You are on page 1of 7

Xe hỗn hợp và xe hydro, tương lai nào sáng hơn

10:28' 04/12/2004 (GMT+7)

Ôtô sạch chạy bằng tế bào nhiên liệu hydro quả là hấp dẫn. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều
người nói rằng đã đến lúc ngành ôtô thức tỉnh và phát triển các
loại công nghệ khả thi hơn, chẳng hạn xe ôtô sử dụng cả xăng lẫn
điện - xe hỗn hợp.

Trong thông điệp liên bang năm 2003, Tổng thống Bush tuyên bố mục
tiêu của ông tới năm 2020 là sẽ có nhiều xe ôtô chạy bằng hydro trên
đường. Ông cam kết liên bang sẽ chi 1,2 tỷ đôla để thực hiện mục tiêu
này. Trong ngân sách năm 2005, Bộ Năng lượng Mỹ cũng dành 318
Một lái xe buýt đang tiếp nhiên
triệu đôla để sản xuất cả tế bào nhiên liệu và hydro. liệu hydro.

Các học giả chẳng hạn như Jeremy Rifkin thuộc Viện nghiên cứu xu hướng kinh tế cho rằng xây
dựng một nền kinh tế hydro góp phần làm cho bầu trời trong sạch hơn, giúp Mỹ không phụ thuộc
vào nguồn dầu nhập khẩu. Nguyên nhân là mỗi chiếc xe sử dụng tế bào nhiên liệu hydro chứa
các bộ phận giống như một nhà máy điện di động. Khi không chuyển động, ôtô sẽ cung cấp điện
cho các thiết bị bên ngoài.

Tuy nhiên, trong năm qua, hai nghiên cứu khoa học cộng với một cuốn sách được xuất bản gần
đây cho rằng tập trung quá nhiều vào xe chạy bằng hydro có thể phản tác dụng. Một giải pháp
khả thi hơn có thể nằm ở loại công nghệ đang được nhiều người ưa chuộng - xe hỗn hợp.
Joseph Romm thuộc Bộ Năng lượng cho rằng chính phủ Mỹ nên tập trung vào xe hỗn hợp trong
hai thập kỷ tới chứ không phải xe sử dụng tế bào nhiên liệu.

Romm và các chuyên gia khác chỉ ra rằng hydro không phải là một nguồn nhiên liệu vì nó được
sản xuất từ các nguồn khác. Mặc dù mọi người hy vọng các nguồn năng lượng tái sinh như gió
một ngày nào đó có thể được sử dụng để sản xuất hydro song hiện nay cách hiệu quả nhất để
sản xuất nó là từ khí tự nhiên. Quá trình đó giải phóng CO2 vào khí quyển.

Ngoài ra, xây dựng mạng lưới phân phối hydro cũng là một vấn đề lớn. Vào giữa tháng 11/2004,
Shell đã mở trạm nhiên liệu hydro đầu tiên bên ngoài Washington, D.C. Đây là một trong 22 trạm
hydro mới dành cho xe ôtô chạy bằng hydro trong năm qua tại Mỹ. Tuy nhiên, vẫn cần xây dựng
nhiều trạm hơn. Romm nói: ''Thách thức trong việc phát triển loại ô tô chạy bằng tế bào nhiên liệu
là rất lớn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng''.

Romm và Keith cho rằng các công ty sản xuất ôtô quá mải mê phát triển tế bào nhiên liệu hydro
và bỏ qua nhu cầu cải thiện hiệu quả của các loại xe chạy bằng xăng. Tuy nhiên, đại diện của các
hãng sản xuất ôtô lại bác bỏ ý kiến trên và cho rằng ngành công nghiệp ôtô cùng lúc có thể theo
đuổi cả xe hỗn hợp lẫn công nghệ tế bào nhiên liệu hydro. Kỹ sư Kyle Johnson tại General Motors
nói: ''Tế bào nhiên liệu hydro chỉ là một phần trong chiến lược dài hạn giảm mức tiêu thụ nhiên
liệu của chúng tôi. Trong ngắn hạn, chúng tôi tiếp tục cải tiến động cơ đốt nhiên liệu. Còn về trung
hạn, chúng tôi sẽ đưa ra thị trường xe hỗn hợp''. Mặc dù phải mất một thời gian để phát triển các
dòng tế bào nhiên liệu song một số công ty trong đó có Ford, General Motors và BMW đang điều
chỉnh các loại động cơ đốt trong để chúng có thể sử dụng cả hydro.

