You are on page 1of 13

Những trang web quan trọng:

1. http://thuvienvatly.com
2. http://vatlysupham.com
3. www.quantrimang.com
4. www.diendantinhoc.org
Từ lâu đã có nhiều người gọi bản trình chiếu bằng power
point là giáo án điện tử, thực ra cách hiểu này là không đúng.
Giáo án theo lí thuyết dạy học là bản thiết kế bao gồm mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện để thực hiện một
bài học. Bản trình chiếu bằng power point chỉ đóng vai trò
phương tiện và trong một số phương pháp dạy học thì nó
cũng chứa đựng nội dung của bài học.

- Mục tiêu : Xác định dựa theo phân phối chương trình, khung
chương trình của trường
- Phương pháp: là cách thức hoạt động của thầy của trò trong
toàn bộ bài học
- Phương tiện: là các thiết bị để chuyển tải các nội dung, cũng
có thể người học, người dạy tác động vào đó để lĩnh hội hoặc
hình thành kiến thức mới ở người học.

Bản trình chiếu là một loại phương tiện hiện đại có thể thay
thế cho loại phương tiện truyền thống là phấn bảng. Trong
phương pháp dạy học thuyết giảng thì nội dung của toàn bộ
bài giảng có thể chứa trong nội dung trình chiếu.

Thế nào là giáo án điện tử: Hiện tại chưa có định nghĩa chính
xác do đó cũng chưa có qui chế sử dụng tuy nhiên có thể hiểu
giáo án điện tử là giáo án được soạn thảo bằng máy tính và
có thể in ra để thay thế cho giáo án viết tay. Trong giáo án
điện tử này có chứa các nội dung trình chiếu, các mô phỏng
( hay được gọi là thí nghiệm ảo) cũng như hình ảnh, âm
thanh và các dụng cụ thí nghiệm thật (đương nhiên chỉ có thể
mô tả cách sử dụng ).
Vấn đề hiện đang đau đầu là có thể dùng giáo án đánh máy vi
tính này nộp cho hội đồng kiểm tra hay không. Ở đây nó liên
quan đến nhiều vấn đề nhưng vấn đề then chốt là sự tự ý thức
của người thầy trong hoạt động của mình.
Mục đích của việc kiểm tra giáo án là nhằm buộc ông thầy
luôn không ngừng trăn trở về bài giảng của mình, chuẩn bị
chu đáo bài giảng của mình cả về nội dung cũng như phương
pháp.
Điều này cũng có mặt hạn chế nhất định đó là khiến giáo viên
có cảm giác mình luôn là "đứa học trò nhỏ" thiếu ý thức tự
giác. Tuy nhiên nó là truyền thống của ngành rồi nên ai cũng
cho là một chuyện bình thường. Nói một cách cực đoan thì
việc kiểm tra giáo án chẳng đem lại tác dụng gì nhiều, chỉ là
cái cớ để lãnh đạo phòng, sở đe nẹt giáo viên. Vì nếu chỉ kiểm
tra với mục tiêu trên thì khá là vô nghĩa vì với người có ý
thức và tâm huyết với nghề thì chẳng kiểm tra họ cũng soạn ,
cũng chuẩn bị bài dạy chu đáo. Còn với những người amatuer
thì họ soạn mang tính chất đối phó ( thậm chí là nhờ người
khác chép hộ giáo án năm trước rồi thay cái mục ngày tháng
năm).

-------Theo tại hạ, GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LÀ MỘT BÀI GIẢNG DẠY


CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN ĐƯỢC THIẾT KẾ TRÊN MÁY VI TÍNH
BẰNG NHỮNG CÁCH THỨC KHÁC NHAU, ĐƯỢC TRÌNH CHIẾU
LÊN TRONG GIỜ HỌCNHẰM GIÚP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC CỦA HỌC SINH THÊM SÂU SẮC

-------------

Bản thân tôi cũng chưa thể đưa ra được một định nghĩa về
giáo án điện tử hoàn chỉnh, nhưng định nghĩa của bạn tôi thấy
chưa hợp lí:

Thứ nhất, cần phải xem lại thế nào là giáo án: Trong tiếng
Anh người ta dùng từ Lesson Plan (dịch nôm na là Kế hoạch
giảng dạy). Còn ở Việt nam tôi được biết Giáo án là một sự
chuẩn bị của giáo viên cho một tiết học (chuẩn bị kịch bản
cho một tiết lên lớp). Kịch bản ấy là dành cho giáo viên (học
sinh đi học không hề biết gì về thuật ngữ giáo án cả, chúng
chỉ học theo chỉ đạo của thầy và thầy thì dạy theo sự chuẩn bị
của mình - Giáo án).

