You are on page 1of 138

trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n

nh÷ng ®iÒu sinh viªn


®¹i häc kinh tÕ quèc d©n cÇn
biÕt
(Lu hµnh néi bé)

Hµ Néi - 2010

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................7


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những
trường đại học lâu đời, có quy mô và uy tín nhất trong hệ
thống các trường đại học về kinh tế, quản lý và quản trị
kinh doanh ở Việt Nam. Là một trường trọng điểm của Việt
Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có các chương
trình đào tạo từ bậc đại học tới tiến sỹ, với 8 ngành đào tạo
về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, 45 chuyên
ngành khác nhau.....................................................................7
Hi vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ đồng hành cùng các bạn
sinh viên trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân. Trong lần xuất bản đầu tiên có thể còn
sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cán
bộ, giáo viên và sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân để lần
xuất bản sau được hoàn thiện hơn.........................................8
Phần I.......................................................................................9
GIỚI THIỆU VỀ ....................................................................9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN.......................9
Thành tích..............................................................................11
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI ...........................12
KHI GỌI TỪ NGOÀI VÀO TRƯỜNG...............................12
MỘT SỐ SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN NHỚ..............................13
Phần II....................................................................................15

2
CÁC VĂN BẢN VỀ ĐÀO TẠO .........................................15
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA........................................15
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN......................15
MỤC 1...................................................................................16
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .................................................16
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN..............16
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG..................16
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC ĐÀO TẠO...............................19
CHƯƠNG 3: KIỂM TRA, THI HỌC PHẦN VÀ ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP...............................................29
CHƯƠNG 4: THỰC TẬP CUỐI KHOÁ, XÉT VÀ CÔNG
NHẬN TỐT NGHIỆP......................................................39
CHƯƠNG 5: KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT.....................46
MỤC 2. QUY ĐỊNH VỀ THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN
ĐỀ THỰC TẬP ....................................................................49
..............................................................................................49
MỤC 3. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THEO HỌC ĐỒNG THỜI 56
HAI CHƯƠNG TRÌNH........................................................56
MỤC 4. QUY ĐỊNH HỌC NÂNG ĐIỂM............................59
Phần III..................................................................................62
MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ....................62
MỤC 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN ..................63
CỦA SINH VIÊN..................................................................63
MỤC 6. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ ...............................68
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN.............................................68
MỤC 7. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ ...............................79
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ......................79

3
Phần IV..................................................................................82
CÁC VĂN BẢN VỀ HỌC PHÍ VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI .....82
ĐỐI VỚI SINH VIÊN ..........................................................82
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN .....................82
MỤC 8. QUY ĐỊNH HỌC PHÍ HỌC CHẾ TÍN CHỈ .........83
HỆ CHÍNH QUY..................................................................83
(Căn cứ Thông báo số 796/TB-ĐHKTQD của Hiệu trưởng
ngày 10/08/2010 về mức thu học phí hệ đào tạo đại học chính
quy)........................................................................................83
1. Học phí đào tạo Đại học chính quy trong ngân sách.........83
STT........................................................................................83
Nhóm học phần.....................................................................83
Mức nộp học phí/ 1TC..........................................................83
1.............................................................................................83
Nhóm A1: gồm các học phần thuộc khối kiến thức ngành và
chuyên ngành: Ngân hàng – Tài chính, Kế toán và Kinh tế
đầu tư:....................................................................................83
2.............................................................................................83
Nhóm A2, các học phần thuộc khối kiến thức và chuyên
ngành còn lại:........................................................................83
Mức học phí học nâng điểm và đăng ký học trong hè: mức
nộp học phí/1TC = mức nộp học phí/1TC thuộc khối kiến
thức ngành và chuyên ngành học nâng điểm hoặc đăng ký
học hè nhân (x) hệ số 1.5.......................................................83
2. Học phí đào tạo Đại học chính quy ngoài ngân sách........84
STT........................................................................................84
Nhóm học phần.....................................................................84
Mức nộp học phí/ 1TC..........................................................84
1.............................................................................................84
Nhóm A1: gồm các học phần thuộc khối kiến thức ngành và
chuyên ngành: Ngân hàng – Tài chính, Kế toán và Kinh tế
đầu tư:....................................................................................84
2.............................................................................................84

4
Nhóm A2, các học phần thuộc khối kiến thức và chuyên
ngành còn lại:........................................................................84
Mức học phí học nâng điểm và đăng ký học trong hè: mức
nộp học phí/1TC = mức nộp học phí/1TC thuộc khối kiến
thức ngành và chuyên ngành học nâng điểm hoặc đăng ký
học hè nhân (x) hệ số 1.1.......................................................84
MỤC 9. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ..............86
MỤC 10. QUY ĐỊNH VỀ HỌC BỔNG ..............................88
VÀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI SINH VIÊN..................................88
MỤC 11. VỀ TÍN DỤNG ....................................................92
ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN......................................92
Phần V....................................................................................97
CÁC VĂN BẢN VỀ HỖ TRỢ HỌC TẬP .........................97
ĐỐI VỚI SINH VIÊN ..........................................................97
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN .....................97
MỤC 12. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN...........................................................................98
Phần VI................................................................................112
CÁC PHỤ LỤC VÀ MẪU BIỂU .......................................112
DÀNH CHO SINH VIÊN ..................................................112
TT.........................................................................................121
Tªn vô viÖc vi ph¹m............................................................121
Ghi chó.................................................................................121
ĐƠN ĐĂNG KÝ Ở NỘI TRÚ............................................132
THÔNG TIN CÁ NHÂN.....................................................138
Họ tên sinh viên: .................................................................138
Ngày sinh: ...........................................................................138

5
Sinh viên lớp: ......................................................................138
Mã sinh viên: ......................................................................138
Địa chỉ nơi ở: .......................................................................138
Điện thoại: ...........................................................................138
Số chứng minh thư nhân dân: ...........................................138
Email: ..................................................................................138
Khi cần, xin báo tin cho: ....................................................138
Địa chỉ: ................................................................................138
Điện thoại: ...........................................................................138
Chữ ký sinh viên..................................................................138

6
LỜI NÓI ĐẦU

T rường Đại học Kinh tế Quốc dân là một


trong những trường đại học lâu đời, có quy
mô và uy tín nhất trong hệ thống các
trường đại học về kinh tế, quản lý và quản trị kinh
doanh ở Việt Nam. Là một trường trọng điểm của
Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có các
chương trình đào tạo từ bậc đại học tới tiến sỹ, với 8
ngành đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh
doanh, 45 chuyên ngành khác nhau.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân không chỉ là
địa chỉ uy tín cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho Việt Nam mà còn là đối tác tin cậy của các
cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ, viện nghiên cứu, các
trường đại học có uy tín trên thế giới. Nhiều dự án
hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu có chất
lượng cao đã và đang thực hiện tại Trường. Nhiều
công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh
được chuyển giao từ ngôi trường này.
Tiến vào thế kỷ XXI, tương lai mở ra với giáo
dục đại học Việt Nam để tiến bước trên con đường
hội nhập và phát triển. Với uy tín và kinh nghiệm,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mong được cùng
các bạn tiến tới tương lai. Được học tập và sinh hoạt
dưới mái trường Đại học Kinh tế Quốc dân là niềm

7
tự hào và vinh hạnh lớn lao của các bạn sinh viên.
Để giúp sinh viên nắm được các thông tin cơ
bản và cần thiết về tổ chức và quản lý đào tạo,
khung chương trình học và các hoạt động khác có
liên quan trong suốt khoá học, Nhà trường tổ chức
biên soạn cuốn: “Những điều sinh viên Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân cần biết”. Nhóm biên soạn hi
vọng rằng mỗi sinh viên sẽ sử dụng cuốn sách này
như cẩm nang tự quản lý việc học tập, rèn luyện và
sinh hoạt, qua đó giúp sinh viên xác định niềm tin,
lòng yêu ngành, tự hào với truyền thống và vị thế
của nhà trường, đồng thời xây dựng thái độ học tập
và phương hướng phấn đấu đúng đắn.
Hi vọng rằng cuốn sách nhỏ này sẽ đồng hành
cùng các bạn sinh viên trong suốt quá trình học tập
tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong lần
xuất bản đầu tiên có thể còn sai sót, rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các cán bộ, giáo viên
và sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân để lần xuất
bản sau được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn và giới thiệu cùng quý
bạn đọc.
Nhóm tác giả

8
Phần I
GIỚI THIỆU VỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National


Economics University, viết tắt là NEU) là một trong những
trường đại học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế,
chuyên đào tạo cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh
bậc đại học và sau đại học. Ngoài ra, Trường còn làm nhiệm vụ
tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển
giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị, đặc biệt là các
chuyên ngành kinh tế quốc tế.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường trọng điểm
quốc gia và là trường đại học đầu ngành trong khối các trường
đào tạo về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh. Trường đại học
Kinh tế Quốc dân là sáng lập viên, Chủ tịch Hội các trường đào
tạo về kinh tế và quản trị kinh doanh ở Việt Nam.
Trường được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25
tháng 1 năm 1956, với tên trường Kinh tế - Tài chính, nằm
trong hệ thống Đại học Nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa.
Theo Nghị định số 252-TTg ra ngày 22 tháng 5 năm 1958
của Thủ tướng Chính phủ, Trường Kinh tế - Tài chính đổi tên

9
thành trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.

Tháng 1 năm 1965, đổi tên thành trường Đại học Kinh tế
Kế hoạch.

Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và


THCN ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Sứ mệnh

Là trường trọng điểm quốc gia, trường đại học hàng đầu về
kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các
trường đại học của Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo,
nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng
cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị
kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Tầm nhìn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phấn đấu phát triển thành
trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học đa ngành
có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế trong lĩnh
vực quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và một số lĩnh vực mũi
nhọn khác. Mục tiêu phấn đấu của Trường đến năm 2020 là trở
thành một trường đại học hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị
tiên tiến. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập đạt tiêu
chuẩn quốc tế, Trường đang nâng cấp hệ thống phòng học, mua

10
các thiết bị hiện đại, biên soạn và xuất bản giáo trình và các tài
liệu tham khảo, hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và nghiên
cứu, đổi mới và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có với những trang
thiết bị hiện đại.
Thành tích
- Huân chương Lao Động hạng Ba (năm 1972); hạng Nhì (năm
1978) và hạng Nhất (năm 1983);
- Huân chương Độc Lập hạng Ba (năm 1986); hạng Nhì (năm
1991) và hạng Nhất (năm 1996);
- Danh hiệu Anh hùng Lao động Thời kỳ đổi mới (năm
2000);
- Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001);
- Huy chương Hữu nghị Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào (1987, 2008).
Và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Các cấp đào tạo: Đại học, Thạc sỹ, Tiến sỹ.
Các hình thức đào tạo đại học:
- Đại học chính quy;
- Đại học vừa làm vừa học (Tại chức);
- Đào tạo lấy bằng đại học thứ hai (Văn bằng 2);
- Đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học;
- Đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Đại học;
- Liên kết đào tạo quốc tế.

11
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI
KHI GỌI TỪ NGOÀI VÀO TRƯỜNG

1. Gọi từ các thuê bao trong thành phố Hà Nội (nội hạt)
Bấm số tổng đài: 36 280 280
Sau lời chào, bấm số máy lẻ cần gọi, hoặc bấm số 0 để nhận
được trợ giúp của nhân viên tổng đài.
2. Gọi từ các thuê bao ngoại tỉnh hoặc di động
Bấm số: 04 36 280 280
Sau lời chào, bấm số máy lẻ cần gọi, hoặc bấm số “0” để
nhận được sự trợ giúp của nhân viên tổng đài. Mọi chi tiết trong
quá trình sử dụng xin liên hệ bộ phận kỹ thuật tổng đài của
trường theo số: (04) 36 280 280, số máy lẻ 6698, 6788.
Ghi chú:
Tra danh bạ điện thoại nội bộ trên Website:
www.neu.edu.vn
Hoặc gõ đường link:
www.neu.edu.vn/danhbadienthoai

12
MỘT SỐ SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN NHỚ
Số tổng đài: 36 280 280

TT Các Phòng Địa chỉ ĐT nội bộ


1 Phòng QL Đào tạo N10 - Tầng 1 5106; 6902
2 Phòng CTCT &QLSV N7 - P110 5719; 5710
3 Phòng Tổng hợp N7 - Tầng 1
- Phòng đóng dấu P105 5711
- Phòng cấp thẻ sinh viên P106 5713
- Phòng cấp bản sao P107 5115
4 Phòng Tài chính - Kế N7 - P103 5709
toán
5 Phòng Quản trị thiết bị N7 - P113 5729
6 Phòng Thanh tra,
ĐBCLGD và Khảo thí
- Bộ phận Thanh tra Tầng 2 - TT Y 5485
tế
- Bộ phận Khảo thí N10 - P304 5150
- Bộ phận Cố vấn học tập N14 - P101; 102
7 Phòng Quản lý khoa học N6 - P107 5603
8 Phòng Hợp tác quốc tế N7 - P108 5126
9 Phòng Bảo vệ 5995
10 Trạm Y tế Gần cổng KTX 5475
11 Văn Phòng đoàn N9 - tẩng 1 5971
12 Văn phòng Đảng ủy N9 - tẩng 1 5905

13
14
Phần II
CÁC VĂN BẢN VỀ ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

15
MỤC 1
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
(Trích “Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ
tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” ban hành kèm theo
Quyết định số 95/QĐ-KTQD ngày 14/1/2008 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Một số khái niệm


1.1.1. Học phần: Là khối lượng kiến thức tương đối trọn
vẹn, thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập.
Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 - 5 tín chỉ được bố trí
giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức
trong mỗi học phần phải gắn với một trình độ theo năm học
thiết kế và được kết cấu riêng như một phần (hay toàn phần)
của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn
học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã riêng do
Nhà trường quy định.
1.1.2. Có hai loại học phần: Học phần bắt buộc và học phần
tự chọn:
a) Học phần bắt buộc: Là những học phần chứa đựng những
nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc
sinh viên phải tích luỹ.
b) Học phần tự chọn: Là những học phần chứa đựng những
nội dung kiến thức cần thiết được sinh viên tự chọn trên cơ sở:
- Tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá

16
hướng chuyên môn hoặc;
- Được tự chọn tuỳ ý (trong những học phần trường thông
báo giảng dạy trong học kỳ) nhằm tích luỹ đủ số học phần quy
định của mỗi chương trình.
1.1.3. Học chế tín chỉ: Phương thức tổ chức đào tạo linh
hoạt, trong đó sinh viên được chủ động lập kế hoạch và đăng ký
học tập, tích luỹ từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với
điều kiện và năng lực của bản thân nhằm hoàn tất chương trình
đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp. Học chế tín chỉ còn tạo
điều kiện thuận lợi cho sinh viên học liên thông, chuyển tiếp,
theo học hai chương trình (văn bằng hai, ngành phụ).
1.1.4. Tín chỉ (TC): Đơn vị khối lượng học tập, có quan hệ
với thời gian học tập như sau: Một tín chỉ được quy định bằng
15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc
thảo luận; bằng 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm
tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí
nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất
30 giờ để chuẩn bị cá nhân.
1.1.5. Tiết học: Mỗi tiết học tính bằng 45 phút.
1.2. Quyền và nghĩa vụ của sinh viên
1.2.1. Quyền của sinh viên
a) Được khoa, bộ môn chuyên ngành cung cấp nội dung
chương trình, kế hoạch đào tạo chung toàn khoá học của chuyên
ngành mà sinh viên theo học; các quy định của trường về tổ
chức đào tạo, thi, kiểm tra, đánh giá quy chế rèn luyện và công
nhận tốt nghiệp.
b) Được nhận học bổng, miễn giảm học phí nếu đạt các yêu
cầu quy định hiện hành về chế độ học bổng, miễn giảm học phí.

17
c) Được rút ngắn hoặc kéo dài thời gian đào tạo tại trường
quy định theo mục “Thời gian và kế hoạch đào tạo”.
d) Được nhà trường bố trí cố vấn học tập.
1.2.2. Nghĩa vụ của sinh viên
a) Phải tích cực chủ động nghiên cứu nội dung chương trình,
kế hoạch đào tạo và thời khoá biểu của khoá học, của toàn
trường để xây dựng cho mình kế hoạch học tập toàn khoá, năm
học, học kỳ; đăng ký các lớp học phần, các lớp học phần thay
thế (nếu bị huỷ lớp) theo đúng lịch.
b) Nghiên cứu và thực hiện đúng quy định của trường về
đào tạo theo hệ thống tín chỉ về đào tạo và các quy định khác.
c) Chủ động liên hệ với cố vấn học tập, theo dõi kết quả
đăng ký các lớp học phần, các lớp bị huỷ (trên Website của
trường và tại văn phòng khoa, bộ môn chuyên ngành), theo dõi
kết quả kiểm tra, đánh giá, thi hết học phần, tự tính điểm của
từng học phần, tự đánh giá kết quả học tập theo quy định.
d) Tự giác chấp hành các quy định về kỷ luật học tập trên
lớp, hoàn thành các yêu cầu thực hành, làm bài tập, thực tập
theo sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách.
e) Tham gia sinh hoạt lớp sinh viên định kỳ.
g) Đóng học phí đầy đủ số học phần đăng ký học trong học
kỳ, theo hai đợt:
- 50% học phí đóng ngay từ đầu học kỳ;
- Số còn lại, chậm nhất 10 ngày trước khi thi học kỳ.
1.3. Tiêu chí đánh giá kết quả
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá qua các tiêu chí
sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào

18
đầu mỗi học kỳ và được trường chấp nhận (gọi tắt là khối lượng
học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học tập học kỳ (TBCHT) là bình
quân gia quyền điểm của tất cả các học phần mà sinh viên
đăng ký học trong học kỳ đó, với quyền số là số tín chỉ của
mỗi học phần.
3. Điểm TBC các học phần là bình quân gia quyền của tất cả các
điểm học phần mà sinh viên đăng ký học từ đầu khoá học tới thời
điểm tính, với quyền số là số tín chỉ của mỗi học phần.
4. Khối lượng kiến thức tích luỹ là khối lượng tính bằng số
tín chỉ tích luỹ từ đầu khoá học. Tín chỉ tích luỹ là tín chỉ của
những học phần tích luỹ (học phần đạt từ 5 điểm trở lên).
5. Điểm TBC tích luỹ là điểm TBC của tất cả các học phần
mà sinh viên đã tích luỹ được, tính từ đầu khoá học cho tới thời
điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ và toàn khoá học.

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

2.1. Nhà trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học
và học kỳ:
- Khóa học là thời gian được thiết kế để sinh viên hoàn
thành một chương trình cụ thể. Thời gian của khóa học là 4 năm
học đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Một năm học có hai học kỳ chính (bắt buộc) và một học kỳ
hè (không bắt buộc) để sinh viên có các học phần bị đánh giá
không đạt ở các học kỳ chính được học hoặc để sinh viên học
giỏi có điều kiện học vượt, kết thúc sớm chương trình học tập.
- Một khoá học được thiết kế thành 8 học kỳ chính, 4 học kỳ
hè, trong đó có 1 kỳ thực tập cuối khoá. Mỗi học kỳ chính có ít

19
nhất 15 tuần thực học, 1 tuần đăng ký, 1 tuần dự trữ và 4 tuần
ôn và thi. Học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
- Các học phần giảng dạy trong học kỳ phụ được bố trí tuỳ
theo điều kiện thực tế của trường. Các ông, bà trưởng khoa, bộ
môn có trách nhiệm bố trí cho các giảng viên giảng dạy trong học
kỳ phụ được quy định trong quy chế thu chi nội bộ của trường.
- Căn cứ vào khối lượng kiến thức tối thiểu quy định cho các
chương trình, các trưởng khoa, bộ môn dự kiến phân bổ số học
phần bắt buộc, tự chọn cho từng năm học, từng học kỳ.
2.2. Thời gian hoàn thành chương trình: Tuỳ theo khả
năng học tập, sinh viên được rút ngắn tối đa 1 năm học hoặc kéo
dài tối đa 2 năm học.
Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định theo các quy
định hiện hành.
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định
tại Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (hệ Chính quy) được
kéo dài thêm thời gian đào tạo tối đa 01 năm học so với đối
tượng không ưu tiên.
2.3. Đăng ký nhập học:
Phòng Quản lý Đào tạo xếp danh sách lớp sinh viên theo
chuyên ngành và bàn giao cho các khoa, bộ môn chuyên ngành,
đồng thời thông báo trên trang web của Trường.
Mỗi sinh viên có một mã số sinh viên riêng và được sử dụng
trong toàn bộ quá trình học tập tại Trường. Phòng Quản lý Đào
tạo lập mã số sinh viên, các đơn vị có liên quan sử dụng thống
nhất mã số sinh viên này.
Sau khi sinh viên nhập học, các trưởng khoa, bộ môn có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin về nội dung và kế
hoạch học tập của các chương trình đào tạo, quy chế đào tạo,
nghĩa vụ và quyền lợi của người học.