Xe hỗn hợp dường như ngày càng phổ biến. Theo dữ liệu do J.D. Power công bố tuần trước, có
khoảng 47.500 xe hỗn hợp đã được bán ở Mỹ trong năm 2003. Trong năm 2005, công ty này dự
đoán con số sẽ tăng lên 206.000 xe. Xe hỗn hợp sẽ trở nên phổ biến hơn nếu bang California ban
hành luật hạn chế khí thải CO2 từ xe cộ kể từ năm 2009. Các công ty sản xuất xe dự định đâm
đơn kiện để ngăn cản việc ban hành luật. Theo họ, cải thiện về khí thải sẽ làm tăng giá ôtô lên
thêm 1.000 đôla mỗi chiếc.
• Minh Sơn (Tổng hợp)

Cải tiến tế bào nhiên liệu hydro


09:08' 09/03/2004 (GMT+7)

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển một phương pháp tăng hiệu suất của tế bào nhiên liệu
hydro tí hon lên thêm 50%. Những tế bào như vậy có thể là địch thủ của các loại pin hiện
nay và xua tan lo ngại gần đây của hãng Nokia rằng công nghệ pin hiện đang không thể
theo kịp với các chức năng của điện thoại tiên tiến.

Kỹ sư Suk Won Cha và Fritz Prinz thuộc ĐH Stanford, California, phát


hiện họ có thể tăng hiệu suất bằng cách thu hẹp các kênh dẫn nhiên
liệu tới trung tâm của tế bào. Phương pháp này hiện chỉ có hiệu quả
đối với tế bào nhiên liệu hydro, trong khi methanol lỏng hiện là nhiên
liệu lựa chọn của các công ty điện tử dân dụng lớn như Motorola và
NEC. Họ thích methanol bởi nó giải phóng nhiều năng lượng hơn so Cấu tạo một loại tế bào nhiên liệu
với hydro. hydro.

Tuy nhiên, methanol rất độc và tế bào nhiên liệu sử dụng nó tạo ra khí nhà kính CO 2. Hydrogen
chỉ tạo ra nước và với mẹo của hai kỹ sư trên, tế bào nhiên liệu hydro sẽ là một địch thủ đáng
gờm cung cấp nhiên liệu cho nhiều thiết bị di động. Tế bào nhiên liệu hoạt động bằng cách kết
hợp nhiên liệu với oxy từ không khí và sử dụng năng lượng được giải phóng để tạo ra dòng điện.

Tế bào nhiên liệu của Cha chứa một màng trao đổi proton bằng polymer. Màng này được kẹp
giữa một lớp cực âm và cực dương. Mỗi lớp chứa một chất xúc tác platinum. Để tới cực dương,
hydro phải đi qua một khối polymer với đầy các kênh rộng 500micromet. Ở cực dương, platinum
giúp phá vỡ hydro thành proton và electron. Proton đi qua màng trao đổi, phản ứng với oxy và
electron từ cực âm để tạo ra nước. Quá trình này đẩy electron còn lại ở cực dương đi quanh một
mạch điện bên ngoài tới cực âm, tạo ra dòng điện.

Nhóm nghiên cứu đã quyết định xem điều gì sẽ xảy ra nếu họ làm cho các kênh trong khối
polymer nhỏ hơn và nhiều lỗ hơn. Họ sử dụng công nghệ sản xuất chip để khoan các kênh có
đường kính chỉ 20micromet. Kết quả cho thấy tốc độ vận chuyển hydro tăng lên và ngăn chặn
được cực dương bị ngập năng lượng. Tỷ lệ trao đổi proton cũng như hiệu suất của tế bào nhiên
liệu tăng thêm 50%.

Các loại pin dành cho máy tính xách tay chỉ có thể hoạt động trong khoảng 2-4 giờ mà không cần
nạp. Một số công ty sản xuất tế bào nhiên liệu hydro (pin hydro) hy vọng sản xuất ra các loại pin
có thể hoạt động liên tục 20 tiếng. Cha khẳng định kỹ thuật của ông sẽ tăng thời gian hoạt động
thêm 50% ngoài thời gian đó. Tuy nhiên, Manfred Stefener, giám đốc Công ty Smart Fuel Cells ở
Đức lo ngại nước thải có thể làm tắc các kệnh tí hon. Ông nói: ''Kênh của bạn càng nhỏ, nguy cơ
tắc nghẽn càng cao. Đây có thể là một thảm hoạ''.

