You are on page 1of 7

Thị trường thực phẩm Halal

THƯƠNG MẠI THỦY SẢN - Số 127 | Tháng 7/2010

“Khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới theo đạo Hồi và đây là cộng đồng tôn giáo có tốc
độ tăng dân sô nhanh nhất thế giới. Mỗi năm, các tín đồ đạo Hồi chi tới 580 tỷ
USD để mua thực phẩm dán nhãn Halal. Dự kiến đến năm 2025, thực phẩm
Halal sẽ chiếm tới 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới”.

• Story tool
• E-mail this story

• Print this story

Đó là nhận định chung của nhiều diễn giả tại Hội nghị Thị trường Thực phẩm Halal Thế
giới lần thứ 5 (IHMC) tổ chức tại Bandar Seri Bengawan, thủ đô Brunei ngày 5-6/6/2010
với chủ đề “Halal trong thập kỷ tới, đánh giá quá khứ, phân tích hiện tại và nắm bắt
tương lai.” Đây là hội nghị thường niên do Bộ Công nghiệp và Tài nguyên; Bộ Các vấn
đề Tôn giáo; Bộ Y Tế Brunei phối hợp tổ chức với sự tham gia của diễn giả từ nhiều
nước trên thế giới và hơn 300 đại biểu trong và ngoài nước. Hội nghị này được tổ chức
trong thời gian diễn ra Triển lãm Sản phẩm Halal Quốc tế của Brunei 2010 (IHPE 2010).

Quá khứ

Theo ông Ayman Hamed, Giám đốc kinh doanh của Công ty thực phẩm Al Islami
(Dubai), những công ty đi đầu khai phá thị trường kinh doanh tại các thị trường Hồi giáo.
Nestle Malaixia nói riêng đóng góp gần 1 tỷ USD, trong đó hơn 200 triệu USD là doanh
thu từ XK sản phẩm Halal sang hơn 50 thị trường. Thông tin do diễn giả Peter R.Vogt,
đại diện vùng của Nestle tại Malaixia, Singapo, Brunei cung cấp.

Còn Al Islami - tiền thân là một hợp tác xã nhỏ bé (năm 1971) chuyên bán gà đông lạnh ở
Dubai - nhờ việc xây dựng thương hiệu Halal, đến nay doanh thu của công ty đã đạt gần
140 triệu USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 2013.

Nói về lý do thành công của các công ty đó, ông Ayman Hamed nhận định “Bản thân họ
là các công ty đa quốc gia đã có sẵn thương hiệu, vốn, mạng lưới phân phối, tiêu thụ, quy
trình và tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng, nên họ dễ dàng thành công hơn”.

“Các nước đi đầu và hưởng lợi nhiều nhất từ tốc độ tăng trưởng của thị trường thực phẩm
Halal là những nước công nghiệp phương tây phi đạo Hồi như Ôxtrâylia, Mỹ, Canađa,
Anh, EU, Braxin, Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều nước châu Á như Malaixia, Thái Lan,
Singapo, Trung Quốc, Philippin… cũng đang vươn mình nắm bắt thời cơ thông qua việc
xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu, xúc tiến thương mại và bắt tay với các nước khác”,
ông Ayman Hamed cho biết.
Hiện tại

Trong các bài phát biểu của mình, diễn giả từ khu vực ASEAN đều nhấn mạnh mối quan
tâm ở tầm quốc gia đến thị trường Halal. Tiêu biểu như Brunei, với mục tiêu phát triển
ngành công nghiệp Halal, chính phủ nước này đã không tiếc tiền tổ chức hội chợ triển
lãm sản phẩm Hồi giáo để quảng bá các sản phẩm của mình, đồng thời xây dựng thương
hiệu Halal Brunei riêng với quy trình sản xuất, chế biến, đăng ký rất nghiêm ngặt. Hội
nghị Thị trường Thực phẩm Halal Thế giới này cũng là một phần của nỗ lực chung đó.
Theo nhiều nguồn tin, Brunei đã đầu tư hàng tỷ USD cho dự án phát triển thương hiệu
Halal Brunei.

