You are on page 1of 21

NHẬP MÔN PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG

PHONG THỦY ĐẠI CƯƠNG


Có nhiều định nghĩa, giải thích khác nhau về phong thủy. Theo chúng tôi, phong
thủy là tác động của môi trường đến phần tâm linh của con người. Khi tác động đó là
phù hợp sẽ giúp cho con người phát triển thuận lợi tốt đẹp. Nếu tác động đó không phù
hợp sẽ góp phần gây nên một số ảnh hưởng xấu. Như vậy, để nghiên cứu về phong
thủy, trước hết nên có hiểu biết một phần về tâm linh.
1. Học thuyết tam tài, tự nhiên và tâm linh

Học thuyết tam tài trình bày quan hệ giữa ba bản thể : THIÊN- ĐỊA – NHÂN.
Nguyên lý là thiên địa nhân hợp nhất, nhân sinh tiểu vũ trụ.
Mỗi bản thể là một hệ thống nhất và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tuy vậy vì nhận
thức của loài người còn bị hạn chế nên tạm chia mỗi bản thể thành hai phần: tự nhiên
và tâm linh. Tự nhiên là đối tượng của các môn khoa học. Tâm linh là đối tượng của tôn
giáo và một số môn huyền bí, siêu hình. Cả khoa học và tâm linh đều nhằm tìm hiểu
nhận thức, cải tạo thế giới và con người. Khoa học dùng các phương pháp phân tích,
chứng minh ( khoa học thực chứng). Tâm linh dựa trên sự cảm nhận và lòng tin.
Nhà khoa học thiên văn lỗi lạc Trinh Xuân Thuận ( Việt kiều ở Pháp) có phát biểu: “
Để phát triển khoa học không cần đến tâm linh cũng như tâm linh không cần đến khoa
học. Nhưng một con người để phát triển toàn diện cần hiểu biết cả tâm linh và khoa
học”.
2. Sự tác động của môi trường đến con người
Sự tác động này được chia làm 2 dạng: tự nhiên và tâm linh
Tác động tự nhiên là tác động của khí hậu, thời tiết, tiếng động, các hóa chất, các
sinh vật, của từ trường, điện trường, các tia α , gama, các tia vũ trụ…
Các yếu tố tự nhiên này tác độnhg vào sinh lý và tâm lý của con người. Đó là đối
tượng của khoa học.
Tác động tâm linh: là tác động của năng lượng siêu hình trong trời đất đến phần
tâm linh của con người, và gây ra những ảnh hưởng đến đời sống phát triển . Tác động
này đến từ 2 nguồn dương trạch ( hoặc dương cơ- là nơi ở và hoạt động) và âm trạch
( mồ mả tổ phụ) thông qua ba hình thái là hình thể, lý số, và trạch vận.
Động lực của sự tác động là các dạng năng lượng nào đó, có người gọi là năng
lượng vũ trụ, có người gọi là năng lượng tâm linh, năng lượng sinh học… tạm gọi là
năng lượng siêu hình. Người xưa gọi là “ khí”, ngày nay có người lại xem đó là các
sóng. Có lẽ các năng lượng này vùa là khí vừa là sóng cũng như bản chất của ánh sáng
là sóng và hạt.
3. Tâm linh của con người
Nhân sinh tiểu vũ trụ. Con người là vũ trụ thu nhỏ. Tạm chỉ xem xét quả đất. Quả
đất gồm một phần đặc và nhiều phần rỗng bao quanh. Khi quả đất chuyển động trong

1
vũ trụ, nó kéo theo tất cả các phần rỗng đó. Giữa phần đặc và phần rỗng có mối quan
hệ qua lại, ảnh hưởng mật thiết.

2
3
Con người cũng được cấu tạo gồm thân thể là phần đặc và phần rỗng. cho đến nay
người ta đã biết được 7 tầng của phần rỗng đó, đó là các tầng hào quang hoặc các tầng
vía ( ba hồn bảy vía! ). Các tầng này bao bọc xung quanh thân thể và thâm nhập vào cơ
thể. Tạm xem các phần này thuộc về tâm linh của con người. trong các tầng đều có
chứa năng lượng và thông tin. Có người cho rằng lượng thông tin được chứa trong tầng
hào quang có thể là rất lớn, gấp hằng vạn lần so với thông tin chứa trong bộ não.
Về các tầng hào quang, có thể tìm đọc trong các tài liệu sau: “ Bàn tay ánh sáng”
của Barbara Ann Brennan ( người Mỹ) do Lê Trọng Bổng dịch, nhà xuất bản Văn hóa
thông tin xuất bản. Từ nguồn tài liệu do GS. Nguyễn Hoàng Phương đã thuật lại trong
sách “ Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai”. Nhà xuất
bản Giáo dục, 1995 hay như GS. Nguyễn ĐÌnh Phư thuật lại trong “ Năng lượng sinh
học”.
Riêng sự hoạt động của thân thể con người ( phần đặc ) lại có 2 hệ thống: ý thức
và vô thức. mà chính phần vô thức quyết định phần lớn sự sống của con người. ( vô
thức: các hoạt động của bộ máy tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh không bị ý thức chỉ đạo,
chi phối).
Liên hệ giữa các tầng hào quang và thân thể thông qua hệ thống 7 luân xa. Mỗi
hoạt động hoặc biến đổi của một bộ phận nào đó của cơ thể ( bị thương, bệnh tất…)
đều được phản ánh vào các tầng hào quang. Ngược lại các hoạt động và biến đổi các
vùng của tầng hào quang đều gây ảnh hưởng cho các hoạt động vô thức và ý thức.
Tác động của phong thủy chính là tác động của năng lượng siêu hình ( khí/ sóng)
lên các tầng hào quang của con người và từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động vô thức và
ý thức.
4. Các trường phái phong thủy
Lĩnh vực phong thủy vô cùng rộng lớn bao gồm rất nhiều vấn đề và có nhiều
trường phái khác nhau. Không biết đã có ai nắm được hết toàn bộ các kiến thức về
phong thủy hay chưa, nhưng riêng tôi càng tìm hiểu, càng như chim chích vào rừng.
Tuy vậy, với sự hiểu biết có hạn tôi tạm xếp thành ba trường phái chính là : phong thủy
hình thể, phong thủy lý số và phong thủy trạch vận. Trong mỗi trường phái lại có nhiều
nhánh, nhiều quan điểm khác nhau. Các sách về phương thủy thường chỉ tập trung vào
một vài nhánh. Tuy có nhiều trường phái, nhiều nhánh nhưng có một điều chung là đều
xem xét tác động của khí sóng. Ngoài ra còn có trường phái dịch học trong phong thủy,
dựa vào các kết quả của kinh dịch để xem xét.
5. Tác dụng của phong thủy.
Có một số người quá đề cao phong thủy, cho rằng nó có tác dụng to lớn, có tính
quyết định với vận mệnh và hoạt động của mình. Họ nêu ra những dẫn chứng cho rằng
nhờ phong thủy mà nhiều người phát tài, thăng quan tiến chức, khỏi bệnh tật… và vi
phạm sai lầm trong phong thủy và gặp tai nạn, sạt nghiệp, chết người. Có người cho
rằng phong thủy có một tác động nào đấy nhưng chỉ do phần dương trạch mà bác bỏ
phần âm trạch, cho rằng âm trạch là mê tín, dị đoan. Những người theo thuyết duy vật
triệt để lại hoàn toàn phủ nhận.