20
Phòng Tổng hợp làm thẻ cho sinh viên trong thời hạn 4 tuần
đầu của khóa học.
2.4. Tổ chức lớp học: Nhà trường tổ chức 02 loại lớp: Lớp
chuyên ngành và lớp học phần.
2.4.1. Lớp chuyên ngành: Là lớp được tổ chức từ đầu khoá
học bao gồm những sinh viên cùng khoá học và cùng chuyên
ngành đào tạo.
Lớp chuyên ngành phải được tổ chức ổn định theo khoá học
nhằm duy trì các sinh hoạt đoàn thể, các phong trào thi đua, các
hoạt động chính trị xã hội, văn hoá thể thao, để quản lý sinh
viên theo quy định của Trường.
Mỗi chuyên ngành trong một khoá đào tạo có thể có một
hoặc nhiều lớp sinh viên.
2.4.2. Lớp học phần:
a) Lớp học phần: Là lớp được tổ chức cho những sinh viên
cùng học một học phần theo cùng thời khoá biểu, cùng giảng
đường và được tổ chức dựa trên kết quả đăng ký khối lượng học
tập của sinh viên ở từng học kỳ. Mỗi lớp học phần được ký hiệu
bằng một mã số riêng do Trường Quy định. Trường quy định số
lượng sinh viên tối thiểu cho mỗi lớp học phần như sau:
- Học phần ngoại ngữ: 30 sinh viên/ lớp.
- Học phần thuộc kiến thức khoa học tự nhiên hoặc thực
hành: 40 sinh viên/ lớp.
- Học phần lý thuyết: 60 sinh viên/ lớp.
Nếu số lượng sinh viên đăng ký dưới mức chuẩn tối thiểu,
lớp học sẽ bị huỷ. Trong thời gian 5 ngày, sau khi Phòng Quản
lý đào tạo thông báo huỷ lớp, sinh viên phải đăng ký lớp học
phần thay thế nếu chưa đủ số tín chỉ quy định về khối lượng học

21
tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.
Số sinh viên tối đa cho từng lớp học phần do Trưởng Phòng
Quản lý đào tạo đề nghị, Hiệu trưởng quyết định và được thông
báo cụ thể khi đăng ký học.
Đối với những lớp học phần đặc biệt, Trưởng Bộ môn báo
cáo Hiệu trưởng quyết định và báo cho Phòng Quản lý đào tạo
trước 2 tháng để xây dựng thời khoá biểu.
b) Giảng viên giảng dạy học phần chỉ định cán sự lớp học
phần gồm 1 lớp trưởng và 1 lớp phó ngay trong tuần đầu của
học kỳ và thông báo trước lớp học phần, đồng thời gửi danh
sách cán sự học phần về khoa, bộ môn chuyên ngành Trường
(qua Phòng CTCT&QLSV).
Cán sự lớp học phần là đại diện cho quyền lợi và trách
nhiệm học tập của tập thể lớp học phần. Đối với các lớp học
phần thuộc kiến thức ngành và chuyên ngành, nếu trong lớp đã
có ban cán sự lớp chuyên ngành, thì bỏ chế độ cán sự lớp học
phần. Nếu lớp học phần không có cán sự lớp chuyên ngành thì
giảng viên giảng dạy học phần chỉ định cán sự học phần.
Cán sự học phần được ưu tiên trong việc xét chọn khen
thưởng các danh hiệu thi đua và đánh giá rèn luyện từng học kỳ,
năm học, khóa học.
2.5. Đăng ký khối lượng học tập
2.5.1 Đăng ký học tập:
1. Sinh viên phải đăng ký học theo quy định của Trường về
khối lượng học tập tối thiểu, tối đa tính cho mỗi học kỳ.
2. Ở học kỳ 1 của khoá học, sinh viên học theo thời khoá
biểu do Trường sắp xếp. Từ học kỳ 2 trở đi, trước khi bắt đầu
mỗi học kỳ, sinh viên đăng ký học các học phần trong học kỳ đó
trên cơ sở thời khoá biểu chung của Trường, tiến trình học của

22
chuyên ngành đang theo học và tuỳ theo khả năng, điều kiện
học tập của mình.
3. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của khoá học, chậm nhất 1
tháng vào cuối mỗi học kỳ:
a) Phòng Quản lý đào tạo thông báo đến sinh viên về số lớp
học dự kiến tổ chức cho mỗi học phần và thời khoá biểu của
từng lớp học phần đó.
b) Các khoa, bộ môn chuyên ngành thông báo danh mục các
học phần, số lượng tín chỉ của mỗi học phần dự kiến sinh viên
sẽ học trong học kỳ tới, điều kiện để đăng ký học phần đó.
2.5.2. Khối lượng học tập mà sinh viên phải đăng ký quy
định như sau:
- Mỗi học kỳ chính: tối thiểu là 20 tín chỉ và tối đa là 35 tín chỉ.
- Học kỳ hè: tối đa là 10 tín chỉ.
- Thực tập cuối khoá và làm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp: 14
tín chỉ.
Các khoa, bộ môn chuyên ngành và trực tiếp là cán bộ cố
vấn học tập hướng dẫn sinh viên nghiên cứu kỹ các quy định và
các yêu cầu đối với từng học phần trước khi đăng ký.
2.5.3. Thời gian đăng ký: Trường tổ chức cho sinh viên
đăng ký học ít nhất là 3 tuần lễ trước thời điểm bắt đầu học kỳ.
2.5.4. Phương thức đăng ký: Đăng ký trên máy tính có nối
mạng. Mỗi đợt đăng ký, Trường sẽ thông báo phương thức áp
dụng cụ thể. Sinh viên phải thực hiện đúng lịch đăng ký học tập
các học phần theo quy định của Trường đối với từng đối tượng
cụ thể.
Hình thức đăng ký học tập được thực hiện qua mạng trên
trang web www.neu.edu.vn. Mỗi sinh viên được cấp một tài
khoản của hệ thống. Sinh viên phải có trách nhiệm bảo quản

23
mật khẩu của mình. Mọi hướng dẫn chi tiết về cách thức đăng
ký học tập và xin lại mật khẩu bị quên có trên trang web.
2.6. Bổ sung hoặc rút bớt các học phần sau khi đăng ký
2.6.1. Quy định về thời gian
a) Sinh viên chỉ được đăng ký bổ sung thêm học phần trong
tuần thứ nhất của kỳ.
b) Sinh viên chỉ được rút bớt một số học phần so với khối
lượng học tập đã đăng ký trong tuần thứ 3 kể từ đầu học kỳ
chính hoặc trong tuần thứ 2 kể từ đầu học kỳ hè.
Ngoài thời hạn trên, các học phần vẫn giữ nguyên như sinh
viên đã đăng ký học. Nếu sinh viên không đi học, trường coi
như sinh viên tự ý bỏ học, trong trường hợp này, sinh viên vẫn
phải chịu học phí và nhận điểm không (0).
Điều kiện để sinh viên rút bớt các học phần đã đăng ký
- Sinh viên phải tự viết đơn;
- Không vi phạm các khoản ở mục 5;
- Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút
bớt sau khi giảng viên phụ trách học phần nhận được giấy báo
của Phòng Quản lý đào tạo.
2.6.2. Việc xin bổ sung hoặc rút bớt học phần phải đáp ứng
yêu cầu của quy chế này về khối lượng học tập tối thiểu, tối đa
quy định ở mỗi học kỳ và số lượng sinh viên tối thiểu, tối đa/lớp
học phần.
2.6.3. Thủ tục bổ sung và rút bớt học phần như sau:
a) Trong thời gian 2 tuần đầu của học phần, sinh viên viết
đơn xin bổ sung hoặc rút bớt học phần đã đăng ký nộp cho
Phòng Quản lý Đào tạo.
b) Căn cứ vào đơn của sinh viên và các quy định của

24
Trường, Phòng Quản lý Đào tạo xử lý và thông báo kết quả đến
giảng viên phụ trách lớp học phần và các đơn vị có liên quan,
sinh viên có trách nhiệm xem kết quả tại Phòng Quản lý Đào
tạo. Sau khi có kết quả được bổ sung hoặc rút bớt học phần,
sinh viên mới được phép đến dự hoặc không dự lớp.
2.7. Đăng ký học phần chưa đạt và học nâng điểm
1) Sinh viên có học phần bắt buộc không đạt sau lần thi lại
(điểm học phần dưới 5.0) phải đăng ký học lại học phần đó ở
các học kỳ tiếp theo cho đến khi điểm học phần đạt từ 5.0 điểm
trở lên (không tổ chức đợt học lại riêng).
2) Sinh viên có học phần tự chọn không đạt sau lần thi lại
(điểm học phần dưới 5.0) phải đăng ký học lại học phần đó hoặc
học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác hoặc tự
nguyện đăng ký học phần tương ứng dành cho chuyên ngành
(học phần cùng tên và có số tín chỉ nhiều hơn) ở các học kỳ tiếp
theo sau cho đến khi điểm học phần đạt từ 5.0 điểm trở lên.
Trong trường hợp này, sinh viên phải nộp học phí theo số học
phần có số tín chỉ nhiều hơn.
3) Ngoài 2 đối tượng sinh viên quy định ở trên, những sinh
viên đã đạt điểm học phần từ 5.0 điểm đến cận 7.0 điểm được
phép đăng ký học để thi nâng điểm và điểm tích luỹ học phần là
điểm cao nhất.
2.8. Nghỉ ốm và nghỉ học tạm thời
2.8.1. Nghỉ học tạm thời ngắn hạn
Sinh viên nghỉ học tạm thời một thời gian ngắn do ốm đau
trong quá trình học tập hoặc trong đợt thi phải viết đơn xin phép
gửi tới trưởng khoa, bộ môn QLSV trong tuần lễ đầu kể từ ngày
ốm (sinh viên tự viết đơn hoặc nhờ cha mẹ hoặc người đỡ đầu
hợp pháp của sinh viên viết đơn) kèm theo giấy chứng nhận của

25
Trạm Y tế Trường hoặc của bệnh viện huyện hoặc cơ quan y tế
tương đương.
Trưởng khoa, bộ môn QLSV thông báo kịp thời đến các bộ
môn để trưởng bộ môn báo cho giảng viên giảng dạy các học
phần biết hoặc tổ chức cho sinh viên thi bù, nếu nghỉ trong đợt
thi.
Sau khi nghỉ học tạm thời, sinh viên phải báo lại cho trưởng
khoa, bộ môn QLSV và đi học theo lịch.
2.8.2. Nghỉ học tạm thời dài hạn
Sinh viên nghỉ học tạm thời dài hạn gửi đơn đến trưởng
khoa, bộ môn QLSV đề nghị nghỉ học và bảo lưu kết quả đã học
trong các trường hợp sau đây:
a) Được huy động vào lực lượng vũ trang;
b) Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian dài
(Trường hợp này phải kèm theo giấy xác nhận của Trạm Y tế
Trường hoặc của bệnh viện huyện hoặc tương đương trở lên).
c) Vì nhu cầu cá nhân.
Trường hợp nghỉ học vì nhu cầu cá nhân chỉ áp dụng đối với
sinh viên đã học ít nhất một học kỳ ở trường và phải đạt điểm
TBC học kỳ từ 5.00 điểm trở lên. Thời gian nghỉ học tạm thời vì
nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học quy định tại
mục 2.2.
Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn quay trở lại học tiếp
tại Trường phải gửi đơn đến trưởng khoa, bộ môn QLSV ít nhất
một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.
Các loại đơn đề nghị phải theo mẫu quy định của Trường.
2.9. Học đồng thời 2 chương trình
Sinh viên học đồng thời hai chương trình là sinh viên có nhu

26
cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai tại Trường để
khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
Các quy định học cùng lúc hai chương trình:
1. Ngành đào tạo ở chương trình thứ hai phải khác với
ngành đào tạo ở chương trình thứ nhất.
2. Sinh viên có điểm TBCHT ở hai kỳ liên tiếp ở chương
trình thứ nhất từ 7,00 trở lên.
3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu có
điểm TBCHT năm học đó của chương trình thứ hai dưới 6,00
điểm thì phải dừng học chương trình thứ hai ở các năm học tiếp
theo.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên đăng ký
học đồng thời hai chương trình là thời gian tối đa theo quy định
tại Mục 2.3.
5. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu
điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức
tương đương hoặc lớn hơn đã tích luỹ trong chương trình thứ
nhất.
6. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai sau
khi đã được cấp bằng đại học ở chương trình thứ nhất.
7. Sinh viên nộp bản đăng ký học chương trình thứ hai tại
khoa, bộ môn QLSV muộn nhất là 1 tuần trước khi vào học kỳ,
năm học mới. Đơn phải có ý kiến của cố vấn học tập. Sinh viên
nhận mẫu đăng ký tại văn phòng khoa, bộ môn QLSV hoặc tải
từ website của Trường.
Trưởng khoa, bộ môn QLSV báo cáo cho Trường (qua
Phòng Quản lý đào tạo).
Phòng Quản lý đào tạo tập hợp nhu cầu báo cáo Hiệu

27
trưởng.
Hiệu trưởng quyết định từng trường hợp cụ thể.
2.10. Điều kiện buộc thôi học
2.10.1. Sinh viên buộc thôi học nếu rơi vào một trong các
trường hợp sau:
a) Có điểm TBC học tập của năm học dưới 3.50;
b) Có điểm TBC học tập của tất cả các học phần tính từ đầu
khoá học dưới 4.00 sau 2 năm học; dưới 4.50 sau 3 năm học và
dưới 4.80 sau từ 4 năm học trở lên;
c) Vượt quá thời hạn tối đa được phép học tại trường như
quy định tại mục 2.2.
d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ, kiểm tra hộ hoặc
nhờ người khác thi hộ, kiểm tra hộ.
2.10.2. Chậm nhất là một tuần sau khi sinh viên có quyết
định buộc thôi học, các khoa, bộ môn QLSV phải thông báo về
địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Những sinh
viên thuộc diện quy định tại mục a, b, c ở trên được quyền đề
nghị chuyển sang hệ đào tạo không chính quy tương ứng và
được xem xét bảo lưu các học phần đã tích luỹ ở chương trình
đào tạo cũ khi học ở các chương trình mới này.
Hiệu trưởng quyết định kết quả học tập được bảo lưu cho
từng trường hợp cụ thể.
2.11. Chuyển trường
2.11.1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có đủ các
điều kiện dưới đây:
a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú
hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển
đến trường mới gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong

28
học tập;
b) Xin chuyển đến trường có ngành đào tạo trùng hoặc thuộc
cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;
c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và
trường xin chuyển đến.
2.11.2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong
các trường hợp sau:
a) Sinh viên đã dự thi tuyển sinh nhưng không trúng tuyển
hoặc có điểm thi thấp hơn điểm xét tuyển của trường xin chuyển
đến trong trường hợp chung đề thi tuyển sinh.
b) Sinh viên có hộ khẩu thường trú nằm ngoài vùng tuyển
của trường xin chuyển đến.
c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khoá.
d) Sinh viên đang chịu mức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
2.11.3. Thủ tục chuyển trường
a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển
trường theo quy định;
b) Hiệu trưởng quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận;
quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học
phần mà sinh viên chuyển đến Trường được bảo lưu kết quả và
sổ học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở
trường xin chuyển đi và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

CHƯƠNG 3: KIỂM TRA, THI HỌC PHẦN VÀ ĐÁNH


GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

3.1. Các loại danh sách sinh viên:


Phòng CTCT&QLSV căn cứ vào kết quả đăng ký học của
sinh viên (do Phòng Quản lý Đào tạo chuyển đến) in và gửi tới
các bộ môn phụ trách giảng dạy Danh sách lớp học phần và các

29
loại danh sách đánh giá kết quả học tập của sinh viên (danh
sách cho điểm đánh giá của giảng viên, danh sách để kiểm tra
định kỳ học phần, danh sách thi kết thúc học phần...).
3.2. Kiểm tra học phần (KTHP)
3.2.1. Số lần KTHP: Mỗi học phần có một bài kiểm tra,
không kiểm tra lại.
Trường hợp sinh viên vắng kiểm tra có lí do chính đáng
(trùng lịch kiểm tra các học phần, ốm đau, tai nạn hoặc l lý do
đột xuất khác) phải gửi đơn đề nghị hoãn kiểm tra đến khoa, bộ
môn QLSV trước hoặc trong ngày kiểm tra. Trưởng khoa, bộ
môn QLSV xác nhận và chuyển trưởng bộ môn giảng dạy học
phần để báo cho giảng viên giảng dạy học phần tổ chức kiểm tra
bù cho sinh viên.
3.2.2. Hình thức KTHP bao gồm kiểm tra viết (tự luận, kết
hợp tự luận với trắc nghiệm), trắc nghiệm trên máy tính, thực
hành, làm bài tập theo nhóm...
3.2.3. Thời điểm KTHP: Sau khi đã lên lớp từ 50% đến
60% khối lượng kiến thức học phần, giảng viên tổ chức KTHP.
Thời điểm KTHP được ghi trong lịch trình giảng dạy và được
thông báo cho sinh viên.
3.2.4. Đề KTHP, thời gian làm bài KTHP
a. Đề KTHP hình thức tự luận, do giảng viên trực tiếp giảng
dạy học phần biên soạn ít nhất là 4 đề/lớp.
(Các loại đề kiểm tra khác: Đề kiểm tra trên máy tính, đề
kiểm tra kết hợp tự luận và trắc nghiệm, thảo luận tổ và theo
nhóm sinh viên... Bộ môn báo cáo đề nghị Hiệu trưởng và có
quyết định riêng).
b. Thời gian làm bài KTHP:

30
- Đối với hình thức viết là 1 tiết (45 phút).
- Đối với các hình thức khác do trưởng bộ môn đề nghị Hiệu
trưởng duyệt.
c. Các quy định về hình thức KTHP, thời điểm KTHP, thời
lượng làm bài KTHP, lịch KTHP được quy định trong đề cương
chi tiết của học phần và giảng viên có trách nhiệm thông báo
đến sinh viên trong tuần đầu học kỳ. Giảng viên giảng dạy trực
tiếp tổ chức cho sinh viên làm bài KTHP theo đúng lịch thời
gian đã thông báo cho sinh viên.
3.2.5. Chấm bài KTHP: Giảng viên giảng dạy học phần
chấm bài theo thang điểm 10, lấy điểm nguyên. Sau một tuần
tính từ ngày kiểm tra, giảng viên chữa bài và trả bài cho sinh
viên. Giảng viên lập bảng điểm KTHP, photocopy bảng điểm có
chữ ký sinh viên, chữ ký của giảng viên giảng dạy học phần:
gửi 01 bản cho lớp học phần, 01 bản để tính điểm học phần và
chuyển cho trưởng bộ môn bản gốc.
3.2.6. Kiểm tra bù cho đối tượng sinh viên được quy định ở
mục 3.2.1 chậm nhất 01 tuần sau khi kết thúc lý thuyết.
3.2.7. Sinh viên bỏ KTHP không có lý do chính đáng bị trừ
2 điểm trong điểm học phần. Trường hợp đặc biệt do Hiệu
trưởng quyết định.
3.3. Điểm đánh giá của giảng viên đối với sinh viên
Các căn cứ để giảng viên đánh giá sinh viên lớp học phần:
- Kết quả theo dõi tinh thần thái độ học tập trên lớp của sinh
viên như: lên lớp đúng giờ, trang phục chỉnh tề, chuẩn bị tốt bài
tập, bài thảo luận, tài liệu phục vụ học tập; tích cực tham gia
sinh hoạt, thảo luận nhóm về các bài tập tình huống theo yêu
cầu của giảng viên; làm đầy đủ và có chất lượng bài kiểm tra
và bài tập tại lớp; giúp đỡ sinh viên trong lớp; thực hiện các

31
quy định của lớp học: vào lớp đeo Thẻ sinh viên, không sử dụng
điện thoại di động trong lớp, nghiêm túc học tập và ghi chép
bài, không làm việc riêng, thực hiện các quy định của giảng
viên giảng dạy học phần, của khoa, bộ môn và Nhà trường;
tuân thủ sự quản lý của cán sự học phần và giảng viên.
- Kết quả theo dõi sinh viên tham gia học tập trên lớp, đối
với học phần có quy định thời gian lên lớp (Quy định trong đề
cương chi tiết học phần).
Giảng viên giảng dạy học phần trực tiếp chấm điểm đối với
từng sinh viên ở lớp học phần. Trường hợp có từ hai giảng viên
trở lên giảng một lớp học phần thì trao đổi thống nhất để cho
điểm đối với sinh viên. Điểm này gọi tắt là điểm đánh giá của
giảng viên. Giảng viên chấm theo thang điểm 10, điểm nguyên.
Điểm đánh giá của giảng viên phải đáp ứng yêu cầu là không
mâu thuẫn với thành phần khác.
Bảng điểm đánh giá của giảng viên và điểm KTHP giảng
viên lập và gửi cho trưởng bộ môn chậm nhất 01 tuần sau khi
kết thúc lý thuyết.
Trưởng bộ môn gửi 01 bảng điểm này cho Phòng CTCT &
QLSV.
3.4. Kỳ thi, hình thức thi và lịch thi kết thúc học phần
3.4.1. Kỳ thi kết thúc học phần
Mỗi học kỳ, Trường tổ chức hai kỳ thi:
- Một kỳ thi chính để thi kết thúc các học phần đã giảng dạy
trong học kỳ;
- Một kỳ thi phụ tổ chức sớm nhất sau 3 tuần kể từ kỳ thi
chính, dành cho các đối tượng sau:
a) Sinh viên có điểm học phần chưa đạt 5.0 điểm;

32
b) Sinh viên không tham dự kỳ thi chính do trùng lịch
thi hoặc có lý do bất khả kháng.
Sinh viên vắng thi có lý do chính đáng ở kỳ thi chính (trùng lịch
thi, ốm đau, tai nạn hoặc lý do chính đáng khác) gửi đơn đề
nghị hoãn thi đến khoa, bộ môn QLSV trước hoặc trong ngày
thi sẽ được thi bù vào kỳ thi phụ. Kết quả thi này được tính kết
quả thi lần đầu.
c) Sinh viên có nhu cầu học và thi nâng điểm đối với các
học phần đạt điểm từ 5.0 điểm đến cận 7.0 điểm.
Những sinh viên này phải có đơn đề nghị học và thi học
phần. Sau khi Trường có quyết định, sinh viên được bảo lưu
điểm đánh giá của giảng viên (10%), điểm kiểm tra học phần
(20%) và được lấy điểm cao nhất trong các lần thi.
Sinh viên phải nộp học phí của học phần đề nghị học và thi
nâng điểm.
3.4.2. Hình thức thi học phần
- Thi viết (tự luận, kết hợp tự luận với trắc nghiệm, kết hợp
tự luận với làm bài tập);
- Thi trên máy tính;
- Thi vấn đáp;
- Thi kết hợp giữa các hình thức trên;
- Thi thực hành đối với các học phần GDTC và một số học
phần GDQP;
3.4.3. Lịch thi
Phòng Quản lý Đào tạo làm và thông báo lịch thi của các kỳ
thi chính, Phòng CTCT&QLSV lập và thông báo lịch thi của kỳ
thi phụ.
Lịch thi được gửi đến các khoa, bộ môn QLSV, các đơn vị

33
có liên quan và thông báo trên Website của trường chậm nhất 20
ngày trước kỳ thi chính và 05 ngày trước kỳ thi phụ.
Các khoa, bộ môn QLSV thông báo lịch thi tại văn phòng
khoa, bộ môn QLSV. Sinh viên có trách nhiệm xem lịch thi tại
văn phòng khoa, bộ môn QLSV hoặc trên website của Trường.
3.5. Điều kiện dự thi kết thúc học phần
Sinh viên được dự thi kết thúc học phần nếu đủ các điều
kiện sau:
a) Đảm bảo thời gian lên lớp do trưởng bộ môn quy định
trong đề cương chi tiết học phần đã thông báo.
b) Hoàn thành nghĩa vụ học phí, lệ phí theo quy định của
Trường.
3.6. Đề thi kết thúc học phần
1. Đề thi phải đảm bảo phân loại được trình độ của sinh
viên.
- Cơ cấu đề thi gồm hai phần: Phần lý thuyết tối đa là 70%
và phần liên hệ vận dụng thực tiễn, thực hành, bài tập tối thiểu
là 30%. Đối với hình thức thi tự luận, mỗi đề thi có ít nhất 03
câu. Đối với hình thức thi trắc nghiệm có ít nhất 40 câu. Đối với
các hình thức thi khác, tỷ lệ từng phần, số lượng câu hỏi thi do
trưởng bộ môn đề nghị, Hiệu trưởng quyết định.
- Đề thi phải có đáp án. Thang điểm chấm thi là thang điểm
10, các ý nhỏ được chấm lẻ đến 0.25 điểm.
2. Thời gian làm bài thi được quy định như sau:
- Đối với đề thi tự luận và tự luận kết hợp với trắc nghiệm là
90 phút.
- Đối với đề thi trắc nghiệm trên máy tính là 45 - 60 phút.
- Đối với môn giáo dục thể chất được thực hiện theo quy
định hiện hành.

