You are on page 1of 3

H ƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA TIỂU LUẬN


1. Mục đích viết tiểu luận.
- Viết tiểu luận là một trong những hình thức học tập bằng cách tự học
của sinh viên ngoaì giờ lên lớp nhằm phát huy tính tự chủ, năng động sáng
tạo của sinh viên nhất là đối với hệ đào tạo tín chỉ.
- Mục đích viết tiểu luận là giúp sinh viên bước đầu làm quen với việc
nghiên cứu khoa học, tự mình đọc các tài liệu, xử lý tài liệu, xắp xếp các ý
tưởng thành một văn bản để chứng minh một vấn đề đặt ra, qua đó nâng cao
trình độ lý luận của mình.
- Viết tiểu luận giúp sinh viên bước đầu có một số kinh nghhiệm để
sau này có thể thực hiện các công trình khoa học lớn hơn như đề tài nghiên
cứu khoa học sinh viên, đồ án tốt nghiệp.
2. Vấn đề chọn đề tài và quy định về nội dung của tiểu luận.
- Sinh viên chọn một đề tài có thể là một vấn đề hay một khía cạnh
của vấn đê do Bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo viên trực tiếp giảng
dạy quy định. Đề tài càng hẹp càng tốt. Nếu chọn các vấn đề khác ngoài các
vấn đê được gợi ý ở mục II thì phải được sự đồng ý của giáo viên.
- Số trang cho toàn bộ tiểu luận: tối thiểu 10 trang A4 (không kể bìa)
- Tiểu luận gồm các phần:
+ Mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu đề tài (viết
ngắn gọn từ nửa trang đến 1 trang)
+ Nội dung chính phải có hai phần: Lý thuyết và vận dụng, chia ra
thành các mục I, II, III… (tối thiểu phải có 2 mục), mỗi mục chia thành 1.,
2., 3.,…Không chấp nhận những tiểu luận viết một mạch không chia thành
các mục và tiểu mục.
+ Kết luận: tóm tắt, rút ra những ý tưởng cơ bản của việc nghiên cứu
(Khoảng nửa trang)
+ Tài liệu tham khảo: nêu tên tác giả, tên sách, tài liệu, nhà xuất bản,
năm xuất bản, trang sách.
3. Hình thức của tiếu luận.
Nội dung tiểu luận phải viết tay, không được đánh máy (trừ bìa tiểu
luận). Khổ giấy A4, đóng lại thành quyền. Bìa ghi tên Trường, tên tiểu luận,
giáo viên hướng dẫn, sinh viên thực hiện, nơi và năm thực hiện.

II. ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN.


1. Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và ý nghĩa của nó trong giai
đoạn hiện nay.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ dân tộc và giai cấp.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
5. Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc.
6. Tìm hiểu quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của liên minh công nông
trong cách mạng giải phóng dân tộc.
7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dựa vào sức mình là chính
trong cách mạng giải phóng dân tộc và sự vận dụng của
Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
8. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam.
9. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội và sự vận dụng nó trong cách mạng Việt Nam.
10. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh và sự vấn dụng của Đảng trong
thời kỳ đổi mới hiện nay.
11. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tin dân, dựa vào dân - Kế thừa và vận dụng
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
12. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng trong Mặt trận dân tộc
thống nhất.
13. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
14. Vấn đề dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
15. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân
và vì dân.
16. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nền hành chính nhà nước và công cuộc cải
cách hành chính ở nước ta hiện nay.
17. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền.
18. Hồ Chí Minh với việc sáng lập và rèn luyện Đảng vô sản kiểu mới ở
nước thuộc địa nửa phong kiến .
19. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chỉnh đốn Đảng .
20. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các phẩm chất đạo đức của người Việt Nam
và việc rèn luyện đạo đức trong sinh viên hiện nay.
21. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
22. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức cách mạng.
23. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên.
24. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
25. Chiến lược “Trồng người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
26 . Tư tưởng Hồ Chí Minh về Sinh viên.
27. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề phụ nữ

You might also like