4
Theo tôi, phong thủy( kể cả dương trạch và âm trạch) đều có một tác dụng nào đấy
nhưng không đóng vai trò quyết định mà là bổ trợ. Để quyết định sự thành bại của một
con người còn có số mệnh, vận hạn, đạo đức, năng lực, ý chí… Phong thủy là một tác
nhân góp vào để làm cho sự việc được tốt lên hay xấu đi.
Số mệnh, vận hạn cũng thuộc về lĩnh vực tâm linh. Đó là đối tượng của các môn dự
đoán ( tử vi, tứ trụ, hà lạc, đôn giáp…)
Đạo đức, năng lực, ý chí thuộc về các hoạt động ý thức, có sự tham gia nào đó của
vo thứuc, nó cso ảnh hưởng trở lại tâm linh ( tướng bất cập số, số bất cập đức, tường
tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt, tiên tích đức hậu tầm long, xưa nay nhân định thắng
thiên cũng nhiều..)
Như vậy, đối với phong thủy không nên phản bác và cũng không nên quá đề cao.

PHONG THỦY HÌNH THỂ


Tạm gọi là “ thể trạch” là từ chỉ chung dương trạch và âm trạch, là nơi trực tiếp
nhận các sự tác động của phong thủy và từ đó sẽ có tác động đến con người.
Âm trạch là nơi chôn mồ mả của tổ tiên, có khi còn được gọi là huyệt mộ.
Dương trạch là nơi sinh sống, hoạt động. Bé là một ngôi nhà, một cửa hàng, lớn là
một khu vực sản xuất, kinh doanh dân cư, lớn nữa là cả thành phố hoặc vùng lãnh thổ.
Phong thủy hình thể xem xét vị trí của thế trạch trên bề mặt quả đất, ảnh hưởng
của các đối tượng khác nhau đến thế trạch. Do vị trí tương quan với đất, thế núi, thế
nước mà thế trạch nhận được năng lượng vũ trụ nhiều hay ít. Do tương quan với các
đối tượng trên mà thế trạch tiếp nhận sóng/ khí từ chúng. Trong phong thủy hình thể có
những vấn đề như long mạch, sơn pháp, thủy pháp, hình pháp, địa lý…
1. Long mạch huyệt
Năng lượng vũ trụ truyền xuống quả đất. Do vỏ quả đất có cấu tạo khác nhau mà
có nơi nhận được những nguồn mạnh, tập trung là các núi cao gọi là tổ sơn, các nơi
nhận được nhiều trở thành vùng địa linh, có nơi nhận được, hoặc không nhận được.
Tùy theo vị thế mà Tổ sơn còn được phân thành: thái tổ sơn, thiếu tổ sơn, phụ mẫu
sơn. Từ các tổ sơn, nguồn năng lượng ( khí) được truyền dẫn theo thế núi, xuống đồng
bằngm hình dáng uốn lượn như con rồng nên được gọi là LONG. Có tài liệu phân biệt
MẠCH và LONG. Chúng tôi chưa tìm thấy định nghĩa thật rõ ràng, chỉ căn cứ vào cách
trình bày mà đoán như sau: MẠCH là nguồn năng lượng từ các tổ sơn phát đi hoặc là
trường, thế của nó. LONG là các dòng năng lượng từ núi trở đi( tiêu tầm mạch, hậu tầm
long) Có tài liệu ghép LONG MẠCH thành một từ chung chỉ khái niệm chung là dòng khí
hoặc hình thế của các triền núi. LONG MẠCH thường đi kèm, song hành với các dòng
nước.
Theo hướng của mạch chia ra thành long dương, long âm. Theo thế chia ra thành
hồi long, xuất dương long, giáng long, sinh long, phi long, trâm long, ẩn long, đằng long,
quần long. Long không phải là duy nhất mà có thể phân nhánh, vì vậy mà còn chia ra
cán long, chi long. Cán long là dòng lớn, lại chia ra đại cán, tiểu cán. Chi long là dòng
bé, lại chia ra thành đại chi, tiểu chi.

