You are on page 1of 11

KINH TẾ VĨ MÔ

Đối tượng nghiên cứu


Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế toàn thể. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể
của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ
kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v.

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản lượng quốc nội hay GDP (viết
tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ
cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định,
thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản
phẩm quốc nội. Gần đây, trong các tài liệu thống kê mang tính nghiêm ngặt, thuật ngữ
tiếng Anh national gross domestic product- NGDP hay được dùng để chỉ tổng sản phẩm
quốc nội, regional (hoặc provincial) gross domestic product hay dùng để chỉ tổng sản
phẩm nội địa của địa phương. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát
triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

Đối với các đơn vị hành chính khác của Việt Nam, thông thường ít khi dịch trực tiếp mà
thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh/huyện v.v

Phương pháp nghiên cứu


Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện
tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Do
cách nhìn nhận các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô tồn tại nhiều trường
phái.

[sửa] Các trường phái kinh tế học vĩ mô


[sửa] Chủ nghĩa Keynes
Xem bài chính về Chủ nghĩa Keynes

[sửa] Trường phái Keynes chính thống


Xem bài chính Trường phái Keynes chính thống

Mặc dù ủng hộ thị trường tự do, song trường phái Keynes vẫn cho rằng vai trò ổn định
kinh tế vĩ mô của chính phủ là không thể thiếu vì thị trường không hoàn hảo. Các nhà
kinh tế trường phái Keynes tin rằng tổng cầu chịu tác động của một loạt các quyết định
kinh tế - cả của tư nhân lẫn của nhà nước - và thường thiếu ổn định. Trường phái Keynes
còn khẳng định những biến động của tổng cầu có tác động rất lớn trong ngắn hạn tới sản
lượng thực tế và tới việc làm, nhưng không tác động tới vật giá - hay vật giá cứng nhắc.
Chính vì vật giá cứng nhắc nên khi chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư hay chi tiêu của chính
phủ thay đổi thì tổng cầu cũng sẽ thay đổi. Chính sách tài khóa (thuế, chi tiêu cộng cộng),
vì thế, có sức mạnh đáng kể để khắc phục sự thiếu ổn định của tổng cầu. Tuy nhiên,
chính sách tiền tệ không có hiệu lực gì cả.

[sửa] Trường phái Keynes mới


Xem bài chính Kinh tế học Keynes mới.

Kinh tế học Keynes mới là một trường phái kinh tế học vĩ mô ra đời với mục đích chống
lại những phê phán của trường phái Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới rằng kinh tế học
Keynes thiếu một cơ sở kinh tế học vi mô. Kinh tế học Keynes mới tìm cách thuyết minh
mệnh đề trung tâm về giá cả và tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn của kinh tế học
Keynes bằng kinh tế học vi mô. Trường phái này hiện nay đưa ra ba lý luận chính, gồm:
hợp đồng lao động dài hạn, tiền công hiệu quả, và chi phí thực đơn.

[sửa] Trường phái tổng hợp


Xem bài chính về trường phái tổng hợp

Kinh tế học vĩ mô tổng hợp là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp
các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học vĩ mô Keynes. Trường phái này
lấy cân bằng tổng thể của kinh tế học tân cổ điển làm khung, bổ sung thêm lý luận cầu
hữu hiệu của kinh tế học Keynes, và sử dụng tích cực phân tích IS-LM của Hicks. Phái
này cho rằng dựa vào chính sách điều chỉnh cầu hữu hiệu của nhà nước có thể đạt được
trạng thái toàn dụng nhân lực như kinh tế học tân cổ điển nhìn nhận và đẩy mạnh được
tăng trưởng kinh tế. Các mô hình kinh tế lượng sẽ giúp nhà nước tính toán và điều chỉnh
cầu hữu hiệu một cách hiệu quả.