34
- Trường hợp đặc biệt do Trưởng bộ môn đề nghị, Hiệu
trưởng quyết định.
Thời gian làm bài thi được ghi trên đề thi.
3.7. Tính và thông báo điểm học phần
3.7.1. Giảng viên giảng dạy học phần tính điểm học phần
cho sinh viên theo cơ cấu điểm thành phần như sau:
TT Cơ cấu điểm thành phần Tỷ lệ (%)
1 Điểm đánh giá của giảng viên 10%
2 Điểm kiểm tra học phần 20%
3 Điểm thi kết thúc học phần 70%

3.7.2. Công thức tính điểm học phần:

Điểm học phần (ai) = Điểm đánh giá của GV x 10% + Điểm kiểm tra HP
x 20% + Điểm thi HP x 70%

3.7.3. Giảng viên trực tiếp tính điểm học phần theo quy
trình sau:
a) Nhận bảng điểm thi học phần từ trưởng bộ môn chuyển
đến (trưởng bộ môn nhận bảng điểm từ Phòng Thanh tra, Đảm
bảo CLGD và Khảo thí - đối với học phần do Trường tổ chức
chấm thi hoặc từ trưởng bộ môn chuyên ngành - đối với học
phần chuyên ngành).
b) Điền tiếp vào bảng điểm học phần các điểm thành phần:
điểm đánh giá 10% và điểm kiểm tra 20%.
c) Tính điểm học phần theo công thức tại mục 3.7.2. Điểm
học phần lấy điểm lẻ đến 01 chữ số thập phân.
d) Bảng điểm học phần có chữ ký của Trưởng Phòng Thanh

35
tra, Đảm bảo CLGD và Khảo thí (nếu do Trường tổ chức
chấm); của giảng viên giảng dạy (học phần do các chuyên
ngành chấm) và xác nhận của trưởng bộ môn.
e) Trưởng bộ môn gửi cho Phòng CTCT&QLSV 01 bản và chụp
thêm 01 bản để lưu ở bộ môn.
3.7.4. Phòng CTCT&QLSV tách bảng điểm thi HP theo lớp
chuyên ngành, ký xác nhận danh sách điểm thi của lớp và
chuyển bảng điểm theo lớp chuyên ngành (lớp sinh viên) cho
khoa, bộ môn QLSV.
Phòng CTCT&QLSV phối hợp với Trung tâm CNTT, các
đơn vị liên quan để thông báo điểm thi học phần trên mạng.
3.7.5. Các khoa, bộ môn QLSV nhận điểm thi từ Phòng
CTCT&QLSV, thông báo điểm thi học phần, điểm học phần,
điểm TBC tích luỹ đến các lớp sinh viên.
3.7.6. Trên cơ sở điểm đánh giá của giảng viên (10%),
điểm kiểm tra (20%), điểm thi HP (70%); hoặc xem kết quả trên
Website của Trường, sinh viên tính điểm học phần, điểm
TBCHT của mình và đối chiếu với điểm học phần, điểm
TBCHT do khoa, bộ môn QLSV thông báo.
3.8. Tính điểm trung bình chung học tập (TBCHT), điểm
trung bình chung tích luỹ (TBCTL)
3.8.1. Phòng CTCT&QLSV tính điểm TBCHT và TBCTL
của sinh viên theo từng học kỳ, năm học, khoá học và chuyển về
các khoa, bộ môn QLSV để quản lý và sử dụng.
3.8.2. Điểm TBCHT, TBCTL là cơ sở để đánh giá rèn luyện
sinh viên, xét thôi học, tạm ngừng học, lưu ban, được học tiếp,
xét tốt nghiệp, xếp loại kết quả học tập được tính theo điểm cao
nhất của học phần sau các lần thi.

36
Điểm TBCHT, TBCTL là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng,
học bổng, được tính theo điểm học phần sau lần thi thứ nhất.

37
3.8.3. Điểm TBCHT được tính như sau:
a) Công thức tính:
N

∑a i × ni
A= t =1
N

∑n i =1
i

Trong đó:
A là điểm TBCHT học kỳ hoặc điểm TBCTL.
ai là điểm của học phần thứ i.
ni là số tín chỉ của học phần thứ i.
N là tổng số học phần.
b) Điểm TBCHT được để lẻ hai chữ số thập phân.
3.8.4. Kết quả các học phần GDQP và GDTC không tính
vào điểm TBCHT.
3.8.5. Điểm TBCTL tính cho những học phần đã tích luỹ và
tính theo công thức tại mục 3.8.3.
3.9. Xếp loại sinh viên
3.9.1. Sau mỗi năm học, căn cứ vào khối lượng kiến thức
tích luỹ của sinh viên, trường xếp hạng năm đào tạo như sau:
Quy định xếp hạng năm Quy định khối lượng kiến
đào tạo thức tích luỹ
Sinh viên năm thứ nhất < 45 tín chỉ
Sinh viên năm thứ hai 45 < 90 tín chỉ
Sinh viên năm thứ ba 90 < 135 tín chỉ
Sinh viên năm thứ tư ≥ 135 tín chỉ
3.9.2. Xếp loại kết quả học tập

38
Sau mỗi học kỳ, năm học, căn cứ vào điểm TBCHT, số tín
chỉ tích luỹ, Trường xếp loại học lực của sinh viên thành 2 loại:
a. Loại đạt: Sinh viên có điểm TBCHT từ 5.0 trở lên.
b. Loại Không đạt: Sinh viên có điểm TBCHT dưới 5.0
điểm. Cụ thể:
Điều kiện
Loại Điểm TBC học kỳ Số tín chỉ tích luỹ/
học kỳ
Xuất sắc ≥ 9.0 ≥ 24
Giỏi 8.0 - < 9.0 ≥ 24
1. Đạt Khá 7.0 - < 8.0 ≥ 22
TB khá 6.0 - < 7.0 ≥ 20
Trung bình 5.0 - < 6.0 ≥ 20
Yếu 4.0 - < 5.0
< 4.0
2. Không đạt
Kém nhưng không thuộc diện
bị thôi học

CHƯƠNG 4: THỰC TẬP CUỐI KHOÁ, XÉT VÀ CÔNG


NHẬN TỐT NGHIỆP
4.1. Thực tập cuối khoá, làm đồ án hoặc chuyên đề tốt
nghiệp
4.1.1. Để kết thúc khóa học, sinh viên phải thực hiện đồ án
hoặc chuyên đề tốt nghiệp trong kỳ thực tập cuối khóa.
a) Hàng năm, Nhà trường tổ chức cho sinh viên năm cuối
khoá đủ điều kiện thực tập đăng ký đi thực tập tại khoa, bộ môn
chuyên ngành theo hai đợt:
- Đợt 1; Tháng 08;
- Đợt 2: Tháng 12.

39
b) Thời gian thực tập cuối khoá là 15 tuần, chia làm hai giai
đoạn:
- Giai đoạn thực tập tổng hợp 05 hoặc 06 tuần:
+ 01 tuần (tuần đầu) chuẩn bị thực tập;
+ 04 đến 05 tuần thực tập tại cơ sở.
+ Giai đoạn thực tập tổng hợp được đánh giá bằng báo cáo
thực tập tổng hợp. Sinh viên có báo cáo thực tập tổng hợp được
đánh giá từ loại đạt trở lên mới được thực tập chuyên đề.
- Giai đoạn thực tập chuyên đề 09 hoặc 10 tuần.
Kết thúc giai đoạn này sinh viên phải hoàn thành đồ án hoặc
chuyên đề tốt nghiệp.
- Sinh viên có đồ án hoặc chuyên đề tốt nghiệp dưới 5 điểm
và sinh viên bị cảnh cáo toàn Trường sẽ bị huỷ chuyên đề, đồ án
tốt nghiệp và buộc phải thực tập lại (sau khi có kết luận của
Thanh tra Trường) phải thực tập lại cùng khóa sau. Những sinh
viên này phải nộp học phí 01 học kỳ.
- Sinh viên bị cảnh cáo toàn Trường sẽ bị huỷ chuyên đề, đồ
án tốt nghiệp và phải viết lại chuyên đề, đồ án tốt nghiệp (sau
khi có kết luận của Thanh tra Trường) phải viết lại chuyên đề,
đồ án tốt nghiệp. Những sinh viên này phải nộp học phí nửa học
kỳ.
- Hiệu trưởng quy định quy trình thực tập cuối khoá riêng
đối với việc làm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp của những ngành
đào tạo có tính chất kỹ thuật, công nghệ đặc thù.
c) Khối lượng công việc làm đồ án hoặc chuyên đề tốt
nghiệp trong thời kỳ thực tập cuối khoá được tính là 12 tín chỉ.
4.1.2. Đăng ký làm đồ án hoặc chuyên đề tốt nghiệp và
thực tập cuối khoá.

40
a) Vào học kỳ đầu tiên của năm học cuối khoá, SV có đủ
điều kiện đi thực tập, lựa chọn các đợt thực tập và đăng ký thực
tập cuối khoá theo 1 trong 2 đợt nói trên và đề nghị giảng viên
hướng dẫn thực tập; trưởng khoa, bộ môn chuyên ngành quyết
định và thông báo cho SV 01 tuần trước khi bắt đầu các đợt thực
tập (quy định tại điểm b mục 4.1.1).
b) Điều kiện để SV thực tập cuối khoá:
- SV được đi thực tập cuối khoá để làm đồ án hoặc chuyên
đề tốt nghiệp nếu có đủ những điều kiện sau đây:
+ Đã tích luỹ ít nhất 90% số tín chỉ theo quy định của
chương trình giáo dục đại học, trong đó phải có đủ số tín chỉ
thuộc phần kiến thức ngành, chuyên ngành;
+ Đang trong thời gian tối đa hoàn thành chương trình theo
quy định, tính cả thời gian thực tập cuối khoá.
+ Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
- Đăng ký làm đồ án hoặc chuyên đề tốt nghiệp:
+ Sinh viên ngành Khoa học máy tính đăng ký làm đồ án tốt
nghiệp.
+ Sinh viên các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Tài
chính ngân hàng, Kế toán, Hệ thống thông tin kinh tế, Luật và
Tiếng Anh đăng ký làm chuyên đề tốt nghiệp.
4.1.3. Chuẩn bị địa điểm thực tập cuối khoá
SV tự liên hệ địa điểm thực tập (hoặc địa bàn thực tế) để
thực hiện đồ án, chuyên đề tốt nghiệp.
Khoa, bộ môn tổ chức cho SV đăng ký thực tập và trong
tuần đầu chuẩn bị của đợt thực tập, trưởng khoa, bộ môn chuyên
ngành quyết định giảng viên chỉ đạo thực tập, hướng dẫn làm đồ

41
án, chuyên đề tốt nghiệp, quy định kế hoạch cụ thể của đợt thực
tập và tổ chức, kiểm tra thực hiện kế hoạch này.
4.1.3. Chấm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp
a) Chấm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp do 2 giảng viên đảm
nhiệm, trong đó có giảng viên hướng dẫn. Hiệu trưởng quyết
định danh sách giảng viên chấm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp
theo đề nghị của các khoa, bộ môn chuyên ngành.
b) Điểm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp bao gồm 2 phần: Điểm
báo cáo thực tập tổng hợp và điểm thực tập chuyên ngành.
Điểm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp = (30% x điểm BC thực
tập tổng hợp) + (70% x điểm thực tập chuyên ngành).
c) Điểm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp là điểm TBC điểm của
giảng viên hướng dẫn và điểm của người chấm thứ 2.
Điểm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp chấm theo thang điểm 10,
lấy lẻ đến 1 chữ số thập phân.
d) Kết quả chấm đồ án, chuyên đề tốt nghiệp được công bố
chậm nhất là 3 tuần lễ, kể từ ngày nộp đề án, chuyên đề tốt nghiệp.
e) Điểm của đồ án, chuyên đề tốt nghiệp được tính vào điểm
TBCTL của sinh viên toàn khóa học và tính 12 tín chỉ.
4.2. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
4.2.1. Điều kiện đăng ký tốt ngiệp
Những sinh viên có đủ các điều kiện tốt nghiệp có thể làm
đăng ký tốt nghiệp tại khoa, bộ môn QLSV. Trưởng khoa, bộ
môn QLSV đề nghị Hội đồng Nhà trường xét tốt nghiệp đại học
và cấp bằng tốt nghiệp đại học cho những sinh viên có đủ các
điều kiện sau đây:
a) Cho đến thời điểm xét công nhận tốt nghiệp, SV không
đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

42
b) Tích luỹ đủ số học phần quy định trong chương trình giáo
dục đại học.
c) Điểm TBCTL của toàn khoá học đạt từ 5.0 điểm trở lên.
d) Có đủ các chứng chỉ Giáo dục quốc phòng (GDQP), Giáo
dục thể chất (GDTC).
4.2.2. Số đợt xét tốt nghiệp
- Hàng năm, Nhà trường xét tốt nghiệp cho SV có đủ điều
kiện tốt nghiệp 02 đợt vào tháng 03 và tháng 07.
- Căn cứ biên bản đề nghị của các ông, bà trưởng khoa, bộ
môn QLSV có SV tốt nghiệp, Thường trực Hội đồng báo cáo
tổng hợp kết quả xét tốt nghiệp và lập danh sách SV đủ điều
kiện tốt nghiệp trình Hội đồng Nhà trường xem xét tốt nghiệp
cho SV.
4.2.3. Căn cứ biên bản của Hội đồng xét công nhận tốt
nghiệp và danh sách SV đủ điều kiện tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký
quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp đại học
cho những SV đủ điều kiện tốt nghiệp theo quy định.
4.3. Cấp bằng tốt nghiệp đại học, bảo lưu kết quả học tập,
chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo
4.3.1. Bằng tốt nghiệp đại học được ghi theo ngành đào
tạo.
a) Bằng tốt nghiệp đại học được ghi theo ngành đào tạo và
kèm theo bảng điểm. Bảng điểm cấp kèm theo bằng tốt nghiệp
ghi rõ ngành và chuyên ngành đào tạo. Bảng điểm ghi kết quả
học tập đã tích luỹ theo từng học phần của SV theo 02 thứ tiếng:
tiếng Việt và tiếng Anh.
b) Bằng tốt nghiệp đại học được cấp cho SV tốt nghiệp sau
01 tháng kể từ khi có quyết định công nhận tốt nghiệp của Hiệu

43
trưởng.
c) Mỗi SV tốt nghiệp chỉ được cấp 01 bằng tốt nghiệp đại
học, mất Trường không cấp lại. Trường hợp có nhu cầu, SV làm
đơn đề nghị và Trường cấp Giấy chứng nhận theo quy định hiện
hành của Bộ GD&ĐT.
d) Bằng tốt nghiệp đại học chỉ được cấp cho SV khi đã ghi
đầy đủ, chính xác các nội dung trên tấm bằng theo quy định
hiện hành của Bộ GD&ĐT về quản lý văn bằng.
e) Hạng tốt nghiệp đại học được xác định theo điểm TBCTL
của toàn khoá học như sau:
- Loại xuất sắc từ 9.0 đến 10.0 điểm;
- Loại giỏi từ 8.0 đến cận 9.0 điểm;
- Loại khá từ 7.0 đến cận 8.0 điểm;
- Loại trung bình khá từ 6.0 đến cận 7.0 điểm;
- Loại trung bình từ 5.0 đến cận 6.0 điểm.
f) Hạng tốt nghiệp đại học của những SV có kết quả học tập
toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu rơi
vào một trong các trường hợp sau:
- Có thời gian học tập vượt quá thời gian quy định cho toàn
khoá học;
- Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5%
so với tổng số tín chỉ theo quy định của toàn chương trình đào
tạo;
- Đã bị kỷ luật trong thời gian học từ mức cảnh cáo cấp
Trường trở lên.
g) Trường tổ chức bế giảng khoá học và trao bằng tốt nghiệp
đại học cho những SV được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng
tốt nghiệp đại học 01 đợt vào khoản tháng 8 hàng năm (tùy

44
thuộc và điều kiện cụ thể và tình hình thực tế của Trường).
4.3.2. SV chưa tốt nghiệp đại học
- SVchưa hết thời gian quy định cho toàn khoá học (theo
đăng ký đầu khoá học) làm đơn đề nghị và trưởng khoa, bộ môn
quyết định cho SV kéo dài thêm 01 học kỳ để tích luỹ các học
phần còn thiếu (số học phần chưa tích luỹ của toàn khoá học 5
học phần khoảng 20 tín chỉ).
Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.
- Những SV còn nợ các chứng chỉ GDTC và GDQP nhưng
đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính
từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều
kiện tốt nghiệp.
- Những SV này phải làm đơn xin trả nợ các học phần còn
thiếu, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về ý
thức chấp hành pháp luật của bản thân kể từ sau khi phải ngừng
học.
4.3.3. SV không tốt nghiệp đại học
- SV đã hết thời gian tối đa quy định cho toàn khoá học
nhưng không tốt nghiệp đại học được trường cấp giấy chứng
nhận về các học phần đã học trong chương trình của trường.
- Những SV không tốt nghiệp đại học quy định tại mục này,
nếu có nhu cầu được quyền làm đơn xin phép chuyển qua học
theo phương thức đào tạo không chính quy, SV được bảo lưu
những học phần đã tích luỹ.

45
CHƯƠNG 5: KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

5.1. Khen thưởng


5.1.1. Khen thưởng học kỳ, năm học
Từng học kỳ, năm học, Trường xét khen thưởng các danh
hiệu SV xuất sắc, SV ưu tú.
Những SV được khen thưởng phải tích luỹ ít nhất 45 tín
chỉ/01 năm học (22 tín chỉ/01 học kỳ) và phải đạt các điều kiện
khác theo quy định hiện hành về công tác khen thưởng đối với
SV Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
5.1.2. Khen thưởng khoá học
SV được xét khen thưởng các danh hiệu SV ưu tú, SV xuất
sắc khoá học phải đạt các điều kiện theo quy định hiện hành về
công tác khen thưởng đối với SV Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
5.2. Xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm các quy định về
kiểm tra, thi, viết chuyên đề, đồ án tốt nghiệp
5.2.1. Trong khi kiểm tra học phần, thi kết thúc học phần,
viết chuyên đề tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế của Bộ và quy
định của Trường, SV sẽ bị xử lý kỷ luật theo các mức độ vi
phạm, cụ thể là:
a) Hình thức khiển trách áp dụng đối với SV phạm lỗi một
lần: nhìn bài của bạn, trao đổi bài với bạn. SV bị khiển trách
trong khi thi, kiểm tra học phần nào thì bị trừ 25% điểm bài thi,
kiểm tra học phần đó.
b) Hình thức cảnh cáo áp dụng đối với SV vi phạm một
trong các lỗi sau:
- Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi, kiểm tra
học phần đó vẫn tiếp tục vi phạm;

46
- Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn;
- Chép bài của người khác;
SV bị cảnh cáo trong khi thi, kiểm tra học phần nào thì bị
trừ 50% điểm bài thi, kiểm tra học phần đó;
Hình thức khiển trách và cảnh cáo do cán bộ coi thi, kiểm
tra lập biên bản và quyết định.
c) Hình thức đình chỉ thi, đình chỉ kiểm tra áp dụng đối
với SV vi phạm một trong các lỗi sau:
- Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi, kiểm tra học
phần đó vẫn tiếp tục vi phạm.
- Khi vào phòng thi, kiểm tra mang theo tài liệu trái phép,
phương tiện kỹ thuật thu phát truyền tin, ghi âm.
- Đem đề thi, kiểm tra ra ngoài khu vực thi, kiểm tra hoặc
nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
- Viết, vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi, kiểm
tra.
- Thi hộ, kiểm tra hộ, nhờ người thi hộ, kiểm tra hộ; làm hộ,
nhờ người làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt
nghiệp (Lần 1).
- Có hành động vô lễ với cán bộ coi thi, kiểm tra, trực thi,
hoặc đe doạ SV khác.
Hình thức đình chỉ do cán bộ coi thi, kiểm tra lập biên bản,
thu tang vật và do trưởng bộ môn (đối với thi học phần) hoặc
trưởng điểm thi (đối với thi tốt nghiệp) đề nghị Hiệu trưởng
quyết định.
SV bị đình chỉ thi, kiểm tra trong khi thi, kiểm tra học phần
nào thì bài thi, kiểm tra học phần đó bị điểm không (0).

47
5.2.2. SV thi hộ, kiểm tra hộ, hoặc nhờ thi hộ, kiểm tra hộ; làm
hộ, nhờ người làm hộ hoặc sao chép đồ án, tiểu luận, khoá luận tốt
nghiệp đều bị kỉ luật ở mức đình chỉ học tập 1 năm đối với trường
hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi
phạm lần thứ hai.
5.2.3. Xử lý SV sao chép chuyên đề, đồ án tốt nghiệp của
người khác
TT Mức độ vi phạm Hình thức xử lý
Sao chép chuyên đề, đồ án tốt Thông báo nhắc nhở.
1 nghiệp của người khác dưới
10%
Sao chép chuyên đề, đồ án tốt
2 nghiệp của người khác từ 10% Khiển trách và trừ ít nhất 01
đến dưới 20% điểm; điểm còn lại tối đa là 6.0
điểm (nếu điểm chuyên đề
Số trang của chuyên đề tốt giảng viên chấm đạt từ 7.0 điểm
3 nghiệp ít hơn số trang quy định trở lên).
của khoa, bộ môn
Sao chép chuyên đề, đồ án tốt Cảnh cáo và huỷ kết quả
4 nghiệp của người khác từ 20% chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp
đến dưới 40% và viết lại chuyên đề tốt nghiệp.
Sao chép chuyên đề, đồ án tốt Cảnh cáo và huỷ chuyên đề, SV
5 nghiệp của người khác từ 40% phải thực tập lại.
trở lên
Nếu SV vi phạm cả mục 2 và 3 thì xử lý như mục 4. Trường
hợp đặc biệt khác do Hiệu trưởng quyết định.
5.2.4. Trừ trường hợp quy định tại mục 5.2.1, 5.2.2, 5.2.3,
mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi
phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế tuyển sinh
đại học, cao đẳng hệ chính quy.