5
Huyệt là những nơi tụ khí, là trung tâm sinh khí. Huyệt thường có các hình oa,
kiểm, nhũ đột, thường xuất hiện ở những vùng đất có dạng thắt cổ bồng, khung gọng
vó, thè lè lưỡi trai… đất có huyệt là đất tốt cho thế trạch.
Tầm long, điểm huyệt ( án huyệt) là việc làm của các thầy địa lý cao tay, có khả
năng và cảm nhận đặc biệt. người ta tránh đào bới lung tung, đặc biệt là trước các ngôi
mộ vì sợ làm đứt long mạch.
Yếm long mạch là cách dùng một số thủ đoạn ( đào rãnh cắt ngang long mạch,
chôn vật cản trên long mạch) làm cắt đứt dòng năng lượng dẫn vào nơi địa linh.
Hàn long mạch là việc làm khôi phục lại long mạch bị đứt.
2. Sơn pháp
Sơn pháp là phép xem xét thế đất, thế núi, ảnh hưởng đến thế trạch. Gọi 4 phía
như nhau: trước mặt là chu tước ( phượng đỏ) sau lưng là huyền vũ ( rùa đen) bên trái
là thanh long ( rồng xanh) bên phải là bạch hổ ( hổ trắng).
Sơn là từ chỉ chung, có thể là núi đồi hoặc ở đồng bằng là vùng đất cao hơn. Để chỉ
núi người ta còn dùng chữ Loan ( Loan thế, loan đầu…)
Một kiểu đất tốt cần có thế phù hợp, tiền án, hậu chẩm, có thanh long bạch hổ
nghiêm chỉnh. Phía chu tước nên có khoảng rộng, bằng phẳng, có thêm hồ nước thì
tốt, đó là minh đường thủy tụ. sơn phía trước, gần mà thấp là án sơn, xa mà cao là triều
sơn. Hình dán của sơn được phân theo ngũ hành : kim mộc thủy hỏa thổ. Kim là dạng
có đỉnh tròn, thủy là nhấp nhô lượn sóng, hỏa đỉnh nhọn vươn cao, mộc cao và thuôn,
thổ đỉnh bằng phẳng. triều sơn án sơn thuộc dạng hỏa là không tốt.
Sơn pháp tầm long là dựa vào thế núi của sơn để tìm long mạch và huyệt.
Sa là các núi nhỏ ở xung quanh. Thích thiện sa là núi núi có nhiều đá nhọn lởm
chởm như gai là xấu.
Người ta đã tổng kết, trình bày các thế núi, thế long tạo, đất phát. Long trùng điệp,
sinh thế bát là đất phát trạng nguyên. Thanh long bạch hổ tương đương mạnh mẽ là đất
phát cự phú… thế hữu long vô hổ là một trong các thế đất dữ ( tham khảo 37) sơn pháp
thường được kết hợp cùng thủy phát.
3. Thủy pháp
Thủy pháp là cách xem xét về nguồn nước, dòng nước. Trước hết cần xác định khu
vực đất liên quan, ảnh hưởng đến thế trạch trong đó cso nguồn nước. Đặt thế trạch ở
trung tâm, chia mặt đất ( trên thực địa hay trân bản đồ) thành 24 hướng ( nhị thập tứ
sơn- sẽ trinh bày kĩ hơn ở phần sau) Đặt tên các hướng như sau:
Chính bắc có ba hướng là Nhâm, Tý , Quý
Đông bắc có Sửu, cấn, dần
Chính đông : giáp, mão, ất
Đông nam: thìn, tốn, tỵ
Chính nam: bính ngọ đinh
Tây nam: mùi khôn thân
Chính tây: canh dậu tân
Tây bắc : tuất, càn, hợi

6
Xem dòng nước chảy qua khu vực bắt đầu tư phương nào ( thủy phát) và chảy ra theo
phương nào( thủy tiêu). Tùy theo tương quan giữa phương hướng của thế trạch và của
dòng ngước người ta tổng kết ra các thủy thế. Trên hình vẽ nhà có hướng Ất, dòng
ngước chảy vào ở Bính, thoát ra ở Tý.
Để đánh giá, người ta dùng vòng “ tràng sinh” gồm 12 cung thứ tự: tráng sinh, mộc
dục, quan đới, lâm quan, đế vương, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai, dưỡng. (tham khảo
trang 49/48)

7
Ghép vòng tràng sinh với nhị thập tứ sơn. Vị trí của tràng sinh được quyết định bởi
bản mệnh của chủ nhà. Dựa vào thủy phát và thủy tiêu ( đều gọi là thủy đầu) ở cung
nào của vòng tràng sinh mà đoán nhận tốt xấu.
Xét dòng nước còn cần xem trạng thái nước chảy và hình thế uốn lượn của nó.
Trạng thái tốt là nước chảy hòa hoãn, không nhanh, không quá mạnh nhưng cũng
không tù đọng. thình thé tốt là hình thé uốn lượn bao quanh thế trạch, không chĩa thẳng
vào phía trước… ( tham khảo trang 9)
Thủy pháp thường được kết hợp với sơn pháp thành SƠN THỦY PHÁP liên quan
mật thiết đến với LONG MẠCH, HUYỆT.
Địa lý tả ao chủ yếu nghiên cứu long mạch, huyệt dựa vào sơn thủy pháp để tìm
huyệt mộ kết và phát. ( tham khảo trang 25)
4. Hình pháp
Hình pháp là cách xem xét tác động của các vật thể khác nhau đến khi khí của ngôi
nhà và cũng như tác động cảu hình dáng, vị trí của các bộ phận trong ngôi nhà. Các vật
thể như con đường, cầu vượt, các công trình kiến trúc lân cận, các đồ vật dùng hoặc
trang trí trong nhà… Các bộ phận trong nhà như cầu thang, nhà bếp, khu vệ sinh, cửa
đi, cửa sổ…
Các vật thể, do cấu tạo, hình dáng, sự hoạt động mà phát ra các sóng khí ảnh
hưởng đến trường năng lượng của con người.
Nên tránh làm nhà rất gần ( đặc biệt là trước mặt) đình chùa , đền, miếu và trong
một số tình huốn như bị con đường hướng thẳng mặt vào mặt trước của nhà ( chỗ ngã
ba) bị kẹp giữa hai con đường lớn, gần trước nhà có cột trụ hoặc cây to, có vật thể nhọn
chĩa thẳng vào nhà ( đòn đông, nóc nhà phía đối diện) tránh làm nhà mà lại thấp hơn
mặt đường.
Vật dụng, đồ trang trí nên tránh dùng các loại có hình dáng kỳ quái, có nhiều đỉnh
nhọn. sóng phát ra từ các đồ vật ấy thường không thích hợp.
Mặt bằng của các ngôi nhà nên cân xứng, tránh làm nhà hình tam giác, nhà bị
khuyết một góc, nhà có hình dạng khúc khủy.
Cửa chính vào căn hộ không nên đối diện trực tiếp với hành lang, với lối đi xuống
của cầu thang, cửa thang máy. Đi vào nhà qua cửa chính không nên thấy bếp, phòng vệ
sinh, cửa sổ, gương.
Huyền quan nằm giữa cửa chính và phòng khách. Khu vực huyền quan thường
được thông thoáng, sáng sủa, không nên cao hơn phòng khách.
Phòng ngủ không nên quá lớn hơn hoặc quá nhỏ, không nên đối diện với phòng vệ
sinh hoặc nhà bếp, không bị xà ngang đè bên trên đầu giường, phòng ngủ không nên
gần với huyền quan.
Gian bếp nên có hình dạng vuông văn, không nên gần sát phòng ngủ chủ nhà. Kỵ
cửa bếp đối diện với cửa chính, cửa phòng ngủ, cửa phòng vệ sinh. Kỵ gian bếp và gian
vệ sinh chung cửa.
Phòng vệ sinh không nên đặt giữa nhà, khong trông thẳng ra cửa lớn, cửa phòng
ngủ chủ nhà, cửa gian bếp.

