You are on page 1of 21

B.

BÌNH DÖÔNG
Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự
nhiên 2.681,01km2(chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có
toạ độ địa lý:

Vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30"


Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 5 phường, 8 thị trấn và 66 xã. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu
Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dương.

Diện tích, dân số, số xã, phường, thị trấn năm 2000 của các huyện thị như sau:

Huyện, thị Diện tích Dân số (người) Xã, phường, thị trấn
(km2 )

Thị xã Thủ Dầu Một 84,80 148.645 10

Huyện Dầu Tiếng 720,10 89.037 11

Huyện Bến Cát 586,52 107.940 15

Huyện Phú Giáo 538,61 61.340 9

Huyện Tân Uyên 611,17 121.172 18

Huyện Thuận An 82,46 115.754 10

Huyện Dĩ An 57,35 98.902 6

Cộng 2.681,01 742.790 79


Địa
hình

Địa hình tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi
phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3 - 150. Đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên
giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82m và ba ngọn núi thuộc huyện Dầu
Tiếng là núi Ông cao 284,6m, núi La Tha cao 198m, núi Cậu cao 155m.

Từ phía Nam lên phiá Bắc, theo độ cao có các vùng địa hình:

- Vùng thung lũng bãi bồi, phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây
là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 - 10m.

- Vùng địa hình bằng phẳng, nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, địa hình tương đối
bằng phẳng, độ dốc 3 - 120, cao trung bình từ 10 - 30m.

- Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi
thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 120, độ cao phổ biến từ 30 - 60m.

Với địa hình cao trung bình từ 6 - 60m, nên trừ một vài vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và
sông Đồng Nai, đất đai ở Bình Dương ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tương đối bằng phẳng
thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và
sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu

Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 muà rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 -
11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng
mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có khi lên đến 500mm, tháng ít
mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 290C (tháng 4),
tháng thấp nhất 240C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm khoảng 9.500 - 10.0000C,
số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700 giờ.

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về
mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ
yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan
trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây - Nam.

Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được
mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra
vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong
năm ít biến động.

Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt độ cao quanh năm, ẩm độ cao và
nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công
nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như bão, lụt…

Tài nguyên đất

Từ lịch sử cấu tạo địa chất, thay đổi cao độ của các dạng địa hình và sự bồi tụ phù sa của hệ
thống sông suối, Bình Dương có cơ cấu đất khá phong phú, thích hợp với nhiều loại cây công
nghiệp dài và ngắn ngày, xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Có 6 nhóm đất chính:

Đất phèn : 3.304 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên


Đất phù sa : 15.725 ha, chiếm 5,79%

Đất xám : 142.445 ha, chiếm 52,41%

Đất đỏ vàng : 65.243 ha, chiếm 24%

Đất dốc tụ : 32.848 ha, chiếm 12,09%

Đất sói mòn trơ sỏi đá : 91 ha, chiếm 0,03%

Sông hồ : 12.135 ha, chiếm 4,46%

Đất Bình Dương phần lớn có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát cao, nhất là các loaiï đất phát
sinh trên phù sa cổ (đất xám, đất đỏ vàng), khả năng giữ nước kém, dễ bị rửa trôi cả theo
chiều ngang và chiều dọc. Riêng loại đất phù sa có thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt trung
bình, còn đất phèn và đất dốc tụ có tỉ lệ sét 44 - 51%. Đây là vùng đất tốt, thích nghi với việc
canh tác lúa hoặc luân canh lúa - màu.

Về hóa tính, đất Bình Dương đa số là nghèo chất dinh dưỡng (N, P, K), tuy nhiên trong các loại
đất thì đất phù sa và đất phèn tiềm tàng (có tầng phèn sâu) có tỉ lệ mùn cao từ 2,1 -8,5%,
đạm tổng số: 0,17- 0,28%, lân: 0,098 - 0,120%, Kali: 0,98 -1,65%. Còn trên đất xám và đất
đỏ vàng thì nghèo lân và kali (0,06 - 0,08%).

Tài nguyên nước

Nước mặt

Có 3 sông chính thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương:

Sông Bé : Bắt nguồn từ vùng núi phiá tây của Nam Tây Nguyên ở cao độ 650 - 900m. Sông
dài 350km, diện tích lưu vực 7.650km2, chảy qua tỉnh Bình Phước, phần hạ lưu chảy qua Phú
Giáo dài khoảng 80km rồi đổ vào sông Đồng Nai.

Do lòng sông hẹp, lưu lượng dòng chảy không đều, mùa khô thì kiệt nước, mùa mưa nước
chảy xiết, nên ít có giá trị về giao thông vận tải, nhưng có giá trị về thủy lợi trên một số nhánh
phụ lưu như suối Giai ... và là nguồn bổ sung nước ngầm cho vùng phía Bắc của tỉnh.