Brunei là một quốc gia hồi giáo nên nhu cầu phát triển ngành công nghiệp Halal là điều
dễ hiểu. Song với xu thế phát triển của thị trường Hồi giáo cùng những cơ hội kinh doanh
ấn chứa trong đó, nhiều nước phi đạo Hồi ở Đông Nam Á đã bắt đầu có nhiều chiến lược
để thâm nhập, đẩy mạnh XK các sản phẩm Halal của mình.

Pitak Supanatakam, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm và Phát triển sản phẩm Halal
(HDPTC) thuộc Ủy ban Đạo hồi Trung ương Thái Lan (CICOT) cho biết “Thái Lan đã
xây dựng Tiêu chuẩn Halal của mình (THS 24000:2552) từ năm 2009 và dự kiến sẽ công
bố tiêu chuẩn này trong năm nay, nhằm đảm bảo các nhà máy được chứng nhận vừa đáp
ứng những yêu cầu về tôn giáo vừa đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã
hội, môi trường vì nó được xây dựng dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế như Codex, ISO
22000, ISO 22005:2007…”

Theo Pitak, hiện Thái Lan có khoảng 12.000 nhà máy, trong đó số được chứng nhận
Halal là 2000. Dự kiến, khi tiêu chuẩn THS 24000:2552 có hiệu lực, các nhà máy thuộc
nhóm “nguy cơ cao” sẽ phải hoàn tất việc áp dụng trong vòng 1 năm và nhóm “nguy cơ
thấp” phải đạt được tiêu chuẩn này trong vòng 2 năm… Tháng 4/2010, phòng kiểm
nghiệm sản phẩm Halal của HDPTC đã đi vào hoạt động để hỗ trợ triển khai tiêu chuẩn
này.”

Đi trước Thái Lan một bước về công nghệ, Singapo đang sử dụng phần mềm quản lý quy
trình chứng nhận Halal (e-halal system) trên web. Các công ty có thể gửi thông tin và
đăng ký chứng nhận Halal tại trang web của Majlis Ugama Islam Singapura (Muis):
http://www.muis.gov.sg/ehalalv2/login.aspx và chỉ trong vòng 2 tuần, kiểm định viên sẽ
có mặt tại công ty để đánh giá và đưa ra các khuyến nghị. Nếu không có vấn đề gì, chỉ
trong vòng 4 tuần là công ty nhận được thông báo (email hoặc sms) đến nhận chứng chỉ.
Ngoài thị trường chứng nhận nội địa, hệ thống chứng nhận Halal của Singapo đã bắt đầu
tiến ra thị trường thế giới, doanh nghiệp sản xuất tại nước ngoài hoàn toàn có thể được
chứng nhận sản phẩm của mình tại Singapo.

Không nhanh như Thái Lan, Singapo, nhưng Philippin cũng bắt đầu có những động thái
xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Halal. Diễn giả Datu Tahir Lidasan Jr.
(Philippin) cho biết “Ngày 18/2/2010, Tổng thống Phillippin đã ký ban hành luật thiết lập
Ủy ban Quốc gia về Cộng đồng Hồi giáo Phillippin (NCMF) với nhiệm vụ thúc đẩy
ngành công nghiệp Halal Philippin và chỉ định, quản lý đơn vị chứng nhận halal vì lợi ích
của người Hồi giáo Philippin. ”

Tương lai

Theo Ayman Hamed, các trung tâm tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới ở Trung
và Nam Á (175 tỷ USD)/năm chi cho thực phẩm Halal), châu Phi (115 tỷ USD), Trung
Đông (111 tỷ USD), Đông Nam Á (95 tỷ USD) đủ lớn để ngành thực phẩm đầu tư và có
lợi nhuận. Các trung tâm khác cũng khá tiềm năng là châu Âu (65 triệu USD), Nam Mỹ
(15 tỷ USD) với mức thu nhập cao và thói quen sử dụng thực phẩm tiện dụng. Nhu cầu
đối với sản phẩm Halal đang rất lớn nhưng chưa được đáp ứng bao nhiêu. Hiện nay, tại
Mỹ, người Hồi giáo phải chi tới 16 tỷ USD/năm cho sản phẩm Kosher (Do Thái) do thiếu
sản phẩm Halal.