8
Cửa sổ nên có kích thước vừa phải, không làm hai cửa sổ trực diện nhau, không
làm cửa sổ thụt vào bên trong tường, không hướng cửa sổ vào mồ mả gần bên ngoài,
vào cột đèn, ngã tư đường phố.
Hình pháp được nhiều nhà phong thủy quan tâm trong bài trí nội thất, trong biệc
trang trí như dùng dòng nước phun, bể cá, chậu cảnh, gương, chuông gió, đèn …
Khi không thể tránh được một số điều kiêng kỵ, nên tránh thì tìm cách hóa giải
bằng một số biện pháp như trồng cây, làm vật chắn, dùng các vật trang trí đặt vào
những chỗ thích hợp nhất ( rất đa dạng, thường được trình bày trong các sách về trang
trí nội thất theo phong thủy.
5. Khí đất và tia đất
Khí đất thể hiện nguồn năng lượng vũ trụ được tích tụ. một số người còn nói họ có
khả năng nhình tháy hoặc cằm nhận được. đất có năng lượng tốt có khí màu sáng đẹp,
đất xấu có khí màu tối sẫm.
Nên tránh làm nhà ở trên những đất khô cằn, đất có nhiều phế thải, rác rưởi, tránh
cắm cọc làm nhà trên vùng đất bùn, tránh xây dựng nhà trên nền cũ của đình chùa.
Tia đất là tia phát ra từ nguồn nào đó trong lòng đất. nguồn đó có thể là những khối
lớn kim loại, chất lỏng, hóa chất hoặc hài cốt. Tia đất theo phương thẳng đứng, trong
một phạm vi khá đẹp có khả năng xuyên qua các tầng nhà. Nếu tia đất không hợp, có
tác dụng xấu gọi là ác xạ.
Để phát hiện tia đất, khí đất thì cần có khả năng ngoại cảm đặc biệt hoặc được
luyện tập chuyên môn “ cảm xạ học”. Ở Hà Nội có công ty chuyên phát hiện tia đất của
TS. Vũ Văn Bằng.
6. Đại cương về cảm xạ học
Đó là môn học được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có phong thủy.
môn cảm xạ dựa trên nguyên lý là mọi vật thể đều phát sóng ( xạ). Trường hào quang
của con người có thể tiếp nhận những sóng đó ( cảm) và biến nó thành một số chỉ thị
theo quy ước để có thể tiếp nhận bằng thị giác thông qua các dụng cụ như con lắc, đũa
thần, các bảng kí hiệu… Ở Việt Nam đang có một số lớp dạy cảm xạ được sự bảo trợ
của “ trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người”.

PHONG THỦY LÝ SỐ
Phong thủy lý số chủ yếu xem xét ảnh hưởng của các phương hướng, phụ thuộc
và vận mệnh, tuổi tác của từng con người. Nó dưa vào các cơ sở chính như âm dương,
ngũ hành, bát quái. Ngoài ra còn xét thêm ảnh hưởng của nhị thập bát tú và một số ngôi
sao.
1. Âm dương ngũ hành
Âm dương là hai đặc tính cơ bản của vạn vật. Trong đó trong âm có dương, trong
dương có âm. Dương phát triển thì âm thụt lùi và ngược lại. Dương phát triển đến cùng
cực thì âm sinh và ngược lại.
Để vạn vật phát triển điều hòa thì âm dương phải ở thể quân bình động. Ngũ hành
là 5 tính chất kim thủy mộc hỏa thổ. Các tính chất này có quan hệ sinh khắc :
Sinh: kim-> thủy-> mộc -> hỏa-> thổ-> kim

9
Khắc : kim-> mộc->thổ-> thủy-> hỏa-> kim

Mỗi hành có thể là âm hoặc dương : kim âm, kim dương..


Mỗi hành chia làm 6 loại:
 Kim: hải trung, bạch lạp, kim bạc, sa trung, kiếm phong, thoa xuyến
 Thủy: giang hạ, trường lưu, đại khê, thiên hà, tuyền trung, đại hải
 Mộc: tang đồ, lâm đại, tùng bá, dương liễu, thạch lựu , bình địa
 Hỏa: tích lịch, phúc lăng, lô trung, thiên thượng, sơn hạ, sơn đầu
 Thổ: bích thượng, sa trung, thành đầu, lộ bàng, đại trạch, ốc thượng
Khi nói thành A khắc hành B thì không phải tất cả các hành A đều khắc B như nhau
mà có một hành nào đó khắc chính. Thí dụ: Kim khắc Mộc nhưng Hải trung kim kahwsc
chủ yếu là bình địa mộc, thoa xuyến kim khắc chủ yếu là lâm đại Mộc. đại hải thủy khắc
thiên thượng hỏa, đại khê thủy khắc sơn hạ hỏa, thiên thượng hỏa khắc sa trung kim, lô
trung hỏa khắc kiếm phong kim…
2. Can chi
Có 10 can xếp theo thứ tự: 1-Giáp; 2- Ất; 3-Bính; 4-Đinh; 5-Mậu; 6-Kỷ; 7-Canh; 8-
Tân; 9-Nhâm; 10Quý. Các can số lẻ là dương, can chẵn là âm. Giáp ất – hành mộc
(giáp mộc dương, ất mộc âm) bính đinh – hành hỏa; mậu kỉ - hành thổ; canh tân – hành
kim; nhâm quý – hành thủy.

