You are on page 1of 5

Tình hình ứng dụng công nghệ mã số mã vạch ở Việt Nam

Năm 1995, Thấy rõ lợi ích của công nghệ mã số mã vạch, đồng thời để đáp ứng nhu cầu của
một số doanh nghiệp cần sử dụng mã số mã vạch trên sản phẩm xuất khuẩu theo yêu cầu của
bạn hàng nước ngoài, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ) đã đề nghị và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng tham gia EAN quốc tế nhằm đưa công nghệ mã số mã vạch vào ứng dụng ở nước ta
(Công văn số 3395/QHQT ngày 23 tháng 6 năm 1995 của Văn phòng Chính phủ). Từ đó đến nay
công nghệ mã số mã vạch EAN bước đầu được áp dụng ở nước ta.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép tham gia EAN quốc tế. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng đã tích cực triển khai việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch vào nước ta; tiến
hành quản lý ngân hàng mã số quốc gia với số đầu là 893 do EAN quốc tế cấp cho Việt Nam và
cấp mã số cho các doanh nghiệp; đồng thời thực hiện vai trò đại diện cho Việt Nam tại EAN quốc
tế và cũng là đại diện của EAN quốc tế tại Việt Nam.

Tính đến nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành 10 tiêu chuẩn Việt Nam về mã số mã
vạch trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn của EAN quốc tế và đã cấp mã số cho hơn 1600
doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau. Các doanh nghiệp này đã sử dụng mã số EAN trên
hàng vạn sản phẩm để bán trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Ngoài lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, công gnhệ mã số mã vạch còn được ứng dụng trong một số
lĩnh vực khác ở nước ta như hàng không, bưu điện, y tế, xuất bản...

Tuy nhiên, việc ứng dụng và quản lý công nghệ mã số mã vạch ở nước ta còn có những tồn tại
sau đây:

- Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch mới chỉ dừng ở việc cấp mã số doanh nghiệp, hướng
dẫn doanh nghiệp in ấn số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa để phục vụ bán hàng, chưa triển
khai ứng dụng các loại mã số mã vạch trên các đơn vị giao nhận, vận chuyển, trong trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI- Electronic Data Interchange) và phân định các bên đối tác trong giao dịch sản
xuất, kinh doanh (chuỗi cung cấp). Số lượng các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mã số mã
vạch chiếm tỷ lệ thấp, số lượng hàng hoá của Việt Nam sử dụng mã số mã vạch chưa nhiều.

- Chưa có biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng rộng rãi mã
số mã vạch trong lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân cũng như các ngành dịch vụ và văn
hoá xã hội. Việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch chậm, chưa có nhiều hiệu quả, việc ứng
dụng đôi khi tự phát, tản mạn, chưa có sự hướng dẫn về công nghệ và kỹ thuật của cơ quan
quản lý nhà nước nên đôi khi các doanh nghiệp đã nhập phải các thiết bị in đọc và phần mềm mã
số mã vạch lạc hậu so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Có thể nói, việc quản lý và ứng dụng công nghệ mã số mã vạch thời gian qua tuy có bước tiến
bộ ban đầu, nhưng về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình phát triển
kinh tế- xã hội và hội nhập về kinh tế với khu vực và thế giới.

- Hoạt động mã số mã vạch chưa được quản lý thống nhất. Như đã trình bày ở trên, từ năm
1995 đến nay Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được EAN quốc tế cấp mã số quốc gia,
tiến hành việc quản lý ngân hàng mã số quốc gia cho các doanh nghiệp. Từ sau khi được thành
lập (cuối năm 1999) đến nay, hội Khoa học- kỹ thuật mã số mã vạch Việt Nam cũng thực hiện
cấp mã số cho khoảng 500 doanh nghiệp một cách biệt lập nên gây ra nguy cơ cấp trùng, làm
cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lúng túng, còn tổ chức EAN
quốc tế phải lo ngại do không bảo đảm được tính đơn nhất của hệ thống mã EAN.
Để tăng cường hiệu lực quản lý và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mã số mã vạch ở Việt
Nam phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập với nền kinh tế xã hội và hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới, ngày 27/3/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 45/2002/QĐ- TTg quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch, trong đó có việc
quản lý ngân hàng mã số quốc gia, cấp mã số cho các doanh nghiệp, thực hiện hợp tác quốc tế
về Mã số mã vạch, và giao Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công
nghệ) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt
động mã số mã vạch trên phạm vi cả nước.

Mặc dù có Quyết định số 45/2002/QĐ- TTg nêu trên, cho đến nay tình trạng hai tổ chức cùng tiến
hành cấp mã số mã vạch cho các doanh nghiệp vẫn chưa được chấm dứt, gây khó khăn cho
việc thống nhất quản lý nhà nước và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công
nghệ mã số mã vạch vào các lĩnh vực kinh tế- xã hội.

TIÊU CHUẨN HOÁ

LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG VÀ THAM CHIẾU TIÊU CHUẨN


ISO VÀ IEC TRONG CÁC QUY CHUẨN KỸ THUẬT
Các tiêu chuẩn của ISO và IEC có lợi thế về phạm vi ảnh
hưởng đến các nước trên thế giới. Cả hai tổ chức này đều
có mạng lưới thành viên rộng lớn trên toàn thế giới. Lợi
thế về phạm vi địa lý này kết hợp với một môi trường
gồm nhiều bên hữu quan giúp đảm bảo sự tham gia của
nhiều quan điểm kỹ thuật bao gồm cả những vấn đề liên
quan đến các lợi ích kinh tế và xã hội. Các triển vọng
khác nhau bắt nguồn từ các quốc gia và thông qua một
mạng lưới liên lạc và hợp tác với các tổ chức quốc tế
thuộc chính phủ và phi chính phủ. Do đó, giá trị của các
tiêu chuẩn ISO và IEC chính là việc chúng được công
nhận, chấp nhận và áp dụng toàn cầu.