Sông Đồng Nai : Bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang, ở độ cao 1.700m, chảy qua địa phận
các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh. Đồng Nai là một con sông lớn, dài
635km, diện tích lưu vực 44.100km2, tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm 16,7 tỷ
m3/năm. Tổng lượng cát, bùn mang theo là 3,36 triệu tấn/năm, đây là một trong những nguồn
cung cấp cát cho nhu cầu xây dựng đang gia tăng trong khu vực kinh tế trọng điểm phiá Nam.

Đoạn sông chảy qua địa phận tỉnh thuộc huyện Tân Uyên, dài 90km với
lưu lượng trung bình 485m3/s, độ dốc 4,6%.

Sông Đồng Nai có giá trị lớn về giao thông vận tải, khoáng sản, cung
cấp nước cho khu công nghiệp, đô thị, du lịch, sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt đối với Tân Uyên, một vùng trồng cây công nghiệp và ăn trái
quan trọng của tỉnh.

Sông Sài Gòn : Bắt nguồn từ Campuchia, chảy qua vùng đồi núi phiá
Tây Bắc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) ở cao độ 200 - 250m.

Sông Sài Gòn dài 256km, diện tích lưu vực 5.560km2, đoạn chảy qua địa bàn tỉnh từ Dầu
Tiếng đến Lái Thiêu dài 143km. Ở thượng lưu sông hẹp, nhưng đến Dầu Tiếng, sông mở rộng
100m và đến thị xã Thủ Dầu Một là 200m. Lưu lượng bình quân 85m/s, độ dốc của sông nhỏ
chỉ 0,7%, nên sông Sài Gòn có nhiều giá trị về vận tải, nông nghiệp, thủy sản và du lịch sinh
thái.

Ngoài ba sông chính, còn có sông Thị Tính (chi lưu của sông Sài Gòn), rạch Bà Lô, Bà Hiệp,
Vĩnh Bình, rạch cầu Ông Cộ... Mật độ kênh rạch trong tỉnh từ 0,4 - 0,8 km/km2, lưu lượng
không lớn, dòng chảy nước mặt chỉ tập trung ở các sông suối lớn, còn kênh rạch ở vùng cao có
mực nước thấp, thường khô kiệt vào mùa khô, ảnh hưởng tới cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp.

Tóm lại, tiềm năng nguồn nước mặt trong tỉnh khá dồi dào, hàng năm các sông suối trong tỉnh
truyền tải đến cho khu vực một khối lượng nước rất lớn, nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ
mưa và chế độ gió mùa nên dòng chảy mặt cũng phân theo hai mùa: mùa lũ và mùa kiệt, đây
là một vấn đề bất lợi cho việc sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt và phát triển sản xuất
nông nghiệp của tỉnh nhà .

Nước ngầm

Nước ngầm tỉnh Bình Dương tương đối phong phú, được tồn tại dưới 2 dạng là lổ hổng và khe
nứt và được chia làm 3 khu vực nước ngầm:

Khu vực giàu nước ngầm: Phân bố ở phiá Tây huyện Bến Cát đến sông Sài Gòn; có những
điểm ở Thanh Tuyền mực nước có thể đạt đến 250l/s. Khả năng tàng trữ và vận động nước tốt,
tầng chứa nước dày từ 15-20m.

Khu giàu nước trung bình: Phân bố ở huyện Thuận An (trừ vùng trũng phèn). Các giếng đào có
lưu lượng 0,05-0,6l/s. Bề dày tầng chưá nước 10-12m.

Khu nghèo nước: Phân bố ở vùng Đông và Đông Bắc Thủ Dầu Một hoặc rải rác các thung lũng
ven sông Sài Gòn, Đồng Nai thuộc trầm tích đệ tứ. Lưu lượng giếng đào Q = 0,05-0,40l/s
thường gặp Q = 0,1-0,2l/s

Tài nguyên khoáng sản

Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim
loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hoá đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu
cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây
dựng, khai khoáng.

Kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9 loại khoáng sản
gồm: kaolin; sét; các loại đá xây dựng (gồm đá phun trào andezit, đá granit và đá cát kết);
cát xây dựng; cuội sỏi; laterit và than bùn

Than bùn

Thuộc nhóm nhiên liệu cháy, phân bố dọc theo thung lũng các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Thị
Tính với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp (nhiệt lượng thấp, tro cao), có thể sử dụng chế
biến phân bón vi sinh thích hợp hơn là dùng làm chất đốt. Có 7 vùng mỏ, riêng vùng mỏ Tân
Ba có trữ lượng 0,705 triệu m3.

