã
trực tiếp quản lý các nguồn thu của ngân sách, đồng thời cấp phát kịp thời các
nhu cầu chi tiêu của cuộc kháng chiến mà trọng tâm là bảo đảm sức chiến đấu
của bộ đội và bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến
địa phương; đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng đánh
đuổi thực dân xâm lược, khôi phục vac cải tạo nền kinh tế sau khi miền Bắc
được giải phóng.
Giai đoạn 1964 – 1989: Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước
Bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thuộc kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1961 – 1965), cùng với việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ
chức bộ máy của các Bộ, ngành ở Trung ương, ngày 26-10-1961 Hội đồng
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/CP quy định chức năng, nhiệm vụ
và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, thay thế Sắc lệnh số 15/SL ngày
6-5-1951 về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngày 27-7-1964,
Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ Quản lý
quỹ ngân sách nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay thế cơ quan Kho
bạc Nhà nước đặt tại Ngân hàng Quốc gia theo Quyết định số 107/TTg ngày
20-7-1951 của Thủ tướng Chính phủ.
Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước có những nhiệm vụ:
1. Đôn đốc việc thu nộp các khoản thu của ngân sách theo kế hoạch và
chế độ của Nhà nước quy định;
2. Giám đốc việc cấp phát các loại vốn theo chế độ, định mức các khoản
chi của ngân sách nhà nước;

Chuyên đề tốt nghiệp


8

3. Tổ chức theo dõi tình hình thu, chi và làm thống kê các khoản chi của
ngân sách nhà nước để báo cáo với Bộ Tài chính và cơ quan tài chính
các cấp;
4. Thông qua việc theo dõi tình hình thu, chi, giám đốc các cơ quan nhà
nước và các tổ chức kinh tế trong việc chấp hành các chế độ thu, chi
ngân sách nhà nước.
Giai đoạn 1990 đến nay: Kho bạc Nhà nước
Xuất phát từ sự bức thiết của việc đưa công tác quản lý quỹ ngân sách
nhà nước về Bộ Tài chính, trên cơ sơ kinh nghiêm đã tích luỹ được trong
những năm hoạt động của Ngân khố quốc gia và những kiến thức tiếp thu
được qua mô hình hoạt động của Kho bạc các nước, đặc biệt là kết quả làm
thí điểm Kho bạc Nhà nước ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, Bộ tài chính
đã xây dựng bản đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ
Tài chính để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Cuối cùng,thời điểm lịch sử quan trọng đối với ngành Kho bạc cũng đến:
Ngày 4-1-1990, Hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định số 07/HĐBT thành lập
hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước được Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) quy định như sau:
1. Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và tiền gửi của các đơn vị dự toán;
thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu của ngân sách nhà nước,
chi vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị
theo kế hoạch ngân sách đã được duyệt;
2. Trực tiếp giao dịch với khách hàng (về thu, chi ngân sách) bằng tiền

mặt hoặc chuyển khoản của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính - sự
nghiệp thuộc các cấp ngân sách;
3. Tổ chức huy động và quản lý các nguồn vốn vay và trả nợ dân;

Chuyên đề tốt nghiệp


9

4. Tổ chức quản lý hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán
thống kê các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, tiền gửi Kho bạc
và các nguồn tài chính khác của Nhà nước gửi tại ngân hàng, bao gồm:
quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước (kể cả vàng, bạc,
kim khí quý, đá quỹ, ngoại tệ), các tài sản và tiền tạm gửi chờ xử lý,
các khoản tịch thu đưa vào tài sản của Nhà nước;
5. Tuỳ điều kiện và tình hình cụ thể,có thể thực hiện một số nghiệp vụ uỷ
nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở những nơi không có tổ chức của
ngân hàng;
6. Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại ngân hàng, có trách nhiệm
thực hiện đầy đủ các quy định về thanh toán và quản lý tiền mặt của
Nhà nước;
7. Kho bạc Nhà nước được giữ lại số tiền mặt cần thiết để bảo đảm nhu
cầu chi tiêu theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp số tiền thu
được vượt quá mức quy định thì phải gửi vào ngân hàng nơi Kho bạc
mở tài khoản giao dịch;
8. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm điều hoà, cân đối tiền mặt cho hệ
thống Kho bạc Nhà nước;
9. Ngân hàng được vay tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, đồng thời

cho Kho bạc Nhà nước vay để bảo đảm chi tiêu theo kế hoạch khi
nguồn thu ngân sách chưa tập trung kịp. Quan hệ vay trả giữa ngân
hàng và Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định của Hội đồng
Bộ trưởng.
Với sự chuẩn bị chu đáo, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ và trực tiếp của
lãnh đạo Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực của Ngân hàng Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều
kiện thuận lợi của Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan, hệ

Chuyên đề tốt nghiệp


10

thống Kho bạc Nhà nước bao gồm 3 cấp đã được thành lập và đi vào hoạt
động vào ngày 1-4-1990.
Với phương châm củng cố, ổn định và phát triển, trong gần 20 năm
qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã có những bước đi vững chắc, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thực tế cuộc sống đã khẳng định việc
thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính là một tất
yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước
ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và điều hành ngân
sách nhà nước. Để ghi nhận những đóng góp của ngành Kho bạc Nhà nước
trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã quyết định trao tặng cho
tập thể cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước nhiều
phần thưởng cao quý:
1. Huân chương Lao động hạng Nhì nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành
lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 –
1/4/1995).
2. Huân chương Độc lập hạng Ba nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành
lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 –
1/4/2000).
3. Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành
lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 –
1/4/2005).
1.1.1.2 Chức năng và quyền hạn của KBNN Việt Nam
Theo quyết định số 235/QĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2003 thì KBNN
trực thuốc Bộ Tài Chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ
NSNN, quỹ dự trữ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được
giao theo quy định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho đầu tư phát
triển qua các hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp

Chuyên đề tốt nghiệp


11

luật.
Nhiệm vụ cụ thể được quy định như sau :
Một là, Trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính chiến lược phát triển quy hoạch
kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm của KBNN.
Hai là, trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính các dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý quỹ NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác
thuộc phạm vi thẩm quyền của KBNN theo quy định của pháp luật.
Ba là, hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp, chi trả, thanh toán, quyết
toán quỹ NSNN, nghiệp vụ hoạt động có liên quan và chỉ đạo việc tổ chức
thực hiện nghiệp vụ KBNN.
Bốn là, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm
vi quản lý của KBNN và chiến lược, kế hoạch, quy hoạch sau khi được cơ
quan Nhà nớc có thẩm quyền phê duyệt.
Năm là, Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ NSNN,
quỹ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy
định của pháp luật.
Sáu là, KBNN có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân
để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN
theo quy định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản
chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu
trách nhiệm về quyết định của mình.
Bảy là, tổ chức hạch toán kế toán NSNN, hạch toán kế toán các quỹ và
tài sản Nhà nước được giao cho KBNN quản lý định kỳ báo cáo thực hiện dự
toán thu, chi NSNN cho cơ quan Tài chính cùng cấp và cơ quan liên quan
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Tám là, tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo
Tài chính theo quy định của pháp luật.

Chuyên đề tốt nghiệp


12

Chín là, thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân KBNN .
Mười là, tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho NSNN
và cho đầu tư phát triển thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu theo
quy định của pháp luật.
Mười một là, thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước theo quy
định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ thác của đơn vị.
Mười hai là, tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng
nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống KBNN theo đúng quy định của pháp
luật.
Mười ba là, hiện đại hoá hoạt động của hệ thống thông tin công nghệ
quảng cáo kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động của KBNN .
Mười bốn là, thực hiện nhiệm vụ hợp tác Quốc tế thuộc lĩnh vực
KBNN theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trởng Bộ Tài Chính.
Mười năm là, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức,
viên chức lao động hợp đồng trong hệ thống KBNN tổ chức đào tạo, bồi dư-
ỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KBNN theo quy định của pháp luật
và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Mười sáu là, quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản được giao theo
quy định của pháp luật, được sử dụng các tài khoản thu phát sinh trong hoạt
động nghiệp vụ theo chế độ quản lý Tài chính của Nhà nước.
Mười bảy là, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu
nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận
lợi phục vụ khách hàng.
Mười tám là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài Chính
giao.
Ngoài những quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống KBNN đ-
ược giao tại quyết định 235/QĐ-CP, KBNN còn được giao cấp phát thanh

Chuyên đề tốt nghiệp


13

toán về đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu
tư. Thực hiện cho vay các dự án theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ.
1.1.2. Vài nét cơ bản về KBNN huyện Na Hang
Ngày 01/04/1990 cùng với toàn thể hệ thống KBNN, KBNN huyện Na
Hang ra đời với tên gọi: Chi nhánh KBNN huyện Na Hang sau nghị định
25/CP ngày 05/04/1995 của chính phủ. Chi nhánh KBNN huyện Na Hang đ-
ược đổi tên thành: KBNN Na Hang. Cùng với sự chuyển đổi về tên gọi thì
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các KBNN cơ sở nói chung và
KBNN Na Hang nói riêng cũng có sự thay đổi.
1.1.2.1 Vị trí và chức năng của KBNN Na Hang
Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang là tổ chức trực thuộc Kho Bạc Nhà
nước Tỉnh Tuyên Quang có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước
trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu
riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn
để thực hiện giao dịch, thanh toán.
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Na Hang
Một là, tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Na
Hang, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Hai là, Kho bạc Nhà nước huyện có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ
chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước, hoặc áp dụng các biện pháp hành
chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ba là, tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân
sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Bốn là, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng,
không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về
quyết định của mình.

Chuyên đề tốt nghiệp


14

Năm là, thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo hướng dẫn của cấp
có thẩm quyền.
Sáu là, thực hiện công tác phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu Chính
phủ và các hình thức huy động vốn khác trên địa bàn theo quy định.
Bảy là, quản lý tồn ngân Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang
theo chế độ quy định.
Tám là, quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao;
quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại
chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc
Nhà nước huyện. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho
bạc Nhà nước huyện.
Mở tài khoản và kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng
tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ
giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang.
Mở tài khoản tại ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn huyện Na
Hang để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.
Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại Kho
bạc Nhà nước huyện .
Chín là, tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp
vụ Kho bạc Nhà nước; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh
tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang.
Mười là, tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại
Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang.
Mười một là, thực hiện công tác tiếp dân tại Kho bạc Nhà nước huyện Na
Hang theo quy định.

Chuyên đề tốt nghiệp


15

Mười hai là, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác hành
chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang theo quy định.
Mười ba là, tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc
Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao
chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và
cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
Mười bồn là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh Tuyên Quang giao.
1.1.2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của KBNN Na Hang

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Bộ phận Bộ phận Bộ phận


Kế toán Kế hoạch – thanh toán vốn Kho quỹ

1.1.2.4 Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận nghiệp vụ thuộc KBNN Na Hang
1.1.2.4.1 Ban lãnh đạo
Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang có Giám đốc và một Phó Giám đốc.
Giám đốc KBNN Na Hang chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc
KBNN tỉnh Tuyên Quang về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài
sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh
vực công tác được phân công.
1.1.2.4.2. Bộ phận Kế hoạch tổng hợp

Chuyên đề tốt nghiệp


16

• Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển
khai thực hiện các chính sách chế độ về quản lý quỹ ngân
sách nhà nước, phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu
Chính phủ và thực hiện dịch vụ tín dụng nhà nước.
• Phân tích, tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên
địa bàn huyện Na Hang; Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê
thu, chi ngân sách nhà nước, phát hành và thanh toán công
trái, trái phiếu Chính phủ theo quy định.
• Xây dựng định mức tồn ngân, phối hợp với các bộ phận thực
hiện điều hòa tồn ngân giữa KBNN Na Hang với KBNN Tỉnh
Tuyên Quang.
• Thực hiện cấp phát, kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây
dựng thuộc vốn ngân sách nhà nước các cấp, vốn chương
trình mục tiêu theo sự phân công của KBNN Tỉnh Tuyên
Quang.
• Phối hợp với bộ phận Kế toán trong việc xác nhận số thực chi
ngân sách của các đơn vị phần kinh phí do bộ phận Kế hoạch
tổng hợp trực tiếp quản lý, cấp phát.
• Quản lý cơ sở vật chất và thực hiện công tác hành chính, văn
thư, bảo vệ tại KBNN Na Hang
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang
giao
1.1.2.4.2. Bộ phận Kế toán
• Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Na Hang, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân
sách.

Chuyên đề tốt nghiệp


17

• Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà
nước theo quy định.
• Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động
nghiệp vụ KBNN; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp
vụ phát sinh tại KBNN Na Hang.
• Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh
toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị,
cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Na Hang; mở và
quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng thương
mại theo chế độ quy định.
Tổ chức thanh toán,đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN
Na Hang.
• Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi ngân sách
nhà nước qua KBNN Na Hang.
• Thực hiện phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính
phủ.
• Quản lý kinh phí nội bộ, thực hiện chế độ kế toán, thống kê,
báo cáo, quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do
KBNN tỉnh Tuyên Quang cấp và các nguồn kinh phí khác
theo quy định.
• Quản lý công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN Na
Hang
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang
giao.
1.1.2.4.4. Bộ phận Kho quỹ

Chuyên đề tốt nghiệp


18

• Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt đối với khách hàng tại
KBNN Na Hang.
• Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá và vàng, bạc, kim khí
quý, đá quý do KBNN Na Hang quản lý, các tài sản tạm thu,
tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm
quyền.
• Thống kê, tổng hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ
kho, quỹ theo chế độ quy định.
• Phối hợp với các bộ phận liên quan kịp thời làm rõ nguyên
nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, tài sản trong kho, quỹ tại
đơn vị; đề xuất, kiến nghị với Giám đốc KBNN Na Hang các
biện pháp xử lý.
• Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc KBNN Na Hang các biện
pháp, trang bị phương tiện đảm bảo an toàn kho, quỹ.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang
giao
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN
1.2.1. Lý do chọn đề tài
Sớm nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ tin học, ngay từ
những ngày đầu thành lập, KBNN đã có định hướng và dành sự quan tâm đặc
biệt cho lĩnh vực này. Cuối năm 1990, từ chỗ chỉ có vài cán bộ của tổ máy
tính trực thuộc ban lãnh đạo KBNN, đến nay hệ thống KBNN đã có trung tâm
Tin học và thống kê, các phòng tin học và tổ tin học từ trung ương đến huyện
với gần 1.000 cán bộ quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống tin học của KBNN
và hệ thống truyền thông các ngành tài chính. Trong từng giai đoạn, KBNN
được Bộ Tài chính phê duyệt đề án phát triển công nghệ tin học phù hợp cho

Chuyên đề tốt nghiệp


19

từng thời kỳ. Các đề án này luôn thể hiện quan điểm ưu tiên phát triển công
nghệ tin học đi trước một bước, tạo tiền đề ứng dụng các thành tựu của CNTT
vào việc hiện đại hóa các nghiệp vụ kho bạc.
Được sự quan tâm của KBNN Trung ương và KBNN tỉnh Tuyên Quang,
trong những năm qua, KBNN Na Hang đã được trang bị một số máy tính và
các trang thiết bị khác nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn, đáp ứng kịp thời về
thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp trong quản lý, điều hành quỹ ngân sách
nhà nước. Hiện nay, KBNN Na Hang đã có 13 máy trạm, 8 máy in, 1 máy
chủ, tất cả các phòng ban đã được nối mạng cục bộ và mạng diện rộng để
phục vụ công tác truyền số liệu và thông tin. Các chương trình ứng dụng tin
học đã được triển khai và đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như:
• Trình độ tin học của cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ mới.
• Chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách chuyên môn về tin học nên các
vướng mắc trong quá trình sử dụng hệ thống chưa được giải quyết kịp thời,
hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào KBNN tỉnh.
• Các chương trình ứng dụng tin học đã triển khai nhưng chưa được khai
thác có hiệu quả.
• Hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông còn chưa đồng bộ, chất lượng còn
hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ chuyên môn.
Sau quá trình thực tập tại KBNN Na Hang mà trực tiếp tại bộ phận Kế toán
của cơ quan, được sự hướng dẫn của các cán bộ và nhận thức của bản thân em
nhận thấy vai trò nòng cốt của Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động
nghiệp vụ KBNN mà một phần hành nghiệp vụ quan trọng của nó là Kế toán
thu, chi ngân sách nhà nước trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Từ lý
do trên, em xin chọn đề tài “Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu, chi ngân

Chuyên đề tốt nghiệp


20

sách nhà nước bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang” là đề tài thực tập chuyên
ngành của mình.
1.2.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài này ngoài mục đích tìm hiểu về Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt
động nghiệp vụ KBNN nhằm mang lại những kiến thức mới cho bản thân, áp
dụng những kiến thức của đã được thầy cô truyền thụ trong suốt những năm
học qua vào thực tế cuộc sống còn có thể áp dụng hoạt động nghiệp vụ kế
toán thu, chi ngân sách nhà nước tại quầy giao dịch của kho bạc.
Chương trình phần mền giúp quản lý hoạt động Kế toán thu, chi tiền mặt
một cách có hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng, có thể quản lý các thông tin liên
quan như khách hàng và các dữ liệu liên quan khác. Bên cạnh đó chương trình
còn có thể kết xuất ra các báo cáo nhằm phục vụ cho việc thanh, kiểm tra,
kiếm soát của lãnh đạo cấp trên.