• Minh Sơn (theo NewScientist)


Hydro trong nước - Nhiên liệu tương lai
08:49' 07/12/2001 (GMT+7)

Mới đây, nhóm các nhà khoa Nhật Bản đã tìm ra cách thức hiệu quả
để tách hydro từ nước. Họ đã phát triển một nguyên liệu dùng ánh Nước có thể mang lại nguồn
sáng mặt trời để phá vỡ các phân tử nước thành các yếu tố cấu năng lượng lớn trong tương lai
thành gồm hydro và oxi.

Công cụ tách này hiện chưa đủ mạnh mà có thể giúp tách biệt hydro nhưng nhóm nghiên cứu tin
tưởng rằng, quy trình này sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Và nếu sự phân tách này hiệu quả
thì H2 được tách ra có thể được dùng làm khí đốt tự nhiên. Đặc biệt là chất này cháy trong không
khí không tạo ra muội đen gây ô nhiễm môi trường cũng như gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà
kính. Ngoài ra, nó còn cung cấp nguồn năng lượng giúp tạo ra điện năng hoặc cung cấp năng
lượng để vận hành các phương tiện cơ giới mà không tạo ra khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Theo các chuyên gia, nước tương đối trơ nên việc tách H2 từ nước là rất khó. Có một số chất xúc
tác có thể hỗ trợ công việc trên, chẳng hạn như dùng ánh sáng tia cực tím. Tuy nhiên, chất xúc
tác này không ổn định, việc phân huỷ kéo dài hoặc khó phân tách.

Zhigang Zou thuộc viện Công nghệ và Khoa học công nghiệp tiên tiến tại Tsukuba, Nhật Bản và
các đồng nghiệp thuộc nhóm nghiên cứu trên đã phát triển một chất xúc tác khá vững bền và hiện
chưa thấy có dấu hiệu nào về sự biến đổi của chất này trong quá trình sử dụng. Nguyên liệu là
metal oxide (có khả năng tạo tách hydro và oxy trong nước dưới ánh sáng mặt trời).

Ông Zou tin tưởng rằng, chất xúc tác này có thể phát huy được tác dụng nếu có thể tăng được
tiết diện tiếp xúc trên bề mặt hoặc chuyển thành dạng xốp để không khí có thể chui qua bằng việc
gắn kết với một hợp chất hoá học khác.

(Minh Huyền - Theo Nature)


Trung Quốc: Thương mại hoá xe buýt chạy bằng
hydro
16:11' 27/05/2004 (GMT+7)

Năm tới, người dân Bắc Kinh có thể đi lại trên những chiếc xe buýt sạch, không phát thải.
Theo thoả thuận được ký kết giữa DaimlerChrysler với Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN)
Trung Quốc, nước này sẽ đặt mua ba chiếc xe buýt hiệu Mercedes-Benz Citaro chạy bằng
tế bào nhiên liệu hydro trong năm 2005.

Theo bộ trưởng Bộ KHCN Trung Quốc Thạch Định Hoàn, ba chiếc xe này sẽ được đưa vào sử
dụng hàng ngày tại Bắc Kinh vào tháng 9/2005. Chúng sẽ là những chiếc xe mẫu nhằm tiếp thị xe
buýt chạy bằng tế bào nhiên liệu ở Trung Quốc. Bộ trưởng Thạch nói:
''Trung Quốc đang xây dựng chiến lược năng lượng trong hai thập kỷ
tới và hydro - một nguồn năng lượng sạch, hiệu quả, an toàn và bền
vững - đã được đưa vào danh sách ưu tiên phát triển năng lượng của
quốc gia''.

Số liệu thống kê từ Bộ KHCN Trung Quốc cho thấy tổng số 32,36 triệu
USD đã được đầu tư vào thương mại hoá xe buýt chạy bằng tế bào
Mercedes-Benz Citaro.
nhiên liệu. Chương trình này được khởi động vào tháng 3 năm ngoái,
với sự bảo trợ của Tổ chức Môi trường Toàn cầu (GE), Chương trình Phát triển LHQ, Bắc Kinh và
Thượng Hải. Bộ trưởng Thạch cho biết: ''Các ô-tô và xe buýt thử nghiệm chạy bằng tế bào nhiên
liệu do trong nước sản xuất là thành công lớn. Chúng đã đi được hơn 2.000km trong các chuyến
chạy thử nghiệm''.