Kaolin

Có 23 vùng mỏ với tiềm năng từ 300 - 320 triệu tấn, trong đó 15 vùng đang được khai thác
cung cấp nguyên liệu cho ngành gốm sứ và làm chất phụ gia công nghiệp cho các cơ sở sản
xuất trong và ngoài tỉnh. Những mỏ có trữ lượng lớn và được nhiều nơi biết đến là Đất Cuốc,
Chánh Lưu, Bình Hoà.

Kaolin Bình Dương có chất lượng trung bình do hàm lượng sắt cao, hàm lượng nhôm thấp.

Sét

Có 23 vùng mỏ với tổng tài nguyên trên 1 tỷ m3, sét có nguồn gốc từ trầm tích và phong hoá
với trữ lượng phong phú và phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.

Phần lớn các mỏ sét có chất lượng tốt, ngoài dùng để sản xuất gạch ngói thông thường còn có
thể dùng để sản xuất các loại sản phẩm có giá trị cao hơn như gạch ngói trang trí, gạch lát
sàn, bột màu, làm phối liệu cho ngành gốm sứ, chất độn cho nhiều ngành sản xuất khác.

Hiện có một số doanh nghiệp khai thác ở quy mô công nghiệp tại các mỏ Mỹ Phước, Tân Phước
Khánh, Phước Thái, Khánh Bình ... bên cạnh đó vẫn còn phổ biến khai thác nhỏ, khai thác tận
thu trong dân.

Đá xây dựng

Đá xây dựng phun trào đã được thăm dò và khai thác ở Dĩ An với trữ lượng khoảng 30 triệu
m3.
Đá xây dựng granit được phát hiện ở Phú Giáo gần đây với tổng tiềm năng khoảng 200 triệu
m3 và còn có thể phát hiện thêm ở một số nơi khác.
Đá xây dựng cát kết trong hệ tầng Dray Linh đã được thăm dò và khai thác ở Tân Uyên.

Cát xây dựng

Phát triển theo các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính với tổng tiềm năng khoáng sản gần 25
triệu m3, trong đó 20% có thể dùng cho xây dựng, 80% dùng cho san nền. Cát xây dựng đang
được khai thác ở khu vực cù lao Ruà, cù lao Bình Chánh.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng hiện còn 18.527 ha, khu vực có diện tích lớn nhất là rừng phòng hộ núi Cậu
với 3.905 ha. Rừng tự nhiên hiện còn chủ yếu là rừng non tái sinh, phân bố rải rác ở phiá Bắc
tỉnh, chưa đáp ứng được vai trò bảo vệ môi trường, phòng hộ và cung cấp lâm sản.

Trong những năm qua do tích cực trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán trong nhân dân,
phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày, độ che phủ của
tỉnh đến cuối năm 1999 đạt tỷ lệ 44,5% diện tích.
Cơ cấu hành chính

Tỉnh ủy

Bí thư Tỉnh ủy: Nguyễn Minh Đức

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy: Mai Thế Trung

Phó Bí thư Tỉnh ủy: Hồ Minh Phương

Địa chỉ: Đường Bạch Đằng, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một

Điện thoại: (0650) 822705


Hội đồng nhân dân

Chủ tịch HĐND tỉnh: Nguyễn Minh Đức

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Huỳnh Văn Tấn

Địa chỉ: Số 1, Quang Trung, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một

Điện thoại: (0650) 822804


Ủy ban Nhân dân tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh: Hồ Minh Phương

Phó chủ tịch UBND tỉnh (phụ trách khối văn xã): Nguyễn Văn Hiệp

Phó chủ tịch UBND tỉnh (phụ trách khối kinh tế): Trần Văn Lợi

Phó chủ tịch UBND tỉnh (phụ trách khối sản xuất): Trần Thị Kim Vân

Địa chỉ: Số 1, Quang Trung, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một

Điện thoại: (0650) 827896

E-mail: vpubnd.binhduong@hcm.vnn.vn

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


Chủ tịch: Phan Văn Đương

Địa chỉ: Số 2, Quang Trung, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một

Điện thoại: (0650) 822866


Các sở, ban, ngành

Ban Tổ chức - Chính quyền

Trưởng ban: Nguyễn Thanh Hùng


Địa chỉ: Đại lộ Bình Dương, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: (0650) 822335

Ban quản lý các khu công nghiệp

Trưởng ban: Trần Văn Liễu


Địa chỉ: Số 2, Quang Trung, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: (0650) 820092

Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Địa chỉ: Đại lộ Bình Dương, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0650)743901

Công an tỉnh

Giám đốc: Phan Thanh Nam


Địa chỉ: Đường Cách mạng tháng Tám, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: (0650) 869162

Sở Công nghiệp

Giám đốc: Bùi Đức Xuân


Địa chỉ: Số 1/6 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: (0650) 822563