[sửa] Trường phái tân cổ điển


Xem bài chính về Kinh tế học tân cổ điển

Kinh tế học tân cổ điển, về cơ bản, là kinh tế học vi mô. Tuy nhiên, những lý luận về quy
luật thị trường, nhất là nguyên lý Say, mà trường phái này phát hiện trong thời gian từ thế
kỷ 19 đến thập niên 1930 đã trở thành khung để hình thành kinh tế học vĩ mô. Mô hình
tăng trưởng tân cổ điển (còn gọi: mô hình tăng trưởng ngoại sinh hay mô hình tăng
trưởng Solow) chính là lý luận kinh tế học vĩ mô quan trọng nhất của phái tân cổ điển.

[sửa] Chủ nghĩa kinh tế tự do mới


Xem bài chính về Chủ nghĩa kinh tế tự do mới

[sửa] Trường phái kinh tế học vĩ mô cổ điển mới


Xem bài chính về Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới

Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới là phái vĩ mô của kinh tế học tân cổ điển hình thành từ
thập niên 1970. Phái này xây dựng hệ thống học thuyết kinh tế học vĩ mô của mình từ
nền tảng của kinh tế học vi mô. Họ giả định là thị trường hoàn hảo dù trong ngắn hạn hay
dài hạn, nhấn mạnh việc thiết kế các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhằm mục đích tối đa
hóa thỏa dụng của cá nhân. Những đóng góp quan trọng nhất của phái này vào kinh tế
học vĩ mô gồm giả thuyết dự tính duy lý, tính không nhất quán theo thời gian, hàm cung
Lucas, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực.

[sửa] Chủ nghĩa tiền tệ


Xem bài chính về Chủ nghĩa tiền tệ

Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ,
một biến số kinh tế quan trọng. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ do Milton Friedman
lãnh đạo không ủng hộ việc lạm dụng chính sách tiền tệ để ổn định chu kỳ kinh tế. Họ đề
nghị để tiền tệ trung lập hoặc chỉ nên giữ cho tốc độ tăng cung tiền chậm, ổn định và vừa
đúng bằng tốc độ tăng sản lượng thực tế. Các lý luận chính của chủ nghĩa tiền tệ gồm:
Hàm cầu tiền của Friedman, thuyết số lượng tiền tệ mới, khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên, v.v...

[sửa] Kinh tế học trọng cung


Xem bài chính về Kinh tế học trọng cung.

Kinh tế học trọng cung đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế. Phái này nhấn
mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế
nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.

[sửa] Trường phái cơ cấu

[sửa] Quan hệ giữa kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi



MẪU ĐỀ THI KINH TẾ VĨ MÔ I
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2006-07
(Thời gian làm bài: 60 phút)

Yêu cầu: Chọn 1 phương án trả lời đúng nhất từ mỗi câu hỏi sau đây.

1. Khoản mục nào sau đây không được tính vào GDP của Việt Nam năm 2006?
a.Một chiếc xe đạp sản xuất tại Công ty xe đạp Thống Nhất trong năm 2006.
b.Dịch vụ cắt tóc được thực hiện trong năm 2006.
c.Thu nhập mà người môi giới bất động sản nhận được trong năm 2006.
d.Một căn hộ được xây dựng năm 2005 và được bán lần đầu tiên trong năm 2006

2. Khoản tiền 50.000 đôla mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe BMW được sản xuất tại Đức sẽ
được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như như thế nào?
a.Đầu tư tăng 50.000 đôla và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đôla.
b.Tiêu dùng tăng 50.000 đôla và xuất khẩu ròng giảm 50.000 đôla.
c.Xuất khẩu ròng giảm 50.000 đôla.
d.Không tác động nào vì chiếc xe này được sản xuất ở nước ngoài.
3. Lợi nhuận mà một nhà hàng của Việt Nam thu được tại Mat-xcơ-va sẽ được tính vào:

a.GNP của Việt Nam.


b.GDP của Việt Nam.
c.GDP của Nga.
d.Câu a và c đúng.
4. Giả sử năm 1994 là năm cơ sở và trong thời gian qua tỉ lệ lạm phát hàng năm của Việt Nam
đều mang giá trị dương. Khi đó,

a.GDP danh nghĩa luôn lớn hơn GDP thực tế.


b.GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa trước năm 1994 và điều ngược lại xảy ra sau năm 1994.

c.GDP thực tế luôn lớn hơn GDP danh nghĩa.


d.GDP thực tế nhỏ hơn GDP danh nghĩa trước năm 1994 và điều ngược lại xảy ra sau năm
1994.