Ayman khẳng định, có thể căn cứ vào mô hình phát triển của Kosher để thấy được tiềm
năng cho sản phẩm Halal, cụ thể cách đây 4 năm, thị trường Kosher mới trị giá khoảng
100 triệu USD với 86.000 sản phẩm phục vụ 5-6 triệu người Do Thái. Đến nay, sản phẩm
dán nhãn Kosher lên tới 125.000 sản phẩm, chiếm 50% số sản phẩm ở các siêu thị Mỹ.

Ngành chế biến thực phẩm đang đứng trước 6 xu thế chủ đạo: 1) Hữu cơ (thực phẩm
không biến đổi gien, bền vững, tự nhiên…); 2) Sức khỏe (không gây béo phì, tiểu đường,
dị ứng, an toàn, quản lý năng lượng,..); 3) Phù hợp lứa tuổi (cho người trẻ, người già, em
bé), 4) Vừa vặn, thuận tiện (đúng suất ăn, dễ sử dụng); 5) Ở một nơi, ăn món ăn của
nhiều nơi (món ăn, hương vị địa phương được toàn cầu hóa do xu hướng di cư, du lịch
ngày càng tăng); 6) Sản phẩm Halal (Hồi giáo) và Kosher.

Điều đáng nói là trong 6 xu hướng đó, sản phẩm Halal có thể bao hàm các xu hướng kia,
nhưng các xu hướng kia chưa chắc đã bao gồm Halal. Chính vì thế, nếu doanh nghiệp
chọn Halal và bổ sung vào đó những yếu tố khác, họ có thể đạt tốc độ tăng trưởng rất lớn.
Chẳng hạn, năm 2004 khi bệnh bò điên bùng phát, thực phẩm Kosher bán rất chạy bởi bò
để giết thịt của họ không được phép ăn bất kỳ loại thức ăn nào không phải thực vật.
Theo ông Mohamed Nazir, Chủ tịch EHDA “Không chỉ người đạo Hồi mới sử dụng thực
phẩm Halal mà số dân phi đạo Hồi chọn dùng loại thực phẩm này cũng ngày càng tăng.”
Mặc dù “đạo Hồi” khiến nhiều người liên tưởng đến những điều không tốt, ví dụ như vụ
khủng bố nhự ngày 11/9, vụ đánh bom ở London... làm liên lụy cả cách giết mổ trong
Halal bị dè bỉu là vô nhân tính và độc ác. Thật ra, khoa học đã chứng minh, việc cắt tiết
động vật để máu chảy hết rồi mới mổ theo cách làm của Halal là hợp vệ sinh, vì trong
máu chứa nhiều chất độc, mặt khác cách làm này cũng giúp sản phẩm ngon hơn, tươi lâu
hơn. Xu hướng sắp tới sẽ có rất nhiều siêu thị quay lại với thực phẩm Halal. Hiện nay đã
có những siêu thị lớn ở Anh thậm chí còn có khu trưng bày riêng dành cho sản phẩm
Halal.

“Những lời khuyên để thành công trên thị trường thực phẩm Halal - Hãy xây dựng
thương hiệu Halal của mình, làm chủ chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, hình thành một
“hợp tác xã” hay một ủy ban Halal thế giới. Hãy đánh bóng thương hiệu Halal bằng
những tiêu chuẩn hữu cơ, thương mại công bằng, quan tâm đến động vật và thân thiện
môi trường”, Ayman Hamed nhấn mạnh

Tóm tắt chung về xu hướng thị trường thực phẩm Halal, ông ta nhận định: “Những sản
phẩm hữu cơ, ngũ cốc nguyên chất, 100% calories, có bản sắc dân tộc, ăn liền, có omega
3 và antoxian, dễ mở và nhãn in rõ ràng sẽ là những sản phẩm của thời đại. Nhưng hơn
hết, với sản phẩm là thực phẩm, mùi vị vẫn là yếu tố quan trọng nhất.”