48
MỤC 2. QUY ĐỊNH VỀ THỰC TẬP VÀ VIẾT CHUYÊN
ĐỀ THỰC TẬP
(Trích “Quy định về thực tập và viết chuyên đề thực tập
đối với hệ đại học chính quy đào tạo theo học chế tín chỉ tại
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” Ban hành kèm theo Quyết
định số 793/QĐ-KTQD của Hiệu trưởng ngày 29/4/2009)

1. Giải thích từ ngữ


Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.1. “Thực tập” là hoạt động áp dụng lý thuyết, các kiến
thức đã học vào thực tiễn, qua đó, củng cố và nâng cao kiến
thức chuyên môn nghiệp vụ.
1.2. “Đăng ký đề tài nghiên cứu và viết chuyên đề thực
tập” là việc sinh viên đăng ký thực hiện, tham gia một hướng
hoặc một đề tài nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu có thể hoàn thiện
thành chuyên đề thực tập.
1.3. Sinh viên đăng ký làm chuyên đề thực tập, đồ án.
Chuyên đề thực tập áp dụng đối với các ngành Kinh tế, QTKD,
TCNH, Kế toán, HTTTKT, Luật và Tiếng Anh. Đồ án áp dụng
đối với ngành Khoa học máy tính.
1.4. Trưởng Khoa, BM trực thuộc sau đây gọi là Trưởng
khoa.
2. Mục đích thực tập
2.1. Gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên
làm quen và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn
phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo.
2.2. Giúp sinh viên hệ thống hóa và củng cố những kiến
thực cơ bản về kinh tế xã hội, kiến thức chuyên môn đã được

49
trang bị, vận dụng vào thực tế để phân tích các chính sách hoặc
giải quyết các vấn đề thuộc ngành và chuyên ngành đào tạo.
2.3. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề
nghiệp, hình thành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp tiếp cận,
giải quyết một vấn đề thực tế.
2.4. Tạo cho sinh viên có cơ hội phát triển những kiến thức
và kỹ năng còn thiếu để có kế hoạch bổ sung hoàn thiện.
3. Điều kiện đăng ký thực tập và viết chuyên đề thực tập
3.1. Tất cả sinh viên đều phải đăng ký nghiên cứu và viết
chuyên đề thực tập.
3.2. Điều kiện đăng ký nghiên cứu, viết chuyên đề thực tập:
Sinh viên đã tích lũy ít nhất 50% số tín chỉ của chương trình đào
tạo của chuyên ngành.
3.3. Điều kiện thực tập: Sinh viên đủ các điều kiện sau đây
được đi thực tập:
a) Đã tích lũy ít nhất 75% số tín chỉ theo quy định của
chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành;
b) Đã học hoặc đang học các học phần bắt buộc của khối
kiến thức ngành, chuyên ngành đào tạo;
c) Đang trong thời gian hoàn thành chương trình đào tạo
theo quy định;
d) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
4. Thời gian đăng ký thực tập và viết chuyên đề thực tập
4.1. Hàng năm, Nhà trường xét cho sinh viên đủ điều kiện
đăng ký nghiên cứu thực tập và viết chuyên đề thực tập theo 2 đợt:
a) Đợt 1 vào tháng 8;
b) Đợt 2 vào tháng 12.

50
Trưởng các khoa quản lý sinh viên xét danh sách sinh viên
đủ điều kiện thực tập và gửi báo cáo về Trường (qua Phòng
Quản lý Đào tạo).
4.2. Các giai đoạn thực tập
- Tổng thời gian thực tập là 15 tuần.
- Tùy theo đặc điểm của các ngành, chuyên ngành đào tạo
mà Trưởng khoa có thể tổ chức cho sinh viên thực tập thành 2
giai đoạn; hai giai đoạn đó có thể liên tục hoặc tách rời nhau.
Giai đoạn thứ nhất gọi là giai đoạn thực tập tổng hợp; giai đoạn
thứ 2 gọi là giai đoan thực tập chuyên đề.
- Đối với một số chuyên ngành đặc thù như Du lịch-Khách
sạn, KT&QL Môi trường... Trưởng khoa có thể tổ chức cho sinh
viên đi khảo sát thực tế tại cơ sở thay cho thực tập tổng hợp.
5. Tổ chức cho sinh viên đăng ký viết chuyên đề và thực
tập
5.1. Trưởng khoa hoặc Trưởng bộ môn được trưởng khoa ủy
quyền chịu trách nhiệm tổ chức phân công giảng viên hướng
dẫn sinh viên thực tập và viết chuyên đề thực tập.
5.2. Sinh viên đề xuất 2 vấn đề, hoặc định hướng nghiên cứu
để báo cáo giảng viên hướng dẫn nhằm xác định đề tài nghiên
cứu viết chuyên đề thực tập. Trên cơ sở tổng hợp của bộ môn,
Trưởng khoa phê duyệt “Danh mục đề tài”.
5.3. Tùy theo đặc điểm của từng chuyên ngành, sinh viên có
thể đăng ký thực tập theo nhóm, mỗi nhóm có từ 2 đến 3 sinh
viên. Giảng viên hướng dẫn giao từng phần riêng biệt của đề tài
cho từng sinh viên và có cơ chế khuyến khích nhóm sinh viên
phối hợp nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá cho điểm từng sinh
viên trong nhóm đúng với sự đóng góp của họ.

51
5.4. Cho phép sinh viên hoặc nhóm sinh viên phát triển đề
tài khoa học thành đề tài của chuyên đề thực tập và ngược lại để
khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
6. Địa điểm thực tập
6.1. Tùy vào đặc thù cụ thể của từng ngành, chuyên ngành
và nội dung chuyên đề thực tập của sinh viên, Trưởng khoa quy
định cụ thể về địa điểm thực tập. Sinh viên có thể có một hoặc
nhiều địa điểm thực tập hoặc không cần địa điểm thực tập.
6.2. Trường hợp sinh viên có địa điểm thực tập cố định thì
kết thúc đợt thực tập, phải có xác nhận của cơ sở thực tập.
6.3. Trường hợp sinh viên không cần địa điểm thực tập, sinh
viên có thể sử dụng các thông tin từ các nguồn khác nhau để
viết chuyên đề thực tập.
7. Kết cấu chuyên đề thực tập
7.1. Số trang của chuyên đề thực tập: Tùy theo đặc thù của
từng chuyên ngành mà Trưởng khoa quy định số trang của một
chuyên đề thực tập, số trang tối thiểu của chuyên đề không dưới
30 trang. Chuyên đề thực tập phải được trình bày theo phông
chữ Times New Roman cỡ chữ 13, cách dòng 1,3; kiểu gõ
Unicode, lề trên 3,5cm, lề dưới 3,0cm, lề trái 3,5cm, lề phải
2,0cm. Số trang đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang.
7.2. Về kết cấu của chuyên đề thực tập: Tùy theo đặc điểm
của từng chuyên ngành mà Trưởng khoa quy định kết cấu cảu
chuyên đề thực tập: Phần mở đầu, các chương và phần kết luận.
Phần lý luận chung có thể không cần đưa vào chuyên đề.
7.3. Đối với mỗi khóa học, Trưởng khoa báo cáo Hiệu
trưởng (qua Phòng Quản lý Đào tạo) quy định của khoa về kết
cấu, số trang của chuyên đề thực tập cho các chuyên ngành
thuộc phạm vi quản lý của mình.

52
8. Quy trình hướng dẫn sinh viên viết chuyên đề thực tập
Trưởng khoa chịu trách nhiệm về quy trình hướng dẫn sinh
viên thực tập và yêu cầu giảng viên thực hiện theo các bước
sau đây:
a) Hướng dẫn sinh viên, nhóm sinh viên lựa chọn và đăng
ký các đề tài nghiên cứu, khuyến khích sinh viên hoặc nhóm
sinh viên nghiên cứu đề tài khoa học gắn với thực tập.
b) Duyệt bản thảo đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết
c) Hướng dẫn sinh viên thu thập số liệu, tài liệu tham khảo,
tình hình và xử lý số liệu, tình hình phục vụ cho việc viết
chuyên đề.
d) Viết bản thảo.
e) Sửa bản thảo.
f) Hoàn thiện bản chuyên đề.
g) Chấm chuyên đề.
h) Phối hợp thanh tra chuyên đề.
9. Chấm chuyên đề thực tập
9.1. Chấm chuyên đề thực tập do 2 giảng viên đảm nhiệm,
trong đó có giảng viên hướng dẫn sinh viên thực tập.
9.2. Trưởng bộ môn phân công giảng viên thứ hai chấm
chuyên đề thực tập và báo cáo Trưởng khoa.
9.3. Điểm chuyên đề thực tập:
a) Đối với các chuyên ngành không chia thực tập thành 2
giai đoạn tách biệt, điểm cuối cùng chuyên đề thực tập là điểm
trung bình cộng điểm của 2 giảng viên chấm.
b) Đối với các chuyên ngành chia thực tập thành 2 giai đoạn
tách rời nhau, điểm đánh giá kết quả chuyên đề thực tập có
trọng số do Trưởng khoa quy định, trong đó tỷ lệ điểm thực tập

53
tổng hợp từ 20% - 40%. Hàng năm, vào đầu năm học, Trưởng
khoa báo cáo Hiệu trưởng (qua Phòng Quản lý Đào tạo) trọng
số các điểm thành phần.
Điểm thực tập chuyên đề = trung bình cộng điểm của 2
giảng viên chấm.
Điểm cuối cùng của CĐTT = (% x điểm thực tập tổng
hợp) + (%x điểm thực tập chuyên đề). Điểm thực tập chuyên
đề do giảng viên hướng dẫn chấm.
c) Chênh lệch điểm chuyên đề giữa 2 giảng viên chấm và
cách xử lý
- Chênh lệch điểm thực tập chuyên đề giữa 2 giảng viên
chấm không quá 1,0 điểm, trong trường hợp này, điểm cuối
cùng là điểm trung bình cộng điểm của 2 giảng viên chấm.
- Trường hợp chênh lệch giữa 2 giảng viên chấm lớn hơn
1,0 điểm, Trưởng bộ môn giao cho người thứ 3 chấm và xử lý
theo nguyên tắc sau đây:
+ Khi 2 trong 3 người chấm có điểm giống nhau, thì Trưởng
bộ môn lấy điểm giống nhau là điểm cuối cùng.
+ Khi cả 3 người chấm lệch điểm nhau thì hướng xử lý như
sau:
Tình huống /.Cách xử lý
Lệch nhau lớn nhất từ 1,0 Trưởng BM lấy điểm TBC của 3 người chấm
đến 2,5 điểm làm điểm cuối cùng
Lệch nhau lớn nhất trên Trưởng BM tổ chức chấm tập thể. Điểm chấm
2,5 điểm lần này là điểm cuối cùng
d) Điểm báo cáo thực tập và điểm thực tập chuyên đề cho đến
0,5 điểm; điểm cuối cùng của chuyên đề thực tập lấy đến 01 chữ
số thập phân. Tất cả điểm thành phần chấm theo thang điểm 10.

54
9.4. Kết quả chấm chuyên đề thực tập được công bố chậm
nhất là 2 tuần lễ, kể từ ngày nộp chuyên đề thực tập.
9.5. Điểm chuyên đề thực tập tính vào điểm Trung bình
chung tích lũy (TBCTL) của sinh viên toàn khóa học với khối
lượng 12 tín chỉ.
10. Hướng dẫn thực hiện
10.1. Căn cứ các quy định nói trên, Trưởng khoa cụ thể hóa
mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình hướng dẫn thực tập,
chế độ báo cáo và công tác kiểm tra thực hiện tiến độ thực tập
và báo cáo Hiệu trưởng (qua Phòng Quản lý Đào tạo).
10.2. Khuyến khích sinh viên gắn đề tài chuyên đề thực tập
và tham gia NCKH sinh viên; phụ giúp giảng viên trong việc
nghiên cứu đề tài khoa học; khuyến khích sinh viên đến các địa
phương thực tập.
Quy định này áp dụng đối với hệ đại học chính quy và đối
với các hệ đại học khác đào tạo theo học chế tín chỉ thực hiện từ
khóa tuyển sinh năm 2006. Trong quá trình thực hiện, nếu phát
sinh vấn đề mới, Trưởng khoa và các đơn vị có liên quan kịp
thời phản ánh về Trường (qua Phòng Quản lý Đào tạo) để tổng
hợp báo cáo Hiệu trưởng./.

55
MỤC 3. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THEO HỌC ĐỒNG THỜI
HAI CHƯƠNG TRÌNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1597/QĐ- ĐHKTQD của


Hiệu trưởng ngày 28/08/2009 và Công văn số 06/QLĐT
ngày 05/01/2010 của Hiệu trưởng về việc đăng ký học
đồng thời 2 chương trình).

1. Sinh viên phải nghiên cứu kỹ Quyết định số 43/2007/QĐ-


BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ;
Quyết định số 95/QĐ-KTQD ngày 14/01/2008 của Hiệu
trưởng ban hành Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ
thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Sinh viên chỉ được đăng ký một chương trình đào tạo thứ
hai (không được thay đổi), và phải đạt được các điều kiện quy
định tại mục 3.
3. Điều kiện sinh viên đăng ký học chương trình đào tạo
thứ hai
3.1. Sinh viên đang học Đại học hệ chính quy của Trường;
3.2. Sinh viên phải có đầy đủ kết quả học tập các học phần
của năm thứ nhất, riêng sinh viên năm thứ nhất đã học xong học
kỳ I năm học đầu tiên;
3.3. Đạt số tín chỉ tối thiểu và điểm Trung bình chung tích
lũy (TBCTL) tính đến thời điểm đăng ký như sau:
Năm thứ nhất: 18 tín chỉ, điểm TBCTL đạt 7,0 trở lên;

56
Năm thứ hai: 45 tín chỉ, điểm TBCTL đạt 7,0 trở lên;
Năm thứ ba: 90 tín chỉ, điểm TBCTL đạt 7,0 trở lên;
Năm thứ tư: 135 tín chỉ, điểm TBCTL đạt 7,0 trở lên;
3.4. Sinh viên đang học chương trình thứ hai, nếu có kết quả
học tập xếp hạng yếu (điểm TBC tích lũy dưới 5,0) của chương
trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ
tiếp theo (Nhà trường ra Quyết định dừng học chương trình thứ
hai). Sinh viên chỉ được quay trở lại học chương trình thứ hai khi
điểm Trung bình chung tích lũy được cải thiện và đạt từ 7,0 điểm
trở lên; Nhà trường xét và ra quyết định trên cơ sở sinh viên làm
đơn xin học lại, có ý kiến cố vấn học tập và khoa quản lý.
3.5. Sinh viên đăng ký chương trình thứ hai không bị kỷ luật
từ mức cảnh cáo khoa và các tổ chức tương đương khoa ở
chương trình thứ nhất, quy định tại mục 3 nói trên.
3.6. Thời gian tối đa để sinh viên học cùng lúc hai chương
trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất:
Sinh viên thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo được kéo dài tối
đa 3 năm, sinh viên không thuộc đối tượng ưu tiên trong đào tạo
được kéo dài tối đa 2 năm. Khi học chương trình thứ hai, sinh
viên được bảo lưu điểm của những học phần đã tích lũy có nội
dung và khối lượng kiến thức tương đương;
3.7. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp ở chương trình thứ hai,
sau khi được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng đại học ở
chương trình thứ nhất.
4. Thời gian và địa điểm và đăng ký
4.1. Thời gian theo quy định của nhà trường;
4.2. Đăng ký học chương trình thứ hai tại khoa, bộ môn quản
lý sinh viên;
4.3. Đơn đăng ký học chương trình thứ hai nhận tại văn

57
phòng khoa, bộ môn QLSV hoặc tải từ trang web của Trường,
mỗi sinh viên làm 3 tờ đơn giống nhau;
4.4. Đơn đăng ký học chương trình thứ hai phải có ý kiến của
cố vấn học tập (CVHT) của chương trình thứ nhất, hoặc CVHT
ở chương trình thứ hai (theo Quyết định của Trưởng Khoa, Bộ
môn chương trình thứ hai phân công).
5. Lệ phí xét tuyển học chương trình đào tạo thứ hai
Sinh viên nộp 50.000 đồng lệ phí xét tuyển tại Văn phòng
Khoa, Bộ môn Quản lý sinh viên kèm theo đơn (3 bản đơn
theo mẫu).

58
MỤC 4. QUY ĐỊNH HỌC NÂNG ĐIỂM
(Căn cứ hướng dẫn số 986/QLĐT ngày 29 tháng 12 năm 2008 về
việc hướng dẫn thực hiện quy định về học nâng điểm)

1. Trách nhiệm của sinh viên


Mỗi sinh viên phải nghiên cứu kỹ chương trình đào tạo toàn
khoá phù hợp với kế hoạch của bản thân và xin ý kiến của Cố
vấn học tập trước khi quyết định học để thi nâng điểm.
2. Thủ tục đăng ký học để thi nâng điểm
Sinh viên phải làm đơn đăng ký học để thi nâng điểm, có ý
kiến đồng ý của Cố vấn học tập, gửi về phòng Quản lý đào tạo
trong thời gian 2 tuần đầu của đợt học/học kỳ.
3. Số học phần được đăng ký học để thi nâng điểm
Sinh viên chỉ được đăng ký học để thi nâng điểm tối đa
không quá 8 tín chỉ/học kỳ chính. Mỗi học phần chỉ được đăng
ký học và thi nâng điểm không quá 01 lần.
4. Quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên:
4.1. Sinh viên đăng ký học và thi nâng điểm phải nộp học phí
theo quy định tại mục 3.6 dưới đây. Sinh viên không nhất thiết
phải lên lớp học để thi nâng điểm mà có thể đề nghị được bảo
lưu điểm 10% và 20% ở lần học trước và chỉ tham gia kỳ thi.
Sinh viên phải đề nghị việc bảo lưu này ngay từ khi nộp đơn
đăng ký học nâng điểm. Điểm tích luỹ học phần là điểm cao
nhất trong 2 lần học và thi.
4.2. Sinh viên đăng ký học và thi nâng điểm được Nhà
trường xét cấp học bổng khuyến khích học tập nếu đảm bảo các
điều kiện ban hành tại theo Quyết định số 3000/QĐ-KTQD
ngày 25/9/2007 của Hiệu trưởng “Quy định về cấp học bổng

59
khuyến khích học tập đối với sinh viên hệ chính quy”. Riêng đối
với sinh viên đăng ký học để thi nâng điểm bổ sung thêm điều
kiện sau:
- Khối lượng học phần tích luỹ để xét học bổng khuyến khích
bao gồm các học phần tích luỹ mới (lần đầu) trong học kỳ chính
đạt từ 25 tín chỉ trở lên + (cộng) các học phần học để thi nâng
điểm;
- Sinh viên kéo dài thời gian khoá học trên 4 năm, từ năm thứ
5 trở đi sẽ không được xét cấp học bổng khuyến khích học tập
nữa.
5. Thời hạn đăng ký hoặc huỷ các học phần học để thi
nâng điểm
Sinh viên có thể huỷ học phần đã đăng ký học và thi nâng
điểm trong 2 tuần đầu của học kỳ. Trong thời gian này, nếu Nhà
trường thông báo huỷ các lớp học phần mà sinh viên đã đăng ký
học nâng điểm, sinh viên có thể chuyển sang đăng ký các học
phần khác theo quy định cụ thể của từng học kỳ. Quá thời gian
trên Nhà trường không huỷ học phần của sinh viên.
6. Học phí
Sinh viên nộp học phí cho học phần học và thi nâng điểm đối
với học kỳ chính theo quy định hiện hành; đối với học kỳ hè
mức học phí/tín chỉ theo hệ số 1,5 so với học kỳ chính.

60
61
Phần III
MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

62
MỤC 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
CỦA SINH VIÊN
(Căn cứ “Quy định đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên chính
quy” ban hành Quyết định 281/QĐ-ĐHKTQD về việc ban hành)

1. Nội dung đánh giá và thang điểm


1.1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là
đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh
viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt:
a) Ý thức học tập;
b) Ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế trong nhà
trường;
c) Ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính trị – xã
hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống các tệ nạn xã hội;
d) Phẩm chất công dân và quan hệ với cộng đồng;
e) Ý thức, kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể, tổ
chức khác trong nhà trường hoặc các thành tích đặc biệt trong
học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên.
1.2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100.
2. Đánh giá về ý thức học tập
2.1. Căn cứ để xác định điểm là tinh thần vượt khó, phấn
đấu vươn lên trong học tập, tích cực tham gia nghiên cứu khoa
học, tham gia cuộc thi sinh viên NCKH, sáng tạo khoa học công
nghệ và Olympic ở các cấp.
2.2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 30 điểm.
3. Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy
chế trong nhà trường
3.1. Căn cứ để xác định điểm là ý thức và kết quả việc chấp

63
hành các nội quy, quy chế và các quy định khác được áp dụng
trong trường.
3.2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.
4. Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động
chính trị – xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống
các tệ nạn xã hội
4.1. Căn cứ để xác định điểm là kết quả tham gia các hoạt
động rèn luyện về chính trị – xã hội, văn hoá, văn nghệ, thể thao
và phòng chống các tệ nạn xã hội.
4.2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.
4.3. Sinh viên không hoàn thành học Chính trị đầu khoá sẽ
bị trừ 10 điểm vào điểm rèn luyện cuối khoá.
5. Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng
đồng
5.1. Căn cứ để xác định điểm là kết quả chấp hành các chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành
tích trong công tác xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội; mối quan hệ cộng đồng, tinh thần giúp đỡ bạn bè,
cưu mang người gặp khó khăn.
5.2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 15 điểm.
6. Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia công tác phụ
trách lớp, các đoàn thể, tổ chức trong nhà trường hoặc đạt
được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện của sinh
viên
6.1. Căn cứ để xác định điểm là ý thức, mức độ hoàn thành
nhiệm vụ đối với sinh viên được phân công quản lý lớp, các tổ
chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác
trong nhà trường; và những sinh viên khác có thành tích đặc biệt
trong học tập, rèn luyện.

