You are on page 1of 14

Chủ nhật, 28 Tháng mười 2007, 05:06 GMT+7

Tags: bình quân gia quyền, chi phí tồn kho, hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho, kỳ kế toán, vốn bình quân, vào tài
khoản, giá vốn, công ty, mặt hàng, có thể, giả định, hàng bán, USD, móc

Tồn kho là toàn bộ nguồn vào quy trình sản xuất như hàng cung ứng, nguyên vật liệu,
phụ tùng… mà công ty dùng trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn bao gồm cả công
việc đang được thực hiện - hàng hóa đang trong nhiều giai đoạn sản xuất khác nhau -
cũng như thành phẩm đang chờ xuất kho đem bán hoặc vận chuyển đến khách hàng.

Đối với nhiều công ty, hàng tồn kho được xem là tài sản lưu động quan trọng. Kế toán tồn kho
có hai khía cạnh đáng lưu ý. Thứ nhất, phải xác định chi phí hàng tồn được thu mua hay sản
xuất. Chi phí này sau đó được đưa vào tài khoản tồn kho cho đến khi sản phẩm được xuất kho
đem bán. Khi sản phẩm đã được vận chuyển hoặc phân phối đến tay khách hàng, chi phí này
được ghi thành tiêu phí trong báo cáo thu nhập như một phần của giá vốn hàng bán.

Để hiểu thêm về quy trình kế toán hàng tồn kho, hãy tưởng tượng các chi phí đi vào tài khoản
tồn kho và sau đó được chuyển khỏi tài khoản này và tính cho giá vốn hàng bán trong báo cáo
thu nhập. Khi sản phẩm được chuyển vào kho và sau đó được lấy ra để phân phối đến tay
khách hàng, chi phí tồn kho sẽ được chuyển vào một tài khoản rồi lấy ra sau từ đó. Tuy nhiên,
bạn cần phải nhận thấy rằng những dòng tiền này không cần phải song song nhau - nghĩa là,
dòng chi phí vào và ra khỏi tài khoản tồn kho không cần phải đặt đúng thứ tự như lưu lượng
hàng nhập và xuất kho. Như được trình bày dưới đây, chúng ta có thể quyết định trước hết sử
dụng các mặt hàng tồn kho nhận được gần đây nhất vì nó giúp chúng ta ước tính chi phí thực tế
hơn.

Lưu chuyển chi phí tồn kho

Thoạt nhìn, bạn có thể thấy không cần thiết đưa ra giả định về việc chi phí lưu chuyển như thế
nào qua tài khoản tồn kho. Chi phí của mỗi mặt hàng được đặt vào kho có thể được ghi trực tiếp
vào tài khoản; và khi sản phẩm được lấy khỏi kho, chi phí này bị loại trừ khỏi tài khoản. Bằng
cách đó, chi phí được tích lũy trong tài khoản này có thể hoàn toàn khớp với các mặt hàng còn
tồn kho, và chi phí hàng bán có thể bằng tổng chi phí của mỗi mặt hàng được bán đến tay khách
hàng. Một hệ thống chi phí tồn kho như vậy được gọi là hệ thống nhận dạng đích danh.

Việc nhận dạng đích danh mỗi mặt hàng trong kho tương đối dễ nếu mỗi mặt hàng có tính riêng
biệt, như tác phẩm nghệ thuật hoặc một đồ gỗ sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc nếu mỗi mặt
hàng có mã số nhận dạng riêng, như xe ô tô. Tuy nhiên, sự nhận dạng đích danh không thực tế
khi các mặt hàng tồn kho không thể xác định là riêng biệt, ví dụ: lúa mì, vi mạch máy tính, hay
móc đồng để sản xuất giá treo của Công ty Amalgamated. Trong những trường hợp này, các kế
toán viên thường giả định sự lưu chuyển chi phí thông qua tài khoản tồn kho không nhất thiết
liên quan đến việc lưu chuyển thực tế của hàng hóa.

Vấn đề kế toán đối với những mặt hàng tồn kho giống nhau đồng loạt rất phức tạp do có thể
công ty đã thanh toán chúng với nhiều giá khác nhau. Ví dụ, Công ty Amalgamated có 5.000
móc đồng nằm trong kho. Do lạm phát và một số yếu tố khác, công ty phải trả 0,1 USD cho
1.500 chiếc, 0,12 USD cho 2.000 chiếc, và 0,08 USD cho 1.500 chiếc còn lại. Vậy khi công nhân
sử dụng 200 chiếc để ráp vào giá treo, chi phí nào sẽ được tính vào giá hàng bán? Nhìn chung,
móc nào cũng giống nhau ngoại trừ đơn hàng và chi phí tính cho Amalgamated.

