You are on page 1of 10

 Tiểu luận Luật kinh tế 

A-LỜI MỞ ĐẦU
Đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một bộ phận trong tổng thể
công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, điều cần khẳng định
trước tiên là mục tiêu của đổi mới DNNN phải phù hợp với mục tiêu chung của
toàn bộ chương trình đổi mới nền kinh tế, trong đó điều cốt lõi là nguyên tắc thị
trường sẽ thay thế nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung. Theo tinh thần này, hai
mục tiêu trực tiếp nổi bật của đổi mới DNNN là nhằm đảm bảo cho DNNN hoạt
động có hiệu quả hơn và đảm bảo góp phần cùng kinh tế nhà nước nói chung
làm tốt hơn "vai trò chủ đạo" trong nền kinh tế.

Tuy hệ thống doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí nòng cốt của kinh tế nhà nước
nhưng trong thực tế nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả. Đứng trước thực
trạng họat động yếu kém đó. Chính phủ đã có biện pháp sắp xếp, đổi mới nhằm
nâng cao hiệu quả họat động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước là chuyển đổi
doanh nghiệp nhà nước.
Theo Điều 166-Luật Doanh nghiệp 2005 : Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi
hằng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật này có hiệu
lực, các công ty nhà nước thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà
nước năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công
ty cổ phần theo quy định của Luật này.
Là công dân Việt Nam, đặc biệt lại là sinh viên khối ngành kinh tế, để
nâng cao hiểu biết về nền kinh tế nước mình cũng như nâng cao kiến thức môn
Luật kinh tế, nhóm chúng em lựa chọn chủ đề: “Phân tích mục tiêu, đối tượng
chuyển đổi công ty nhà nước” cho bài tiểu luận của mình.
Do kiến thức còn nhiều hạn hẹp, chưa có khả năng tìm hiểu sâu nên chắc
chắn bài tiểu luận của chúng em sẽ tồn tại những thiếu sót, mong nhận được sự
nhận xét đóng góp từ phía thầy giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
1
 Tiểu luận Luật kinh tế 

B-NỘI DUNG
Theo luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 được Quốc hội khóa
11 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức
kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi
phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn.

Chương 1: CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC


THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những hướng quan trọng của
quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước – bộ phận không thể thiếu trong thành
phần kinh tế nhà nước. Trong đổi mới kinh tế, một vấn đề lớn được đặt ra là
phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và từng bước xây dựng quan hệ sản
xuất mới phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất. Để giải phóng lực lượng sản
xuất, tất yếu phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường và xây
dựng thể chế kinh tế thị trường, đa dạng hóa các hình thức sở hữu, trong đó kinh
tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Muốn vậy, phải đổi mới mạnh mẽ các doanh
nghiệp nhà nước. Theo hướng đó, sau nhiều năm tìm tòi và thử nghiệm trong
thực tế, Đảng ta đã lựa chọn cổ phần hóa như một phương thức có hiệu quả để
đổi mới các doanh nghiệp nhà nước như các Nghị quyết 3 và Nghị quyết 9 của
Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ.
Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước
thành công ty cổ phần ở Việt Nam. Chương trình cổ phần hóa bắt đầu được Việt
Nam thử nghiệm trong các năm 1990-1991 và chính thức được thực hiện từ năm
1992, được đẩy mạnh từ năm 1996, dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010.
Theo Điều 77-luật doanh nghiệp 2005:

2
 Tiểu luận Luật kinh tế 
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và


không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người


khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật
này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động
vốn.

Việc cổ phần hóa công ty nhà nước nhằm đạt được những mục tiêu sau đây:
- Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình
doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động;
tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để
sử dụng vốn có hiệu quả, tài sản của nhà nước và của doanh nghiệp;
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát
triển doanh nghiệp;
- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông;
tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài
hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
Tính đến ngày 27-10-2005, cả nước đã cổ phần hóa được 1.960
doanh nghiệp nhà nước, hầu hết đều hoạt động có hiệu quả, vốn điều lệ và
doanh thu tăng, thu nhập của người lao động được cải thiện rõ rệt. Riêng
10 tháng của năm 2005, đã cổ phần hóa được 400 doanh nghiệp nhà nước.