64
6.2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.
Việc cụ thể hoá các nội dung tiêu chí từ điều 4 đến điều 9
được thể hiện trong phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh
viên.
7. Phân loại kết quả rèn luyện
7.1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc,
tốt, khá, trung bình khá, trung bình, yếu và kém.
a) Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
b) Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
c) Từ 70 đến dưới 80 điểm: loại khá;
d) Từ 60 đến dưới 70 điểm: loại trung bình khá;
đ) Từ 50 đến dưới 60 điểm: loại trung bình;
e) Từ 30 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
g) Dưới 30 điểm: loại kém.
7.2. Những sinh viên bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên quy
định như sau:
a) Bị kỷ luật Cảnh cáo cấp trường: Điểm rèn luyện học kỳ
bị kỷ luật không được vượt quá loại Trung bình.
b) Bị kỷ luật Đình chỉ cấp trường: Điểm rèn luyện cả năm bị
đình chỉ xếp loại kém. Khi xét điểm rèn luyện cuối khóa phải
cộng cả điểm rèn luyện năm sinh viên bị đình chỉ để tính điểm
rèn luyện bình quân chung.
8. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện
8.1. Từng sinh viên căn cứ vào kết quả rèn luyện, tự đánh
giá theo mức điểm chi tiết do trường quy định.
8.2. Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học
tập hoặc trợ lý khoa tham gia. Lớp tiến hành xem xét và thông

65
qua mức điểm của từng sinh viên trên cơ sở phải được quá nửa
ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có xác nhận của
Ban cán sự lớp vào Phiếu đánh giá rèn luyện của sinh viên đó.
8.3. Cố vấn học tập dựa trên cơ sở cho điểm của BCS lớp,
tiến hành đánh giá và điều chỉnh mức điểm nếu xét thấy cần thiết.
8.4. Kết quả điểm rèn luyện của từng sinh viên được
Trưởng khoa duyệt sau khi Trợ lý khoa rà soát xác nhận.
Đối với khoa có số lượng sinh viên đông thì thành lập Hội
đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp khoa để giúp
Trưởng khoa xem xét trước khi trình Hiệu trưởng.
8.5. Trưởng Khoa tổng hợp danh sách đánh giá rèn luyện
sinh viên theo lớp, ký xác nhận gửi về Phòng CTCT&QLSV.
8.6. Hiệu trưởng xem xét và công nhận sau khi đã thông qua
Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên cấp trường.
8.7. Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên
được công bố công khai và thông báo cho sinh viên biết.
9. Thời gian đánh giá kết quả rèn luyện
9.1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên được tiến
hành theo từng học kỳ, năm học và toàn khoá học.
9.2. Điểm rèn luyện của học kỳ là tổng điểm đạt được của 5
nội dung đánh giá chi tiết của trường.
9.3. Điểm rèn luyện của năm học là trung bình cộng của
điểm rèn luyện hai học kỳ của năm học đó. Sinh viên nghỉ học
tạm thời, khi nhà trường xem xét cho học tiếp thì thời gian nghỉ
học không tính điểm rèn luyện.
9.4. Điểm rèn luyện toàn khoá là trung bình chung của điểm
rèn luyện các năm học của khoá học và được tính theo công
thức sau:

66
Trong đó:
a) R là điểm rèn luyện toàn khoá;
b) ri là điểm rèn luyện của năm học thứ i;
c) N là tổng số năm học của khoá học, N= 4
d) CTĐKk là không hoàn thành học chính trị đầu khoá.
10. Sử dụng kết quả rèn luyện
10.1. Kết quả phân loại rèn luyện năm học của từng sinh là
cơ sở để xét học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội.
10.2. Kết quả phân loại rèn luyện toàn khoá học của từng
sinh viên được lưu trong hồ sơ quản lý sinh viên của trường và
ghi vào bảng điểm kết quả học tập của sinh viên khi ra trường.
10.3. Sinh viên có kết quả rèn luyện xuất sắc được nhà
trường xem xét biểu dương, khen thưởng.
10.4. Sinh viên bị xếp loại rèn luyện kém trong cả năm học
thì phải tạm ngừng học một năm học ở năm học tiếp theo
(không tính bị đình chỉ học xếp loại kém) và nếu bị xếp loại rèn
luyện kém cả năm lần thứ hai thì sẽ bị buộc thôi học.
11. Quyền khiếu nại
Sinh viên có quyền khiếu nại lên Phòng CTCT và QLSV và
Hiệu trưởng nếu thấy việc đánh giá kết quả rèn luyện chưa
chính xác. Khi nhận được đơn khiếu nại, nhà trường có trách
nhiệm giải quyết, trả lời theo quy định hiện hành.

67
MỤC 6. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN
(Căn cứ Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 08 năm
2007 về Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng
và TCCN hệ chính quy)

1. Quyền lợi của HSSV


1.1. Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự
tuyển nếu đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và nhà trường.
1.2. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được
cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện
theo quy định của nhà trường; được nhà trường phổ biến nội
quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt nghiệp, rèn luyện, về
chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến HSSV.
1.3. Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:
a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện
phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa
học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;
b) Được tham gia NCKH, thi Olympic các môn học, thi sáng
tạo tài năng trẻ;
c) Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của
Nhà nước;
d) Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển
tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt

68
Nam, Hội LHTN Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản của
HSSV, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài nhà
trường theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hoá,
văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo
của nhà trường;
e) Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ
chậm, tiến độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển
trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục
và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định.
1.4. Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định
của Nhà nước; được xét nhận học bổng do các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước tài trợ; được miễn giảm phí khi sử dụng các
dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng,
di tích lịch sử, công trình văn hoá theo quy định của Nhà nước.
1.5. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của
mình kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng
nhà trường; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu
trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích
chính đáng của HSSV.
1.6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của
trường. Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định
tại Quy chế công tác HSSV nội trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.7. HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà
trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ
sơ HSSV, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục
hành chính.
1.8. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong
tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi,
rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo
quy định về tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức.

69
2. Nghĩa vụ của HSSV
2.1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường.
2.2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường;
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện;
thực hiện tốt nếp sống văn minh.
2.3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây
dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
2.4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình,
kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự
học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống.
2.5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi
mới nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập
theo quy định của nhà trường.
2.6. Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định.
2.7. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo
vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu
của nhà trường.
2.8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều
động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo
do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký
kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học
bổng, chi phí đào tạo theo quy định.
2.9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập,
thi cử và các hoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên; kịp
thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà
trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những
hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành

70
vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của HSSV,
cán bộ, giáo viên trong trường.
2.10. Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại
dâm và các tệ nạn xã hội khác.
3. Các hành vi HSSV không được làm
3.1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà
giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường và HSSV khác.
3.2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào
phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc
nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc
làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham
gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
3.3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia
khi đến lớp.
3.4. Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng.
3.5. Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.
3.6. Đánh bạc dưới mọi hình thức.
3.7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử
dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất
ma tuý, các loại hoá chất cấm sử dụng, các tài liệu, ấn phẩm,
thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy
định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động
mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các
hành vi vi phạm đạo đức khác.
3.8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính
trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang
danh nghĩa nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho phép.

71
4. Lớp học sinh, sinh viên
4.1. Lớp HSSV được tổ chức bao gồm những HSSV cùng
ngành, nghề, khoá học và được duy trì ổn định trong cả khoá học.
Đối với HSSV học theo học chế tín chỉ, ngoài việc sắp xếp vào
lớp HSSV để tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ học tập,
rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua,
khen thưởng, kỷ luật, những HSSV đăng ký cùng học một học
phần được sắp xếp vào lớp học tín chỉ theo từng học kỳ.
4.2. Ban cán sự lớp HSSV gồm:
a) Lớp trưởng và các lớp phó do tập thể HSSV trong lớp
bầu, Hiệu trưởng (hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác
HSSV theo phân cấp của Hiệu trưởng) công nhận. Nhiệm kỳ
ban cán sự lớp HSSV theo năm học;
b) Nhiệm vụ của ban cán sự lớp HSSV:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt
động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch
của trường, khoa, phòng, ban;
- Đôn đốc HSSV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội
quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản
trong lớp;
- Tổ chức, động viên giúp đỡ những HSSV gặp khó khăn
trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho HSSV của lớp liên hệ
với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn; đề nghị các
khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV và ban giám hiệu nhà
trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa
vụ của HSSV trong lớp;
- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và
Hội sinh viên Việt Nam trong hoạt động của lớp;

72
- Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo
học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc
đơn vị phụ trách công tác HSSV;
c) Quyền của ban cán sự lớp HSSV:
Được ưu tiên cộng điểm rèn luyện và các chế độ khác theo
quy định của trường.
4.3. Ban cán sự lớp học tín chỉ gồm lớp trưởng và các lớp
phó do nhà trường chỉ định. Ban cán sự lớp học tín chỉ có trách
nhiệm báo cáo việc chấp hành nội quy, quy chế của HSSV trong
lớp với đơn vị phụ trách công tác HSSV. Ban cán sự lớp học tín
chỉ được ưu tiên cộng điểm rèn luyện và các chế độ khác theo
quy định của trường.
5. Nội dung, hình thức thi đua, khen thưởng
5.1. Thi đua, khen thưởng thường xuyên đối với cá nhân và
tập thể lớp HSSV có thành tích cần biểu dương, khuyến khích
kịp thời. Cụ thể:
a) Đoạt giải trong các cuộc thi HSSV giỏi, Olympic các môn
học, có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị;
b) Đóng góp có hiệu quả trong công tác Đảng, Đoàn thanh
niên, Hội sinh viên, trong hoạt động thanh niên xung kích,
HSSV tình nguyện, giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động trong
lớp, khoa, trong ký túc xá, trong hoạt động xã hội, văn hoá, văn
nghệ, thể thao;
c) Có thành tích trong việc cứu người bị nạn, dũng cảm bắt
kẻ gian, chống tiêu cực, tham nhũng;
d) Các thành tích đặc biệt khác.
Nội dung, mức khen thưởng thường xuyên do Hiệu trưởng
quy định.

73
5.2. Thi đua, khen thưởng toàn diện định kỳ đối với cá nhân
và tập thể lớp HSSV được tiến hành vào cuối mỗi một học kỳ
hoặc năm học. Cụ thể:
a) Đối với cá nhân HSSV:
- Danh hiệu cá nhân gồm 3 loại: Khá, Giỏi, Xuất sắc.
- Tiêu chuẩn xếp loại danh hiệu cá nhân như sau:
+ Đạt danh hiệu HSSV Khá, nếu xếp loại học tập và rèn
luyện từ Khá trở lên;
+ Đạt danh hiệu HSSV Giỏi nếu xếp loại học tập từ Giỏi trở
lên và xếp loại rèn luyện từ Tốt trở lên;
+ Đạt danh hiệu HSSV Xuất sắc nếu xếp loại học tập và rèn
luyện Xuất sắc.
Xếp loại học tập xác định theo quy định của Quy chế đào tạo
của từng trình độ đào tạo, xếp loại rèn luyện xác định theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá kết quả rèn luyện.
- Danh hiệu cá nhân của HSSV được ghi vào hồ sơ HSSV.
- Không xét khen thưởng đối với HSSV bị kỷ luật hoặc có
điểm thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất trong học kỳ hoặc
năm học đó dưới mức trung bình.
b) Đối với tập thể lớp HSSV:
- Danh hiệu tập thể lớp HSSV gồm 2 loại: Lớp HSSV Tiên
tiến và Lớp HSSV Xuất sắc.
- Đạt danh hiệu Lớp HSSV Tiên tiến nếu đạt các tiêu chuẩn
sau:
+ Có từ 25% HSSV đạt danh hiệu HSSV Khá trở lên;
+ Có cá nhân đạt danh hiệu HSSV Giỏi trở lên;
+ Không có cá nhân xếp loại học tập kém hoặc rèn luyện
kém, bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;

74
+ Tập thể đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn
luyện, tổ chức nhiều hoạt động thi đua và tích cực hưởng ứng
phong trào thi đua trong nhà trường.
- Đạt danh hiệu Lớp HSSV Xuất sắc nếu đạt các tiêu chuẩn
của danh hiệu lớp HSSV Tiên tiến và có từ 10% HSSV đạt
danh hiệu HSSV Giỏi trở lên, có cá nhân đạt danh hiệu HSSV
Xuất sắc.
6. Trình tự, thủ tục xét khen thưởng
6.1. Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức cho HSSV, các
lớp HSSV đăng ký danh hiệu thi đua cá nhân và tập thể lớp
HSSV.
6.2. Thủ tục xét khen thưởng:
a) Căn cứ vào thành tích đạt được trong học tập và rèn luyện
của HSSV, các lớp HSSV tiến hành lập danh sách kèm theo bản
thành tích cá nhân và tập thể lớp, có xác nhận của giáo viên chủ
nhiệm, đề nghị lên khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV
xem xét;
b) Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV tổ chức họp,
xét và đề nghị lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của
trường xét duyệt;
c) Căn cứ vào đề nghị của khoa hoặc đơn vị phụ trách công
tác HSSV, Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của trường
tổ chức xét và đề nghị Hiệu trưởng công nhận danh hiệu đối với
cá nhân và tập thể lớp HSSV.
7. Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm
7.1. Những HSSV có hành vi vi phạm thì tuỳ tính chất, mức
độ, hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một trong các hình
thức kỷ luật sau:

75
a) Khiển trách: áp dụng đối với HSSV có hành vi vi phạm
lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;
b) Cảnh cáo: áp dụng đối với HSSV đã bị khiển trách mà tái
phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính
chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương
đối nghiêm trọng;
c) Đình chỉ học tập 1 năm học: áp dụng đối với những
HSSV đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật
hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi HSSV không được làm;
d) Buộc thôi học: áp dụng đối với HSSV đang trong thời
gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi
phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm nghiêm
trọng, gây ảnh hưởng xấu đến nhà trường và xã hội; vi phạm
pháp luật bị xử phạt tù (kể cả trường hợp bị xử phạt tù được
hưởng án treo).
7.2. Hình thức kỷ luật của HSSV phải được ghi vào hồ sơ
HSSV. Trường hợp HSSV bị kỷ luật mức đình chỉ học tập 1
năm học và buộc thôi học, nhà trường cần gửi thông báo cho địa
phương và gia đình HSSV biết để quản lý, giáo dục.
7.3. Nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật thực hiện theo
quy định Phụ lục kèm theo Quy chế này.
8. Trình tự, thủ tục và hồ sơ xét kỷ luật
8.1. Thủ tục xét kỷ luật:
a) HSSV có hành vi vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm và
tự nhận hình thức kỷ luật;
b) Giáo viên chủ nhiệm chủ trì họp với tập thể lớp HSSV,
phân tích và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên khoa hoặc đơn vị
phụ trách công tác HSSV;

76
c) Khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV xem xét, đề
nghị lên Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật của nhà
trường;
d) Hội đồng thi đua, khen thưởng và kỷ luật nhà trường tổ
chức họp để xét kỷ luật, thành phần bao gồm: các thành viên
của Hội đồng, đại diện tập thể lớp HSSV có HSSV vi phạm và
HSSV có hành vi vi phạm. HSSV vi phạm kỷ luật đã được mời
mà không đến dự (nếu không có lý do chính đáng) thì Hội đồng
vẫn tiến hành họp và xét thêm khuyết điểm thiếu ý thức tổ chức
kỷ luật.
Hội đồng kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật, đề nghị Hiệu
trưởng ra quyết định kỷ luật bằng văn bản.
8.2. Hồ sơ xử lý kỷ luật của HSSV:
a) Bản tự kiểm điểm (trong trường hợp HSSV có khuyết
điểm không chấp hành việc làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng
vẫn họp để xử lý trên cơ sở các chứng cứ thu thập được);
b) Biên bản của tập thể lớp họp kiểm điểm HSSV có hành vi
vi phạm;
c) Ý kiến của khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác HSSV;
d) Các tài liệu có liên quan.
Trong trường hợp có đủ chứng cứ HSSV vi phạm pháp luật,
nội quy, quy chế, đơn vị phụ trách công tác HSSV sau khi trao
đổi với Trưởng khoa, đại diện tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên
Việt Nam (nếu có) lập hồ sơ trình Hiệu trưởng quyết định hình
thức xử lý.
9. Chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật
9.1. Đối với trường hợp bị khiển trách: sau 3 tháng kể từ ngày
có quyết định kỷ luật, nếu HSSV không tái phạm hoặc không có

77
những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được
chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi
của HSSV kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
9.2. Đối với trường hợp bị cảnh cáo: sau 6 tháng kể từ ngày có
quyết định kỷ luật, nếu HSSV không tái phạm hoặc không có
những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên được
chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật và được hưởng quyền lợi
của HSSV kể từ ngày chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật.
9.3. Đối với trường hợp đình chỉ học tập cho về địa phương:
khi hết thời hạn đình chỉ, HSSV phải xuất trình chứng nhận của
địa phương xã, phường, thị trấn nơi cư trú về việc chấp hành tốt
nghĩa vụ công dân tại địa phương để nhà trường xem xét, tiếp
nhận vào học tiếp.
9.4. Cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải có điều
khoản ghi rõ thời gian HSSV bị thi hành kỷ luật, tính từ khi ban
hành quyết định kỷ luật đến thời điểm hết thời hạn bị kỷ luật
theo quy định.

78
MỤC 7. QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ
CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN NGOẠI TRÚ
(Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo)

1. Quyền của HSSV ngoại trú


1.1. HSSV ngoại trú được hưởng các quyền theo quy định
hiện hành của Quy chế HSSV các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục Đào tạo
ban hành.
1.2. Được hưởng các quyền công dân cư trú trên địa bàn,
được chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ trong việc ngoại trú.
1.3. Được quyền khiếu nại, đề đạt nguyện vọng của mình
đến chính quyền địa phương, Hiệu trưởng nhà trường và các cơ
quan hữu quan đối với các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích
chính đáng tại nơi cư trú.
2. Nghĩa vụ của HSSV ngoại trú
2.1. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định hiện hành của
Quy chế HSSV trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp hệ chính quy do Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành.
2.2. Thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp
luật. Chấp hành các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ,
thể dục thể thao, phòng chống ma tuý, phòng chống tội phạm,
các tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác do
địa phương tổ chức.
2.3. Phải đăng ký tạm trú với công an xã, phường và báo với

79
nhà trường về địa chỉ ngoại trú của mình trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhập học.
2.4. Khi có sự thay đổi về nơi cư trú phải báo địa chỉ nơi cư
trú mới của mình với nhà trường trong thời hạn 20 ngày.
2.5. HSSV ngoại trú có hộ khẩu thường trú và đang cư trú
tại nơi có hộ khẩu thực hiện các nghĩa vụ quy định tại các khoản
2.1, 2.2, 2.4 ở trên.

80
81
Phần IV
CÁC VĂN BẢN VỀ HỌC PHÍ VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

82
MỤC 8. QUY ĐỊNH HỌC PHÍ HỌC CHẾ TÍN CHỈ
HỆ CHÍNH QUY
(Căn cứ Thông báo số 796/TB-ĐHKTQD của Hiệu trưởng ngày
10/08/2010 về mức thu học phí hệ đào tạo đại học chính quy)

1. Học phí đào tạo Đại học chính quy trong ngân sách

STT Nhóm học phần Mức nộp học


phí/ 1TC
Nhóm A1: gồm các học phần thuộc khối kiến
thức ngành và chuyên ngành: Ngân hàng – Tài
chính, Kế toán và Kinh tế đầu tư:
1
+ Đăng ký học định kỳ
84.000 đồng
+ Đăng ký học trong hè, học nâng điểm
126.000 đồng
Nhóm A2, các học phần thuộc khối kiến thức và
chuyên ngành còn lại:
2
+ Đăng ký học định kỳ 66.500 đồng
+ Đăng ký học trong hè, học nâng điểm 99.500 đồng

Mức học phí học nâng điểm và đăng ký học trong hè: mức
nộp học phí/1TC = mức nộp học phí/1TC thuộc khối kiến thức
ngành và chuyên ngành học nâng điểm hoặc đăng ký học hè
nhân (x) hệ số 1.5.

83
2. Học phí đào tạo Đại học chính quy ngoài ngân sách
Mức nộp học
STT Nhóm học phần
phí/ 1TC
Nhóm A1: gồm các học phần thuộc khối kiến thức
ngành và chuyên ngành: Ngân hàng – Tài chính,
1 Kế toán và Kinh tế đầu tư:
+ Đăng ký học định kỳ 330.000 đồng
+ Đăng ký học trong hè, học nâng điểm 360.000 đồng
Nhóm A2, các học phần thuộc khối kiến thức và
chuyên ngành còn lại:
2
+ Đăng ký học định kỳ 275.000 đồng
+ Đăng ký học trong hè, học nâng điểm 300.000 đồng
Mức học phí học nâng điểm và đăng ký học trong hè: mức
nộp học phí/1TC = mức nộp học phí/1TC thuộc khối kiến thức
ngành và chuyên ngành học nâng điểm hoặc đăng ký học hè
nhân (x) hệ số 1.1.
3. Học phí đào tạo đại học chính quy theo Chương trình
tiên tiến và POHE
3.1. Đối với khoá 49 và 50 chương trình tiên tiến
- Phương thức thu nộp học phí theo đào tạo niên chế (theo kỳ).
- Học phí: 1.250.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Học phí nộp tính theo kỳ:
5 tháng x 1.250.000đ = 6.250.000đ/1 kỳ/sinh viên.
3.2. Đối với khoá 51 và 52 chương trình tiên tiến
- Phương thức thu nộp học phí theo đào tạo niên chế (theo kỳ).
- Học phí: 1.650.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Học phí nộp tính theo kỳ:
5 tháng x 1.650.000đ = 8.250.000đ/1 kỳ/sinh viên.

84
3.3. Đối với khoá 50, 51 và 52 chương trình POHE
- Phương thức thu nộp học phí theo đào tạo niên chế (theo kỳ).
- Học phí: 1.350.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Học phí nộp tính theo kỳ:
5 tháng x 1.350.000đ = 6.750.000đ/1 kỳ/sinh viên.
4. Học phí đào tạo đại học chính quy đối với diện cử
tuyển và theo địa chỉ
4.1. Đối với sinh viên cử tuyển các khoá
- Phương thức thu nộp học phí theo đào tạo niên chế (theo kỳ).
- Học phí: 290.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Học phí nộp tính theo kỳ:
5 tháng x 290.000đ = 1.450.000đ/1 kỳ/sinh viên.
4.2. Đối với sinh viên đào tạo theo địa chỉ
- Phương thức thu nộp học phí theo đào tạo niên chế (theo kỳ).
- Học phí: 1.100.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Học phí nộp tính theo kỳ:
5 tháng x 1.100.000đ = 5.500.000đ/1 kỳ/sinh viên.
5. Đối với lưu học sinh nước ngoài thuộc diện tự túc học
tại trường ĐH KTQD
- Phương thức thu nộp học phí theo đào tạo niên chế (theo kỳ).
- Học phí: 1.650.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Học phí nộp tính theo kỳ:
5 tháng x 1.650.000đ = 8.250.000đ/1 kỳ/sinh viên.
6. Địa điểm nộp: Phòng Tài chính - Kế toán
(Phòng 102, 103 nhà 7).

85
MỤC 9. QUY ĐỊNH VỀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ
(Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-CTCT&QLSV ngày 05/01/2010 của
Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân về việc điều chỉnh đối
tượng chính sách miễn, giảm học phí)

1. Đối tượng miễn học phí


- Sinh viên được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại
Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ.
- Sinh viên có cha mẹ thường trú tại vùng cao miền núi (trừ
thành phố, thị xã, thị trấn) và vùng sâu, hải đảo.
- Sinh viên bị tàn tật và có khó khăn về kinh tế, khả năng lao
động bị suy giảm 21% trở lên và được Hội đồng Y khoa xác nhận.
- Sinh viên mồi côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
- Sinh viên thuộc đối tượng chọn ở các trường dự bị đại học
dân tộc, trường phổ thông DTNT, trường dạy nghề cho người
tàn tật, trường khuyết tật (thiểu năng).
- Sinh viên mà gia đình thuộc diện hộ đói theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
2. Đối tượng giảm học phí
- HSSV là con cán bộ CNVC mà cha mẹ bị TNLĐ được
hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Sinh viên mà gia đình thuộc diện hộ nghèo theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
3. Thủ tục miễn, giảm học phí
Sinh viên thuộc các đối tượng miễn, giảm học phí phải làm
đơn miễn, giảm học phí theo mẫu thống nhất do Hiệu trưởng
ban hành, có xác nhận nội dung kê khai của gia đình sinh viên
do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương (như Phòng Thương

86
binh xã hội, Uỷ ban nhân dân xã, phường) ký tên và đóng dấu,
có ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hiệu trưởng căn cứ vào các quy định của Nhà nước, căn cứ
vào ý kiến xác nhận của địa phương và ý kiến đề nghị của giáo
viên chủ nhiệm lớp để quyết định việc miễn, giảm học phí đối
với sinh viên và lập danh sách báo cáo cơ quan quản lý giáo dục
và đào tạo cấp trên trực tiếp.
- Việc miễn, giảm học phí được thực hiện trong suốt thời
gian học tập của học sinh tại trường và các cơ sở giáo dục đào
tạo, trừ trường hợp gia đình thuộc diện hộ đói, hộ nghèo được
xem xét trong từng năm học.
- Những trường hợp đột xuất khi có thiên tai lớn xảy ra
trong khu vực, Nhà trường quyết định giảm học phí cho các đối
tượng sinh viên từng vùng, theo mức độ thiệt hại và trong thời
hạn nhất định. Trường hợp cá biệt, gia đình, bản thân học sinh,
sinh viên có khó khăn đột xuất được địa phương xác nhận thì
nhà trường xem xét cụ thể và quyết định việc miễn, giảm học
phí trong thời gian nhất định.