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NSNN, KẾ TOÁN


THU – CHI NSNN VÀ PHÁT TRIỂN HTTT KẾ TOÁN

A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KẾ TOÁN THU –


CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước.( Điều 1 - Luật Ngân sách nhà
nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chuyên đề tốt nghiệp


21

khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm
2002).
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân
sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách
của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và uỷ
ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và uỷ ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
a. Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách tỉnh và ngân
sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b. Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi
chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và
ngân sách các xã, phường, thị trấn;
c. Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân
sách cấp xã);
1.2. Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp
1.2.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương
• Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
1. Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
2. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;

4. Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn
ngành. Thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành là
phần thu nhập phải nộp ngân sách từ các hoạt động sản xuất,
kinh doanh thực hiện hạch toán tập trung của các đơn vị sau
đây:

Chuyên đề tốt nghiệp


22

 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Điện lực Việt Nam, các Công ty điện lực I, II, III, Công ty điện
lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh,
Công ty điện lực Hải Phòng, Công ty điện lực Đồng Nai;
 Các hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam,
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;
 Các hoạt động của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam;
 Các dịch vụ bưu chính viễn thông của Tổng công ty Bưu
chính viễn thông Việt Nam;
 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty Bảo
hiểm Việt Nam;
 Hoạt động vận doanh của Tổng công ty đường sẳt Việt
Nam;
5. Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò,
khai thác dầu, khí kể cả thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài,
tiền thuê mặt đất, mặt nước;
6. Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở
kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả
gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương; thu
nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;
7. Các khoản phí và lệ phí, phần nộp ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc

Chuyên đề tốt nghiệp


23

trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng dầu và lệ phí trước
bạ;
8. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của
pháp luật của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp
quản lý;
9. Chênh lệch thu lơn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam;
10. Các khoản thu hoàn vốn, thanh lý tài sản, các
khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do trung ương
quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;
11. Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định
của pháp luật;
12. Thu kết dư ngân sách trung ương;
13. Thu chuyển nguồn vốn từ ngân sách trung ương
năm trước sang ngân sách trung ương năm sau;
14. Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước,
các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ
Việt Nam;
15. Các khoản thu khác của ngân sách trung ương
theo quy định của pháp luật;
• Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
1. Thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt
động xổ số kiến thiết;
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập
doanh nghiệp của các đơn vị hạch toàn ngành đã quy định ở

Chuyên đề tốt nghiệp


24

trên và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số


kiến thiết;
3. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
4. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hoá sản xuất
trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động
xổ số kiến thiết;
5. Phí xăng, dầu;
1.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
1.2.2.1. Chi đầu tư phát triển
a. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
b. Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,
góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các
lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định
của pháp luật;
c. Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất
khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của
pháp luật;
d. Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực
hiện;
đ. Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung
ương quản lý;
e. Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
g. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của
pháp luật;

Chuyên đề tốt nghiệp


25

1.2.2.2. Chi thường xuyên


a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế,
xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể
thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác
do các cơ quan trung ương quản lý;
- Các trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng
khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế
khác;
- Các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, trại xã
hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội
khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được
xếp hạng, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các
hoạt động văn hoá khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các
đội tuyển quốc gia, các giải thi đấu quốc gia và quốc tế; quản
lý các cơ sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể
thao khác;
- Nghiên cứu khao học và phát triển công nghệ;
- Các sự nghiệp khác;
b. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương
quản lý:

Chuyên đề tốt nghiệp


26

- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu
đường, các công trình giao thông khác, lập biển báo và các
biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp:
bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi,
các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp; công tác
khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; công tác khoanh nuôi,
bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
- Điều tra cơ bản;
- Đo đạc địa giới hành chính;
- Đo vẽ bản đồ;
- Đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;
- Định canh, định cư và kinh tế mới;
- Các hoạt động sự nghiệp môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
c. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định riêng
của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d. Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống Toà án nhân
dân, Viện Kiểm sát nhân dân;
đ. Hoạt động của cơ quan trung ương của Uỷ ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội
Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội
Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
g. Trợ giá theo chính sác của Nhà nước;

Chuyên đề tốt nghiệp


27

h. Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực
hiện;
i. Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy
định của Bộ Luật lao động cho các đối tượng thuộc ngân sách
trung ương bảo đảm; hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy
định của Chính phủ;
k. Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh,
liệt sỹ, than nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và
các đối tượng chính sách xã hội khác;
l. Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc Trung ương quản lý;
m. Các khảo chi thường xuyên khác theo quy định của pháp
luật;
1.2.2.3. Trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
1.2.2.4. Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài
1.2.2.5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật
1.2.2.6. Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của trung ương
1.2.2.7. Bổ sung cho ngân sách địa phương
1.2.2.8. Chi chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân
sách trung ương năm sau
1.2.3. Nguồn thu của ngân sách địa phương
Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng
100%:
a. Thuế nhà, đất;

Chuyên đề tốt nghiệp


28

b. Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt


động dầu, khí;
c. Thuế môn bài;
d. Thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp;
đ. Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e. Tiền sử dụng đất;
f. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê mặt
nước thu từ hoạt động dầu, khí;
g. Tiền đền bù thiệt hại đất;
h. Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
i. Lệ phí trước bạ;
k. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
l. Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi
vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh
lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước
do địa phương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định
của pháp luật.
m. Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định
của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ
chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
n. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
o. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp
luật của các đơn vị do địa phương quản lý;
p. Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật.
q. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nước;

Chuyên đề tốt nghiệp


29

r. Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kế cấu hạ
tầng.
s. Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp
luật;
t. Thu kết dư ngân sách địa phương;
u. Các khoản thu khác của ngân sách địa phương theo quy
định của pháp luật;
v. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
x. Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách địa phương năm
trước sang ngân sách địa phương năm sau.
y. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;
1.2.4. Việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo các yêu cầu
a. Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn
chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới, khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống
thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho
nhiều cấp.
b. Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các
khoản thu sau:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia
đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất;

Chuyên đề tốt nghiệp


30

c. Ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được hưởng tối
thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ
nhà, đất.
1.2.5. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
• Chi đầu tư phát triển về:
a. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
b. Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của
pháp luật;
c. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của
pháp luật;
d. Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu
quốc gia do các địa phương thực hiện;
(Chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho
ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã).
• Chi thường xuyên về:
a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế,
xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục, thể
thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác
do các cơ quan địa phương quản lý;
- Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ
thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề,
đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;

Chuyên đề tốt nghiệp


31

- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ
nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt
động văn hoá khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các
đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở
thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao
khác;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt
động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các sự nghiệp do địa phương quản lý;
b. Các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: duy trì, bảo dưỡng và sửa chữa cầu
đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các
biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và
lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình
thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh
nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản;
- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu
sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị,
công viên và các sự nghiệp thị chính khác;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt
động sự nghiệp địa chính khác;

Chuyên đề tốt nghiệp


32

- Điều tra cơ bản;


- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
c. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của
Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng
sản Việt Nam ở địa phương;
đ. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương:
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt
Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
e. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương.
g. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do
địa phương quản lý;
h. Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu
quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i. Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp
luật;
• Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư (chỉ quy định
cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách
cấp huyện và ngân sách cấp xã);
• Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh (chỉ quy
định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân
sách cấp huyện và ngân sách cấp xã);

Chuyên đề tốt nghiệp


33

• Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;


• Chi chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước
sang ngân sách địa phương năm sau;
2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NSNN, KẾ TOÁN THU – CHI NSNN
BẰNG TIỀN MẶT VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KBNN
2.1. Khái niệm
Kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động nghiệp
vụ KBNN là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân
tích và cung cấp thông tin về tình hình thu, chi NSNN, các loại
tài sản do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ
KBNN; việc thu thập và xử lý thông tin của kế toán phải đảm
bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ
thống.
2.2. Quy định chung về Kế toán NSNN
2.2.1. Đối tượng của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Đối tượng của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN, bao gồm:
1) Tiền và các khoản tương đương tiền;
2) Quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước khác;
3) Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
4) Tiền gửi các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
5) Kết dư NSNN các cấp;
6) Các khoản tín dụng nhà nước;
7) Các khoản đầu tư tài chính nhà nước;
8) Các tài sản nhà nước được quản lý tại KBNN

Chuyên đề tốt nghiệp


34

2.2.2. Nhiệm vụ của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN


1) Thu thập, xử lý tình hình thu, chi NSNN các cấp, các loại
tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ
KBNN, bao gồm:
a. Các khoản thu, chi NSNN các cấp;
b. Dự toán kinh phí ngân sách của các đơn vị sử dụng
NSNN;
c. Các khoản vay, trả nợ vay trong nước và nước ngoài của
nhà nước và của các đối tượng khác theo quy định của
pháp luật;
d. Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;

e. Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân
(nếu có);
f. Các loại vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng;
g. Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn
khác của KBNN;
h. Các tài sản quốc gia, kim khí quý, đá quý và các tài sản
khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN;
i. Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ
thống KBNN;
j. Các hoạt động nghiệp vụ khác.
2) Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế
độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của nhà
nước liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp
vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.
3) Chấp hành chế độ báo cáo kế toán theo quy định; Cung
cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các số liệu thông tin kế

Chuyên đề tốt nghiệp


35

toán cần thiết, theo quy chế trao đổi dữ liệu và cung cấp
thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và với
các đơn vị liên quan theo quy định; Phục vụ việc quản lý,
điều hành, quyết toán NSNN và điều hành các hoạt động
nghiệp vụ của hệ thống KBNN.
2.2.3. Phương pháp ghi chép
Phương pháp ghi chép kế toán là phương pháp ghi sổ kép.
2.2.4. Đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam
(viết tắt là “đ” hoặc “VNĐ”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo
nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài
chính quy định tại thời điểm hạch toán. Đơn vị hiện vật dùng
trong kế toán là đơn vị đo lường chính thức của nhà nước (kg,
cái, con…). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính
được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là
01 VNĐ cho 01 đơn vị hiện vật làm đơn vị tính. Trường hợp
cần thiết được sử dụng thêm các đơn vị đo lường phụ theo
quy định trong công tác quản lý.
2.2.5. Kỳ kế toán
1) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ ngày đầu 01 đến
hết ngày cuối cùng của tháng;
2) Kỳ kế toán quý là 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 của
tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối
quý;
3) Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là 12 tháng, tính từ
ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

Chuyên đề tốt nghiệp


36

Kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập báo


cáo tài chính.
2.2.6. Tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo
tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ KBNN, báo cáo nhanh,
báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế
toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán. Tài liệu kế
toán phải được bảo quản chu đáo, an toàn tại đơn vị KBNN
trong quá trình sử dụng.
2.2.7. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán
Ứng dụng tin học vào công tác kế toán phải bảo đảm
chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc và yêu cầu
của công tác kế toán, sử dụng và cung cấp các tài liệu kế
toán dưới dạng dữ liệu điện tử theo đúng các quy định của
pháp luật.
Định kỳ thực hiện việc trao đổi dữ liệu với cơ quan trong
ngành Tài chính, đảm bảo phục vụ cho việc khai thác thông
tin quản lý ngân sách theo đúng quy chế cung cấp, trao đổi
thông tin do Bộ Tài chính quy định.
2.3. Chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN
bằng tiền mặt (Ban hành theo quyết định số 24/2006/QĐ – BTC
ngày 06/04/2006 của Bộ Tài chính)
Khái niệm: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin,
phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn
thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Chuyên đề tốt nghiệp


37

Dưới đây là một số chứng từ liên quan đến hoạt động Kế toán
thu – chi NSNN bằng tiền mặt:
ST Mẫu số Tên chứng từ Khổ
T giấy
I. Chứng từ Thu NSNN
1 C1- Giầy nộp tiền vào ngân sách nhà nước A4
02NS bằng tiền mặt
II. Chứng từ Chi NSNN
2 C2- Lệnh chi tiền B5
01NS
3 C2- Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm giấy A4
02NS lĩnh tiền mặt
4 C2- Giấy rút dự toán kiêm giấy lĩnh tiền mặt A4
04NS
5 C2- Giấy rút dự toán kiêm giấy lĩnh tiền mặt A4
04bNS (CTMT)
III. Các chứng từ khác
6 C6- Phiếu nhập dự toán ngân sách A4
02KB

2.3.1. Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (Mẫu số C1-02/NS)
Mục đích:
Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt lá chứng từ kế
toán do đối tượng nộp lập để nộp tiền mặt vào NSNN tại trụ sở
KBNN và các điểm trực thuộc KBNN hạch toán ghi thu NSNN.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Đối tượng nộp:
- Căn cứ theo thông báo thu hoặc tờ khai thuế, ghi rõ
tên, mã số hoặc số chứng minh thư, địa chỉ người
nộp tiền; ghi rõ tên, mã số thuế của đối tượng nộp

Chuyên đề tốt nghiệp


38

thuế, tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN; tên và mã


số cơ quan quản lý thu ra thông báo thu; ghi chi tiết
về loại thuế, tháng và năm của thông báo thu hoặc
tờ khai thuế; số và ngày của tờ khai Hải quan (nếu
có).
- Phần liệt kê các khoản nộp được chi tiết từng nội
dung theo kỳ thuế, mục lục ngân sách và số tiền;
mỗi khoản ghi vào một dòng.
- Tổng số tiền nộp ngân sách bằng số và bằng chữ
Lưu ý:
- Trường hợp đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp tiền
thuế vào KBNN thì ghi tên, mã số thuế trên dòng
đối tượng nộp tiền và dòng đối tượng nộp thuế;
không phải ghi cơ quan quản lý thu và mã số cơ
quan thu.
- Trường hợp đối tượng nộp tiền được ủy nhiệm nộp
tiền thuế của đối tượng nộp thuế ngoài việc phải
ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp tiền,
còn phải ghi rõ tên, mã số thuế của đối tượng nộp
thuế; không phải ghi dòng cơ quan quản lý thu và
mã số cơ quan thu.
- Trường hợp cơ quan quản lý thu nộp các khoản đã
thu của các đối tượng nộp thuế vào NSNN, phải ghi
rõ tên, số CMND, địa chỉ của người nộp tiền vào
dòng “Đối tượng nộp tiền”; cơ quan quản lý thu và
mã số của cơ quan thu; không phải ghi tên và mã
số thuế vào dòng “Đối tượng nộp thuế”.

Chuyên đề tốt nghiệp


39

Kho bạc Nhà nước:


- Kế toán kiểm soát các yếu tố trên chứng từ; Ghi mã
địa bàn của đối tượng nộp thuế,mã nguồn, mã điều
tiết của từng khoản thu và các tài khoản thu và các
tài khoản liên quan.
- Thủ quỹ thu tiền, ghi ngày, tháng và đóng dấu “ĐÃ
THU TIỀN” lên giấy nộp tiền.
- Riêng trường hợp nộp tiền mặt vào NSNN tại các
điểm thu thuộc KBNN, kế toán trưởng chỉ ký trên
Bảng kê chứng từ thu NSNN, không phải ký trên
chứng từ giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt
(phần ký chức danh Kế toán trưởng bỏ trống)
Luân chuyển chứng từ
- Đối tượng nộp lập 3 liên Giấy nộp tiền vào NSNN
bằng tiền mặt mang đến cơ quan KBNN
KBNN sử dụng 1 liên làm chứng từ hạch toán thu NSNN (hoặc
để lập Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN), liên 2 trả lại người
nộp tiền, liên 3 gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng
nộp
2.3.2. Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01/NS)
Mục đích:
Lệnh chi tiền là chứng từ kế toán do cơ quan Tài chính lập,
yêu cầu KBNN thực hiện trích quỹ NSNN để cấp kinh phí ngân
sách cho các đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển nguồn kinh
phí ngân sách; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Cơ quan Tài chính:

Chuyên đề tốt nghiệp


40

• Lệnh chi tiền phải được đánh số liên tục trong kỳ


kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập lệnh, số
hiệu của Thông tri duyệt y dự toán, niên độ ngân
sách.
• Ghi rõ tên, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, số
hiệu tài khoản của đơn vị, cá nhân thụ hưởng tại
Ngân hàng hoặc KBNN và tên Ngân hàng, KBNN
nơi đơn vị, cá nhân mở tài khoản hoặc tên, mã số
và số hiệu tài khoản của chương trình mục tiêu.
• Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội
dung chi, mục lục ngân sách, mã nguồn và số
tiền, mỗi mục chi ghi trên một dòng.
• Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Kho bạc Nhà nước:
Định khoản nghiệp vụ chi NSNN trong ô "Phần do KBNN ghi".
Luân chuyển chứng từ:
Cơ quan Tài chính lập Lệnh chi tiền (gồm 04 liên) chuyển
sang KBNN đồng cấp.
Tại KBNN, các liên chứng từ được xử lý như sau:
• Trường hợp đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại
KBNN nơi nhận lệnh chi tiền: 01 liên làm chứng
từ hạch toán và lưu, 01 liên để báo Có cho đơn
vị.
• Trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản tại ngân
hàng hoặc KBNN khác: 01 liên làm chứng từ hạch
toán và lưu, các liên chứng từ còn lại được sử

Chuyên đề tốt nghiệp


41

dụng làm chứng từ thanh toán hoặc huỷ bỏ (tuỳ


theo phương thức thanh toán).
2.3.3. Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt (Mẫu số C2-02/NS)
Mục đích:
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt là chứng từ kế
toán do Ban tài chính xã lập, yêu cầu KBNN trích quỹ ngân
sách xã bằng tiền mặt; là căn cứ để KBNN hạch toán chi ngân
sách xã.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Ban Tài chính xã:
• Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt phải được
đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng,
năm lập lệnh và niên độ ngân sách.
• Gạch chéo vào ô "Thực chi" nếu dùng Lệnh chi tiền để
tạm ứng chi, gạch chéo vào ô "Tạm ứng" nếu dùng Lệnh
chi tiền để cấp phát thực chi.
• Ghi rõ tên xã, mã số đơn vị sử dụng ngân sách của xã, số
hiệu tài khoản và KBNN nơi xã mở tài khoản chi ngân
sách (hoặc tên, mã chương trình mục tiêu).
• Ghi rõ họ tên, số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp, ngày
cấp của người lĩnh tiền.
• Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi,
mã nguồn, mục lục ngân sách và số tiền, mỗi mục chi
ghi trên một dòng (nếu rút tiền cho nhiều chương, nhiều
nguồn vốn thì lập bảng kê mẫu số 15, ban hành kèm

Chuyên đề tốt nghiệp


42

theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của


Bộ Tài Chính)
• Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
• Người lĩnh tiền sau khi nhận đủ tiền thì ký xác nhận trên
chứng từ.
Kho bạc nhà nước:
• Kế toán định khoản nghiệp vụ chi ngân sách xã trong ô
"Phần do KBNN ghi"
• Sau khi giao tiền cho người lĩnh tiền, thủ quỹ đóng dấu
"ĐÃ CHI TIỀN" và ghi ngày tháng năm vào dòng "KBNN
ghi sổ và trả tiền ngày".
Luân chuyển chứng từ
• Ban Tài chính xã Lập lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm giấy
lĩnh tiền mặt (gồm 02 liên) gửi KBNN nơi mở tài khoản.
• KBNN sử dụng liên 1 làm chứng từ hạch toán chi ngân
sách xã và xuất tiền mặt; liên 2 báo Nợ cho xã.

