You are on page 1of 41

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH

( 5 TIẾT )
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

Sinh viên nắm được các nội dung cơ bản


sau:

1. Tiền đề ra đời tồn tại và phát triển của Tài


chính
2. Biểu hiện bên ngoài và bản chất bên
trong của Tài chính
3. Chức năng của Tài chính
4. Hệ thống tài chính và các bộ phận cấu
thành
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

1. Khái quát sự ra đời và phát triển của Tài


chính

2. Bản chất của tài chính

3. Chức năng của Tài chính

4. Hệ thống tài chính


1. KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH
Tiền đề ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính:

1. Nền sản xuất hàng hóa - tiền tệ


 tiền đề tiên quyết

2. Nhà nước
 tiền đề định hướng
KHÁI NIỆM
• Theo quan điểm của P.J.Drake: “Theo nghĩa
hẹp, tài chính đơn thuần phản ánh hoạt động
thu, chi tiền tệ của chính phủ; còn theo nghĩa
rộng hơn, tài chính phản ánh các khoản vay và
cho vay ảnh hưởng tới mức cung tiền tệ”.
• Theo từ điển KTH hiện đại: “Tài chính biểu thị
vốn dưới các dạng tiền tệ, nghĩa là ở dạng các
khoản vay mượn hay đóng góp vốn thông qua
thị trường tài chính hay các định chế tài chính”.
ĐẶC ĐIỂM
• Tài chính bao gồm các nguồn lực dưới dạng tiền
mặt, các khoản tiền gởi, các tài sản tài chính
(Cổ phiếu, trái phiếu hay các công cụ nợ,…)
được chấp nhận trên thị trường như là các công
cụ trao đổi hay chuyển tải giá trị.
• Tài chính liên quan tới việc chuyển giao các
nguồn tài chính giữa các chủ thể khác nhau từ
các chủ thể co nguồn vốn tiết kiệm đến các chủ
thể cần vốn.
2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH

2.1. Nguồn tài chính

2.2. Bản chất tài chính


BIỂU HIỆN BÊN NGOÀI CỦA TÀI CHÍNH

- Các hoạt động thu chi bằng tiền của các chủ
thể trong xã hội

- Sự vận động của tiền tệ ( nguồn tài chính) từ


nơi này sang nơi khác trong xã hội

- Sự tạo lập ( hình thành), sử dụng (phân phối)


các quỹ tiền tệ trong xã hội
2.1. NGUỒN TÀI CHÍNH

Nguồn tài chính là khả năng tài chính mà các chủ


thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm
thực hiện các mục đích của mình. Bao gồm:
- Khối lượng tiền tệ có tính lỏng cao
- Các loại tài sản tài chính hay các loại chứng khoán
- Các loại tài sản hữu hình và vô hình khác có khả
năng tiền tệ hóa: bất động sản, sở hữu trí tuệ,…
VÒNG LUẨN QUẨN VỀ THIẾU
HỤT TÀI CHÍNH

Tiết kiệm – Đầu tư thấp

Tích lũy vốn thấp


Thu nhập thấp

Năng suất thấp


QUỸ TIỀN TỆ

Quỹ tiền tệ là một lượng nhất định các


nguồn tài chính được dùng cho một
mục đích nhất định.
Đặc điểm: 3 đặc điểm

1. Các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện các quan


hệ sở hữu

2. Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính


mục đích của nguồn tài chính.

3. Tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường


xuyên, tức là chúng luôn luôn được tạo lập và
sử dụng.
PHÂN LOẠI
Quỹ tiền tệ tron nền kinh tế được chia
thành 5 nhóm chính:
- QTT của các DN SXHH và cung ứng DV
- QTT của các tổ chức tài chính trung gian
- QTT của nhà nước
- QTT của khu vực dân cư
- QTT của các tổ chức chính trị xã hội
2.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH
( NỘI DUNG BÊN TRONG CỦA TC)
Nguồn tài chính trong xã hội luôn vận
động một cách liên tục và trong mối quan
hệ chằng chịt, đa dạng giữa các chủ thể
trong xã hội dẫn tới việc làm thay đổi lợi
ích kinh tế của các chủ thể đó

Thể hiện và phản ánh các quan hệ


kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình
phân phối các nguồn tài chính
TÀI CHÍNH được hiểu như sau:

Tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền


tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh
tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong
phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo
lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các
nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH
3.1. Huy động nguồn lực tài chính

3.2. Phân bổ nguồn lực tài chính

3.3. Kiểm tra tài chính


3.1. HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TC
(HUY ĐỘNG VỐN)
a. Khái niệm
b. Đối tượng huy động
c. Yêu cầu đối với chính sách huy động
d. Kết quả huy động
KHÁI NIỆM

Chức năng huy động vốn của tài chính là


chức năng thể hiện khả năng khai thác
các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
ĐỐI TƯỢNG
Thực hiện trên cơ sở tương tác giữa các yếu
tố:
- Chủ thể cần vốn
- Các nhà đầu tư
- Hệ thống tài chính
- Môi trường tài chính và kinh tế
 Huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị
trường, quan hệ cung cầu và giả cả của
vốn.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH
HUY ĐỘNG VỐN
- Về thời gian: phải kịp thời nhu cầu vốn
- Về kinh tế: chi phí chấp nhận được và có
tính cạnh tranh
- Về pháp lý: nằm trong khuôn khổ pháp
luật cho phép
KẾT QUẢ HUY ĐỘNG
- Tạo được tính cân đối cho nguồn tài chính
của đối tượng sử dụng vốn