Thứ hai, có nhiều người đã nói về bài trình diễn Powerpoint


trên lớp chỉ là Bài giảng sử dụng điện tử - tôi thấy nghĩa này
nó chính xác hơn Giáo án như bạn nói. Bài giảng (cái trình
bày) <> Giáo án (cái chuẩn bị). Một phương diện nào đó tôi
thấy cái Powerpoint nó như một công cụ, phương tiện phục
vụ giảng dạy trên lớp vì tính trực quan và khả năng mang
thông tin rất lớn
Tôi tán thành ý kiến của các bạn cho rằng: Không được đánh
đồng các khái niệm: giáo án & một trình diễn của Powerpoint.
Có một số trường (Sư phạm hẳn hoi!) còn để cho sinh viên
xem một trình diễn của Powerpoint như là một giáo án lên
lớp. có một số SV còn đưa vào bài giảng phần giới thiệu bản
thân: Họ tên, giảng dạy môn, lớp, ... Đại đa số các bài giảng
hiện nay đều đang ở mức "diễn lại sách giáo khoa" với màu
mè & các hiệu ứng hoạt hình vui mắt mà thôi! Tôi thấy ý kiến
này rất hay:

"... trong các nhà trường truyền thống chúng ta có một thế
mạnh là sự giao tiếp, tương tác trực tiếp giữa THẦY và TRÒ"

Giáo án là gì ? Giáo án điện tử là gì ?

Bài giảng dùng powerpoint thì nên gọi là bài thuyết trình
(điện tử).

Chúng ta lên lớp 1-2 tiết thì phải soạn bài, nghĩa là viết ra tất
cả công việc cần chuẩn bị như:

Tên bài giảng, mục đích, yêu cầu nội dung bài giảng (cái này
nghe có vẻ khiên cưỡng quá nhỉ), nguồn tư liệu, tình huống,
trình tự giảng, các lưu ý ...

Bây giờ bổ sung thêm cho giáo án điện tử = Giáo án + ... các
yếu tố điện tử:

- Handout (tài liệu cầm tay được in ra) của bài thuyết trình
powerpoint với các lời giảng phụ theo.

- Phần mềm biểu diễn hỗ trợ: Tên phần mềm, trích đoạn nào,
nguồn lấy...

- Danh mục website, đường link gợi ý cho học sinh về học.
- Chuẩn bị cho giờ giảng điện tử:

- Máy tính cần có ổ CD, loa, mic, màn chiếu, máy chiếu ...,

- Đĩa CD nào, có cho học sinh copy cái đĩa không ? (Cho cả
môn học cả năm thì càng tốt).

- Nếu có điều kiện vào phòng máy, mỗi người một máy thì ...

- Các thao tác kĩ năng điện tử mà học sinh cần có.

Trong giáo án cần ghi rõ: Khi nào thì trình chiếu, khi nào thì
tắt đi để tổ chức thảo luận.

Bài tập về nhà (nếu có), hay bài tự tìm hiểu qua các website,
yêu cầu viết tiểu luận, thu hoạch (ngắn gọn thôi). Mẫu báo
cáo thí nghiệm.

Kết quả cần đạt được: Học sinh cần hiểu bài ra sao ...

Các bạn soạn giúp cho cái template của một giáo án viết giấy
nhé.

Còn theo tôi, giáo án điện tử hiện đang được sử dung sai về ý
nghĩa ngôn từ. Chúng ta sẽ phải định nghĩa lại theo nghĩa
toàn bộ các hoạt động soạn bài như trên mới đáng gội là giáo
án điện tử. Còn nếu không thì chỉ nên gọi gọn là bài thuyết
trình, bài trình chiếu.