Chuyên đề tốt nghiệp


43

2.3.4. Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (Mẫu số C2-04/NS)
Mục đích:
Giấy rút dự toán kiêm giấy lĩnh tiền mặt là chứng từ kế
toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập để rút kinh phí ngân
sách; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN.
Chứng từ này được sử dụng cho dự toán kinh phí thường
xuyên và dự toán kinh phí ủy quyến. Trường hợp dùng để rút
dự toán kinh phí ủy quyền đơn vị phải ghi rõ “Kinh phí ủy
quyền” trên các liên của chứng từ để phân biệt.
Phương pháp và và trách nhiệm ghi chép:
Đơn vị sử dụng ngân sách:
- Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt phải được
đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập
giấy, niên độ ngân sách.
- Nếu dùng giấy rút kinh phí để rút tạm ứng kinh phí, đơn vị
gạch chéo ô “Thực chi” và ngược lại, nếu dùng giấy rút kinh
phí để rút thanh toán thực chi, đơn vị gạch chéo ô “Tạm ứng”.
- Ghi rõ tên, số tài khoản, mã số đơn vị sử dụng ngân sách
của đơn vị, tên KBNN nơi đơn vị lĩnh tiền (hoặc tên, mã hiệu
chương trình mục tiêu).
- Ghi rõ họ tên người lĩnh tiền, số chứng minh thư nhân
dân,nơi cấp, ngày cấp.
- Phần liệt kê các khoản kinh phí xin rút ghi nội dung tính chất
nguồn kinh phí, chi tiết theo nội dung thanh toán, mã nguồn
ngân sách (nếu có), mục lục NSNN và số tiền; mỗi mục chi ghi
trên một dòng.
- Tổng số kinh phí xin rút được ghi bằng số và bằng chữ.

Chuyên đề tốt nghiệp


44

Kho bạc Nhà nước:


- Ghi mã tính chất nguồn kinh phí tương ứng với nội dung tính
chất nguồn kinh phí do đơn vị sử dụng ngân sách đã ghi.
- Kế toán định khoản nghiệp vụ chi NSNN vào ô “Phần do
KBNN ghi”.
- Sau khi chi tiền cho đơn vị, thủ quỹ ghi ngày, tháng, năm
vào dòng “KBNN ghi sổ và trả tiền ngày…”, đóng dấu “ĐÃ CHI
TIỀN” và trả chứng từ cho đơn vị.
Luân chuyển chứng từ:
- Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên giấy rút dự toán kiêm
lĩnh tiền mặt gửi KBNN nơi giao dịch.
- KBNN sử dụng 01 liên làm chứng từ hạch toán và lưu, 01 liên
trả lại đơn vị
2.3.5. Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) (Mẫu số C2-
04b/NS)
Mục đích:
Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) là
chứng từ kế toán do chủ đầu tư dự án lập gửi đến KBNN để rút
vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tế không mang
tính chất đầu tư và xây dựng; là căn cứ để KBNN hạch toán
chi NSNN.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép trên Giấy rút dự toán
ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) được thực hiện tương tự
như Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiến mặt (mẫu số C2
-04/NS).
Luân chuyển chứng từ:

Chuyên đề tốt nghiệp


45

- Chủ đầu tư dự án lập 03 liên Giấy rút dự toán ngân sách


kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) gửi đến KBNN nơi giao dịch.
- Sau khi chi tiền cho đơn vị thủ quỹ ghi ngày, tháng, năm vào
dòng “KBNN ghi sổ và trả tiền ngày…”, đóng dấu “ĐÃ CHI
TIỀN”.
- Kế toán sử dụng 01 liên chứng từ để hạch toán và lưu, 01
liên trả lại đơn vị, 01 liên gửi bộ phận nghiệp vụ để theo dõi.
2.3.6. Phiếu nhập dự toán ngân sách
Mục đích:
Phiếu nhập dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do kế toán
KBNN lập để hạch toán và theo dõi dự toán ngân sách của các
đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (kể cả ngân sách cấp xã);
làm căn cứ kiểm soát, thanh toán chi ngân sách cho đơn vị sử
dụng ngân sách. Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng
trong trường hợp hạch toán kế toán dự toán thường xuyên
hoặc dự toán kinh phí ủy quyền có tính chất thường xuyên.
Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng chung cho
trường hợp nhập dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự toán
điều chỉnh.
Phương pháp ghi chép và trách nhiệm:
Kế toán căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của cấp có
thẩm quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách để lập Phiếu nhập
dự toán ngân sách. Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng
từ như: cấp ngân sách, niên độ ngân sách, loại kinh phí (kinh
phí thường xuyên, kinh phí ủy quyền), tên, mã số đơn vị sử
dụng ngân sách, loại dự toán (dự toán ban đầu, dự toán bổ
sung, dự toán điều chỉnh), mã tính chất nguồn kinh phí, cơ

Chuyên đề tốt nghiệp


46

cấu phân bổ ngân sách (chương, loại, khoản, nhóm mục), số


tiền, ngày hạch toán…;sau đó ký xác nhận trên chứng từ theo
chức danh quy định.
Luân chuyển chứng từ:
Phiếu nhập dự toán ngân sách được lập 02 liên: 01 liên lưu
cùng với hồ sơ dự toán kinh phí, 01 liên sử dụng để hạch toán
và lưu cùng với chứng từ
2.4. Tài khoản kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN
bằng tiền mặt
Khái niệm: Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng
để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm
soát thường xuyên, liện tục, có hệ thống tình hình vận động
của các đối tượng kế toán do KBNN quản lý.
Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội
dung kinh tế riêng biệt. Tất cả các tài khoản được sử dụng
trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gọi là Hệ
thống tài khoản kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
do Bộ Tài chính quy định gồm có: loại tài khoản, số hiệu tài
khoản, nội dung và phương pháp ghi chép của từng tài khoản
Một số tài khoản kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi
NSNN b tiền mặt:

Loạ TK TÊN TÀI KHOẢN


i bậc I
III Chi từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn
vốn khác

Chuyên đề tốt nghiệp


47

30 Chi ngân sách trung ương


31 Chi ngân sách cấp tỉnh
32 Chi ngân sách cấp huyện
33 Chi ngân sách cấp xã
34 Cấp phát vốn đầu tư thuộc NSNN
35 Cấp phát vốn Chương trình mục tiêu
V Vốn bằng tiền
50 Tiền mặt
VII Thu ngân sách nhà nước
70 Thu ngân sách trung ương
71 Thu ngân sách cấp tỉnh
72 Thu ngân sách cấp huyện
73 Thu ngân sách cấp xã
74 Điều tiết thu NSNN

Chuyên đề tốt nghiệp


48

2.4.1. Tài khoản loại III – Chi từ nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác
Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi
thường xuyên, chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu của
NSNN các cấp. Ngoài ra, nhóm các tài khoản loại này còn sử
dụng để theo dõi tình hình cấp phát vốn đầu tư từ các nguồn
vốn khác không thuộc NSNN.
Hạch toán trên các tài khoản loại III phải tuyệt đối chấp
hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi
NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh
toán vốn đầu tư; Mọi khoản chi về ngân sách và thanh toán
vốn đầu tư phải có nguồn tài chính bảo đảm (dự toán kinh phí
thường xuyên, nguồn vốn đầu tư, dự toán kinh phí đầu tư…).
Các tài khoản chi NSNN và thanh toán vốn đầu tư từ nguồn
vốn NSNN có các tài khoản chi tiết bậc II chi tiết theo cấp
ngân sách (trung ương, tỉnh, huyện)
2.4.1.1 Tài khoản 30 - Chi ngân sách trung ương
Tài khoản này phản ánh các khoản chi của NSTW gồm các
khoản thực chi và tạm ứng theo các phương thức chi: Dự toán
kinh phí thường xuyên, vốn chương trình mục tiêu, dự toán
kinh phí đầu tư và bằng lệnh chi tiền.
* Bên Nợ:
+ Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi NSTW.
+ Phục hồi chi ngân sách năm trước (chi phát sinh ở KBNN
và KBNN tỉnh).
* Bên Có:
+ Hạch toán giảm tạm ứng chi NSTW do thu hồi tạm ứng
hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi.

Chuyên đề tốt nghiệp


49

+ Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi ngân
sách.
+ Kết chuyển chi NSTW về KBNN cấp trên (phát sinh ở
KBNN tỉnh và KBNN huyện).
+ Quyết toán chi NSTW (chỉ phát sinh ở KBNN).
* Số dư Nợ: Phản ánh số chi NSTW chưa quyết toán.
2.4.1.2 Tài khoản 31 - Chi ngân sách cấp tỉnh
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi của ngân
sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
ngân sách cấp tỉnh), gồm các khoản chi theo dự toán kinh phí
thường xuyên, vốn chương trình mục tiêu, dự toán kinh phí
đầu tư và lệnh chi tiền.
* Bên Nợ:
+ Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi NS cấp tỉnh.
+ Phục hồi chi NS cấp tỉnh năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN
tỉnh).
* Bên Có:
+ Hạch toán giảm tạm ứng chi NS cấp tỉnh do thu hồi tạm
ứng hoặc chuyển từ tạm ứng thành thực chi.
+ Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi NS.
+ Kết chuyển chi ngân sách cấp tỉnh về KBNN cấp trên (chỉ
phát sinh ở KBNN huyện và văn phòng KBNN tỉnh).
+ Quyết toán chi NS cấp tỉnh (chỉ phát sinh ở KBNN tỉnh)
* Số dư Nợ: Phản ánh số chi ngân sách cấp tỉnh chưa quyết
toán.
2.4.1.3 Tài khoản 32 - Chi ngân sách cấp huyện

Chuyên đề tốt nghiệp


50

Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản chi theo dự
toán kinh phí thường xuyên, vốn chưong trình mục tiêu, dự
toán kinh phí đầu tư và các khoản chi theo lệnh chi tiền do
Phòng Tài chính trực tiếp cấp phát thuộc ngân sách cấp
huyện.
* Bên Nợ: Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi từ
ngân sách cấp huyện.
* Bên Có:
+ Hạch toán giảm tạm ứng do thu hồi tạm ứng hoặc
chuyển từ tạm ứng thành thực chi.
+ Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi.
+ Quyết toán chi ngân sách cấp huyện (chỉ phát sinh ở
KBNN huyện).
* Số dư Nợ: Phản ánh số chi ngân sách cấp huyện chưa
quyết toán.
2.4.1.4 Tài khoản 33 - Chi ngân sách cẫp xã
Tài khoản này dùng để hạch toán các khoản chi thuộc ngân
sách cấp xã.
* Bên Nợ: Phản ánh các khoản thực chi, tạm ứng chi từ
ngân sách cấp xã.
* Bên Có:
+ Hạch toán giảm tạm ứng do thu hồi tạm ứng hoặc
chuyển từ tạm ứng thành thực chi.
+ Hạch toán giảm chi, thu hồi các khoản thực chi.
+ Quyết toán chi ngân sách cấp xã.
* Số dư Nợ: Phản ánh số chi ngân sách cấp xã chưa quyết
toán.

Chuyên đề tốt nghiệp


51

2.4.1.5 - Cấp phát vốn đầu tư thuộc NSNN


Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng và thực chi vốn
đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư từ nguồn vốn NSNN
cho các dự án đầu tư. Theo đề nghị của chủ đầu tư, vốn đã
cấp tạm ứng được chuyển thành thanh toán khi có đủ các
điều kiện kiểm soát chi theo quy định.
* Bên Nợ: Số vốn đầu tư tạm ứng, thực chi cho các công
trình, dự án.
* Bên Có:
+ Chuyển số vốn tạm ứng đầu tư sang thực chi.
+ Số vốn tạm ứng hoặc thực chi về đầu tư được thu hồi.
+ Kết chuyển vốn đã cấp phát khi quyết toán công trình
được phê duyệt.
* Số dư Nợ: Số vốn đầu tư đã tạm ứng, thực chi chưa quyết
toán.

Chuyên đề tốt nghiệp


52

2.4.1.6. Tài khoản 35 - Cấp phát vốn chương trình mục tiêu
Tài khoản này phản ánh các khoản tạm ứng và thực chi vốn
các chương trình mục tiêu từ nguồn vốn NSNN.
* Bên Nợ: Số tạm ứng và thực chi vốn chương trình mục
tiêu cho các công trình dự án.
* Bên Có:
+ Số tạm ứng vốn chương trình mục tiêu cho các công
trình, dự án được chuyển sang thực chi.
+ Số vốn đã cấp tạm ứng hoặc thực chi được thu hồi.
+ Kết chuyển vốn đã cấp phát khi quyết toán dự án, CTMT.
* Số dư Nợ: Số vốn CTMT đã tạm ứng, thực chi chưa được
quyết toán.
2.4.2.Tài khoản loại V – Vốn bằng tiền
Loại tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến
động của các loại vốn bằng tiền tại KBNN như: tiền mặt, tiền
gửi ngân hàng, ngoại tệ, kim loại quý…
Tài khoản 50 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ánh tính hình nhập, xuất và
tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại KBNN.
Tài khoản này có các tài khoản bậc II được mở theo hiện
trạng và yêu cầu quản lý của từng tiền mặt.
Tài khoản 50 - Tiền mặt bằng Đồng Việt Nam
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất và
tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại KBNN.
* Bên Nợ: Các khoản tiền mặt nhập quỹ, kho.
* Bên Có: Các khoản tiền mặt xuất kho, quỹ.
* Số dư Nợ: Số tiền mặt còn tại quỹ, kho.

Chuyên đề tốt nghiệp


53

2.4.3.Tài khoản loại VII – Thu NSNN


Loại tài khoản này dùng để phản ánh số thu của NSNN và số
điều tiết cho NS các cấp.
Việc phản ánh trên tài khoản loại này cần phải tuyệt đối
chấp hành chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua
KBNN. Kế toán chi tiết thu NSNN theo các tiêu thức sau:
- Cấp ngân sách: trung ương, tỉnh, huyện, xã
- Niên độ ngân sách: năm nay, năm trước, năm sau
- Theo tính chất khoản thu: trong cân đối, tạm thu chưa đưa
vào cân đối ngân sách
- Theo mục lục NSNN, mã số đối tượng nộp thuế, mã nguồn
ngân sách (nếu có).
2.4.3.1 Tài khoản 70 - Thu ngân sách trung ương
Tài khoản này dùng phản ánh các khoản thu NSNN đã được
điều tiết cho NSTW
* Bên Nợ:
+ Các khoản thoái thu NSTW.
+ Kết chuyển thu NSTW năm trước về KBNN cấp trên theo
Lệnh tất toán tài khoản.
+ Kết chuyển thu ngân sách trung ương khi quyết toán
năm trước được duyệt.
* Bên Có:
+ Các khoản thu NSTW.
+ Phục hồi thu NSTW năm trước (chỉ phát sinh ở KBNN và
các KBNN tỉnh, thành phố)
* Số dư Có: Phản ánh số thu ngân sách trung ương chưa
quyết toán.

Chuyên đề tốt nghiệp


54

2.4.3.2 Tài khoản 71 - Thu ngân sách cấp tỉnh


Tài khoản này được mở tại các KBNN tỉnh, huyện để phản
ánh các khoản thu NSNN đã được điểu tiết cho ngân sách cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (ngân sách cấp tỉnh).
* Bên Nợ:
+ Các khoản thoái thu thuộc NS cấp tỉnh.
+ Kết chuyển số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước về KBNN
tỉnh.
+ Kết chuyển số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước khi quyết
toán năm được duyệt.
* Bên Có:
+ Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh.
+ Phục hồi số thu ngân sách cấp tỉnh năm trước (chỉ phát
sinh ở KBNN tỉnh
* Số dư Có: Phản ánh số thu ngân sách cấp tỉnh chưa quyết
toán.
2.4.3.3 Tài khoản 72 - Thu ngân sách cấp huyện
Tài khoản này được mở tại KBNN tỉnh, huyện để phản ánh
các khoản thu ngân sách đã điều tiết cho ngân sách quận,
huyện, thị xã (ngân sách cấp huyện).
* Bên Nợ:
+ Các khoản thoái thu thuộc ngân sách cấp huyện.
+ Kết chuyển số thu của ngân sách cấp huyện năm trước khi
quyết toán năm được duyệt.
* Bên Có: Các khoản thu của ngân sách cấp huyện.
* Số dư Có: Số thu của ngân sách huyện chưa quyết toán.

Chuyên đề tốt nghiệp


55

2.4.3.4 Tài khoản 73 - Thu ngân sách cấp xã


Nội dung, kết cấu của Tài khoản 73 tương tự như Tài khoản
70, 71, 72 nhưng hạch toán các khoản thu ngân sách cấp xã,
phường, thị trấn (ngân sách cấp xã).
2.4.3.5 Tài khoản 74 - Điều tiết thu NSNN
Tài khoản này dùng để điểu tiết các khoản thu của NSNN
cho các cấp ngân sách.
* Bên Nợ:
+ Số điều tiết cho ngân sách các cấp.
+ Điều chỉnh số thoái thu NSNN.
* Bên Có:
+ Số thu NSNN.
+ Điều chỉnh số thoái thu NSNN.
* Tài khoản này không có số dư.
2.5. Một số loại sổ kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi NSNN bằng
tiền mặt
Khái niệm: Số kế toán là tài liệu kế toán dùng để ghi chép,
hệ thống và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN. Sổ kế toán bao gồm Sổ cái và các Sổ chi tiết.
• Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh trong từng kỳ và cả niên độ kế toán theo nội
dung nghiệp vụ (theo tài khoản kế toán áp dụng trong
hệ thống KBNN). Số liệu trên Sổ cái phản ánh tổng hợp
tình hình thu – chi ngân sách, tình hình tài sản, nguồn

Chuyên đề tốt nghiệp


56

vốn, quá trình hoạt động nghiệp vụ của một đơn vị


KBNN.
• Sổ chi tiết: dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán
cần thiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán
chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý
từng loại tài sản, nguồn vốn, quá trình hoạt động nghiệp
vụ của hệ thống KBNN.
2.5.1 Sổ cái tài khoản trong bảng (Mẫu số S1-01/KB)
Mục đích
Sổ cái tài khoản trong bảng dùng để ghi chép tổng hợp nội
dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định trong hệ
thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra, giám sát sự biến
động của các loại tài sản, nguồn vốn và quá trình hoạt động
nghiệp vụ KBNN.
Số liệu trên sổ cái tài khoản trong bảng được đối chiếu với
số liệu trên các sổ kế toán chi tiết các tài khoản trong bảng và
được sử dụng để lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo tài
chính khác.
Căn cứ lập
Căn cứ để lập sổ cái này là chứng từ, chứng từ ghi sổ hoặc
các sổ chi tiết tài khoản.
Kết cấu và phương pháp ghi chép
• Cột 1: Ghi ngày phát sinh;
• Cột 2: Phản ánh số phát sinh bên Nợ của tài khoản;
• Cột 3: Phản ánh số phát sinh bên Có của tài khoản;