Bảng 1. Xét một nền kinh tế giả định mà người dân chỉ mua hai loại sản phầm là sách và bút.
Năm cơ sở là 2000.

5. Theo dữ liệu ở Bảng 1, CPI của các năm 2000, 2001, 2002 lần lượt là
a.100,0; 111,0; 139,6
b.100,0; 109,2; 116,0
c.100,0; 113,3; 125,0
d.83,5; 94,2; 100,0

6. Theo dữ liệu ở Bảng 1, tỉ lệ lạm phát của năm 2001 là


a.0%
b.9,2%
c.11,0%
d.13,3%

7. Theo dữ liệu ở Bảng 1, tỉ lệ lạm phát của năm 2002 là


a.0%
b.10,3%
c.11,0%
d.13,3%

8. Giả sử tỉ lệ tăng trưởng hàng năm là 7%. Theo qui tắc 70, GDP thực tế tăng thêm bao nhiêu
sau 1 thập kỉ?
a. 140%b. 280%c. 400%d. 300%

9. Chính sách nào dưới đây có thể cải thiện được mức sống của người dân ở một nước nghèo?
a.Sự gia tăng các cơ hội tiếp cận với giáo dục của dân cư.
b.Hạn chế tăng trưởng dân số.
c.Áp dụng rộng rãi chính sách kiểm soát giá để phân bổ các hàng hóa và nguồn lực.
d.Câu a và b đúng.

10. Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất lao động của một quốc gia?
a.Vốn nhân lực trên một công nhân.
b.Tư bản hiện vật trên một công nhân.
c.Tài nguyên thiên nhiên trên một công nhân.
d.Lao động.

11. Sự kiện nào dưới đây biểu thị tiến bộ công nghệ?
a.Một nông dân phát hiện ra rằng trồng cây vào mùa xuân tốt hơn trồng vào mùa hè.
b.Một nông dân mua thêm máy kéo.
c.Một nông dân thuê thêm lao động.
d.Một nông dân cho con theo học tại trường đại học nông nghiệp để sau này trở về làm việc
trong trang trại của cha mình.

12. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài?
a.Công ty Bến thành xây dựng một nhà hàng ở Mát-xcơ-va.
b.Hãng phim truyện Việt Nam bán bản quyền bộ phim Đời cát cho một trường quay Nga.
c.Công ty ôtô Hoà bình mua cổ phần của Toyota (Nhật Bản).
d.Câu a và c đúng.

13. Xét một nền kinh tế đóng. Nếu Y = 2000, C = 1200, T = 200, và G = 400, thì:
a.Tiết kiệm = 200, đầu tư = 400.
b.Tiết kiệm = 400, đầu tư = 200.c.Tiết kiệm = đầu tư = 400.
d.Tiết kiệm = đầu tư = 600.

14. Giả sử một nước có dân số là 40 triệu người, trong đó 18 triệu người có việc làm và 2 triệu
người thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?
a. 11 %b. 8 %c. 5 %d. 10 %

15. Nếu bạn đang không có việc làm bởi vì bạn đang trong quá trình tìm kiếm một công việc tốt
hơn, thì các nhà kinh tế sẽ xếp bạn vào nhóm
a.thất nghiệp tạm thời
b.thất nghiệp chu kỳ
c.thất nghiệp cơ cấu
d.thất nghiệp theo lí thuyết cổ điển

16. Nhận định nào sau đây về lý thuyết tiền lương hiệu quả là đúng?
a.Đó là mức tiền lương do chính phủ quy định.
b.Doanh nghiệp trả lương cho công nhân càng thấp càng tốt.
c.Việc trả lương cao hơn mức cân bằng thị trường tạo ra rủi ro về đạo đức vì công nhân trở nên
ít trách nhiệm hơn.
d.Việc trả lương cao hơn mức cân bằng thị trường có thể cải thiện sức khoẻ công nhân, giảm
bớt tốc độ thay thế công nhân, nâng cao chất lượng và nỗ lực của công nhân.

17. Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên, vật liệu nhập khẩu, thì trong ngắn hạn:
a.đường tổng cầu dịch chuyển sang phải làm sản lượng và mức giá tăng.
b.đường tổng cầu dịch chuyển sang trái làm sản lượng và mức giá giảm.
c.đường tổng cung dịch chuyển sang phải làm sản lượng tăng và mức giá giảm.
d.đường tổng cung dịch chuyển sang trái làm sản lượng giảm và mức giá tăng.

18. Trên hệ trục P-Y, sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu có thể được giải thích bởi:
a.chính phủ giảm thuế thu nhập.
b.các hộ gia đình giảm tiết kiệm.
c.các doanh nghiệp tăng đầu tư.
d.Tất cả các câu trên đều đúng.

Bảng 2 Xét một nền kinh tế giản đơn với thu nhập (Y) và tiêu dùng (C) được cho ở bảng sau:
19. Theo dữ liệu ở Bảng 2, phương trình nào dưới đây biểu diễn đúng nhất hàm tiêu dùng:
a.C = 30 + 0,9Y
b.C = 50 + 0,8Y
c.C = 70 + 0,7Y
d.Không phải các kết quả trên.

20. Theo dữ liệu trong Bảng 2, nếu chi tiêu cho đầu tư bằng 30 thì mức sản lượng cân bằng sẽ
là:
a.300b. 400c. 500d. Không phải các kết quả trên.
21. Theo dữ liệu trong Bảng 2, số nhân chi tiêu là.
a.3,3
b.5
c.10
d.Không phải các kết quả trên.

22. Giả sử đầu tư tăng 500 và xuất khẩu tăng 1300. Với xu hướng tiêu dùng cận biên từ thu
nhập quốc dân (MPC’ = DC/DY) là 0,8 và MPM = 0,05, thì thu nhập quốc dân sẽ tăng:
a.1800
b. 4050
c. 7200
d. 9000

23. Cán cân ngân sách chính phủ:


a.luôn thâm hụt trong thời kỳ suy thoái.
b.luôn thặng dư trong thời kỳ bùng nổ.
c.sẽ cân bằng khi toàn bộ nợ của chính phủ được thanh toán.
d.có liên quan đến chu kỳ kinh doanh ở một mức độ nhất định.

24. Một người vừa chuyển 1 triệu đồng từ tài khoản tiết kiệm có thời hạn sang tài khoản tiền gửi
có thể viết séc. Khi đó:
a.cả M1 và M2 đều giảm.
b.M1 giảm, còn M2 tăng lên.
c.M1 giảm, còn M2 không thay đổi.
d.M1 tăng, còn M2 không thay đổi.

25. Động cơ chủ yếu mà mọi người giữ tiền là:


a.để giao dịch.
b.để dự phòng.
c.vì thu nhập từ tiền lãi.
d.giảm rủi ro cho danh mục đầu tư.

Bảng 3

26. Theo dữ liệu ở Bảng 3, số nhân tiền là:


a.3
b.4
c.5
d.Không phải các kết quả trên.

27. Theo dữ liệu ở Bảng 3, muốn giảm cung tiền 1 tỉ đồng, ngân hàng trung ương cần:
a.mua 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
b.bán 100 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
c.mua 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.
d.bán 250 triệu đồng trái phiếu chính phủ.