Còn nữa, chúng ta đang tiến đến bài giảng điện tử e Learning
học qua mạng hay qua CD. Cua học điện tử....

Chúng tôi đang cố gắng soạn lấy cái template.

Tạm vài dòng... và mong tiếp tục thảo luiận.


--------
Vài góp ý nhỏ:
1. Nội dung và hình thức của presentation phải đi đôi với
nhau, ví dụ như nội dung về kinh tế, tiền tệ gì gì đó thì chọn
một cái nền có hình đô la hoặc Bác Hồ mờ mờ sẽ hay hơn là
lần nào cũng dùng đi dùng lại 1 cái nền, nó nhàm.

2. Trong một cái PPT có thể có nhiều master slide khác nhau,
mỗi cái master slide có thể được sử dụng trong một hoặc
nhiều section.

3. Một cái slide deck cũng giống như 1 câu chuyện, phải có
mở bài thân bài kết luận theo một cái theme xuyên xuốt,
thỉnh thoảng có thể kèm theo âm thanh hình ảnh nhưng
không được quá lạm dụng đặc biệt là màu sắc, nếu không sẽ
gây khó chịu, phản cảm cho người xem

4. Các phông chữ dùng trong slide nên dùng phông không
chân có sẵn trong Win như Arial, Verdana, Tahoma, đề phòng
trường hợp slide được cóp lên các máy không có phông chữ
đặc biệt sẽ bị nhảy format. Đặc biệt không nên dùng phông
chữ có chân kiểu Times New Roman hoặc Giorgia như ví dụ
trên.

5. Số lượng text trong một slide không nên quá nhiều, quá
chi chít, nên dùng ít kiểu phông trong 1 trang slide và có
khoảng cách phù hợp giữa các paragraph, các thể loại
animation cho text cũng không nên lạm dụng.

6. Còn nhiều nhiều lắm, cô/chú gúc một phát có mà ra đầy.

Còn cái chuyện presentation skill thì cũng phải học, ví dụ có


vừa trình bày vừa được ngồi lên bàn hay không, nói một lúc
khô miệng có được nhổ nước bọt hay không, rồi nếu mình
vừa trình bày mình vừa lấy bàn tay che cái máy chiếu thì
trên màn hình sẽ hiện bàn tay của mình hay hiện ra cái slide,
vân vân...

À mà còn cái chuyện nếu đang chiếu slide, mình muốn cái
màn hình nó tạm thời tối đi để viết lên bảng chẳng hạn, 4C có
biết bấm phím gì để mình đỡ phải làm mấy động tác như tắt
mắy chiếu, quay máy chiếu đi chỗ khác hay là lấy giấy che
máy chiếu?

Một người khác:

_tư thế đứng:đứng góc bên của màn hình người hướng ra
phía thính giả(tối quan trọng) chứ đừng huớng về màn
hình.Perfect hơn nữa thì khi thao thao mà có cái chart vừa
chỉ vừa nói mà không cần quay lại nhiều
Người thuyết giảng nên thẳng vai,cằm song song với đất(học
các em trên sàn )
Nền của slide là màu đỏ thì áo nên là sơ mi màu nõn
chuối.Trang phục nên tông xuyệt cùng cái slide hôm đấy chú
trình bày
_contact _eye: nhìn thẳng vào ngực của mụ giám khảo cho
chị nhé .Em nên nhìn vào phía thình giả cho nó nghĩ em đang
soi nó và đánh giá cao sự quan tâm của nó với mình
_không nên nói đùa nếu tầm quan trọng của bài thuyết trình
cao.Chỉ nên đùa khi em đã xong phần trình bày của mình và
khi nó hỏi han,đến phần của thằng khác thì đùa
_Đừng xen lẫn mấy câu à ahm hỗn tạp nhiều quá
-Nói với tốc độ chậm hơn ở những đoạn quan trọng nhưng
đừng lặp lại nếu không hiểu thì nó sẽ hỏi sau
_động tác tay nên dứt khoát,kiểu như sắp tát con vợ láo ở
nhà ấy

Khi present cái gì chú xem là ai là audiences của mình, trình


độ thế nào để đưa vào nội dung cụ thể hướng tới đối tượng
nghe. Quan trọng phải hiểu là mình present sao cho người
nghe hiểu, và có ấn tượng với những gì chú present.