Chuyên đề tốt nghiệp


57

• Cột 4,5: Phản ánh số dư của tài khoản (bên Nợ hoặc


bên Có);
Sổ được mở cho các tài khoản bậc I, II và III.
2.5.2 Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt (Mẫu số S2-01/KB)
Mục đích
Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt dùng để ghi chép và theo dõi
chi tiết số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt được
quản lý tại KBNN. Sổ được mở chi tiết của từng loại tiền: Tiền
mặt tại kho bạc, tiền mặt đang chuyển, tiền mặt thu theo túi
niêm phong.
Căn cứ lập
Căn cứ để lập sổ là các chứng từ thu, chi tiền mặt.
Kết cấu và phương pháp ghi chép
Dòng đầu tiên của sổ phản ánh số dư đầu kỳ tại cột phát sinh
Nợ (cột 8)
• Cột 1: Ghi số thứ tự;
• Cột 2: Ngày ghi sổ;
• Cột 3: Ghi sổ chứng từ;
• Cột 4: Ghi sổ bút toán;
• Cột 5: Diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ trên chứng
từ;
• Cột 6: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;
• Cột 7: Ghi ký hiệu thông kê của nghiệp vụ;
• Cột 8: Phản ánh số tiền mặt đã thu;
• Cột 9: Phản ánh số tiền mặt đã chi;

Chuyên đề tốt nghiệp


58

Dòng cuối cùng của sổ phản ánh số dư cuối kỳ tại cột phát
sinh Nợ cột 8.
Hàng ngày, sau khi kiểm quỹ, Kế toán và Thủ quỹ thực hiện
đối chiếu số liệu trên Sổ quỹ với Sổ kế toán và thực hiện ký
theo chức danh quy định
2.5.3 Sổ chi tiết thu NSNN (Mẫu số S2-05/KB)
Mục đích:
Sổ chi tiết thu NSNN dùng để ghi chép các khoản thu NSNN
bằng đồng Việt Nam chi tiết theo mục lục NSNN, theo mã đối
tượng nộp thuế, mã nguồn, và số phân chia cho các cấp ngân
sách. Sổ này dùng để đối chiếu số liệu với các cơ quan liên
quan.
Căn cứ lập
Căn cứ để lập sổ là các chứng từ thu NSNN bằng đồng Việt
Nam.
Kết cấu và phương pháp ghi chép
• Cột 1: Ghi số thứ tự;
• Cột 2: Ngày ghi sổ;
• Cột 3: Ghi sổ chứng từ;
• Cột 4: Ghi số bút toán;
• Cột 5: Nội dung các khoản nộp NSNN;
• Cột 6: Ghi mã số đối tượng nộp thuế;
• Cột 7: Ghi mã nguồn ngân sách;
• Cột 8: Ghi mục lục NSNN;
• Cột 9: Ghi mã điều tiết;
• Cột 10: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

Chuyên đề tốt nghiệp


59

• Cột 11: Ghi số tiền thu ngân sách theo chứng từ;
• Cột 12: Ghi số tiền thoái thu ngân sách theo chứng từ;
• Từ cột 13 đến cột 16: Ghi số tiền phân chia cho các cấp
ngân sách được hưởng;
• Các chỉ tiêu số dư đầu kỳ phát sinh trong kỳ, luỹ kế năm,
số dư cuối kỳ được phản ánh ở các cột 11, 12, 13, 14, 15, 16.
2.5.4 Sổ chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt (Mẫu số S2-07/KB)
Mục đích:
Sổ chi tiết chi NSNN dùng để ghi chép các khoản phát sinh
về chi ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, chi tiết theo
từng khoản, đơn vị sử dụg ngân sách, tính chất nguồn kinh
phí, mã nguồn ngân sách, mục lục NSNN; Dùng sổ này để đối
chiếu số liệu với đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan Tài
chính.
Căn cứ lập:
Căn cứ để lập số là các chứng từ chi NSNN bằng đồng Việt
Nam.
Kết cấu và phương pháp ghi chép:
• Cột 1: Ghi số thứ tự;
• Cột 2: Ngày ghi sổ;
• Cột 3: Ghi số chứng từ;
• Cột 4: Ghi số bút toán;
• Cột 5: Ghi nội dung các khoản phát sinh về chi NSNN;
• Cột 6: Ghi mục lục NS của các khoản chi;
• Cột 7: Ghi mã nguồn của các khoản chi (nếu có);

Chuyên đề tốt nghiệp


60

• Cột 8: Ghi mã tính chất nguồn kinh phí của các khoản
chi;
• Cột 9: Tài khoản đối ứng;
• Cột 10: Số tiền phát sinh bên Nợ của tài khoản;
• Cột 11: Số tiền phát sinh bên Có của tài khoản;
• Các dòng “Số dư đầu kỳ” và “Số dư cuối kỳ” được ghi
vào cột 10;
• Các dòng “Tổng phát sinh” và “Luỹ kế năm” được ghi
vào cả 2 cột 10 và 11
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN
1. Khái niệm
Hệ thống thông tin là một tập hợp những con người,
các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu…thực hiện hoạt
động thu thập, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các
ràng buộc được gọi là môi trường.
Nó được thể hiện bởi những con người, các thủ tục, dữ
liệu và thiết bị tin học hoặc không tin học. Đầu vào của hệ
thống được lấy vào từ các nguồn và được xử lý bởi hệ thống
sử dụng nó cùng với các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết
quả xử lý được chuyển đến các đích hoặc cập nhật vào kho dữ
liệu.
Hình minh hoạ sau đây cho thấy mọi hệ thống thông tin có
bốn bộ phận: Bộ phận đưa dữ liệu vào, bộ phận xử lý, kho dữ
liệu và bộ phận đưa dữ liệu ra (xem hình 1)

Chuyên đề tốt nghiệp


61

Nguồn Đích

Thu thập Xử lý và lưu Phân phát


giữ

Kho dữ liệu

Hình 1: Mô hình hệ thống thông tin


Một hệ thống thông tin kế toán được hiểu là một tập
hợp các nguồn lực như con người, thiết bị máy móc được thiết
kế nhắm biến đổi dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành
thông tin.

Thông
Phần Phần
tin kế
Dữ liệu cứng mềm
toán
kế toán (Báo
(chứng Con cáo tài
từ, sổ người chính
sách) NSNN,
Cơ sở báo cáo
Các thủ
dữ liệu kế toán
tục
quản trị)

Hình 2: Mô hình hệ thống thông tin kế toán tự động hóa.

Chuyên đề tốt nghiệp


62

Như vậy, hệ thống thông tin kế toán NSNN có thể được


hiểu là một hệ thống thông tin có sự ứng dụng công nghệ
thông tin, dưới quyền chủ động của con người để thực hiện
các chức năng ghi nhận, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin về
tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản mà KBNN đang quản
lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. Nó cho phép ghi chép,
theo dõi mọi biến động về NSNN và quá trình hoạt động của
KBNN.
Báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh
tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và
chính quyền nhà nước các cấp; Cung cấp những số liệu để
kiểm tra tình hình thực hiện NSNN, thực hiện chế độ kế toán,
chấp hành các chế độ, chính sách của nhà nước và của
ngành. Báo cáo tài chính còn cung cấp các số liệu chủ yếu
làm cơ sở phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động
của NSNN các cấp, của từng đơn vị Kho bạc và của toàn bộ hệ
thống NSNN và KBNN giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt
động NSNN và hoạt động KBNN có hiệu quả.
Báo cáo kế toán quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo
cáo phục vụ cho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp và điều
hành hoạt động nghiệp vụ của KBNN trên phạm vi từng đơn vị
và toàn hệ thống. Báo cáo kế toán quản trị có thể được lập
trên cơ sở số liệu sổ kế toán hoặc từ số liệu trên điện báo
được tổng hợp trong hệ thống KBNN
Mô hình xử lý hệ thống thông tin kế toán NSNN có:
- Phương pháp xử lý thông tin: Thủ công hoặc tự động với sự
trợ giúp của máy tính.

Chuyên đề tốt nghiệp


63

- Phương pháp kế toán: chứng từ, đối ứng tài khoản, tổng
hợp và cân đối.
- Mục đích: cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng là
lãnh đạo KBNN, cơ quan tài chính các cấp, các đơn vị sử dụng
NSNN.
2. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT
Phát triển một HTTT bao gồm việc phân tích hệ thống đang
tồn tại, thiết kế HTTT mới, thực hiện và tiến hành cài đặt nó.
• Phân tích hệ thống bắt đầu từ việc thu thập dữ liệu và
chỉnh đốn chúng để đưa ra được chuẩn đoán về tình hình thực
tế.
• Thiết kế là nhằm xác định các bộ phận của một hệ thống
mới có khả năng cải thiện tình trạng hiện tại và xây dựng các
mô hình logic và mô hình vật lý ngoài của hệ thống.
• Thực hiện HTTT liên quan đến xây dựng mô hình vật lý
trong của hệ thống mới và chuyển mô hình đó sang ngôn ngữ
tin học.
• Cài đặt hệ thống là tích hợp nó vào hoạt động của tổ
chức.
Nguyên nhân dẫn đến việc phát triển HTTT:
1) Những vấn đề về quản lý.
2) Những yêu cầu mới của nhà quản lý.
3) Sự thay đổi của công nghệ.
4) Thay đổi sách lược chính trị.

Chuyên đề tốt nghiệp


64

3. Các giai đoạn phát triển HTTT


3.1.Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu
Mục đích: Cung cấp cho lãnh đạo tổ chức những dữ liệu
đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả
của một dự án phát triển hệ thống.
Vị trí: Đánh giá đúng yêu cầu là quan trọng cho việc thành
công của một dự án. Một sai lầm phạm phải trong giai đoạn
này sẽ rất có thể làm lùi bước trên toàn bộ dự án, kéo theo
những chi phí lớn cho tổ chức.
Đánh giá đúng yêu cầu gồm việc nêu vấn đề, ước đoán độ
lớn của dự án và những thay đổi có thể, đánh giá tác động
của những thay đổi đó, đánh giá tính khả thi của dự án và đưa
ra những gợi ý cho người chịu trách nhiệm ra quyết định. Giai
đoạn này phải được tiến hành trong thời gian tương đối ngắn
để không kéo theo nhiều chi phí và thời giờ.
Các công đoạn của giai đoạn đánh giá yêu cầu:
1) Lập kế hoạch
2) Làm rõ yêu cầu
3) Đánh giá khả thi
4) Chuẩn bị và trình bày báo cáo về đánh giá yêu cầu
3.2. Giai đoạn: Phân tích chi tiết
Phân tích chi tiết được tiến hành sau khi có sự đánh giá
thuận lợi về yêu cầu.
Mục đích: Hiểu rõ các vấn đề của hệ thống đang nghiên
cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của những vấn đề
đó, xác định những đòi hỏi và những ràng buộc áp đặt đối với

Chuyên đề tốt nghiệp


65

hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống thông tin mới cần
đạt tới.
Để làm được điều này phân tích viên phải có một hiểu biết
sâu sắc về môi trường trong đó hệ thống phát triển và hiểu
thấu đáo hoạt động của chính hệ thống.
Vị trí: Đánh giá về tầm quan trọng của giai đoạn này James
Mckeen đã nhận xét: “Những người có thành công nhất, nghĩa
là những tôn trọng nhất các ràng buộc về tài chính, về thời
gian và được người sử dụng hài lòng nhất, cũng là những
người đã dành nhiều thời gian nhất cho những hoạt động
phân tích chi tiết và thiết kế lô gíc”.
Giai đoạn phân tích chi tiết bao gồm các công đoạn sau:
1) Lập kế hoạch phân tích chi tiết.
2) Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại.
3) Nghiên cứu hệ thống thực tại.
4) Đưa ra chuẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp.
5) Đánh giá lại tính khả thi.
6) Thay đổi đề xuất của dự án.
7) Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết.
3.3.Giai đoạn 3: Thiết kế lô gíc
Mục đích: Nhằm xác định tất cả các thành phần lô gíc của
một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của
hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết
lập ở giai đoạn trước.
Mô hình lô gíc của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà
hệ thống mới sẽ sản sinh ra, nội dung của cơ sở dữ liệu, các

Chuyên đề tốt nghiệp


66

xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện và các dữ liệu sẽ được


nhập vào.
Thiết kế lô gíc bao gồm những công đoạn sau:
1) Thiết kế cơ sở dữ liệu.
2) Thiết kế xử lý.
3) Thiết kế các luồng dữ liệu vào.
4) Chỉnh sửa tài liệu cho mức lôgíc.
5) Hợp thức hoá mô hình dữ liệu.
3.4.Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp
Mục đích: Thiết lập các phác hoạ cho mô hình vật lý, đánh
giá chi phí và lợi ích cho các phác hoạ, xác định khả năng đạt
các mục tiêu cũng như sự tác động của chúng vào lĩnh vực tổ
chức và nhân sự đang làm việc tại hệ thống và đưa ra những
khuyến nghị cho lãnh đạo những phương án hứa hẹn nhất.
Giai đoạn này gồm các công đoạn:
1) Xác định các ràng buộc về tin học và tổ chức.
2) Xây dựng các phương án của giải pháp.
3) Đánh giá các phương án của giải pháp.
4) Chuẩn bị và trình bày báo cáo của giai đoạn đề xuất các
phương án của giải pháp.

3.5. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài


Giai đoạn này được tiến hành sau khi một phương án giải
pháp được lựa chọn.
Mục đích: Mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được
chọn ở giai đoạn trước đây.

Chuyên đề tốt nghiệp


67

Vị trí: Đây là giai đoạn rất quan trọng vì những mô tả chính


xác ở đây có ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc
thường ngày của những người sử dụng
Thiết kế vật lý bao gồm hai tài liệu kết quả cần có: Một tài
liệu bao chứa tất cả các đăch trưng của hệ thống mới sẽ cần
cho việc thực hiện kỹ thuật; và tiếp đó là tài liệu dành cho
người sử dụng và nó mô tả cả phần thủ công và cả những
giao diện với những phần tin học hoá. Những công đoạn chính
của thiết kế vật lý ngoài là:
1) Lập kế hoạch thiết kế vật lý ngoài.
2) Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ra).
3) Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hoá.
4) Thiết kế các thủ tục thủ công.
5) Chuẩn bị và trình bày báo cáo về thiết kế vật lý
ngoài.
3.6. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống
Giai đoạn này có nhiệm vụ đưa ra các quyết định có liên
quan tới việc lựa chọn công cụ phát triển hệ thống, tổ chức
vật lý của cơ sở dữ liệu, các thức truy nhập tới các bản ghi
của các tệp và những chương trình máy tính khác nhau cấu
thành nên hệ thống thông tin. Việc viết các chương trình máy
tính, thử nghiệm các chương trình, các mô đun và toàn bộ hệ
thống, hoàn thiện mọi tài liệu hệ thống và tài liệu hướng dẫn
cho người sử dụng, cho thao tác viên cũng được thực hiện
trong giai đoạn này.
Mục đích: Xây dựng một hệ thống hoạt động tốt.

Chuyên đề tốt nghiệp


68

Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn này là phần tin học
hoá của hệ thống thông tin – đó chính là phần mềm.
Những công đoạn chính của giai đoạn triển khai bao gồm:
1) Lập kế hoạch triển khai.
2) Thiết kế vật lý trong.
3) Lập trình.
4) Thử nghiệm.
5) Hoàn thiện hệ thống các tài liệu.
6) Đào tạo người sử dụng.
3.7. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác
Cài đặt là quá trình chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ
thống mới, bảo trì hệ thống là nhằm tiến triển hệ thống về
mặt chức năng để hỗ trợ tốt hơn những nhu cầu thay đổi về
mặt nghiệp vụ.
Giai đoạn này bao gồm các công đoạn:
1) Lập kế hoạch cài đặt.
2) Chuyển đổi.
3) Khai thác và bảo trì.
4) Đánh giá.
Hệ thống thông tin Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt là
một hệ thống lớn lại đặc thù về mặt nghiệp vụ, cùng với thời
gian thực hiện quá ngắn chỉ giới hạn trong thời gian thực tập
nên trong chuyên đề này em xin phép được dừng lại ở việc
thực hiện đến giai đoạn Triển khai kỹ thuật hệ thống, cụ thể là
dừng lại ở mức xây dựng phần mềm chính để quản lý quá
trình thu – chi NSNN bằng tiền mặt của hệ thống.

Chuyên đề tốt nghiệp


69

4. Công cụ thực hiện


4.1. Các phương pháp thu thập thông tin
4.1.1.Phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu
Phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu là hai công cụ thu thập
thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các dự án phát triển
HTTT.
Phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác
với mô tả trong tài liệu, gặp được những người chịu trách
nhiệm trên thực tế, số người này có thể không được ghi trên
văn bản tổ chức; Thu được những nội dung cơ bản khái quát
về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài
liệu quá nhiều. Đặc biệt là mục tiêu của tổ chức.
a. Phỏng vấn
Phỏng vấn thường được thực hiện theo các bước sau:
• Chuẩn bị phỏng vấn
+ Lập danh sách và lịch phỏng vấn. Lựa chọn số lượng và
loại cán bộ để phỏng vấn theo cách thức từ trên xuống ( TOP
– DOWN).
+ Cần biết một số thông tin về người được phỏng vấn
(trách nhiệm, thái độ, tuổi đời…).
+ Lập đề cương nội dung chi tiết cho phỏng vấn.
+ Xác định cách thức phỏng vấn (phi cấu trúc hay có cấu
trúc).
+ Gửi trước những vấn đề yêu cầu (thông tin vào/ ra, lưu
trữ, mẫu biểu, xử lý…).
+ Đặt lịch làm việc.