28. Theo dữ liệu ở Bảng 3 và giả sử các ngân hàng thương mại luôn dự trữ đúng mức bắt buộc.
Giả sử ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dữ trữ bắt buộc lên 20%. Cung tiền
a.tăng 2000 tỉ đồng.
b.giảm 2000 tỉ đồng.
c.không thay đổi.
d.Không phải các kết quả trên.

29. Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn trên hệ trục với trục tung là lãi suất và trục hoành là
lượng tiền, thì sự tăng lên của mức giá sẽ làm
a.dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và lãi suất sẽ tăng.
b.dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và lãi suất sẽ giảm.
c.dịch chuyển đường cung tiền sang phải và lãi suất sẽ giảm.
d.dịch chuyển đường cung tiền sang trái và lãi suất sẽ tăng.

30. Câu nào sau đây miêu tả rõ nhất cách thức sự gia tăng của cung tiền làm dịch chuyển đường
tổng cầu?
a.Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất tăng, đầu tư giảm, đường tổng cầu dịch
chuyển sang trái.
b.Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, lãi suất giảm, đầu tư tăng, đường tổng cầu dịch
chuyển sang phải.
c.Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, mức giá tăng, chi tiêu giảm, đường tổng cầu dịch
chuyển sang trái.
d.Đường cung tiền dịch chuyển sang phải, mức giá giảm, chi tiêu tăng, đường tổng cầu dịch
chuyển sang phải.

31. Khi trong thực tế lạm phát cao hơn mức dự kiến ban đầu, thì điều nào sau đây có thể xảy ra?
a.Người đi vay được lợi, còn người cho vay bị thiệt.
b.Người cho vay được lợi, còn người đi vay bị thiệt.
c.Thu nhập sẽ được tái phân phối từ chính phủ và doanh nghiệp sang các hộ gia đình.
d.Câu a và c đúng.

32. Nếu lãi suất thực tế trước thuế là 4%, tỉ lệ lạm phát là 6% và thuế suất đánh vào tiền lãi là
20%, thì lãi suất thực tế sau thuế là bao nhiêu?
a.1%.
b.2%.
c.3%.
d.4%.

33. Những khoản tiền mà Việt kiều gửi về cho người thân của họ ở Việt Nam sẽ làm:
a.tăng thâm hụt tài khoãn vãng lai của Việt Nam.
b.giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam.
c.giảm thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam.
d.không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoản vốn của Việt Nam.

34. Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam?
a.GDP thực tế của thế giới.
b.GDP thực tế của Việt Nam.
c.giá tương đối của hàng hoá sản xuất ở Việt Nam so với giá của hàng hoá tương tự sản xuất ở
nước ngoài.
d.giá tương đối của hàng hoá sản xuất ở nước ngoài so với giá của hàng hoá tương tự sản xuất
ở Việt Nam.

35. Những cá nhân hay công ty nào dưới đây được lợi khi đồng Việt Nam giảm giá trên thị
trường ngoại hối?
a.Khách Việt Nam đi du lịch châu Âu.
b.Một công ty Việt Nam nhập khẩu Vốtka từ Nga.
c.Một công ty Hà Lan nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam.
d.Một công ty Mỹ xuất khẩu máy tính sang Việt Nam.

36. Điều nào dưới đây sẽ làm dịch chuyển đường cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sang
phải?
a.Cầu về hàng hoá nước ngoài của dân cư trong nước tăng lên.
b.Cầu về hàng hoá trong nước của người nước ngoài giảm.
c.Người ta dự đoán đồng nội tệ sẽ lên giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới.
d.Ngân sách chính phủ thâm hụt.

37. Trên thị trường trao đổi giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ, việc người tiêu dùng Việt Nam ưa
thích hàng hoá của Mỹ hơn sẽ:
a.làm dịch chuyển đường cung về đôla Mỹ sang trái và làm tăng giá trị của đồng đôla.
b.làm dịch chuyển đường cầu về đôla Mỹ sang phải và làm tăng giá trị của đồng đôla.
c.làm dịch chuyển đường cung về đôla Mỹ sang phải và làm giảm giá trị của đồng đôla.
d.làm dịch chuyển đường cầu về đôla Mỹ sang trái và làm giảm giá trị của đồng đôla.