Có ba phương pháp chung được sử dụng trong việc tính toán chi phí tồn kho là: bình quân gia
quyền, nhập trước - xuất trước (FIFO), và nhập sau - xuất trước (LIFO). Một công ty có thể chọn
bất kỳ một trong ba phương pháp nêu trên và sử dụng nhất quán cho mỗi phân loại tồn kho, bất
kể hàng hóa được nhập và xuất kho như thế nào.

Sử dụng phương pháp bình quân gia quyền đòi hỏi bạn phải tính đơn giá vốn bình quân của các
mặt hàng tồn kho đầu kỳ cộng với những vật liệu đã mua trong kỳ kế toán nhằm xác định giá
vốn hàng bán và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ. Đơn giá vốn bình quân thường được cho là đơn
giá đại diện cho toàn bộ mặt hàng có sẵn để bán trong kỳ kế toán. Thay vì đợi đến cuối kỳ kế
toán để tính đơn giá vốn bình quân, một số công ty dùng giá vốn đơn vị đã được xác định trước
của tất cả các hoạt động xảy ra trong suốt thời kỳ kế toán. Đây là hệ thống định giá tiêu chuẩn
và là biến thể của phương pháp bình quân gia quyền. Bất kỳ sự khác biệt nào giữa đơn giá vốn
bình quân thực tế và đơn giá tiêu chuẩn đã được xác định trước trong suốt một kỳ thường được
cộng vào hoặc trừ ra khỏi giá vốn hàng bán cho kỳ đó.

Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO), được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng, số
hàng xuất ra khi có giao dịch mua bán là số hàng của lần nhập trước. Như vậy, giá vốn hàng tồn
kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập sau.

Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO) trái ngược với phương pháp FIFO. Phương pháp
này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định rằng số hàng xuất ra là số hàng của lần nhập sau.
Như vậy, giá vốn hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của lần nhập trước.

Một số nước không cho phép sử dụng phương pháp LIFO. Tuy nhiên, phương pháp này được
sử dụng khá phổ biến tại Mỹ. Một lý do quan trọng cho sự phổ biến này vì LIFO là biện pháp
hiệu quả hơn để đánh giá giá vốn tồn kho hiện tại. Khi các giá vốn này hợp với doanh thu bán
hàng hiện tại, cả nhà đầu tư lẫn nhà quản lý đều hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra trong doanh
nghiệp. Một lý do khác nữa cho việc sử dụng phổ biến LIFO là lạm phát thường làm cho hàng
tồn được mua hiện tại đắt đỏ hơn. Giá vốn tăng này làm giảm khả năng sinh lợi từ việc bán
hàng, kéo theo giảm nợ thuế phải trả.

Đó là luật

Đối với hầu hết các phương pháp kế toán, luật thuế của Mỹ không yêu cầu sử dụng cùng một
phương pháp trong các báo cáo tài chính do công ty phát hành cho các cổ đông, cũng như trong
các báo cáo tài chính về thuế. Tuy nhiên, LIFO là trường hợp ngoại lệ. Một công ty khi sử dụng
phương pháp LIFO nhằm tiết kiệm thuế phải đồng thời sử dụng phương pháp LIFO trong các
báo cáo của mình phát hành cho các cổ đông. Vì lý do này, việc nộp thuế thấp cũng có điểm bất
lợi: sau này cấp quản lý phải báo cáo với các cổ đông về những khoản thu nhập thấp hơn so với
trường hợp sử dụng một phương án giả định tồn kho thay thế.

Để hiểu thêm về sự ảnh hưởng của ba phương pháp - bình quân gia quyền, LIFO, và FIFO - đối
với giá vốn hàng bán, hãy xem ví dụ sau. Công ty Amalgamated lưu kho một số móc dùng để
sản xuất giá treo cao cấp với số lượng có hạn. Trong năm 2002, do giá đồng tăng, giá phải trả
cho các nhà cung ứng những chiếc móc loại này cũng tăng đáng kể. Giá này trong năm 2002
được tính như sau:

1 tháng 2 50 x 6,00 USD 300 USD

1 tháng 4 50 x 7,50 USD 375 USD

1 tháng 5 50 x 8,50 USD 425 USD


1 tháng 7 50 x 9,00 USD 450 USD

1 tháng 10 50 x 10,50 USD 525 USD

Tổng cộng 2.075 USD

Trước năm 2002, giá cả ổn định. Vào tháng 1 năm 2002, công ty còn 29 móc đồng, mỗi móc có
chi phí 5 USD. Cuối năm, con số tồn kho này tăng lên thành 54 cái.