-Thực ra present cẩn thận thì mất thời gian lắm nên chọn
Powerpoint cho nó nhanh và dễ. Chứ như mấy chứ dùng flash
thì rất mất thời gian và bị attract bởi quá nhiều chuyển động.
Đơn giản thì người nghe dễ nhập thông tin vào đầu. Thỉnh
thoảng phải có những slide khác hẳn những cái khác để có
điểm nhấn (tạo cười cho khán giả ấy mà)

-Về background, thì không phải lúc nào background trắng


chữ đen thì đều tốt. Có lẽ nên dùng background sáng mầu,
chữ tối mầu, xem kẽ ít hình ảnh (pictures). Nhưng 1 slide nên
đặt 2-3 cái pic thôi. Nhiều quá rối mắt lắm.

-1 slide không nên đưa quá nhiều thông tin, khi present nên
chọn lọc thông tin mình muốn đưa ra .Số slide không nhiều
quá. Ví dụ trong 30 phút present 20 slides and nghĩ là ổn.
Nhiều quá, chẳng đọng lại trong người nghe cái gì.

-Khi 1 slide mang tính chuyển thể thông tin thì không nên
chọn các kiểu animation. Chỉ nên để kiểu appear hay quá lắm
thì fade (short time) để tránh mất thời gian và mất tập trung.

-1 slide không nên có quá nhiều tiếng động(sound) ấy, nhiều


khi làm tỉnh ngủ nhưng cũng rất đau đầu người xem. Nên đặt
sound ở những slide quan trọng có tính kết luận.

-Anh nói thế không có nghĩa là presentation phải tằng tằng từ


từ như thế. Design và những hình ảnh đẹp rất có ấn tượng
với người xem. Thế nên chọn hình ảnh và có những hiệu ứng
tốt thì sẽ làm presentation sống động. Nếu chú thích thì có
thể dùng cái MSagent thì có lẽ sẽ làm nhiều người thích thú.

-1 presentation mà quá dài (quá 40 phút) thì anh nghĩ nên bỏ


đi. Bởi vì ngồi 40 phút nghe, không nói gì rồi trong phòng
điều hòa, thì phản ứng tự nhiên của anh là ngáp. Khi chú
present có gắng giữ cho giọng mình lên xuống chứ đừng quá
mono tone.

- Bạn Má hồng có nhắc mang laser pointer anh thấy đúng.


Không có thì dùng cái bút bi ở tay chỉ tạm. Dừng có dùng
ngón tay chỉ chỉ lên screen. Anh ghét nhất mất thằng ấy.
--------
Giáo án điện tử: Không chỉ là Power Point!
23:15:00, 30/01/2005