Chuyên đề tốt nghiệp


70

+ Phương tiện ghi chép là các ký pháp trên giấy khổ lớn.
• Tiến hành phỏng vấn
+ Nhóm phỏng vấn gồm hai người. Cán bộ phỏng vấn chính
dẫn dắt phỏng vấn, lược ghi trên giấy mẫu. Cán bộ phỏng vấn
phụ thu thập mẫu vật mang tin, bổ sung hoặc làm rõ ý.
+ Thái độ lịch sự, đúng giờ. Tinh thần khách quan. Không
được tạo ra cảm giác “thanh tra”.
+ Nhẫn nại, chăm chú nghe. Mềm dẻo và cởi mở. Có thể
dùng máy ghi âm nhưng phải được phép của người được
phỏng vấn.
• Tổng hợp kết quả phỏng vấn
Đây là khâu rất quan trọng của phỏng vấn. Nó thường được
thực hiện ngay sau buổi phỏng vấn, trong vòng 48 giờ.
+ Lập bảng tổng hợp tài liệu gồm 3 cột: số hiệu tài liệu, mô
tả về tài liệu và các nhiệm vụ xử lý sử dụng tài liệu đó.
+ Lập bảng tổng hợp nhiệm vụ xử lý gồm 5 cột: số hiệu
nhiệm vụ xử lý, mô tả về nhiệm vụ xử lý, vị trí công tác thực
hiện xử lý, tấn xuất và khối lượng xử lý, tài liệu sử dụng cho
xử lý, tài liệu ra của xử lý.
+ Tổng hợp các thông tin thu được. Kết hợp với thông tin từ
các cuộc phỏng vấn khác để phát hiện những điều bất hợp lý,
cần làm rõ…
b. Nghiên cứu tài liệu
Cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ
chức như: lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình
trạng tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc,
vai trò và nhiệm vụ của các thành viên, nôi dung và hình

Chuyên đề tốt nghiệp


71

dạng của các thông tin vào/ ra. Thông tin trên giấy tờ phản
ánh quá khứ, hiện tại và tương lai của tổ chức.
Cần nghiên cứu kỹ các văn bản sau:
+ Các văn bản về thủ tục và quy trình làm việc của cá
nhân hoặc một nhóm công tác.
+ Các phiếu mẫu sử dụng trong hoạt động của tổ chức.
+ Các loại báo cáo, bảng biểu do hệ thống thông tin hiện
có sinh ra.
4.1.3. Quan sát
Khi phân tích viên muốn nhìn thấy những gì không thể hiện
trên tài liệu hoặc qua phỏng vấn như tài liệu để đâu, đưa cho
ai,có sắp xếp hoặc không sắp xếp…
Quan sát sẽ có khi gặp khó khăn vì người quan sát không
thực hiện giống như ngày thường.
4.2. Công cụ mô hình hóa
4.2.1 Sơ đồ luồng thông tin
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông
tin theo cách thức tự động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ
liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ
đồ.
* Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:
- Xử lý

Chuyên đề tốt nghiệp


72

Thủ công Giao tác người - máy Tin học hóa hoàn toàn

- Kho lưu trữ dữ liệu

Thủ công Tin học hóa

- Dòng thông tin - Điều khiển

Lưu ý:
Tài liệu
+ Dòng thông tin vào ra với kho dữ liệu không cần phải có
mũi tên chỉ hướng.
+ Có thể dùng thêm một số ký tự khác như màn hình, đĩa
từ.
4.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả cũng chính hệ thống
thông tin như sơ đồ luồng thông tin nhưng trên góc độ trừu
tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm: Các luồng dữ liệu, các xử lý,
các lưu trữ dữ liệu, nguồn, đích nhưng không hề quan tâm tới
nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ
luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì
và để làm gì.
a. Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)

Chuyên đề tốt nghiệp


73

Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp


cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu.

Tên người/ bộ phận Nguồn hoặc đích


phát/ nhận tin

Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu

Tên tiến
trình xử lý Tiến trình xử lý

Tệp dữ liệu Kho dữ liệu

Các ký pháp cơ bản của ngôn ngữ DFD

b. Các mức của DFD


Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của
hệ thống thông tin. Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả
sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ
thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ
qua các kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ khung
cảnh còn được gọi là sơ đồ mức 0.
Để mổ tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân
rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ khung cảnh, người ta phân rã ra
thành sơ đồ mức 0, tiếp sau là mức 1…
c.Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD

Chuyên đề tốt nghiệp


74

1) Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng giữa xử lý và


kho dữ liệu.
2) Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khác nhau luôn luôn đi
cùng nhau thì có thể tạo ra một luồng duy nhất.
3) Xử lý luôn phải được đánh mã số.
4) Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt
nhau.
5) Tên cho xử lý phải là một động từ.
6) Xử lý buộc phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng
vào phải khác với luồng ra từ một xử lý.
7) Thông thường một xử lý mà lôgic xử lý của nó được trình
bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì
không phân rã tiếp.
8) Cố gắng chỉ để tối đa 7 xử lý trên một trang DFD.
9) Tất cả các xử lý trên một DFD phải cùng một mức phân
rã.
10) Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của
một DFD con mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD
con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó.
11) Xử lý không phân rã tiếp thêm thì được gọi là xử lý
nguyên thủy. Mỗi xử lý nguyên thủy phải có một phích xử lý lô
gic trong từ điển hệ thống.
Sơ đồ luồng thông tin và sơ đồ luồng dữ liệu là hai công cụ
thường dùng nhất để phân tích và thiết kế HTTT. Chúng thể
hiện hai mức mô hình và hai góc nhìn động và tĩnh về hệ
thống.

Chuyên đề tốt nghiệp


75

CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN


THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT

3.1. KHẢO SÁT THỰC TẾ


3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán NSNN là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy
KBNN Na Hang, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất dưới sự
chỉ đạo của giám đốc KBNN Na Hang.

Giám đốc

Kế toán trưởng

Kế toán thu Kế toán chi Kế toán chi


NSNN NSTW, NS xã NS huyện

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại KBNN Na Hang

3.1.2.Những quy định chung về tập trung, quản lý các khoản thu NSNN
qua KBNN và chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi
NSNN qua KBNN
3.1.2.1 Quy định về tập trung, quản lý thu NSNN bằng tiền mặt qua KBNN
3.1.2.1.1 Tại cơ quan thu
a. Lập dự toán thu NSNN quý và kế hoạch thu tháng
- Căn cứ nhiệm vụ thu cả năm do cơ quan cấp trên được giao, số đăng ký
thuế và dự kiến các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của các đối tượng

Chuyên đề tốt nghiệp


76

trên địa bàn thu NSNN phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu
NSNN quý thuộc phạm vi quản lý, chi tiết theo từng loại thu, phân loại nội
dung theo đối tượng nộp thu.
- Dự toán thu NSNN lập theo năm và từng quý gửi Ủy ban nhân dân, cho
cơ quan tài chính cùng cấp làm căn cứ điều hành ngân sách, đồng gửi và Kho
bạc Nhà nước đồng cấp để làm căn cứ điều hành và tổ chức công tác thu
NSNN của các quý sau trong năm gửi trước ngày 20 của tháng cuối quý
trước.
- Vào ngày 20 hàng tháng, cơ quan thu lập kế hoạch thu NSNN tháng
sau, chi tiết theo địa bàn, đối tượng (thu trực tiếp qua KBNN hoặc thu qua cơ
quan thu), thời hạn nộp gửi KBNN để phối hợp tổ chức thu ngân sách.
- Trách nhiệm lập dự toán thu NSNN của các cơ quan thu:
+ Cơ quan Thuế lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác
thuộc phạm vi quản lý, dự kiến số hoàn thuế giá trị gia tăng.
+ Cơ quan Hải quan lập dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế
giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, các
khoản thu khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản
lý.
+ Cơ quan Tài chính và các cơ quan khác được ủy quyền thu NSNN lập
dự toán thu NSNN đối với các khoản thu ngoài phạm vi quản lý của cơ quan
Thuế và Hải quan nêu trên.
b. Tổ chức thu NSNN:
- Căn cứ vào tờ khai thuế và các khoản phải nộp NSNN của đối tượng
nộp, cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp NSNN và
ra thông báo thu NSNN gửi đối tượng nộp. Thông báo thu phải ghi rõ chương,
loại, khoản, mục, tiểu mục theo mục lục ngân sách đối với mỗi khoản thu.

Chuyên đề tốt nghiệp


77

- Cơ quan thu ra thông báo thu NSNN cho các đối tượng nộp NSNN theo
quy định hiện hành. Trường hợp không cần thông báo thu (đối với các đối
tượng nộp được tự khai, tự xác định số tính, tự nộp thuế và các khoản phải
nộp khác), thì các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp NSNN đầy đủ, kịp thời theo
chế độ quy định.
3.1.2.1.2 Tại KBNN
a. Trường hợp 1: Thu bằng giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước:
- Đối tượng nộp tiền căn cứ theo thông báo hoặc tờ khai thuế lập 3 liên
giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt theo quy định.
- Khi nhận được giấy nộp tiền từ đối tượng nộp, KBNN làm thủ tục thu
tiền, hạch toán thu NSNN và xử lý các liên giấy nộp tiền:
Liên 1: làm chứng từ hạch toán thu NSNN;
Liên 2: gửi đối tượng nộp;
Liên 3: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp.
- Khi tiến hành hạch toán thu NSNN kế toán kiểm soát các yếu tố trên
chứng từ; ghi mã địa bàn của đối tượng nộp thuế, mã nguồn, mã điều tiết của
từng khoản thu, các tài khoản thu và các tài khoản liên quan.
b. Trường hợp 2: Thu bằng biên lai thu:
- Đối với trường hợp KBNN sử dụng biên lai thu để thu trực tiếp, KBNN
lập 3 liên biên lai thu để thu tiền từ đối tượng nộp và xử lý các liên biên lai
thu: 1 liên lưu cuống, 1 liên gửi đối tượng nộp, 1 liên lưu tại KBNN;
- Cuối ngày hoặc theo định kỳ (không quá 2 ngày), KBNN lập 2 liên bảng
kê biên lai thu: 1 liên lưu tại KBNN, 1 liên gửi cơ quan thu; đồng thời lập 3
liên giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, hạch toán thu
NSNN và xử lý:
Liên 1: làm chứng từ hạch toán thu NSNN;
Liên 2: huỷ bỏ;

Chuyên đề tốt nghiệp


78

Liên 3: gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp.
3.1.2.2 Một số quy định về quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi
NSNN bằng tiền mặt qua KBNN
3.1.2.2.1 Về thời gian các đơn vị sử dụng NSNN gửi dự toán đến KBNN
Đơn vị dự toán cấp I giao dự toán cho các đơn vị sử dụng NSNN trước
ngày 31/12/N-1 đồng gửi cơ quan Tài chính, KBNN cùng cấp và KBNN nơi
giao dịch (gửi thông qua đơn vị sử dụng ngân sách bản chi tiết đối với đơn
vị). Trường hợp trong tháng 1/N, các đơn vị dự toán cấp I và các đơn vị sử
dụng ngân sách chưa gửi dự toán cho KBNN thì KBNN chỉ tạm cấp lương,
các khoản có tính chất tiền lương, nghiệp vụ phí, công vụ phí và các khoản
chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy (trừ các khoản mua sắm
trang thiết bị, sửa chữa), chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình
mục tiêu quốc gia, chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới. Mức tạm cấp
một tháng tối đa không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước, đồng
thời tổng hợp danh sách các đơn vị chưa có dự toán gửì KBNN báo cáo
KBNN cấp trên, cơ quan tài chính đồng cấp để xem xét xử lý theo quy định.
3.1.2.2.2 Điều kiện chi trả, thanh toán.
Kho bạc nhà nước chỉ thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN
khi có đủ các điều kiện sau:
1) Đã có trong dự toán chi NSNN được giao, trừ các trường hợp sau:
- Dự toán và phương án phân bổ dự toán NSNN chưa được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà
nước theo quy định.
- Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán NSNN được giao và từ nguồn dự
phòng NSNN theo quy định của cấp có thẩm quyền để khắc phục hậu quả
thiên tai, hoả hoạn…; các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt,
nhưng không thể trì hoãn được.

Chuyên đề tốt nghiệp


79

- Chi ứng trước dự toán NSNN năm sau.


2) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định.
3) Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN
hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
- Đối với các khoản chi do cơ quan tài chính cấp phát trực tiếp, thì quyết
định chi là “lệnh chi tiền” của cơ quan tài chính. Cơ quan tài chính chịu trách
nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi, bảo đảm
các điều kiện cấp phát ngân sách nhà nước theo quy định. KBNN thực hiện
chi trả, thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước theo nội dung ghi
trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
- Đối với các khoản chi cơ quan tài chính không cấp phát trực tiếp, khi
có nhu cầu chi, đơn vị sử dụng ngân sách lập và gửi KBNN giấy rút dự toán
ngân sách nhà nước.
4) Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán
Ngoài dự toán năm được giao (gửi một lần vào đầu năm), nhu cầu chi
quý đã gửi KBNN (gửi một lần vào cuối quý trước), tuỳ theo tính chất của
từng khoản chi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán bao gồm:
a. Chi thanh toán cá nhân:
- Đối với các khoản chi tiền lương:
+ Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt (gửi lần đầu);
+ Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi lần đầu);
+ Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
- Đối với các khoản chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên:

Chuyên đề tốt nghiệp


80

+ Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt (gửi lần đầu);
+ Bảng tăng, giảm học bổng, sinh hoạt phí được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
- Đối với các khoản chi thuê ngoài lao động: bao gồm các khoản tiền
lương, tiền công, tiền nhuận bút, được ghi trong hợp đồng lao động.
b. Chi nghiệp vụ chuyên môn: các hồ sơ chứng từ có liên quan.
c. Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa
tài sản cố định:
- Dự toán chi quý về mua sắm, sửa chữa tài sản cố định được cấp có
thầm quyền duyệt;
- Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu
của cấp có thẩm quyền;
- Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ;
- Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những
trường hợp mua sắm nhỏ không có hợp đồng mua bán), hoá đơn bang hàng,
vật tư, thiết bị;
- Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.
d. Các khoản chi khác:
- Bảng liệt kê chứng từ thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán
trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền;
- Các hồ sơ chứng từ khác có liên quan.
3.1.2.2.3 Hình thức chi trả, thanh toán ngân sách nhà nước
a. Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN
- Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán ngân sách nhà nước từ
KBNN gồm các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ
quan, đơn vị như sau:

Chuyên đề tốt nghiệp


81

+ Các cơ quan hành chính nhà nước;


+ Các đơn vị sự nghiệp;
+ Các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí
thường xuyên;
+ Các tổng công ty nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ
thường xuyên theo quy định của pháp luật.
- Quy trình chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN:
+ Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã đăng ký với KBNN và theo yêu cầu
nhiệm vụ chi thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước lập giấy rút
dự toán ngân sách nhà nước kèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi
giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán. Trường hợp phát sinh các
khoản chi cần thiết cấp bách trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước năm
được giao, nhưng vượt quá nhu cầu chi quý đơn vị đã gửi KBNN thì KBNN
vẫn chi, song phải báo cáo kịp thời cho cơ quan tài chính đồng cấp để chủ
động cân đối nguồn;
+ KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng
ngân sách nhà nước theo quy định, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán
trực tiếp cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá,
dịch vụ hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN.
+ Khi thực hiện chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN, KBNN thực
hiện chi cho đơn vị sử dụng NSNN theo đúng các mục chi thực tế trong phạm
vi các nhóm mục đã được giao trong dự toán ngân sách nhà nước. Riêng
nhóm mục chi khác trong dự toán NSNN được phép thanh toán để chi cho tất
cả các nhóm mục, song phải hạch toán theo đúng mục thực chi.
Từ năm ngân sách 2008, thực hiện chuyển hình thức cấp phát bằng lệnh
chi tiền sang rút dự toán tại KBNN đối với các nhiệm vụ chi sau:

Chuyên đề tốt nghiệp


82

+ Chi trả nợ, viện trợ;


+ Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và một số
khoản chi khác theo quyết định của thủ trưởng cơ quan tài chính.
b. Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền
- Đối tượng thực hiện chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền bao
gồm: Chi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ
thường xuyên với NSNN;
- Trách nhiệm của cơ quan tài chính, KBNN trong việc kiểm soát, thanh
toán theo hình thức lệnh chi tiền:
+ Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính
chất của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện cấp phát ngân sách nhà nước
theo chế độ quy định;
+ KBNN thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước và thanh toán cho đơn
vị sử dụng NSNN theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.
3.1.3. Quy trình kế toán thu – chi NSNN
3.1.3.1 Quy trình kế toán thu NSNN bằng tiền mặt
a. Quy trình thu NSNN bằng Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt tại
KBNN Na Hang:
- Khi nhận được 03 liên giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt từ người
nộp, kế toán KBNN kiểm tra nội dung chứng từ và chuyển cho thủ quỹ theo
đường nội bộ để thu tiền;
- Thủ quỹ KBNN kiểm tra chứng từ, nhận tiền, kiểm đếm, lập bảng kê
loại tiền và yêu cầu người nộp ký vào bảng kê, ghi sổ quỹ, ký tên và đóng dấu
“Đã thu tiền” vào các liên giấy nộp tiền, sau đó lưu bảng kê loại tiền và
chuyển lại các liên giấy nộp tiền cho kế toán theo đường nội bộ;

Chuyên đề tốt nghiệp


83

- Kế toán ghi mã điều tiết, mã nguồn (nếu có), định khoản kế toán, ký
tên, chuyển kế toán trưởng ký, đóng dấu vào các liên giấy nộp tiền; hoạch
toán thu NSNN và xử lý các liên chứng từ như quy định.
b. Quy trình thu NSNN bằng biên lai thu tại KBNN Na Hang:
- Khi đối tượng nộp tiền vào NSNN; kế toán thu NSNN lập 03 liên biên
lai thu, ghi đầy đủ các yếu tố trên biên lai, cùng người nộp ký tên trên các
biên lai thu và xử lý: 1liên lưu cuống biên lai; 2 liên chuyển cho thủ quỹ theo
đường nội bộ để thu tiền;
- Thủ quỹ căn cứ 02 liên biên lai thu do kế toán chuyển đến, nhận tiền từ
người nộp, kiểm đếm, vào sổ qũy, ký tên, đóng dấu “Đã thu tiền” vào các liên
biên lai thu; sau đó, trả cho người nộp 1 liên, liên còn lại chuyển cho kế toán;
- Cuối ngày, kế toán thu NSNN tập hợp biên lai thu của các khoản thu có
cùng nội dung để lập 02 liên bảng kê biên lai thu. Kế toán và thủ quỹ đối
chiếu số tiền đã thu và số tiền trên cuống biên lai và các bảng kê biên lai;
- Căn cứ số tiền đã thu ghi trên bảng kê biên lai thu, kế toán lập 3 liên
giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt, ghi đầy đủ các yếu tố và ký tên vào vị
trí người nộp tiền; sau đó chuyển 3 liên giấy nộp tiền, bảng kê biên lai thu và
các liên biên lai thu kèm theo cho thủ quỹ;
- Thủ quỹ kiểm soát, đóng dấu “Đã thu tiền” trên các liên giấy nộp tiền
và bảng kê biên lai; kế toán chuyển chứng từ cho KT trưởng KBNN kiểm
soát, ký tên; đóng dấu “Kế toán KBNN” vào các liên giấy nộp tiền và hạch
toán thu NSNN.
3.1.3.2 Quy trình kế toán chi NSNN bằng tiền mặt
Tại KBNN huyện Na Hang diễn ra hai nghiệp vụ kế toán chi NSNN chủ
yếu là kế toán chi thường xuyên; kế toán chi đầu tư và CTMT có tính chất đầu

3.1.3.2.1 Quy trình kế toán chi thường xuyên

Chuyên đề tốt nghiệp


84

Kinh phí thường xuyên là loại kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách các
cấp.
a. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách:
- Đăng ký giao dịch với KBNN:
+ Khi nhận được quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, đơn vị
phải gửi tới KBNN nơi giao dịch bản dự toán chi tiết đến Loại, Khoản của
Mục lục ngân sách nhà nước (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi
và không phân bổ chi tiết theo từng quý trong năm) của đơn vị mình.
+ Đăng ký mở tài khoản tại KBNN để thực hiện giao dịch.
- Khi có nhu cầu chi: Căn cứ vào dự toán được giao, thủ trưởng đơn vị sử
dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước kèm theo các hồ sơ
thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.
b. Đối với kế toán KBNN:
+ Kế toán căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của cấp có thẩm
quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách để lập Phiếu nhập dự toán ngân sách. Kế
toán ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ như: cấp ngân sách, niên độ ngân
sách, loại kinh phí (kinh phí thường xuyên, kinh phí ủy quyền), tên, mã số
đơn vị sử dụng ngân sách, loại dự toán (dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự
toán điều chỉnh), mã tính chất nguồn kinh phí, cơ cấu phân bổ ngân sách
(chương, loại, khoản, nhóm mục), số tiền, ngày hạch toán…;sau đó ký xác
nhận trên chứng từ theo chức danh quy định.
+ Tiến hành mở tài khoản chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách căn
cứ theo yêu cầu mở tài khoản của các đơn vị.
+ Căn cứ vào dự toán được giao, kế toán KBNN hạch toán chi cho các
đơn vị sử dụng ngân sách khi kiểm tra, kiểm soát thấy các hồ sơ thanh toán
của đơn vị sử dụng đủ điều kiện quy định.