Sở Địa chính

Giám đốc: Cao Minh Huệ


Địa chỉ: Đại lộ Bình Dương, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: (0650) 822252
Fax: (0650) 828035

Sở Giao thông - Vận tải

Giám đốc: Nguyễn Huy Hoàng


Địa chỉ: Đường 30/4, phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: (0650) 822366

Sở Giáo Dục - Đào tạo

Giám đốc: Nguyễn Văn Rua


Địa chỉ: đường Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Hoà, thị xã Thủ Dầu Một
Điện thoại: (0650) 822375
Fax: (0650) 821921

Sở Kế hoạch - Đầu tư

Giám đốc: Huỳnh Văn Trai


Ngày 04 tháng 03 năm 2005

LờI NóI ÐầU

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền


Ðông Nam bộ được tách ra từ tỉnh Sông Bé ( cũ ) từ ngày 01 tháng 01
năm 1997. Trung tâm cách Thành Phố Hồ Chí Minh 30km. Bình Dương,
Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành Phố Hồ Chí Minh tạo thành nhân
vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam; đầu mối giao lưu quốc tế
lớn của cả nước, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Với diện tích 2.716km2, dân số 699.656 người, có nhiều thế mạnh về :
Nông sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, đáp ứng cho sản xuất công
nghiệp, xuất khẩu lại nằm trên các trục đường giao thông quan trọng
của quốc gia như : Quốc lộ 14, Quốc lộ 13, tuyến đường sắt Bắc - Nam
và các đường sắt xuyên á; đặc biệt tỉnh Bình Dương là đầu mối giao lưu
của các tình miền Trung, Tây Nguyên theo Quốc lộ 14,13 về thành phố
Hồ Chí Minh trong tương lai, Bình Dương có điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế.

Thực hiện phương châm : "Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư" và
các biện pháp thông thoáng nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh sẳn
có của địa phương. Trong những năm từ 1991 - 1996 kinh tế - xã hội
của Bìng Dương không ngừng phát triển và luôn đạt tốc độ tăng trưởng
cao. Sovới năm 1997, năm 1998 tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng
10,2%, giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 5,2%, giá trị sản lượng công
nghiệp tăng 12%, cơ cấu kinh tế của tỉnh hình thành công nghiệp
51,78%, dịch vụ 26,63%, nông nghiệp 21,59%.

Về đầu tư nước ngoài Bình Dương đã vương lên vị trí thứ 4 về tổngvốn
đầu tư cả nước.

Bình Dương đã sớm qui hoạch 13 khu công nghiệp tập trung với diện
tích trên 6.000 ha đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai. Ðến nay
đã có 7 chủ dự án đầu tư xây dựng , kinh doanh cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp tập trung đã được cấp phép. Hàng trăm doanh nghiệp
trong và ngoài nước gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã và
đang hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ðiều đó minh chứng
tính đúng đắn và nhất quán của chủ trương khuyến khích đầu tư theo
đường lối đổi mới của đảng và Nhà nước, tạo ra những tiền đề quan
trọng để tỉnh Bìng Dương đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới.

Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi về: khí hậu, thủy văn,
thổ nhưỡng, đặc biệt là nền đất kết chắc thận lợi và suất đầu tư thấp
trong xây dựng cơ bản, với lực lượng lao động dồi dào, với những khu
công nghiệp hoàn tất cơ sở hạ tầng kỹ thuật và nhiều khu công nghiệp
mới đang triển khai xây dựng; Hiện tỉnh Bình Dương có hai Ban quản lý
các khu Công nghiệp và ủy Ban Nhân dân tỉnh được ủy quyền trong
việc xét cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tu nước ngoài; tỉnh Bình
Dương đang tạo ra những cơ hội mới và chính sách cởi mở năng động
sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến đầu tư phát triển sản xuất.

Bình Dương rất hân hạnh được đón tiếp các nhà đầu tư trong và ngoài
nước đến tìm hiểu và tìm cơ hội đầu sản xuất kinh doanh.