Hình ảnh các thầy cô giáo click chuột trong lớp bắt đầu xuất
hiện trong năm 2003 và hiện khá phổ biến. Đây là một bước
ngoặt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy
phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin.
Các thầy cô giáo trao đổi Thầy nỗ lực tìm "nguồn"
kinh nghiệm sử dụng máy
chiếu
Ở TP Hồ Chí Minh, ngay từ đầu năm học 2004-2005, Sở GD-
ĐT đã phát động chương trình giảng dạy bằng giáo án điện tử (GAĐT) với những lớp tập
huấn đến tất cả các quận, huyện. Năm 2005, ngành giáo dục thành phố cũng sẽ triển khai
dự án công nghệ thông tin với kinh phí khoảng 7 tỉ đồng. Những việc làm này đã "đánh
động" đến từng giáo viên, làm cho mỗi người tự thấy phải thay đổi thói quen lên lớp chỉ
với phấn trắng bảng đen, lao vào việc thiết kế GAĐT bằng phần mềm Power Point. Trung
tâm Công nghệ dạy học thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
đã có công rất lớn trong việc liên tục mở các lớp đào tạo giáo viên thực hiện GAĐT; Sở
GD-ĐT các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Phòng GD-ĐT quận 3 (TP.HCM)... đều có
những hoạt động hỗ trợ tích cực giáo viên trong việc đổi mới này. Tuy nhiên trong quá
trình thiết kế, để có được một GAĐT tốt, từng cá nhân giáo viên còn gặp không ít trở
ngại trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng... phù
hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân mà một số
giáo viên thường đưa ra để tránh né việc thực hiện dạy bằng các phương tiện công
nghệ thông tin. Giáo
viên
Sở GD-ĐT Đồng Nai bước đầu đã tập hợp nhiều tư liệu quý giá để phổ biến cho và
các trường giúp giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện GAĐT. Trên phạm vi một học
trường THPT, Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký (TP.HCM) đã chủ động phối sinh
hợp với Công ty Công nghệ tin học Công Tâm (COTA) sử dụng phần mềm giáo tỉnh
dục Conference 6.0 của Enkata (Mỹ) có hiệu quả cao hơn phần mềm Power Point. Đồng
Ông Trần Văn Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường cho biết đây là phần Nai
mềm giúp giáo viên có được giao diện tương thích, không cần phải thao tác quay trong
trở lại từng slide như phần mềm Power Point, thực hiện được ngay tại chỗ những một
hình ảnh cần đưa lên trong nội dung bài giảng và liên kết được ngay với kho tư tiết
liệu học tập mà nhà trường đã chuẩn bị sẵn. Với cách làm này, chỉ sau một học kỳ, dạy
Trường Trương Vĩnh Ký đã thực hiện được 161 bài soạn GAĐT mẫu, có phần để học
mỗi giáo viên tự đưa thêm sáng kiến của mình vào bài giảng. Nhà trường còn tạo bằng
kho tư liệu học tập (hình ảnh, âm thanh, phim minh họa...) để dùng chung trong giáo
giáo viên và được bộ phận tin học của trường thường xuyên cập nhật những thông án
tin mới. Chính nhờ vậy, hoạt động dạy học bằng GAĐT ở đây diễn ra rất sôi nổi, điện
đã có đến 2.306 tiết dạy bằng GAĐT trong học kỳ I. tử

Trò cũng được "vào kho"


Không chỉ phục vụ cho thầy, với phương châm “Thầy chủ đạo, trò chủ động”, cuối
Cùng năm học này Trường Trương Vĩnh Ký sẽ cho phép học sinh sử dụng kho tư liệu
ngồi học tập của nhà trường để khai thác các thông tin cần thiết theo những yêu cầu của
trước thầy cô giáo đưa ra. GS-TS Trần Hữu Tá - Phó hiệu trưởng Trường THPT Trương
máy Vĩnh Ký nêu kinh nghiệm của trường: "Áp dụng phương pháp giảng dạy mới, cần
tính huy động trí tuệ và công sức của nhiều người nên cần có những việc để các thầy
nối cô cùng được bàn bạc, gắn kết với nhau tạo nên những bài giảng sinh động, có lợi
mạng, ích thiết thực cho chuyên môn của chính họ". Chưa chịu dừng ở công nghệ hiện
thảo tại, bộ phận tin học của nhà trường cũng đang nghiên cứu tiếp việc thiết kế GAĐT
luận bằng công nghệ Swish để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc giảng dạy của các
các thầy cô giáo. Những điều Trường Trương Vĩnh Ký làm được đã tạo hiệu quả lớn
bước cho việc đổi mới tư duy, tạo bước đột phá đổi mới phương pháp giảng dạy trong
giảng nhà trường hiện nay mà các trường khác cần làm.
dạy

Họp tổ trên mạng. Mỗi người ngồi trước một máy tính, hơn 10 thầy cô giáo ở tổ Toán
Trường THPT Trương Vĩnh Ký có mặt trong buổi họp định kỳ để cùng thảo luận về một
bài toán tìm quỹ tích của chương đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (chương trình
hình học lớp 11). Thầy tổ trưởng Lê Trừng cho biết: "Với hệ thống máy tính được nối
mạng, sử dụng tốt phần mềm Geometer's Sketchpad (phần mềm chuyên dụng của Mỹ
dành cho môn Toán) trong các trao đổi góp ý để cùng xây dựng bài giảng, các thầy cô
trong tổ đã nhanh chóng tận dụng được ưu thế của công nghệ thông tin để nâng cao
chất lượng bài giảng, giúp học sinh nhanh chóng hiểu bài". Những buổi họp như thế cứ
nối tiếp nhau, kiến thức và phương pháp thể hiện của các thầy cô giáo ở Trường
Trương Vĩnh Ký lại có dịp được tích lũy tốt. Và tất nhiên học sinh là người hưởng lợi từ
chính sự tiến bộ của thầy cô giáo mình.