Chuyên đề tốt nghiệp


85

3.1.3.2.2 Quy trình kế toán thanh toán vốn đầu tư bằng tiền mặt
- Phòng Thanh toán vốn:
+ Sau khi tiếp nhận nguồn vốn, dự toán kinh phí đầu tư, mức vốn đầu tư
của ngân sách các cấp yêu cầu phòng Kế toán mở các tài khoản chi tiết theo
chương trình đầu tư, CTMT để theo dõi việc sử dụng từng loại nguồn vốn.
+ Khi nhận được quyết định giao công trình (dự án) cho chủ đầu tư (chủ
dự án) của cấp có thẩm quyền từ chủ đầu tư (chủ dự án), Phòng yêu cầu
phòng Kế toán mở các tài khoản chi tiết cho từng chủ đầu tư (chủ dự án).
+ Kiểm soát các chứng từ thực chi và tạm ứng mà chủ đầu tư (chủ dự án)
yêu cầu thanh toán, nếu đầy đủ điều kiện phòng sẽ xác nhận và yêu cầu phòng
Kế toán thanh toán.
- Phòng Kế toán:
+ Mở tài khoản cho từng chương trình đầu tư (CTMT), chủ đầu tư (chủ
dự án) theo yêu cầu của phòng Thanh toán vốn và Giấy đăng ký mở tài khoản,
đăng ký mẫu chữ ký của kế toán, chủ đầu tư.
+ Căn cứ chứng từ thanh toán vốn do Phòng Thanh toán vốn gửi theo
đường nội bộ tiến hành hạch toán thanh toán vốn đầu tư chi tiết đến từng cấp
ngân sách, niên độ, mục lục ngân sách, chủ đầu tư (chủ dự án), số tiền tạm
ứng/thực chi của từng món thanh toán.
- Thực hiện đối chiếu số liệu giữa phòng Thanh toán vốn và phòng Kế
toán đảm bảo khớp về tổng số vốn đã thanh toán chi tiết đến từng cấp ngân
sách, niên độ, mục lục ngân sách, chủ đầu tư (ban quản lý dự án).
3.1.4. Phương pháp hạch toán
3.1.4.1 Hạch toán Thu NSNN bằng tiền mặt
Kế toán thu thuế, thu tiền phạt, thu phí và lệ phí
+ Căn cứ chứng từ thu: giấy nộp tiền vào NSNN, bảng kê biên lai… kế
toán ghi:

Chuyên đề tốt nghiệp


86

Nợ TK 50
Có TK 741.01
+ Đồng thời điều tiết cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 741.01
Có TK 701.01, 711.01, 721.01
3.1.4.2 Hạch toán Chi NSNN bằng tiền mặt
3.1.4.2.1 Hạch toán Chi thường xuyên
a. Kế toán thực chi NSNN
- Căn cứ giấy rút dự toán NS kèm theo chứng từ, hoá đơn hợp lệ theo
quy định, kế toán ghi:
Nợ TK 301.01, 311.01, 321.01
Có TK 50
Đồng thời ghi xuất TK 06 ngoại bảng tương ứng
- Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (an ninh, quốc phòng)
Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được phép rút kinh phí ngân sách để
chuyển vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị dự toán cấp dưới.
+ Căn cứ giấy rút dự toán ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 301.01
Có TK 931.02, 931.03
Đồng thời ghi xuất TK 06 ngoại bảng.
+ Căn cứ chứng từ chi của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 931.02, 931.03
Có TK 50
b. Kế toán tạm ứng chi NSNN
Căn cứ vào giấy rút dự toán NS có ghi rõ nội dung tạm ứng chi của các
đơn vị kế toán ghi:
Nợ TK 301.11, 311.11. 321.11

Chuyên đề tốt nghiệp


87

Có TK 50
Đồng thời ghi xuất TK 06
c. Kế toán thanh toán tạm ứng chi NSNN
Căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng kèm theo hồ sơ kiểm soát chi, kế
toán ghi:
Nợ TK 301.01, 311.01, 321.01
Có TK 301.11, 311.11, 321.11
d. Kế toán thu hồi giảm chi:
- Trường hợp thu hồi khi chưa quyết toán: Căn cứ giấy nộp trả kinh phí
của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 50
Có TK 301.11, 311.11, 321.11
Hoặc Có TK 301.01, 311.01, 321.01
Đồng thời phục hồi dự toán kinh phí cho đơn vị, ghi: Đỏ xuất TK 06
tương ứng.
- Trường hợp thu hồi khi đã quyết toán ngân sách: Căn cứ giấy nộp trả
kinh phí của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 50
Có TK 741
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách được hưởng
Nợ TK 741
Có TK 701, 711, 721
3.1.4.2.2 Kế toán chi đầu tư
a. Kế toán tạm ứng vốn đầu tư:
- Căn cứ giấy rút vốn đầu tư đã được bộ phận Thanh toán vốn đầu tư kiểm
soát, kế toán ghi:
Nợ TK 301.13, 311.13, 321.13

Chuyên đề tốt nghiệp


88

Có TK 501
Đồng thời ghi:
Nợ TK 341.11, 342.11, 343.11
Có TK 841.01, 842.01, 843.01
- Trường hợp ứng trước kế hoạch vốn đầu tư: Căn cứ Giấy rút vốn đầu tư
đã được bộ phận Thanh toán vốn đầu tư kiểm soát, kế toán ghi:
Nợ TK 303.13, 313.13, 323.13
Có TK 501
Đồng thời ghi:
Nợ TK 341.11, 342.11, 343.11
Có TK 841.01, 842.01, 843.01
b. Kế toán thanh toán tạm ứng vốn đầu tư
- Căn cứ giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư được bộ phận Thanh
toán vốn đầu tư kiểm soát, chuyển đến, kế toán ghi:
Nợ TK 301.03, 311.03, 321.03
Có TK 301.13, 311.13. 321.13
Đồng thời ghi:
Nợ TK 341.01, 342.01, 343.01
Có TK 341.11, 342.11, 343.11
- Thu hồi vốn ứng trước kế hoạch:
+ Trường hợp đã có kế hoạch vốn, chưa có khối lượng hoàn thành: Căn cứ
đề nghị của bộ phận Thanh toán vốn đầu tư, kế toán lập phiếu chuyển khoản
ghi:
Nợ TK 301.13, 311.13, 321.13
Có TK 303.13, 313.13, 323.13
+ Trường hợp đã có kế hoạch vốn, có khối lượng hoàn thành, căn cứ đề
nghị của bộ phận Thanh toán vốn đầu tư, kế toán lập phiếu chuyển khoản ghi:

Chuyên đề tốt nghiệp


89

Nợ TK 301.03, 311.03, 321.03


Có TK 303.13, 313.13, 323.13
Đồng thời ghi:
Nợ TK 341.01, 342.01, 343.01
Có TK 341.11, 342.11, 343.11
c. Kế toán thực chi vốn đầu tư
Căn cứ giấy rút vốn đầu tư đã được bộ phận Thanh toán vốn đầu tư kiểm
soát, kế toán ghi:
Nợ TK 301.03, 311.03, 321.03
Có TK 501
Đồng thời ghi:
Nợ TK 341.01, 342.01, 343.01
Có TK 841.01, 842.01, 843.01
d. Kế toán thu hồi vốn đầu tư
- Khi chưa quyết toán niên độ ngân sách:
Căn cứ giấy nộp trả vốn đầu tư bằng tiền mặt có ghi rõ mục lục ngân sách,
kế toán ghi:
Nợ TK 501
Có TK 30, 31, 32
Đồng thời ghi giảm số vốn tạm ứng, thanh toán và nguồn vốn đầu tư
Đỏ nợ TK 341, 342, 343
Đỏ có TK 841, 842, 843
- Khi đã quyết toán niên độ ngân sách
Căn cứ giấy nộp trả vốn đầu tư bằng tiền mặt có ghi rõ mục lục ngân sách,
kế toán ghi:
Nợ TK 501
Có TK 741

Chuyên đề tốt nghiệp


90

Đồng thời điều tiết 100% cho cấp ngân sách được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 741.01
Có TK 701, 711, 712
Và ghi giảm số vốn đã thanh toán và nguồn vốn XDCB:
Đỏ nợ TK 341.01, 342.01, 343.01
Đỏ có TK 841.01, 842.01, 843.01
e. Kế toán quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành
Căn cứ lệnh tất toán tài khoản dự án, công trình hoàn thành được duyệt, kế
toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán tất toán tài khoản nguồn vốn và tài
khoản thanh toán vốn đầu tư
- Nếu là vốn đầu tư thuộc NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 841.01, 842.01
Có TK 341.01, 342.01
- Nếu là vốn CTMT, kế toán ghi:
Nợ TK 851.01, 852.01
Có TK 351.01, 352.01
- Nếu là vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác, kế toán ghi:
Nợ TK 861.01, 862.01
Có TK 361.01, 362.01
3.1.4.2.3 Kế toán Chi chuyển giao
a. Hạch toán chi bổ sung từ NS tỉnh cho NS huyện:
- Căn cứ giấy rút dự toán của Phòng Tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 311.05 (chi tiết MLNSNN)
Có TK 741.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách huyện, kế toán ghi:
Nợ TK 741.01 (chi tiết MLNSNN)
Có TK 721.01

Chuyên đề tốt nghiệp


91

Ghi xuất ngoại bảng 111.01


- Trường hợp được ứng trước dự toán, căn cứ Giấy rút dự toán của Phòng
Tài chính, kế toán hạch toán:
Nợ TK 313.15 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 743.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách huyện, kế toán ghi:
Nợ TK 743.01 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 723.01
Ghi xuất ngoại bảng 111.03
b. Hạch toán chi bổ sung từ NS huyện cho NS xã:
- Căn cứ Giấy rút dự toán của UBND xã, kế toán ghi:
Nợ TK 321.05 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 741.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách xã, kế toán ghi:
Nợ TK 741.01 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 731.01 (Chi tiết theo xã)
Ghi xuất ngoại bảng 112.01
- Trường hợp ứng trước dự toán, căn cứ Giấy rút dự toán của UBND xã,
kế toán hạch toán:
Nợ TK 323.15 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 743.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách xã, kế toán ghi:
Nợ TK 743.01 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 733.01
Ghi xuất ngoại bảng 112.03
3.1.5. Yêu cầu của bài toán

Chuyên đề tốt nghiệp


92

Chương trình kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt được đặt ra yêu cầu
quản lý việc hạch toán các khoản thu – chi NSNN chi tiết đến từng chương,
loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước; tạo lập và theo
dõi các tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các khách
hàng có phát sinh giao dịch tại KBNN; đưa ra các báo cáo cần thiết cho quá
trình quản lý.

Chuyên đề tốt nghiệp


93

3.2. Phân tích chi tiết HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
3.2.1 Sơ đồ chức năng (BFD) của hệ thống

Kế toán thu – chi


NSNN

Kế toán Thu Kế toán Chi


NSNN NSNN

Chi thường Thanh toán


Hạch toán thu
xuyên vốn đầu tư
NSNN

Quản lý TK của Qlý TK của


ĐVSDNS CT đầu tư,
Lập báo cáo
CTMT, chủ
Thu NSNN
đầu tư

Hạch toán
chi TX Hạch toán
chi đầu tư

Lập báo
cáo chi TX Lập báo
cáo chi
đầu tư

Chuyên đề tốt nghiệp


94

3.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của hệ thống


3.2.2.1 Sơ đồ mức ngữ cảnh
Sơ đồ mức ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của HTTT Kế toán
thu – chi NSNN bằng tiền mặt.

Giấy rút vốn, hồ sơ, chứng từ y/c thanh toán

QĐ giao công trình


Chứng từ nộp vào NSNN

Chứng từ có xác nhận Phòng Kế hoạch


- thanh toán vốn
y/c mở TK
y/c mở TK
Khách hàng HTTT
Ct y/c thanh toán đã qua
Thông tin Kế toán kiểm soát
TK thu – chi y/c đối chiếu số liệu
NSNN
Thông tin dự toán
Giấy rút dự toán, chứng Thông tin chi đầu tư
từ, hồ sơ thanh toán BC thu – chi
Chứng từ đã hạch toán chi NSNN

y/c lập
y/c thông tin
BC thu
– chi
Cơ quan Thuế, Thông tin NSNN Ban giám đốc
Tài chính KBNN

Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt

Hệ thống phục vụ 3 đối tượng khách hàng: Đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước, chủ đầu tư và đối tượng nộp tiền vào ngân sách tại KBNN.

Chuyên đề tốt nghiệp


95

3.2.2.2 Sơ đồ DFD mức 0 của HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền
mặt

Thông tin phản hồi


Y/c thông tin

CT nộp vào NSNN Y/c lập báo cáo


1.0 Thu NSNN
CT có xác nhận

Báo cáo
TT Ban GĐ
Tt tổng
thu KBNN
hợp thu
NS
NSNN
Khách hàng
CSDL kế toán
Tt tổng
hợp chi
NS Tt
chi Y/c
Thông tin TK
NS lập
y/c mở TK báo
cáo
Thông tin dự toán 2.0 Chi
Giấy rút dự toán, ct, NSNN Báo cáo
hồ sơ thanh toán
Chứng từ đã hạch toán chi
Y/c thông tin
QĐ giao công trình y/c
thông Thông
Giấy rút vốn, ct, hồ sơ Tt nguồn vốn tin phản
y/c thanh toán
tin hồi Cơ quan Thuế,
CT đã qua Tài chính
kiểm soát
Phòng Kế hoạch
-thanh toán vốn
Tt chi đầu tư

Chuyên đề tốt nghiệp


96

3.2.2.3Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng 1.0

chứng từ nộp vào NS


1.1 Hạch
chứng
toán thu NS
từ thu
chứng từ có xác nhận NS

Thông tin
thu NS

Khách hàng CSDL kế toán

Ban GĐ KBNN
Thông y/c
tin tổng báo
hợp thu cáo
NS
Báo cáo
y/c thông tin 1.2 Lập báo
cáo
Cơ quan Thuế,
Tài chính
Thông tin phản hồi

Chuyên đề tốt nghiệp


97

3.2.2..4 Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng 2.0

y/c lập tài khoản


Thông tin dự toán chứng từ chi TX
2.1 Chi
giấy rút dự toán
thường
y/c lập báo cáo
hồ sơ, chứng từ chi xuyên
Báo cáo
Ban GĐ KBNN
Thông
Thông tin TK tin chi
Khách hàng TX
chứng từ trả khách
Tt phản hồi
CSDL Kế toán
QĐ Thông
giao tin y/c thông tin
công thanh
trình toán Cơ quan
vốn Tài chính
giấy 2.2 y/c thông tin
rút
vốn,
Thanh
hồ sơ, toán vốn Tt phản hồi
chứng
từ xin
thanh
toán Tt nguồn vốn

Phòng kế hoạch y/c mở TK


– thanh toán chứng từ thanh toán vốn
vốn chứng từ đã kiểm soát

Chuyên đề tốt nghiệp


98

3.2.2.5 Sơ đồ DFD mức 2 của chức năng 2.1

Thông tin dự toán


y/c mở TK 2.1.1 Quản
lý tài khoản
Thông tin TK Thông tin TK

hồ sơ, chứng từ
Khách hàng CSDL Kế toán
giấy rút dự toán

2.1.2 Hạch
chứng từ đã hạch toán toán chi TX Thông tin hạch toán

Thông tin tổng hợp

Chứng từ chi TX 2.1.3 Lập y/c lập BC


báo cáo Ban GĐ KBNN
Báo cáo

y/c thông tin

Thông tin
phản hồi

Cơ quan Tài chính

Chuyên đề tốt nghiệp


99

Chuyên đề tốt nghiệp


100

3.2.2.6 Sơ đồ DFD mức 2 của chức năng 2.2

Đăng ký mở TK chủ đầu tư

Khách hàng Thông tin TK

2.2.1 Quản Thông tin TK


chứng lý TK
từ

giao y/c mở TK nguồn vốn,
CT CTMT
2.2.2 Hạch
toán chi đầu
chứng từ đã tư
Phòng kế hoạch – kiểm soát
Thông tin
thanh toán vốn
hạch toán

Chứng từ chi đầu tư


CSDL kế toán

Thông tin phản hồi


Thông tin tổng hợp
y/c thông tin
2.2.3 Lập
báo cáo y/c lập BC
y/c thông tin

Báo cáo
Cơ quan Tài chính Ban GĐ KBNN
Thông tin phản hồi

Chuyên đề tốt nghiệp


101

3.2.3. Sơ đồ luồng thông tin (IFD) của hệ thống


3.2.3.1 Sơ đồ luồng thông tin quá trình thu NS
Thời điểm Đối tượng nộp Cán bộ kế toán Thủ quỹ
Sau khi cơ
quan quản lý Giấy nộp Kiểm tra Chứng từ
tiền vào nội dung đã kiểm tra
thu ra thông NSNN
báo bằng tiền
mặt Chứng từ
đã thu tiền Thu tiền,
ký và
đóng dấu
Hạch toán,
ký và đóng
dấu

chứng chứng từ
từ đã hạch
toán

Nhập
chứng từ

CSD
L kế
toán

In báo cáo

Chuyên đề tốt nghiệp


102

3.2.3.2 Luồng thông tin quá trình chi thường xuyên


Thời điểm Đơn vị sử dụng Cán bộ kế toán KBNN
ngân sách
Khi có quyết định
Quyết
giao dự toán của Kiểm tra Dự
định
cấp có thẩm giao dự toán
toán đã
quyền Dự toán
kiểm
đã kiểm
tra
tra
Bản dự
toán chi
tiết và
đăng ký Lập phiếu
mở TK nhập dự toán