Vào đầu năm 2001, Công ty Xe điện Dongfeng có trụ sở tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã chế tạo chiếc
xe buýt đầu tiên chạy bằng tế bào nhiên liệu của Trung Quốc với màng trao đổi proton 30kw.
Tháng 8/2003, Công ty Fuel Cell Vehicle Powertrain Thượng Hải hợp tác với Công ty God Power,
ĐH Tongji và một số công ty sản xuất ôtô khác tại đây cho ra đời chiếc ô-tô tế bào nhiên liệu
nguyên mẫu mang tên Start I.

Ông Thạch dự báo một đội xe buýt chạy bằng hydro như vậy, xe ôtô điện và các loại xe khác chạy
bằng năng lượng sạch sẽ phục vụ Olympic Bắc Kinh vào năm 2008. Ông nói: ''Do Trung Quốc đối
mặt với tình trạng thiếu năng lượng và ô nhiễm môi trường nên điều quan trọng đối với quốc gia
này là phát triển năng lượng sạch và hiệu quả để duy trì sự phát triển bền vững của nền
kinh tế. Năng lượng hydro là hướng phát triển của tương lai, và Trung Quốc có sản lượng hydro
dồi dào, với năng lực sản xuất đạt tới tám triệu tấn mỗi năm''.

GS Mao Zongqiang, chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Hydro Trung Quốc, cho biết: Với nguồn dầu mỏ
suy giảm từng ngày và giá dầu tăng, lợi thế của năng lượng hydro sẽ nổi bật trong tương lai. Tuy
nhiên, do công nghệ năng lượng sạch vẫn chưa chín muồi cũng như chi phí sử dụng cao nên
phải mất một thời gian dài nữa trước khi xe tế bào nhiên liệu chạy bằng hydro được sản xuất quy
mô lớn.

Để thúc đẩy và sử dụng năng lượng hydro tại các quốc gia trên toàn thế giới, một diễn đàn năng
lượng hydro quốc tế đã khai mạc tại Bắc Kinh hôm 27/5, thu hút hơn 700 người tham gia từ khắp
nơi trên thế giới. Diễn đàn sẽ kéo dài cho tới ngày mai 28/5. Phát biểu tại phiên khai mạc, GS.
Herbert Kohler, giám đốc môi trường của DaimlerChrysler, cho biết: ''Thị trường ô-tô Trung Quốc
đang phát triển với tốc độ chóng mặt và nguồn cung cấp dầu mỏ đang ngày càng phụ thuộc vào
nhập khẩu. Thách thức đối với tất cả chúng ta là phát triển một chiến lược năng lượng toàn diện
để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của ngành ôtô cũng như bảo vệ môi trường''.

• Minh Sơn (Theo Tân Hoa Xã)


Chế tạo vật liệu chứa từ tính bằng nguyên tử hydro
18:22' 12/03/2002 (GMT+7)

Một nhóm chuyên gia hoá học và vật lÿ học tại các trường Đại học
Liverpool và Oxford (Anh) đã phát hiện ra hiện tượng nguyên tử
Một cấu trúc oxide từ tính
hydrogen truyền từ tính. Khám phá này có thể là bước đầu tiên trong
việc chế tạo ra một thế hệ vật chất từ tính mới.

Nhóm nghiên cứu này được chủ nhiệm bởi giáo sư Matthew Rosseinsky, hiện công tác tại khoa
hoá trường đại học Liverpool, và tiên sĩ Stephen Blundell của Đại học Oxford, đã tạo ra một dạng
vật liệu oxide từ tính mới có tương tác từ tính trội được xúc tác bởi một nguyên tử hydrogen tích
điện âm, được gọi là ion hydride. Thành công này đã được công bố trên tạp chí Science của Anh
hôm 8/3.

Có rất nhiều loại oxide từ tính đã được chế tạo từ trước, có các thuộc tính từ tính, dẫn và thậm
chí siêu dẫn, nhưng loại vật liệu mới này, có công thức LaSrCoO3H0.7, là dạng vật chất từ tính
đầu tiên mà cả các ion oxide và hydride cùng tồn tại.

Các tính chất từ tính của vật liệu này đã được khẳng định bằng các phương pháp đo sử dụng hạt
muon.