10
Có 12 chi: tí-1; sửu-2; dần-3; mão-4; thìn-5 ;tị-6; ngọ-7; mùi -8; thân-9; dậu-10; tuất-
11; hợi-12. Các chi số lẻ là dương, số chẵn là âm. Dần mão thuộc hành mộc, tỵ ngọ-
hỏa; thân dậu- kim; hợi tý – thủy; thìn tuất sửu mùi- thổ.
Ghép mỗi can với chi theo thứ tự được 60 năm can chi, bắt đầu là giáp tý, ất sửu,
bính dần… đến cuối cùng là nhâm tuất, quý hợi.
Dùng 60 cặp can chi để kí hiệu thời gian: năm tháng ngày giờ. Thí dụ: năm canh
dần; tháng kỷ mão; ngày định dậu; giờ tân sửu. bốn cặp can chi của năm tháng, ngày
giờ sinh của một người được gọi là tứ trụ. Đưojc dùng nhiều trong dự đoán theo tử bình
và hà lạc.
Mỗi cặp can chi, ngoài hành của can, hành của chi còn có một hành chung thương
được cho trong các lịch hoặc sách. Thí dụ là cặp Canh dần ( canh: kim- dần: mộc) có
hành chung là tùng bá mộc. Cặp Kỉ Mão ( kỷ: thổ; mão : mộc) có ngũ hành là thích lịch
hỏa…
Có thể xác định hành ( kim, thủy, mộc, hỏa, thổ) của cặp can chi trên bàn tay.
Chúng tôi có đặt ra ra một bài khẩu quyết, có thể tìm hành chung cho đủ các cặp
can chi như sau:
Giáp ất Bính đinh Mậu kỉ Canh tân Nhâm quý
HẢI GIANG TÍCH BÍCH TANG
Tí sửu
* trung kim *hạ thủy *lịch hỏa *thượng hỏa *đồ mộc
PHÚC TRUNG LÂM LẠP TRƯỜNG
Thìn tị
*đăng hỏa Sa * thổ * đại mộc Bạch*kim *lưu thủy
KHÊ LÔ THÀNH TÙNG BẠC
Dần mão
Đại* thủy * trung hỏa * đầu hỏa *bá mộc Kim*bạc
SA HÀ THIÊN LỘ DƯƠNG
Ngọ mùi
*trung kim Thiên* thủy *thượng hỏa * bàng thổ *liễu mộc
TUYỀN HẠ TRẠCH THẠCH KIẾM
Thân dậu
*trung thủy Sơn * hỏa Đại* thổ *lựu mộc *phong kim
SƠN ỐC BÌNH XUYẾN ĐƯỜNG
Tuẩt hợi
* đầu hỏa * thượng thổ *địa mộc Thoa*kim Đại hải thủy
Dấu * thay cho những chữ ở trong ô: đại * thủy = đại KHÊ thủy

Mỗi chữ trong bài ứng với một hành, thí dụ giáp tý, ất sử ứng với chữ HẢI là hải
trung kim, bính dần đinh mão ứng với LÔ là lô trung hỏa. Học thuộc bài khẩu quyết dễ
dàng tìm được ngũ hành trên bàn tay. Thực ra là trong phong thủy ít dùng đến ngũ hành
của cặp can chi. Những giới thiệu trên đây chỉ là nhân dịp mà đề cập đến, nhằm cung
cấp thêm cho bạn đọc một vài khái niệm…
 Tìm ngũ hành của một cặp can chi trên bàn tay:
1. Lấy 5 vị trí được đánh dấu trên bàn tay
Quy định chiều thuận kim đồng hồ
2. án ngũ hành theo thứ tự kim thủy hỏa thổ mộc vào 5 vị trí
3. án các chi theo từng cặp ở 3 vị trí ứng với kim thủy hỏa lần lượt : tý sửu; dần
mão; thìn tỵ; ngọ mùi; thân dậu; tuất hợi.

11
4. cách tính: với mỗi cặp can chi khởi đếm từ vị trí có chi đếm theo can theo từng
cặp: giáp ất, bính đinh, mậu kỷ canh tân, nhâm quý. Bắt đầu từ giáp ất, dừng lại ở can
của tuổi đó là tìm được ngũ hành. Thí dụ: tân mão: khởi từ vị trí mão, đếm dần theo
thuận kim đồng hồ, bắt đầu bằng giáp ất, đến canh ứng với hành mộc .
Dần mão
Thìn tỵ
Thân dậu
Tuất hợi
THỦY
HỎA

KIM MỘC THỔ


Tý sửu
Ngọ mùi

3. Bát quái
Bát quái là 8 biểu tượng. Trong phong thủy dùng bát quái chủ yếu là để chỉ phương
hướng không gian. Lập bát quái theo nguyên tắc sau: thái cự sinh lưỡng nghi, lưỡng
nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái:

dương Thái cực sinh âm


lưỡng nghi

Lưỡng nghi
Thái Thiếu thái Thiếu
sinh tứ tượng
dương dương âm âm

Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn khôn

Tứ tượng sinh bát quái

thiên Trạch Hỏa lôi phong Thủy sơn Địa

12
Số sinh 1 2 3 4 5 6 7 8
tiên thiên
Hậu thiên 6 7 9 3 4 1 8 2
kim kim Hỏa Mộc Mộc Thủy Thổ Thổ
Thứ bậc cha Thiếu Trung Trưởng Trưởng Trung Thiếu Mẹ
Trong gd nữ nữ nam nữ nam nam

Nguyên tắc: nhất sinh nhị, tả vi dương, hữu vi âm.