Hồ Minh Phương

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

1. Khu công nghiệp Sóng Thần I


2. Khu công nghiệp Sóng Thần II
3. Khu Công Nghiệp Bình Ðường
4. Khu Công Nghiệp Tân Ðịnh An
5. Khu công nghiệp Việt Nam - SINGAPORE
6. Khu Công Nghiệp Ðồng An
7. Khu Công Nghiệp Việt Hương
8. Khu Công Nghiệp Tân Ðông Hiệp
9. Khu Công Nghiệp An Phú

Khu công nghiệp Sóng Thần I


Thành lập: Theo nghị quyết số 577/TTG ngày 16/09/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng diện tích: 180,33 ha.
Ðịa điểm: Thị trấn Dĩ An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Cách:
Ðầu mối giao bthông, bến cảng:
-Sân bay Tân Sơn Nhất : 10 km.
-Tân Cảng : 8 km.
-Cảng Sài Gòn : 10 km.
-Ga Sóng Thần : 0,1 km.
Trung tâm kinh tế- văn hoá:
-TP. Hồ Chí Minh : 12 km.
-TP. Biên Hòa : 20 km.
-Vũng Tàu : 100 km.
Ðiểm dân cư:
-Thị trấn Thủ Ðức : 2 km.
-Thị trấn Lái Thiêu : 5 km.
Cơ sở hạ tầng:
Khu công nghiệp Sóng Thần I cung cấp cho các nhà đầu tư hệ thống cơ sở hạ
tầng hoàn chỉnh và tin cậy gồm: Ðiện, nước, thông tin liên lạc.

Hệ thống điện: trạm biến điện công suất 40MVA từ điện lưới quốc gia đủ đáp ứng
nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của xí nghiệp và khu dân cư lân cận.
Hệ thống nước: hiện tại xử dụng nguồn nước ngầm. Tương lai nhà máy nước Tân
Ba hoàn thành với công suất 200.000 m3/ngày đêm đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của toàn khu công nghiệp.
Thông tin liên lạc: Tổng đài điện tử với dung lượng 350 số đáp ứng nhu cầu liên
lạc trong và ngoài nước.

Cơ cấu xử dụng đất:


-Ðất giao thông: 33,1 ha, chiếm 18,3%.
-Ðất xây dựng nhà máy: 130,63 ha, chiếm 72,4%.
-Ðất xây dựng kho tàng: 6,59 ha, chiếm 3,65%.
-Trung tâm điều hành dịch vụ: 1,5 ha, chiếm 0,83%.
-Cây xanh công viên: 8,25 ha, chiếm 4,57%.
Nền móng công trình được thiết kế thi công theo đúng tiêu chuẩn quy phạm, đảm
bảo an toàn cho tất cả mọi công trình.
Vị trí gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động địa phương dồi dào, tiếp thu nhanh
công nghệà
Là một khu công nghiệp sạch, việc trồng cây xanh, xử lý chất thải được thực hiện
đầy đủ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái công nghiệp và vùng phụ cận.
Các tiện ích tiện nghi khác như hệ thống phòng cháy chữa cháy, khám chữa bệnh,
tư vấn pháp luật Việt Nam, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểmà
Khu công nghiêp Sóng Thần I, xin mời gọi và sẵn sàng đón nhận các dự án đầu tư:
Công nghiệp có nguyên liệu và sản phẩm nặng, cồng kềnh cần chuyên chở bằng
phương tiện đường sắt:
• Cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị.
• Lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng
bằng bê tông và thép.
• Gốm sứ xây dựng.
Công nghiệp thực phẩm: nước giải khát, bánh kẹo, rượu bia.
Công nghiệp nhẹ: dệt may mặc, điện , điện tử, hương liệu, dược liệu.

Chủ đầu tư:

Công ty TM XNK Thanh Lễ


Ðịa chỉ: 63 đường Yersin, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tel: (84.65) 829534- 822966-824011-824116.
Fax: (84.65) 824112-824114.
E-mail : mailto:everyone@hcm.vnn.vn
website : http://www.thalexim.com/

Khu công nghiệp Sóng Thần II


Thành lập: Theo Quyết định số796/ TTg ngày 28/10/1996 của Thủ tướng Chính Phủ.
Tổng diện tích: 442 ha.
Ðịa điểm: Xã Tân Ðông Hiệp và Thi trấn Dĩ An, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cách đầu mối giao thông bến cảng:


- Sân bay Tân Sơn Nhất : 12 km.
- Tân cảng : 9,5 km.
-Cảng Sài Gòn :14 km.
- Ga Sóng Thần :0,5 km.
Trung tâm kinh tế - văn hoá:
-TP.Hồ Chí Minh : 15 km.
- TP.Biên Hoà : 20 km.
- Vũng Tàu : 110 km.
Ðiểm dân cư:
-Thị trấn Thủ Ðức : 3 km.
-Thị trấn Lái Thiêu : 5 km.
-Thị trấn Dĩ An : 2 km.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống nước: Hiện xử dụng nguồn nước ngầm, sang năm 1997 sẽ xử dụng nước từ
nguồn nhà máy nước Tân Ba tỉnh Bình Dương.
Hệ thống điện: Ðược cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến thế 110/22
KV công suất 40MVA.
Cơ cấu xử dụng đất:
• Ðất giao thông: 48 ha, chiếm 10,8 %.
• Ðất xây dựng nhà máy: 289 ha, chiếm 65,4%.
• Ðất xây dựng kho: 24 ha, chiếm 5,4%.
• Trung tâm điều hành dịch vụ: 13 ha, chiếm 2,9%.
• Công trình kỹ thuật hạ tầng: 8 ha, chiếm 1,8%.
• Cây xanh công viên : 62 ha, chiếm 14,2%.
Chủ đầu tư:

Công Ty Cổ Phần Phát Triển KCN Sóng Thần


Ðịa chỉ: 63 Yersin, Thị xãThủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tel: (84.65) 822966 - 824011 - 824116.
Fax: (84.65) 824112 - 824114.
E-mail : hd.group@hcm.vnn.vn

Khu Công Nghiệp Bình Ðường


Khu công nghiệp Bình Ðường diện tích 36 ha thuộc ấp Bình Ðường, xã An Bình,
huyện Thuân An, tỉnh Bình Dương.
Bình Ðường là một khu công nghiệp gọn và thuận tiện, toàn bộ khu công nghiệp được
chia làm 2 cụm: A (20 ha) và B (16 ha), nằm ở phía nam tỉnh Bình Dương:
Bắc giáp xa lộ Ðại Hàn, Nam giáp đất TP. Hồ Chí Minh, Tây giáp đường sắt Bắc
Nam.
Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 12 km, cách khu chế xuất Linh Trung (TP. Hồ Chí
Minh) 5 km.
Nằm giữa 3 cụm dân cư lớn: Thị trấn Thủ Ðức (TP.Hồ Chí Minh), Thị trấn Lái Thiêu
(Bình Dương) và Thị trấn Dĩ An.
Ðất xám bạc màu, khá bằng phẳng. Mực nước ngầm cách mặt đất từ 10 ốIị15 m, thuận
tiện cho việc cung cấp nước công nghiệp và nước sinh hoạt.

Chủ đầu tư:

Công ty TM XNK Thanh Lễ


Ðịa chỉ: 63 đường Yersin, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tel: (84.65) 829534- 822966-824011-824116.
Fax: (84.65) 824112-824114.
E-mail : mailto:everyone@hcm.vnn.vn
website : http://www.thalexim.com/

Khu Công Nghiệp Ðồng An


Thành lập: Theo giấy phép đầu tư số 01/GP ố ÐTTN ngày 14/11/1996 của Bộ Kế
Hoạch và Ðầu tư.
Tổng diện tích: 115 ha.(Giai đoạn 1: 64,5 ha)
Ðịa điểm: xã Bình Hoà huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Cách:
Ðầu mối giao thông bến cảng:
-Sân bay Tân Sơn Nhất : 12 km.
- Tân Cảng : 12 km.
-Quốc lộ 13 : 1,5 km.
-Bến Nghé : 16 km.
- Ga Sóng Thần : 2 km.
Trung tâm kinh tế - văn hoá:
• Tp. Hồ Chí Minh : 15 km.
• Tp. Biên Hoà : 20 km.
• Thị xã Thủ Dầu Một : 20 km.
Ðiểm dân cư:
- Thị trấn Lái Thiêu : 2 km.
ợ - Thị trấn Dĩ An: 2,5 km.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống nước: Hiện sử dụng nguồn nước ngầm, sau lấy nước từ nhà máy nước Thị xã
Thủ Dầu Một.
Hệ thống điện: Xử dụng điện từ trạm biến điện 40MA Sóng Thần và xây dựng nhà máy
điện diesel 22 KV cung cấp cho toàn khu.
Thông tin liên lạc : Dự kiến tổng đài kỹ thuật với 300 số sẽ được xây dựng đáp ứng nhu
cầu liên lạc trong và ngoài nước.
Cơ cấu xử dụng đất:
• Ðất giao thông: 9,03 ha, chiếm 14 %.
• Ðất xây dựng nhà máy: 43,3 ha, chiếm 67,2%.
• Ðất xây dựng kho tàng: 4,1 ha, chiếm 6,3%.
• Công trình công cộng: 1 ha, chiếm 1,5%.
• Công trình kỹ thuật đầu mối: 0,8 ha, chiếm 1,24%.
• Cây xanh tập trung: 6,2 ha, chiếm 9,61%.
Các dự án đầu tư:
• Hóa chất.
• Cơ khí công nghiệp và giao thông vận tải.
• Dệt , may mặc, giày da.
• Lâm sản mỹ nghệ.
• Ðiện, điện tử.