Nếu tồn kho được định giá định kỳ, giá trị tồn kho xét theo giá gốc và giá móc bán ra phụ thuộc
vào giả định lưu chuyển tồn kho (bảng 3-1). Chú ý rằng khi tính toán LIFO, bình quân gia quyền,
và FIFO, chúng ta tính giá móc bán ra bằng cách bắt đầu với giá móc có sẵn để sử dụng (2.220
USD cho mỗi trường hợp). Cuối năm, với mỗi phương pháp, chúng ta giảm con số đó bằng giá
của 54 đơn vị sản phẩm có sẵn. Ví dụ, khi tính theo LIFO, giá của 54 móc còn lại được xem là
giá của những móc được mua đầu tiên (với giá thấp nhất).

Đối với nhà quản lý, điều quan trọng cần nhớ là giả định lưu chuyển giá tồn kho tác động đến
giá hàng bán, thu nhập thuần được báo cáo, và giá trị tồn kho sẽ được thể hiện trong tài sản lưu
động trong bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, nếu giá hàng tồn kho tăng và phương pháp LIFO
được sử dụng, thì việc nhập vào giá tồn kho cũ bằng cách giảm số lượng tồn kho đang có (gọi
là phương pháp thanh lý bằng LIFO) sẽ làm vỡ thu nhập thuần. Đây là điều có thể không chấp
nhận được trong các kỳ kế toán tương lai.

Chúng ta có thể kết luận rằng kế toán hàng tồn kho khá đơn giản, bao gồm hai bước: thứ nhất,
bạn phải tính được giá của các mặt hàng thêm vào tồn kho; thứ hai, bạn phải quyết định sẽ
dùng phương pháp nào để tính giá các mặt hàng này khi chúng được bán hoặc giao đến tay
khách hàng.

Nguồn: Tài chính dành cho người quản lý - First News và NXB Tổng hợp TPHCM

Đặc điểm kế toán hàng tồn kho của hệ thống kế toán Pháp
Theo TCKTO
12:00 -
Thứ hai,
15/01/2007
Hệ thống kế toán Pháp được chia thành kế toán tổng quát và kế
toán phân tích. Kế toán tổng quát như là một thực thể duy nhất
bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Kế toán tổng quát phản ánh toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn,
tình hình mua bán, chi phí thu nhập, tính toán kết quả ở dạng
tổng quát. Còn kế toán phân tích phản ánh tình hình chi phí,
doanh thu, kết quả của từng loại hàng từng ngành hoạt động, giá phí, giá thành
của từng loại sản phẩm sản xuất… Kế toán phân tích là phương tiện giúp người lãnh
đạo kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Tuy
nhiên, số liệu của kế toán phân tích mang tính chất phi pháp quy vì nó không phải
công bố công khai và doanh nghiệp được quyền giữ bí mật.

Đối với hàng tồn kho, kế toán Pháp quy định cụ thể như sau:

- Về phương pháp đánh giá hàng tồn kho: hàng tồn kho phải được ghi sổ theo giá
thực tế. Cụ thể:

+ Đối với hàng mua vào: là giá mua thực tế. Giá mua thực tế bao gồm giá thoả
thuận và phụ phí mua (không kể thuế di chuyển tài sản, thù lao hay tiền hoa hồng,
lệ phí chứng thư)

+ Đối với hàng xuất kho: Giá hàng xuất kho được tính theo một trong 3 phương
pháp: giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá bình quân sua mỗi lần nhập và giá nhập
trước - xuất trước.

- Về phương pháp kế toán hàng tồn kho: kế toán pháp cũng quy định 2 phương
pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. về nguyên tắc phương pháp kê
khai thường xuyên chỉ sử dụng trong kế toán phân tích để tính giá phí hàng tồn
kho:

Ghi Nợ có tài khoản hàng tồn kho - khi nhập kho

Ghi Có các tài khoản hàng tồn kho - khi xuất bán

Tuy nhiên, để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng trên sổ kế toán một cách
thường xuyên liên tục thì hệ thống kế toán tổng quát 1982 của Pháp cũng cho phép
áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.