Bát quái thường được sắp xếp thành đồ hình. Phục Hy sắp thành đồ hình tiên
thiên, Văn Vương xếp thành hậu thiên.
Càn đoài ly chấn tốn khảm Cấn khôn

−− −− =
= −− −− −−
=
= −− −−

ĐÔNG NAM TÂY


NAM NAM
Càn 1 Ly 9
Đoài 2 Tốn 5 Tốn 4 Khôn 2

Ly 3 Khảm6 ĐÔNG Chấn 3 Đoài 7 TÂY

Chấn4 Cấn 7
Khôn8 Cấn 8 Khảm 1 Càn 6
ĐÔNG TÂY
BẮC BẮC BẮC
Tiên thiên bát quái

Hậu thiên bát quái

Số của hậu thiên dựa vào số cửu cung


4 9 2

3 5 7

8 1 6

Đặc điểm của cửu cung là: ba số 4, 5 , 6 trên đường chéo, tổng các số trên các
hàng các cột chéo đều bằng 15.
Hậu thiên bát quái và ngũ hành: đoài càn- kim; khảm- thủy; chấn tốn- mộc; ly – hỏa;
cần khôn- thổ. Trung cung thuộc thổ.
4. Mệnh quái của mỗi người

13
Mỗi người, dựa vào năm sinh mà được gắn 3 mệnh quái, có tên là sinh cung, phi
cung, lữ tài.
Sinh cung mệnh quái dùng để đoán vận mệnh; phi cung mệnh quái dùng trong
phong thủy ( bát trạch); là tài mệnh quái dùng trong hôn nhân.
Thí dụ ông K sinh năm 1973 có sinh cung là tốn; phi cung là ly, lữ tài là càn.
Phi cung của mỗi người thường được cho trong cẩm nang. Cách tính toán như sau:
dựa vào con số của năm sinh theo dương lịch trùng với năm dịch học ( năm dịch học
bắt đầu từ LẬP XUÂN đến ĐẠI HÀN) đặt A= tổng các con số của năm sinh. Tính số B
như sau với các điều kiện: 1< B<9
Với nữ giới: B=A+4- 9n
Với nam giới: B= 9n+2-A
Chọn hệ số n để cho B nằm giữa 1 và 9.
B là số của hậu thiên bát quái. Dựa vào B để tìm quái. Thí dụ bà B sinh năm 1953:
A= 1+9+5-3= 18. B= A+ 4 -9n chọn n=2 ta có B=4 Đây là số của quái tốn. vậy phi cung
của bà B là tốn. tương tự ông A sinh năm 1953 có phi cung =2 hay là cung khôn.
Tính được B= 5 thì nam lấy theo thổ âm là khôn, nữ theo thổ dương là cấn.
5. Tương quan giữa các quái
Mỗi quái gồm ba hào : trên, giữa, dưới. mỗi hào có thể là dương hoặc âm. Thí dụ
quái càn có ba hào đều dương, quái khôn ba hào đều âm, quái ly có hai hào dương,
hào giữa âm. Quái chấn có hai hào âm, hào dưới dương.
Kết hợp giữa các quái xem xét theo các hào, tùy sự khác nhau mà có các quan hệ
như sau:
Hào khác Thí dụ 1 Thí dụ 2 Quan hệ
1 hào trên =
= −− −− −− Sinh khí
−−
1 hào giữa −− −− =
= Tuyệt mệnh
=
=
1 hào dưới −− =
= −− Họa hại
−− =
=
2 hào trên −− −− =
= Ngũ quỷ
−−
2 hào dưới −− =
= Thiên y
−− =
=
Hào trên và −− −− −− −− Lục sát
dưới −−
Cả ba hào −− −− −− Phúc đức
−− −−
Không khác Phục vị
Sinh nguyệt hoa, ngũ thiên lục: khẩu quyết để nhớ!

Có 4 quan hệ tốt là phục, sinh, thiên, phúc


Có 4 quan hệ xấu là: ngũ quỷ; tuyệt mệnh; họa; lục sát
6. Con người và các phương hướng

14
Chia mặt đất theo 8 phương: mỗi phương biểu thị bằng một quái như trên bản đồ
hậu thiên. Mỗi người sẽ cso một phi cung mệnh quái, so sánh phi cung với các phương

quái sẽ biết các quan hệ tốt xấu. thí dụ, người có phi cung là càn thì sẽ có các tương
quan như sau:

Tuyệt mệnh Phúc đức


Họa hại

Ngũ quỷ Sinh khí

Thiên y Phục vị
Lục sát

7. Động tứ trạch, tây tứ trạch ( bát trạch)


Theo các tương quan đã xét, người ta có thể chia làm 2 nhóm đặt tên là dông tứ
trạch, tây tứ trạch.
Đông tứ trạch bao gồm: chấn, tốn, ly khảm
Tây tứ trạch bao gồm: đoài càn cấn không
Tương quan trong nội bộ mỗi nhóm là tốt và ngoài nhóm là xấu.
Vd người có phi cung là càn, thuộc tây tứ trạch thì các phương đoài càn cấn khôn
là tốt, còn các phương chấn, tốn, ly khảm là xấu. người có phi cung là khảm, thuộc đông
tứ trạch thì ngược lại.
Đông và tây tứ trạch hợp chung thành bát trạch.
8. Chọn hướng theo bát trạch
Theo các tương quan trên để chọn vị trí cho các phòng trong nhà và hướng cửa,
hướng bếp, và bàn thờ, hướng ngồi học- làm việc.
Bàn thờ và phòng ngủ đặt trên phương tốt, nhà vệ sinh đặt ở phương xấu ( nhưng
cửa quay lại phương tốt)
Với bếp cần phân biệt vị trí của phòng bếp, phương của bếp. ( chú ý: phân biệt
phương: vị trí cung; hướng: hướng về, chiều ->)
Gặp trường hợp bất khả kháng, không thể tránh được thì người ta dùng các biện
pháp khắc chế hoặc hóa giải.
Một trong những cách khắc chế là dùng gương bát quái treo trên cửa, nhưng để
gương có tác dụng thì phải treo đúng cách, phục vị chế đại họa, sinh khí chế ngũ quỉ,
thiên y chế tuyệt mệnh, phúc đức chế lục sát.