87
MỤC 10. QUY ĐỊNH VỀ HỌC BỔNG
VÀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
(Căn cứ Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 21/12/2001 về điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã
hội đối với HSSV là người dân tộc, thiểu số học tại các trường đào tạo
công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng
12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 567/QĐ-
ĐHKTQD ngày 17/ 5/2010 của Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD)

1. Tiêu chuẩn và mức xét cấp học bổng khuyến khích


học tập
a. Tiêu chuẩn xét
- Sinh viên có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên.
- Sinh viên không bị kỷ luật từ mức khiển trách cấp trường
trở lên trong học kỳ xét học bổng. Trong trường hợp bị kỷ luật
trước đó, nếu thời gian có hiệu lực kỷ luật nằm trong thời gian
xét cấp học bổng cũng không thuộc đối tượng xem xét.
b. Mức xét cấp học bổng khuyến khích học tập
Học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đủ tiêu chuẩn
trong phạm vi quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường
theo các mức sau:
+ Mức học bổng loại khá: Có điểm Trung bình chung học
tập (TBCHT) đạt loại khá trở lên (7,0 - Cận 8,5) và điểm rèn
luyện đạt loại Khá trở lên.
Mức học bổng: 240.000 đồng/tháng.
+ Mức học bổng loại giỏi: Có điểm TBCHT đạt loại giỏi trở
lên (8,5 – 10) và điểm rèn luyện đạt loại Tốt trở lên.
Mức học bổng : 360.000 đồng/tháng.
Điểm TBCHT nói trên được xác định theo Quy chế đào tạo Đại

88
học và Cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo), chỉ được lấy điểm thi, điểm kiểm tra hết môn lần thứ
nhất, trong đó không có điểm thi, điểm kiểm tra dưới 5,0.
Kết quả rèn luyện của sinh viên được xác định theo “Quy
định đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên hệ chính quy
trường Đại học Kinh tế Quốc dân” (Ban hành theo Quyết định
số 281/QĐ- ĐHKTQD ngày 24/3/2010 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân)
Học bổng khuyến khích học tập cấp theo từng kỳ và cấp 10 tháng
trong năm học.
2. Nguồn cấp học bổng khuyến khích học tập
Quỹ học bổng khuyến khích học tập của trường Đại học Kinh
tế Quốc dân bằng 15% nguồn thu học phí hệ chính quy dài hạn.
3. Thủ tục và trình tự xét cấp học bổng khuyến khích học tập
a) Thủ tục xét cấp
1. Nhà trường căn cứ vào Quỹ học bổng khuyến khích học
tập xác định số lượng suất học bổng khuyến khích học tập cho
từng khóa học, ngành học.
2. Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên học
kỳ trước, Nhà trường tiến hành xét, cấp học bổng cho sinh viên
ở kỳ tiếp theo, theo thứ tự từ loại giỏi trở xuống đến hết số suất
học bổng đã được xác định dựa trên Quỹ học bổng khuyến
khích học tập của trường.
3. Sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ được xét, cấp học bổng
khuyến khích học tập theo số lượng tín chỉ (sinh viên năm thứ nhất
tối thiểu 22 tín chỉ và sinh viên năm thứ hai trở lên tối thiểu 25 tín
chỉ: được tính tương đương với một học kỳ để xét học bổng).
b) Trình tự xét cấp học bổng:
Bước 1: Đầu học kỳ, Phòng CTCT&QLSV phối hợp với

89
phòng TC-KT phân bổ học bổng khuyến khích học tập cho sinh
viên hệ chính quy theo các khoa, bộ môn.
Bước 2: Trên cơ sở chỉ tiêu học bổng phân bổ vào đầu năm
học và đầu học kỳ II, các Khoa và Bộ môn quản lý sinh viên căn
cứ vào kết quả học tập, rèn luyện học kỳ trước của sinh viên tién
hành xét và lập danh sách đề nghị trường cấp học bổng khuyến
khích học tập (qua phòng CTCT và QLSV).
Bước 3: Phòng CTCT và QLSV tổng hợp danh sách của khoa,
bộ môn gửi; tiến hành kiểm tra và lập quyết định cấp học bổng
khuyến khích học tập cho sinh viên trình Ban giám hiệu phê duyệt.
Bước 4: Phòng CTCT&QLSV gửi quyết định được phê duyệt
cho Phòng Tài chính - Kế toán, các Khoa và Bộ môn để thông báo
và thực hiện.
4. Điều chỉnh mức học bổng chính sách và trợ cấp xã hội đối
với HSSV là người dân tộc, thiểu số học tại các trường đào tạo
công lập quy định tại Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23
tháng 12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
4.1. Nâng mức học bổng chính sách từ 120.000 đồng/người
/tháng lên 160.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với sinh viên
học hệ cử tuyển, sinh viên các trường dự bị đại học dân tộc, học
sinhc ác trường phổ thông dân tộc nội trú.
4.2. Nâng mức trợ cấp xã hội từ 100.000 đồng/người/tháng
lên 140.000 đồng/người/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh
viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính
quy, dài hạn tập trung.
5. Mức học bổng chính sách được tính bằng 80% mức lương
tối thiểu, được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 theo
Thông tư số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày
28/4/2008 của Bộ Giáo dục Đào tạo - Bộ Lao động Thương

90
binh xã hội - Bộ Tài chính.

91
MỤC 11. VỀ TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN
(Căn cứ Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007
của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên)

1. Đối tượng được vay vốn


HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường ĐH
(hoặc tương đương ĐH), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy
định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1.1. HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc
mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
1.2. HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các
đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa
bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình
nghèo theo quy định của pháp luật.
1.3. HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn,
bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học
có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
2. Phương thức cho vay
2.1. Việc cho vay đối với HSSV được thực hiện theo phương
thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là
người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng
CSXH. Trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ
côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao
động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng CSXH nơi nhà
trường đóng trụ sở.

92
2.2. Giao Ngân hàng CSXH thực hiện cho vay đối với
HSSV.
3. Điều kiện vay vốn
3.1. HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp
tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại
Điều 2 QĐ này.
3.2. Đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng
tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
3.3. Đối với HSSV từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận
của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử
phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm
cắp, buôn lậu.
4. Mức vốn cho vay
4.1. Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/HSSV.
4.2. Ngân hàng CSXH quy định mức cho vay cụ thể đối với
HSSV căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt
phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại
mục 4.1.
4.3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá
cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng CSXH thống nhất với
Bộ trưởng BTC trình TTCP xem xét, QĐ điều chỉnh mức vốn
cho vay.
5. Thời hạn cho vay
5.1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày
đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả
hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn
cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
5.2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày

93
đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày
HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được các trường
cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập
(nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn
phát tiền vay do Ngân hàng CSXH quy định hoặc thoả thuận với
đối tượng được vay vốn.
5.3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối
tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ
(gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào
tạo không quá 1 năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn
phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn
trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được
chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng CSXH quy định.
6. Lãi suất cho vay
6.1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với HSSV là 0,5%/tháng.
6.2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi
cho vay.
7. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ
Ngân hàng CSXH quy định hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục
cho vay, trả nợ bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
8. Trả nợ gốc và lãi tiền vay
8.1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa
phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng
được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
8.2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay
lần đầu tiên ngay sau khi HSSV có VL, có TN nhưng không quá
12 tháng kể từ ngày HSSV kết thúc khoá học.
8.3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng CSXH hướng dẫn và
được thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

94
9. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn
Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết
trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay.
Ngân hàng CSXH quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong
trường hợp trả nợ trước hạn.
10. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ
quá hạn
10.1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa
trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân
hàng CSXH xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời
gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
10.2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng
hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ,
Ngân hàng CSXH chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng CSXH
phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã
hội có biện pháp thu hồi nợ.
10.3. Ngân hàng CSXH quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.
11. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan
Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được
thực hiện theo quy định về quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân
hàng CSXH.

95
96
Phần V
CÁC VĂN BẢN VỀ HỖ TRỢ HỌC TẬP
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

97
MỤC 12. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN
(Căn cứ Quyết định số 1357/QĐKH của Hiệu trưởng Trường
Đại học Kinh tế Quốc dõn về việc ban hành Quyết định Nghiên
cứu khoa học của Sinh viên)

NCKH của sinh viên là một nội dung quan trọng trong
chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy
và phương pháp NCKH, thực hiện phương châm "giảng dạy kết
hợp với thực nghiệm và NCKH".
1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động NCKH
1.1. Mục đích hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm:
+ Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng "Học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn
liền với xã hội" góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.
+ Giúp cho sinh viên tiếp cận, làm quen với phương pháp
nghiên cứu khoa học, cách giải quyết vấn đề thực tiễn ngay từ
khi còn học tập tại trường.
1.2. Yêu cầu hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm:
+ Hoạt động NCKH là nhiệm vụ của mọi sinh viên.
+ Mức độ hoạt động NCKH phù hợp với trình độ và yêu cầu
học tập của sinh viên từng năm, từng giai đoạn.
1.3. Đối tượng tham gia nghiên cứu khoa học gồm tất cả các
sinh viên đang tham gia học tập tại đại học Kinh tế quốc dân:
sinh viên thuộc hệ đại học chính quy, đại học tại chức, cao đẳng
kinh tế.

98
2. NCKH của sinh viên là một hoạt động chính khoá, bao
gồm các nội dung chính sau đây:
Trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm học tập ở bậc đại
học, nghiên cứu trao đổi nội dung các môn học cơ bản thông
qua các hoạt động khoa học như trao đổi kinh nghiệm học tập,
viết tiểu luận, đề án môn học.
Nghiên cứu thông qua các buổi sinh hoạt khoa học để trao
đổi về phương pháp nghiên cứu một đề tài khoa học, viết tiểu
luận và đề án môn học tham gia nghiên cứu, phục vụ thực tiễn,
viết chuyên đề, luận văn tốt nghiệp.
Ngoài các nội dung hoạt động theo từng giai đoạn, hàng năm
sinh viên có thể tham gia vào các cuộc thi chuyên đề, thi học
sinh giỏi, nghiên cứu các đề tài khoa học của trường giao hay
các hợp đồng với bên ngoài, dự các buổi sinh hoạt khoa học ở
cấp khoa, trường. Tham gia thực hiện các đề tài khoa học của
thầy giáo dưới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu phổ biến
khoa học trong quần chúng nhân dân.
3. Quyền lợi của sinh viên trong nghiên cứu khoa học
- Được chọn báo cáo khoa học ở khoa, trường, dự các hội
thảo khoa học trong và ngoài trường.
- Những sinh viên có đề tài nghiên cứu được chọn báo cáo
sinh hoạt khoa học từ lớp trở lên được ưu tiên khi xét các danh
hiệu sinh viên xuất sắc, tiên tiến, xét các loại học bổng về học
tập và khuyến khích tài năng.
- Sinh viên đạt kết quả tốt trong kỳ thi chuyên đề, học sinh
giỏi, có các công trình nghiên cứu khoa học được đánh giá xuất
sắc, được nhà trường xét cộng điểm hoặc cho miễn thi môn học
có liên quan.
Sinh viên có đề tài nghiên cứu được báo cáo tại hội nghị

99
khoa học từ cấp khoa trở lên được cộng điểm khi xét ngành học
giai đoạn hai.
Sinh viên được xét chuyển tiếp nghiên cứu sinh trong và
ngoài nước phải có ít nhát 1 công trình nghiên cứu được khen
thưởng từ cấp trường trở lên.
4. Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học là cơ quan tham
mưu giúp Hiệu trưởng thống nhất quản lý, chỉ đạo các hoạt
động về NCKH sinh viên. Hàng năm lập kế hoạch về nội dung
hoạt động NCKH sinh viên trình Hiệu trưởng duyệt, sau đó
thống nhất chỉ đạo tổ chức thực hiện.
5. Các khoa (bộ môn) quản lý sinh viên căn cứ vào kế hoạch
chung của trường và nhiệm vụ NCKH của sinh viên, phối hợp
với phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học và đơn vị có liên quan
để tổ chức triển khai, thực hiện các hoạt động về NCKH của
sinh viên trong đơn vị; xác nhận và đề nghị với nhà trường về
quyền lợi của sinh viên trong NCKH.
6. Ban cán sự lớp sinh viên từng nhiệm kỳ với sự giúp đỡ
của giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chuyên môn có trách
nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động về NCKH của lớp theo
các nội dung và nhiệm vụ quy định như: Tổ chức sinh hoạt khoa
học, các cuộc thi chuyên đề, học sinh giỏi...
7. Các cán bộ giáo viên tham gia tổ chức hướng dẫn NCKH
cho sinh viên tuỳ theo tính chất của công việc được hưởng chế
độ theo quy định.
8. Kinh phí cho hoạt động về NCKH sinh viên hàng năm
được sử dụng từ các nguồn:
- Kinh phí khoa học của Bộ cấp
- Bổ sung từ quỹ đào tạo và quỹ tự có theo tính chất của các
hoạt động cụ thể.

100
- Hỗ trợ từ nguồn quỹ khuyến khích phát triển tài năng sinh
viên.
- Các nguồn kinh phí khác.
9. Cá nhân sinh viên hoặc tập thể sinh viên có thành tích
xuất sắc trong hoạt động NCKH, ngoài việc được hưởng quyền
lợi như điều 3 còn được nhà trường xét khen thưởng hàng năm
và đột xuất.
Những sinh viên có hành vi cản trở hoạt động NCKH thì tuỳ
mức độ sẽ phải chịu các hình thức xử lý thích hợp.
10. Quy định về hoạt động NCKH sinh viên này có hiệu lực
kể từ ngày ký và thay cho các văn bản, quy định về NCKH sinh
viên trước đây.
Quá trình thực hiện cần thay đổi bổ sung, phòng Quản lý
NCKH có trách nhiệm tổng hợp trình Hiệu trưởng quyết định.

101
MỤC 13. QUY CHẾ CÔNG TÁC HỌC SINH,
SINH VIÊN NỘI TRÚ TRONG CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, THCN VÀ DẠY NGHỀ
(Ban hành theo Quyết định số 2137/BGD&ĐT ngày 28/6/1997
và đã sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT
ngày 18/10/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

1. Thủ tục đăng ký ở nội trú


1.1. HS-SV có nguyện vọng ở nội trú phải nộp hồ sơ đăng
ký với Trưởng ban quản lý KNT của trường.
1. Đối với người mới xin ở nội trú lần đầu, hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin vào nội trú (tại mẫu tại phụ lục số 2).
- Các giấy tờ chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có).
- Giấy báo trúng tuyển (nếu là HS-SV năm thứ nhất) hoặc
thẻ HS-SV (nếu là HS-SV từ năm thứ 2 trở lên).
2. Đối với người đã được bố trí ở nội trú khi hợp đồng nội
trú hết thời hạn phải ký lại hợp đồng ở nội trú cho năm học hoặc
học kỳ sau.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký ở nội trú của HS-SV,
trong thời hạn tối đa là 15 ngày, Trưởng ban quản lý KNT của
trường phải trả lời cho HS-SV về việc chấp nhận hay không
chấp nhận cho ở nội trú. Trường hợp không chấp nhận cần giải
thích rõ lý do.
1.2. Trong thời hạn tối đa là 7 ngày kể từ khi HS-SV được
chấp nhận nội trú, Trưởng ban quản lý KNT của trường và HS-
SV phải ký hợp đồng nội trú ( theo mẫu tại Phụ lục số 3).
Một tháng trước khi hợp đồng hết hạn, Trưởng ban quản lý
KNT của trường cần báo cho người ở nội trú biết.

102
Khi hợp đồng hết hiệu lực, người ở nội trú phải ra khỏi khu
nội trú.
Việc gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới đều phải tuân
thủ quy chế này.
2. Quyền và nghĩa vụ của HS-SV nội trú
2.1. HS-SV nội trú được quyền ăn, ở, tự học, sinh hoạt
trong khu nội trú theo đúng hợp đồng nội trú đã ký với Trưởng
ban quản lý KNT của trường; được quyền sử dụng các trang
thiết bị do KNT cung cấp để phục vụ cho việc ăn, ở, tự học, sinh
hoạt; được quyền tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn
hoá, tinh thần do khu nội trú tổ chức; được quyền khiếu nại
hoặc đề đạt nguyện vọng, yêu cầu đến trưởng ban quản lý KNT
của trường hoặc đến Hiệu trưởng về những vấn đề liên quan đến
công tác HS-SV nội trú.
2.2. HS-SV nội trú phải thực hiện đúng hợp đồng nội trú
đã ký và có trách nhiệm
1. Nộp đủ và đúng hạn phí nội trú theo quy định trong hợp
đồng. Những HS-SV nội trú thuộc diện chính sách xã hội muốn
được miễn giảm nội trú phải làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét
quyết định.
2. Không được tự ý sửa chữa, cải tạo phòng ở, không di
chuyển trang bị vật tư của KNT khỏi vị trí đã bố trí.
3. Chịu trách nhiệm đền bù về những hư hỏng, mất mát do
mình gây ra đối với các trang thiết bị của KNT; tự bảo quản tư
trang và đồ đạc của mình.
4. Thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú.
5. Không được chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng
nội trú.
6. Thực hiện yêu cầu của Trưởng ban quản lý KNT về việc
chuyển chỗ ở trong trường hợp cần thiết và có lý do xác đáng.

103
2.3. HS-SV nội trú có trách nhiệm giữ gìn trật tự, trị an
khu nội trú và chấp hành đúng các quy định về trật tự và vệ
sinh khu nội trú
1. Hoàn thành nhiệm vụ trực phòng, trực tầng (dãy) theo
lịch phân công. Tham gia đầy đủ kế hoạch làm vệ sinh môi
trường của KNT.
2. Quần áo, tư trang, chăn màn, đồ dùng cá nhân, sách vở
phải gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định trong phòng ở.
3. Chỉ được tắm giặt, phơi quần áo, chăn, chiếu, màn đúng
nơi quy định.
4. Xe đạp, xe máy và các vật dụng cồng kềnh phải để đúng
nơi quy định trong KNT.
5. Tiếp khách đúng nơi quy định trong khu nội trú trước 22
giờ, nếu được sự đồng ý của Trưởng ban quản lý KNT và các
thành viên cùng ở trong phòng.
6. Chỉ được tổ chức hội họp, ca hát, nhảy múa đúng nơi quy
định khi được phép của Trưởng ban quản lý KNT.
7. Tích cực tham gia giải quyết các trường hợp bất thường
như hoả hoạn, rủi ro... xảy ra trong KNT.
8. Có trách nhiệm tham gia giữ gìn trật tự trị an trong KNT.
2.4. Nghiêm cấm HS-SV nội trú
1. Tạo ra hoặc tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, pháo nổ,
chất nổ, chất gây cháy, hoá chất độc hại.
2. Tạo ra hoặc tàng trữ, buôn bán dưới mọi hình thức các
chất ma tuý và chế phẩm của nó, các loại nước uống có độ cồn
từ 12o ( 12 độ) trở lên.
3. Tàng trữ, lưu hành hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa
hình, băng đĩa nhạc và các văn hoá phẩm có nội dung đồi truỵ,
khiêu dâm, kích thích bạo lực hoặc các tài liệu chiến tranh tâm
lý của địch.

104
4. Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động đánh bạc, số đề, mại
dâm dưới bất cứ hình thức nào hoặc có quan hệ nam nữ bất
chính.
5. Gây gổ, đánh nhau hoặc kích động đánh nhau, tổ chức
băng nhóm, phe phái, tụ tập gây rối trật tự trị an dưới bất cứ
hình thức nào.
6. Có hành vi phá hoại hoặc ăn cắp tài sản công, sử dụng tài
sản công không đúng mục đích; ăn cắp tài sản công dân, trấn lột
7. Chứa chấp, che dấu hàng lậu và tội phạm.
8. Đưa người lạ vào trong phòng ở của mình; tiếp khách
trong phòng ở quá giờ quy định.
9. Có hành động, tác phong thiếu văn hoá, gây mất trật tự,
gây ô nhiễm vệ sinh môi trường:
- Nói tục, chửi thề.
- Xả rác, khạc nhổ, ăn ở luộm thuộm, mất vệ sinh, gây ô
nhiễm môi trường trong phòng ở và khu vực nội trú.
- Nấu ăn trong phòng ở (trừ các loại phòng ở có thiết kế bếp
và được Trưởng ban quản lý KNT cho phép nấu ăn tại phòng ở).
- Che chắn phòng ở, giường ngủ làm gây mất mỹ quan hoặc
nhằm mục đích không lành mạnh.
- Viết vẽ bậy và tuỳ tiện dán quảng cáo, áp phích.
- Đặt bát hương, thờ cúng trong phòng ở KNT.
10. Gây tiếng ồn, sử dụng các phương tiện gây tiếng ồn vượt
quá quy định của nhà trường.
11 Xâm phạm kho tàng và các khu vực cấm ở KNT.
2.5. Công tác tự quản của HS-SV nội trú.
Để phát huy vai trò tự quản của HS-SV nội trú nhằm thực
hiện tốt Quy chế HS-SV nội trú và nội quy KNT, dưới sự chỉ

105
đạo của Đảng uỷ và Hiệu trưởng, Trưởng ban quản lý KNT phối
hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội sinh viên tổ chức và
chỉ đạo hoạt động của Ban tự quản của HS-SV nội trú.
Thành phần của Ban tự quản bao gồm đại diện Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh do BCH Đoàn trường giới thiệu, đại diện Hội sinh
viên do Hội sinh viên trường giới thiệu và đại diện của HS-SV
nội trú do Ban Chủ nhiệm khoa giới thiệu; Trưởng Ban quản lý
KNT quyết định thành lập, điều hành và bảo đảm các điều kiện
về trụ sở, trang bị và chi phí cần thiết cho hoạt động của ban tự
quản. Ban tự quản phối hợp với Trưởng ban quản lý KNT chọn
cử những HS-SV có trách nhiệm và nhiệt tình tham gia các đội
thanh niên xung kích an ninh.
Quyền hạn và trách nhiệm của đội Thanh niên xung kích an
ninh:
1. Thường xuyên đôn đốc và định kỳ kiểm tra việc thực hiện
quy chế HS-SV nội trú và nội quy KNT tại phòng ở và các khu
vực khác của KNT.
2. Tổ chức cho HS-SV nội trú tham gia làm vệ sinh môi
trường hoặc tham gia giải quyết các trường hợp bất thường xảy
ra trong KNT như hoả hoạn, rủi ro...
3. Kịp thời phát hiện các vi phạm, lập biên bản và kiến nghị
các biện pháp xử lý thích hợp.
2.6. Học sinh, sinh viên vi phạm Quy chế HS-SV nội trú,
tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, theo khung kỷ luật quy định
tại phụ lục 4, từ hình thức khiển trách, cảnh cáo, đưa ra khỏi
KNT, đình chỉ học tập, buộc thôi học đến truy cứu trách nhiệm
hình sự.