Thanh Phương

• THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU



Chứng chỉ HALAL, không chỉ là giấy thông hành vào
thị trường Hồi giáo
THƯƠNG MẠI THỦY SẢN - Số 127 | Tháng 7/2010

Hiện rất nhiều sản phẩm thủy sản được cấp chứng nhận Halal (tiếng Arập, nghĩa là
được phép, hợp luật ) để dễ dàng XK sang thị trường các nước Hồi giáo.

• Story tool
• E-mail this story

• Print this story

Theo Giám đốc điều hành Trần Xuân Giáp của Văn phòng Chứng nhận Halal (Halal
Certificati on Agency – HCA ), không phải mọi DN đều hiểu đúng và phát huy ưu thế
của việc được cấp chứng nhận này.

Tôn giáo, thương mại hay VSATTP ?

TMTS. Thủy sản không phải là thực phẩm kiêng kỵ của người Hồi giáo. Vậy, tại sao sản
phẩm thủy sản XK vào thị trường các nước Hồi giáo lại cần có chứng nhận Halal?

Ông Trần Xuân Giáp: Đối với người Hồi giáo, những sản phẩm mà họ mua để sử dụng
cho con người (như đồ uống, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm..) đều phải được gắn nhãn
Halal. Và họ luôn ưu tiên lựa chọn mua những sản phẩm có dấu Halal. Tất nhiên, nhà NK
có thể nói rằng, sản phẩm không cần chứng chỉ Halal, nhưng để tiêu thụ được nhiều hơn
thì nên có dấu Halal.
Thực phẩm và các sản phẩm được xác nhận Halal có ý nghĩa đặc biệt cho kinh doanh tại
thị trường các nước Hồi giáo hoặc các nước có nhiều người theo đạo Hồi. Nó là hình thức
chứng minh các nghĩa vụ xã hội và làm tăng sự tin tưởng của khách hàng. Chứng nhận
Halal là không bắt buộc để XK hàng hóa vào thị trường các nước Hồi giáo, nhưng nó là
lợi thế cạnh tranh so với các hàng hoá khác.

TMTS. Tôi thấy, quy trình thẩm định, kiểm tra và giám sát để cấp chứng nhận Halal
không đề cập nhiều đến yếu tố VSATTP. Phải chăng, chứng nhận này mang tính tôn giáo
nhiều hơn?

Ông Trần Xuân Giáp: Trước hết phải khẳng định rằng, Halal không phải là chứng nhận
về mặt chất lượng hay kỹ thuật. Mục tiêu của chứng nhận Halal nhằm đảm bảo sản phẩm
được sản xuất hay chế biến theo đúng yêu cầu của kinh Qur’an và luật Shari’ah của người
Hồi giáo.

Để được cấp chứng nhận Halal phải đáp ứng 2 yêu cầu chính. Thứ nhất, trong quá trình
sản xuất sản phẩm không sử dụng những thành phần mà trong luật Shari’ah cấm và kết
quả xét nghiệm trong sản phẩm không chứa những thành phần Haram (Haram trong tiếng
A rập nghĩa là bị cấm). Thứ hai, điều kiện để sản xuất ra sản phẩm đó phải tinh khiết và
đảm bảo vệ sinh. Điều đó cho thấy, chứng nhận Halal là chứng nhận về mặt tôn giáo để
cộng đồng người Hồi giáo có thể sử dụng được, chứ nó không phải là chứng nhận về mặt
chất lượng hay môi trường.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ xem xét các yếu tố như điều kiện sản xuất và hệ thống quản lý
khác. Nếu DN đang ứng dụng những hệ thống quản lý chất lượng như ISO 22000,
HACCP, GMP BRC,… việc cấp chứng nhận sẽ dễ dàng hơn vì nếu không DN cũng phải
thiết lập hệ thống đảm bảo Halal.
Quy trình chứng nhận Halal là quá trình độc lập, khách quan và thực hiện qua nhiều giai
đoạn đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế theo ISO/IEC Guide 65 và ISO/TS
220003. Trước hết muốn chứng nhận Halal cho DN thì bản thân tổ chức chứng nhận phải
tuân thủ các chuẩn mực và được thừa nhận trước, vì nếu không thì chứng chỉ Halal đó
không được thừa nhận. Điều này không phải DN nào cũng nắm được và vô hình chung
làm cho hoạt động chứng nhận Halal trở thành bất hợp pháp và không được thừa
nhận.Màu xanh, đỏ và chữ Ả rập