Phiếu nhập
dự toán

Mở TK,
nhập dự toán

CSD
L kế
toán
In báo Báo
cáo cáo

Chứng từ Nhập CT
Khi có nhu cầu
chi Chứng
Giấy rút dự từ hạch Hạch toán
toán toán chi
Chứng
Hồ sơ Kiểm Chứng từ từ lưu
thanh toán tra hợp lệ

Chuyên đề tốt nghiệp


103

3.2.3.3 Luồng thông tin quá trình chi đầu tư


Thời điểm Chủ đầu tư Cán bộ thanh Cán bộ kế toán KBNN
toán vốn
Sau khi tiếp
Y/c mở
nhập nguồn TK chi Mở TK CT
vốn, dự toán tiết cho đầu tư,
từng CT CTMT, chủ
kinh phí đầu đầu tư đầu tư
tư, mức vốn và
CTMT
đầu tư CSD
Khi cấp có L Kế
Y/c mở toán
thẩm quyền
Quyết TK cho
quyết định định giao từng chủ
giao công công trình đầu tư
In báo Báo cáo
trình cho chủ
cáo
đầu tư

Nhập
chứng từ

CT đã Chứng
Chứng
hạch từ lưu
từ
toán

Hạch
toán chi
Khi có nhu
Chứng
cầu thanh từ tạm
Kiểm tra, Chứng từ
toán ứng,
thực chi kiểm soát hợp lệ

Chuyên đề tốt nghiệp


104

3.3. Thiết kế logic HTTT kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
3.3.1. Thiết kế CSDL lôgíc
3.3.1.1 Khái quát về thiết kế CSDL
Thiết kế CSDL là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống
thông tin mới. Tuy nhiên việc xác định yêu cầu thông tin là một công việc rất
khó thực hiện và không tồn tại một phương pháp nào thích hợp cho mọi hoàn
cảnh. Nhưng cũng có một số cách thức cơ bản để xác định yêu cầu thông tin,
đó là:
Hỏi người sử dụng cần thông tin gì?: những thông tin gì là cần thiết đối
với người sử dụng? và nội dung của những thông tin đó. Phương pháp này có
hiệu quả trong trường hợp, người sử dụng hiểu rõ cấu trúc của nhiệm vụ phải
làm, nhiệm vụ có cấu trúc tương đối cao và độ phức tạp, kích cỡ nhỏ.
Phương pháp đi từ hệ thống thông tin đang tồn tại: Đôi khi việc xác định
các đầu ra, nội dung của các đầu ra mà hệ thống thông tin mới sản sinh là rất
khó khăn đối với người sử dụng, trong trường hợp đó người ta có thể phỏng
theo hệ thống thông tin đang tồn tại.
Tổng hợp từ đặc trưng của nhiệm vụ mà HTTT trợ giúp: Phân tích viên
nghiên cứu các đặc trưng của nhiệm vụ, cấu trúc của nó, mối liên hệ của các
nhiệm vụ thành phần, từ đó suy diễn ra nhu cầu thông tin. Phương pháp này
thích hợp cho trường hợp, nhiệm vụ cần trợ giúp là ít có cấu trúc. Nó đòi hỏi
phân tích viên phải am hiểu sâu sắc một hoặc nhiều phương pháp cho phép
thực hiện một công việc tổng hợp như vậy.
Phương pháp thực nghiệm: Phân tích viên sẽ xác định tập hợp đầu tiên
các nhu cầu chuyển nhanh chóng thành mẫu, mẫu này được đưa cho người sử
dụng xem xét và đánh giá, phân tích viên sẽ xác định những nhu cầu thông tin
chưa được thoả mãn và bổ sung chúng vào mẫu thứ hai. Các bước này sẽ

Chuyên đề tốt nghiệp


105

được lặp lại cho đến khi người sử dụng thấy thoả mãn với những thông tin mà
mẫu xây dựng đưa ra. Sau đó phân tích viên tiến hành thiết kế logic hệ thống.
Các phương pháp thiết kế CSDL:
Có bốn phương pháp thiết kế CSDL đó là:
Phương pháp nguyên mẫu: Phương pháp thiết kế này dựa vào một cơ sở
dữ liệu đã gắn với hệ thống.
Phương pháp điều tra nhu cầu thông tin của những người sử dụng: việc
thiết kế sẽ được dựa trên những nhu cầu thông tin người sử dụng mà người sử
dụng đưa ra trong quá trình điều tra. Sau khi thu thập thông tin từ phía người
sử dụng thì cán bộ phân tích sẽ tổng hợp những thông tin đó lại (có thể lược
bớt những thông tin không cần thiết, và bổ sung một số thông tin còn thiếu).
Phương pháp thiết kế từ các thông tin đầu ra: Đây là một trong hai
phương pháp thiết kế khá phổ biến trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Từ những
đầu ra chủ yếu của hệ thống thông tin, thực hiện việc chuẩn hoá và tích hợp
lại để tạo ra một cơ sở dữ liệu.
Phương pháp mô hình hoá theo mô hình quan hệ thực thể: Từ mô hình
quan hệ thực thể (ERD) thực hiện các bước chuyển đổi sang sơ đồ cấu trúc dữ
liệu để tạo ra một cơ sở dữ liệu.
Để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhiều bài toán, đôi khi phải
kết hợp một số hoặc cả bốn phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu với nhau chỉ
để tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất phù hợp với hệ thống thông tin.
3.3.1.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
Việc thiết kế CSDL Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt được kết hợp
cả hai phương pháp nguyên mẫu và thiết kế từ các thông tin đầu ra.
Thiết kế CSDL đi từ các thông tin đầu ra gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định các đầu ra
- Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra.

Chuyên đề tốt nghiệp


106

- Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận chúng.


Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra
từng đầu ra.
- Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra:
+ Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin được gọi là các
thuộc tính. Liệt kê các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc
tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu.
+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra
hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Những thuộc tính không phải là thứ sinh
thì được gọi là thuộc tính cơ sở.
+ Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra.
+ Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính
cơ sở. Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý.
- Thực hiện việc chuyển hoá mức 1 (1.NF)
Chuẩn hoá mức một quy định là phải tách các thuộc tính lặp ra thành các
danh sách con, gán thêm cho nó một tên và tìm cho nó một thuộc tính định
danh riêng, và thêm vào một thuộc tính định danh của danh sách gốc. Khi đó
danh sách gốc được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Gồm các thuộc tính lặp và phần khoá xác định chúng.
Danh sách 2: Gồm các thuộc tính còn lại và toàn bộ khoá nhưng không
chứa thuộc tính lặp.
- Thực hiện việc chuẩn hoá mức 2 (2.NF)
Chuẩn hoá mức 2 quy định là nếu có sự phụ thuộc hàm (tức là phụ thuộc
vào một phần của khoá) thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ
phận của khoá thành một danh sách con mới, lấy bộ phận của khoá đó làm
khoá cho danh sách mới, và đặt cho danh sách mới này một tên riêng phù hợp

Chuyên đề tốt nghiệp


107

với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. Khi đó danh sách (có sự phụ
thuộc hàm) được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khoá và phần khoá
xác định chúng.
Danh sách 2: Các thuộc tính còn lại và toàn bộ khoá.
- Thực hiện chuẩn hoá mức 3 (3NF)
Chuẩn hoá mức 3 quy định rằng nếu có sự phụ thuộc bắc cầu, thì phải tách
chúng thành hai danh sách, xác định khoá và đặt tên cho mỗi danh sách vừa
tách. Khi đó danh sách gốc được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Gồm các thuộc tính phụ thuộc bắc cầu và thuộc tính cầu.
Danh sách 2: Gồm các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu.
Bước 3: Tích hợp các tệp để tạo ra một CSDL
Sau khi đã thực hiện việc chuẩn hoá các chứng từ trên. Có thể tiến hành
tích hợp các tệp cùng mô tả về một thực thể có nghĩa là tạo ra một danh sách
chung.
a. Từ đầu ra là Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt và Sổ chi tiết thu
NSNN ta lập được danh sách các thuộc tính sau:

Chuyên đề tốt nghiệp


Danh sách các thuộc 1NF 2NF 3NF
tính
Ngày hạch toán Thu NSNN 108 1. Thu NSNN
Số bút toán Ngày hạch toán Ngày hạch toán
Số chứng từ Số bút toán Số bút toán
Đối tượng nộp tiền Số chứng từ Số chứng từ
Mã số (số CMND) Đối tượng nộp thuế Mã số thuế
Đối tượng nộp thuế Mã số thuế (đối tượng nộp)
Mã số thuế Nộp vào NSNN tại Mã chương
Nộp vào NSNN tại KBNN Mã loại
KBNN Cơ quan quản lý thu Mã khoản
Tỉnh, thành phố Mã số Mã mục
Cơ quan quản lý thu Mã chương Mã tiểu mục
Mã số Mã loại Mã địa bàn
Số TT Mã khoản Số tiền
Chương Mã mục Mã nguồn
Loại Mã tiểu mục Mã điểu tiết
Khoản Mã địa bàn Tài khoản nợ
Mục Số tiền Tài khoản có
Tiểu mục Mã nguồn Mã ngân hàng
Kỳ thuế Mã điều tiết (KBNN)
Số tiền Tài khoản nợ
Mã nguồn Tài khoản có
Mã điều tiết Mã ngân hàng
Nợ TK (KBNN)
Danh mục Chương 2.Danh mục đối
Có TK
Mã chương tượng nộp thuế
Mã địa bàn
Tên chương Mã số thuế
Mã ngân hàng
Họ tên
(KBNN)
Địa chỉ
Điện thoại
CMND
Ngày cấp
Nơi cấp
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục Loại 3.Danh mục KBNN
Mã loại Mã KBNN
109

b. Từ Lệnh chi tiền, Lệnh chi tiền ngân sách xã (kiêm lĩnh tiền mặt), Giấy rút
dự toán kiêm lĩnh tiền mặt, Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT), Sổ
chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt, Sổ chi tiết thanh toán vốn đầu tư và Sổ tổng
hợp theo dõi dự toán ngân sách, ta có danh sách các thuộc tính sau:

Danh sách thuộc 1NF 2NF 3 NF


tính

Chuyên đề tốt nghiệp


110

Ngày hạch toán Chi NSNN 1. Chi NSNN


Số chứng từ
Ngày hạch toán Ngày hạch toán
Số bút toán
Số chứng từ Số chứng từ
Mã t/c nguồn
kinh phí Số bút toán Số bút toán

Mã số ĐVSDNS Mã t/c nguồn KP Mã t/c nguồn KP


Tên ĐVSDNS
Mã số ĐVSDNS Mã số ĐVSDNS
Tên CTMT
Tên ĐVSDNS Mã CTMT
Mã CTMT

Nợ TK Tên CTMT Mã TK

Có TK Mã CTMT Mã nguồn

Mã nguồn Mã TK Mã chương
Chương
Mã nguồn Mã loại
Loại
Mã chương Mã khoản
Khoản

Mục Mã loại Mã mục

Tiểu mục Mã khoản Mã tiểu mục

Số tiền Mã mục Số tiền


Cộng số tiền
Mã tiểu mục

Số tiền

Chuyên đề tốt nghiệp


111

2.Danh mục TK 10.Danh mục


ĐVSDNS
Mã TK
Mã ĐVSDNS
Tên TK
Tên ĐVSDNS

Địa chỉ

Điện thoại

3.Danh mục 11. Danh mục


Nguồn CTMT

Mã nguồn Mã CTMT

Tên nguồn Tên CTMT

Diễn giải

4.Danh mục
Chương

Mã chương

Tên chương

5.Danh mục
Loại

Mã loại

Tên loại

Chuyên đề tốt nghiệp


112

6.Danh mục
Khoản

Mã khoản

Tên khoản

7.Danh mục
Mục

Mã mục

Tên mục

8.DM Tiểu mục

Mã tiểu mục

Tên tiểu mục

9.DM t/c nguồn


KP

Mã t/c nguồn KP

Tên t/c nguồn KP

Chuyên đề tốt nghiệp


113

3.3.2. Các giải thuật trong chương trình


3.3.2.1. Thuật toán đăng nhập chương trình

Đúng

Nhập mật khẩu

Kiểm Hiện thông báo sai Tiếp


Sai tục
tra mật mật khẩu
khẩu ?

Sai
Đúng

Vào chương trình

Thoát khỏi
chương trình

KT

Chuyên đề tốt nghiệp


114

3.3.2.2 Thuật toán thêm bản ghi

Vào tính năng thêm mới


bản ghi

Nhập dữ liệu

Dữ liệu
Không có hợp lệ
?

Có lưu Không
không?

Lưu bản ghi mới vào


CSDL

KT

Chuyên đề tốt nghiệp


115

3.3.2.3. Thuật toán xóa bản ghi

Vào tính năng xóa


bản ghi

Chọn bản ghi cần


xóa

Có chắc
chắn xóa Sai
không?

Đúng

Xóa bản ghi trong


CSDL

KT

Chuyên đề tốt nghiệp


116

3.3.2.4. Thuật toán tìm kiếm

Vào chức năng


tìm kiếm

Chọn, nhập điều


kiện tìm kiếm

Điều không
kiện
hợp lệ ?

Hiện danh sách


thỏa mãn điều kiện

KT

Chuyên đề tốt nghiệp


117

3.3.2.5. Thuật toán tạo lập báo cáo

B
Đ

Chọn báo
cáo cần lập

Mở Form tạo
báo cáo

Thiết lập các


tham số liên
quan đến báo
cáo

Hiện báo
cáo

In báo
In báo
cáo Có
cáo
không
?

Không

Lập
báo K
Có cáo Không T
tiếp
không
?

Chuyên đề tốt nghiệp


118

3.4. Thiết kế giao diện chính của HTTT Kế toán Thu – chi NSNN bằng
tiền mặt
3.4.1Thiết kế menu chương trình

Chương trình kế toán thu – chi NSNN

Hệ thống Mục lục NSNN Nhập CT Tìm kiếm Báo cáo

DM nhân DM Chương Nhập chứng từ TK CT Thu


viên thu NSNN NSNN
DM Loại Nhập chứng từ
DM Từ TK CT Chi
chi NSNN NSNN
điển DM Khoản

Thoát DM Mục

DM Tiểu mục

Chuyên đề tốt nghiệp


119

3.4.2 Màn hình giao diện đăng nhập chương trình

Kiểm tra người sử dụng chương trình bằng cách kiểm tra mật khẩu, chỉ được
phép sử dụng chương trình khi có mật khẩu đúng tương ứng với mã nhân viên

Chuyên đề tốt nghiệp


120

3.4.3.Màn hình giao diện chính của chương trình

Đây là giao diện chính của chương trình, từ giao diện này người sử dụng
có thể chọn để thực hiện các công việc thích hợp như: cập nhật danh mục
nhân viên, danh mục tài khoản, mục lục NSNN, nhập các chứng từ thu – chi
phát sinh, tìm kiếm các chứng từ theo những tiêu chí khác nhau và xem các
báo cáo tương ứng. Giao diện còn cho phép vào những From chính bằng lối
tắt ngay trên màn hình.

Chuyên đề tốt nghiệp


121

3.4.4 Màn hình giao diện nhập tài khoản

Giao diện này không những cho cung cấp cho người sử dụng những thông tin
liên quan đến tài khoản hiện có như: Mã tài khoản, tên tài khoản, bậc tài
khoản và số hiệu tài khoản gốc mà còn cho phép tạo mới tài khoản, sửa thông
tin liên quan khác, xóa tài khoản.

Chuyên đề tốt nghiệp


122

3.4.5 Giao diện nhập chứng từ thu NS

Giao diện này cho phép người sử dụng nhập mới, thêm, sửa, xóa các thông tin
chi tiết của chứng từ thu ngân sách chi tiết theo mục lục NSNN

Chuyên đề tốt nghiệp


123

3.4.6 Giao diện nhập chứng từ chi NS

Với giao diện này người sử dụng có thể thêm mới các chứng từ chi NS chi
tiết theo mục lục NSNN, sửa các thông tin liên quan đến chứng từ, xóa chứng
từ, lưu lại vào CSDL các thông tin chính xác

Chuyên đề tốt nghiệp


124

3.4.7. Báo cáo chứng từ chi

Bảng kê chứng từ đưa ra các thông tin chi tiết liên quan đến chứng từ chi

Chuyên đề tốt nghiệp


125

3.4.8. Báo cáo chứng từ thu

Bảng kê chi tiết đưa ra các thông tin chi tiết của các chứng từ thu đã phát sinh

Chuyên đề tốt nghiệp


126

3.4.9 Báo cáo chi tiết tài khoản tiền mặt

Báo cáo chi tiết tài khoản tiền mặt cho phép đưa ra thông tin chi tiết về số
phát sinh nợ, có, và số dư của tài khoản 501

Chuyên đề tốt nghiệp


127

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập tại KBNN Na Hang em đã học hỏi và tiếp thu
thêm được kiến thức mới về kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN với sự giúp
đỡ, chỉ bảo của các cán bộ tại bộ phận Kế toán nhất là sự quan tâm, hướng
dẫn và đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS Trần Thị Thu Hà. Từ đó em quyết
định lựa chọn đề tài "Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN
bằng tiền mặt" để thực hiện.
Chuyên đề này thực hiện nhằm mục đích chủ yếu là áp dụng kiến thức đã
tiếp thu được của bản thân vào thực tế công việc.Tuy nhiên, do quỹ thời gian
thực tập quá ngắn lại thiếu kinh nghiệm tìm hiểu thực tế, sự hạn chế về kiến
thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc thực hiện, em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Chuyên đề tốt nghiệp


128

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài Chính (tháng 06 /2006)kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động
nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước", NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nước (2005), "Kho bạc Nhà nước Việt Nam -
Quá trình xây dựng và phát triển", NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nước, QĐ số: 748 KB/QĐ/TCCB ngày
24/12/2003, Quyết định của Tổng giám đốc KBNN: Quy định nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện trực thuộc KBNN tỉnh, Hà
Nội.
4. Bộ Tài chính (tháng 07/2003),"Luật ngân sách nhà nước và các văn bản
hướng dẫn thực hiện", NXB Tài chính, Hà Nội.
5. TS Trương Văn Tú, Trần Thị Song Minh (2000), "Giáo trình Hệ thống
thông tin quản lý", NXB Thống kê, Hà Nội.