106
MỤC 14. QUY ĐỊNH THAM KHẢO TÀI LIỆU
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
(Ban hành theo Quy định số 108/QĐ-TTTT.TV
của Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện ngày 04/11/2009)

1. Quy định chung


1.1. Thời gian phục vụ tại Trung tâm Thông tin Thư viện
được quy định như sau:
* Thời gian phục vụ trong giờ:
+ Sáng: 7h30 đến 11h30
+ Chiều: 13h00 đến 17h00
* Thời gian phục vụ ngoài giờ:
+ Từ 7h30 đến 21h30 thông trưa, chiều đến tối (Đối với
Phòng đọc tự chọn sách Việt, Ngoại văn).
- Chiều thứ 6 hàng tuần phục vụ đến 15h00 đóng cửa dọn vệ
sinh các phòng đọc, kho sách, từ 17h00 tiếp tục phục vụ đến 21h30).
- Ngày thứ 7 phục vụ từ 7h30 đến 17h00.
- Mỗi buổi thu và sắp xếp lại tài liệu trước khi nghỉ 15 phút.
* Chủ nhật và các ngày lễ Trung tâm Thông tin Thư viện
không phục vụ.
1.2. Bạn đọc vào Trung tâm Thông tin Thư viện tham khảo
tài liệu phải xem kỹ nội quy, sơ đồ chỉ dẫn các phòng đọc,
phòng chức năng của Trung tâm; không đi lại tự do trong Trung
tâm; giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, không hút thuốc lá, không
nhai kẹo cao su, không ăn quà vứt rác bừa bãi; trang phục gọn
gàng, nghiêm túc.
1.3. Trước khi tham khảo tài liệu, bạn đọc phải học lớp
“Hướng dẫn tra cứu và tham khảo tài liệu” do Trung tâm Thông

107
tin Thư viện tổ chức.
1.4. Bạn đọc đến Trung tâm Thông tin Thư viện đọc tài liệu
phải mang thẻ công chức, thẻ học viên, thẻ nghiên cứu sinh, thẻ
sinh viên có mã vạch.
- Không được mượn thẻ của người khác hoặc cho người
khác mượn thẻ. Ai có các hành vi, giả mạo thẻ đều bị xử lý theo
quy định.
2. Quy định tra cứu tìm tin, mượn, đọc tài liệu
- Bạn đọc mượn tài liệu đã có đủ thông tin về tài liệu mượn,
(Ví dụ: Tên sách, báo, tạp chí, số đăng ký cá biệt; số báo, tạp
chí ra ngày...tháng...) thì đến phòng mượn ghi đầy đủ các mục
yêu cầu trong phiếu và thẻ cho thủ thư để mượn tài liệu.
- Nếu bạn đọc chưa biết thông tin về tài liệu mình cần mượn
thì đến phòng “Tra cứu tìm tin” Phòng 212 - Tầng 2 để tìm
kiếm thông tin.
- Nếu bạn đọc vào phòng tự chọn thì đến giá xếp tài liệu
theo thông tin đã biết để tìm đọc.
3. Quy định mượn và tham khảo tài liệu
Hiện nay trung tâm có hai loại dữ liệu cho bạn đọc mượn và
tham khảo:
+ Dữ liệu truyền thống in trên giấy
+ Dữ liệu điện tử trên mạng, trên đĩa CD rom.
3.1. Dữ liệu truyền thống in trên giấy
3.1.1. Phòng đọc tự chọn (đọc tài liệu tại chỗ):
Ngoài các quy định chung, bạn đọc còn phải thực hiện các
quy định sau:
a. Khi vào phòng đọc phải nộp thẻ cho thủ thư và lấy tích kê

108
chỗ ngồi đọc. Phải bảo quản tích kê, nếu để mất sẽ xử lý theo
quy định.
b. Cặp sách, đồ dùng phải gửi phòng Bảo vệ. Bạn đọc không
được để tiền, điện thoại, máy tính xách tay và những đồ dùng tài
sản quý trong túi, cặp sách gửi, để tránh trường hợp nhầm lẫn, mất.
c. Trong phòng đọc đi lại nhẹ nhàng, giữ trật tự, không hút
thuốc lá, không nhai kẹo cao su, không ăn quà và vứt rác bừa bãi.
d. Bạn đọc tự chọn tài liệu và đọc tại chỗ, mỗi lần chỉ được
lấy 01 bản. Đọc xong tài liệu bạn đọc phải để đúng vị trí của nó
như ban đầu, sau đó mới lấy tiếp bản khác để đọc.
đ. Không được tự động mang tài liệu ra khỏi phòng. Ai cần
tài liệu về nhà nghiên cứu thì đăng ký với thủ thư để đặt
photocopy tài liệu đó.
e. Không được dùng máy ảnh, điện thoại di động sao chụp
tài liệu, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
g. Không được ngồi đọc các tài liệu không có trong phòng.
3.1.2. Phòng cho mượn tài liệu về nhà
Ngoài những quy định chung, bạn đọc còn phải thực hiện
các quy định sau:
a. Bạn đọc được mượn tài liệu về nhà tham khảo tại Phòng
Mượn sách tiếng Việt Phòng 103 - Tầng 1 - “Tra cứu tìm tin”
tại phòng 212 - Tầng 2.
b. Khi đến mượn tài liệu bạn đọc phải xuất trình thẻ phiếu
yêu cầu mượn sách, có ghi đầy đủ tên tài liệu, số đăng ký cá biệt.
c. Thời hạn bạn đọc được mượn tài liệu là 2 tuần, mỗi lần tối
đa 2 cuốn, sau khi trả hết mới được mượn tiếp tên sách khác.
d. Bạn đọc mượn sách theo lịch quy định, trả sách vào tất cả
các ngày làm việc của Thư viện.
đ. Mượn tài liệu phải trả đúng thời hạn, ai trả quá thời hạn sẽ

109
bị xử lý theo quy định .
e. Làm mất tài liệu hoặc mất trang sẽ bị xử lý theo quy định.
Mượn được tài liệu, bạn đọc phải kiểm tra lại tài liệu xem có
đúng yêu cầu mình cần không, nếu bị rách, hoặc mất trang phải
báo ngay cho thủ thư. Nếu không bạn đọc sẽ phải chịu trách
nhiệm và bị xử lý theo quy định.
3.2. Phòng đọc tài liệu dữ liệu điện tử và Phòng tra cứu
tim tin.
Ngoài những quy đinh chung, bạn đọc phải thực hiện những
quy định sau:
a. Khi vào phòng đọc phải nộp thẻ cho thủ thư.
b. Cặp sách và đồ dùng gửi tại phòng bảo vệ. Bạn đọc không
được để tiền, điện thoại, máy tính xách tay và những đồ dùng tài
sản quý trong túi, cặp sách gửi đồ, để tránh trường hợp nhầm
lẫn, mất tài sản.
c. Trong phòng đọc đi lại nhẹ nhàng, giữ trật tự, không hút
thuốc lá, không nhai kẹo cao su, không ăn quà và vứt rác bừa bãi.
d. Bạn đọc sử dụng máy tính để tra cứu tìm tìm tin và khai
thác dữ liệu thông tin trên mạng để phục vụ học tập, nghiên cứu.
đ. Bạn đọc không được khai thác những cơ sở dữ liệu bị cấm.
e. Bạn đọc không được tự ý sao, copy dữ liệu.
g. Không được tự động di chuyển, tháo mở các thiết bị máy,
trong phòng.
4. Bảo vệ tài liệu
- Nghiêm cấm cắt xé, hoặc viết vẽ vào tài liệu.
- Khi mượn tài liệu bạn đọc phải kiểm tra kỹ tài liệu, nếu thấy
tài liệu đã bị mất trang hoặc đã bị viết vẽ, phải báo ngay cho thủ
thư biết. Nếu không bạn đọc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
5. Xử lý vi phạm: Tất cả các hành vi vi phạm quy định của

110
Trung tâm Thông tin Thư viện đều bị xử lý theo quy định của
Nhà trường.

111
Phần VI
CÁC PHỤ LỤC VÀ MẪU BIỂU
DÀNH CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

112
Phụ lục 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ NAM
QUèC D¢N Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN


CỦA SINH VIÊN
(Áp dụng đánh giá từng học kỳ)

Họ và tên sinh viên:.................................Ngày sinh:....................


Lớp :............................Khoa:.........................Khóa:......................
Mã sinh viên:..........................Học kỳ:.............Năm học:..............
§iÓm do §iÓm §iÓm Cè §iÓm
NéI DUNG §¸NH GI¸ Sinh BCS líp vÊn häc Héi
viªn tù ®¸nh tËp ®ång
®¸nh gi¸ ®¸nh Khoa
gi¸ gi¸ ®¸nh
gi¸
I §¸nh gi¸ vÒ ý thøc häc tËp (Tæng
®iÓm kh«ng qu¸ 30):
1 §iÓm thëng vÒ häc tËp (ChØ tÝnh ®iÓm lÇn 1, chän 1 tiªu chÝ phï hîp):
a Cã ®iÓm TBC häc tËp tõ 9 trë lªn 6
®
b Cã ®iÓm TBC häc tËp tõ 8 ®Õn cËn 5
9 ®
c Cã ®iÓm TBC häc tËp tõ 7 ®Õn cËn 4
8 ®
d Cã ®iÓm TBC häc tËp tõ 6 ®Õn cËn 3
7 ®
e Cã ®iÓm TBC häc tËp tõ 5 ®Õn cËn 2
6 ®
f Cã ®iÓm TBC häc tËp díi 5 0
®
2 Nghiªn cøu Khoa häc, thi Olympic (Tèi ®a kh«ng qu¸ 6 ®iÓm, chän 1
tiªu chÝ phï hîp):
a §¹t gi¶i I, II, III cÊp bé, cÊp thµnh 6
phè, toµn quèc ®
b §¹t gi¶i khuyÕn khÝch cÊp bé, cÊp 5

113
§iÓm do §iÓm §iÓm Cè §iÓm
NéI DUNG §¸NH GI¸ Sinh BCS líp vÊn häc Héi
viªn tù ®¸nh tËp ®ång
®¸nh gi¸ ®¸nh Khoa
gi¸ gi¸ ®¸nh
gi¸
thµnh phè, toµn quèc ®
c §¹t gi¶i I, II, III cÊp Trêng 4
®
d §¹t gi¶i khuyÕn khÝch cÊp trêng 3
®
e §¹t gi¶i I, II, III cÊp Khoa 2
®
f Tham gia nghiªn cøu khoa häc, thi 1
Olympic ®
3 Thùc hiÖn néi quy, quy chÕ häc tËp (Tèi ®a kh«ng qu¸ 18 ®iÓm,
chän tiªu chÝ phï hîp):
a Kh«ng vi ph¹m quy chÕ thi, kiÓm tra 10
®
b §i häc ®Çy ®ñ, ®óng giê, nghiªm 2
tóc trong giê häc ®
c Tham gia ®Çy ®ñ c¸c buæi trao 6
®æi kinh nghiÖm häc tËp, néi quy, ®
quy chÕ häc tËp, c¸c buæi sinh ho¹t
líp
d Vi ph¹m quy chÕ thi bÞ ®×nh chØ 2
(Gi¶m ®iÓm, kh«ng tÝnh môc 3a) ®
e Vi ph¹m quy chÕ thi bÞ c¶nh c¸o 6
(Gi¶m ®iÓm, kh«ng tÝnh môc 3a) ®
f Vi ph¹m quy chÕ thi bÞ khiÓn tr¸ch 8
(Gi¶m ®iÓm, kh«ng tÝnh môc 3a) ®
h NghØ häc kh«ng lý do, bá häc 0
(Gi¶m ®iÓm, kh«ng tÝnh môc 3b) ®
II §¸nh gi¸ vÒ ý thøc vµ kÕt qu¶
chÊp hµnh néi quy, quy chÕ
trong nhµ trêng
(Tæng ®iÓm kh«ng qu¸ 25)
1 ChÊp hµnh tèt quy chÕ, néi quy, 20
quy ®Þnh kh¸c ngoµi Quy chÕ ®
43/2007/Q§-BGD§T cña BGD&§T
2 §ãng häc phÝ ®óng quy ®Þnh 5
®

114
§iÓm do §iÓm §iÓm Cè §iÓm
NéI DUNG §¸NH GI¸ Sinh BCS líp vÊn häc Héi
viªn tù ®¸nh tËp ®ång
®¸nh gi¸ ®¸nh Khoa
gi¸ gi¸ ®¸nh
gi¸
3 BÞ kû luËt khiÓn tr¸ch 10
(Kh«ng tÝnh môc II.1, bÞ trõ 10 ®) ®
4 §ãng häc phÝ kh«ng ®óng h¹n 0
(Gi¶m ®iÓm,kh«ng tÝnh môc II.2) ®
II §¸nh gi¸ vÒ ý thøc vµ kÕt qu¶ §iÓm §iÓm §iÓm §iÓm
I tham gia c¸c ho¹t ®éng chÝnh trÞ Sinh BCS Cè vÊn Héi
x· héi, v¨n hãa, v¨n nghÖ, thÓ viªn tù líp häc tËp ®ång
thao phßng chèng tÖ n¹n x· héi ®¸nh ®¸nh ®¸nh Khoa
(Tæng ®iÓm kh«ng qu¸ 20) gi¸ gi¸ gi¸ ®¸nh
gi¸
a Tham gia ®Çy ®ñ c¸c ho¹t ®éng 15
tËp thÓ cña chi ®oµn, Liªn chi ®
®oµn, Liªn chi héi, §oµn trêng, Héi
SV
b Cã thµnh tÝch ®Êu tranh phßng
chèng tÖ n¹n x· héi, v¨n nghÖ thÓ
thao ®îc khen thëng
(chän mét tiªu chÝ nÕu cã):
* CÊp Trung ¬ng 5
®
* CÊp Thµnh phè, khu vùc 4
®
* CÊp Trêng, Khoa (hoÆc t¬ng ®- 3
¬ng) ®
c Kh«ng sinh ho¹t tËp thÓ (§oµn, Héi, -
Líp, Khoa, Trêng) 2
®
/

n
I §¸nh gi¸ vÒ phÈm chÊt c«ng d©n
V vµ quan hÖ víi céng ®ång (Tæng
®iÓm kh«ng qu¸ 15)
1 ChÊp hµnh tèt mäi chñ tr¬ng chÝnh 10
s¸ch, ph¸p luËt cña nhµ níc (cã x¸c ®
nhËn n¬i c tró)
2 Tham gia phong trµo tù qu¶n ë trêng 5

115
§iÓm do §iÓm §iÓm Cè §iÓm
NéI DUNG §¸NH GI¸ Sinh BCS líp vÊn häc Héi
viªn tù ®¸nh tËp ®ång
®¸nh gi¸ ®¸nh Khoa
gi¸ gi¸ ®¸nh
gi¸
vµ n¬i c tró ®
3 Vi ph¹m ph¸p luËt (cha ®Õn møc 5
truy cøu tr¸ch nhiÖm h×nh sù), ®
thiÕu ý thøc tham gia trËt tù an
toµn x· héi,kh«ng chÊp hµnh ®Çy
®ñ chñ tr¬ng chÝnh s¸ch ph¸p luËt
cña nhµ níc
(Kh«ng ®îc tÝnh môc IV.1, gi¶m 5
®iÓm cßn:
10® - 5® = 5 ®)
4 Thuª nhµ kh«ng tr¶ tiÒn ®óng thêi 5
h¹n chñ nhµ khiÕu n¹i ®Õn nhµ trêng, ®
thiÕu ý thøc gi÷ g×n cña c«ng, bÞ
khiÕu n¹i sai ph¹m
(Kh«ng ®îc tÝnh môc IV.1, gi¶m 5
®iÓm cßn:
10® - 5®= 5®)
5 G©y mÊt ®oµn kÕt trong líp, trong 0
Trêng, trong ký tóc x¸ ®
(Kh«ng ®îc tÝnh môc IV.2, gi¶m 5
®iÓm cßn:
5® - 5® = 0 ®)
V §¸nh gi¸ vÒ ý thøc vµ kÕt qu¶ tham
gia phô tr¸ch líp, c¸c ®oµn thÓ
trong trêng (Tæng ®iÓm kh«ng qu¸
10)
1 C¸n bé hoµn thµnh nhiÖm vô, tÝch cùc 5
tuyªn truyÒn, vËn ®éng l«i cuèn ngêi ®
kh¸c cïng tham gia c«ng viÖc tËp thÓ
cã hiÓu qu¶
2 C¸n bé ®îc khen thëng vÒ thµnh
tÝch c«ng t¸c Líp, Héi, §oµn: (Chän
1 tiªu chÝ nÕu cã):
CÊp Trêng: 3
®
CÊp trung ¬ng, Thµnh Phè, Khu vùc 5
®

116
§iÓm do §iÓm §iÓm Cè §iÓm
NéI DUNG §¸NH GI¸ Sinh BCS líp vÊn häc Héi
viªn tù ®¸nh tËp ®ång
®¸nh gi¸ ®¸nh Khoa
gi¸ gi¸ ®¸nh
gi¸
V Trêng hîp ®Æc biÖt
I
1 SV bÞ kû luËt ®×nh chØ cÊp trêng: §iÓm RL c¶ n¨m ®¸nh gi¸ møc KÐm
(T¬ng øng 29®)
2 SV bÞ kû luËt c¶nh c¸o cÊp trêng: §iÓm RL häc kú kh«ng qu¸ møc Trung
b×nh( # 59®)
Tæng ®iÓm

Điểm kết luận của Hội đồng đánh giá cấp Khoa: ...................
Bằng chữ: .............Xếp loại........
Hà Nội, ngày......tháng...... năm......

117
Phụ lục 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ &QLSV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN TÍNH ĐIỂM


Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên

1. Tổng điểm tối đa đánh giá: 100 điểm


* Mục I: Đánh giá về ý thức học tập - 30 điểm
* Mục II: Đánh giá ý thức, kết quả chấp hành nội quy, quy chế nhà
trường - 25 điểm
* Mục III: Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động
chính trị xã hội, VHVN, TDTT, phòng chống TNXH - 20 điểm.
* Mục IV: Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng
đồng - 15 điểm
* Mục V: Đánh giá ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn
thể trong trường – 10 điểm
2. Hướng dẫn cụ thể
2.1. Đánh giá về ý thức học tập (Mục I )
- Mục I.1: Điểm thưởng về học tập. Sinh viên chỉ được chọn 1 trong
các mục từ a đến f, mức tối đa là 6 điểm, thấp nhất 0 điểm
- Mục I.2: Nghiên cứu Khoa học, thi Olympic
Mục này các mức quy định chung cho việc tham gia NCKH và
thi Olympic. Sinh viên chọn tiêu chí phù hợp, chỉ được chọn 1 trong các
mục từ a đến f, mức tối đa là 6 điểm, thấp nhất 1 điểm (Có tham gia
NCKH, thi Olympic cấp trường).
- Mục I.3: Thực hiện nội quy, quy chế học tập. Điểm mục này tối
đa không quá 18 điểm (gồm tổng tiêu chí 3a + 3b + 3c). Trong trường
hợp sinh viên vi phạm quy chế, chỉ được phép tính ở các tiêu chí 3d,
3e, 3f và 3h tương ứng.

118
Ví dụ: SV bị khiển trách cấp trường, chỉ được tính ở điểm 3e = 6
điểm (bị trừ mất 4 điểm)
2.2. Đánh giá về ý thức và kết quả chấp hành nội quy, quy chế nhà
trường ( Mục II)
Mục này quy định nếu sinh viên chấp hành tốt quy chế, nội quy,
quy định khác ngoài quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT của BGD&ĐT và
đóng học phí đúng quy định sẽ được tối đa 25 điểm (tổng tiêu chí
1+2). Ngược lại, chỉ được tính 1 trong 2 tiêu chí hoặc cả hai tiêu chí
( tiêu chí 3, 4); Thực tế trong trường hợp này Sinh viên bị trừ tối đa
15 điểm.
2.3. Đánh giá về ý thức và kết quả tham gia các hoạt động chính
trị xã hội, VHVN, TDTT, phòng chống tệ nạn xã hội (Mục III)
Nếu đáp ứng tiêu chuẩn ở điểm 1 và 2 của mục này, sinh viên được
tính tối đa 20 điểm.
Nếu không sinh hoạt tập thể (Đoàn, Hội, Lớp, Khoa, Trường), bị
trừ 2 điểm/lần. Tổng số điểm bị trừ ghi tổng số (-) phần đánh giá.
2.4. Đánh giá về phẩm chất công dân và quan hệ với cộng
đồng (Mục IV)
Nếu sinh viên rèn luyện tốt sẽ được tính điểm tối đa 15 điểm
( điểm 1+ điểm 2).Nguợc lại sinh viên mắc lỗi phải tính ở các điểm
tương ứng ( điểm 3, 4, 5)
2.5. Đánh giá ý thức và kết quả tham gia phụ trách lớp, các đoàn thể
trong trường (Mục V)
Mục này dành cho cán bộ lớp và đoàn thể. Nếu đáp ứng các nội dung
của mục này thì được tính tổng điểm không quá 10, thấp nhất là 5 điểm
2.6. Trường hợp đặc biệt (Mục VI)
Mục này phù hợp với Quy định 60/2007/QĐ-BGDĐT của
BGD&ĐT.
- Nếu sinh viên bị kỷ luật đình chỉ học, thì điểm RL cả năm là
kém, tương đương 29 đ.

119
- Trường hợp sinh viên bị kỷ luật cảnh cáo toàn trường, thì điểm
RL học kỳ bị kỷ luật chỉ được tính tối đa là Trung bình (≤ 59 điểm),
tức là có thể vẫn có trường hợp sinh viên bị kỷ luật vẫn xếp ở mức
dưới Trung bình nếu có tổng điểm dưới 50.
2.7. Thang điểm xếp loại kết quả rèn luyện học kỳ, toàn khoá:
Căn cứ theo Quyết định 60/2007/QĐ-BGDĐT của BGD&ĐT và văn
bản hiện hành của Nhà trường.
2.8. Quy trình đánh giá:
SV tự đánh giá  Ban cán sự lớp  Cố vấn học tập đánh giá
Kiểm tra xác nhận của Trợ lý khoa  Hội đồng khoa duyệt 
Khoa tổng hợp bằng văn bản gửi Phòng CTCT&QLSV.