Khi mua hàng , kế toán căn cứ vào hoá đơn báo đòi của người bán để làm chứng từ
ghi sổ. Trường hợp hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất trả lại người bán,
cần lập hoá đơn báo Có. Kế toán mua hàng sử dụng các tài khoản sau để hạch
toán: TK 607 "Mua hàng hoá", TK 40 "Nhà cung cấp", TK 530 "Quỹ tiền mặt", TK
756 "Chiết khấu nhận được", TK 4456 "VAT - trả hộ Nhà nước"

Kế toán tổng hợp quá trình mua hàng được thực hiện theo sơ đồ 1
Chuẩn mực số 02 - chuẩn mực quy định hạch toán kế toán hàng tồn
kho được ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001.
Nhân viên Fast nếu muốn tham khảo chuẩn mực này, có thể load file
đính kèm về máy để xem. Bên cạnh đó, khách hàng nào muốn tham
khảo mà không thể load về thì có thể xem trực tiếp ngay trên forum.

CHUẨN MỰC SỐ 02

HÀNG TỒN KHO


(QĐ 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế
toán hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù
hợp với giá trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị
hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên
tắc giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp
dụng phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho.
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn
thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn
kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (–) chi phí ước tính
để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ
chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho
tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO

04. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có
thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có
thể thực hiện được.
GIÁ GỐC HÀNG TỒN KHO

05. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho
ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Chi phí mua
06. Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế
không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xep, bảo quản trong quá
trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua
hàng tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua
do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ (-) khỏi chi
phí mua.
Chi phí chế biến
07. Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên hệ
trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát
sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu, vật liệu thành thành
phẩm.
Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp,
thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí
khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng... và chi phí
quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp,
thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiep theo số lượng sản
phẩm sản xuất, như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân
công gián tiếp.
08. Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy
móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở
mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất
bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi
đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất
bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phan bổ vào
chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình
thường. Khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận là
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bo hết vào chi phí chế biến
cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
09. Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong
cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm
không được phản ánh một cách tách biệt, thì chi phí chế biến được
phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán
giữa các kỳ kế toán.
Trường hợp có sản phẩm phụ, thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo
giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ (–) khỏi chi
phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.
Chi phí liên quan trực tiếp khác
10. Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao
gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng
tồn kho. Ví dụ, trong giá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết
kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụ thể.
Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
11. Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản
xuất, kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường;
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản
hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo
quản quy định ở đoạn 06;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí cung cấp dịch vụ
12. Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí
khác liên quan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám
sát và các chi phí chung có liên quan.
Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý
doanh nghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO


13. Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các
phương pháp sau:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.
14. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh
nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
15. Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng
tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho
tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản
xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào
mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh
nghiệp.
16. Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là
hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước,
và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản
xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng
xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhap kho ở thời điểm đầu kỳ
hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng
nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
17. Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là
hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và
hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất
trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính
theo giá của lo hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn
kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn
tồn kho.

GIÁ TRỊ THUẦN CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC VÀ LẬP DỰ PHÒNG GIẢM
GIÁ HÀNG TỒN KHO
18. Giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng,
lỗi thời, giá bán bị giảm, hoặc chi phí hoàn thiện, chí phí để bán hàng
tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần
có thể thực hiện được là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được
phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng
chúng.
19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch
giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực
hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở
dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng
loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
20. Việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính.
Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí
trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài
chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở
thời điểm ước tính.
21. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục
đích của viec dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ, giá trị thuần có thể thực hiện
được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán
hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể hủy bỏ phải dựa vào giá trị
trong hợp đồng. Nếu so hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho
hợp đồng thì giá trị thuần có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa
hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá
trên cơ sở giá bán ước tính.
22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho
mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc
nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc
cao hơn giá thành sản xuat của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản
phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật
liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá
trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
23. Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo phải thực hiện đánh giá mới về giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối năm đó. Trường
hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở
cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn
nhập (Theo quy định ở đoạn 24) để đảm bảo cho giá trị của hàng tồn
kho phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc (nếu giá gốc nhỏ
hơn giá trị thuần có thể thực hiện được) hoặc theo giá trị thuần có thể
thực hiện được (nếu giá goc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được).