--------

Điện tử trên VLOS


Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS.

tôi đang muốn có ý định xây dưng Giao An điện tử nhưng chưa biết xây dựng ra sao rất
mong nhận được sự gợi ý xây dựng ra sao.

1. Sẽ phải khởi đầu thế nào đây?


2. Phải dùng phần mềm nào? và dùng như thế nào?

mong chỉ giáo giúp? Thank!


Nhân câu hỏi của bạn trongtung227 trên Edu.Net hỏi về các bước cơ bản để xây
dựng Giáo án Điện tử, tôi xin gợi ý một số điểm sau:

1. Giáo án Điện tử là gì? Là một bản kế hoạch lên lớp của giáo viên được xây dựng
bằng phần mềm tin học. Cần phải phân biệt Giáo án Điện tử với Bài giảng Điện
tử là những tập tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh. Như
vậy, bài giảng là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các
mục tiêu của giáo án. Xét về mặt hình thức, Giáo án Điện tử có thể là trang văn
bản hay một file html với các đường liên kết trực tuyến.
2. Dùng phần mềm gì và dùng như thế nào để xây dựng Bài giảng Điện tử? Sự
lựa chọn số 1 cho một GV thuộc một trường có điều kiện máy chiếu (projector) và
PC thì là PowerPoint. Với các trường không có điều kiện như vậy thì có thể in bài
giảng ra tờ giấy trong và chiếu lên máy overhead projector. Nếu trường có điều
kiện tối thiểu thì GV có thể in bài giảng ra các tờ giấy A4 phát cho HS/SV và một
số tờ A1/A0 để treo như poster để làm công cụ giảng dạy trong giờ học.
3. Phần mềm nào mạnh nhất để xây dựng Giáo án Điện tử? Nếu nói một công cụ
giáo án Điện tử mạnh nhất mà một cơ sở đào tạo phải nghĩ đến để xây dựng cho
dự án Giáo án Điện tử của mình chính là các file html trực tuyến hay ngắn gọn là
các website. Bởi vì trên những file html, nội dung bài giảng có thể liên kết trực
tiếp với nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ trên internet, các giáo viên, học sinh và
người quan tâm có thể tương tác với nhau vượt qua các khoảng cách địa lý. Có rất
nhiều công ty thiết kế nhiều phần mềm thương mại để hỗ trợ giáo viên. Tôi sẽ
trình bày phía dưới một số lý do tại sao nên chọn Thư viện Khoa học VLOS làm
nơi lưu trữ, thảo luận và chuẩn hóa các giáo án như vậy.
4. Sẽ phải khởi đầu như thế nào đây?
1. Vạch ra đề cương chi tiết những mục tiêu giáo dục, thông tin và thời lượng
dành để truyền tải, tiến trình và phương tiện giáo dục mà bạn muốn sử
dụng cùng với các hình thức truyền tải.
2. Tìm nguyên liệu cho bài giảng (phương tiện giáo dục), đó là những hình
ảnh, hình động hay đoạn phim minh họa lý thuyết. Tuy nhiên, một bài
giảng tiêu chuẩn nên phải đảm bảo tính gọn nhẹ (file nhỏ), linh hoạt nhiều
môi trường (có thể in ra giấy mà HS vẫn hiểu, ko phải bận tâm xem PC có
phải cài chương trình tương thích mới chạy được file giáo án .v.v) do đó
hình ảnh luôn được lựa chọn số 1. Các loại hình khác cần phải giảm thiểu
tối đa.
3. Tìm môi trường thích hợp để xây dựng bản thảo giáo án. Có trao đổi với
những GV, HS và những chuyên gia một cách thường xuyên. Ở đây tôi
minh họa sử dụng website VLOS.
4. Hoàn thiện giáo án và trình diễn bài giảng điện tử thử nghiệm trên lớp,
tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ HS.
5. Tại sao lại nên chọn VLOS?. Vì VLOS có những tính năng sau:
1. Một website có server mạnh, ổn định. Bạn có thể truy cập và soạn thảo
giáo án ở bất kỳ một máy tính có kết nối internet nào mà ko cần phải cài
đặt thêm phần mềm gì (trình duyệt IE, Mozilla luôn có trên các máy tính
nối internet).
2. Một site html có thể tạo liên kết đến mọi nguồn tài nguyên trên internet
trong đó đặc biệt thích hợp các các dữ liệu trên Wikipedia.
3. Một môi trường mà các GV, HS, chuyên gia tư vấn có thể dễ dàng trao đổi
với nhau. Mỗi một trang viết trên VLOS đều có phần trao đổi là nơi bạn
có thể thảo luận về đề tài trang viết mà không làm vỡ đi kết câu trang
chính (tính năng này hơn ở 4rum). Ngoài ra, bạn có thể nhắn tin và nhận
tin đến từng thành viên cụ thể.
4. Mỗi bài viết có thể 1) soạn thảo dễ dàng như ở Word (hướng dẫn), 2) các
hình ảnh, bảng biểu có thể tải lên, chèn và sắp xếp theo ý muốn (hình ảnh,
bảng biểu), 3) cấu trúc liền mạch thành một tập bài giảng hoặc một cuốn
sách (xem những bài giảng minh họa phía dưới), 4) bộ gõ tiếng Việt đã
tích hợp sẵn trên website (hướng dẫn), 5) tải lên các video, file swf và giới
thiệu vào bài giảng dễ dàng (hướng dẫn), 6) công thức Toán có thể được
gõ bằng phần mềm LaTeX có sẵn (hướng dẫn), 7) tạo liên kết đến các mục
từ trên Wikipedia các ngôn ngữ hoặc liên kết với các website khác (hướng
dẫn).
5. Đặc biệt, các GV có thể cùng nhau xây dựng một giáo án điện tử. Đây là
điểm mạnh nhất của mã wiki trên VLOS. Bạn có thể hợp tác với các giáo
viên ở các trường khác, thậm chí nhận sự hỗ trợ của các chuyên gia đang ở
nước ngoài để xây dựng thành công giáo án của mình.
6. Một tính năng đặc biệt khác là các tư liệu giáo dục dành cho bài giảng của
bạn có được sắp xếp vào các thư mục khác nhau tùy thuộc bộ môn giảng
dạy, nhóm tác giả và cơ quan chủ quản, năm xây dựng .v.v. Do đó, người
quan tâm có thể dễ dàng tìm đến và bổ sung vào bài giảng (hướng dẫn).
7. Bạn chỉ mất chưa đến 1 phút để tham gia vào Thư viện VLOS với đầy đủ
tính năng (hướng dẫn).
8. Hãy xem VLOS:Chào mừng người mới đến và VLOS:Sách hướng dẫn để
tìm hiểu thêm về các tính năng khác.
9. Thí dụ về giáo án điện tử trên VLOS:

Đại số 10/Chương III/§2. Phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc
hai/Giáo án, Nguyễn Thế Phúc
Đại số 7/Chương II/§7. Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)/Giáo án (tiết 33), Trần
Hữu Nghĩa

10. Hãy xem một số bài giảng, giáo trình và tài liệu điện tử khác:

Bài giảng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Thị Thanh Hoa


Hình học 10, Nguyễn Thế Phúc
Địa lý 12, Nguyễn Mạnh Hùng
Di truyền học, Huỳnh Như Ngọc Hiển
Giáo trình Phạn văn I, Đỗ Quốc Bảo

Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải soạn thảo trước trên máy tính ở nhà rồi mới viết trên
VLOS. Hãy viết những dòng giáo án đầu tiên trực tiếp trên VLOS để mọi người có thể hỗ
trợ bạn tốt nhất. Hãy xem phần Lịch sử của từng bài viết để biết mọi người đã sửa bài
của bạn như thế nào để mà học hỏi thêm.

--------
--------

You might also like