15
Trong nhà thường dùng các vật trang trí để chế hóa như đã trình bày trong phần
hình pháp ( nội thất phong thủy)
9. Nhị thập tứ sơn
Trong bát trạch mới chỉ chia không gian thành 8 phương. Để xem xét kĩ hơn người
ta lại chia mỗi phưuong thành 3 để thành 24 hướng gọi là 24 sơn hướng. để đặt tên
dùng 12 chi 4 quái và 4 phương. ( đông nam: tốn, tây nam: khôn, tây bắc: càn; đông
bắc: cấn) và 8 can ( giáp ất bính đinh canh tân nhâm quý)

BÍNH NGỌ ĐINH MÙI


TỴ
KHÔN
TỐN
THÂN
THÌN

CANH
ẤT DẬU
MÃO TÂN
GIÁP

TUẤT
DẦN
CÀN
CẤN
HỢI
SỬU

QUÝ TỶ NHÂM

Nhị thập tứ sơn được dùng phổ biến trong việc xem xét phương hướng và nhiều
vấn đè liên quan đến ngôi nhà.
Đặt mặt bằng ngôi nhà vào trung tâm xét tọa và hướng. tọa là phương chính của
lưng nhà. Hướng là phương chính của phía trước. ( mặt tiền)
Ngôi nhà trong hình vẽ có tọa ở thân, mặt tiền ở dần

16
BÍNH NGỌ ĐINH MÙI
TỴ
KHÔN
TỐN
THÂN
THÌN

CANH
ẤT DẬU
MÃO TÂN
GIÁP

TUẤT
DẦN
CÀN
CẤN
HỢI
SỬU

QUÝ TỶ NHÂM

Dựa vào tọa mà người ta phân ra các kiểu nhà, gọi là trạch. Trạch nhâm, trạch tý,
trạch quí, trạch càn..)
Nhà trạch càn tọa càn, trạch càn…
Mỗi trạch có một ưu nhược điểm.
Trạch nhâm là hướng quyền thế phú quý
Trạch tí là phươngvji cao quý thường không bỏ lỡ cơ hội tốt trong cuộc đời
Trạch quí là dũng cảm, táo bạo, doanh nghiệp thành công
Trạch sửu là giàu tín ngưỡng, thường thành công
Trạch cấn là thích hợp cho người làm nghề tự do
Trạch dần xấu khó sử dụng. muốn làm nhà hướng này phải xem xét cẩn thận.
Trạch giáp hướng bệnh tật tuy vậy có thể giàu có
Trạch mão thành công phồn vinh
Trạch ất thích hợp cho người làm kỹ thuật
Trạch thìn có cố gắng nỗ lực sẽ giàu có
Trạch tốn hướng văn chương khoa cử
Trạch tỵ thích hợp với ngưoif làm đầu bếp
Trach bính đauw lại tiếng tăm tên tuổi
Trạch ngọ biến động nếu không tốt nhất thì xấu nhất
Trạch định được nhiều người ủng hộ.
Người ta thường kết hợp nhị thập tứ sơn với vòng phúc đức. đó là vòng gồm 24
quan cung: phúc đức; ôn hoàng; tấn tài; trươgnf bệnh; tố tụng; quan tước; quan quý; tự
ải;vượng trang; hưng phúc; pháp trường; điên cuồng; khẩu thiệt; vượng tâm; tấn điền;
khốc khấp; cô quả; vinh phúc; thiếu vong; xương dâm; thần hôn; hoan lạc; tuyệt bại;
vượng tài.
Tùy theo phi cung mệnh quái hoặc trạch mà đặt cung phúc đức vào một sơn hướng
theo đó các cung khác ứng với các sơn hướng khác. Mệnh tốn và chấn phúc đức ở tỵ.
17
Trạch hoặc mệnh Tốn chấn Khảm Cấn Càn ly Khôn đoài
Phúc đức ở tại cung Tỵ Dần giáp Thân Hợi

Dưới đây là sơ đồ nhị thập tứ sơn kết hợp vòng phúc đức, mệnh ly phúc đức ở
thân.

Thần hồn

Xương dâm Hoan lạc

Tuyệt bại
Thiều vong MÙI
BÍNH NGỌ ĐINH Vượng tài
TỴ
Vinh phú KHÔN
TỐN Phúc đức
Cô quả THÂN
THÌN

Khốc khấp CANH Ôn hoàng


ẤT DẬU Tấn tài
Tấn điền
MÃO TÂN
GIÁP Trường bệnh
Vượng tài

TUẤT Tố tụng
Khẩu thiệt DẦN
CÀN
CẤN Quan tước
Điên cuồng HỢI
SỬU
Quan quý
Pháp trường QUÝ TỶ NHÂM

Hưng phúc Tự ải

Vương trang

Cung ly phúc đức ở thân ôn hoàng tại canh, tấn tài tại dậu.
10. Kích thước số đo
Các kích thước của cửa hoặc đồ vật có ảnh hưởng đến trường khí của ngôi nhà.
Để tìm các kích thước thích hợp, lỗ ban đã đưa ra các cung trong vòng tràng sinh, phúc
đức. trên thước lỗ ban các cung tốt có màu đỏ, cung xấu có màu đen. Khi thiết kế cửa
và các đồ vật người ta thường tham khảo thước lỗ ban.
11. Màu sắc
Màu sắc nên chọn phù hợp với ngũ hành, tránh dùng các màu xung khắc. các màu
của ngũ hành như sau: kim màu trắng, thủy đen, mộc xanh, hỏa đỏ, thổ vàng.
Người có ngũ hành là mộc sẽ phù phợp với màu xanh hoặc màu đen ( thủy đen
sinh mộc xanh và không hợp với màu trắng vì kim ( trắng) khắc mộc.

18
PHONG THỦY TRẠCH VẬN
Trạch vận là vận của đất, của thế trạch thay đổi theo thời gian, còn được gọi là “
thông thiên học”
1. Tam nguyên cửu vận
Chia thời gian thành các kỷ ( chính nguyên) mỗi kỷ 180 năm được chia thành tam
nguyên, mỗi nguyên 60 năm lại được chia thành t am vận, mỗi vận 20 năm. Mỗi kĩ có 9
vận. mỗi vận 20 năm.
Các nguyên vận cảu thời gian gần đây như sau:
Thượng nguyên từ 1864 đến 1923 gồm các vận 123
Trung nguyên từ 1924 đến 1983 gồm các vận 456
Hạ nguyên từ 1984 đến 2043 các vận 789
2. Cửu tinh thất sắc
Cso 9 tinh ( sao) thay đổi theo thời gian gọi là phi tinh, được đánh số nhất nhị tam
tứ đén cửu.
Có 7 màu sắc gắn vào các tinh: nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục
bạch, thát xích, bát bạch, cửu tử.
Các tinh này lần lượt chuyển đổi vị trí ở trung cung và 8 phương vị.