TMTS. Ngoài việc xin được cấp chứng nhận Halal, DN cần quan tâm đến vấn đề gì để
bán hàng tốt hơn?

Ông Trần Xuân Giáp: Rất nhiều DN bán hàng sang các nước Hồi giáo ít khi nghiên cứu
văn hóa của họ khi thiết kế bao bì sản phẩm. Họ chỉ nghĩ theo cái đẹp thông thường,
nhưng vấn đề có phù hợp với văn hóa Hồi giáo và có được người tiêu dùng cuối cùng
chấp nhận hay không thì lại là việc khác. Ví dụ người Hồi giáo rất thích màu xanh lá cây
và màu đỏ. Khi họ mua hàng, điều quan tâm đầu tiên của họ là việc trên bao bì có chữ Ả
rập hay không. Những sản phẩm có chữ Ả rập thường tạo ra sự thân thiện với người tiêu
dùng Hồi giáo.

Ngoài ra, người Hồi giáo không thích có cả hình con vật nguyên vẹn trên bao bì, nó phải
thiếu một bộ phận nào đó như mắt, mũi, vây, đuôi chẳng hạn. Con vật thiếu một bộ phận
nghĩa là nó không còn linh hồn nữa.

TMTS. Nghĩa là, đối với mọi nước Hồi giáo chỉ cần thiết kế một loại bao bì?

Ông Trần Xuân Giáp: Đúng vậy. Người Hồi giáo dù ở nước nào cũng đều nói được
tiếng Ả rập và đây là cách ngắn nhất để tiếp cận người tiêu dùng Hồi giáo.

Hơn nữa, người Do thái cũng mua sản phẩm có dấu Halal, vì những sản phẩm này phù
hợp với những nguyên tắc giết mổ, thực hành sản xuất,... về mặt tôn giáo đối với họ.

TMTS. Ngoài ra, những khác biệt văn hóa nào cần quan tâm khi giao tiếp với người Hồi
giáo?

Ông Trần Xuân Giáp: Người Hồi giáo rất sợ khi nghe anh nói: “Tôi không theo đạo”.
Họ cho rằng, không theo tôn giáo nào cả nghĩa là không có đức tin và người như vậy
không đáng tin cậy.

Khi giao tiếp người hồi giáo không bắt tay phụ nữ và đưa cho họ vật gì đó thì không nên
đưa bằng tay trái mà nên đưa bằng tay phải, vì họ quan niệm rằng, tay phải là tay sạch sẽ
còn tay trái là để rửa những thứ gì bẩn thỉu.

Người Hồi giáo ít khi làm việc vào ngày thứ Sáu, do vậy nên hạn chế giao tiếp công việc
với họ, nhất là sau 12 giờ trưa, vì đó là giờ hành lễ của họ.
Nên hạn chế liên lạc hay tiếp xúc với họ vào các tháng Ramadan, tức là các tháng nhịn ăn
của người Hồi giáo. Họ nhịn ăn, nhịn uống từ 5 giờ sáng đến 6 giờ chiều và thời gian đó
họ thực hiện các nghi lễ tại thánh đường. Nếu làm việc nhiều khi đó sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe của họ.

