You are on page 1of 2

Giai đoạn thứ nhất: “Kiểm tra chất lượng”

Giai đoạn thứ hai: “Kiểm soát chất lượng”

Giai đoạn thứ ba: “Đảm bảo chất lượng “

Giai đoạn thứ tư: “Quản lý chất lượng”

Giai đoạn thứ năm: “Quản lý chất lượng toàn diện”

Giai đoạn thứ nhất: “Kiểm tra chất lượng”


Kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, trong một thời gian dài, đánh giá chất lượng chủ yếu dự trên việc
kiểm tra sản xuất. Để phát hiện ra khuyết tật, người ta kiểm tra sản phẩm cuối cùng, sau đó đưa ra các biện
pháp khắc phục. Nhưng biện pháp này không giải quyết được tận gốc vấn đề, nghĩa là không tìm đúng nguyên
nhân đích thực gây ra khuyết tật của sản phẩm. Đồng thời việc kiểm tra như vậy cần chi phí lớn về thời gian,
nhân lực và độ tin cậy không cao.

Giai đoạn thứ hai: “Kiểm soát chất lượng”


Vào những năm 20, khi sản xuất công nghiệp phát triển cả về độ phức tạp và qui mô thì việc kiểm tra chất lượng
đòi hỏi số lượng cán bộ kiểm tra càng đông, chi phí cho chất lượng sẽ càng lớn. Từ đó người ta nghĩ tới biện
pháp “ phòng ngừa” thay thế cho biện pháp “phát hiện”. Mỗi doanh nghiệp muốn sản sản phẩm và dịch vụ của
mình có chất lượng cần kiểm soát 5 điều kiện cơ bản sau:

· Kiểm soát con người


· Kiểm soát phương pháp và quá trình
· Kiểm soát nhà cung ứng
· Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm
· Kiểm soát thông tin

Giai đoạn thứ ba: “Đảm bảo chất lượng “


Khái niệm đảm bảo chất lượng đã được phát triển lần đầu ở Mỹ từ những năm 50. Khi đề cập đến chất lượng,
hàm ý sâu xa của nó là hướng tới sự thỏa mãn khách hàng. Một trong những yếu tố thu hút được khách hàng là
“niềm tin” của khách hàng đối với nhà sản xuất. Khách hàng luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất có ổn
định về mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội và có đủ độ tin cậy không. Các yếu tố chính là cơ sở để tạo niềm
tin cho khách hàng. Khách hàng có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất một khi biết rằng họ sẽ “đảm bảo chất
lượng”. Niềm tin đó dựa trên cơ sở khách hàng biết rõ về cơ cấu tổ chức, con người, phương tiện, cách quản lý
của nhà sản xuất. Mặt khác, nhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo đảm
chất lượng của mình. Các bằng chứng đó dựa trên: Sổ tay chất lượng, qui trình, qui định kỹ thuật, đánh giá của
khách hàng về tổ chức kỹ thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm, báo
cáo kiểm tra, kiểm thử, qui định trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm…

Giai đoạn thứ tư: “Quản lý chất lượng”


Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp không chỉ quan tâm với việc xây dựng đảm bảo chất
lượng mà còn phải tính toán đến hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẻ nhất. Khái niệm quản lý chất lượng
ra đời liên quan đến việc tối ưu hóa các chi phí hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của quản
lý chất lượng là đề ra những chính sách thích hợp để tiết kiệm đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo sản phẩm và
dịch vụ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn.Quản lý chặt chẽ sẽ giảm tối đa mức tối thiểu chi phí không cần thiết.

Giai đoạn thứ năm: “Quản lý chất lượng toàn diện”


Quản lý chất lượng toàn diện được hình thành tại Nhật Bản khi tiến sĩ Deming truyền bá chất lượng cho người
Nhật vào những năm 50. Hiện nay, khái niệm quản lý chất lượng toàn diện đã được phát triển rộng rãi ở Nhật
Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Ngoài các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo, quản lý chất lượng,
quản lý chất lượng toàn diện còn bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu chất lượng
trong thông tin, chất lượng trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, chất lượng trong đào tạo,
chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, cách cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng
bên ngoài.

Sự khác biệt về mặt chiến lược giữa các giai đoạn khác
nhau là:
· Kiểm tra chất lượng: Phân loại sản phẩm tốt và xấu.
· Kiểm soát chất lượng: tạo ra sản phẩm thỏa mãn khách hàng bằng các kiểm soát các quá trình 4M và 1I.
· 4M: Man (con người), Machine (máy móc), Material (nguyên vật liệu), Method (phương pháp)
· 1I Information (thông tin)
· Đảm bảo chất lượng: tiến từ sản phẩm thảo mãn khách hàng lên đến tạo ra niềm tin cho khách hàng.
· Quản lý chất lượng: Đạt được chất lượng và hợp lý hóa chi phí
· Quản lý chất lượng toàn diện: Lấy con người là trung tâm để tạo ra chất lượng.

You might also like