Nhất Nhị Ta
bạch hắc m
1 2 bích
3

Thượng nguyên trung nguyên hạ nguyên


1864-1923 1924- 1983 1984- 2043
Trong các tam nguyên của kỷ tiếp theo thì trung cung lại được tiếp tục tứ ngũ lục
thất bát cửu.
Mỗi năm có 1 tinh. Từ nhất đến cửu đóng ở trung cung.
ở các vận 789 của hạ nguyên, có phi tinh trị niên như sau: ( tăng 1 năm lùi 1 số)
Năm tinh Năm tinh Năm tinh Năm tinh
1984 7 91 9 2000 9 2030 6
85 6 92 8 2001 8 2031 5
86 5 93 7 …
87 4 94 6 2009 9 2040 5
88 3 95 5 2010 8 2041 4
89 2 96 4 2011 7 2042 3
90 1 97 3 2020 7 2043 2

3. Lường thiên xích


Lường thiên xích là đường dịch chuyển của phi tinh từ trung cung ra 8 phương.
Đường này lấy theo thứ tụ cửu cung ( xem mục bát quái)
4 9 2

3 5 7

19
8 1 6

K=h+1=a-1 E= d+1 G=f+1


H=g+1 a C=b+1
D=c+1 F=e+1 B=a+1

4. Ảnh hưởng của phi tinh


Các sao nhất bạch, lục bạch, cửu tử là sao tốt, tứ lục là bình thường còn lại là xấu.
Xét năm 1990 nhất bạch nhập trung cung ( trạch vận năm đó tốt) csac hướng với
lục bạch 6; bát bạch 8 và cửu tử 9 là hướng tốt.
Năm 1988 tam bích nhập trung cung nên các hướng ứng với nhất bạch, lục bạch,
bát bạch và cửu tử là tốt.
Thường mỗi ô biểu thị một trong các phương, người ta đưa vào các phi tinh cảu
vận năm tháng ngày để có một nhóm các con số. xét sự tương quan giữa các con số
theo sinh khắc của ngũ hành để biết mức độ tốt xấu.
Nhất bạch thủy; 2 thổ; 3 môc; 4 mộc; 5 thổ; 6 kim; 7 kim; 8 thổ; 9 hỏa.

ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC HỌC VÀ THỰC HÀNH PHONG THỦY


Phong thủy rất mênh mông,rất nhiều vấn đề khó mà biết cho hết được. sách viết về
phong thủy rất đa dạng. lại có sách chỉ trình bày một lĩnh vực nào đó, có sách lẫn lộn
giữa vài lĩnh vực. lại có những trươgnf phái, ý kiến mâu thuẫn nhau.
Kiến thức về phong thủy một phần dựa vào tính toán môjt phần dựa vào sự cảm
nhận. mà cơ sở của việc tính toán dựa vào sự công nhận của các tiên đề do ai đó đã
tìm ra trong quá khứ. Không hiểu rõ từ đâu. Khái niệm khí trong phong thủy cũng rất khó
hình dung.
Học phong thủy trước hết phải học tìm hiểu để biết các trường phái, các khái niệm
cơ bản, sau mới đi sâu, tránh việc thấy cây mà không thấy rừng.
2. Một số vấn đề khác
Tài liệu này mới chỉ trình bày ngắn gọn một số vấn đề cơ bản ngoài ra còn có các
vấn đề khác được đề cập đến trogn một số sách khác như:
- ảnh hưởng của nhị thập bát tú
- tương quan quan với các sao
- hướng bát quái
- các vấn đề liên quan đến nhà nhiều tầng: tĩnh trạch, động trạch, biến trạch…
- dịch học với phong thủy
- và một vài vấn đề khác…
3. Thực hành phong thủy
Ngày nay phong thủy đã khá phổ biến, nhiều người quan tâm. Việc thực hành
phong thủy ở các cấp độ khác nhau đòi hỏi năng lực khác nhau.
Cấp độ sơ đẳng là biết tính toán về bát trạch, biết nhị thập tứ sơn, biết 1 số ảnh
hưởng chính trong phong thủy hình thế.
20
Cấp độ trung bình là biết sâu hơn về các tình huống trong phong thủy, biết cách
khắc chế, hóa giải trong các trươgnf hợp xấu. biết vạn dụng linh hoạt một số trường
pahis. Cấp đọ này đòi hỏi có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm…
Cấp độ cao hơn là chuyên gia trong lĩnh vực cso khẳ năng đặc biệt: tầm long điểm
huyệt, xem khí sắc… những người này cần có năng khiếu kết hợp quá trình khổ học lâu
dài./
Rất đáng đề phòng cảnh hỗn lộn thật giả. Có những kẻ chỉ mới biết qua loa mà đã
dám hành nghề, chủ yếu là lừa bịp.
Có kiến thức về phong thủy chưa chắc đã thực hành tốt, muốn thực hành tốt cần có
sự chuyên chú, sự say mê và đặc biệt là có năng khiếu.
5. La kinh
La kinh là dukg cụ chủ yếu để thực hành phong thủy trong việc tầm long định
hướng. la kinh thướng là một đĩa tròn( hoặc vuông) bằng gỗ đường kính hơn 20-30 cm
ở giữa gắn la bàn với kim nam châm chỉ hướng Bắc Nam. Trên đĩa có nhiều vòng từ
16-32 vòng ghi nhiều kí hiệu khác nhau như bát quái, nhị thập tứ sơn, can chi , nhị thập
bát tú…
Học và dùng đượo la kinh là một vấn đề khó.
Người biên soạn
GS. Nguyễn Đình Cống.

21

You might also like