GHI NHẬN CHI PHÍ


24. Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu
liên quan đến chúng được ghi nhận. Tất cả các khoản chênh lệch giữa
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán
năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối
niên độ kế toán năm trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn
kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra,
và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được ghi nhận là chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho được lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự
phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước,
thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập ghi giảm chi phí san
xuất, kinh doanh.
25. Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán vào chi phí trong kỳ phải
đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.
26. Trường hợp một số loại hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra
tài sản cố định hoặc sử dụng như nhà xưởng, máy móc, thiết bị tự sản
xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào giá trị tài sản cố
định.

TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH


27. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho,
gồm cả phương pháp tính giá trị hàng tồn kho;
(b) Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng
tồn kho được phân loại phù hợp với doanh nghiệp;
(c) Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(d) Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(e) Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc
hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
(f) Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Giá gốc trừ (–) dự phòng giảm giá
hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ
phải trả.
28. Trường hợp doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho theo phương
pháp nhập sau, xuất trước thì báo cáo tài chính phải phản ánh số
chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trình bày trong bảng cân đối kế
toán với:
(a) Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp nhập
trước, xuất trước (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương
pháp nhập trước, xuất trước nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính
theo phương pháp bình quân gia quyền và giá trị thuần có thể thực
hiện được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo phương pháp
bình quân gia quyền nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo
phương pháp nhập trước, xuất trước và giá trị thuần có thể thực hiện
được); hoặc
Với giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá trị thuần có thể thực
hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ tính theo giá trị thuần có
thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn kho tính theo phương
pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền);
hoặc
(b) Giá trị hiện hành của hàng tồn kho cuối kỳ tại ngày lập bảng cân
đối kế toán (nếu giá trị hiện hành của hàng tồn kho tại ngày lập bảng
cân đối kế toán nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được); hoặc với
giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá trị hàng tồn
kho cuối kỳ tính theo giá trị hiện hành tại ngày lập bảng cân đối kế
toán).
29. Trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả sản xuất,
kinh doanh được phân loại chi phí theo chức năng.
30. Phân loại chi phí theo chức năng là hàng tồn kho được trình bày
trong khoản mục “Giá vốn hàng bán” trong báo cáo kết quả kinh
doanh, gồm giá gốc của hàng tồn kho đã bán, khoản dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, các khoản hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau
khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, chi phí sản
xuất chung không được phân bổ.

Chào trân trọng và chúc thành công!


tramlth
13-04-2006, 10:09
Thông tư hướng dẫn VAS 02 được ban hành ngày 09/10/2002, thông
tư số 89/2002/TT-BTC, hướng dẫn hạch toán Hàng Tồn Kho theo chuẩn
mực kế toán Hàng Tồn Kho đã ban hành ngày 31/12/2001.
Nhân viên Fast nếu muốn tham khảo thông tư hướng dẫn này, có thể
load file đính kèm về máy để xem. Bên cạnh đó, khách hàng nào muốn
tham khảo mà không thể load về thì có thể xem trực tiếp ngay trên
forum.

Hướng dẫn kế toán chuẩn mực "Hàng tồn kho"

1- Kế toán chi phí sản xuất chung cố định

- Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định, ghi:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố
định)
Có các TK: 152, 153, 214, 331, 334,...

- Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào
chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình
thường, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố
định).
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất
bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố
định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức
công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không
phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng
chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản
xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận
vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định
không phân bổ)
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

2- Kế toán các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho

- Căn cứ vào biên bản về mất mát, hao hụt hàng tồn kho, kế toán
phản ánh giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt, ghi:
Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý
Có các TK: 151, 152, 153, 154, 155, 156

- Căn cứ vào biên bản xử lý về hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế
toán ghi:
Nợ TK 111, 334,... (Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Các khoản hao hụt, mất mát của hàng
tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường của tổ chức, cá nhân gay ra
được phản ánh vào giá vốn hàng bán)
Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

3- Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng
tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá
gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của
chúng.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ
kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã
lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập
thêm, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn
kho)
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ
kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã
lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn
nhập, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn
kho).

Chào trân trọng và chúc thành công

You might also like