- Hiệu quả huy động vốn phụ thuộc nhiều


vào sự phát triển của tài chính và khuôn
khổ pháp lý ràng buộc cơ chế vận hành
của hệ thống tài chính.
3.2. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI
a. Khái niệm
b. Đối tượng phân phối
c. Chủ thể phân phối
d. Kết quả phân phối
e. Đặc điểm phân phối
KHÁI NIỆM

Chức năng phân phối của tài chính là chức


năng phản ánh kế hoạch sử dụng nguồn lực
sẵn có để đạt được các mục tiêu trong tương
lai. Nhờ vào quá trình phân phối các nguồn tài
lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội
được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sử
dụng cho những mục đích khác nhau và những
lợi ích khác nhau của đời sống xã hội
QUY TRÌNH CHIẾN LƯỢC PHÂN
BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Vị trí hiện tại

Tổ chức thực Chiến lược quản Mục tiêu phát


hiện lý theo mục tiêu triển

Cách thức đạt


được mục tiêu
ĐỐI TƯỢNG PHÂN PHỐI: các nguồn tài chính

Nội dung:

1. GDP
2. Phần tiết kiệm
3. Tài sản từ nước ngoài chuyển về và từ
trong nước chuyển ra
4. Tài nguyên
CHỦ THỂ PHÂN PHỐI

1. Chủ thể có quyền sở hữu nguồn tài chính

2. Chủ thể có quyền sử dụng nguồn tài chính

3. Chủ thể có quyền lực chính trị

4. Chủ thể chịu sự ràng buộc bởi các quan hệ xã


hội
KẾT QUẢ PHÂN PHỐI

Sự hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các


quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm
những mục đích đã định.
ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI

1. Chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị

2. Gắn liền với sự hình thành và sử dụng các


quỹ tiền tê nhất định

3. Diễn ra một cách thường xuyên, liên tục


3.3. KIỂM TRA TÀI CHÍNH
(CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC)
a. Khái niệm
b. Đối tượng giám đốc
c. Chủ thể giám đốc
d. Kết quả giám đốc
e. Đặc điểm giám đốc
KHÁI NIỆM

Chức năng giám đốc của tài chính là chức


năng phản ánh hoạt động thu nhập và đánh giá
những bằng chứng và thông tin liên quan đến
quá trình huy động và phân bổ các nguồn lực
tài chính với mục đích đảm bảo tính đúng đắn,
tính hiệu quả và hiệu lực của việc tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ
ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỐC

Quá trình huy động, phân bổ và sử dụng


các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử
dụng các quỹ tiền tệ.

CHỦ THỂ GIÁM ĐỐC

Chính là các chủ thể phân phối (các chủ thể


có quyền sở hữu hay quyền sử dụng các
nguồn lực tài chính
KẾT QUẢ GIÁM ĐỐC

Phát hiện ra những mặt được và chưa được


của quá trình phân phối.

ĐẶC ĐIỂM GIÁM ĐỐC

1. Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng


tiền thông qua các chỉ tiêu tài chính

2. Giám đốc tài chính là loại giám đốc rất toàn


diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi.
4. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

4.1. Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính

4.2. Đặc trưng các khâu tài chính


4.1. KHÁI NIỆM VÀ CƠ CẤU HTTC
KHÁI NIỆM
Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của
các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của
nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với
nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở
các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực
đó

Hay
Hệ thống tài chính là tổng thể các khâu tài chính có mối
quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động.
CẤU TRÚC HTTC
Cơ cấu hệ thống tài chính bao gồm:

- Thị trường tài chính


- Các chủ thể tài chính
- Cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài
chính
CẤU TRÚC HTTC (tt)
TC gián tiếp

Các trung gian


Vốn tài chính Vốn

Những người có Những người


vốn/ cho vay: cần vốn/đi vay
- Các gia đình Thị trường - Các công ty
Vốn Vốn
- Các công ty tài chính - Chính phủ
- Chính phủ - Các gia đình
- Nước ngoài - Nước ngoài

TC trực tiếp
4.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN
CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
a. Thị trường tài chính
b. Các chủ thể tài chính
c. Cơ sở hạ tầng tài chính
d. Mối quan hệ giữa các định chế tài chính
và thị trường tài chính
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Thị trường tài chính là tổng hòa các mối
quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới
hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền
tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển
dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu
về vốn cho các hoạt động kinh tế.
Thị trường tài chính phân thành 2 loại:
- Thị trường tiền tệ
- Thị trường vốn
CÁC CHỦ THỂ TÀI CHÍNH

Tài chính
công (NSNN)

Thị trường
TC

TC trung
gian

TCDN TC hộ GĐ
CƠ SỞ HẠ TẦNG
Cơ sở hạ tầng tài chính là những nền tảng để qua đó các
doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân lập kế hoạch và thực
hiện các giao dịch tài chính với các trung gian tài chính
và thị trường tài chính.
Các thành phần của cơ sở hạ tầng:
- Hệ thống pháp luật quản lý NN
- Hệ thống giám sát
- Hệ thống thông tin
- Hệ thống thanh toán
- Hệ thống dịch vụ chứng khoán
- Nguồn nhân lực
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỊNH
CHẾ TC VÀ TTTC
- Các định chế TC trung gian là các công ty bảo
hiểm, các nhà đầu tư, các công ty tài chính
- Các định chế TC trung gian là ngân hàng
thương mại
- Các định chế TC trung gian đóng vai trò là tổ
chức hỗ trợ nâng cao mức tín nhiệm
- Các định chế TC trung gian đóng vai trò là bên
thứ 3 trong quá trình chứng khoán hóa

You might also like