38. Xét một nền kinh tế đóng. Giả sử chính phủ đồng thời giảm thuế cho đầu tư và miễn thuế
đánh vào tiền lãi từ tiết kiệm trong khi giữ cho cán cân ngân sách không thay đổi. Theo mô hình
về thị trường vốn vay, thì điều gì sẽ xảy ra trong nền kinh tế?
a.Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ tăng.
b.Cả đầu tư và lãi suất thực tế sẽ giảm
c.Cả đầu tư và lãi suất thực tế đều không thay đổi
d.Đầu tư sẽ tăng, nhưng lãi suất thực tế có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi.

39. Nếu GDP thực tế nhỏ hơn tổng chi tiêu dự kiến thì:
a.tổng chi tiêu dự kiến sẽ tăng.
b.GDP thực tế sẽ tăng.
c.mức giả phải giảm để khôi phục trạng thái cân bằng.
d.Câu a và b đúng.

40. Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Tiếp đó giả
sử rằng ngân hàng trung ương giảm cung tiền. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, điều gì sẽ
xảy ra với mức giá và sản lượng trong dài hạn?
a.Mức giá giảm, sản lượng không thay đổi so với giá trị ban đầu.
b.Sản lượng tăng, mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu.
c.Sản lượng giảm, mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu.
d.Cả sản lượng và mức giá không thay đổi so với giá trị ban đầu

Phân biệt GDP với GNP


GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập
giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là thu
nhập nhận được ở đó.
Để dễ hiểu hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại
Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy
này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu
được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của
các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của
Mỹ.

GDP danh nghĩa và GDP thực tế


GDP danh nghĩa là một cách tính tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá
và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của
thời kỳ đó

GDPin=∑QinPin

Trong đó:

• i: Biểu thị loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n


• t: Biểu thị thời kỳ tính toán
• Q: Số lượng sản phẩm từng loại mặt hàng; Qi: số lượng sản phẩm loại i
• P: Giá của từng mặt hàng; Pi giá của sản phẩm thứ i.

Trong khi GDP danh nghĩa chỉ tổng số tiền chi phí cho GDP, thì GDP thực tế chỉ việc
điều chỉnh lại của con số này vì những lý do như sự mất giá của đồng tiền để có thể ước
lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất
đôi khi được gọi là "GDP tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định"
hay GDP "điều chỉnh lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo
luật định). Xem thực tế và danh nghĩa trong kinh tế học.

GDP bình quân đầu người


GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất định là
giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho
dân số của nó cũng tại thời điểm đó.

Các thành phần của GDP


GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc tổng của các khoản chi tiêu, hoặc
tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả
tính GDP như nhau. Nhưng trong nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa
kết quả theo ba cách tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.

Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà kinh tế học đưa ra một công thức như sau:

GDP = C + I + G + NX
Trong đó:

• C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.
• I là đầu tư của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây được coi là tiêu
dùng của các nhà đầu tư. Lưu ý, đừng lẫn lộn điều này với đầu tư mang tính đầu
cơ tích trữ vào thị trường chứng khoán và trái phiếu.
• G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của phần
này đối với các phần còn lại của GDP được mô tả trong lý thuyết khả dụng (có thể
đem đi tiêu).
• NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của nền
kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản
xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm
và dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất).

Ba thành phần đầu đôi khi được gọi chung là "nội nhu", còn thành phần cuối cùng là
"ngoại nhu".

GDP theo cách tính tổng chi phí (lúc này không gọi là GDP nữa, mà gọi là tổng chi tiêu
nội địa hay GDE (viết tắt của Gross Domestic Expenditure) được tính toán tương tự, mặc
dù trong công thức tính tổng chi phí không kê khai những khoản đầu tư ngoài kế hoạch
(bỏ hàng tồn kho vào cuối chu kỳ báo cáo) và nó phần lớn được sử dụng bởi các nhà kinh
tế lý thuyết.