Người Hồi giáo không ăn thịt lợn, thịt chó, rắn, rết, những động vật hoang dã, có móng
vuốt, hoặc các loại động vật không được giết mổ theo nghi lễ Hồi giáo, các loại đồ uống
có cồn. Họ ưa thích thủy sản, gà, cừu, dê, đặc biệt là thịt cừu vì phù hợp với khẩu vị của
những người xứ nóng.

TMTS. Họ thích nhất điều gì trong kinh doanh?

Ông Trần Xuân Giáp: Sự chân thật, trung thực. Họ rất ghét sự giả dối, nói một đằng
làm một nẻo – như chúng ta thường gọi là lật kèo.Đừng lạm dụng dấu Halal
TMTS. Ở Việt Nam, ngoài HCA còn tổ chức nào được phép cấp chứng nhận Halal?

Ông Trần Xuân Giáp: HCA tại Hà Nội là tổ chức duy nhất ở Việt Nam được sự cho
phép hoạt động của Ban Tôn giáo Chính phủ và được thừa nhận bởi Liên minh các Tổ
chức Chứng nhận Halal Quốc tế (International Halal Intergrity Alliance – IHI Alliance)
có trụ sở tại Malaysia. Điều có nghĩa là chứng nhận của chứng tôi được công nhận tại các
quốc gia Hồi giáo.

Hiện có khoảng 300 tổ chức cấp chứng nhận Halal trên thế giới nhưng chỉ có 107 tổ chức
được quốc tế thừa nhận, trong đó có chúng tôi là tổ chức duy nhất tại Việt Nam.

TMTS. Hiện tại Việt Nam đã có bao nhiêu DN được cấp chứng nhận Halal?

Ông Trần Xuân Giáp: Theo thống kế không chính thức thì tại Việt Nam hiện có khoảng
100 DN được cấp chứng nhận Halal, trong đó phần lớn là các DN chế biến thủy sản. Hiệu
lực của chứng chỉ Halal chỉ trong vòng 1 năm. Lý do chứng nhận Halal chỉ có hiệu lực
trong vòng 1 năm và phải được giám sát định kỳ 6 tháng một lần là để đảm bảo: thứ nhất,
điều kiện sản xuất được tuân thủ về mặt VSATTP; thứ hai, không sử dụng dấu Halal cho
sản phẩm khác.

Hiện có rất nhiều công ty sử dụng dấu Halal cho các sản phẩm mà không được chứng
nhận, (thậm chí cho cả sản phẩm có thành phần thịt lợn!) hoặc không đánh giá thực tế mà
vẫn sử dụng chứng chỉ. Đương nhiên, đó là các DN không phải do chúng tôi cấp chứng
nhận vì chúng tôi hoạt động theo chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi đã cảnh báo các cơ quan
chức năng liên quan về việc này và chúng tôi có cả bao bì sản phẩm của các DN để
chứng minh họ gian lận.

TMTS. Nghĩa là ngoài việc cấp chứng nhận, các anh còn chống lạm dụng chứng nhận
Halal?

Ông Trần Xuân Giáp: Trước hết, chúng tôi phải giám sát tất cả các khách hàng đã được
cấp chứng nhận Halal. Ngoài ra, chúng tôi có mạng lưới cộng đồng Hồi giáo tại các tỉnh
và họ cung cấp thông tin cho chúng tôi. Nếu một DN nào đó gian lận thương mại thì
trong vòng 1 tuần cả thế giới Hồi giáo đều biết, vì thông tin trong cộng đồng Hồi giáo có
sức lan tỏa rất nhanh. Khi sinh hoạt cộng đồng họ sẽ thông tin cho nhau về những gì mà
họ cho là vi phạm các điều cấm trong kinh Qur’an. Vì thế, chúng tôi lưu ý DN không nên
lạm dụng chứng nhận Halal vì sản phẩm của anh rất dễ bị cộng đồng Hồi giáo tẩy chay.

TMTS. Xin cảm ơn ông.

You might also like