120
Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Phụ lục
3
Mét sè néi dung
vi ph¹m vµ khung xö lý kû luËt
(KÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 42/2007/Q§-BGD§T ngµy 13/
8/2007
cña Bé trëng Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o)

Số lần vi phạm và
hình thức xử lý
(Số lần tính trong cả
khoá học)
TT Tªn vô viÖc vi ph¹m KhiÓ C¶n §×nh Buéc Ghi chó
n h chØ th«i
tr¸ch c¸o häc 1 häc
n¨m
häc
1 2 3 4 5 6 7
2 §Õn muén giê häc, giê thùc Nhµ trêng quy ®Þnh cô thÓ
. tËp; nghØ häc kh«ng phÐp
hoÆc qu¸ phÐp
3 MÊt trËt tù, lµm viÖc riªng Nhµ trêng quy ®Þnh cô thÓ
. trong giê häc, giê thùc tËp
vµ tù häc
4 V« lÔ víi thÇy, c« gi¸o vµ Tuú theo møc ®é, xö lý tõ
. CBCC nhµ trêng khiÓn tr¸ch ®Õn buéc th«i
häc
5 Häc hé hoÆc nhê ngêi kh¸c Tuú theo møc ®é, xö lý tõ
. häc hé khiÓn tr¸ch ®Õn buéc th«i
häc
6 Thi, kiÓm tra hé, hoÆc nhê LÇn 1 LÇn
. thi, kiÓm tra hé; lµm hé, nhê 2
lµm hoÆc sao chÐp tiÓu
luËn, ®å ¸n, kho¸ luËn tèt
nghiÖp
7 Tæ chøc häc, thi, kiÓm tra LÇn Tuú theo møc ®é cã thÓ
. hé; tæ chøc lµm hé tiÓu 1 giao cho c¬ quan chøc n¨ng
luËn, ®å ¸n, kho¸ luËn tèt xö lý theo quy ®Þnh cña
nghiÖp ph¸p luËt
8 Mang tµi liÖu vµo phßng thi, Xö lý theo quy chÕ ®µo t¹o

121
Số lần vi phạm và
hình thức xử lý
(Số lần tính trong cả
khoá học)
TT Tªn vô viÖc vi ph¹m KhiÓ C¶n §×nh Buéc Ghi chó
n h chØ th«i
tr¸ch c¸o häc 1 häc
n¨m
häc
1 2 3 4 5 6 7
®a ®Ò thi ra ngoµi nhê lµm
hé, nÐm tµi liÖu vµo phßng
thi, vÏ bËy vµo bµi thi; bá thi
kh«ng cã lý do chÝnh ®¸ng
9 Kh«ng ®ãng häc phÝ ®óng Tuú theo møc ®é, xö lý tõ
. quy ®Þnh vµ qu¸ thêi h¹n ®îc khiÓn tr¸ch ®Õn buéc th«i
trêng cho phÐp ho·n häc
1 Lµm h háng tµi s¶n trong Tuú theo møc ®é xö lý tõ
0 KTX vµ c¸c tµi s¶n kh¸c cña khiÓn tr¸ch ®Õn buéc th«i
. trêng häc vµ ph¶i båi thêng thiÖt
h¹i
1 Uèng rîu, bia trong giê häc; LÇn LÇn LÇn 3 LÇn
1 say rîu, bia khi ®Õn líp. 1 2 4
.
1 Hót thuèc l¸ trong giê häc, Tõ lÇn 3 trë lªn, xö lý tõ
2 phßng häp, phßng thÝ khiÓn tr¸ch ®Õn c¶nh c¸o
. nghiÖm vµ n¬i cÊm hót
thuèc theo quy ®Þnh
1 Ch¬i cê b¹c díi mäi h×nh LÇn LÇn LÇn 3 LÇn Tuú theo møc ®é cã thÓ
3 thøc 1 2 4 giao cho c¬ quan chøc n¨ng
. xö lý theo quy ®Þnh cña
ph¸p luËt
1 Tµng tr÷, lu hµnh, truy cËp, LÇn LÇn LÇn 3 LÇn NÕu nghiªm träng giao cho
4 sö dông s¶n phÈm v¨n ho¸ 1 2 4 c¬ quan chøc n¨ng xö lý
. ®åi trôy hoÆc tham gia c¸c theo quy ®Þnh cña ph¸p
ho¹t ®éng mª tÝn dÞ ®oan, luËt
ho¹t ®éng t«n gi¸o tr¸i phÐp
1 Bu«n b¸n, vËn chuyÓn, tµng LÇn Giao cho c¬ quan chøc n¨ng
5 tr÷, l«i kÐo ngêi kh¸c sö 1 xö lý theo quy ®Þnh cña
. dông ma tuý ph¸p luËt
1 Sö dông ma tuý Xö lý theo quy ®Þnh vÒ xö
6 lý HSSV sö dông ma tuý
.
1 Chøa chÊp, m«i giíi ho¹t LÇn Giao cho CQ chøc n¨ng xö lý

122
Số lần vi phạm và
hình thức xử lý
(Số lần tính trong cả
khoá học)
TT Tªn vô viÖc vi ph¹m KhiÓ C¶n §×nh Buéc Ghi chó
n h chØ th«i
tr¸ch c¸o häc 1 häc
n¨m
häc
1 2 3 4 5 6 7
®éng m¹i d©m 1 theo quy ®Þnh cña ph¸p
luËt
1 Ho¹t ®éng m¹i d©m LÇn 1 LÇn
8 2
.
1 LÊy c¾p tµi s¶n, chøa chÊp, Tuú theo møc ®é xö lý tõ
9 tiªu thô tµi s¶n do lÊy c¾p c¶nh c¸o ®Õn buéc th«i
. mµ cã häc. NÕu nghiªm träng, giao
cho c¬ quan chøc n¨ng xö
lý theo quy ®Þnh cña ph¸p
luËt
2 Chøa chÊp bu«n b¸n vò khÝ, LÇn Giao cho CQ chøc n¨ng xö lý
0 chÊt næ, chÊt dÔ ch¸y vµ 1 theo quy ®Þnh cña ph¸p
. c¸c hµng cÊm theo quy luËt
®Þnh cña Nhµ níc.
2 §a phÇn tö xÊu vµo trong tr- Tuú theo møc ®é xö lý tõ
1 êng, KTX g©y ¶nh hëng xÊu c¶nh c¸o ®Õn buéc th«i häc
. ®Õn an ninh, trËt tù trong
nhµ trêng.
2 §¸nh nhau g©y th¬ng tÝch, LÇn 1 LÇn NÕu nghiªm träng, giao cho
2 tæ chøc hoÆc tham gia tæ 2 c¬ quan chøc n¨ng xö lý
. chøc ®¸nh nhau theo quy ®Þnh cña ph¸p
luËt
2 KÝch ®éng, l«i kÐo ngêi LÇn 1 LÇn NÕu nghiªm träng, giao cho
3 kh¸c biÓu t×nh, viÕt truyÒn 2 c¬ quan chøc n¨ng xö lý
. ®¬n, ¸p phÝch tr¸i ph¸p luËt theo quy ®Þnh cña ph¸p
luËt
2 Vi ph¹m c¸c quy ®Þnh vÒ an Tuú theo møc ®é, xö lý tõ
4 toµn giao th«ng khiÓn tr¸ch ®Õn buéc th«i
. häc

Phụ lục 4
THỨ TỰ ƯU TIÊN VÀO NỘI TRÚ KÝ TÚC XÁ

123
1. HS-SV là Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động,
thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như
thương binh.
2. Con liệt sĩ.
3. Con thương binh và bệnh binh đã xếp hạng (xét theo thứ tự
xếp hạng: 1/4, 2/4, 3/4, 4/4).
4. HS-SV là người dân tộc thiểu số; là người Kinh, người Hoa
có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng sâu, vùng có điều
kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên trước
khi đến nhập học.
5. HS-SV nữ.
6. HS-SV có bố mẹ thuộc diện xoá đói, giảm nghèo theo quy
định của nhà nước, hoặc có hoàn cảnh khó khăn đột xuất .
7. HS-SV có nhiều thành tích đóng góp trong công tác tập thể.
8. HS-SV tham gia công tác lớp, Đoàn, Hội sinh viên, ban tự
quản.

124
Phụ lục số 5
NỘI DUNG VI PHẠM VÀ KHUNG XỬ LÝ KỶ LUẬT
KHI VI PHẠM NỘI QUY KÝ TÚC XÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2002/QĐ-BGDĐT
ngày 18/10/2002)

Møc ®é xö lý
ST
Néi dung vi ph¹m C¶nh Ghi chó
T KhiÓn tr¸ch
c¸o
1 Lµm háng Tµi s¶n néi tró Tuú theo møc ®é vi ph¹m
xö lý tö khiÓn tr¸ch ®Õn
buéc th«i häc vµ ph¶i Båi
thêng thiÖt h¹i
2 Di chuyÓn tµi s¶n khu 1 lÇn 2 lÇn ChuyÓn tr¶ tµi s¶n l¹i n¬i
néi tró tr¸i víi quy ®Þnh cò
3 Trém c¾p tµi s¶n cña 1 lÇn LËp Biªn b¶n xö lý theo
khu néi tró vµ C¸ nh©n quy chÕ C«ng t¸c häc
sinh, sinh viªn
4 Tù ®éng thay ®æi chç ë 1 lÇn 2 lÇn LËp biªn b¶n sö lý theo
quy chÕ c«ng t¸c häc sinh,
sinh viªn
5 Uèng rîu bia trong phßng 1 lÇn 2 lÇn LËp biªn b¶n sö lý theo
ë quy chÕ c«ng t¸c häc sinh,
sinh viªn
6 G©y ån µo, mÊt trËt tù 1 lÇn 2 lÇn Tuú theo møc ®é vi ph¹m,
sÏ xö lý
7 §¸nh nhau 2 lÇn Tuú theo møc ®é vi ph¹m,
sÏ xö lý
8 §¸nh nhau g©y th¬ng 1 lÇn LËp biªn b¶n xö lý theo
tÝch quy chÕ c«ng t¸c häc, sinh
viªn
9 §¸nh bµi trong giê tù häc 2 lÇn Xö lý theo quy chÕ C«ng
t¹i khu néi tró t¸c häc sinh, sinh viªn
1 §¸nh bµi ¨n tiÒn díi mäi 1 lÇn LËp biªn b¶n, xö lý theo
0 h×nh thøc Quy chÕ C«ng t¸c häc
sinh, sinh viªn
1 Tµng tr÷, sö dông ma Xö lý theo quy ®Þnh hiÖn
1 tuý hµnh
1 DÉn d¾t, chøa chÊp g¸i Xö lý theo quy ®Þnh hiÖn
2 M¹i d©m hµnh
1 Tµng tr÷ Vò khÝ, chÊt Xö lý theo quy ®Þnh hiÖn

125
3 næ, chÊt ch¸y, chÊt ®éc, hµnh
S¶n phÈm v¨n hãa ®åi
truþ
1 Chøa chÊp kÎ gian téi Xö lý theo quy ®Þnh hiÖn
4 ph¹m. §èt ph¸o trong khu hµnh
néi tró
1 §Ó ngêi kh¸c vµo ë tr¸i 2 lÇn
5 quy ®Þnh
1 Qu¸ h¹n ®ãng phÝ néi Qu¸ h¹n 1 Th«ng b¸o cho Gia ®×nh
6 tró th¸ng kh«ng
cã lý do
chÝnh ®¸ng

126
Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC CHƯƠNG TRÌNH THỨ HAI


TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Kính gửi: Ông Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
(qua Ông Trưởng phòng Quản lý đào tạo)

Tôi tên
là..............................................................Nam/n÷......................
Sinh ngày...........................Tại............................ Mã sinh viên..............
Hiện nay t«i đang häc ch¬ng tr×nh thø nhÊt:
Líp.................................................khóa..........
Chuyên ngành.........................................Ngành...................................
Khoa, bộ môn Quản lý sinh viên............................................................
Kết quả học tập ë chương trình đào tạo thứ nhất :
- §iÓm Trung b×nh chung häc tËp cña n¨m häc tríc
liÒn kÒ:........®iÓm
- §iÓm Trung b×nh chung häc tËp cña häc kú tríc
liÒn kÒ (nÕu cã)........®iÓm.
Hiện nay Nhà trường ban hành Quy định tạm thời về việc cho
phép sinh viên đại học hệ chính quy học cùng lúc hai chương trình
(Quyết định số 1517/QĐ-ĐHKTQD ngày 28/8/2009 của Hiệu trưởng).
Theo quy ®Þnh, t«i ®ñ ®iÒu kiÖn ®Ó ®îc ®¨ng ký
häc cïng lóc hai ch¬ng tr×nh t«i lµm ®¬n ®¨ng ký học

127
chương trình thứ hai. Cô thể:
Chuyên ngành.......................................Ngành.....................................
do Khoa, Bộ môn quản lý.......................................................................
NÕu ®îc Nhµ trêng xÐt vµo häc ch¬ng tr×nh thø hai, tôi
xin hứa:
- Thực hiện nghiêm túc quy định của Nhà trường về học cùng lúc
hai chương trình.
- §ãng ®Çy ®ñ häc phÝ theo quy ®Þnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày...... tháng...... năm 2010
ý kiÕn cña ý kiÕn cña Người làm đơn
Trëng khoa, bé Cè vÊn häc tËp (Ký và ghi rõ họ tên )
m«n (Ký vµ ghi râ häc
qu¶n lý sinh tªn)
viªn
(Ký vµ ghi râ häc
tªn)

128
Mẫu 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
ĐƠN XIN MIỄN GIẢM HỌC PHÍ

Tên tôi là:............................................................... Mã SV:...................


Sinh ngày: ...... tháng ...... năm 19....
Hiện có hộ khẩu thường trú tại: .............................................................
................................................................................................................
Hiện đang học tại Lớp: ............................................ Khoá: ...................
Năm thứ: ...................... Khoa:. .............................................................
Bố (mẹ) tôi là: ........................................................................................
Thuộc đối tượng chính sách miễn giảm học phí (ghi rõ loại đối tượng
nào): .................................................................................
kèm theo giấy chứng nhận của chính quyền địa phương.
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGD&ĐT-BTC
hướng dẫn thực hiện thu chi và quản lý học phí ở các cơ sở đào tạo
công lập, tôi làm đơn này đề nghị nhà trường xem xét miễn (giảm)
học phí học kỳ............... năm học .................................... cho tôi.
Ngày ...... tháng ....... năm 20...
Xác nhận của cơ quan Người làm đơn
(địa phương quản lý hồ sơ của bố mẹ
hoặc gia đình)
...........................................................................
...........................................................................
Ngày ...... tháng ...... năm 20...
(ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu)

129
Mẫu 3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC NAM
DÂN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

BẮT BUỘC
GIẤY ĐỀ NGHỊ
PHÁT HÀNH THẺ SINH VIÊN LIÊN KẾT THẺ ATM
Kính gửi: - Ban giám hiệu trường ĐH Kinh tế Quốc dân Ảnh 3x4
- Ngân hàng No&PTNT Nam Hà Nội

I. PHẦN DÀNH CHO SINH VIÊN MÃ SV:……………

Họ và tên: ...................................................................... Giới tính: Nam Nữ


Ngày sinh: ....../......./..........
Số CMND:.................................. Ngày cấp:......./......../........ Nơi cấp:............................
Địa chỉ thường trú:.........................................................................................................
Điện thoại:.................................... Email:......................................................................
Chuyên ngành:....................................................Lớp:....................................................
Khóa:..............(Từ năm 20....... đến năm 20........)Hệ đào tạo:.........................................
(*) Số điện thoại đăng ký sử dụng dịch vụ:.................................................................
Đăng ký dịch vụ SMS-Banking (Registration for SMS Banking) 
Đăng ký dịch vụ VnTopup (Registration for VnTopup service) 
- Tôi xác nhận những thông tin trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về những thông tin đã cung cấp.
- Trường hợp tôi đã có thẻ ATM của Agribank - kính đề nghị Ngân hàng phát hành
lại thẻ mới cho tôi theo mẫu thẻ liên kết sinh viên của nhà trường.
Hà Nội, ngày ..... tháng..... năm
2010
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

CHÚ Ý: Nếu SV bị mất thẻ phải gửi Giấy đề nghị này kèm theo: 02 ảnh 3x4, 01 bản
photo CMND (2mặt) về Phòng 105 nhà 7 vào thứ 3 và thứ 5 - Trường ĐHKTQD để
Nhà trường và Ngân hàng phát hành thẻ.

II. XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN


Trường ĐH KTQD xác nhận các thông tin liên quan đến sinh viên:................. hiện
đang theo học tại trường là hoàn toàn đúng.
TL/ HIỆU TRƯỞNG
KT. TRƯỞNG PHÒNG TỔNG
HỢP
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Cấn Anh Tuấn

130
III. PHẦN DÀNH CHO NGÂN HÀNG
Ngày tiếp nhận hồ sơ: ...../....../........ Số tài khoản: ............................
Ngày trả thẻ:......./......../........
Giao dịch viên Kiểm soát viên Giám Đốc

131
Mẫu 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ Ở NỘI TRÚ
(HỌC KỲ .........NĂM HỌC 201... - 201...)

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

1. Họ và tên sinh 2. Nam (Nữ):........3. Dân tộc:........


viên:....................
4. Ngày 5. Tôn giáo:.....................................
sinh:...................................
6. Hộ khẩu thường trú: Thôn:........ Xã (Phường):..................................
Huyện (Quận):............................... Tỉnh (Thành phố):..........................
7. Khu vực:..................................... 8. Đối tượng:...................................
9. Là sinh viên lớp:......................... 10. Khoa:................11. Khóa:........
12. Số CMND:................................ 13. MSSV:......................................
14. Họ và tên bố:............................ 15. Nghề nghiệp:............ Tuổi:......
16. Quê quán:............................................................................................
17. Họ và tên mẹ:........................... 18. Nghề nghiệp:.............Tuổi:.......
19. Quê quán:............................................................................................
20. Điện thoại sinh viên:................ 21. Khi cần báo tinh theo SĐT:......
Sau khi nghiên cứu Bảng quy chế công tác HSSV nội trú do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1237/GDĐT

132
ngày 23/6/1997 của Bộ GD&ĐT, nội quy của Hiệu trưởng Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân ban hành ngày 01/7/2009 và tình hình thực
tế của KTX hiện nay, tôi làm đơn này xin được vào nội trú trong KTX
của Trường.
Tôi cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người sinh viên
nội trú theo quy định trong các văn bản nói trên. Nếu có sai phạm, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Nhà trường.

Hà Nội, ngày ......tháng ......năm 20...


DUYỆT CỦA TRUNG TÂM DỊCH VỤ NGƯỜI LÀM ĐƠN
GIÁM ĐỐC (Ký và ghi rõ họ tên)
Đồng ý, xếp ở Nhà
số:...........................
Phòng số: ..............................................
Từ ngày ..........tháng .........năm 20.....
Đến ngày .........tháng .........năm 20.....

Ghi chú:
1. Đề nghị sinh viên ở đúng phòng quy định, không được đổi chỗ cho sinh
viên khác.
2. Đề nghị sinh viên điền rõ rang, đầy đủ các thông tin cá nhân theo mẫu đơn
để việc xét duyệt ở KTX được thuận lợi.

133
Mẫu 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN XIN XÁC NHẬN LÀ SINH VIÊN

Kính gửi: - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân


- Phòng Công tác Chính trị và Quản lý sinh viên
- Khoa (Bộ môn): ..........................................................

Tên em là:........................................................................
Sinh ngày: .......................................................................
Quê quán: ......................................................................
Số CMTND: ...................................................................
Mã số sinh viên: ............................................................
Hiện là sinh viên lớp: .....................................................
Khoa: .............................................................................
Khoá:...............................................................................
Em làm đơn này kính mong Nhà trường xác nhận cho
em hiện là sinh viên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân để
...............................................................................................
...............................................................................................
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 20...
TL.HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM ĐƠN
CTCT&QLSV KHOA (BỘ MÔN)

134
Mẫu 6
Mẫu số: 01/TDSV (Do HSSV lập)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TR¦êNG §¹I HäC KINH TÕ QUèC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
D¢N
------------------------

GIẤY XÁC NHẬN

Họ và tên học sinh (Sinh viên): ................................................


Ngày sinh: .............................Giới tính: Nam Nữ
CMND số: ........................................Ngày cấp ....../....../......
Nơi cấp........................
Mã trường theo học (Mã quy ước trong tuyển sinh ĐH,
CĐ, TCCN): .....................
Tên trường: ............................................................................
Ngành học: .............................................................................
Hệ đào tạo (Đại học, Cao đẳng, dạy nghề):.......................
Khóa:...................................Loại hình đào tạo:.....................
Lớp: ............................................ Số thẻ HSSV.....................
Khoa: .......................................................................................
Ngày nhập học:.........../.........../........... Thời gian ra trường
(tháng/năm):........./.........
(Thời gian học tại Trường: .......................................tháng)
- Số tiền học phí hàng tháng:.....................đồng.

135
Thuộc diện: - Không miễn giảm
- Giảm học phí
- Miễn học phí
Thuộc đối tượng: - Mồ côi
- Không mồ côi
- Trong thời gian theo học tại Trường, Anh (Chị): ..................
không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc,
nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
- Sinh viên sau khi nhận tiền vay, nộp tiền học phí cho
Trường: ...........................
Vào tài khoản: .......................... Số tài khoản:.....................
Tại Ngân hàng: ...........................................................................
Hà Nội, ngày.........tháng.........năm 20....
T/L HIỆU TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG
CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ & QLSV

136
Mẫu 7
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

ĐƠN XIN CẤP LẠI MẬT KHẨU

Kính gửi: - Phòng Quản lý Đào tạo


- Khoa/Bộ môn:........................
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Họ tên sinh viên: ..............................................................................


Lớp: ............................................................
Mã sinh viên: ...........................................
Lý do bị thất lạc mật khẩu: ............................................................
................................................................................................................
................................................................................................................
Em viết đơn này kính đề nghị Phòng Quản lý Đào tạo cấp
lại cho em mật khẩu.
Em xin hứa sẽ quản lý tài khoản cẩn thận hơn.
Hà Nội, ngày......tháng...... năm 20...
XÁC NHẬN CỦA KHOA/BỘ MÔN NGƯỜI LÀM ĐƠN

137
THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ tên sinh viên:............................................................................


Ngày sinh:......................................................................................
Sinh viên lớp:................................................................................
Mã sinh viên:.................................................................................
Địa chỉ nơi ở:.................................................................................
Điện thoại:.....................................................................................
Số chứng minh thư nhân dân:........................................................
Email:............................................................................................
Khi cần, xin báo tin cho:...............................................................
Địa chỉ:..........................................................................................
Điện thoại:.....................................................................................
Ghi chú:.........................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
Chữ ký sinh viên

138

You might also like