So sánh xuyên quốc gia


GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng
(tính theo nội tệ) sang bằng một trong hai phương thức sau:

• Tỷ giá hối đoái hiện tại: GDP được tính theo tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các
thị trường tiền tệ quốc tế.
• Ngang giá sức mua hối đoái: GDP được tính theo sự ngang giá của sức mua
(tiếng Anh: purchasing power parity hay viết tắt: PPP) của mỗi loại tiền tệ tương
đối theo một chuẩn chọn lựa (thông thường là đồng đôla Mỹ).

Thứ bậc tương đối của các quốc gia có thể lệch nhau nhiều giữa hai xu hướng tiếp cận kể
trên.

Phương pháp tính theo sự ngang giá của sức mua tính toán hiệu quả tương đối của sức
mua nội địa đối với những nhà sản xuất hay tiêu thụ trung bình trong nền kinh tế. Nó có
thể sử dụng để làm chỉ số của mức sống đối với những nước chậm phát triển là tốt nhất vì
nó bù lại những điểm yếu của đồng nội tệ trên thị trường thế giới.

Phương pháp tính theo tỷ giá hối đoái hiện tại chuyển đổi giá trị của hàng hóa và dịch vụ
theo các tỷ giá hối đoái quốc tế. Nó là chỉ thị tốt hơn của sức mua quốc tế của đất nước và
sức mạnh kinh tế tương đối.
Cụ thể hơn, đề nghị xem Các chỉ số kinh tế.

Các vấn đề
Mặc dù GDP được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, giá trị của nó như là một chỉ số vẫn
đang là vấn đề gây tranh cãi. Sự phê phán sử dụng GDP bao hàm các điểm sau:

• Kết quả tính GDP theo các phương thức khác nhau làm người ta bối rối, nhất là
khi so sánh xuyên quốc gia.
• GDP, như một chỉ số về kích cỡ của nền kinh tế, nhưng lại không chuẩn xác trong
đánh giá mức sống.
• GDP không tính đến kinh tế ngầm, kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi, các
công việc tình nguyện, chăm sóc trẻ em miễn phí do các ông bố bà mẹ (không làm
việc) đảm nhiệm hay sản xuất hàng hóa tại gia đình. Vì vậy, tại các nước mà việc
kinh doanh thực thi một cách không chính thức chiếm phần lớn thì số liệu của
GDP sẽ kém chính xác.
• GDP không tính đến tính hài hòa của sự phát triển. Ví dụ một nước có thể có tốc
độ tăng trưởng GDP cao do khai thác khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
• GDP tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những
hiệu ứng tiêu cực. Ví dụ, một xí nghiệp làm tăng GDP nhưng gây ô nhiễm một
con sông và người ta phải đầu tư để cải tạo lại môi trường. Việc này cũng làm
tăng GDP. Xem thêm Truyện ngụ ngôn về cửa sổ gẫy.
• GDP cũng không cho ta sự phản ánh trung thực của sự phân chia lợi ích trong
phạm vi đất nước. Có thể có những nhóm người không thu được lợi ích gì từ lợi
ích kinh tế chung. GDP cao có thể là kết quả của một số người giàu có đem lại
cho nền kinh tế trong khi phần lớn dân chúng sống dưới mức nghèo khổ.

Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng việc tìm một chỉ số khác thay thế GDP cũng rất khó
khăn. Một sự thay thế được biết đến là Chỉ số tiến bộ thực sự (GPI) được cổ động bởi
Đảng Xanh của Canada. GPI đánh giá chính xác như thế nào thì chưa chắc chắn; một
công thức được đưa ra để tính nó là của Redefining Progress, một nhóm nghiên cứu chính
sách ở San Francisco

You might also like