You are on page 1of 3

Bài tập:

Soạn và trình bày một hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa
trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh với Trung tâm nghiên
cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

PHÂN TÍCH :

1. Căn cứ pháp lý:

Nêu căn cứ pháp lý sai thì tuyên bố hợp đồng vô hiệu (quy định tại điều
18 nghị định số 45/2005/NĐ-CP đặc biệt là trích dẫn văn bản đã hết giá
trị pháp lí và hiệu lực thi hành)
- Bộ luật Dân sự quy định về chuyển giao công nghệ: căn cứ
chương 16 phần 16 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, ngày 14
tháng 6 năm 2005
Điều 754 : Quyền chuyển giao công nghệ
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền chuyển giao quyền sử dụng, quyền
sở hữu công nghệ:
1. Chủ sở hữu công nghệ;
2. Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao
quyền sử dụng, quyền sở hữu công nghệ.
Điều 755 : Đối tượng chuyển giao công nghệ
1. Đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm bí quyết kỹ thuật; kiến
thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp
kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình
máy tính, thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao; giải pháp hợp lý hoá
sản xuất, đổi mới công nghệ, cấp phép đặc quyền kinh doanh và các đối
tượng khác do pháp luật về chuyển giao công nghệ quy định.
2. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
thì việc chuyển giao công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Điều 757 : Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản.
2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong trường hợp pháp luật có quy định.
3. Việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng chuyển giao công
nghệ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản; đối với hợp đồng chuyển
giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều này, việc sửa đổi, bổ sung, gia
hạn, huỷ bỏ hợp đồng cũng phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
- căn cứ nghị định số 45/1998/NĐ-CP
- căn cứ nghị định số 59/2002/NĐ-CP
- Căn cứ thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT.

3. Thời gian và địa điểm làm hợp đồng :

Phần này phải thực hiện liên quan đến việc trang chấp theo quy đinh của Bộ
luât Dân sự là địa chỉ cư trú của một cá nhân nếu cá nhân đó tham gia hợp
đồng, địa chỉ cư trú chính thức của một pháp nhân nếu 1 trong 2 đối tượng
này đưa ra lời đề nghị. Khi xảy ra tranh chấp chỉ đưa ra tòa án nhân dân
quận huyện tổ chức ký hợp đồng để giải quyết.

4. Những quy định về chủ thể kí hợp đồng : được quy định tại điều 143 Bộ
luật Dân sự 2005

Người duy nhất có quyền ký hợp đông gọi là chủ thể pháp nhân (thủ trưởng
cơ quan ), nếu trong trường hợp người ký hợp đồng là trưởng bộ phận ,
trưởng phòng ....thì phải được sự ủy quyền của chủ thể pháp nhân bằng văn
bản và phải ủy quyền trực tiếp. Thời gian ủy quyền là 15 ngày kể từ ngày gia
hạn lần đầu tiên, ngày ủy quyền phải trước ngày kí hợp đồng 1 ngày, giấy ủy
quyền chỉ có hiệu lực trong 7 ngày (có quyền gia hạn ).

5. Nội dung thỏa thuận giữa các bên :

Bắt buộc phải được trình bày bằng các ĐIỀU và tên của các cơ quan doanh
nghiêp phải sử dụng bằng các thuật ngữ Bên A, Bên B.
Các điều 1,3,4,5,6,7,8 thuộc các điều khoảng bắt cơ bản bắt buộc phải có,
nếu thiếu hợp đồng sẽ bị hủy bỏ
Điều 9 thuộc điều khoảng thông thường .

6. Phương thức thanh toán : được quy định tại điều 24 của nghị định
45/2005/NĐ-CP

Điều 24. Phương thức thanh toán


Thanh toán cho việc chuyển giao công nghệ do các Bên thỏa thuận theo các
phương thức sau đây:
1. Đưa toàn bộ giá trị công nghệ được chuyển giao vào vốn góp trong các dự
án đầu tư.
2. Trả kỳ vụ theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế hoặc phần trăm giá bán
tịnh.
3. Trả gọn làm một hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc bằng hàng hóa phù hợp
với tiến độ chuyển giao công nghệ và quy định của pháp luật Việt Nam về
việc thanh toán bằng hàng hóa. Giá trị trả gọn được xác định căn cứ vào
Điều 23 Nghị định này.
4. Kết hợp các phương thức thanh toán nêu tại các khoản 1, 2, 3 của Điều
này.

7. Phương thức và các nguyên tắc giải quyết các tranh chấp :

Nếu giải quyết bằng luật pháp Việt Nam mà hai bên điều chấp thuận thì
không cần áp dụng đến luật pháp quốc tế
Nếu giải quyết bằng luật pháp Việt Nam mà chưa thỏa mãn yêu cầu của 2
bên hoặc luật pháp Việt Nam trái với luật quốc tế và điều ước quốc tế thì ưu
tiên áp dụng luật quốc về các điều ước quốc tế.

You might also like