Chủ đầu tư:


Công Ty Cổ Phần Thương Mại Sản Xuất Xây Dựng Hưng Thịnh
Ðịa chỉ: Khu công nghiệp Ðồng An.
Tel: (84/) 650.843035 - 843034.
Fax: (84/) 650.842016.
Khu Công Nghiệp Việt Hương
Thành lập: Theo giấy phép đầu tư số 02/GP ố ÐTTN ngày 25/11/1996 của Bộ Kế Hoạch
và Ðầu tư.
Tổng diện tích: 19,8 ha.(Hiện đang mở rộng thêm 5 ha).
Ðịa điểm: xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Cách:
Ðầu mối giao thông, bến cảng:
• Sân bay Tân Sơn Nhất: 18 km.
• Tân cảng: 16 km.
• Bến Nghé: 20 km.
• Ga Sóng Thần: 10 km.
Trung tâm kinh tế - văn hóa:
• TP.Hồ Chí Minh: 20 km.
• TP. Biên Hòa: 20 km.
• Thị xã Thủ Dầu Một: 5 km.
Ðiểm dân cư:
• Thị trấn Lái Thiêu: 5 km.
• Thị trấn Dĩ An: 8km.
Cơ sở hạ tầng:
Hệ thống nước: hiện tại xử dụng nguồn nước ngầm, tương lai xử dụng nước từ nhà máy
nước Thị xã Thủ Dầu Một.
Hệ thống điện: hiện có hai trạm hạ thế cung cấp cho các nhà máy đang hoạt động trong
khu công nghiệp.
Thông tin liên lạc: Tổng đài điện tử 140 số dự kiến bố trí trong khu công nghiệp.
Cơ cấu xử dụng đất:
• Ðất giao thông: 2,8 ha, chiếm 14,1%.
• Ðất xây dựng nhà máy: 12,3 ha, chiếm 62,1%.
• Công trình công cộng: 1,4 ha, chiếm 7,7%.
• Cây xanh tập trung: 2,7 ha, chiếm 13,6%.
• Lộ giới: 0,6 ha, chiếm 3,03%.
Chủ đầu tư:
Công ty cổ phần Việt Hương
Ðịa chỉ: Quốc lộ 13, xãThuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Tel (0650).855980 - 854870.
Fax: (0650).854989.
Khu Công Nghiệp Tân Ðông Hiệp
Thành lập: Theo Nghị quyết số 714/TTg ngày 30/08/1997 củaThủ tướng Chính Phủ.

Tổng diện tích: 362,76 ha, giai đoạn 1 là 215,48 ha.

Ðịa điểm: Xã Tân Ðông Hiệp, Tân Bình và Ðồng Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương.

Cách:

Ðầu mối giao thông, bến cảng:

• Sân bay Tân Sơn Nhất: 23 km.


• Tân cảng: 18 km.
• Bến Nghé: 21 km.
• Ga Sóng Thần: 04 km.

Trung tâm kinh tế ố văn hóa:

• TP.Hồ Chí Minh: 19 km.


• TP. Biên Hòa: 10 km.
• Vũng Tàu: 95 kn.

Ðiểm dân cư:

• Thị trấn Thủ Ðức: 10 km.


• Thị trấn Lái Thiêu: 8 km.
• Thị trấn Dĩ An: 1 km.

Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống nước: Hiện xử dụng nước ngầm, 1998 trở đi xử dụng nước từ nguồn nhà máy
nước Tân Ba và nhà máy nước Dĩ An.

Hệ thống điện: Sử dụng điện lưới quốc gia qua trạm nguồn 110/22 KV 30MVA x 2 tại
khu công nghiệp.

Năng lực xử lý nước thải chung được đầu tư với công suất 8500m3/ngày.

Hệ thôbg giao thông nội khu: Tuyến chính 31m x 6,6km, tuyến phụ dài 5,8 km được qui
hoạch và xây dựng đảm bảo đi lại, vận chuyển đối nội và đối ngoại thông suốt thuận tiện.

Thông tin liên lạc: do công ty chuyên nghành đầu tư đảm bảo nhu cầu liên lạc trong và
ngoài nước.
Cơ cấu xử dụng đất:

• Ðường giao thông: 28,08 ha, chiếm 13,03%.


• Kho bãi: 12,73 ha, chiếm 5,91%.
• Ðất xây dựng nhà máy: 122,39 ha, chiếm 56,8%.
• Khu dịch, vụ trung tâm: 16,5 ha, chiếm 7,66%.
• Cây xanh tập trung: 28,44 ha, chiếm 13,43%.

Các nghành nghề ưu tiên thu hút đầu tư:

• Công nghiệp gia công lắp ráp cơ khí.


• May mặc, điện, điện tử.
• Gia công chế biến hàng tiêu dùng và xuất khẩu từ nông lâm sản. Sản xuất bao bì.
• Các nghành công nghiệp kỹ thuật cao và công nghiệp sạch khác.