''Các hạt muon phản ứng giống như các la bàn siêu nhỏ và xoay tròn khi chúng rơi vào một từ
trường'', tiến sĩ Blundell giải thích, ''Khi được đưa vào trong vật liệu từ tính mới này, chúng tôi
nhận thấy chúng tiếp tục quay tròn khi chúng tôi làm ấm mẫu vật liệu từ nhiệt độ gần độ 0 tuyệt
đối tới nhiệt độ phòng ngiên cứu, điều này cho thấy các mẫu vật chất có từ tính trên toàn bộ thang
nhiệt độ. Đây là một sự ngạc nhiên vì nếu không có các nguyên tử hydrogen ở đó, chúng tôi đã
hy vọng các chuỗi oxide sẽ chỉ có từ tính của chúng khi ở nhiệt độ thấp nhất''.

Loại oxide hydride LaSrCoO3H0.7 mới này tuân theo một cấu trúc chưa từng có, các chuỗi oxide
được nối bằng các anion hydride để hình thành một mạng mở rộng hai kích thước. Các tâm điểm
kim loại được ghép chặt bởi liên kết của chúng với cả oxide và hydride để tạo ra mức từ tính lên
tới ít nhất là 350 K.

Giáo sư Rosseinsky cho biết: ''Ngành hoá học đã rất bất ngờ về loại vật chất từ tính mới này,
trước khi đạt được thành công này, hầu hết các chuyên gia hoá học đều không thể tin rằng ai đó
trong số họ có thể tạo ra được một vật chất gồm các thành phần như vậy''.

(Bình Minh - Theo Unisci)


Ôtô không cần xăng nhờ nhiên liệu hydro
18:21' 07/10/2004 (GMT+7)

Thế hệ tế bào nhiên liệu hydro hiệu quả và rẻ tiền hơn có thể biến mơ ước chế tạo ôtô
xanh của các nhà môi trường thành hiện thực.

Tế bào này đang được công ty PolyFuel tại California chế tạo bằng
cách sử dụng một loại màng làm từ polymer hydrocacbon chứ không
phải màng truyền thống dựa trên Teflon. Màng có ý nghĩa quan trọng
trong các tế bào nhiên liệu vì nó đóng vai trò phân tách hydro thành
proton và electron rồi sau đó chỉ cho phép proton đi qua màng. Tiếp
đến electron được chuyển qua một dây dẫn, tạo điện và sản phẩm phụ
đơn nhất là nước. Ôtô chạy bằng hydro.

Theo Jim Balcom, Giám đốc điều hành PolyFuel, màng là trái tim của tế bào nhiên liệu và chiếm
một phần lớn tổng chi phí. Chi phí của màng truyền thống là một trở ngại lớn để giảm giá tế bào
nhiên liệu sao cho nó khả thi về mặt thương mại đối với ôtô. ''Chúng ta muốn một giải pháp sao
cho ôtô chạy bằng tế bào nhiên liệu có chi phí và khả năng tương tự ôtô ngày nay'' - ông nói.

Màng hydrocacbon dường như đẩy tế bào nhiên liệu tiến gần hơn tới những tiêu chuẩn đó và
hiện có sự cạnh tranh để sản xuất chúng. Hãng Honda cũng đang phát triển tế bào nhiên liệu có
màng hydrocacbon. Màng hydrocacbon hiệu quả hơn bởi proton trực tiếp đi qua màng. Trong khi
đó, màng truyền thống là một bó sợi mà proton phải đi qua.

Ngoài ra, màng của PolyFuel có giá rẻ hơn nhiều so với màng truyền thống cũng như có các lợi
thế khác. Balcom khẳng định, tế bào mới sản xuất điện cao hơn 10-15%, khỏe và cứng hơn. Nó
có thể hoạt động ở nhiều nhiệt độ, từ 2 cho tới 95 độ C. Tuy nhiên, Scott Ehrenberg tại công ty
Dais-Analytic cho rằng nếu màng hoạt động ở nhiệt độ quá gần điểm sôi của nước, có nguy cơ
nước biến thành hơi, xé rách các lỗ trong màng.

Cũng có các rào cản khác để tế bào nhiên liệu hydro khả thi về mặt thương mại. Chẳng hạn con
người phải xây dựng các điểm tiếp nhiên liệu hydro. Cần phải cải tiến công nghệ trữ hydro an
toàn. Nếu có thể vượt qua những trở ngại này, tiềm năng của tế bào nhiên liệu hydro là khổng lồ
khi có nhiều áp lực giảm thiểu khí thải nhà kính trong ngành vận tải.

• Minh Sơn (Theo NewScientist)

You might also like