3
 Tiểu luận Luật kinh tế 
Tại Hà Nội, bình quân của 86 doanh nghiệp đã cổ phần hóa tăng doanh
thu tới 1,5 lần. Vốn nhà nước được bảo toàn và tiếp tục tăng. Doanh
nghiệp “tự thân vận động” tốt hơn khi còn được bảo lãnh vay vốn của
Nhà nước, xóa bỏ được tình trạng giãn nợ và khoanh nợ cho Nhà nước,
tiến dần tới sự liên doanh giữa ngân hàng và doanh nghiệp cùng có lợi và
cùng chia sẻ rủi ro như thông lệ của kinh tế thị trường. Điều đáng lưu ý là,
có rất ít doanh nghiệp cổ phần kinh doanh có hiệu quả mà không hề có cổ
đông là Nhà nước. Thực tế cho thấy những doanh nghiệp mà Nhà nước
định bán hết 100% cổ phần, đều rất khó thực hiện cổ phần hóa. Đó là một
vấn đề cần được quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng.

Ví dụ điển hình về việc cổ phần hóa DNNN:

Quyết định của thủ tướng chính phủ số số 310/2005/QĐ-TTG ngày 28 tháng 11
năm 2005 đã phê duyệt Đề án cổ phần hoá Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và
thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt (gọi tắt là Tập đoàn
Bảo Việt) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

- Công ty mẹ - Tập đoàn Bảo Việt (tên giao dịch quốc tế BAOVIET
HOLDINGS) là công ty cổ phần, có chức năng đầu tư vốn vào các công
ty con, công ty liên kết; kinh doanh dịch vụ tài chính và các lĩnh vực khác
theo quy định của pháp luật; giữ quyền chi phối các công ty con thông
qua vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường.
- Bộ máy quản lý, điều hành Tập đoàn Bảo Việt bao gồm: Hội đồng quản
trị và Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán
trưởng và bộ máy giúp việc. Tập đoàn Bảo Việt kế thừa các quyền và
nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty BHVN theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra còn có 6 công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50% vốn
điều lệ; 20 công ty liên kết do Tập đoàn Bảo Việt giữ dưới 50% vốn điều
lệ;

4
 Tiểu luận Luật kinh tế 
- Bên cạnh đó, trong số 5 công ty con do Tập đoàn Bảo Việt giữ trên 50%
vốn điều lệ, ngoài Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, Công ty liên
doanh Bảo hiểm quốc tế Việt Nam và công ty cổ phần Khách sạn và Du
lịch Bảo Việt, sẽ có 3 công ty được thành lập mới là Ngân hàng cổ phần
Bảo Việt, Công ty cho thuê tài chính Bảo Việt và Công ty Bất động sản
Bảo Việt. Như vậy, Tập đoàn Bảo Việt đã chính thức được phép kinh
doanh các nghiệp vụ ngân hàng và bất động sản.

Đến ngày 1/7/2010, các Công ty Nhà nước đang tiến hành cổ phần hoá mà
chưa có quyết định công nhận giá trị doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền thì
được chuyển thành công ty TNH một thành viên theo quy định của Nghị
định 25/2010/NĐ-CP và chủ sở hữu tiếp tục thực hiện các bước cổ phần hoá. Sự
chuyển đổi này thể hiện Việt Nam thực hiện đúng lộ trình cam kết gia nhập
WTO, nhằm tạo ra một môi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Chương 2: CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY NHÀ NƯỚC THÀNH


CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN
Theo Điều 63-luật doanh nghiệp 2005, định nghĩa Công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ
sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát
hành cổ phần.

Theo Điều 7. Nghị định 25/2010/NĐ-CP, đối tượng chuyển đổi:

1. Công ty nhà nước độc lập.

5
 Tiểu luận Luật kinh tế 
2. Công ty nhà nước là công ty mẹ tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ trong
tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế nhà
nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con (gọi chung là công ty
mẹ).