Chuyên đề tốt nghiệp


129

PHẦN CODE CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mã nguồn của Form đăng nhập

Private Sub CmdThoat_Click()


Unload FrmMain
FrmDangNhap.Hide
End Sub

Private Sub CmdDangNhap_Click()


Dim cn As ADODB.Connection
Dim rs As ADODB.Recordset
Dim strSQL As String
Dim bHople As Boolean
Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source ="
& App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open
strSQL = "SELECT MaNhanVien,Matkhau FROM DMNhanVien"
Set rs = New ADODB.Recordset
rs.Open strSQL, cn, adOpenStatic, adLockOptimistic
If (rs.BOF = True) Then
MsgBox " Thong tin nhan vien khong co trong co so du lieu"
rs.Close
cn.Close
Exit Sub
End If

Chuyên đề tốt nghiệp


130

rs.MoveFirst
bHople = False
Do While (Not rs.EOF) And (Not bHople = True)
If (rs!MaNhanVien = TxtMaNhanVien.Text) And (rs!Matkhau =
TxtMatKhau.Text) Then
bHople = True
Else
rs.MoveNext
End If
Loop
rs.Close
cn.Close
If bHople = True Then
MsgBox ("Chao mung ban den voi chuong trinh Ke toan NSNN")
Unload Me
FrmMain.Show
Else
MsgBox "Ma nhan vien hoac mat khau sai!"
Unload Me
End If
End Sub
2. Mã nguồn của Form danh mục tài khoản
Option Explicit
Dim recnum
Dim xThem
Dim cn As ADODB.Connection
Dim res As New ADODB.Recordset

Chuyên đề tốt nghiệp


131

Private Sub Form_Load()


Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source ="
& App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open
Adodc1.Visible = True
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdLuu.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
Adodc1.Visible = True
DataGrid1.AllowDelete = False
DataGrid1.AllowUpdate = False
DataGrid1.AllowRowSizing = False
DataGrid1.AllowArrows = False
End Sub
Private Sub CmdThem_Click()
On Error GoTo Err_Them_click
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Adodc1.Recordset.AddNew
'DataGrid1.SetFocus
TxtMa.SetFocus
CmdThoat.Visible = False

Chuyên đề tốt nghiệp


132

CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
'CmdSearch.Visible = False
xThem = True
Exit_Them_click:
Exit Sub
Err_Them_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Them_click
End Sub
Private Sub CmdSua_Click()
On Error GoTo Err_Sua_click
recnum = Adodc1.Recordset.Bookmark
CmdThoat.Visible = False
CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
xThem = False
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Exit_Sua_click:
Exit Sub

Chuyên đề tốt nghiệp


133

Err_Sua_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Sua_click
End Sub
Private Sub CmdXoa_Click()
On Error GoTo Err_Xoa_click
Dim TraLoi
TraLoi = MsgBox("Ban muon xoa Ma Chuong " & _
Adodc1.Recordset.Fields("TenChuong") & " (cung voi cac thong tin lien
quan)?" _
, vbYesNo, "Thong bao")

If TraLoi = 6 Then
Adodc1.Recordset.Delete
Adodc1.Recordset.MoveNext
Adodc1.Recordset.Clone
If Adodc1.Recordset.EOF Then
Adodc1.Recordset.MoveLast
End If
End If
Exit_Xoa_click:
Exit Sub
Err_Xoa_click:
MsgBox "Khong the xoa ban ghi nay!"
Resume Exit_Xoa_click
End Sub
Private Sub CmdKhongLuu_Click()

Chuyên đề tốt nghiệp


134

On Error GoTo Err_KhongLuu_Click


Adodc1.Refresh
Adodc1.Recordset.Clone
Adodc1.Recordset.MoveLast
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
'CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False
Exit_KhongLuu_Click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_KhongLuu_Click:
MsgBox "Data is invalid!"
Resume Exit_KhongLuu_Click
End Sub

Private Sub CmdLuu_Click()


On Error GoTo Err_Luu_click
Adodc1.Recordset.UpdateBatch adAffectAll
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdKhongLuu.Visible = False

Chuyên đề tốt nghiệp


135

CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
' CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False
Exit_Luu_click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_Luu_click:
MsgBox "Data is invalid."
Resume Exit_Luu_click
End Sub
Private Sub CmdThoat_Click()
Unload Me
End Sub
3. Mã nguồn của Form tìm kiếm chứng từ
Option Explicit
Dim recnum
Dim xThem
Dim cn As ADODB.Connection

Private Sub CmdDung_Click()


Cbo1.Clear
CmdFind.Enabled = True
CmdDung.Enabled = False

Chuyên đề tốt nghiệp


136

End Sub

Private Sub CmdFind_Click()


CmdDung.Enabled = True
AddItem
Cbo1.SetFocus
CmdFind.Enabled = False
End Sub
Public Sub AddItem()
Cbo1.AddItem ("MaNhanVien")
Cbo1.AddItem ("SoChungTu")
Cbo1.AddItem ("TaiKhoanNo")
Cbo1.AddItem ("TaiKhoanCo")
End Sub

Private Sub CmdThoat_Click()


Unload Me
End Sub

Private Sub TxTFind_Change()


If Cbo1.Text = "" Or TxtFind = "" Then
Adodc1.Recordset.Filter = ""
Adodc1.Refresh
Exit Sub
End If
Adodc1.Recordset.Filter = Cbo1 & " LIKE '*" & TxtFind & "*'"
End Sub

Chuyên đề tốt nghiệp


137

Private Sub Form_Load()


Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source ="
& App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open
Adodc1.Visible = True
CmdThoat.Visible = True
CmdFind.Visible = True
CmdDung.Visible = True
Adodc1.Visible = True
DataGrid1.AllowDelete = False
DataGrid1.AllowUpdate = False
DataGrid1.AllowRowSizing = False
DataGrid1.AllowArrows = False
End Sub
4. Mã nguồn của Form nhập chứng từ
Option Explicit
Dim recnum
Dim xThem
Dim cn As ADODB.Connection
Dim res As New ADODB.Recordset

Private Sub Form_Load()


Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source ="
& App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open

Chuyên đề tốt nghiệp


138

Adodc1.Visible = True
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdLuu.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
Adodc1.Visible = True
DataGrid1.AllowDelete = False
DataGrid1.AllowUpdate = False
DataGrid1.AllowRowSizing = False
DataGrid1.AllowArrows = False
End Sub
Private Sub CmdThem_Click()
On Error GoTo Err_Them_click
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Adodc1.Recordset.AddNew
'DataGrid1.SetFocus
TxtSoCT.SetFocus
CmdThoat.Visible = False
CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
'CmdSearch.Visible = False

Chuyên đề tốt nghiệp


139

xThem = True
Exit_Them_click:
Exit Sub
Err_Them_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Them_click
End Sub
Private Sub CmdSua_Click()
On Error GoTo Err_Sua_click
recnum = Adodc1.Recordset.Bookmark
CmdThoat.Visible = False
CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
xThem = False
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Exit_Sua_click:
Exit Sub
Err_Sua_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Sua_click
End Sub
Private Sub CmdXoa_Click()
On Error GoTo Err_Xoa_click

Chuyên đề tốt nghiệp


140

Dim TraLoi
TraLoi = MsgBox("Ban muon xoa Chung Tu " & _
Adodc1.Recordset.Fields("SoChungTu") & " (cung voi cac thong tin lien
quan)?" _
, vbYesNo, "Thong bao")

If TraLoi = 6 Then
Adodc1.Recordset.Delete
Adodc1.Recordset.MoveNext
Adodc1.Recordset.Clone
If Adodc1.Recordset.EOF Then
Adodc1.Recordset.MoveLast
End If
End If
Exit_Xoa_click:
Exit Sub
Err_Xoa_click:
MsgBox "Khong the xoa ban ghi nay!"
Resume Exit_Xoa_click
End Sub
Private Sub CmdKhongLuu_Click()
On Error GoTo Err_KhongLuu_Click
Adodc1.Refresh
Adodc1.Recordset.Clone
Adodc1.Recordset.MoveLast
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True

Chuyên đề tốt nghiệp


141

CmdKhongLuu.Visible = False
CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
'CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False
Exit_KhongLuu_Click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_KhongLuu_Click:
MsgBox "Data is invalid!"
Resume Exit_KhongLuu_Click
End Sub

Private Sub CmdLuu_Click()


On Error GoTo Err_Luu_click
Adodc1.Recordset.UpdateBatch adAffectAll
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
' CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False

Chuyên đề tốt nghiệp


142

Exit_Luu_click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_Luu_click:
MsgBox "Data is invalid."
Resume Exit_Luu_click
End Sub
Private Sub CmdThoat_Click()
Unload Me
End Sub

Chuyên đề tốt nghiệp


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KBNN NA HANG -TUYÊN QUANG VÀ
ĐỀ TÀI THỰC HIỆN.......................................................................................4
1.1. VÀI NÉT VỀ KBNN NA HANG.........................................................4
1.1.1 Lịch sử ra đời, chức năng và quyền hạn của KBNN......................4
1.1.1.1 Lịch sử ra đời của hệ thống KBNN Việt Nam.................4
1.1.1.2 Chức năng và quyền hạn của KBNN Việt Nam..............10
1.1.2. Vài nét cơ bản về KBNN huyện Na Hang....................................13
1.1.2.1 Vị trí và chức năng của KBNN Na Hang.......................13
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Na Hang................13
1.1.2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của KBNN Na Hang...................15
1.1.2.4 Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận nghiệp vụ thuộc
KBNN Na Hang...............................................................................15
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN........................................18
1.2.1. Lý do chọn đề tài............................................................................18
1.2.2 Mục tiêu của đề tài..........................................................................20
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NSNN, KẾ TOÁN THU –
CHI NSNN VÀ PHÁT TRIỂN HTTT KẾ TOÁN..........................................20
A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KẾ TOÁN THU
– CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..........................................................20
1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..................................................................20
1.1 Khái niệm............................................................................................20
1.2. Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các
cấp..............................................................................................................21

Chuyên đề tốt nghiệp


1.2.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương..............................21
1.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.........................24
1.2.3. Nguồn thu của ngân sách địa phương..............................27
1.2.4. Việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo các yêu cầu......29
1.2.5. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương..........................30
2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NSNN, KẾ TOÁN THU – CHI NSNN
BẰNG TIỀN MẶT VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KBNN................33
2.1. Khái niệm...........................................................................................33
2.2. Quy định chung về Kế toán NSNN..................................................33
2.2.1. Đối tượng của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN ................................................................................................33
2.2.2. Nhiệm vụ của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ
KBNN ................................................................................................34
2.2.3. Phương pháp ghi chép........................................................35
2.2.4. Đơn vị tiền tệ........................................................................35
2.2.5. Kỳ kế toán.............................................................................35
2.2.6. Tài liệu kế toán....................................................................36
2.2.7. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán............................36
2.3. Chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi
NSNN bằng tiền mặt (Ban hành theo quyết định số 24/2006/QĐ – BTC
ngày 06/04/2006 của Bộ Tài chính).........................................................36
2.3.1. Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (Mẫu số C1-
02/NS) ...............................................................................................37
2.3.2. Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01/NS)......................................39
2.3.3. Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt (Mẫu số
C2-02/NS) ........................................................................................41

Chuyên đề tốt nghiệp


2.3.4. Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (Mẫu số
C2-04/NS) ........................................................................................43
2.3.5. Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT)
(Mẫu số C2-04b/NS) .......................................................................44
2.3.6. Phiếu nhập dự toán ngân sách...........................................45
2.4. Tài khoản kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi
NSNN bằng tiền mặt................................................................................46
2.4.1. Tài khoản loại III – Chi từ nguồn vốn NSNN và các
nguồn vốn khác...............................................................................48
2.4.2.Tài khoản loại V – Vốn bằng tiền.......................................52
2.4.3.Tài khoản loại VII – Thu NSNN..........................................53
2.5. Một số loại sổ kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi NSNN bằng
tiền mặt......................................................................................................55
2.5.1 Sổ cái tài khoản trong bảng (Mẫu số S1-01/KB)..............56
2.5.2 Sổ chi tiết tài khoản tiền mặt (Mẫu số S2-01/KB)............57
2.5.3 Sổ chi tiết thu NSNN (Mẫu số S2-05/KB) .........................58
2.5.4 Sổ chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt (Mẫu số S2-07/KB). 59
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN...........................................................................60
1. Khái niệm...............................................................................................60
2. Nguyên nhân dẫn tới việc phát triển một HTTT...............................63
3. Các giai đoạn phát triển HTTT............................................................64
3.1.Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu..........................................................64
3.2. Giai đoạn: Phân tích chi tiết.............................................................64
3.3.Giai đoạn 3: Thiết kế lô gíc................................................................65
3.4.Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp.........................66
3.5. Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài....................................................66

Chuyên đề tốt nghiệp


3.6. Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống......................................67
3.7. Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác....................................................68
4. Công cụ thực hiện..................................................................................69
4.1. Các phương pháp thu thập thông tin..............................................69
4.1.1.Phương pháp phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu...............69
4.1.3. Quan sát................................................................................71
4.2. Công cụ mô hình hóa........................................................................71
4.2.1 Sơ đồ luồng thông tin...........................................................71
4.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu...............................................................72
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT...........................................75
3.1. KHẢO SÁT THỰC TẾ......................................................................75
3.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán..................................................................75
3.1.2.Những quy định chung về tập trung, quản lý các khoản thu
NSNN qua KBNN và chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản
chi NSNN qua KBNN...............................................................................75
3.1.2.1 Quy định về tập trung, quản lý thu NSNN bằng tiền mặt
qua KBNN ........................................................................................75
3.1.2.2 Một số quy định về quản lý, cấp phát, thanh toán các
khoản chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN.................................78
3.1.3. Quy trình kế toán thu – chi NSNN ...............................................82
3.1.3.1 Quy trình kế toán thu NSNN bằng tiền mặt....................82
3.1.3.2 Quy trình kế toán chi NSNN bằng tiền mặt....................83
3.1.4. Phương pháp hạch toán.................................................................85
3.1.4.1 Hạch toán Thu NSNN bằng tiền mặt...............................85
3.2. Phân tích chi tiết HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt. .93
3.2.1 Sơ đồ chức năng (BFD) của hệ thống............................................93

Chuyên đề tốt nghiệp


....................................................................................................................93
3.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của hệ thống......................................94
3.2.2.1 Sơ đồ mức ngữ cảnh..........................................................94
3.2.2.2 Sơ đồ DFD mức 0 của HTTT Kế toán thu – chi NSNN
bằng tiền mặt...................................................................................95
3.2.2.3Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng 1.0..............................96
3.2.2..4 Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng 2.0............................97
3.2.2.5 Sơ đồ DFD mức 2 của chức năng 2.1.............................98
3.2.2.6 Sơ đồ DFD mức 2 của chức năng 2.2...........................100
3.2.3. Sơ đồ luồng thông tin (IFD) của hệ thống..................................101
3.2.3.1 Sơ đồ luồng thông tin quá trình thu NS........................101
3.2.3.2 Luồng thông tin quá trình chi thường xuyên...............102
3.2.3.3 Luồng thông tin quá trình chi đầu tư............................103
3.3. Thiết kế logic HTTT kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt.......104
3.3.1. Thiết kế CSDL lôgíc.....................................................................104
3.3.1.1 Khái quát về thiết kế CSDL............................................104
3.3.1.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền
mặt ..................................................................................................105
3.3.2. Các giải thuật trong chương trình..............................................113
3.3.2.1. Thuật toán đăng nhập chương trình............................113
3.3.2.2 Thuật toán thêm bản ghi................................................114
3.3.2.3. Thuật toán xóa bản ghi..................................................115
3.3.2.4. Thuật toán tìm kiếm .......................................................116
3.3.2.5. Thuật toán tạo lập báo cáo...........................................117
3.4. Thiết kế giao diện chính của HTTT Kế toán Thu – chi NSNN bằng
tiền mặt.....................................................................................................118
3.4.1Thiết kế menu chương trình..........................................................118

Chuyên đề tốt nghiệp


3.4.2 Màn hình giao diện đăng nhập chương trình.............................119
3.4.5 Giao diện nhập chứng từ thu NS.................................................122
3.4.6 Giao diện nhập chứng từ chi NS..................................................123
.......................................................................................................................123
KẾT LUẬN...................................................................................................127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................128

Chuyên đề tốt nghiệp

You might also like

  • Chuong 1
    Chuong 1
    Document4 pages
    Chuong 1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL 14
    DVDL 14
    Document46 pages
    DVDL 14
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    Document65 pages
    Danh mục TL phần Tài Chính-Ngân Hàng
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • LỜI mỞ ĐẦU
    LỜI mỞ ĐẦU
    Document2 pages
    LỜI mỞ ĐẦU
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 10
    MT 10
    Document37 pages
    MT 10
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT5
    CNTT5
    Document137 pages
    CNTT5
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM3
    TTHCM3
    Document16 pages
    TTHCM3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Truyen Hinh Tuong Tac
    Truyen Hinh Tuong Tac
    Document26 pages
    Truyen Hinh Tuong Tac
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Document17 pages
    Tieu Luan Tu Tuong Ho Chi Minh Ve Van de Dao Duc Cach Mang
    Nguyen Van Thanh
    100% (2)
  • CNTT4
    CNTT4
    Document100 pages
    CNTT4
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM1
    TTHCM1
    Document9 pages
    TTHCM1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 9
    MT 9
    Document22 pages
    MT 9
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • TTHCM2
    TTHCM2
    Document6 pages
    TTHCM2
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT7
    CNTT7
    Document71 pages
    CNTT7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • CNTT3
    CNTT3
    Document43 pages
    CNTT3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL 15
    DVDL 15
    Document63 pages
    DVDL 15
    duc_truong_6
    100% (5)
  • MT 5
    MT 5
    Document13 pages
    MT 5
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 7
    MT 7
    Document25 pages
    MT 7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Xulychat Thairan Doc 4977
    Xulychat Thairan Doc 4977
    Document30 pages
    Xulychat Thairan Doc 4977
    linkin_snake_girl
    No ratings yet
  • MT 4
    MT 4
    Document57 pages
    MT 4
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL 13
    DVDL 13
    Document64 pages
    DVDL 13
    duc_truong_6
    0% (1)
  • MT 7
    MT 7
    Document25 pages
    MT 7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 3
    MT 3
    Document65 pages
    MT 3
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 2
    MT 2
    Document114 pages
    MT 2
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • MT 1
    MT 1
    Document90 pages
    MT 1
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL7
    DVDL7
    Document53 pages
    DVDL7
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • DVDL6
    DVDL6
    Document88 pages
    DVDL6
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • BNH2
    BNH2
    Document85 pages
    BNH2
    duc_truong_6
    No ratings yet
  • Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    Document66 pages
    Xay Dung Mo Hinh Quan Ly Khai Thac Khu Du Lich Chua Huong 4972
    BAO008
    No ratings yet