Các nhà hoạch định chính sách có thể tiết kiệm thời gian
và tiền bạc bằng cách lựa chọn tiêu chuẩn ISO và IEC làm
giải pháp đối với chính sách và các vấn đề kỹ thuật. Các
giải pháp này đã được nhất trí bởi sự đồng thuận giữa các
bên, trong đó bao gồm cả chính các nhà hoạch định
chính sách.
Lợi ích của việc sử dụng và tham chiếu tiêu chuẩn ISO và
IEC trong các quy chuẩn kỹ thuật gồm:
- hỗ trợ kỹ thuật cho các chính sách về môi trường và xã
hội và góp phần vào sự phát triển bền vững trên thế giới;
- đưa ra mức độ bảo vệ người tiêu dùng như nhau ở các
nền kinh tế phát triển hay đang phát triển;
- cho phép sản phẩm được cung ứng và sử dụng ở nhiều
thị trường khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tuân thủ các quy định và tăng cường cơ hội thâm nhập
thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ;
- phản ánh tình trạng của hệ thống các nguyên tắc và
phương pháp, đóng vai trò làm phương tiện phổ biến các
công nghệ mới và các quy phạm cải tiến;
- có thể trở thành tiêu chuẩn quốc gia sau khi cơ quan
tiêu chuẩn quốc gia thực hiện quy trình thẩm tra công
khai, điều này có thể giúp giảm gánh nặng cho các nhà
hoạch định chính sách trong việc lấy ý kiến;
- có thể sử dụng làm cơ sở cho các quy định kỹ thuật
quốc gia mà không gây ra các rào cản kỹ thuật không
cần thiết đối với thương mại;
- đưa ra nhiều công cụ đối với các quy trình đánh giá sự
phù hợp khác nhau;
- được áp dụng trong đánh giá sự phù hợp nhằm tăng
cường sự tin tưởng vào các sản phẩm, hệ thống, quy
trình, dịch vụ và nhân sự;
- được xây dựng thông qua các quy trình nhằm đảm bảo
hàng ngàn tiêu chuẩn hiện có không bị chồng chéo, mâu
thuẫn nhau.
Các loại hình và lĩnh vực khác nhau của tiêu chuẩn ISO và
IEC: Dưới đây là một vài ví dụ về các loại hình tiêu chuẩn
và các lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà tiêu
chuẩn ISO và IEC quy định. Một tiêu chuẩn đơn lẻ có thể
bao gồm một hoặc một vài các lĩnh vực như: Thông số kỹ
thuật sản phẩm; quản lý tổ chức; đóng gói và ghi nhãn;
các quy định an toàn và sức khỏe; các phương pháp phân
MÃ SỐ MÃ VẠCH - ISO

Mã số mã vạch của hàng hoá thuận lợi và khó khăn gì


10/3/2006 2:15:49 PM

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho
người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã
vạch của hàng hoá. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của
hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.

Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong
quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối,
bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người
khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được
nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Mã số của hàng hoá có các tính chất sau:


- Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện
bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
- Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc
điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên
mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số
hàng hoá sau:
- Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội
đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm
1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.
- Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12
nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering
Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh
chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm
1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con
số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)
Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra
Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức
mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số
quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục
kèm theo.
Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là
thành viên của họ. ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh
nghiệp thành viên của mình.
Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải
đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.
Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra
việc ghi đúng những con số nói trên.
Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng
3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số.

Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:


+ Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13
Mã số mã vạch, giải pháp hội nhập thương mại toàn cầu

Hiện nay, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo


lường Chất lượng đã thiết lập một cơ
sở dữ liệu về các doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch
của Việt Nam và đưa lên mạng Internet để các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu tra cứu thông tin
có thể truy cập. Cơ sở dữ liệu này đã được nối mạng với
cơ sở dữ liệu của các nước khác trên thế giới.

Từ năm 1995, xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất và kinh
doanh thương mại trong nước và xuất khẩu, Việt Nam được
cấp mã quốc gia 893 (mã số mã vạch được ghi lên sản phẩm
hàng hoá, phục vụ cho việc quét và thu nhập dữ liệu tự động,
nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn hàng trong nước và quốc tế).
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã nhanh chóng
triển khai cấp mã số 893 cho doanh nghiệp, các cơ sở có nhu
cầu sử dụng và quản lý 3 loại mã số gồm: mã doanh nghiệp,
mã rút gọn và mã địa điểm toàn cầu cho các doanh nghiệp.
Tổng cục đã cấp 6.149 mã số doanh nghiệp, 201 mã số rút
gọn, 2.312 mã địa điểm toàn cầu (dùng cho các doanh nghiệp
và cơ quan có nhu cầu sử dụng để trao đổi thông tin thương
mại và dữ liệu điện tử), cấp 111 giấy phép sử dụng mã nước
ngoài, làm thủ tục cho 18 doanh nghiệp xin cấp mã để xuất
khẩu. Đặc biệt, 2 năm gần đây mỗi năm có thêm trên 1.000
doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch trong giao dịch, thủ tục
đăng ký cấp mã đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng được
các doanh nghiệp đăng ký thường xuyên và đánh giá tốt.

You might also like