3. Công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước, tập đoàn
kinh tế nhà nước.

4. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của
tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước.

5. Công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh, lâm
trường quốc doanh.

- Khi về chỗ ở mới, DNNN sẽ thực sự tự chủ trong kinh doanh và quyền
của công ty cũng được mở rộng như quyền định đoạt tài sản, được quyết
định các dự án đầu tư có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản công ty…
Điều quan trọng nữa là, sau khi chuyển đổi, công ty chỉ có một chủ sở
hữu cụ thể và chỉ chịu trách nhiệm trước ông chủ này. Như vậy tình trạng
“cha chung không ai khóc” ở các DNNN hiện nay sẽ không còn.

- Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc diện trên tiếp tục hoạt động
ổn định, đảm bảo tiến độ sắp xếp, Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp
được thực hiện một số quyền hạn nhất định, tránh vướng mắc nảy sinh
trong và sau quá trình chuyển đổi, cụ thể:

- Về tên gọi của công ty mẹ trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà
nước, tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế khi chuyển thành công ty
TNHH một thành viên thì được giữ nguyên tên như khi là công ty nhà
nước, nhưng trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bổ sung
thêm loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH.

- Về chủ sở hữu, công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do
Thủ tướng quyết định thành lập thì trong giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp phải ghi chủ sở hữu là Nhà nước.

6
 Tiểu luận Luật kinh tế 
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, kinh doanh thua lỗ, mất hết vốn
nhà nước, không đủ điều kiện chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì
tiến hành cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai
thành viên trở lên.

Nếu không sắp xếp được theo các hình thức trên thì tiến hành bán doanh nghiệp
hoặc phá sản mà không cấp bổ sung vốn. Đối với các công ty mẹ mà có các
doanh nghiệp thành viên thua lỗ nói trên, khi xác định vốn điều lệ của công ty
mẹ được loại trừ các công ty này.

Còn đối với thành viên hội đồng thành viên công ty mẹ đang giữ các chức vụ
quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên thì trong năm 2010 phải thực
hiện đúng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định 25/2010 của Chính
phủ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
hội đồng quản trị các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải thực
hiện nghiêm túc việc chuyển công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Đồng thời, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phải báo cáo Thủ tướng việc
chuyển đổi các nhà xuất bản theo Luật Doanh nghiệp và Luật Xuất bản.
Các bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hội đồng quản trị các
tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nước phải báo cáo Thủ tướng kết quả
chuyển đổi công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trước
15/7/2010.
Đồng thời phải đề xuất các biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp kinh doanh
thua lỗ kéo dài mất hết vốn nhà nước, tiến độ cổ phần hóa công ty nhà nước, tiến
độ xử lý đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể hoặc phá sản đến 30/6/2010.
Theo ước tính của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương, sẽ có khoảng
1.500 doanh nghiệp nhà nước sẽ thuộc diện chuyển đổi sang mô hình công ty
TNHH một thành viên vì chưa hoàn thành cổ phần hóa trước 1/7/2010. Theo
quy định của Chính phủ, đến ngày 5/5/2010, nghị định 25/2010/NĐ-CP mới có
hiệu lực, tức con đường mới được khánh thành.
7
 Tiểu luận Luật kinh tế 
Ví dụ điển hình về việc chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành
viên:

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 978/QĐ-TTg (ngày 25/6/2010)


về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thành
Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Theo Quyết định số 214/QĐ-NHNN ký ban hành ngày 30/1/2011, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định chuyển đổi Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành công ty TNHH MTV do Nhà
nước làm chủ sở hữu. Về hình thức pháp lý, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam là Công ty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu 100%
vốn điều lệ. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng bao gồm Hội đồng thành
viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc.

8
 Tiểu luận Luật kinh tế 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Giáo trình Luật thương mại_NXB Giáo dục Việt Nam

- Thông tin từ Vụ đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ

- Tailieu.vn

- Báo Thanh niên

- www.toquoc.gov.vn

- thuvienluanvan.com

- Thongtinphapluatdansu.wordpress.com

9
 Tiểu luận Luật kinh tế 

10

You might also like