Chủ đầu tư:


Công ty Sản Xuất & Xuất Nhập Khẩu Bình Dương
Ðịa chỉ: Lái Thiêu, Thuận an, Bình Dương.
Tel:(0650) - 855342 - 855039
Fax:(0650) - 855040.

Khu Tân Ðịnh An


Tổng diện tích: 495,3 ha.

Ðịa điểm: Xã Tân Ðịnh, huyện Bến Cát &xã Tân An, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.

Cơ cấu xử dụng đất:

• Ðường giao thông: 58,7 ha.


• Kho tàng: 13,0 ha.
• Trung tâm dịch vụ: 9,6 ha.
• Ðất xây dựng nhà máy: 318,5 ha.
• Công trình công cộng: 9,5 ha.
• Cây xanh tập trung: 86 ha.
• Khu dân cư: 39,7 ha.

Chủ đầu tư:

Công Ty Cổ Phần Hoàng Gia Cát Tường

Ðịa chỉ: 81 Yersin, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Tel: (0650) - 824115 - 822084.
Fax: (0650) - 822114.

Khu Công Nghiệp An Phú

Tổng diện tích: 197 ha.

Ðịa điểm: Xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Cơ cấu xử dụng đất:

• Ðường giao thông: 24,43 ha.


• Kho tàng: 12,4 ha.
• Trung tâm dịch vụ: 4,5 ha.
• Ðất xây dựng nhà máy: 124,67 ha.
• Công trình kỹ thuật đầu mối: 1 ha.
• Cây xanh tập trung: 86 ha.

Chủ dự án:

Chủ đầu tư:

CÔNG TY TNHH DASO


Ðịa chỉ: 64 Lê Thị Riêng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh .
Tel: (848) - 8322793.
Fax: (848) - 8391606.

Khu công nghiệp Việt Nam - SINGAPORE


Thành lập : Theo giấy phép đầu tư số 1498/GP ngày 13/02/1996 của Bộ Kế hoạch và
Ðầu tư.
Tổng diện tích : 500 ha, đã triển khai giai đoạn I 100 ha và giai đoạn II 191,8 ha.
Ðịa điểm : Xã Bình Hòa, Huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Cách :
Ðầu mối giao thông, bến cảng :
- Sân bay Tân Sơn Nhất : 20 km.
- Tân Cảng : 12 km
bến nghé : 20 km
Ga sóng thần : 6 km
Trung tâm kinh tế - văn hóa
TP. Hồ Chí Minh : 20 km
TP. Biên Hòa : 20 km
Thị xã Thủ Dầu Một : 8 km

Ðiểm dân cư :

Thị trấn Lái Thiêu : 1 km


Thị trấn An Thạnh : 3 km
Thị trấn Dĩ An : 6 km
Cơ sơ hạ tầng :

Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư vào khu công
nghiệp một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất với các hỗ trợ dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi
Hệ thống đường nội khu: Ðảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá thành phẩm.
Hệ thống điện: Nhà máy điện nhiệt riêng của khu công nghiệp với đường điện đi
ngầm dưới mặt đất. Nhà máy sẽ cung cấp điện đảm bảo ổn định, liên tục cho sản xuất.
Hệ thống nước: Ðược nhà máy nước Thị xã Thủ Dầu Một cung cấp, đảm bảo áp lực
nước ổn định và chất lượng nước theo tiêu chuẩn WHO.
Thông tin liên lạc: Dịch vụ viễn thông với dung lượng 1.200 số trong giai đoạn 1 và
6.000 số giai đoạn phát trển toàn diện với hệ thống đường dây sợi cáp quan và đi ngầm
dưới mặt đất.
Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore có nhà máy xử lý chất thải chung cho toàn khu
theo tiêu chuẩn môi trường quốc tế và Việt Nam.
Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore xin mời gọi và sẵn sàng đón nhận các dự án
đầu tư công nghiệp sạch hướng tới công nghệ tiên tiến:
Ðiện toán, điện tử: Radio, TV, máy vi tính, máy in, màng hình vi tính, tủ lạnh, máy
lạnh, lắp ráp mạch in, mạch tích hợp IC.
Công nghiệp hổ trợ: Bao bì, kỹ thuật nhựa, dụng cụ, khuôn rập kim loại, khuôn sắt.
• Phụ tùng ô tô xe máy .
• Thiết bị điện: Công tắc, rơ le, dây cáp điện ,ổn áp.
• Chế biến thực phẩm.
• May mặc,giày da, dụng cụTDTT.
Chủ đầu tư:

Công ty Liên Doanh TNHH KCN Việt Nam - SINGAPORE


Ðịa chỉ: 122, Lý Chính Thắng, Quận 3,TP. Hồ Chí Minh.
Tel: (84/) 08.8465228
Fax: (84/) 08.8465225-8465226

You might also like